Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Văn 8- Tuần 16 - cực hay chuẩn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.96 KB, 9 trang )

Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
S: 27/ 11/ 10
D: 29/ 11/ 10
Tiết 61:

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (45 Phút)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt như: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ
vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; trợ từ; thán từ, tính thái từ; nói quá; nói giảm nói tránh, ba dấu câu (:, ,
“”)
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức trên để viết đoạn văn.
3. Giáo dục:
- Giáo dục học sinh tính trung thực, thật thà, cẩn thận khi kiểm tra.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án.
- Học sinh: ôn tập tất cả các kiến thức Tiếng Việt từ tiết một đến nay.
C/ Tiến trình tổ chức cc hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Khởi động:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bi cũ : ( Không)
3. Bài mới: Giáo viên phát đề( đề A + B)
( Đề và đáp án kèm theo)
Hoạt động 2: Hướng dẫn và theo dõi HS làm bài.
- Lưu ý Hs đọc kỹ đề.
- Phần trắc nghiệm cần xác định rõ hãy khoanh .(mỗi phần đúng 0,25 điểm) tổng trắc nghiệm là 2 điểm .
- Phần tự luận cần suy nghĩ rồi hãy làm bài. Phần Tự luận 8 điểm
Hoạt động 3: Quan sát học sinh làm bài .
Hs :- Đọc kỹ đề và làm bài nghiêm túc.
Gv: Quan sát , theo dõi và nhắc nhở Hs làm bài trong cả 45 phút .


Hoạt động 4: Thu bài.
- GV thu bài và kiểm tra số bài.
4. Củng cố:
Tự thực hiện lại bài kiểm tra ở nhà
5. Hướng dẫn học sinh học bài, soạn bài ở nhà :
Chuẩn bị cho bài: thuyết minh về một thể loại văn học:
Năm học: 2010 - 2011
TUẦN 16:
- Tiết 61: Kiểm tra Tiếng Việt
- Tiết 62: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Tiết 63: Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội
- Tiết 64: Trả bài viết số 3
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
- Ôn tập lại kiến thức về văn thuyết minh
- Phân biệt văn thuyết minh với văn miêu tả
- Để thuyết minh về một thể loại văn học , chúng ta cần trình bày những nội dung gì ?
- Tập thuyết minh về một số thể loại văn học đã biết ?
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Năm học: 2010 - 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
S: 29/ 11/ 10
D: 01/ 12/ 10
Tiết 62:
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

- Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
1. Kiến thức:
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về
một thể loại văn học .
2. Kĩ năng:
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học hỏi, nghiên cứu, quan sát, nhận thức, tính chính xác khi thuyết minh một thể loại văn
học.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức cc hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : ( Không)
3. Bài mới:
Ta tìm hiểu cách thức để thuyết minh cho một thể loại văn học.
Hoạt động của thầy và trị Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Đọc đề và tìm hiểu đề.
? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ vừa học ở tuần trước:
“VNNQĐCT” và “ĐĐƠCL”?
? Hãy quan sát 2 bài thơ rồi trả lời các câu hỏi ở bên dưới?
(GV treo bảng phụ có ghi 2 bài thơ lên bảng).
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nhận diện luật thơ:

? Cho biết mỗi bài thơ có mấy dòng? Số chữ (tiếng) trong 1
dòng? Có thể thêm, bớt số dòng, số tiếng được không? Vì sao?
? Hãy kể tên các thanh trong Tiếng Việt?
- Ngang, dấu huyền: Gọi là tiếng bằng; kí hiệu (B)
- Sắc, nặng, hỏi, ngã: Gọi là tiếng trắc; kí hiệu (T)
? Ghi các kí hiệu (B), (T) cho 2 bài thơ?
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- Giáo viên theo dõi, quan sát  Gọi HS nhận xét.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh,
đặc điểm 1 thể loại văn học:
Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ
thất ngôn bát cú”.
1. Quan sát
a. Số câu (dòng, số tiếng):
Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
b. Kí hiệu: Bằng (B); trắc (T).
Bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông
cảm tác” – PBC.
c. Quan hệ bằng, trắc.
Năm học: 2010 - 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
- GV nhận xét  H/dẫn học sinh ghi vào vở.
? Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc
giữa các dòng?
- Dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là
“đối” nhau.
- Dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng
gọi là “niêm”.
? Trong mỗi bài thơ thất ngôn bát cú có những tiếng nào hiệp
vần với nhau? Nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? Và đó là vần

