Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 126 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học kinh tế
***

Vũ văn Nâm

Phát triển nông nghiệp bền vững
ở việt nam

Luận Văn thạc sỹ kinh tế chính trị

Hà Nội - 2009


đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học kinh tế

Vũ văn Nâm

Phát triển nông nghiệp bền vững
ở việt nam
Chuyên Ngành : Kinh tế chính trị
MÃ số: 60 31 01

Luận Văn thạc sỹ kinh tế chính trị

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: Ts. đinh văn Thông

Hà Nội - Năm 2009



MỤC LỤC

Tran
g
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
7
1.1. Khái quát chung về phát triển bền vững

7

1.1.1.Khái niệm về phát triển bền vững

7

1.1.2. Sự hình thành về lý thuyết phát triển bền vững

8

1.2. Phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền vững

10

1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp phát triển bền vững

10


1.2.2. Đặc trưng của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền

11

vững
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và bài

16

học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững

16

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

20

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

25

THEO XU HƢỚNG BỀN VỮNG Ở NƢỚC TA
2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam

25

2.1.1 Vị trí của nơng nghiệp trong nền kinh tế


25

2.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam

27

2.2. Những chuyển biến trong phát triển nền nông nghiệp theo xu

33

hƣớng bền vững
2.2.1 Đảm bảo giữ vững được nhịp độ tăng trưởng ổn định và có hiệu
quả trong thời gian dài

33


2.2.2 Giải quyết các vấn đề về mặt xã hội nảy sinh trong khu vực nông

59

nghiệp, nông thôn.
2.2.3 Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát

66

triển sạch, mơi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng
nông nghiệp sinh thái
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nền kinh tế nông


67

nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở nƣớc ta
2.3.1 Thành công

67

2.3.2 Những hạn chế

75

2.3.3 Một số vấn đề đặt ra

80

CHƯƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT

87

TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO XU HƢỚNG BỀN VỮNG
Ở NƢỚC TA
3.1. Phƣơng hƣớng để phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng

87

bền vững ở nƣớc ta
3.1.1. Quan điểm định hướng

87


3.1.2. Phương hướng để phát triển nền nông nghiệp theo xu hướng

89

bền vững ở nước ta
3.2 Các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền

92

vững ở nƣớc ta
3.2.1. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nơng nghịêp

92

3.2.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển

94

nông nghiệp bền vững
3.2.3. Các giải pháp về khoa học - công nghệ

103

3.2.4. Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước

107

KẾT LUẬN

111


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

113


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Bộ KH & CN: Bộ Khoa học và Công nghệ
2. Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. CNH, HĐH: Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
4. GDP: Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc dân)
5. FDI: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
6. ODA: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
7. WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Phân bố đất nông nghiệp giữa các vùng trong cả nước năm 2007
Bảng 2: Sự biến động diện tích các loại đất nơng nghiệp

27
28

Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp

33

Bảng 4: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành 35
hoạt động

Bảng 5: Diện tích rừng qua các năm

39

Bảng 6: Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng
Bảng 7: Nguồn nhân lực tính theo dân số ở nơng thơn và thành thị thời kỳ 1990 2006
Bảng 8: Lực lượng lao động nơng thơn
Bảng 9: Phân bố theo trình độ văn hóa thành thị - nơng thơn, tỷ lệ lao động
thành thị trong mỗi cấp trình độ
Bảng 10: Ngân sách dành cho Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Thuỷ sản giai

41
45
45
47
51

đoạn 2000 -2007
Bảng 11: Vốn ODA cho ngành nông nghiệp, giai đoạn 1997 -2002

52

Bảng 12: Cơ cấu chi ngân sách cho nông nghiệp và nông thôn giai đoạn

53

1996 - 2001
Bảng 13: Chi tiêu công cho nghiên cứu nông nghiệp từ các nguồn Trung


54

ương 2000 - 2003
Bảng 14: Kinh phí khuyến nơng

54

Bảng 15: Tiềm năng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh

57

Bảng 16: Tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc giai đoạn 1992 - 2005
60
Bảng 17: Tỷ lệ hộ nghèo và tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 61
- 2004
Bảng 18: Tóm tắt một số chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu thụ các 62


sản phẩm nơng nghiệp
Bảng 19: Hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân có trên địa bàn xã phân

64

theo vùng - năm 2006
Bảng 20: Ngân sách vốn đầu tư và chi thường xuyên của ngành Nông

65

nghiệp giai đoạn 1997 - 2006
Bảng 21: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp qua các năm


68

Bảng 22: Tình hình xuất khẩu nơng, lâm, thuỷ sản

70

Bảng 23: Xu hướng giảm nghèo
Bảng 24: Đóng góp của các nguồn trong thu nhập hộ gia đình nơng dân Việt
Nam qua các năm 1993, 1998, 2002
Bảng 25: Một số chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng ở nông thôn của cả nước

71
72
74

Bảng 26: 10 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất giai đoạn 1990-2007 83


