ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN HỒI PHƢƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ
CHO CƠNG TY CỔ PHẦN KASATI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN HỒI PHƢƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ
CHO CƠNG TY CỔ PHẦN KASATI
Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒNG ĐÌNH PHI
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến
PGS.TS. Hoàng Văn Hải; PGS.TS. Trƣơng Vũ Bằng Giang; PGS.TS. Hoàng Đình
Phi; TS. Phan Chí Anh; TS. Vũ Anh Dũng; TS. Nguyễn Đăng Minh; TS. Nguyễn
Thị Hƣơng Liên; TS. Đoàn Thị Minh Oanh; TS. Đỗ Tiến Long; TS. Phan Quốc
Nguyên; TS. Nguyễn Thái Phong… những ngƣời thầy, cơ đã tận tình giảng dạy tơi
trong q trình học, nghiên cứu tại Chƣơng trình Thạc sỹ Quản trị cơng nghệ và
Phát triển doanh nghiệp khóa 1.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sƣ – Tiến sĩ
Hồng Đình Phi, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ngồi ra, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ơng Lê Minh Trí – Tổng giám đốc cơng
ty cổ phần Kasati; Ths Lê Phƣớc Hiền – Phó TGĐ cơng ty CP Kasati; TS. Vũ Trọng
Hiếu – Phó TGĐ công ty CP Kasati, Giám đốc chi nhánh Hà Nội cùng các đồng
nghiệp của tôi tại Công ty cổ phần Kasati đã hỗ trợ cung cấp thơng tin trong q
trình tôi thu thập tài liệu thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là
cha mẹ, hai em tôi và vợ tôi - những ngƣời luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tơi
vƣợt qua những khó khăn để hoàn thiện luận văn này./.
Học viên
Nguyễn Hoài Phƣơng
LỜI CAM KẾT
Tơi cam kết luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện.
Những phần trích đoạn hay những nội dung trích dẫn lấy từ các nguồn tham
khảo đƣợc liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chƣa đƣợc công bố
trong các nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoài Phƣơng
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ cho công ty cổ phần
KASATI
Tác giả: Nguyễn Hồi Phƣơng
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Hồng Đình Phi
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc phát triển cơng nghệ của
cơng ty cổ phần KASATI, vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất chiến
lƣợc và giải pháp để thực hiện chiến lƣợc phát triển công nghệ phù hợp cho
công ty cổ phần KASATI trong giai đoạn 2015-2020.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lƣợc phát
triển công nghệ của doanh nghiệp.
- Đánh giá các tiền đề, căn cứ để hình thành chiến lƣợc phát triển công
nghệ của ty cổ phần Kasati
- Lựa chọn chiến lƣợc phát triển công nghệ phù hợp cho Công ty cổ phần
Kasati và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lƣợc phát
triển cơng nghệ cho Cơng ty cổ phần Kasati.
Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn giúp hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết, làm rõ các yếu
tố cấu thành và tác động tới việc xây dựng chiến lƣợc cơng nghệ cho doanh
nghiệp. Đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực và công tác quản trị
công nghệ của công ty cổ phần Kasati làm cơ sở để đề xuất chiến lƣợc phát
triển công nghệ và các giải pháp phù hợp để thực hiện chiến lƣợc phát triển
công nghệ cho công ty cổ phần Kasati nhằm giúp công ty cổ phần Kasati ngày
càng phát triển bền vững.
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i
Danh mục bảng.................................................................................................. ii
Danh mục hình vẽ ............................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN
LƢỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP ...................... 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.1 Công nghệ và năng lực công nghệ ................................................... 4
1.1.2 Chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp và các chiến
lược chức năng. ....................................................................................... 11
1.2. Chiến lƣợc phát triển công nghệ của doanh nghiệp ............................. 12
1.2.1. Khái niệm chiến lược phát triển cơng nghệ của doanh nghiệp .... 12
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của doanh
nghiệp ...................................................................................................... 14
1.2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................... 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1. Quy trình nghiên cứu: ......................................................................... 26
2.2. Các mơ hình ứng dụng trong phân tích mơi trƣờng kinh doanh .......... 26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 27
2.4. Thu thập dữ liệu ................................................................................... 27
2.4.1. Dữ liệu thứ cấp.............................................................................. 27
2.4.2. Dữ liệu sơ cấp ............................................................................... 28
2.5. Xử lý dữ liệu ........................................................................................ 28
2.6. Các cơng cụ phân tích số liệu............................................................... 28
2.6.1. Ma trận môi trường bên trong IFE ............................................... 28
2.6.2. Ma trận mơi trường bên ngồi EFE ............................................. 29
2.6.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................ 30
2.6.4. Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe dọa (SWOT) ......... 30
2.6.5. Ma trận QSPM .............................................................................. 32
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KASATI ................................... 33
3.1. Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần KASATI ............................................. 33
3.1.1. Q trình hình thành và phát triển ............................................... 33
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................. 34
3.1.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 37
3.2. Phân tích bên trong và bên ngồi ......................................................... 39
3.2.1. Mơi trường kinh tế......................................................................... 39
3.2.2 Mơi trường chính trị - luật pháp .................................................... 40
3.2.3 Mơi trường văn hố – xã hội.......................................................... 41
