Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề tài phát triển nông nghiệp bền vững của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.35 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu, nông nghiệp
đều có vị trí quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của
nền kinh tế cung cấp những sản phảm thiết yếu như lương thực, thực phẩm
cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần
được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực
phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và
thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn,
tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định. Đời sống của người dân không
ngừng được cải thiện. Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là
nước nghèo. Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó
có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân
số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp.
Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế
quốc dân của Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó
nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội,
sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất
nước.
Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong
những năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều
thành tựu. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà
còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông
sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt
Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát
triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thực sự xử dụng


hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực
Do dó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà
và đề xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp,nhóm
chúng em đã chọn tiến hành nghiên cứu đề tài : ” Phát triển nông nghiệp bền
vững của Việt Nam hiện nay ”.
Phần I: Một số lý thuyết chung về phát triển nông
nghiệp bền vững
1.1 Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp:
1.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp :
Trong nền kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp cũng gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế nói chung, tuy nhiên với những đặc điểm riêng có của
sẳn xuất nông nghiệp mà ngành này có những ảnh hưởng khác nhau trong
quá trình phát triển kinh tế. Khi đề cập đến phát triển nông nghiệp cần phải
gắn liền với những đặc điểm tất yếu của ngành sản xuất này.
Thứ nhất, đối tượng của ngành nông nghiệp là cây trồng vật nuôi vì
vậy chúng tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên với thời gian sinh
trưởng, điều kiện sinh trưởng khác nhau.
Thứ hai, trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản
và đặc biệt quan trọng nhưng nó bị giới hạn bởi yếu tố diện tích. Do vậy việc
mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp và việc tang lợi nhuận trong nông
nghiệp có giới hạn nhất định.
Thứ ba, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ lớn. Trong quá trình
sản xuất , có thời kì nhu cầu về tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất
căng thẳng. Ngược lại có thời kỳ rất nhàn rỗi.
Thứ tư, trong sản xuất nông nghiệp lao động không được chuyển hóa
trực tiếp mà phải thông qua cây trồng vật nuôi tuy nhiên đây là ngành sử
dụng nhiều lao động. Trong nông nghiệp thời gian lao động không trùng
khớp với thời gian tạo ra sản phẩm, nghĩa là khi kết thúc một quá trình lao
động cụ thể như làm đất, gieo hạt, chăm sóc…chưa có sản phầm ngay mà
phải chờ tới khi thu hoạch.

Thứ năm, chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không
giống nhau giữa các loại cây trồng và vật nuôi.
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp với quá trình phát triển kinh tế
Vai trò đầu tiên và trên hết có nghĩa quyết định đến sự tồn tại của xã
hội là đáp ứng một trong ba nhu cầu cơ bản nhất của con người: nhu cầu ăn,
mặc và ở. Tất cả các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nhu cầu của con người
đều có nguồn gốc bắt đầu từ những sản phẩm của nông nghiệp.Do vậy trong
xu hướng dân số thế giới gia tang ngày một nhiều thì nhu cầu về lương thực
thực phẩm ngày càng gia tăng nhanh, vấn đề an ninh lương thực và đảm bảo
an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành
vấn đề mang tính toàn cầu.
Thứ hai, sự phát triển của nông nghiệp gắn liền với sự phát triển của
các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp là điều
kiện để tồn tại và phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng đầu vào là
các sản phẩm nông nghiệp như các ngành công nghiệp chế biến cây công
nghiệp: chè, cà phê, cao su, thuốc lá, mía , dầu cọ, dầu lạc…Ngoài ra còn có
các ngành công nghiệp khác: phân bón, rượu bia, giấy, thuộc da, dệt….
Thứ ba, nông nghiệp là nguồn cung caaos lao động phục vụ công
nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Kinh nghiệm cho thấy
trong quá trình phát triển dần dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực
nông nghiệp sẽ giảm xuống và đặc biệt là lao động dư thừa đã chuyển dịch từ
khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vu. Do vậy, việc
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho lực lượng lao động ở nông
thôn cùng với quá trình đầu tư để đổi mới trang thiết bị, công cụ lao động và
tổ chức hợp lý quá trình lao động là điều kiện cơ bản để tăng năng xuất lao
động trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn.
Thứ tư, nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời đầu tiên nên cũng giữ vai
trò quan trọng trong việc tích lũy và cung cấp vốn cho việc phát triển các
ngành nghề kinh tế khác, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cách mạng công
nghiệp ở các quốc gia. Hoạt động thương mại quốc tế phát triển , trình độ

chuyên môn hóa được nâng cao việc sản xuất chế biến và xuất khẩu sản
phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp cũng là nguồn cung cấp lượng ngoại tệ
khá lớn giúp cho các nước đang phát triển đầu tư phát triển, thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.
Thứ năm, nông nghiệp và nông thôn luôn là khu vực hình thành nên
những thị trường lớn đối với các ngành kinh tế khác đặc biệt là đối với các
ngành nông nghiệp sản xuất vật tư sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp mang lại cũng giúp cho tần lớp dân cư nâng
cao khả năng thanh toán, thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp tiêu
dùng của khu vực nông thôn đặc biệt khi các sản phẩm công nghiệp đã bão
hòa trong khu vực thành thị. Việc tăng cường sử dụng đầu vào từ công
nghiệp tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động , nâng cao sản lượng, thu
nhập của khu vực nông nghiệp sẽ kéo theo nhu cầu về các sản phẩm công
nghiệp tăng lên. Như vậy ngành nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ đối với
các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, đó vừa là mối liên kết xuôi, vừa là
mối liên kết ngược gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Thứ sáu, phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa qua trọng trong việc
bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên. Với đối tượng sản xuất là cây trồng,
vật nuôi gắn liền với đất đai, việc phát triển nông nghiệp tạo nên một hệ sinh
thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần
vào việc bảo vệ môi sinh. Tuy nhiên muốn được nhưu vậy phải kết hợp nhiều
loại nông sản theo một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tránh sử dụng quá mức các
loại hóa chất, tiến tới phát triển một nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp
sinh thái. Như vậy xét về mặt kinh tế xã hội và môi trường thì nông nghiệp có
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các nước đều nhận thức được rằng
nếu không có nền nông nghiệp phát triển, một nền nông nghiệp tiên tiến thì
nền kinh tế quốc dân khó có thể phát triển với tốc độ cao được. Vì vậy, phát
triển nông nghiệp là cơ sở quan trọng để đảm bảo ổng định chính trị, xã hội
và phát triển kinh tế bền vững củng cố và tang cường quốc phòng an ninh và

là cơ sở để thúc đảy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế nhiều nước
đã chứng minh nước nào có nền nông nghiệp phát triển vững chắc đều đạt
được sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.
1.2 Một số khái niệm liên quan
- Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó lồng ghép các quá trình
sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường, đảm bảo thỏa
mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp
ứng những nhu cầu của tương lai.
- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện
tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai
sau. (Hội đồng thế giới về môi trường và Phát triẻn của Liên hợp quốc -
WCED)
- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về
vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa , sự bình đẳng của các công dân
và sự đồng thuận của xã hội.Phát triển bền vững phải có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (đặc
biệt là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt là tiến bộ xã hội, công
bằng xã hội, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm) và bảo vệ môi
trường (đặc biệt là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng
môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
- Quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và
chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25 tháng 6
năm 1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ CNH-HĐH đất nước nhấn mạnh : “Bảo vệ môi trường là một nội dung
cơ bản không thể tách rời trong đường lối ,chủ trương và kế hoạch phát triển
kinh tế -xã hội của tất cả các cấp,các ngành ,là cơ sở quan trọng bảo đảm
phát triển bền vững,thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.Quan
điểm phát triển bền vững được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội
IX của Đảng cộng sản Việt Nam và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