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ khóa IV và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
khố VI đƣợc coi là hai dấu mốc lớn tạo ra bƣớc ngoặt trên con đƣờng phát triển
nơng nghiệp và nơng thơn Việt Nam. Nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách mà
Việt Nam đã thu đƣợc rất nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp. Với mức
tăng trƣởng bình quân trên 4% năm, đến nay sản xuất nơng nghiệp nói chung đã
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đóng góp một phần vào giá trị kim
ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Sản xuất lƣơng thực, đặc biệt là lúa gạo tăng
lên liên tục cả về diện tích gieo trồng và năng suất, đã đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia và đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu gạo

hàng đầu thế giới. Ổn định an ninh lƣơng thực đã tạo ra nền tảng vững chắc cho
nền kinh tế vƣợt qua khủng hoảng, phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong suốt 20
năm qua.
Bên cạnh mức tăng trƣởng đó, tƣ duy sản xuất nơng nghiệp cũng đã có những sự
chuyển biến, thâm canh trở thành xu hƣớng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp
dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến
sản phẩm. Khái quát cho xu hƣớng trên đƣợc thể hiện thông qua việc đánh giá hiệu quả
sản xuất nông nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên một đơn vị canh tác đƣợc nâng cao.
Mặt khác, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong nơng nghiệp đã làm cho cơ cấu
nơng ngiệp và kinh tế nơng thơn có những chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hoá và định
hƣớng theo thị trƣờng.
Những thành tựu đạt đƣợc trong sản xuất nông nghiệp là vô cùng to lớn.
Song đứng trƣớc những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp
Việt Nam đang có những bƣớc chuyển mình phát triển theo xu thế chung của thế
giới. Một trong những bƣớc chuyển đó chính là phát triển một nền nông nghiệp
bền vững. Một nền nơng nghiệp đƣợc coi là bền vững khi nó đạt đƣợc 3 mục đích:
* Đạt hiệu quả kinh tế cao
* Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội
* Gìn giữ và làm phong phú mơi trƣờng
1


Để đạt đƣợc ba mục đích trên đang là một vấn đề khó cho tất cả các quốc
gia. Tuy nhiên việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững là một nhiệm vụ
trọng yếu trong tồn bộ cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến lên kinh
tế tri thức và xã hội thơng tin. Nhiệm vụ đó đặt ra cho mọi quốc gia cần phải có
một sự thay đổi trong nhận thức và trong hành động để xây dựng cho mình một
chiến lƣợc đúng đắn về phát triển nơng nghiệp theo hƣớng bền vững.
Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững trong sản xuất nơng nghiệp vẫn
cịn là một vấn đề mới. Đặc biệt trong 20 năm đổi mới vừa qua bên cạnh những

thành tựu mà chúng ta đạt đƣợc thì thực tiễn cũng đang đặt ra cho chúng ta rất
nhiều thách thức khi xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Những
thách thức đó là :
+ Hoạt động sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên.
+ Giá trị gia tăng của sản phẩm nơng nghiệp cịn rất thấp.
+ Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún không phù hợp với yêu
cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung.
+ Q trình cơ giới hố nơng nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ
thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp. Hầu hết các khâu sản xuất ở
những vùng nông nghiệp đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông
nghiệp rất thấp.
+ Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích
thích sinh trƣởng một cách tuỳ tiện đã có dấu hiệu vƣợt quá giới hạn cho phép
của mơi trƣờng sinh thái, dẫn đến thối hố đất, ơ nhiễm nguồn nƣớc và gây hại
đến sức khoẻ con ngƣời.
+ Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định ảnh hƣởng trực
tiếp đến thu nhập của cƣ dân nơng nghiệp, tạo ra sự phân hố giầu nghèo ngày
càng sâu rộng trong các tầng lớp dân cƣ, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và
nông thôn.
+ Công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh ở
nhiều vùng nông thôn, thu hút khoảng trên 2 triệu việc làm. Song cơng nghệ sản
xuất cịn lạc hậu, sức cạnh tranh kém, thiếu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm là
2


những nguyên nhân chính gây cản trở cho sự phát triển ổn định của khu vực này.
Bên cạnh việc có những mặt tác động tích cực, nhƣng do phát triển thiếu quy
hoạch và thiếu đầu tƣ thoả đáng cho bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, khu vực sản
xuất này đang gây ô nhiễm môi trƣờng sống cho các cộng đồng dân cƣ nông thôn,
đặc biệt tại một số làng nghề nơi sản xuất và sinh hoạt của rất đông cƣ dân.

Đứng trƣớc những khó khăn và thách thức đó, thì việc xây dựng một nền kinh
tế nơng nghiệp phát triển theo xu hƣớng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng. Điều này cũng đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã
hội từ 2006 - 2010 đƣợc thông qua tại Đại hội X của Đảng: “Hiện nay và trong
những năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có tầm chiến lƣợc đặc biệt
quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
hƣớng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hố lớn, đa dạng, phát triển nhanh và
bền vững”.
Vì những lý do trên tơi đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững
ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong sản xuất nơng
nghiệp nói triêng ở trên thế giới là vấn đề không mới. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt
Nam thì khái niệm phát triển bền vững và đặc biệt là phát triển bền vững trong nông
nghiệp lại là những vấn đề mới. Qua tìm hiểu tác giả thấy có 5 cơng trình nổi bật
nghiên cứu về phát triển bền vững trong nông nghiệp:
- Góp phần phát triển bền vững nơng thơn Việt Nam của tác giả Nguyễn
Xuân Thảo, Nxb. CTQG, HN, 20004.
- Phát triển bền vững ở Việt Nam - Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng
của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS. TS Ngô Thắng Lợi, Nxb. Lao động - xã
hội, 2007.
- CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con đường và bước đi
của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb. CTQG, HN, 2006
- Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn của hai tác giả Đặng
Kim Sơn và Hoàng Thu Hà, Nxb. Thống kê, 2002.
3


- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau của tác giả
Đặng Kim Sơn, Nxb. CTQG, HN, 2008.

