Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tơi. Nội dung luận
văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Trang Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Anh cùng tồn thể các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ
phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, các anh chị chuyên viên Cục đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Phạm Trang Nhung



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…..…………………………………...i
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………….......iii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………….iv
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………...5
1.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….5
1.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp…………………………………………………...7
1.3. Phƣơng pháp kế thừa…………………………………………………………………...9
1.4. Phƣơng pháp so sánh…………………………………………………………………...9
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs)
NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM………………………………………………………….....10
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………………….....10
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về thu hút FDI của TNCs trên thế giới và ở Việt Nam......10
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản…………………12
2.1.3. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu…………………………………...13
2.2. Cơ sở khoa học về đầu tƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia…………………..14
2.2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………………14
2.2.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………….....24
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015……...42
3.1. Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ……………………………………………………………………………..42
3.1.1. Yếu tố chính sách………………………………………………………………….....42
3.1.2. Yếu tố kinh tế………………………………………………………………………...47
3.1.3. Yếu tố tạo thuận lợi đầu tƣ…………………………………………………………...48
3.2. Tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015…….50
3.2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam………………….50

3.2.2. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo cơ cấu ngành……………………………56
3.2.3. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo hình thức đầu tƣ………………………...60
3.2.4. FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ…………………………...61


3.3. Tác động của đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam……………………………………………………………………………………65
3.3.1. Tạo nguồn vốn đầu tƣ quan trọng…………………………………………………....65
3.3.2. Tác động tới tăng trƣởng kinh tế…………………………………………………….66
3.3.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………………………………..67
3.3.4. Tác động đối với chuyển giao công nghệ……………………………………………68
3.3.5. Tạo việc làm cho ngƣời lao động……………………………………………………69
3.3.6. Tác động đối với mơi trƣờng………………………………………………………..69
3.3.7. Tính lan tỏa tồn cầu………………………………………………………………...70
3.4. Đánh giá chung………………………………………………………………………...71
3.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc………………………………………………………..71
3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân…………………………………………………74
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN
TẠI VIỆT NAM…………………………………………………………………………….80
4.1. Triển vọng và định hƣớng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế……………………………………………………………………..80
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của TNCs
Nhật Bản vào Việt Nam…………………………………………………………………......80
4.1.2. Triển vọng và thách thức đối với thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian
tới…………………………………………………………………………………………....83
4.1.3. Định hƣớng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
………………………………………………………………………………………............87
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong
thời gian tới………………………………………………………………………………....88
4.2.1. Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách………………………………………….88

4.2.ác giám đốc và cán bộ
quản lý trong các doanh nghiệp. Doanh nhân cần đƣợc chú trọng nâng cao những
kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bƣớc vào nền
kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhƣng cần đƣợc hệ thống
hố và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích nhƣ: Kỹ năng
quản trị hiệu quả trong môi trƣờng cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và
giám đốc doanh nghiệp; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm
phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng
95


này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với
các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp DN qua đó làm
tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Hai là, phát triển năng lực quản trị chiến lƣợc của cán bộ quản lý trong các
doanh nghiệp. Để bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lƣợc và tƣ duy chiến
lƣợc cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú
trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hƣớng chiến
lƣợc, lý thuyết và quản trị chiến lƣợc, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản
lý.
Về mặt chiến lƣợc cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cịn rất yếu về liên
kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để
tăng cƣờng khả năng cạnh tranh; nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt
cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đơi với cạnh
tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ba là, tăng cƣờng vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ
chức chuyên môn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. So với nhiều nƣớc có
nền kinh tế phát triển, vai trị của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở
nƣớc ta trong việc giao lƣu, xúc tiến thƣơng mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát
triển chun mơn cịn hạn chế, mờ nhạt cả về số lƣợng, quy mô và nội dung hoạt

động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới
thiệu kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt
động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhƣng rất bổ ích, tạo điều kiện
phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.
Bốn là, bồi dƣỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế của doanh nghiệp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thƣơng trƣờng quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản
lý trƣớc hết cần tăng cƣờng khả năng đó. Đây là địn bẩy nhân tố con ngƣời trong
các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và nhà quản lý trong các doanh
nghiệp có thể thực hiện đƣợc.