2001-2010 là: “phát triển nhanh ,hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “phát
triển kinh tế- xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự
hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa
dạng sinh học”
- Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế
hệ mai sau (Tổ chức sinh thái và môi trường Thế giới – WORD)
- Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được 2
yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu nông sản hiện tại và duy trì được tài
nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm: gìn giữ quỹ đất, nước,
rừng, không khí, khí quyển và tính đa dạng sinh học…
- Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu
cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Phần II: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững
của Việt Nam hiện nay:
2.1 Phần thực trạng phát triển nông nghiệp của VN:
2.1.1 Giá trị sản lượng và tỉ trọng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP cả
nước. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp VN và cơ cấu nội bộ ngành.
2.1.1.1 Giá trị sản lượng và tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước.
Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp
bình quân đạt gần 5,5%/năm. Tăng trưởng của GDP nông nghiệp thời gian
qua có xu hướng giảm sút do sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng
loạt rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và cạnh tranh trên thị trường diễn ra quyết
liệt và người nông dân luôn phải chịu vị thế bất lợi
Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản)
trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm
2007 và tăng trở lại 22,1% năm 2008, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp thì
tăng so với các năm trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt

162.000 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm, tốc độ
tăng GDP nông, lâm, thủy sản đạt 2,4-2,6%. Năm 2011 cũng là năm được
mùa lúa với sản lượng ước đạt 41,5 triệu tấn, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so
với năm 2010.
2.1.1.2 Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và cơ cấu nội bộ ngành.
-Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp:
Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng GDP nông nghiệp là 4%, thì
giai đoạn 2000 - 2007 giảm xuống còn 3,7%. Riêng năm 2008, trong
bối cảnh giá nông sản trên thế giới tăng vọt, sản xuất nông nghiệp đã
khôi phục mức tăng trưởng lên 4,1%.
-Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp:
Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo
hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị
trường. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng
thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai
đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16% lên 23% trong khi
trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%.
Trong trồng trọt, giai đoạn 2000 - 2008 diện tích gieo trồng lúa
giảm hơn 250.000 ha, trong khi diện tích các cây công nghiệp, rau màu
và cây ăn quả tiếp tục mở rộng. Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi
trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ
lẻ ở gia đình. Nhưng chất lượng một số vật nuôi chưa cao; mô hình
chăn nuôi công nghiệp chưa thật sự phát triển, khả năng kiểm soát
dịch bệnh còn rất khó khăn.
Trong thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh. Diện tích
nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ năm 2000 đến 2008 tăng
408.100 ha. Nuôi trồng Thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa
phương thức hướng thân thiện với môi trường. Sản phẩm nuôi trồng,
khai thác thủy sản ngày càng gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Tuy nhiên, các vùng nuôi trồng thủy sản cũng ở trong tình trạng thiếu
ổn định. Khi giá tăng thì nông dân ồ ạt phá rừng, phá lúa, chuyển sang
nuôi trồng thủy sản và ngược lại khi giá xuống lại diễn ra tình trạng ứ
thừa hàng hóa và nông dân san lấp các ao hồ nuôi trồng thủy sản để
quay trở lại các cây trồng khác.Diện tích một số các vùng nuôi lớn với
mức độ thâm canh cao, xử lý chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường.
Trong lâm nghiệp, việc trồng rừng sản xuất được đẩy mạnh với
chương trình trồng mới 5 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2008 đạt
38,7%. Nhiều nơi đã tiến hành khai thác kinh doanh tổng hợp, phát
triển chế biến lâm sản. Đồ gỗ sau chế biến đã trở thành một mặt hàng
xuất khẩu quan trọng. Tuy đóng góp của lâm nghiệp trong tăng trưởng
kinh tế còn thấp so với tiềm năng. Nghề rừng hiện nay đang thể hiện
tích cực vai trò đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường trong khi vai
trò là một ngành kinh tế chưa được khai thác hết. Thu nhập từ lâm
nghiệp mới đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng GDP và trong cơ cấu
thu nhập của hộ nông thôn. Tuy có những tiến bộ rõ rệt nhưng tình
trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác động thực vật hoang dã vẫn diễn
ra. Xuất khẩu đồ gỗ phát triển nhanh nhưng phần lớn nguyên liệu vẫn
phải nhập khẩu.
2.1.2 Tình hình an ninh lương thực thực phẩm và giá trị xuất khẩu của
ngành nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu
của thị trường trong nước. 10 năm qua, vượt qua biến động thị
trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục
phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg
năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủ nhu cầu lương
thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm.
Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12
kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006;
tương tự, tiêu dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ

1,4 kg/người/tháng năm 2002 xuống 1,0 kg/người/tháng năm 2006).
Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng thịt các loại tăng
từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006,
tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5
kg/người/tháng năm 2006 ). So với các nước trong vùng, giá nông
sản, nhất là giá lương thực, thực phẩm ở Việt Nam ở mức tương đối
thấp đã giữ giá ngày công lao động thực ở mức khá thấp, hấp dẫn thu
hút đầu tư nước ngoài và góp phần thiết thực cho công tác xóa đói
giảm nghèo.
Xuất khẩu các loại nông, lâm sản tiếp tục được mở rộng, một số
ngành có thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà
phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản Giá trị kim ngạch
xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2007 đạt 51,9 tỷ USD,
bình quân mỗi năm đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân
14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 11,2 tỷ USD, gấp 2,7
lần năm 2000, trong đó: cao su gấp 8,3 lần; cà phê 3,8 lần; gạo 2,2 lần;
chè 1,6 lần; hạt điều 3,9 lần; hồ tiêu 2,0 lần, sản phẩm gỗ 5,9 lần. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm
2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su
32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 4,5 tỷ đô la,
chiếm 25% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của khối nông, lâm, ngư
nghiệp. Đã có 5 mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, cà phê,
gạo, cao su, đồ gỗ. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất
trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả
trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.
2.1.3 Tình hình phân bố cây trồng,vật nuôi.
Trong nông nghiệp, sự chuyên môn hóa ngày càng rõ nét, thể
hiện ở việc hình thành các vùng chuyên canh. Điều này tạo điều kiện

cho nông nghiệp phát huy lợi thế của mình và ngày càng tiến tới phát
triển bền vững.
Khu vực phân bố của một số cây trồng, vật nuôi:
- Cây lương thực, cây lúa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long vì ở đây có điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi cho cây lương thực phát triển như đất phù sa màu
mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, nguồn
nước dồi dào từ sông, ngòi, ao, hồ, kênh rạch
- Cây hoa màu, lương thực như ngô, khoai, sắn tập trung ở
Đông Nam Bộ, Tây Bắc và đông bằng sông Hồng.
- Cây thực phẩm rau đậu trồng ở khắp các địa phương.
- Cây công nghiệp có 2 loại chính cây công nghiệp lâu năm và
cây công nghiệp hằng năm.
+ Cây công nghiệp lâu năm chè trồng ở trung du miền núi
Bắc Bộ, Tây Nguyên, cà phê trồng chủ yếu ở Tây Nguyên
(Đăklăk),cao su trồng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Cây công nghiệp hằng năm như mía ở đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam Bộ; lạc ở Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ;
đậu tương ở vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng; bông
thuốc lá ở Đông Nam Bộ.
- Về chăn nuôi gia súc gia cầm: trâu phân bố tập trung ở miền
Bắc; bò ở khắp các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, ven các thành
phố lớn; lợn ở đồng bằng song Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông
Nam Bộ; gà ở khắp các vùng trên cả nước; vịt ở đồng bằng
sông Cửu Long; ngan ngỗng ở đồng bằng sông Hồng, Duyên
Hải Nam Trung Bộ.
- Về nuôi trồng thủy hải sản tập trung chủ yếu ở các vùng ven
biển và đông bằng sông Cửu Long.
2.1.4 Tình hình sử dụng tài nguyên nông nghiệp.
Năm 2005 có 9.4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm

hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính
theo đầu người là 0.1 ha.
Nhiều vấn đề tồn tại trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
thiên nhiên: Khả năng mở rộng đất ở đồng bằng và miền núi là không
nhiều. Đặc biệt tại Tây Nguyên, diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục,
do khai thác quá mức và chưa ngăn chặn được hoạt động khai thác bất
hợp pháp. Rừng trồng không đạt chỉ tiêu. Phát triển cây trồng chưa
gắn với khả năng tưới. Phát triển cây trồng trên địa hình không thuận
lợi, chưa gắn với việc sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp. Do vậy,
càng phát triển càng kém bền vững. Nhiều giải pháp tương đối toàn
diện đã được kiến nghị. Một số nghiên cứu chuyên đề, như phương án
sử dụng đất ở huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy, đã được hoàn thành và bàn
giao cho địa phương sử dụng.
Vấn đề suy thoái chất lượng đất do lượng phân bón sử dụng còn
thấp, chưa bù lại được lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi, hoặc do
sự mất cân đối trong sử dụng phân hoá học. Cũng có nhiều nơi dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong đất khá cao, ảnh hưởng
tới chất lượng sảm phẩm cây trồng.
Về mặt đa dạng sinh học, nhiều giống cây trồng, vật nuôi cổ
truyền có giá trị về gen đã bị thất thoát, thí dụ 56 giống lúa, trong đó
có 30 giống có chất lượng gạo ngon.
Các loài thiên địch trong vùng trồng lúa cũng đã giảm đi 23 loài
và giảm trên 50% về số lượng.
Vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn về nông nghiệp và thuỷ hải sản,
nhưng cũng có những trở ngại lớn về mặt môi trường do chế dộ thuỷ
văn và tình hình khai thác trên sông Mê Công, do ảnh hưởng của bán
nhật triều Biển Đông, lại là vùng có những diện tích đất phèn rộng lớn
và miền đất ngập nước nhậy cảm.
Tác động của các bờ bao làm thay đổi quan hệ dòng chảy tiêu
biểu là ở sông Tiền và sông Hậu và thúc đẩy hiện tượng sạt lở bờ và

tăng bồi lấp ở cửa sông.
Việc sử dụng kém hiệu quả tài nguyên nuớc, cùng những tồn tại,
yếu kém trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước chủ yếu tại lưu vực
các con sông lớn như sông Hồng, sông Đồng Nai… là nguyên nhân làm
suy giảm và thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và cũng như nước
phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Điều này đòi hỏi việc thực hiện Luật
về tài nguyên nước.
Hiện tượng hoang mạc hoá xuất hiện ở nước ta và có nguy cơ
lan rộng tại một số tỉnh Nam Trung Bộ. Nguyên nhân của các hiện
tượng này do đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu khô nóng, tính chất
cực đoan của khí hậu-thuỷ văn giữa mùa khô và mùa mưa, thành phần
thạch học của đất đá, các phương thức canh tác lạc hậu và việc chăn
thả gia súc quá tải Nhiều biện pháp đã được đề xuất, liên quan đến
vấn đề quy hoạch, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất và các giải
pháp về tổ chức và quản lý. Một số mô hình dựa trên các kinh nghiệm
của nhân dân đã được nghiên cứu, cải tiến và đang thử nghiệm, bước
đầu cho kết quả tốt.
2.1.5 Tình hình ứng dụng KH-CN vào sx nông nghiệp.
2.1.5.1Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp:
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp
được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát
triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu
ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu
cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, chương trình
trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa
vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12
dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả

nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH
hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh
vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng,
vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc
tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt và chăn
nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài
chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị
phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo
ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2
giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng
bệnh xanh lùn
Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn
được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy
trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò
trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành
tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông
dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn
chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp,
giảm chi phí đầu vào.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu CNSH đã được
ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài CNSH vẫn chỉ là thí
nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm chí không ít đề tài đang
nằm lưu cữu trong phòng thí nghiệm.Ngoài ra, các nhà khoa học thủy
lợi còn đề xuất được qui trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho vùng
khan hiếm nước ở Nam Trung Bộ, Miền núi phía Bắc, ĐBSCL. Mô hình
phục hồi đất thoái hóa, nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản cho vùng
bán đảo Cà Mau và vùng ven ĐBSCL. Nhiều quy trình công nghệ mới
được phát triển và ứng dụng như công nghệ ngăn sông vùng ven biển,

công nghệ đập trụ bao liên hợp để đưa ra phương án thiết kế ngăn các
cửa sông lớn tại ĐBSCL và ĐBSH.
Cũng trong 5 năm từ 2006 - 2010, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu
tạo ra được 273 giống cây trồng, trong đó có 97 giống cây được công
nhận chính thức gồm 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4
giống cây có củ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả,… nhiều loại giống đã
được công nhận và cho sản xuất thử.
Trong chăn nuôi thú y, Bộ NN&PTNN cũng đã lai tạo thành công
giống lợn lai cho từng vùng đưa năng suất chăn nuôi lên cao. Nghiên
cứu trong lâm nghiệp cũng cho ra đời 87 giống mới, gồm 78 dòng và 9
giống cây lâm nghiệp,… gắn bó với nghề nông.
2.1.5.2 Về sử dụng máy móc.
Cả nước có khoảng 22.000 ô tô loại nhỏ, 20.000 tàu, thuyền gắn
máy có thể đảm bảo 80% việc vận chuyển ở nông thôn. Số lượng máy
kéo các loại có khoảng 300.000 chiếc, tổng công suất 3,5 triệu mã lực.
Trong đó đa phần là máy léo 2 bánh dưới 15 mã lực (75,3%), máy kéo
4 bánh 15-35 mã lực (15,2%), máy kéo trên 35 mã lực chỉ chiếm 9,5%.
Tây Nguyên là địa bàn có tỷ lệ sử dụng máy nông ngiệp cao nhất, chiếm
34,45%, thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc (4,47-6%) và duyên
hải Nam Trung Bộ (4,29-4,53%).
2.1.6 Tình hình thiên tai, dịch bệnh và công tác dự báo thiên tai, cảnh báo
dịch bệnh ảnh hưởng đến nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây, do diễn biến xấu của tình trạng nóng
lên toàn cầu, do sự phá hoại môi trường của các hoạt động sản xuất và
phát triển không bền vững, diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp
hàng năm gây ra thiệt hại lớn về người và của cho sản xuất nông
nghiệp và đời sống người dân. Tần suất thiên tai ngày càng dày, mức
độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn. Ở nước ta trong các năm
qua liên tục xuất hiện bão lớn, mưa to gây lũ lụt, lở đất, hạn hán, cháy
rừng,

Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có
khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt
Nam. Ngoài ra, gió mùa (gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông
Bắc lạnh)và một số kiểu thời tiết khắc nghiệt như : mưa dông kèm lốc
xoáy và vòi rồng, mưa đá, sương muối, sương giá… cũng gây ra những
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Trung bình hàng năm có 37,9% và 16,7% hộ nông dân bị thiệt
hại do mất mùa và thiên tai. Năm 2007, ước tính thiệt hại do thiên tai
gây ra làm 462 người chết và 11.514 tỷ đồng, bằng gần 1% GDP. Trong
tương lai, xu hướng nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục gây thiệt hại lớn cho
Việt Nam.
Thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy
mô rộng cho cả cây trồng, vật nuôi và con người. Trên lúa xuất hiện
dịch rầy nâu, vàng lùn xoắn lá, trên gia súc xuất hiện bệnh lở mồm
long móng, lợn tai xanh, cúm lợn trên gia cầm bệnh cúm tiếp tục đe
dọa, Các bệnh dịch này chẳng những gây thiệt hại trực tiếp cho sản
xuất mà một số loại bệnh của gia súc, gia cầm có nguy cơ lây lan sang
cho người, gây khó khăn ổn định kinh tế xã hội. Với nuôi trồng thủy hải
sản thì một số dịch bệnh hay gặp phải là: bệnh đốm trắng và bệnh đầu
vàng đối với tôm sú và tôm chân trắng, bệnh hội chứng Taura đối với
tôm chân trắng.
- Công tác dự báo thiên tai và cảnh báo dịch bệnh.
Với những trang thiết bị hiện đại quan trắc và giám sát bầu
trời hiện nay như ảnh mây vệ tinh phân giải cao MTSAT, rađa thời
tiết người ta có thể phát hiện được bão, dông, tố, lốc, mưa đá,
sương mù song do các hiện tượng trên xảy ra quá nhanh hoặc
diễn biến phức tạp nên chỉ có thể dự báo cực ngắn. Tuy vậy do điều
kiện thông tin truyền thông, thông tin dự báo đến cộng đồng có độ
trễ nhất định nên công tác dự báo phục vụ còn hạn chế.
Với nước ta hiện nay căn cứ vào điều kiện và khả năng hình

thành thiên tai trong những hệ thống thời tiết nhất định chúng ta
chỉ có thể cảnh báo khả năng xuất hiện chúng để phục vụ công tác
phòng chống, nhưng chưa dự báo một cách chính xác thời gian, vị
trí xuất hiện. Bởi vậy công tác chuẩn bị, chủ động phòng chống các
thiên tai đối với cộng đồng nói chung và đặc biệt đối với người sản
xuất nông nghiệp nói riêng vẫn là chiến lược lâu dài và hiệu quả
nhất đối với công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại.
Với dịch bệnh thì hàng năm các cơ quan chức trách vẫn có
những cảnh báo cho người sản xuất nông nghiệp theo mùa, tháng
mà dịch bệnh phát triển mạnh. Tuy nhiên, do công tác thanh tra
kiểm tra còn yếu kém và hệ thống thông tin chậm nên dịch bệnh dễ
bị lan rộng, khó kiểm soát dẫn tới hậu quả khó lường trong sản
xuất nồn nghiệp.
2.1.7 Hệ thống thủy lợi trong cả nước.
2.1.7.1 Hiện trạng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.
Sau nhiều năm đầu tư, với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến nay, cả nước đã có 75 hệ
thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá
trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất và công
sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo
tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các
tỉnh bắc bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở
đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm
gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa. Các công trình thuỷ lợi còn tưới
trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Lượng nước sử
dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính toán năm 1985 đã sử dụng 41
tỷ m
3
chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 1990 sử dụng 46,9 tỷ
m

3
chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m
3

Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác
trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu
tấn/năm. Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa
bình quân lương thực đầu người 330 kg năm 1990 lên 444 kg năm
2000. Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu
gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm.
2.1.7.2 Công tác thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn,
nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước
để nuôi trồng thuỷ sản. Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát
triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề cập đến. Vài năm gần đây
do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều vùng đất ven
biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập
trung. Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu
sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải
pháp đồng bộ. Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo
kinh nghiệm. Nhiều nơi, đã có hiện tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm
chết hàng loạt mà nguyên nhân là do môi trường nước không đảm bảo
liên quan đến hệ thống cấp nước và thoát nước. Một số vùng đã có
tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn,
ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết.
Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở
hầu hết các hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy
sản tự nhiên nên chỉ sau 1 thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt.
Đây là một tiềm năng lớn nhưng chưa được quan tâm tổ chức, đầu tư.
2.2 Thành tựu và thách thức trong phát triển nông nghiệp ở

Việt Nam
2.2.1 Thành tựa đạt được :
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, vượt qua bao gian
khó, đến nay nền nông nghiệp nước ta đã từng bước trưởng thành và
đóng góp nhiều thành tựu vào sự nghiệp phát triển kinh tế, trong đó
nổi bật là những vấn đề sau đây:
- Thành tựu nổi bật nhất là nông nghiệp VN tăng trưởng
cao,liên tục, đặc biệt là căn bản giải quyết được vấn đề lương thực cho
đất nước. tăng trưởng bình quân hàng năm về nông lâm và ngư nghiệp
thời kì 1991 – 2000 đạt 4,3% trong đó nông nghiệp đạt 5,4% ( riêng
lương thực đạt 4,2%, cây công nghiệp đạt 10%, chăn nuôi 5,4%) thủy
sản tăng 9,1%.lâm nghiệp tăng 2,1%.sản xuất lương thực nước ta đã
đạt được kết quả to lớn từ 13,478 triệu tấn lương thực năm 1976 đã
tăng lên 14,309 triệu tấn năm 1980, lên 18,20 triệu tấn 1985, lên
21,488 triệu tấn năm 1990, lên 27,570 triệu tấn năm 1995 và lên
34,254 triệu tấn năm 1999, đáng chú ý là năm 1999 so với năm 1994
sản lượng lương thực tăng 8,055 triệu tấn, hàng năm tăng bình quân
1,611 triệu tấn.nếu so với năm 1976 săn lượng lương thực năm 1999
tăng 154.41% trong đó lúa gạo tăng 133.75%.tính bình quân lương
thực đầu người từ 274.4kg năm 1990 lên 372.5kg năm 1995 lên
407.9kg năm 1998 và lên 433.9kg năm 2000. Giá trị sản xuất lâm,nông
nghiệp và thủy sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232.7
nghỉn tỷ đồng, tăng 4.7 % so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt
168.4 nghìn tỷ đồng, tăng 4.2%; lâm nghiệp đạt 7.4 nghìn tỷ đồng tăng
4.6%; thủy sản đạt 56.9 nghìn tỷ đồng tăng 6.1%
Trong hơn bốn thập kỷ lương thực đối với nước ta luôn là vấn đề
nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Tính riêng
13 năm(1976-1988) Việt Nam đã nhập 8.5 triệu tấn gạo, hàng năm
nhập 0.654 triệu tấn gạo, trong đó thời kỳ 1976 – 1980 bình quân hàng
năm 1.12 triệu tấn. thời kỳ 1981 – 1988 bình quân hàng năm nhập