Ngồi ra cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu nhƣng chỉ ở dạng những bài
báo đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong các hội thảo khoa học.
Nhìn chung các cơng trình trên cũng đã đề cập một cách tƣơng đối khái quát
về xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nhƣng vì nhiều lý do khác
nhau các cơng trình trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh của vấn đề.
Trong cơng trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Kế Tuấn thì phát triển nông
nghiệp bền vững đƣợc tác giả tiếp cận chủ yếu dƣới góc độ đánh giá tác động của
việc phát triển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế. Cịn trong cơng trình
của Nguyễn Xn Thảo thì phát triển bền vững trong nông nghiệp đƣợc tác giả tiếp
cận chủ yếu trên góc độ chính sách của nhà nƣớc đối với từng ngành, từng địa
phƣơng cụ thể. Ngƣợc lại thì trong cơng trình nghiên cứu của Đặng Kim Sơn và
Hồng Thu Hà thì phát triển nơng nghiệp bền vững lại đƣợc tiếp cận ở góc độ an
ninh lƣơng thực quốc gia và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn.
Đóng góp khoa học của các cơng trình khoa học trên vào sự phát triển nền
nơng nghiệp là bổ ích. Tuy nhiên trƣớc những biến đổi của nền kinh tế và những vấn
đề mới đặt ra cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
địi hỏi cần phải có nhận thức sâu sắc và tổng quát về phát triển nền nông nghiệp
vừa đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, vững chắc lại vừa đảm bảo mục tiêu công bằng
xã hội và bảo vệ mơi trƣờng sinh thái. Đó chính là việc xây dựng và phát triển nền
nông nghiệp bền vững. Phát triển nền nông nghiệp bền vững đang đƣợc coi là một
trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi một
quốc gia. Về vấn đề này Đảng ta đã khẳng định trong báo cáo tổng kết những bài
học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, bài học
kinh nghiệm đầu tiên đƣợc Đảng ta xác định đó là bài học về phát triển nhanh và bền
vững. Việc Đảng ta chỉ ra bài học kinh nghiệm về phát triển nhanh và bền vững đã
thu hút đƣợc sự quan tâm của dƣ luận xã hội trong suốt thời gian qua bởi tính thời sự
đặc biệt của nó. Đây là một bƣớc tiến trong nhận thức về tăng trƣởng và phát triển
kinh tế, xây dựng nền kinh tế tri thức. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm đó,
4



trong định hƣớng phát triển nông nghiệp và nông thôn Đảng ta xác định “Phải luôn
luôn coi trọng đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hố lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
vững” [8, Tr 191].
Cho đến nay, chƣa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu và đánh giá
đầy đủ về xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý
luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững, luận văn đề ra các giải
pháp để xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về phát triển bền vững và phát triển bền
vững trong nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số
quốc gia trên thế giới.
- Phân tích thực trạng việc phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền
vững ở nƣớc ta trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển bền vững
trong nông nghiệp. Việc phát triển nơng nghiệp bền vững đó đƣợc xem xét, tiếp
cận trên góc độ: Đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng ổn định,giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, xây dựng nền nông nghiệp theo xu thế nền nông nghiệp sinh thái.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu thực tiễn phát triển nông
nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở Việt Nam dƣới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài
khơng đi vào nghiên cứu những vấn đề có tính vi mô của từng ngành, từng địa
phƣơng cụ thể.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5


Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc vận dụng trong đề tài là phƣơng
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp kết
hợp phân tích với tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh....trong quá trình
nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận về phát triển nền nông nghiệp
theo xu hƣớng bền vững.
- Khái quát kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo
hƣớng bền vững của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng việc phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền
vững ở Việt Nam, chỉ ra những mặt đạt đƣợc, những mặt hạn chế cũng nhƣ
nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đánh giá vai trị của nền nơng nghiệp phát triển theo xu thế bền vững
đối với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và nâng
cao chất lƣợng cuộc sống cho cƣ dân nông thôn.
- Đƣa ra các quan điểm, các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc
trình bày thành 3 chƣơng :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo xu hƣớng bền vững ở
nƣớc ta.
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển nông nghiệp theo xu

hƣớng bền vững ở nƣớc ta.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1.Khái quát chung về phát triển bền vững
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Hiện nay loài ngƣời đang đứng trƣớc những thách thức to lớn về sự sống cịn
của con ngƣời do sự phá huỷ mơi trƣờng và tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Muốn vƣợt qua những thách thức đó, khơng còn cách nào khác
là phải xây dựng và thực hiện một chiến lƣợc phát triển mới, mang tính dài hạn, là
con đƣờng phát triển tất yếu của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chiến lƣợc đó
phải đảm bảo thực hiện đƣợc 3 mục tiêu cơ bản: mục tiêu kinh tế; mục tiêu xã hội,
nhân văn; mục tiêu sinh thái, mơi trƣờng. Thực hiện đƣợc u cầu đó sẽ là bƣớc
phát triển cao hơn về nhận thức của con ngƣời, là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển
bền vững mối quan hệ giữa con ngƣời - xã hội - tự nhiên. Phát triển bền vững vì thế
trở thành vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia, sự quan tâm của nhiều nhà khoa học hiện
nay trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa hay khái niệm về phát triển bền vững.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn thế giới (Công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên
và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học”.
Khái niệm phát triển bền vững đƣợc chính thức đƣa ra vào năm 1987
trong Báo cáo của Uỷ ban môi trƣờng và phát triển của Ngân hàng thế giới. Báo
cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được

những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [5, Tr 12].
Đây là một định nghĩa hết sức ngắn gọn, dễ hiểu: bền vững là sự phát triển
ngày hôm nay không làm ảnh hƣởng đến sự phát triển ngày mai. Bền vững là ngày
7