3.2.4. Mơi trường cơng nghệ ................................................................... 41
3.3. Phân tích năng lực của công ty ............................................................ 42
3.3.1. Năng lực về nguồn nhân lực ......................................................... 42
3.3.2. Năng lực về tài chính .................................................................... 45
3.3.3.Năng lực về sản xuất ...................................................................... 45
3.3.4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ....................................... 47
3.3.5. Hoạt động marketing .................................................................... 48
3.4. Đánh giá chung về năng lực công nghệ và công tác quản trị chiến lƣợc
công nghệ của KASATI .............................................................................. 50
3.4.1. Đánh giá chung về năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh
của công ty KASATI ................................................................................ 50
3.4.2. Công tác quản trị chiến lược công nghệ của KASATI .................. 54
CHƢƠNG 4: LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KASATI GIAI ĐOẠN 2015-2020 ................... 58
4.1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ của Kasati ........................ 58
4.1.1. Cơ sở ............................................................................................. 58
4.1.2. Xác định các mục tiêu chiến lược ................................................. 65
4.1.3. Lựa chọn nhóm chiến lược ưu tiên ............................................... 66
4.2.Thành lập nhóm chuyên trách quản trị chiến lƣợc công nghệ của Kasati 70
4.3. Tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển công nghệ của Kasati ........... 70
4.3.1. Tổ chức thực hiện các giải pháp marketing – Nâng cao năng lực
tìm kiếm, mua bán thiết bị cơng nghệ ..................................................... 70
4.3.2. Tổ chức thực hiện các giải pháp nguồn nhân lực ......................... 75
4.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ................... 76
4.3.4. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tài chính ............................... 80
4.3.5. Tổ chức thực hiện giải pháp về văn hoá doanh nghiệp ................ 82
4.4. Kế hoạch và cấu trúc thực hiện ............................................................ 83
4.5. Kiểm soát, điều chỉnh, đánh giá, khen thƣởng..................................... 84
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 88
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
2
CEO
Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành
3
CP
Cổ phần
4
CTO
Chief Technical Officer - Giám đốc Công nghệ
5
EFE
Ma trận các yếu tố bên ngoài
6
HĐQT
Hội đồng quản trị
7
IFE
Ma trận các yếu tố bên trong
8
KASATI
Công ty cổ phần KASATI
9
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
10
QSPM
Ma trận lựa chọn các chiến lƣợc có thể định lƣợng
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2
3
Bảng 3.3
4
Bảng 3.4
5
Bảng 3.5
6
Bảng 3.6
7
Bảng 4.1
8
Bảng 4.2
Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty
62
9
Bảng 4.3
Ma trận SWOT
64
10
Bảng 4.4
Ma trận QSPM
68
Số lƣợng cán bộ công nhân viên của Công ty
Số lƣợng cán bộ nhân viên theo thời gian hợp đồng
lao động
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Danh sách một số máy móc thiết bị đến thời điểm
hiện nay
Bảng đánh giá năng lực công nghệ của KASATI
giai đoạn 2009-2013
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận đánh giá tác động các yếu tố bên ngồi
Cơng ty
ii
Trang
43
43
46
47
51
54
60
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Hình
Nội dung
1
Hình 1.1
Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
16
2
Hình 2.1
Sơ đồ quy trình nghiên cứu
27
3
Hình 2.2
Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter
28
4
Hình 2.3
Sơ đồ ma trận SWOT
33
5
Hình 3.1
Cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần Kasati
38
6
Hình 3.2
Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2005-2013
40
7
Hình 3.3
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007-2012
41
iii
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang đối mặt với một thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Nếu doanh nghiệp khơng có
chiến lƣợc, định hƣớng rõ ràng của mình thì khó tồn tại cũng nhƣ chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh này. Cạnh tranh đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động
kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đƣợc trên thƣơng trƣờng
thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải lựa chọn cho doanh nghiệp một chiến
lƣợc phát triển độc đáo và khác biệt nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh đồng thời
cũng phải thích nghi với sự phát triển của môi trƣờng kinh doanh nằm đạt đƣợc sự
thành công đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
cần xác định vị trí hiện tại của mình để biết mình đang đứng ở đâu, đồng thời phải
xác định đƣợc thế mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì để từ đó tiếp tục phát huy
điểm mạnh và hạn chế hoặc dần loại bỏ điểm yếu. Và muốn đạt hiệu quả kinh
doanh, doanh nghiệp khơng những chỉ có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên
trong hiệu quả mà còn phải thƣờng xun phân tích biến động của mơi trƣờng kinh
doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh
của mình. Cùng với nhân lực và tài chính, cơng nghệ đã và đang trở thành một
nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình kinh doanh và là điều kiện để
nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy doanh
nghiệp nào biết quản trị và phát triển các năng lực cơng nghệ thì doanh nghiệp đó
mới có thể phát triển bền vững và tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
Công ty Cổ phần KASATI (KASATI) là công ty cổ phần trực thuộc VNPT
với bề dày thành tích hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực viễn thơng tin học và
điện tử, KASATI đã chủ trì thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành
và cấp Nhà nƣớc. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Cơng ty ln nghiên
cứu phát triển cơng nghệ và đã tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm, dịch vụ tham gia vào thị
trƣờng điện tử, viễn thông trong nƣớc và hiện là một trong những thƣơng hiệu mạnh
của tập đoàn VNPT về cung cấp các dịch vụ về viễn thông và tin học và hiện đang
1
phấn đấu trở thành thƣơng hiệu mạnh hàng đầu Việt Nam và có tầm cỡ quốc tế.
