Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.14 KB, 7 trang )

CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
2.1. Lựa chọn nguyên phụ liệu và nhà cung cấp NPL:
2.1.1. Lựa chọn NPL:
Nguyên phụ liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng,
kiểu dáng của sản phẩm. Chính vì vậy và cần phải lựa chọn được nguyên phụ
liệu phù hợp với sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Bên cạnh đó nếu thực hiện tốt khâu lựa chọn nguyên phụ liệu còn có thể tiết
kiệm được chi phí.
- Nguyên liệu cho mã hàng CS-2009
+ Vải áo: - Màu sắc: Màu trắng.
- Thành phần: 100% cotton.
- Loại vải: Dệt thoi.
- Co dọc: 1%.
- Co ngang: 0%.
+ Vải quần - Màu sắc: Màu đen.
- Thành phần: 70% cotton.
30% polyeste
- Loại vải: Dệt thoi.
- Co dọc: 1%.
- Co ngang: 0%.
- Xơ vải: 1%.
+ Chỉ chính: - Màu sắc: Màu cùng màu với vải chính
- Loại chỉ: Spun plyester có độ bền cơ học cao.
- Chi số : 60/3.
+ Chỉ vắt sổ: - Màu sắc: Chỉ đen.
- Loại chỉ: Chỉ tơ.

+ Mác: Mác chính, mác cỡ, mác sử dụng.
+ Túi nilon: Màu trắng.
+ Giấy chống ẩn: Màu trắng.
+ Thùng caton: Màu vàng.


2.1.2. Lựa chọn nhà cung cấp NPL:
Nghành may của Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm xong chưa thực sự
phát triển mạnh mẽ. Trước đây chúng ta chủ yếu sản xuất hàng CMT và nguyên
phụ liệu chủ yếu là do khách hàng cung cấp hoặc nhập từ nước ngoài về chi phí
rất cao và rủi ro cũng lớn. Hiên tại cùng với sự ra nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO cùng với nguồn nguyên liệu phong phú trong nước đã có nhiều công
ty sản xuất nguyên phụ liệu. Nhờ vậy đã giúp cho các công ty may trong nước
có điều kiện phát triển và cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu
Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi đã quyết định chọn
công ty Hanosimex là công ty cung cấp nguyên liệu và công ty Phong Phú là
công ty cung cấp phụ liệu
 Hanosimex:
* Địa chỉ: Số 1 Mai Động - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
* Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335... Fax: (84-4) 8622334
* Địa chỉ web site:
* Địa chỉ email:
* Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9001:2000.
* Được bình chọn Hàng Việt nam chất lượng cao liên tục từ năm 2000 đến nay.
* Đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt liên tục từ năm 2003 đến nay
Nguyên liệu nhập vào
Dỡ kiện
Kiểm tra
Nhà cung cấp
Sản xuất
Không đạt
Đạt
2.2. Phương pháp kiểm tra, đo đếm NPL
Đường đi của NPL
2.2.1. Phương pháp tiến hành kiểm tra đo đếm NPL:
- Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá

kiện từ 2 đến 3 ngày.
- Kiểm tra sơ bộ về số lượng, màu sắc và sắp xếp nguyên phụ liệu theo
quy định. Chú ý khi phá kiện tránh làm làm rách hoặc hỏng nguyên phụ liệu.
- Với những nguyên liệu đựng trong bao thì dựng đứng theo hình trụ,
xong mở dây khâu miệng bao, kiểm tra số lượng, màu sắc, ký hiệu, sắp xếp vải
theo quy định, không được dùng dao kéo để làm rách nguyên liệu.
- Trong khi phá kiện nếu phát giện hàng không đúng chủng loại nguyên
liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu, không đúng màu sắc phải kịp
thời báo cáo để xác định cụ thể cho từng loại kiện.
- Sau khi kiểm tra sơ bộ xong cần ghi lại theo phiếu bên ngoài ở kiện
nguyên phụ liệu.
2.2.2. Kiểm tra số lượng nguyên liệu:
- Có hai phương pháp kiểm tra số lượng vải:
+ Thủ công.
+ Bằng máy.
- Đối với vải cuộn tròn chính xác nhất là kiểm tra bằng máy. Nếu không có máy
có thể dựa vào số liệu ghi trên phiếu hoặc có thể kiểm tra theo hai cách:
+ Dùng thước đo bán kính để xác định chiều dài của cây vải. Phương
pháp này không chính xác cần phải tiến hành đo nhiều lần trên cùng một chủng
loại nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để đưa ra thông số bình
quân.
+ Dùng trọng lượng xác định chiều dài: Dùng cân có độ chính xác cao
xác định trọng lượng của từng cây vải cùng chủng loại sau đó tiến hành so sánh
xác định chiều dài.

Trong quá trình kiểm tra nếu thấy điều gì nghi vấn cần dỡ ra kiểm tra lại toàn
bộ.
2.2.3. Kiểm tra khổ vải:
- Dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thước vuông góc với chiều
dài vải cứ 5 mét đo một lần. Tuỳ thuộc theo từng loải vải có lỗ chân kim lớn hay

nhỏ, mép biên uốn lượn ta xác định theo quy định kỹ thuật.
- Trong quá trình kiểm tra khổ vải thực tế trên phiếu 2cm cần báo cáo ngay với
phòng kỹ thuật, KCS hoặc phó giám đốc kỹ thuật để xác minh và có hướng giải
quyết.
- Đối với cây vải cuộn tròn ta tiến hành đo 3 lần:
+ Lần 1 đo ở đầu cây.
+ Lần 2 đo lùi vào trong 3m.
+ Lần 3 đo lùi vào 5m.
2.2.4. Kiểm tra chất lượng vải:
- Lỗi được phân chia theo dạng và nhóm sau:
+ Nhóm 1: Gồm các dạng lỗi do quá trình dệt gây ra:
• Lỗi do các trị số: Sợi ngang không săn, không đều màu.
• Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải.
• Mép vải bị rách.
• Tạp chất bẩn trong sợi.
• Đường dọc thưa sợi trên toàn bộ tấm vải.
• Lỗ thủng, vết bẩn.
• Dấu vết do sợi, nhảy sợi, mất sợi ngang, dọc, chập sời.
+ Nhóm 2: Gồm các lỗi do quá trình in hoa, nhuộm màu:
• Lỗi in nhuộm trong một sợi dài trên 4m.
• Lỗi in nhuộm song song quá to.
• Lệch hoa sai màu.
• Vi phạm nền hoa, đứt sợi chập nhau.
• Không đồng màu in hoa chỗ đậm, chỗ nhạt.
• Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải.
• Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều rải rác toàn bộ phạm vi nền hoa, đứt
đoạn, lệch trục hoa có chu kỳ thấy rõ.
• Màu không đều chênh nhau 1/8 - 1/10.
• Khổ vải to nỏ không đều có chu kỳ.
• Đứt biên liên tục.

• Vải bị nấm mốc.
Khi quá trình kiểm tra kết thúc người kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra để
lưu giữ và gửi cho nhà cung cấp.
2.2.5. Phương pháp đánh dấu lỗi vải:
- Dùng kim khâu chỉ trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ thừa lại 1cm làm dấu.
- Ở các loại vải nhập thường được khâu ngoài mép biên ngang vị trí có lỗi
- Dùng băng dính cắt một miếng hình vuông 1cm dính trực tiếp vào vị trí
có lỗi.

×