hơm nay đƣợc hƣởng lợi ích nhƣ thế nào thì thế hệ ngày mai cũng đƣợc hƣởng lợi
ích nhƣ vậy. Vậy phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là tăng trƣởng kinh tế,
phát triển xã hội, mà bao gồm cả bảo vệ môi trƣờng, các mặt này cần phải hài hoà và
thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là bƣớc ngoặt của sự phát triển về nhận thức của con
ngƣời trƣớc những biến đổi của thực tiễn tự nhiên, phƣơng thức sản xuất và đời sống
kinh tế - xã hội cũng nhƣ trình độ phát triển trí tuệ của con ngƣời.
1.1.2. Sự hình thành lý thuyết về phát triển bền vững
Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của tất cả các quốc gia. Tăng
trƣởng kinh tế và cải thiện mức sống xã hội là mục tiêu trọng tâm của tất cả các
chính phủ. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng thì mơi trƣờng
thiên nhiên của chúng ta cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Nếu chúng ta tiếp tục
theo đuổi mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bằng việc nạo vét tài nguyên, tiêu dùng hoang
phí, chất thải đƣợc đƣa vào mơi trƣờng tự nhiên q mức thì rõ ràng chúng ta sẽ
khơng đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Thế giới đòi hỏi sự phát triển phải đảm bảo sự hài hoà giữa con ngƣời với
con ngƣời, con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên. Đây là cơ sở khách quan cho sự
hình thành tƣ duy lý thuyết mới về sự phát triển của nhân loại - tƣ duy lý thuyết về
phát triển bền vững đảm bảo tƣơng lai cho tất cả các dân tộc trên thế giới, nhằm
đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, các tƣ tƣởng về sự phát triển hài
hoà với tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã xuất hiện rất sớm. Các nhà triết
học cổ đại Hy Lạp, La Mã, các triết gia phƣơng Đông … đều đề cập vấn đề này từ
nhiều góc độ khác nhau. Bƣớc sang thế kỷ XIX các nhà kinh tế học nhƣ Malthus,

D.Ricardo đều có chung quan điểm với các nhà bảo vệ môi trƣờng đầu tiên ở châu
Âu, châu Mỹ và tất cả họ đều cho rằng: cần sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Cho đến đầu thế kỷ XX, Uỷ ban bảo vệ môi trƣờng Canada (năm 1915)
đã đƣa ra quan điểm cho rằng: mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn
vốn thiên nhiên, nhƣng nguồn vốn này phải đƣợc duy trì nguyên vẹn cho thế hệ
tƣơng lai để họ hƣởng thụ và sử dụng theo một cách thức tƣơng tự.

8


Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, khi Maurice Strong tổ chức hội thảo
với chủ đề “Phát triển và môi trường” (6-1971) thì những vấn đề về phát triển bền
vững bắt đầu thu hút đƣợc sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Tƣ tƣởng về
phát triển gắn với bảo vệ môi trƣờng ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ rộng rãi và
nó đã loại bỏ các tƣ tƣởng về phát triển không quan tâm tới môi trƣờng.
Tháng 6-1972, Tuyên bố Stockholm về “môi trường con người” đã khẳng
định: “Bảo vệ và cải thiện môi trƣờng con ngƣời là vấn đề lớn có ảnh hƣởng tới
phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Đó là khao khát
khẩn cấp của các dân tộc trên khắp thế giới và nhiệm vụ của mọi chính phủ”.
Trải qua một q trình phát triển, các tƣ tƣởng về phát triển bền vững dần
dần đƣợc khái quát rõ nét hơn. Thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên đƣợc
sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế
giới phát hành. Chiến lƣợc này cho rằng muốn phát triền bền vững cần tính đến
những yếu tố kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Năm 1981 Robert Riddell đã mô tả phát triển bền vững gồm 3 yếu tố đặc
trƣng: bình đẳng kinh tế, hài hồ xã hội, mơi trƣờng cân bằng.
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Môi
trƣờng và Phát triển của Ngân hàng thế giới thuật ngữ phát triển bền vững chính
thức đƣợc định nghĩa. Cho đến đây các lý thuyết về phát triển bền vững đã đƣợc
hình thành và đã đạt đƣợc nhiều sự đồng thuận từ phía các quốc gia, các tổ chức

môi trƣờng cũng nhƣ quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới. Tiếp tục phát
triển các tƣ tƣởng về phát triển bền vững năm 1992, Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc
Hội thảo về “Môi trƣờng và Phát triển” tại Rio de Janeiro. Hội nghị này đƣa ra các
văn kiện có tầm thế giới, với việc tuyên bố 27 ngun tắc và thơng qua Chƣơng trình
nghị sự 21. Chƣơng trình nghị sự 21 đã đề ra chƣơng trình khung phù hợp với phát
triển bền vững.
Tháng 9-2002, Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới của Liên Hợp Quốc tổ chức
tại Nam Phi lần đầu tiên lấy tên “Phát triển bền vững”. Điều đó khẳng định phát
triển bền vững đã trở thành trào lƣu của toàn thế giới. Tuyên bố Johannesburg về
phát triển bền vững năm 2002: thiết lập cam kết của các chính phủ cũng nhƣ trên
9


toàn thế giới, nhằm thực hiện kế hoạch Johannesburg. Nội dung của kế hoạch là nỗ
lực thúc đẩy quá trình lồng ghép phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi
trƣờng, xem nhƣ là ba trụ cột phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau cùng phát
triển bền vững.
1.2. Phát triển nền nông nghiệp theo xu hƣớng bền vững
1.2.1. Khái niệm nông nghiệp phát triển bền vững
Xu hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững xuất hiện và đƣợc nhiều nƣớc áp
dụng đã đem lại những hiệu quả nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên khái niệm về phát triển
nông nghiệp bền vững mới bắt đầu xuất hiện trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX.
Theo định nghĩa của TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên Hợp Quốc): Nông nghiệp
bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thoả
mãn nhu cầu của con ngƣời đồng thời cải tiến chất lƣợng mơi trƣờng và gìn giữ
đƣợc tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lƣơng thực thuộc Uỷ ban Hợp tác của
các tổ chức phát triển Phi chính phủ (NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu thống nhất

đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Nông nghiệp bền vững đƣợc thiết lập nhằm đáp ứng cả
nhu cầu của ngƣời dân cũng nhƣ các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái
ở một vùng xác định. Mục đích là đƣa năng suất cây trồng lên mức cao trên cơ sở
bền vững và lâu dài mà không huỷ hoại môi trƣờng sống. Cần ƣu tiên xác định và
phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phƣơng nhƣ nguồn lực lao động, nƣớc,
dinh dƣỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tƣ từ bên ngồi. Điều này khơng bao
gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhƣng
cần giảm thiểu mức độ của nó để nó khơng làm tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên
cũng nhƣ sức khoẻ và điều kiện kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự
bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hoá của những ngƣời sử dụng và thụ
hƣởng đƣợc tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện.
Theo Tổ chức về môi trƣờng sinh thái thế giới (WOED) đã định nghĩa nông
nghiệp bền vững nhƣ sau: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn
10


đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các
thế hệ mai sau.
Ở Việt Nam nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc nghiên cứu từ
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Thể hiện cụ thể nhất là
quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17-8-2004 của Thủ tƣớng chính phủ ban
hành Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam (Chƣơng trình nghị
sự 21 của Việt Nam). Trong 8 nội dung chính của chƣơng trình hành động thì nội
dung thứ 4 đã đề cập đến các nội dung về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt
Nam.
Từ việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trƣớc đó và căn cứ vào điều
kiện thực tiễn của Việt Nam, có thể kết luận rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững
(bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con người trong trong hiện tại

và tương lai và được xã hội chấp nhận.
1.2.2. Đặc trưng của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững
1.2.2.1. Đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả
Mục tiêu tăng trƣởng là mục tiêu theo đuổi của tất cả các ngành trong nền
kinh tế quốc dân. Bất cứ một ngành nào, một lĩnh vực nào nếu khơng có sự tăng
trƣởng đều sẽ gây trở ngại đối với tiến trình phát triển chung của toàn bộ nền kinh
tế. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, việc theo đuổi mục tiêu tăng trƣởng có một
ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngành nơng nghiệp là ngành cung cấp toàn bộ lƣơng
thực - thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con ngƣời. Hoạt
động tiêu dùng diễn ra liên tục đòi hỏi quá trình sản xuất cũng phải diễn ra liên tục
tƣơng ứng. Bên cạnh đó, cùng với q trình gia tăng tiêu dùng là sự gia tăng nhanh
chóng của dân số. Nếu nhƣ ngành nơng nghiệp khơng có sự tăng trƣởng thì sẽ đẩy
tồn xã hội vào tình trạng thiếu lƣơng thực.
Đối với nền nông nghiệp truyền thống, tốc độ tăng trƣởng rất thấp, đơi khi
cịn khơng có tăng trƣởng do ảnh hƣởng của các yếu tố thời tiết. Việc tiếp tục duy
trì nền nơng nghiệp truyền thống sẽ kéo lùi sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
11


quốc dân. Chính vì vậy việc đổi mới tồn diện khu vực nơng nghiệp, nói khác đi là
phát triển nơng nghiệp bền vững thì mục tiêu tăng tăng trƣởng đƣợc coi là một đặc
trƣng cơ bản.
Mục tiêu tăng trƣởng là mục tiêu cao nhất song mục tiêu đó sẽ khơng còn ý
nghĩa nếu nhƣ những thành quả của sự tăng trƣởng đó bị trả giá quá đắt. Nói khác đi
kết quả của sự tăng trƣởng đó phải thể hiện bằng hiệu quả trên thực tế. Nếu nhƣ tăng
trƣởng mà không mang lại hiệu quả thì sự tăng trƣởng đó hồn tồn vơ nghĩa, tăng
trƣởng phi thực tế. Hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp nói chung đƣợc thể hiện
trên nhiều khía cạnh khác nhau nhƣng tập trung nhất ở việc các sản phẩm nơng
nghiệp làm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào bao gồm cả các nguồn lực kinh tế lẫn
tự nhiên. Các sản phẩm nông nghiệp là kết quả của quá trình tái sản xuất mở rộng theo

chiều sâu.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp có đặc trƣng là phụ thuộc rất lớn vào các
điều kiện thời tiết, khí hậu… Do đó ngành sản xuất nơng nghiệp là ngành sản xuất
có tính chất bấp bênh, khơng ổn định. Đối với nền nông nghiệp truyền thống, sản
xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu nên hoạt động sản xuất thƣờng
khơng ổn định. Ngƣợc lại thì một trong những đặc trƣng của nền nông nghiệp bền
vững đó là sự ổn định và do đó phải đảm bảo tăng trƣởng ổn định. Phát triển bền
vững trong nông nghiệp đã bao hàm trong nó sự tăng trƣởng ổn định và có hiệu
quả, nó có ý nghĩa đối với việc nâng cao đời sống của dân cƣ khu vực sản xuất
nông nghiệp và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững chung
của toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
1.2.2.2 Giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mặt xã hội trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn
Tuyên bố của hội nghị Rio de Ranerio đã khẳng định: “Xoá bỏ nghèo nàn là
yêu cầu không thể thiếu của phát triển bền vững”. Đây là một đỉnh của tam giác
phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - mơi trƣờng. Có rất nhiều vấn đề xã hội trong
khu vực nông thôn cần giải quyết nhƣ nghèo đói, thất nghiệp, sự phân hố giàu
nghèo…