Định hƣớng phát triển về các nhóm cơng nghệ về điện tử, viễn thơng, tin học, công
nghệ cao đang là mục tiêu hàng đầu của KASATI. Tuy nhiên cho tới nay vẫn còn
nhiều các vấn đề hạn chế về chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của công ty
mà các nhà quản trị, nhà hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ các kỹ sƣ nghiên cứu của
cơng ty vẫn cịn đang lúng túng để tìm ra hƣớng đi cụ thể rõ ràng nhằm xây dựng
một chiến lƣợc phát triển công nghệ cho công ty. Chính vì vậy tác giả đã nghiên
cứu và đề xuất đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cho Công ty Cổ
phần KASATI” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Lý luận về chiến lƣợc phát triển công nghệ đã đƣợc hình thành và phát triển
nhƣ thế nào? Ứng dụng nhƣ thế nào trong giai đoạn hiện nay?
- Các yếu tố cơ bản nào của môi trƣờng bên trong và bên ngồi có ảnh hƣởng
tới Cơng ty cổ phần Kasati và ảnh hƣởng đến chiến lƣợc phát triển công nghệ của
công ty.
- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển công nghệ của cơng ty cổ phần Kasati
nhƣ thế nào? Có những giải pháp nào cho việc thực hiện thành công chiến lƣợc phát
triển công nghệ của Công ty cổ phần Kasati đã đƣợc lựa chọn?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc phát triển cơng nghệ của công ty
cổ phần KASATI, vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất chiến lƣợc và giải pháp
để thực hiện chiến lƣợc phát triển công nghệ phù hợp cho cơng ty cổ phần KASATI
trong giai đoạn 2015-2020.
Để hồn thành những mục đích thì luận văn có những nhiệm vụ sau:
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lƣợc phát triển
công nghệ của doanh nghiệp.
- Đánh giá các tiền đề, căn cứ để hình thành chiến lƣợc phát triển công nghệ
của ty cổ phần Kasati
2
- Lựa chọn chiến lƣợc phát triển công nghệ phù hợp cho Công ty cổ phần
Kasati và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển
công nghệ cho Công ty cổ phần Kasati.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ cho doanh nghiệp cụ thể chiến lƣợc
phát triển công nghệ cho công ty cổ phần KASATI.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu xây chiến lƣợc phát triển công nghệ cho
Công ty CP Kasati.
- Phạm vi không gian: Luận văn đƣợc nghiên cứu tại Công ty CP KASATI.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu dữ liệu trong vòng 5 năm (2009 – 2013)
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn giúp hệ thống hóa, xác lập các cơ sở lý thuyết, làm rõ các yếu tố cấu
thành và tác động tới việc xây dựng chiến lƣợc công nghệ cho doanh nghiệp. Đi sâu
phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực và công tác quản trị công nghệ của công ty
cổ phần Kasati làm cơ sở để đề xuất chiến lƣợc phát triển công nghệ và các giải pháp
phù hợp để thực hiện chiến lƣợc phát triển công nghệ cho công ty cổ phần Kasati nhằm
giúp công ty cổ phần Kasati ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan về xây dựng chiến lƣợc phát triển công
nghệ của doanh nghiệp
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc phát triển công nghệ
của công ty kasati
Chương 4: Lựa chọn chiến lƣợc phát triển cho công ty cổ phần Kasati
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Công nghệ và năng lực công nghệ
1.1.1.1. Công nghệ và phân loại công nghệ
Công nghệ
Cùng với nhân lực và tài chính, cơng nghệ đã và đang trở thành một nguồn lực quan
trọng trong rất nhiều lĩnh vực và có ảnh hƣởng to lớn tới cá nhân, doanh nghiệp và
cộng đồng. Cho đến nay, có khá nhiều khái niệm và định nghĩa chung về công nghệ
đã đƣợc giới thiệu và sử dụng. (Hồng Đình Phi, 2012)
Trong Luật chuyển giao Công nghệ năm 2006 của Việt Nam có các định nghĩa
chung nhƣ sau:
Cơng nghệ là các giải pháp, quy trình, bí quyết (có gắn hoặc khơng gắn với
công cụ, phƣơng tiện) dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Bí quyết là thơng tin đƣợc tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản
xuất kinh doanh của chủ sở hữu cơng nghệ có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng,
khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc toàn bộ các thành phần cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ hợp pháp sang bên nhận công nghệ, bao gồm: bí quyết, giải pháp kỹ thuật; kỹ
năng; kiến thức kỹ thuật thể hiện dƣới dạng thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ
thuật; quy trình kỹ thuật; thông tin dữ liệu về công nghệ; giải pháp hợp lý hóa sản
xuất, đổi mới cơng nghệ; phần mềm máy tính gắn với quy trình điều hành sản xuất,
dịch vụ; công nghệ trong nhƣợng quyền thƣơng mại.
