Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ tài chính bưu chính tại tổng công ty bưu điện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHÙNG THỊ HIỀN THẢO

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHÙNG THỊ HIỀN THẢO

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH
TẠI TỔNG CƠNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM
Chun ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM NHÃ

Hà Nội – 2014



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.…….……………………….…….……………………

i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ……...……………….…………

ii

LỜI MỞ ĐẦU ………….……….……….………………………….……………………..

1

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI

6

CHÍNH BƢU CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BƢU CHÍNH …….......
1.1. Tổng quan về dịch vụ tài chính bƣu chính ………...……………........…..

6

1.1.1 Khái niệm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp bưu chính ……….

6

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ tài chính bưu chính ………..…...……


8

1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính bưu chính …………………….…………

11

1.1.4 Vai trị của dịch vụ tài chính bưu chính trong nền kinh tế thị

12

trường …….….…………………….……….………………………….………………………
1.2 Phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính………………….….....…..…………

13

1.2.1 Khái niệm …….……….….…….………………………….………………………

13

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ tài chính bưu chính ở Việt

13

Nam …...…….….……….……….………………………….……………………………….....
1.2.3 Nội dung phát triển dịch vụ tài chính bưu chính …………...……….....

15

1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ tài chính bưu


22

chính …...…..………………………………………………………………………………..…
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ tài chính

27

bƣu chính …………………...……………………………………….……….…………...…
1.3.1 Các nhân tố chủ quan …………..……………...………..……………………..

27

1.3.2 Các nhân tố khách quan ………………..……………………………………..

30

1.4 Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về phát triển dịch vụ

32

tài chính bƣu chính …………………….......…………..….……..………...…………....
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước …………..………….………..……………..

32


1.4.2 Bài học rút ra đối với Việt Nam ……………………....…………………....

37


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ TÀI

38

CHÍNH BƢU CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT
NAM …………………………………………………………………………………….....….
2.1 Khái quát về Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam …..………..……………

38

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển ………………...………………………….

38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ….……….………………………………………………………

39

2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh …….……………

41

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chính ….……..

42

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014….....…………

43


2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính của Tổng cơng

44

ty Bƣu điện Việt Nam ….………………………………………….........................……
2.2.1 Các loại hình dịch vụ tài chính chủ yếu của Tổng cơng ty............…

44

2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bưu chính ………….......…….

50

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính của

65

Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam ………………………..…………………………
2.3.1 Những kết quả đạt được ……………………………………………..………..

65

2.3.2 Những hạn chế ……………………………….……..……………………..……..

66

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế …………………...…………..…………..

70


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

73

BƢU CHÍNH CỦA TỔNG CƠNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM ……...
3.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính

73

của Tổng cơng ty Bƣu điện Việt Nam ………………….…….…………………..
3.1.1 Phân tích SWOT trong chiến lược phát triển dịch vụ tài chính

73

bưu chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ………………………………..
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng cơng

81

ty Bưu điện Việt Nam …………………………………………….………….............…..
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính của Tổng cơng
ty Bƣu điện Việt Nam …………………………………………………….………..…..

83


3.2.1 Phát triển sản phẩm mới và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm trong

83


từng dịch vụ tài chính bưu chính ….….……………………………….……………....
3.2.2 Phát triển mạng lưới cung cấp đảm bảo tiếp cận dịch vụ nhanh

86

chóng, thuận tiện …….….……….……….………………………….……………………..
3.2.3 Đảm bảo giá cả dịch vụ có tính cạnh tranh cao……...….…….………..

88

3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng……..…….…......….…………

89

3.2.5 Đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung

93

cấp dịch vụ ….…………….…………………………………………………….……….…..
3.2.6 Tăng cường marketing và phát triển thương hiệu ….……….…...……

94

3.2.7 Giải pháp hỗ trợ khác ….……...….………………...……………….…………

95

3.3 Các kiến nghị ……………………..………...…………..……………….…..………..


96

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước …...…………….……….

96

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông ………..………………..

97

KẾT LUẬN ……………...……..…………………………………..……….…..…………..

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………..………...……..…………

100

PHỤ LỤC..….……….……….………………………….…………………………………..