96


4.2.5. Nhóm giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ
Để thu hút có hiệu quả FDI của TNCs Nhật Bản, Việt Nam cần giải quyết bài
toán “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cùng với việc tháo gỡ các vƣớng mắc
khác đang tồn tại ở ngành này”, đây chính là chìa khóa để Việt Nam có thể đón bắt
đƣợc làn sóng đầu tƣ của TNCs Nhật Bản.
Hộp 3. Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế
Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế đƣợc ví nhƣ “đơi giầy dành cho vận
động viên điền kinh”, nếu khơng có giầy hoặc giầy không tốt sẽ ảnh hƣởng tới
bƣớc chạy, nếu thiếu ngành CNHT thì nền kinh tế khó lịng phát triển nhanh và
lành mạnh
i) Sản phẩm CNHT là một trong những đầu vào hết sức quan trọng và không
thể thiếu trong q trình sản xuất cơng nghiệp
ii) Tạo cơng ăn việc làm, thu hút sử dụng lao động giúp giảm áp lực thất
nghiệp của nền kinh tế.
iii) Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh
q trình cơng nghiệp hóa theo hƣớng vừa mở rộng vừa thâm sâu.

iv) Nâng cao tính hấp dẫn của mơi trƣờng đầu tƣ, tăng khả năng thu hút FDI.
Chính vì thế, CNHT là cầu nối, vật truyền dẫn để TNCs thâm nhập và thích ứng
nhanh với thị trƣờng nội địa.
v) Phát triển ngành CNHT không chỉ tạo ra sự hấp dẫn của mơi trƣờng đầu
tƣ, mà cịn là con đƣờng ngắn nhất để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh
tế khu vực và thế giới thông qua mạng lƣới hoạt động của TNCs.
Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế TP HCM (2010)
Thứ nhất, cần xây dựng một chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt
Nam. Theo đó, tập trung cho những lĩnh vực chính mà Việt Nam có khả năng phát
triển sớm cũng nhƣ thu hút nguồn vốn FDI lớn của TNCs Nhật Bản nhƣ: Ô tô, xe
máy; điện tử và công nghệ thông tin; dệt may và các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng. Tuy nhiên, ngồi quyết tâm của Chính phủ, cần có nỗ lực rất lớn trong liên
kết, tập hợp doanh nghiệp, phân cơng chun mơn hóa hợp lý. Nỗ lực này khơng
chỉ địi hỏi sự quyết tâm của Chính phủ trong việc ban hành những chính sách hỗ
97


trợ, mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự vƣơn lên, sản xuất ra những linh
kiện, phụ tùng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng của các đối tác lớn nƣớc ngoài đặt ra.
Đứng trƣớc sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ, mũi đột phá là phải
tập trung năng lực vật chất để giải quyết. Tuy nhiên, thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp phụ trợ trƣớc hết địi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có khn
khổ chính sách phù hợp và sự hỗ trợ đúng mức từ các đối tác Nhật Bản. Để làm
đƣợc điều đó, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trở thành chỗ dựa quan trọng.
Nhƣng điều quan trọng hơn là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh
nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân trong phát triển những công nghệ mới
phù hợp với nhu cầu về sản phẩm phụ trợ do đầu tƣ mới đặt ra. Trƣớc mắt, cần rà
sốt lại các doanh nghiệp nhà nƣớc để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung
cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lƣợng và giá thành cạnh tranh, từ đó
tăng cƣờng hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành hiện thực. Chính phủ

phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp
tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi thành cơng trong việc sản xuất
và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt hiệu quả và chất lƣợng tốt.
Thứ hai, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh nghiệm của nhiều
quốc gia cho thấy cần áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu,
nhƣng chính sách này phải đồng thời gắn với chính sách bảo hộ sản phẩm nguyên
chiếc. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, khơng thể bảo hộ sản phẩm ngun
chiếc thì cần phải thực thi một hƣớng khác. Chính sách tối ƣu hiện nay là nhanh
chóng tăng năng lực cạnh tranh để xuất khẩu đƣợc sản phẩm ngun chiếc, từ đó
quy mơ sản xuất trong nƣớc tăng nhanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đầu tƣ mở rộng sản xuất. Hầu hết các sản phẩm
ô tô, xe máy, đồ điện, điện tử gia dụng là những hàng hóa đƣợc sản xuất bởi nhiều
cơng đoạn, do đó nên có sự phân cơng theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp
trong việc sản xuất và cung cấp cho nhau các linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, phần
lớn các dây chuyền công nghệ sản xuất đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, do đó các doanh
nghiệp có xu hƣớng tích cực gia tăng tỷ lệ nội hóa linh kiện, bộ phận khi sản xuất
đạt đến quy mô lớn. Mặt khác, khi sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc sản xuất cho cả thị
98