Định nghĩa chung về công nghệ trên đây trong Luật chuyển giao công nghệ
năm 2006 của Việt Nam còn chung chung, chƣa thể hện rõ các yếu tố nội hàm của
công nghệ quản trị, công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ và các thành phần cơ
bản của một cơng nghệ. Trên thực tế rất ít khi tồn tại một cơng nghệ khơng có yếu
tố phần cứng, mà trong đó đa số các trƣờng hợp cơng nghệ bao giờ cũng bao gồm
cả phần cứng.
Ramanathan,1995. Đã đƣa ra một định nghĩa mang tính bao qt về cơng nghệ
với 4 thành phần hay 4 yếu tố là: kỹ thuật, con ngƣời, tổ chức, thông tin.
- Kỹ thuật bao gồm các hệ thống phụ trợ chuyển đổi vật liệu, xử lý thơng tin.
Các loại máy móc hoạt động với chức năng theo thiết kế, có thể có thêm hệ thống
xử lý thông tin đi theo máy. Trong một vài trƣờng hợp có thể khơng có hệ thống
phụ để xử lý thông tin trong thiết bị.
- Con ngƣời: bao hàm lao động của con ngƣời với các kỹ năng cần thiết để
thực hiện thao tác vận hành thiết bị, hay kể cả những con ngƣời hỗ trợ sản xuất, bảo
trì sửa chữa máy móc.
- Tổ chức hỗ trợ theo hệ thống các nguyên tắc, thao tác, thu xếp… để quản lý
hiệu quả việc sử dụng thành phần kỹ thuật bởi con ngƣời. Thành phần tổ chức có
thể gọi là tổ chức công việc, hạ tầng cơ sở tiến hành công việc, đánh giá và cải tiến
công việc.
- Thông tin là tri thức thu đƣợc cần thiết để thực hiện hóa tiềm năng của các
thành phần khác bao gồm kỹ thuật, con ngƣời, tổ chức.
Định nghĩa này giới thiệu 4 nhóm yếu tố cấu thành công nghệ nhƣng lại tƣơng
đối phức tạp và có phạm vi tƣơng đối rộng với nhiều yếu tố nội hàm nhỏ hơn trong
từng nhóm. Trên thực tế, với tƣ cách là một loại tài sản, công nghệ bao giờ cũng
thuộc về quyền sở hữu của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một tổ chức nhất
định. Vì vậy khơng nên đƣa yếu tố tổ chức vào trong thành phần công nghệ. Hơn
nữa, việc đƣa yếu tố tổ chức vào thành phần của một công nghệ hay một hệ thống
cơng nghệ có thể làm phức tạp thêm cho quá trình đánh giá mức độ, bởi vì một
doanh nghiệp hay một tổ chức đƣợc hình thành và đầu tƣ khơng chỉ vì lý do cần tập
trung vào phát triển cơng nghệ. Trong tình huống một doanh nghiệp hay một tổ
chức, cùng một lúc phát triển 2-3 hệ thống cơng nghệ khác nhau, thì việc phân chia
để tính tốn mức độ đóng góp của yếu tố tổ chức trong mỗi cơng nghệ là rất khó,
hay nói đúng hơn là không thể thực hiện đƣợc.
5
Theo Tarek Khalil,2000. Cơng nghệ có thể đƣợc hiểu là tất cả tri thức, sản phẩm,
quy trình, dụng cụ, phƣơng pháp và các hệ thống đƣợc sử dụng để sản xuất ra hàng hóa
hay cung ứng các dịch vụ. Hay nói theo cách đơn giản thì cơng nghệ là cách thức mà
chúng ta hồn thành bất kỳ một cơng việc gì và cách thức mà chúng ta hồn thành bất
kỳ một cơng việc gì và cách thức mà chúng ta đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
Phân loại công nghệ
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chỉnh phủ đã ban hành Hệ
thống ngành kinh tế của Việt Nam quy định phân loại theo 5 cấp từ ngành cấp 1 đến
ngành cấp 5. Tuy nhiên cho tới nay, trên thế giới và Việt Nam đều chƣa có quy định
thống nhất hay hƣớng dẫn phân loại các ngành công nghệ hay các loại cơng nghệ.
Vì vậy, tùy theo u cầu quản trị, có thể sử dụng cách phân loại cơng nghệ theo các
nhóm ngành kinh tế hay theo kinh nghiệp của OECD và các tổ chức quốc tế khác.
Theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1, có thể phân loại thành: cơng nghệ cơng
nghiệp, cơng nghệ khai khống, cơng nghệ nơng nghiệp, công nghệ vận tải, công
nghệ dịch vụ.
Theo các đặc trƣng cơ bản và tỷ trọng đóng góp của các yếu tố cấu thành công
nghệ hay hệ thống công nghệ có thể phân chia tất cả các cơng nghệ theo ba nhóm:
cơng nghệ quản trị, cơng nghệ sản xuất và công nghệ dịch vụ.