12


Tìm hiểu về vấn đề nghèo đói thì hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác
nhau về vấn đề nghéo đói. Theo cách định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận nhất
và thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay thì “nghèo đói đƣợc hiểu là: tình trạng
một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con
ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng”.
Trên thực tế hiện nay tình trạng nghèo đói tồn tại chủ yếu ở vùng nơng thơn.
Chiếm phần lớn trong số những ngƣời thuộc diện nghèo đói là những ngƣời tham

gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với một nền nông nghiệp truyền thống
lạc hậu, tốc độ tăng trƣởng thấp thì rất khó có thể giải quyết đƣợc vấn đề nghèo đói.
Trong khi đó việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững sẽ đảm bảo đƣợc các
mục tiêu : tăng trƣởng, ổn định, hiệu quả. Thực hiện đƣợc các mục tiêu trên sẽ là cơ
sở giải quyết đƣợc vấn đề thất nghiệp trong khu vực nông thôn. Xuất phát từ thực
tiễn khi các mục tiêu trên đƣợc thực hiện sẽ là cơ sở tiền đề vật chất góp phần thúc
đẩy nhanh q trình xố đói giảm nghèo. Khơng thể nói tới việc nâng cao mức
sống của dân cƣ sản xuất nông nghiệp nếu không thực hiện phát triển nông nghiệp
theo hƣớng bền vững.
Song song với việc giải quyết vấn đề xố đói giảm nghèo, việc làm…việc
phát triển nền nơng nghiệp bền vững sẽ góp phần nâng cao vai trị của ngƣời nơng
dân trong các khâu của q trình sản xuất. Xuất phát từ khía cạnh nghèo đói xem
xét: nghèo đói ảnh hƣởng trực tiếp tới giáo dục, ảnh hƣởng tới năng lực của các chủ
thể. Chủ thể ở đây chính là những ngƣời tham gia vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Với nền nông nghiệp truyền thống, những chủ thể của hoạt động sản xuất
nơng nghiệp lại khơng có bất cứ một quyền gì trong việc đƣa ra các quyết định liên
quan trực tiếp tới bản thân, tới các quá trình sản xuất của mình.
Ngƣợc lại, để phát triển một nền nơng nghiệp theo hƣớng bền vững thì
ngƣời nơng dân phải đƣợc coi là chủ thể của q trình sản xuất. Họ có quyền trong
mọi khâu của quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, họ có năng lực tự chủ với
việc tiến hành sản xuất của mình. Việc đảm bảo đƣợc vai trị của chủ thể trong mọi
khâu của quá trình sản xuất sẽ tạo điều kiện cho việc phá vỡ tảng băng tâm lý “ai là
13


chủ” vẫn tồn tại lâu nay trong phƣơng thức sản xuất nông nghiệp truyền thống. Chỉ
khi nào nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững nhất thì khi đó vai trò của
các chủ thể sẽ đƣợc đảm bảo ở mức cao nhất.
Một khía cạnh khác của việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mặt xã
hội trong khu vực nơng nghiệp, nơng thơn đó là việc thực hiện phân phối thu nhập

công bằng, đảm bảo các quyền tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản
phẩm nông nghiệp một cách công bằng hơn giữa các vùng, các thế hệ trong tƣơng
lai. Đối với một nền nông nghiệp truyền thống xƣa nay, một trong những nguyên
nhân kéo lùi sự phát triển của khu vực nông nghiệp so với các khu vực khác chính
là sự phân phối khơng cơng bằng. Cụ thể ở đây đó là sự phân phối không công
bằng về mặt thu nhập. Phần giá trị thuộc về ngƣời nông dân trong tổng giá trị sản
phẩm là rất thấp. Phần lớn giá trị đó lại thuộc về những chủ thể không trực tiếp tạo
ra sản phẩm, ví dụ nhƣ tƣ thƣơng, ngƣời cung cấp dịch vụ nông nghiệp…Khi thu
nhập của các chủ thể sản xuất không đƣợc đảm bảo thì sẽ khơng khuyến khích
đƣợc việc mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nó cịn làm
nảy sinh hàng loạt các mâu thuẫn, kèo lùi nền sản xuất đi xuống.
Với một nền nông nghiệp bền vững, mọi chủ thể đều đƣợc phân phối thu
nhập công bằng. Không chỉ công bằng trong thu nhập mà cịn cơng bằng trong việc
tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm làm ra. Sự cơng bằng đó
khơng phải chỉ cho thế hệ hiện tại mà nó cịn đảm bảo cho quyền tiếp cận cơng
bằng của các thế hệ tƣơng lai.
Các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan trực tiếp con ngƣời. Song để
giải quyết đƣợc không thể một sớm một chiều mà cần phải có một thời gian nhất
định và chỉ trong nền nông nghiệp phát triển bền vững các vấn đề trên mới có thể
giải quyết đƣợc tồn diện và triệt để.
1.2.2.3. Phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nền nông
nghiệp sinh thái
Trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân thì ngành nơng nghiệp
(bao gồm cả lâm nghiệp và ngƣ nghiệp) là ngành liên quan trực tiếp tới các điều
kiện tài nguyên thiên nhiên của môi trƣờng sinh thái.
14