trƣờng quốc tế thì các cơng ty lắp ráp phải thƣờng xuyên thay đổi tính năng, mẫu
mã, kiểu dáng sản phẩm. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải ln ln duy trì một
sự cơ động, mềm dẻo trong việc quản lý dây chuyền cung cấp các sản phẩm phụ
trợ, tăng tỷ lệ nội hóa, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp.
Thứ ba, Việt Nam phải chủ động chuyển sang chiến lược hướng ngoại, cho
phép tự do nhập khẩu linh kiện, bộ phận và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ngun
chiếc. Sau khi hồn thành Chƣơng trình thực hiện AFTA, chính sách thay thế nhập
khẩu hiện nay sẽ phải thay đổi nhƣng đó là sự thay đổi thụ động và chỉ áp dụng với
các nƣớc thành viên ASEAN. Tuy Việt Nam đã gia nhập WTO, nhƣng cũng không
bắt buộc Việt Nam thay đổi chính sách bảo hộ bằng thuế. Trong điều kiện tồn cầu

hóa và khu vực hóa, phải có chiến lƣợc mới và chính sách, biện pháp thích hợp để
phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ.
Một chính sách dài hạn, tồn diện đối với các ngành cơng nghiệp ô tô, xe máy,
đồ điện, điện tử dân dụng… cần đƣợc hình thành ở Việt Nam, trong đó đặc biệt
phải có chƣơng trình thu hút và phát triển các cơ sở sản xuất và cung cấp phụ tùng
và nguyên vật liệu. Trong các giai đoạn phát triển của những ngành này, các chính
sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp trong nƣớc là hết sức quan trọng.
Việc đầu tƣ phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thƣờng phải đối mặt với
nhiều bất trắc, rủi ro, chính vì vậy, giữa nhà sản xuất và lắp ráp cần phải có cam kết
nhƣ cung cấp tƣ vấn, thiết bị, kỹ thuật của chính hãng để các cơ sở cung cấp linh
kiện có niềm tin, an tâm đầu tƣ mở rộng sản xuất. Cũng cần nhận thức rằng, mỗi
doanh nghiệp nên có sự linh hoạt, năng động để tìm lối đi riêng phù hợp với mình.
Khơng thể địi hỏi nhà lắp ráp tìm đến mình, hoặc thấy họ khơng có thơng tin phản
hồi về sản phẩm mà nản lịng khơng quyết định đầu tƣ. Các nhà lắp ráp chỉ trả tiền
cho những sản phẩm đúng với giá trị thực của nó, với chất lƣợng cao, thời gian
giao hàng chuẩn.
Một yếu tố không thể thiếu khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản, đó là
doanh nghiệp phải có chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000. Trong quá trình hợp tác,
cần phải thẳng thắn, trung thực, thực hiện nghiêm chỉnh những điều cam kết. Đối

99


với các doanh nghiệp Việt Nam, đây thực sự là một vấn đề khó nhƣng dứt khốt
phải thực hiện bằng đƣợc.
Thứ ba, cần tăng cƣờng chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp, nhất
là các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngồi. Đổi mới chính sách thu hút FDI
theohƣớng tăng chế tài chuyển giao công nghệ từ các FIE cho các doanh nghiệp
trong nƣớc, đặt ra các yêu cầu đáp ứng các yêu cầu về tiêu hao năng lƣợng, môi
trƣờng và an ninh quốc gia của các dự án đầu tƣ. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế

hỗ trợ thích hợp từ ngân sách nhà nƣớc để thực hiện xúc tiến các chƣơng trình
chuyển giao cơng nghệ phù hợp, hiện đại vào Việt Nam theo từng nhóm ngành,
cơng nghệ và giai đoạn phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ kinh phí
cho các hoạt động: chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
công nghệ cao, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đầu tƣ các
phịng thí nghiệm sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
tiên tiến của thế giới để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản ở cấp vĩ mô nhằm thúc đẩy hoạt động thu
hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Những giải pháp này đƣợc đƣa ra dựa trên
những quan điểm, định hƣớng của Đảng, Chính phủ; có gắn kết với những cơ hội,
thách thức trong bối cảnh kinh tế tồn cầu cùng những phân tích, nghiên cứu thực
trạng dịng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp này
đƣợc tiếp cận từ nhiều khía cạnh: luật pháp, chính sách; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân
lực; CNHT; xúc tiến đầu tƣ;… mặc dù mới chỉ mang tính chất kiến nghị song có
thể đem đến một cái nhìn tổng qt về những vấn đề cịn tồn tại và phƣơng hƣớng
giải quyết những vấn đề đó trong quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt
Nam, có gắn với điều kiện quốc tế.