Theo các ngành khoa học cụ thể có thể phân loại: cơng nghệ sinh học, cơng
nghệ y học, cơng nghệ vật liệu, cơng nghệ hố chất, cơng nghệ điện tử,...
Thông dụng nhất đối với Việt Nam là hai cách phân loại theo thao tác sản xuất
trong chuỗi giá trị toàn cầu và theo mức độ hiện đại cơng nghệ.
Căn cứ theo các nhóm thao tác trong một quy trình sản xuất ra các sản phẩm,
cơng nghệ thƣờng đƣợc phân chia làm 3 loại theo quy trình sản xuất: Công nghệ
thiết kế (Design Technology), Công nghệ gia công (Processing Technology), Công
nghệ dịch vụ (Service Technology)
Công nghệ thiết kế bao giờ cũng đƣợc đánh giá cao nhất trong tất cả các công
đoạn sản xuất hay trong chuỗi giá trị của một sản phẩm hay một dịch vụ.
6
Cơng nghệ gia cơng hay cịn gọi là cơng nghệ chế tạo đƣợc hiểu là những công
nghệ trực tiếp làm ra sảm phẩm từ chế tạo phụ tùng tới lắp ráp hồn chỉnh. Đặc
điểm cơ bản của cơng nghệ gia cơng là sử dụng nhiều máy móc và nhiều nhân công
kỹ thuật.
Công nghệ dịch vụ đƣợc gắn với các hoạt động cung cấp dịch vụ khác nhau
trên thị trƣờng. Các công nghệ dịch vụ nhƣ: lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, tƣ vấn, tài
chính, ngân hàng,...đƣợc xếp vào nhóm các công nghệ dịch vụ. Đặc điểm chung của
công nghệ dịch vụ là cần quy trình khoa học, kiến thức, tay nghề và kỹ năng cao
của con ngƣời. theo ISO, dịch vụ đƣợc phân thành 4 loại:
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tƣ vấn
Tham quan, du lịch, vận chuyển
Tƣ liệu, thông tin
Huấn luyện, đào tạo.
Đa số các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà quản trị doanh nghiệp chia
công nghệ làm 5 bậc theo trình độ hay mức độ hiện đại:
Công nghệ mới
Công nghệ cao
Công nghệ tiên tiến
Công nghệ tiêu chuẩn
Công nghệ thấp
Công nghệ hay hệ thống công nghệ luôn gắn liền với các ngành công nghiệp
trong hệ thống phân loại các ngành kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, bên cạnh các
công cụ đánh giá và so sánh công nghệ cơ bản, cần thiết phải vận dụng thêm các
yếu tố quan trọng có liên quan khách nhƣ các tiêu chuẩn ngành cơng nghiệp để có
thể phân loại và đánh giá cụ thể hơn về mức độ hiện đại hay mức độ phù hợp của
từng công nghệ và từng hệ thống công nghệ trong mối tƣơng quan so sánh với yêu
cầu tiêu chuẩn sản phẩm của ngành hay so sánh với mức độ hiện đại của công nghệ
và tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra mà các đối thủ cạnh tranh quốc tế đang sử dụng.
(Hồng Đình Phi, 2012, tr 35-39)
7
1.1.1.2 Năng lực công nghệ
Cũng giống nhƣ khái niệm về khả năng cạnh tranh của một ngành kinh tế, năng
lực công nghệ của một ngành kinh tế là tập hợp các nhóm năng lực cơng nghệ của các
doanh nghiệp đại diện chung cho sản lƣợng hay thị phần của toàn ngành, trong mối
tƣơng quan so sánh với năng lực công nghệ của các đối thủ cạnh tranh đại diện cho
cùng một ngành kinh tế của một quốc gia khác có điều kiện phát triển tƣơng tự.
Một quốc gia nhƣ Việt Nam khó có thể cạnh tranh quốc tế bằng việc phát triển tất
cả các ngành kinh tế cùng một lúc mặc dù ngành kinh tế nào cũng quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là vấn đề đảm bảo việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ
liên tục gia tăng do dân số phát triển. Nhƣ vậy cùng với các mục tiêu đảm bảo phát
triển kinh tế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam cần phải tập trung dồn sức
phát triển mốt số ngành kinh tế mũi nhọn để hội nhập và cạnh tranh quốc tế theo định
hƣớng của Đảng và chiến lƣợc của Nhà nƣớc. Để có thể nghiên cứu mơi trƣờng và xây
dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế ngành một cách khả thi, các nhà khoa học và các nhà
quản trị đang nỗ lực vận dụng sáng tạo các lý luận về quản lý kinh tế và quản trị công
nghệ để thiết lập các tiêu chí phân tích, đánh giá, so sánh, dự báo công nghệ. Muốn
cạnh tranh bằng công nghệ bắt buộc các nhà quản lý ngành phải tìm ra cơ sở lý luận
khoa học để đánh giá năng lực cơng nghệ của ngành kinh tế, từ đó có kết quả phân tích
để lựa chọn các quyết định đầu tƣ phù hợp nhất. Hơn 20 năm qua, công tác quy hoạch
và thực thi kế hoạch phát triển các ngành kinh tế nhƣ: thép, ô tô, điện, điện tử chƣa đạt
đƣợc kết quả nhƣ mong đợi la do nhiều lý do chủ quan và khách quan trong đó có lý do
là các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thể thực hiện đƣợc việc đánh giá các năng lực
quản trị, tài chính, nhân lực nói chung và chƣa đánh giá đƣợc năng lực công nghệ và
của các ngành kinh tế mũi nhọn nói riêng và theo dõi sự chuyển biến của chung qua
các năm. (Hồng Đình Phi, 2012, tr 144-145)
Nói về năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp thì có rất nhiều học giả đã đƣa ra
các khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực công nghệ. Cũng nhƣ Frasman và
James, Bell lý giải năng lực công nghệ là khả năng sử dụng hiệu quả cơng nghệ,
tỏng đó có việc lựa chọn cơng nghệ, thực hiện các quy trình sản xuất các sản phẩm
8
có khả năng cạnh tranh quốc tế và năng lực quản trị sự thay đổi trong sản phẩm, quy
trình, tổ chức nhà máy là cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của một
ngành công nghiệp.