bằng hay trắc.
? Nhận xét cách ngắt nhịp của 2 bài thơ?
* Hoạt động 4: Phát biểu thuyết minh thể thơ “TNBC”.
? Phần MB chúng ta nên dùng phương pháp thuyết minh nào?
(nêu định nghĩa).
? Hãy nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC?
(? Nêu phần MB cho đề bài trên?).
* Giới thiệu thêm: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm
thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
? Dựa vào những câu hỏi ở phần quan sát để lập dàn ý cho
phần TB?
? Nêu các đặc điểm của thể thơ.
? Số câu, số chữ trong mỗi bài?
? Qui luật bằng trắc của thể thơ?
? Hãy nêu nhận xét về ưu và nhược điểm của thể thơ?
- Ưu: Hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu nhạc điệu.
- Nhược: Gò bó vì có nhiều ràng buộc.
* Tuy nhiên trong bài “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà
(tiết 62) vẫn tuân thủ các quy tắc về vần, luật nhưng không gò
bó mà lời lẽ giản dị, trong sáng, không gọt rủa cầu kì mà mượt
mà ý nhị, giàu cảm xúc.
? Trình bày phần kết bài?
? Vị trí và vai trò của thể thơ này được đánh giá như thế nào?
(Nhấn mạnh thể thơ vẫn được ưa chuộng).
? Muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học (thể thơ hay
văn bản cụ thể) ta phải làm gì?
GV: Khái quát bài học  Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
-Gv chọn văn bản “Lão Hạc”  để Hs thuyết minh
-Gv hướng dẫn Hs :Thực hiện theo các bước như sau : - Thuyết

minh truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Gv hướng dẫn HS làm phần luyện tập
- Đối
- Niêm
- Vần: Những tiếng cuối của các câu 1, 2,
4, 6,8.
- Nhịp: Bài “VNN QĐ CT”: 4/3 bài:
“ĐĐOCL” 2/2/3
2. Lập dàn bài:
a.MB: Nêu định nghĩa chung về thể thơ.
- Thất ngôn bát cú là 1 thể thơ thông
dụng trong các thể thơ Đường luật.
- Nhiều nhà thơ VN vận dụng thể thơ này
khi sáng tác.
b. TB: Nêu các đặc điểm của thể thơ.
(Như phần quan sát).
KB: Cảm nhận được vẽ đẹp, nhạc điệu của
thể thơ.
- Ngày nay, thể thơTNBC vẫn được ưa
chuộng.
* Ghi nhớ: (Sgk/154)
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: (Sgk/154)
Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn
“Lão Hạc”.
Bước 1: Định nghĩa “truyện ngắn là gì”
Năm học: 2010 - 2011
Giáo án: Ngữ văn 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm
Bước 1: Định nghĩa “truyện ngắn là gì ?”
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.

a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về truyện ngắn: Truyện ngắn
là hình thức tự sự loại nhỏ.
b. Thân bài: Trình bày các đặc điểm chính của truyện ngắn.
- Dung lượng nhỏ
- Cốt truyện: Diễn ra trong 1 không gian, thời gian hạn hẹp.
- Nhân vật: Rất ít nhân vật, nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua,
không được miêu tả kỹ về ngoại hình, tính cách.
trạng, cảm giác cậu bé ngày đầu tiên đi học.
- Kết cấu truyện: Thường là ngắn, có chi tiết đối chiếu, tương
phản để làm nổi bật chủ đề.
1. Tự sự: - Là yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của 1
truyện ngắn.
- Gồm: sự việc chính và nhân vật chính
+ Ngoài ra còn có các sự việc nhân vật [hụ
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá .
- Là yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí
+ Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh
+ Chi tiết bất ngờ, độc đáo
c. Kết bài: Khẳng định về vị trí truyện ngắn.
? Bố cục một bài thuyết minh gồm có mấy phần ?
-Nhiệm vụ của các phần như thế nào ?
-Bây giờ, các em hãy lập dàn ý theo yêu cầu của bài tập .-->
cho nhóm hoạt động  Đại diện nhóm lên trình bày .
Bài 2 : Gv hướng dẫn cho Hs về thực hiện ở nhà .
- Dựa vào dàn ý văn bản “Lão Hạc” trên, tìm các ý chính nói
về “truyện ngắn”
- Về nhà cần tìm các khái niệm để nói về “truyện ngắn”, tra

cứu từ điển tiếng Việt.
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện
ngắn.
1. Tự sự:
- Là yếu tố chính quyết định cho sự tồn
tại của một truyện ngắn.
- Gồm : sự việc chính và nhân vật chính .
+ Ngoài ra còn có các sự việc nhân vật
phụ .
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá .
- Là yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn
sinh động hấp dẫn
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sư .
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
+ Bố cục chẵt chẽ, hợp lí
+ Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh .
+ Chi tiết bất ngờ, độc đáo
4. Củng cố :
? Những yêu cầu khi thuyết minh 1 thể loại văn học?
5. Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà :
- Học bài:
+ Nắm vững lý thuyết
+ Dựa vào phần đã học hãy làm bài văn thuyết minh ngắn với đề bài “Thuyết minh thể thơ thất ngôn
bát cú”.
+ Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh về một thể loại văn học.
Năm học: 2010 - 2011

×