Nền nông nghiệp truyền thống với đặc trƣng của nền nơng nghiệp lạc hậu,
trình độ kỹ thuật thấp kém, phƣơng thức canh tác thủ cơng. Chính những điều

này đã làm cho môi trƣờng thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Thể hiện cụ thể ở đây
nhƣ diện tích đất trồng cây nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thối hố, diện tích
rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, các nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt. Tất cả
đều do sự khai thác quá mức của con ngƣời. Hậu quả của những vấn đề trên sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp tới đời sống của ngƣời nơng dân, họ có nguy cơ rơi vào tình trạng
“nghèo đi tương đối”. Đứng trƣớc những vấn đề đó, nhận thức về phát triển bền vững
nền nông nghiệp theo xu hƣớng nền nông nghiệp sinh thái có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng.
Phát triển bền vững nền nông nghiệp theo xu hƣớng nền nông nghiệp sinh thái
đƣợc thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
Thứ nhất, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả mãn
nhu cầu của con ngƣời… Cùng với sự gia tăng của dân số và mức sống của con ngƣời
thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nơng nghiệp có xu hƣớng ngày càng tăng lên. Nếu
nhƣ nền sản xuất nơng nghiệp khơng đảm bảo đƣợc thì sẽ gây ra sự xáo trộn lớn trong
toàn xã hội. Tuy nhiên để đảm bảo đƣợc điều này thì khơng phải bằng cách khai
thác thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Quá trình khai thác và sử dụng ở đây cần phải
dựa trên những điều kiện tài nguyên thiên nhiên hiện có. Trên thực tế trong q
trình tác động vào mơi trƣờng, khai thác các tài nguyên thiên nhiên con ngƣời đã
phá vỡ tính cân bằng của mơi trƣờng sinh thái. Do đó trƣớc những địi hỏi thỏa mãn
nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao, nếu vẫn tiếp tục phá vỡ sự mất cân bằng của
mơi trƣờng sinh thái thì chính con ngƣời phải lãnh chịu hậu quả. Do vậy, khi phát
triển nền nơng nghiệp theo hƣớng bền vững thì một trong những đặc trƣng đó là
phải biết khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lý những tài nguyên thiên nhiên hiện
có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ.
Thứ hai, gìn giữ và bảo tồn chất lƣợng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các
thế hệ mai sau. Đứng trƣớc thực trạng việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên
nhiên một cách thiếu khoa học, thiếu tổ chức trong thời gian qua thì việc gìn giữ và
bảo tồn chất lƣợng nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng. Vấn đề cốt lõi của phát
15



triển bền vững là giành cho thế hệ mai sau những điều kiện tốt nhất. Do vậy công
việc bảo tồn và gìn giữ này khơng chỉ có ý nghĩa đối với thế hệ hiện tại, mà ở đây
điều quan trọng là nó giành cho các thế hệ mai sau những gì tốt nhất liên quan đến
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi phát triển bền vững là ngày hôm nay đƣợc
hƣởng lợi ích nhƣ thế nào thì thế hệ ngày mai cũng đƣợc hƣởng lợi ích nhƣ vậy.
Chính vì vậy ngay trong hiện tại, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ hiện tại thì việc khai thác và sử
dụng cần phải tính đến lợi ích của các thế hệ trong tƣơng lai.
Thứ ba, ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hố chất trong sản xuất nơng nghiệp.
Xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời kết hợp với trình độ
khoa học - kỹ thuật thấp kém nên trong quá trình sản xuất đã làm cho môi trƣờng
sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó là việc lạm dụng hố chất đã làm
mất đi tính bền vững q trình sản xuất. Phát triển nền nơng nghiệp theo xu hƣớng
nền nơng nghiệp sinh thái thì vấn đề ơ nhiễm do sử dụng hố chất trong quá trình
sản xuất đƣợc đặt lên hàng đầu. Những hậu quả của vấn đề ơ nhiễm, lạm dụng hố
chất khơng thể phát hiện ra trong thời gian ngắn nhƣng hậu quả mà nó đề lại thì rất
lâu dài. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phải dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất định. Các tiến bộ kỹ thuật đó phải dựa trên nền tảng thân thiện với môi
trƣờng sinh thái. Do áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sẽ giúp cho cây trồng vật
nuôi sinh trƣởng tốt, khi đó việc sử dụng hố chất vào sản xuất sẽ dần đƣợc loại trừ.
Hiệu quả của việc phát triển theo hƣớng sinh thái sẽ tạo ra các sản phẩm sạch, có
chất lƣợng cao.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp bền vững
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng và dân số đơng nhất thế giới.
Trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung
Quốc có nhiều nét tƣơng đồng so với Việt Nam. Từ khi Trung Quốc tiến hành cải
cách mở cửa, nền nông nghiệp và kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định,

trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của khoa học - công nghệ. Từ thập kỷ 90 của
thế kỷ XX cho đến nay, các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện
16