Frasman đƣa ra các yếu tố cấu thành năng lực công nghệ nhƣ: năng lực tìm
kiến và lựa chọn cơng nghệ; năng lực làm chủ công nghệ nhập khẩu; năng lực điều
chỉnh công nghệ trong một môi trƣờng cụ thể; năng lực điều chỉnh công nghệ trong
một môi trƣờng cụ thể; năng lực thực hiện các sáng tạo dần dần để phát triển; năng
lực triển khai R&D để đột phá và sáng tạo; năng lực thực hiện nghiên cứu cơ bản và
nâng cấp cơng nghệ.
Ramanathan là giáo sƣ có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản trị cơng nghệ
đã phân tích tổng hợp và phân chia năng lực công nghệ thành 4 nhóm với các yếu tố
cấu thành nhƣ sau (Ramanathan,1995):
Năng lực muc bán: là khả năng quản lý các cơ chế mua bán công nghệ, bao
gồm: năng lực xác định công nghệ cần mua bán trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật chi tiết;
năng lực xác định ngƣời bán/ngƣời mua công nghệ phù hợp; năng lực thực hiện tất
cả các cơ chế phù hợp để mua bán công nghệ; năng lực đàm phán các điều khoản có
hiệu lực cho việc chuyển giao công nghệ.
Năng lực vận hành: liên quan tới khả năng của doanh nghiệp trong việc
chuyển đổi có hiệu quả các yếu tố đầu vào thành đầu ra theo kế hoạch, cụ thể: năng
lực sử dụng hiệu quả thiết bị và dây chuyền hiện có; năng lực lập kế hoạch và kiểm
soát các hoạt động sản xuất; năng lực thực hiện sửa chữa các hỏng hóc và bảo trì
thiết bị; năng lực chuyển dổi nhanh sang mơ hình sản xuất mới.
Năng lực sáng tạo: là các khả năng của doanh nghiệp trong việc đƣa ra các đổi
mới và sáng tạo công nghệ bao gồm: năng lực thiết kế ngƣợc để có đƣợc cơng nghệ;
năng lực tạo ra sản phẩm mới; năng lực tạo ra quy trình mới; năng lực sáng tạo ra
hệ thống mới; năng lực tạo ra khả năng cạnh tranh nổi trội để làm đòn bẩy sáng tạo.
Năng lực hỗ trợ: khả năng quản tị của doanh nghiệp trong việc hình thành phát
triển tích hợp và nâng cao các năng lực mua bán, vận hành và sáng tạo: năng lực
xây dựng chiến lƣợc công nghệ; năng lực xác định các nguồn tài chính có tỷ lệ lãi
9
suất cạnh tranh; năng lực thực hiện dự báo định hƣớng nhu cầu thị trƣờng tƣơng lai;
năng lực thu xếp các vật tƣ đầu vào cần thiết cho sản xuất; năng lực thu xếp các vật
tƣ đầu vào cần thiết cho sản xuất; năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án đầu
tƣ đổi mới; năng lực thực hiện công tác R&D; năng lực tạo ra các tri thức và kỹ
năng mới.
Các khái niệm cơ bản và nội hàm của các nhóm năng lực cơng nghệ là một
vấn đề lớn, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tọ trong từng
ngành công nghiệp cụ thể. Các nhóm năng lực cơng nghệ nêu trên chƣa đề cập chi
tiết tới hạ tầng công nghệ và mức độ hiện đại của các thiết bị phần vứng của công
nghệ trong tổng thể hệ thống công nghệ tại doanh nghiệp. Các năng lực công nghệ
thông thƣờng phải đƣợc xuất phát từ việc sở hữu một số máy móc hay thiết bị công
nghệ và nhà máy đối với doanh nghiệp công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ thì tối thiểu cũng cần phải có một hạ tầng cơng nghệ bao gồm văn
phịng to hay nhỏ, một vài thiết bị máy tính hay các thiết bị phụ trợ khác. Nhƣ vậy
năng lục công nghệ khác với khái niệm cơng nghệ hay trình độ cơng nghệ mà nhiều
ngƣời thƣờng hay dùng để chỉ mức độ hiện đại của một loại cơng nghệ nào đó.