0.3625 triệu tấn.song từ năm 1989 lại đây sản xuất lương thực, sản
xuất lương thực nước ta chẳng những đa trang trải nhu cầu lương
thực cho tiêu dùng, có lương thực dữ trữ cần thiết mà còn dư thừa để
xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu từ 1,5 – 2,0 triệu tấn gạo thời kỳ 1989
– 1995 và tăng lên 3 – 4,6 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm
2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo
trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm
trước : năng suất đạt 53,2 tạ/ha,tăng 0,8 tạ/ha.
Giải quyết tốt vấn đề lương thực là điều kiện quyết định để đa
dạng hóa độc canh lúa nước, từ khi giải quyết được vấn đề lương thực,
mới có điều kiện để đa dạng hóa theo hướng giảm tỷ trọng cây lương
thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả…Năm 2000 tỷ trọng
cây lương thực là 67,11%, trong đó lúa chiếm 61,38%, tỷ trọng cây
công nghiệp chiếm 6,33%, riêng cây công nghiệp lâu năm chiếm
11,21%, tỷ trọng cây ăn quả tăng 29,34%.Lương thực dồi dào, nguồn
thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Từ năm
1981 trở lại đây con bò lại được xác định không chỉ để cày kéo mà là
nguồn cung cấp thịt, sữa cho nhân dân, 11 đàn bò nước ta đã tăng lên
nhanh chóng, năm 2000 đàn bò cả nước tăng lên 4,1279 triệu con tăng
152,21% so với năm 1976, trong đó đàn bò miền Bắc gấp 3,2 lần. Hiện
nay lợn là gia súc cung cấp nguồn thịt chủ yếu cho nhân dân, số lượng
đàn lợn từ 8,9581 triệu con năm 1976 tăng lên 12,2605, tăng 36,86%,
đó là thời kỳ lương thực đang gặp khó khăn đàn lợn tăng chậm. Từ
năm 1991 trở đi lương thực được giải quyết vững chắc, đàn lợn đã
tăng nhanh từ 12,1404 triệu con tăng lên 17,6359 triệu con, chỉ trong
vòng 7 năm số lượng đàn lợn tăng thêm nhiều hơn 2,29 lần của 15 năm
trước đó. Điều đáng chú ý là số lượng đàn lợn năm 2000 tăng 125,42%
so với năm 1976, trong khi đó sản lượng thịt lợn hơi tăng 326,85%.
Đạt được kết quả đó là do chất lượng đàn lợn tăng lên. Ngoài lợn, trâu
bò chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh về số lượng và chủng loại,

cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống, nông dân đã tiếp thu
phát triển chăn nuôi kiểu công nghiệp. Năm 2010 đàn lợn cả nước có
27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2009. Đàn gia
cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%. Đàn trâu có 2913,4 nghìn con, tăng
0,9%. Đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi
xuất chuồng năm 2010 ước tính 84,2 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm
2009. Sản lượng thịt bò 278,9 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng thịt lợn
3036,4 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lượng thịt gia cầm 621,2 nghìn tấn,
tăng 17,5%. Trứng gia cầm 6371,8 triệu quả, tăng 16,5%.
Những năm gần đây thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kể,
công tác nuôi trồng thủy sản được coi trọng, nhất là vùng ven biển.
Những cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu được triển khai ở
ven biển miền Trung. Việc đánh bắt hải sản đang được khôi phục và
phát triển ở nhiều địa phương, tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt
được tăng cường, nhất là hiện nay các tỉnh đang triển khai dự án đánh
bắt cá xa bờ, tiềm lực của thuỷ sản được tăng nhanh, nhờ vậy mà sản
lượng thuỷ sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn. Sản
lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với
năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn,
tăng 7,1%.
- Từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá
với qui mô lớn. Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang sản
xuất nông sản hàng hoá, nông nghiệp nước ta đã và đang từng bước
hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá với qui mô lớn. Hai vùng
trọng điểm lúa của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
Sông Hồng đó là hai vùng sản xuất lúa lớn nhất của đất nước. Ở đồng
bằng sông Cửu Long, năm 2000 diện tích gieo trồng lúa đạt 3,936 triệu
ha, hàng năm diện tích trồng lúa cần được mở rộng, trong đó có những
tỉnh có qui mô diện tích tương đối lớn, như tỉnh Kiên Giang có gần 540
ngàn ha, An Giang có 464 ngàn ha, Cần Thơ có 413 ngàn ha v.v

Cà phê là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu quan trọng sau lúa gạo,
năm 2000 diện tích cà phê cả nước đạt 516,7 ngàn ha với sản lượng
hơn 698,2 ngàn tấn cà phê nhân. Năm 2010 diện tích cà phê cả nước
548,2 nghìn ha, sản lượng cà phê ước tính 1105,7 nghìn tấn, tăng 4,6%
so với năm 2009. Cà phê được phân bố tập trung nhất ở vùng Tây
Nguyên chiếm 80,25% diện tích và 85,88 sản lượng, riêng tỉnh ĐăkLăk
chiếm 48,93% diện tích và 64,73% sản lượng cà phê nhân cả nước
Ngoài vùng cà phê Tây Nguyên, cà phê cũng phát triển mạnh ở vùng
Đông Nam Bộ, chiếm 13,27% diện tích và 11,85% sản lượng cà phê của
cả nước, trong đó tập trung nhất là tỉnh Bình Phước.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm được phát triển mạnh ở nước
ta, đến năm 2000 Việt Nam đã có 406,9 ngàn ha, với sản lượng mủ khô
291,9 ngàn tấn và lượng cao su mủ khô đã xuất khẩu năm 2000 là
280,0 ngàn tấn. Sản xuất cao su được phân bổ chủ yếu vùng Đông Nam
Bộ, trong đó tập trung ở hai tỉnh Bình Phước và ở Tây Nguyên.
Năm 2010 sản lượng một số cây ăn quả cũng tăng khá, trong đó
sản lượng cam, quýt cả năm ước tính đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so
với năm trước; dứa 502,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; chuối 1,7 triệu tấn, tăng
3%; xoài 574 nghìn tấn, tăng 3,6%, bưởi 394,1 nghìn tấn, tăng 3,4%.
Về chăn nuôi được phân bố đồng đều ở các vùng trong cả nước,
tính tập trung chưa cao, song bước đầu đã thể hiện sự hình thành vùng
sản xuất hàng hoá tương đối rõ. Lợn là vật nuôi quan trọng, cung cấp
nguồn thực phẩm chủ yếu cho nhân dân nước ta, sản lượng thịt hơi
chiếm 76,8% tổng sản lượng thịt hơi. Tính bình quân cả nước trên 1 ha
đất canh tác hàng năm có 3,18 con lợn và sản xuất được 207,8 kg thịt
hơi, trong lúc đó vùng đồng bằng sông Hồng là nơi chăn nuôi lợn khá
tập trung, chiếm 22,19% tổng đàn lợn và 26,41% tổng sản lượng thịt
hơi sản xuất ra của cả nước tính trên ha đất canh tác hàng năm có 6,2
con lợn, cao gấp hai lần bình quân chung cả nước và 503,9 kg thịt hơi,
cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nước. Đàn bò cả nước có gần

4,0 triệu con năm 1997, tính bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp có
0,51 con và sản xuất được 9,4 kg thịt hơi, trong đó vùng Duyên hải
miền Trung đạt mức cao nhất - 1,83 con/ha và 33,63 kg thịt hơi/ha cao
gấp ba lần bình quân chung cả nước. Tiếp đó là vùng khu 4 đạt mức
1,29 con/ha và 13,48 kg thịt hơi/ha.
Nhờ quá trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo
hướng đa dạng đã tạo điều kiện để từng bước hình thành những vùng
sản xuất chuyên môn hoá, có qui mô sản phẩm hàng hoá lớn.
Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn
hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quan điểm xuất
khẩu để tăng trưởng kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ
và chuyển biến tích cực. Năm 1986, giá trị xuất khẩu nông, lâm thuỷ
sản đạt 513 triệu đô la tăng lên 3168,3 triệu đô la năm 1996. Sau 10
năm kim ngạch xuất khẩu đã cao gấp hơn 6 lần. Đáng chú ý là thời kỳ
1991-1995 trong 10 năm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của cả
nước thì nông lâm thuỷ sản có 6 mặt hàng, đó là gạo, cà phê, cao su,
hạt điều, lạc nhân và thuỷ sản.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt
trên 18 tỷ USD, đưa nước ta thành một trong những quốc gia xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản lớn trên thế giới. Năng suất lúa năm 2010 đạt
53 tạ/ha, gấp 4,4 lần năng suất năm 1945 và gần gấp hai lần năm
1985. Sản lượng lúa năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn; sản lượng thịt
tăng gấp năm lần so với năm 1985; độ che phủ của rừng tăng lên
39,5% vào năm 2010. Thủy sản năm 2010 đạt tổng sản lượng 4,8 triệu
tấn. Sản lượng muối đạt 1,1 triệu tấn. Nước ta đã tham gia xuất khẩu
gạo, cà-phê, cao-su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, các loại lâm sản với số
lượng và chất lượng ngày càng tăng. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất
khẩu cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà-
phê đứng thứ hai, cao-su đứng thứ tư, thủy sản đứng thứ năm, chè
đứng thứ bảy Ðã có năm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD

trở lên là gạo, thủy sản, đồ gỗ, cà-phê và cao-su. Hàng nghìn công trình
thủy lợi được xây dựng trong 65 năm qua, trong đó có nhiều công trình
quy mô lớn. Hệ thống thủy lợi với hàng nghìn hồ đập, trạm bơm, hàng
chục nghìn km kênh mương, đê kè đã được hình thành.
Trong sự phát triển nhanh chóng của ngành nông lâm nghiệp
trong những năm qua có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ khoa
học - kỹ thuật thuộc các viện, các trung tâm nghiên cứu các trường đại
học và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm ở khắp mọi miền đất nước.
Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là
GDP hằng năm tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân từ 4,2% đến
4,5%/năm. Tổng giá trị nông, lâm và thủy sản năm sau thường cao
hơn năm trước, năm 2009 đã đạt khoảng 12,5 tỷ USD. Hiện nay, nhiều
tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đã
tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trưởng nông nghiệp khoảng 30%.
Những năm qua, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam
nghiên cứu thành công các quy trình công nghệ và chọn tạo được nhiều
giống cây trồng, gia súc Những tiến bộ kỹ thuật đó được được áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến sau thu hoạch. Năm 2011
cũng là năm thứ 21, nước ta thực hiện kim ngạch xuất khẩu gạo cao.
Khả năng cả năm 2010, xuất khẩu đạt 6,5 triệu tấn, trong đó đến ngày
9-11-2010 đã giao cho bạn hàng nước ngoài 5,9 triệu tấn gạo, với giá
trị kim ngạch 2,5 tỷ USD (giá FOB) tăng 9% về số lượng và 14% giá trị
kim ngạch. Giá gạo xuất khẩu đang ngày càng tăng dần, bình quân đạt
424 USD/tấn, tăng 18,58 USD/tấn so cùng kỳ năm 2009 Với sản lượng
lúa chiếm hơn 90% số sản lượng các cây lương thực có hạt, Việt Nam
đang trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm
nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 2%/năm). Trước đổi mới, số người
sống dưới mức đói nghèo là 60%, năm 2003 giảm xuống còn 29% và

năm 2006 còn 19%. Mức giảm đói nghèo ấn tượng này chỉ có Việt Nam
và Trung Quốc đạt được trong thời gian qua, chủ yếu là nhờ thành tựu
to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Trong khi công
nghiệp và dịch vụ còn đang lấy đà thì nông nghiệp và kinh tế nông thôn
vẫn là nơi tạo việc làm chính cho dân cư nông thôn
- Môi trường được cải thiện một cách rõ rệt. Thập kỷ 90 của thế
kỷ 20 chứng kiến những bước ngoặt quan trọng về nhận thức và hành
động của lâm nghiệp, chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang bảo vệ
rừng, tăng đầu tư trồng mới, khoanh nuôi; xã hội hoá hoạt động trồng
và bảo vệ rừng. Chương trình Phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327),
Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng cùng các chính sách giao
đất, giao rừng và hạn chế khai thác gỗ đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ
rừng từ 33,2% (năm 1999) lên 38% (năm 2006), tăng lên 39,5% vào
năm 2010.
- Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai có chuyển biến tích
cực. Đến nay, cả nước có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn; 800 hồ chứa lớn;
3.500 hồ chứa dung tích trên 1 triệu m3; trên 1.000 trạm bơm; hàng
vạn công trình khác có khả năng tưới trực tiếp cho 3, 45 triệu hecta,
tiêu cho 1, 7 triệu hecta, ngăn mặn 0, 87 triệu hecta, cải tạo chua phèn
1, 6 triệu hecta và cấp hơn 5 tỷ m3/năm cho sinh hoạt và công nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống đê điều đồ sộ với 5.700km đê sông, 2.000km đê
biển, 23.000km bờ bao làm nền cho công tác phòng chống thiên tai.
Đặc biệt năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một
bước chuyển biến lớn của kinh tế cả nước nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng. Sau 3 năm gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam đã
đạt được những kết quả rõ rệt. Giá trị xuất khẩu tiếp tục duy trì đà
tăng. Nếu như năm 2007, giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 12,5 tỷ USD thì
năm 2008, con số này là 16 tỷ USD và năm 2009 xuất khẩu đạt 15,4 tỷ
USD. Cán cân thương mại nông lâm thủy sản năm 2007 xuất siêu 5,450
tỷ USD, năm 2008 tiếp tục tăng xuất siêu với mức 5,874 tỷ USD và năm

2009 là 7,3 tỷ USD.
Như vậy, sau 3 năm hội nhập WTO với 3 cú sốc về giá lương
thực, giá xăng dầu, và khủng hoảng kinh tế toàn cầu phủ “bóng đen”
lên Việt Nam, nông nghiệp đã thể hiện được vai trò “trụ đỡ” trong việc
chống chọi được với những tác động của khủng hoảng kinh tế.
2.2.2Những thách thức của nông nghiệp VN
Do ảnh ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới và những rủi ro,
bất lợi về thời tiết, ngành nông nghiệp đã phải gánh chịu nhiều khó
khăn trong năm trước đây. Những khó khăn này cũng đặt nông nghiệp
Việt Nam trong năm tới trước nhiều thách thức.
2.2.2.1 Vấn đề môi trường trong nông nghiệp nông thôn:
Cháy rừng đang là một vấn nạn của ngành nông nghiệp, vừa
trực tiếp gây mất rừng vừa gián tiếp gây ra hiệu ứng khí thải nhà kính.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật thủy văn các con
sông, gây nên hiện tượng hạn hán trên diện rộng tại các tỉnh đồng
bằng sông Hồng và gây ra nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ở khu vực
phía Nam. Tại đồng bằng sông Cửu Long, mực nước trên sông có
khuynh hướng tăng, gây ngập trên diện rộng. Đồng thời đồng bằng
sông Cửu Long còn phải hứng chịu hiện tượng nước mặn xâm nhập
vào nội địa gây thiếu nghiêm trọng nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh
hoạt. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm quá
trình xâm nhập mặn vào nội địa đồng bằng sông Cửu Long sâu hơn,
không loại trừ địa phương nào và nước ngọt sẽ trở nên khan hiếm hơn.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần lựa chọn giải pháp tối ưu để
ứng phó. Thời tiết thay đổi thất thường cũng làm tăng nguy cơ xuất
hiện các loại dịch bệnh mới.
2.2.2.2 Đời sống dân cư nông thôn
Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức
trên 2 lần. Tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn (18,1%) cao gấp 6 lần khu
vực thành thị (3,1%). Gần 90% hộ nghèo tập trung ở vùng thường