đại hố nơng nghiệp …đƣợc xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố và đã sử dụng
công nghệ cao để cải tạo nông nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã chọn công
nghệ cao làm khâu đột phá trong việc phát triển ngành nơng nghiệp. Hiện nay, trình
độ chung nền nơng nghiệp Trung Quốc khá cao. Tỷ lệ tiến bộ khoa học - cơng nghệ
nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định liên tục của kinh tế
nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc.
Sản lƣợng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đã và đang đứng hàng
đầu thế giới: lƣơng thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mì), ngơ đứng thứ 2, đậu
tƣơng đứng thứ 3, bơng, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thuỷ
sản đều đứng ở tốp đầu thế giới. Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế
giới nhƣng đã nuôi sống 22% dân số thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, Trung Quốc đã lần lƣợt ban
hành “Cương yếu kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ cao” và kế hoạch phối
hợp đồng bộ với “Chương trình bó đuốc”, đã chọn đƣợc 7 lĩnh vực của cơng nghệ
sinh học, công nghệ thông tin làm trọng điểm, tổ chức lực lƣợng khoa học cơng
nghệ nịng cốt, thúc đẩy khoa học - cơng nghệ nơng nghiệp cao trong tồn quốc và
giành đƣợc những tiến triển quan trọng và đột phá:
• Lĩnh vực cơng nghệ sinh học đã xây dựng đƣợc công nghệ sản xuất của hơn
60 loại hoa, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo… đã đƣợc áp dụng thành công trên diện
rộng về kỹ thuật cấy mô khử virút vào sản xuất theo kiểu cơng xƣởng hố, hiện nay
đã thực hiện đƣợc thƣơng phẩm hố cơng nghệ này. Đã nhân bản vơ tính gen hàng
trăm loại, ứng dụng công nghệ chuyển ghép di truyền và thu đƣợc nhiều loại gen có
các tính trạng khác nhau, sản xuất thử nghiệm điểm trình diễn hoặc trên đồng ruộng
nhiều giống mới, và đã thành công đƣa vào thị trƣờng thƣơng phẩm hố. Trong
lĩnh vực chăn ni, Trung Quốc đã thực hiện cấy ghép phơi thai tƣơi bị, dê …

thành cơng. Cơng nghệ ghép phôi thai đông lạnh đã áp dụng vào bị, cừu… và
đang đƣợc thƣơng mại hố.
• Lĩnh vực cơng nghệ thông tin đã xây dựng đƣợc nhiều ngân hàng dữ liệu
thông tin nông nghiệp nhƣ ngân hàng dữ liệu nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên
giống cây trồng, ngân hàng dữ liệu kết quả khoa học công nghệ nghề cá, ngân hàng
dữ liệu thống kê kinh tế nông nghiệp. Các ngân hàng này đã đƣợc lƣu giữ và khai
thác mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đà phát triển nhanh chóng của mạng
17


Internet, Trung Quốc đã khởi động chƣơng trình: Kim nơng, Mạng thông tin nông
nghiệp Trung Quốc, Mạng thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp Trung Quốc
và đã bắt đầu cung cấp những thơng tin có liên quan để phục vụ cho nông nghiệp
và nông thôn. Công nghệ viễm thám (RS) kết hợp với máy tính đã triển khai cơng
tác điều tra tài nguyên đất đai, đồng cỏ, rừng… giám sát động thái gây hại của sâu
bệnh chủ yếu trên nông nghiệp và lâm nghiệp… đã thu đƣợc hiệu quả tốt. Cơng
nghệ 3S, tức hệ thống định vị tồn cầu (GPS), hệ thông thông tin địa lý (GIS) và hệ
thống viễn thám (RS) bắt đầu đƣợc ứng dụng vào “nông nghiệp chính xác”. Việc
thu thập thơng tin và quản lý tác nghiệp ngoài đồng ruộng đã thu đƣợc kết quả.
Việc đẩy mạnh hố quản lý thơng tin và tiến trình mơ hình hố, thơng tin hố tài
nun rừng đã cung cấp lý luận, phƣơng pháp và công nghệ làm căn cứ cho các
đơn vị kinh doanh lâm nghiệp có thể sử dụng bền vững tài nguyên.
• Lĩnh vực vật liệu, phân hoá học, thuốc trừ sâu mới. Các loại phân bón, thuốc
trừ bệnh sinh vật và các hố chất loại mới đã phát triển khá mạnh. Loại phân bón
hỗn hợp do Trung Quốc tự chế tạo đã chiếm 20% số lƣợng phân bón hố học, các
loại phân hữu cơ dùng trong sản xuất rau, cây ăn quả, cây cảnh đã khá phổ biến:
phân hoá học nồng độ cao, phân hoá học hiệu quả lâu dài và phân tan chậm….sẽ
dần thay thế loại phân đơn nguyên tố, nồng độ thấp. Phƣơng pháp bón phân theo
bài phối chế, bón phân cân bằng, bón phân ƣu hố đã mở rộng tới 1/3 tổng diện tích
trồng cây lƣơng thực. Nói chung so với biện pháp bón phân đơn giản hiện nay thì

sản lƣợng tăng từ 8 - 15 %, có nơi lên tới 20%.
• Lĩnh vực thiết bị nơng nghiệp. Diện tích ứng dụng thiết bị đồng bộ năm
1996 là 698.000 ha đã phát triển lên 1.340.000 ha trong đó có 20.000 ha là kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc phù hợp với các cấu trúc, kỹ thuật
trồng trọt, khống chế môi trƣờng khác nhau, tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng ánh
sáng mặt trời. Trung Quốc nhập khẩu trên 100 nhà ấm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm tự
động hiện đại của các nƣớc tiên tiến thông qua tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo đã
nghiên cứu chế tạo ra các loại phòng ấm hiện đại điều kiển tự động.
Những kết quả đạt đƣợc thông qua các chƣơng trình phát triển trên là hết sức
to lớn. Trung Quốc bên cạnh việc đảm bảo an ninh lƣơng thực cho trên 1,2 tỷ ngƣời
của mình thì Trung Quốc đã và đang tham gia mạnh mẽ vào thị trƣờng các sản phẩm
nông nghiệp trên thế giới.
18


×