Trong khi chƣa có một sự thống nhất về khái niệm của năng lực công nghệ, một số
cơ quan quản lý đã dùng bốn yếu tố nội hàm của khái niệm công nghệ để làm cơ sở
chính cho việc thiết kế các mẫu khảo sát điều tra thực trạng về trình độ cơng nghệ
hay năng lực cơng nghệ của các nhóm doanh nghiệp khác nhau. Cách làm này chƣa
thực sự khao học. Có một cơng nghệ hay nhiều công nghệ cao không đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp đó có năng lực cơng nghệ cao, bởi vì năng lực cơng nghệ có
rất nhiều nhóm yếu tố nội hàm có mối liên kết chặt chẽ trong q trình thực hiện
các mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp.
Năng lực công nghệ là việc sở hữu phát triển và sử dụng có hiệu quả các loại
cơng nghệ khác nhau để hình thành một hệ thống cơng nghệ tích hợp trong doanh
nghiệp. Điều nay giúp phan biệt rõ mức độ hiện đại của một cơng nghệ hay trình độ
một cơng nghệ với các năng lực công nghệ.
10
1.1.2 Chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp và các chiến lược chức
năng.
1.1.2.1. Khái niệm
Thuâ ̣t ngƣ̃ chiế n lƣơ ̣c có nguồ n gố c tƣ̀ tiế ng Hy La ̣p và đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ ng đầ u tiên
trong liñ h vƣ̣c quân sƣ̣ để chỉ các kế hoa ̣ch lớn , dài hạn đƣợc đƣa ra trên cơ sở tin
chắc cái gì đố i phƣơng có thể làm
, thông thƣờng ngƣời ta hiể u chiế n lƣơ ̣c là kế
hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự.
Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển Tiếng Việt đã viết: Chiến lƣợc là các kế
hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Nhƣ vậy trong lĩnh vực
quân sự, thuật ngữ chiến lƣợc nói chung đã đƣợc coi nhƣ một nghệ thuật chỉ huy để
giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. (Bùi Đức Tịnh,2012)
Từ thập kỷ 60 thế kỷ XX, chiến lƣợc đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh
và thuật ngữ “chiến lƣợc kinh doanh” ra đời. Đến năm 1962 Chandler định nghĩa
chiến lƣợc nhƣ là “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh
nghiệp và việc áp dụng một chuối các hành động cũng nhƣ việc phân bổ các nguồn
lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này (Chandler.A., 1962)
Đến những năm 1980, Quinn đã đƣa ra định nghĩa chiến lƣợc có tính chất khái
quát hơn “Chiến lƣợc là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các
chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể đƣợc kết một cách chặt chẽ”
(Quinn, 1980)
Sau đó Jonhson và Scholers định nghĩa lại chiến lƣợc trong điều kiện mơi trƣờng
có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng “Chiến lƣợc là định hƣớng và phạm vi của một
tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng
các nguồn lực của nó trong mơi trƣờng thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thỏa
mãn mong đợi của các bên hữu quan” (Jonhn and Scholes, 1999)
Theo Fred R. David thì chiến lƣợc là những phƣơng tiện đạt đến mục tiêu dài
hạn (Fred R. David, 2006).
Có nhiều định nghĩa về chiến lƣợc khác nhau. Nói chung các định nghĩa về
chiến lƣợc tuy khác nhau nhƣng bao hàm nội dung: là việc nghiên cứu thị trƣờng
11
hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp, đề ra, thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó trong
mơi trƣờng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
1.1.2.2. Các chiến lược chức năng
Chiến lƣợc đƣợc chia thành 3 loại chính:
(i) Chiến lƣợc doanh nghiệp là chiến lƣợc của cả tập đoàn hay doanh nghiệp;
nhằm định hƣớng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để
đạt mục tiêu chung. Chiến lƣợc cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu
dài hạn, các định hƣớng phát triển của tổ chức.
(ii) Chiến lƣợc phát triển là chiến lƣợc nhằm thực hiện một lĩnh vực kinh
doanh, hoạt động kinh doanh cụ thể; là tổng thể các cam kết và hành động giúp
doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của
họ vào những thị trƣờng sản phẩm cụ thể chỉ có những doanh nghiệp liên tục nâng
cấp các lợi thế cạnh tranh của mình theo thời gian mới có khả năng đạt đƣợc những
thành cơng lâu dài với chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh.
(iii) Chiến lƣợc chức năng là chiến lƣợc thực hiện các chức năng hoạt động
của doanh nghiệp nhƣ chiến lƣợc nhân sự, chiến lƣợc marketing. Đây là những
chiến lƣợc liên quan đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ
cho chiến lƣợc phát triển cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lƣợc.
Chiến lƣợc chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phƣơng thức
hành động ngắn hạn đƣợc các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chiến lƣợc chức năng giải quyết hai
vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chức năng.
o
Thứ nhất là đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với môi trƣờng tác nghiệp.
o
Thứ hai, là việc phối hợp với các chính sách chức năng khác nhau.