100


KẾT LUẬN
Thu hút có hiệu quả FDI là một trong những con đƣờng ngắn nhất để gia tăng
năng lực cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cạnh tranh quốc tế ngày một gay gắt. Thực tế
cho thấy một số nƣớc có những thành cơng vƣợt bậc về kinh tế nhƣ Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia… phần lớn dựa vào chiến lƣợc thu hút hiệu quả FDI. Việt Nam
đã và đang từng bƣớc triển khai các chiến lƣợc, giải pháp tối ƣu nhằm tăng cƣờng
thu hút FDI, trong đó thu hút FDI của TNCs Nhật Bản đóng vai trị chiến lƣợc
trong mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Với thế và lực mới, thời cơ và vận hội mới đang mở ra những triển vọng to lớn
để Việt Nam gia tăng sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ quốc tế nói chung và các
TNCs Nhật Bản nói riêng tăng cƣờng đầu tƣ vào Việt Nam. Nếu khắc phục triệt để
những khó khăn, tận dụng tốt những cơ hội, chúng ta sẽ gặt hái đƣợc nhiều thành
công hơn nữa trên con đƣờng tận dụng ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

101


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Cơi, 2010. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của
Malaysia trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng, kinh nghiệm và khả
năng vận dụng vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân
2. Nguyễn Ngọc Diên và cộng sự, 1996. Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên
quốc gia ở các nước đang phát triển. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
3. Dƣơng Phú Hiệp, 2003. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh
quốc tế mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
4. Hoàng Thị Bích Loan, 2006. Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc
gia (TNCs) để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực trạng và triển vọng. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ
5. Nguyễn Thị Nhật Minh, 2006. Một số giải pháp thu hút đầu tư của Anh Quốc vào
Việt Nam đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
6. Phan Minh, 2007. Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: Cơ hội và thách
thức. Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 2, trang 12-15.
7. Đặng Hoàng Thanh Nga, 2011. Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia
Hoa Kỳ ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
8. Đinh Trung Thành, 2009. Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật

Bản ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh.
9. Nguyễn Xuân Thiên, 2003. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam: Những
vấn đề và một số gợi ý. Đề tài khoa học cấp Bộ
10. Nguyễn Mạnh Toàn, 2010. Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài vào một địa phƣơng của Việt Nam. Tạp chí khoa học và cơng
nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5, trang 40.
11. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2011. Hiệu quả của FDI và
đòi hỏi việc thay đổi chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội.

102


Tài liệu tiếng Anh
12. Permporn Sangiam, 2004. Japan’s Foreign direct investment in Thailand:
Trends, Patterns and Determinants, 1970-2003. Master thesis. Victoria University
Melboume, Australia.

13. Meyer, K. E. and E. Sinani, 2009. When and where does foreign direct
investment generate positive spillovers: A meta-analysis. Journal of International
Business Studies, 40, page 1075-1094.
14. JBIC (2008-2011), Survey Report on Overseas Business Operations, Tokyo
15. UNTACD (2006-2011), World Investment Report, New York and Geneva
16. UNTACD (2006-2011), World Investment Report, New York and Geneva
Một số trang web tham khảo chính
17. Minh Tuấn, 2016. Tạo khác biệt thu hút FDI Nhật Bản, Tạp chí chứng khốn
Tân Việt < [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2016]
18. Cục DTNN – Bộ KHDT, Tăng cƣờng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam,
< > [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2016]
19. Báo điện tử VnEconomy, Vì sao vốn Nhật vào Việt Nam sụt mạnh?

< [ngày truy cập: 11 tháng 9 năm 2016]
20. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, < /29/Bao-cao-dautu>,
[ngày truy cập: 11 tháng 9 năm 2016]
21. Tổng cục thống kê: < >, [ngày
truy cập: 11 tháng 9 năm 2016]

103



×