xuyên gánh chịu thiên tai nên khả năng tái nghèo rất lớn. Ảnh hưởng
của thời tiết và thiên tai ngày một nhiều có khả năng làm giảm sản
lượng lương thực, thực phẩm gây nguy cơ đói cục bộ tại các vùng khó
khăn. Tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc ít người vẫn ở mức rất cao và tốc độ
giảm nghèo rất chậm.
Lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 70% trong
tổng số lao động nông thôn và 50% lao động xã hội. Xét về độ tuổi, lao
động nông thôn tương đối trẻ, với 47,7% nằm trong độ tuổi từ 15-35
tuổi. Tuy có số lượng lao động trẻ dồi dào nhưng chất lượng lao động
nông thôn còn thấp, cản trở đầu tư tư nhân vào nông nghiệp nông
thôn, cũng như việc rút lao động nông thôn vào khu vực công nghiệp -
dịch vụ chính thức ở đô thị.
Tăng trưởng nông nghiệp suy giảm trong bối cảnh giá XK giảm
sút, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân tại các vùng
XK nông-lâm-thủy sản. Nông hộ buộc phải giảm chi tiêu.
- 68,4% số hộ giảm chi tiêu cho thịt cá khoảng 18,5%.
- 65,2% số hộ giảm chi tiêu cho đồ dùng lâu bền khoảng 13,6%.
- 52,3% số hộ giảm chi tiêu cho xây dựng khoảng 25,9%.
2.2.2.3 DN nông nghiệp nông thôn
Tính đến năm 2009 có khoảng gần 20.000 cơ sở sản xuất công
nghiệp nông thôn, tăng gần 78% so với năm 2005 (thời điểm Luật
doanh nghiệp ra đời). Tuy nhiên, kết cấu kinh tế ở nông thôn vẫn chủ
yếu là thuần nông. Các hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Hoạt động của nhiều DNNN vẫn
kém hiệu quả, 27% DN làm ăn thua lỗ.
Bên cạnh khó khăn của khu vực DN, kinh tế trang trại cũng phát
triển rất chậm, chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông - lâm - ngư nghiệp
của cả nước. Mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoa học công nghệ
của các trang trại này còn rất yếu kém, khả năng liên kết với thị
trường rất hạn chế, khả năng cạnh tranh kém.

Kinh tế hợp tác phát triển chậm, chủ yếu là các HTX cũ chuyển
đổi. Số lao động thường xuyên trong các HTX chỉ chiếm 5% tổng số lao
động nông – lâm - ngư nghiệp. 54% số hợp tác xã hiện nay có hiệu quả
hoạt động ở mức trung bình và yếu.
2.3 Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
2.3.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chiên lược của các nước nông nghiệp là xây dựng và
phát triển một nên nông nghiệp bền vững. Mục tiêu tổng quát đến năm
2015 là: “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản
xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi
trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và
nâng cao đời sống nhân dân”.
2.3.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Tạo sự chuyển biến rõ nét trong
sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông
dân trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng
cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
chuyên canh, sử dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đẩy mạnh
cơ giới hóa, trong sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, thị trường tiêu
thụ và mở rộng xuất khẩu. Đến năm 2015, diện tích cây ăn trái 34.500
ha, sản lượng 442.000 tấn; 53.500 ha dừa, sản lượng 494 triệu trái;
diện tích vùng chuyên canh sản xuất lúa tập trung 26.500 ha, sản
lượng đạt 331.600 tấn; vùng mía nguyên liệu 4.300 ha, sản lượng
365.500 tấn; diện tích đất có rừng đạt 4.400 ha; đàn bò 220.000 con,
đàn heo 350.000 con, đàn gia cầm 5 triệu con; diện tích nuôi thủy sản
đạt 46.000 ha, trong đó nuôi tôm biển thâm canh bán thâm canh 5.500
ha, sản lượng thủy sản nuôi đạt 195.000 tấn; sản lượng thủy hải sản
đánh bắt đạt 90.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm 5,63%.
Phấn đấu trong giai đoạn 2011 – 2015 được mức tăng trưởng

toàn ngành là 3.5% - 3.8% / năm .Kế hoạch năm 2011 đạt múc tăng
trưởng của ngành là 4,5% - 5% so với năm 2010 trên cơ sở tập trung
ưu tiên nguồn lực cho nâng cao năng suất , chất lượng các sản phẩm
chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, lúa gạo, cao su, cà phê, điều, hạt tiêu,
lạc, đậu tương, chăn nuooi gia súc, chăn nuôi gia cầm. Đối với lĩnh vực
trồng trọt, mục tiêu đến năm 2015 ổn định diện tích đất lúa 3,8 triệu
ha, sản lượng thu hoạch 40 triệu tấn / năm. Tổng sản lượng cây có hạt
đạt 46,3 triệu tấn.
Với chăn nuôi, mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015 đạt mức tăng giá
trị sản xuất binh quân 6 – 7% /năm. Năm 2012 sẽ sản xuất 4,28 triệu
tấn thịt hơi các loại, 6,53 tỷ quả trứng, 230 nghìn tấn sữu tươi, 2 triệu
tấn thức ăn chăn nuôi .
Ngành thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 6% - 7%/năm,
riêng năm 2011 tăng trưởng 7% và cho tổng sản lượng 5,3 triệu tấn
thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu phải trên 5 tỷ USD.
Ngành lâm nghiệp phấn đấu phát triển toàn diện trong 5 năm
tới, giá trị sản xuất tăng bình quân 1,5 – 2%/ năm, sẽ trồng mới 200
nghìn ha rừng, khoanh nuôi tái sinh thêm 100 nghìn ha, khoán bảo vệ
rừng thêm 2,26 triệu ha. Năm 2011 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn đề nghị Chính Phủ, Quốc Hội tiếp tục cho triên khai cơ chế
chính sách để bảo vệ phát triển rừng nâng cao chất lượng rừng phấn
đấu mục tiêu đến 2015 nâng độ che phủ rừng đạt 45%, Phó Thủ Tướng
Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Chính Phủ đã biểu dương ngành Nông
Nghiệp, thành tựu ngành nông nghiệp năm 2011 cho thấy nghị quyết
Trung Ương 7 bắt đầu đạt kết quả trong cuộc sống. Trong tình hình
vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta nói chung gặp nhiều khó khăn
nhưng nông nghiệp vẫn phát triển tự hào tôn vinh người nông dân .
Phần III.Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững:
3.1.Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn

kiệt, sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp sản lượng lương thực
nhiều hơn nữa, Việt Nam cần xây dựng chương trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp để phát triển hiệu quả, bền vững.
 Những vấn đề cần giải quyết để tái cơ cấu ngành nông
nghiệp.
- Tái cơ cấu lại đầu tư.
- Ứng dụng và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Chú trọng đào tạo cho người nông dân – nguồn nhân lực chính phục vụ
phát triển nông thôn.
- Cải cách hành chính, xây dựng khuôn khổ pháp luật cần thiết cho việc tái
cơ cấu ngành.
 Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu: Bước sang giai
đoạn phát triển mới, ngành nông nghiệp cần có những định hướng tập trung
phát triển mới. “Đó là việc hướng tới việc khai thác tối đa tiềm năng và lợi
thế phát triển của ngành hiện còn rất lớn. Tiềm năng đó là giá trị gia tăng và
chất lượng các sản phẩm nông, thủy hải sản”
-Ngành trồng trọt
Ưu tiên cao hơn cho nhóm cây rau và hoa; tiếp tục khai thác khả năng
tăng giá trị gia tăng trong trồng trọt theo hướng đổi mới trong khâu giống,
thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, thực hành GAP nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm; chú trọng nâng cao giá trị gia tăng trong khâu sau thu hoạch
và chế biến.
-Ngành chăn nuôi
Tái cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm, bò sữa;
chuyển dịch mạnh chăn nuôi nhỏ lẻ sang trang trại, gia trại theo kiểu công
nghiệp và công nghệ cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng
chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chuyển dịch dần chăn nuôi từ
đồng bằng lên vùng trung du, miền núi, hình thành các vùng chăn nuôi