1.2. Chiến lƣợc phát triển công nghệ của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm chiến lược phát triển công nghệ của doanh nghiệp
Chiến lƣợc công nghệ thƣờng đƣợc các nhà quản trị hay quản lý dùng để chỉ
các kế hoạch dài hạn về cơng nghệ, trong đó có nêu rõ các loại công nghệ cần phải
12
có hay các năng lực cơng nghệ cần phải phát triển, đồng thời chỉ ra các giải pháp, lộ
trình và các nguồn lực cụ thể cần phải có để thực hiện đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc
đã đề ra. Chiến lƣợc công nghệ là một phần quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh
tổng thể của một doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng
phần mềm và quy trình khác nhau để kết nối chiến lƣợc kinh doanh với các chiến
lƣợc và các kế hoạch chi tiết khác nhau. Chiến lƣợc công nghệ rất đa dạng tùy thuộc
vào chiến lƣợc kinh doanh và ý muốn chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đây
là một số loại hình chiến lƣợc cơng nghệ: (Hồng Đình Phi, 2012, tr 189-190)
- Chiến lƣợc dẫn đầu công nghệ
- Chiến lƣợc theo sau công nghệ
- Chiến lƣợc tự nghiên cứu và phát triển công nghệ
- Chiến lƣợc đi mua công nghệ
- Chiến lƣợc đổi mới và sáng tạo công nghệ
- Chiến lƣợc cấp phép công nghệ
- Chiến lƣợc công nghệ hỗn hợp
Khái niệm về quản trị chiến lƣợc công nghệ:
Quản trị chiến lƣợc cơng nghệ tại doanh nghiệp là một quy trình, trong đó cấp
có thẩm quyền (thơng thƣờng là hội đồng quản trị, CEO, CTO) tiến hành các công
việc từ nghiên cứu thị trƣờng KHCN, đánh giá năng lực công nghệ hiện có so với
khả năng cạnh tranh, đề ra các mục tiêu chiến lƣợc phát triển công nghệ, xác định rõ
các nguồn lực phải có và tổ chức thực hiện các kế hoạch liên quan để thu đƣợc kết
quả mong đợi.
Có thể hiểu đơn giản hơn khi coi quản trị chiến lƣợc công nghệ là công
việc quản trị để phát triển công nghệ và năng lực công nghệ theo một hay nhiều
kế hoạch đƣợc hoạch định và thực thi trong khuôn khổ chiến lƣợc công nghệ đã
đƣợc thông qua.
Công tác quản trị chiến lƣợc công nghệ phải đƣợc giao cho một nhà quản trị
thực hiện. Thông thƣờng nhà quản trị công nghệ trong doanh nghiệp đƣợc gọi là
13
CTO. Những ngƣời có vai trị quyết định trong các quy trình quản trị chiến lƣợc
kinh doanh và chiến lƣợc công nghệ thƣờng là chủ tịch HĐQT, CEO và CTO.
1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển cơng nghệ của doanh nghiệp
Cũng giống nhƣ các công tác quản trị khác, công tác xây dựng chiến lƣợc phát
triển công nghệ bắt buộc phải tuân thủ theo một quy trình nhất định nhằm bảo đảm
tính khoa học, hiệu lực và hiệu quả quản trị. Một số doanh nghiệp lớn có định
hƣớng chiến lƣợc cơng nghệ nhƣng lại giao quy trình xây dựng chiến lƣợc cơng
nghệ cho giám đốc tài chính và ban đầu tƣ hoặc một số phòng ban liên quan thực
hiện. Kết quả là ban nào cũng quan trọng và nhiều khi quyền đề xuất và quyết định
đều đƣợc chuyển tới tay chủ tịch hay giám đốc tập đoàn hoặc cơng ty. Chủ tịch và
giám đốc thì hay bận và cũng có khi qn hẳn cơng tác kiểm tra hay hỗ trợ việc
thực hiện chiến lƣợc công nghệ.
Nếu xét ở mức độ đơn giản nhất, một quy trình xây dựng chiến lƣợc cơng
nghệ chỉ có 2 bƣớc bằng văn bản cũng có tác dụng hơn nhiều so với sự tin cậy và
chỉ thị bằng miệng của lãnh đạo công ty. Chủ tịch cơng ty nếu có quyền ra quyết
định đầu tƣ mua bán hay phát triển cơng nghệ có thể ra văn bản cho trƣởng ban đầu
tƣ, yêu cầu trình phƣơng án đầu tƣ công nghệ, bán hàng, hợp đồng và ký. Phƣơng
pháp này hay quy trình này chỉ phù hợp với công việc lựa chọn và mua sắm một số
công nghệ và dây chuyền công nghệ. Chắc chắn quy trình này khơng giúp doanh
nghiệp hình thành và quản trị chiến lƣợc cụ thể về công nghệ.
Để xây dựng và quản trị chiến lƣợc cơng nghệ ta phân tích các yếu tố về môi
trƣờng cạnh tranh, điều kiện môi trƣờng bên trong, khả năng, năng lực công ty …
để làm nền tảng xây dựng.
14