tập trung xa thành phố, khu dân cư.
- Ngành thủy sản
Ưu tiên phát triển tôm, cá tra và nhuyễn thể; tập trung phát triển nuôi
trồng theo hướng công nghiệp, thâm canh, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an
toàn và duy trì cân bằng sinh thái môi trường; ưu tiên cao cho việc đầu tư
phát triển nuôi trồng ở vùng ĐBSCL, vùng ven biển.
- Ngành lâm nghiệp
Ưu tiên phát triển rừng kinh tế; rừng phòng hộ lưu vực xung yếu, rừng ngập
mặn ven biển, rừng biên giới.
- Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
Khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu
nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp; phát triển ngành
nghề nông thôn, gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch
vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống.
Trong 5 năm tới, ngành nông nghiệp cần tập trung tối đa cho các giải
pháp tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững. Việc tái cơ cấu cần đồng bộ, trước hết là trong chuyển đổi cơ cấu vốn
đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách, có chính sách thu hút đầu tư
ngoài xã hội, nhất là đầu tư nước ngoài để ưu tiên cho các chương trình
KHCN, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, giá trị cao. Đặc biệt là gia
tăng hàm lượng, giá trị chế biến trong tất cả các sản phẩm nông, lâm, thủy
hải sản, coi đây là khâu đột phá để vừa đảm bảo ổn định về tăng trưởng vừa
nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
3.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp
Nền kinh tế nước ta vẫn còn phải dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên
nhiên (TNTN). Riêng giá trị sản lượng nông nghiệp còn chiếm tới 23%
tổng giá trị GDP. Nếu tính cả các lĩnh vực khác, thì có thể thấy TNTN đã
đóng góp tới 50% tổng giá trị GDP, 60-70% tổng giá trị hàng xuất khẩu,
và mang lại việc làm cho hàng triệu người lao động. Nước ta có nguồn
TNTN tương đối phong phú, nhưng cũng có những nét đặc thù. Tài

nguyên sinh vật phong phú và có tính đa dạng sinh học cao, tài nguyên
nước và tài nguyên khoáng sản thuộc loại trung bình, nhưng tài nguyên
đất thì lại hạn chế. Tình hình bảo vệ không tốt, khai thác bừa bãi, thiếu kỹ
thuật, chế biến và sử dụng kém hiệu quả TNTN là tương đối phổ biến
hiện nay, đã và đang gây tổn thất và làm cạn kiệt, suy thoái nhiều nguồn
tài nguyên.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều vấn đề tồn tại trong việc
khai thác sử dụng TNTN. Tại Tây Nguyên, diện tích rừng tự nhiên giảm
liên tục, do khai thác quá mức và chưa ngăn chặn được hoạt động khai
thác bất hợp pháp. Rừng trồng không đạt chỉ tiêu. Phát triển cây trồng
chưa gắn với khả năng tưới. Phát triển cây trồng trên địa hình không
thuận lợi, chưa gắn với việc sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp. Do vậy,
càng phát triển càng kém bền vững. Nhiều giải pháp tương đối toàn diện
đã được kiến nghị. Một số nghiên cứu chuyên đề, như phương án sử dụng
đất ở huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy, đã được hoàn thành và bàn giao cho
địa phương sử dụng. Chuyên đề nghiên cứu quy luật phân bố và triển
vọng khoáng sản quý hiếm ở Tây Nguyên đã xác định 4 kiểu nguồn gốc
đá quý, trong đó 2 kiểu có giá trị công nghiệp và đã sơ bộ khoanh vùng
triển vọng phát hiện đá quý ở Tây Nguyên.
Vùng ĐBSH đất chật người đông, cho nên tài nguyên đất đặc biệt
có ý nghĩa. Trong thập kỷ qua, do phát triển thâm canh nông nghiệp,
ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được, cần quan tâm hơn đến vấn đề
suy thoái chất lượng đất do lượng phân bón sử dụng còn thấp, chưa bù lại
được lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi, hoặc do sự mất cân đối trong
sử dụng phân hoá học. Cũng có nhiều nơi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
còn tồn lưu trong đất khá cao, ảnh hưởng tới chất lượng sảm phẩm cây
trồng. Về mặt đa dạng sinh học, nhiều giống cây trồng, vật nuôi cổ truyền
có giá trị về gen đã bị thất thoát, thí dụ 56 giống lúa, trong đó có 30 giống
có chất lượng gạo ngon. Các loài thiên địch trong vùng trồng lúa cũng đã
giảm đi 23 loài và giảm trên 50% về số lượng. Nhiều kiến nghị cũng đã

được đề xuất, như việc cải tiến công tác quy hoạch, các giải pháp về sử
dụng hợp lý đất và cải thiện chất lượng môi trường đất bằng các phương
pháp canh tác hợp lý, các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế sử dụng hoá chất
bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng các phương pháp sinh học.
Vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn về nông nghiệp và thuỷ hải sản,
nhưng cũng có những trở ngại lớn về mặt môi trường do chế dộ thuỷ văn
và tình hình khai thác trên sông Mê Công, do ảnh hưởng của bán nhật
triều Biển Đông, lại là vùng có những diện tích đất phèn rộng lớn và miền
đất ngập nước nhậy cảm. Sau các biện pháp thoát lũ, còn có những vấn đề
phải nghiên cứu giải quyết tiếp, như phân chia lại dòng tràn đồng và dòng
chính, tác động của các bờ bao làm thay đổi quan hệ dòng chảy ở sông
Tiền và sông Hậu và thúc đẩy hiện tượng sạt lở bờ và tăng bồi lấp ở cửa
sông. Có nhiều biện pháp đã được đề xuất về việc sử dụng hợp lý tài
nguyên; đa dạng hoá nền kinh tế, mà trước hết là đa dạng hoá nông
nghiệp; tăng cường hệ số trao đổi nước; lợi dụng nước lũ để thay nước
vùng phèn và vùng nước mặn để ngọt hoá; tăng lượng trữ nước trên đồng
bằng; xử lý các chất thải, kể cả trong mùa lũ; xây dựng các khu dân cư
sinh thái; tăng cường công tác khảo sát đo đạc để có thể dự báo sớm nguy
cơ sạt lở; sử dụng các biện pháp công trình và phi công trình để phòng
ngừa và hạn chế nguy cơ sạt lở; bảo vệ đa dạng sinh học và kiểm soát
việc nhập nội các loài lạ vv
Hiện tượng hoang mạc hoá làm ảnh hưởng tới đời sống của hàng
trăm triệu người trên thế giới, hàng năm gây thiệt hại khoảng trên 40 tỷ
USD. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở nước ta và có nguy cơ lan
rộng tại một số tỉnh Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã
làm rõ nguyên nhân của các hiện tượng này do đặc điểm địa hình, điều
kiện khí hậu khô nóng, tính chất cực đoan của khí hậu-thuỷ văn giữa mùa
khô và mùa mưa, thành phần thạch học của đất đá, các phương thức canh
tác lạc hậu và việc chăn thả gia súc quá tải Nhiều biện pháp đã được đề
xuất, liên quan đến vấn đề quy hoạch, các giải pháp kỹ thuật trong sản

xuất và các giải pháp về tổ chức và quản lý. Một số mô hình dựa trên các
kinh nghiệm của nhân dân đã được nghiên cứu, cải tiến và đang thử
nghiệm, bước đầu cho kết quả tốt.
3.3 Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ cho người lao
động
Việc nâng cao tay nghề và kĩ năng sản xuất cho người nông dân là
một việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm phát triển nền nông nghiệp
bền vững ở nước ta. Việc chuyển công nghệ cần được thực hiện thường
xuyên và rộng khắp trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít
người, giúp họ nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ đói nghèo. Góp phần tích
cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Nhà nước ta đang thực hiện.

×