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nguyên nghĩa



:


Bưu điện

BĐH

:

Bưu điện huyện

BĐT

:

Bưu điện tỉnh, thành phố

BHNT

:

Bảo hiểm nhân thọ

BHXH

:

Bảo hiểm Xã hội

ĐBĐ VHX

:


Điểm bưu điện Văn hóa xã

GDV

:

Giao dịch viên

HTĐL

:

Hạch toán độc lập

HTPT

:

Hạch toán phụ thuộc

LienVietBank

:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt

LienVietPostBank :

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt


PHBCTW

:

Phát hành báo chí Trung ương

TCBC

:

Tài chính Bưu chính

TKBĐ

:

Tiết kiệm Bưu điện

VietnamPost

:

Tổng cơng ty Bưu điện Việt Nam

VNPost

:

Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam


VNPT

:

Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VPSC

:

Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện

iii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT

Tên bảng biểu, sơ đồ

Trang

A. Bảng, biểu
Bảng 1.1

Số dư tiết kiệm bưu điện Nhật Bản

32

Bảng 1.2


Doanh số dịch vụ chuyển tiền và chuyển khoản của Bưu

33

chính Nhật Bản
Bảng 2.1

Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 –

44

2014
Bảng 2.2

Tỷ trọng trình độ lao động thực hiện các dịch vụ tài chính

50

bưu chính
Bảng 2.3

Tỷ lệ tăng trưởng các dịch vụ tài chính bưu chính giai đoạn

57

2010-2014
Bảng 2.4

Tỷ lệ tăng trưởng chung dịch vụ tài chính bưu chính giai


64

đoạn 2010-2014
B. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1

Hệ thống mạng online tiết kiệm bưu điện của bưu chính Nhật

35

Bản
Sơ đồ 2.1

Mơ hình tổ chức hiện tại của Tổng cơng ty Bưu điện Việt

40

Nam
Sơ đồ 2.2

Mơ hình quy trình sản xuất kinh doanh dịch vụ bưu chin
́ h

43

C. Biểu đồ
Biểu 2.1

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu các dịch vụ của VietnamPost


44

giai đoạn 2010-2014
Biểu 2.2

Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ tài chính bưu chính năm
2014

ii
iii

59


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dịch vụ TCBC đã đuợc Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (nay
là Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) bắt đầu triển khai từ năm 1993 với
dịch vụ đầu tiên là dịch vụ chuyển tiền. Đến năm 1996, dịch vụ Điện hoa ra đời trên
nền tảng của dịch vụ Điện báo, đáp ứng nhu cầu tinh thần của khách hàng muốn gửi
những món quà là hoa tươi đến người thân, bạn bè trong những sự kiện đặc biệt.
Sau đó, các dịch vụ TCBC khác lần luợt đuợc VNPT triển khai thực hiện một cách
có hiệu quả, thể hiện ở sự tăng trưởng dịch vụ qua từng năm, đóng góp một phần
doanh thu trong tổng doanh thu của ngành.
Cùng với xu thế chung của thế giới trong lĩnh vực bưu chính - viễn thơng,
ngày 01/01/2008, bưu chính được tách khỏi viễn thơng, Tổng cơng ty Bưu chính
Việt Nam (VNPost) ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong mơ hình tổ chức cũng
như mục tiêu hướng tới sự độc lập, cải cách, chủ động của lĩnh vực bưu chính. Tuy
nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc bưu chính sẽ phải tự đi trên đơi chân của chính

mình, sự hỗ trợ từ lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin sẽ giảm dần từ năm
2008 đến năm 2013. Đến ngày 01/01/2013, q trình chia tách bưu chính, viễn
thơng đã hồn tất những bước cuối cùng đó là VNPost hồn tồn tách khỏi VNPT
và trực thuộc Bộ Thơng tin và Truyền thông, đồng thời đổi tên thành Tổng công ty
Bưu điện Việt Nam (VietnamPost). Đây cũng là năm cuối cùng VietnamPost được
nhận trợ cấp cơng ích trực tiếp bằng tiền của Nhà nước để cung cấp dịch vụ bưu
chính cơng ích.
Bên cạnh những khó khăn nội tại, VietnamPost cũng phải đối mặt với thách
thức ngày càng gia tăng trong điều kiện nền kinh tế trong nước nói riêng và kinh tế
thế giới nói chung có nhiều bước thăng trầm. Các ưu thế trước đây của VietnamPost
đang dần mất đi do sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh. Sự tăng
trưởng của các dịch vụ TCBC do VietnamPost cung cấp đang có dấu hiệu chững lại,
thậm chí sụt giảm so với các năm trước đây.
Đứng trước hàng loạt khó khăn, thách thức như vậy, việc phải đổi mới, đa
dạng hóa các dịch vụ do VietnamPost cung cấp trong đó có dịch vụ TCBC là yêu
1


cầu cấp bách nhằm vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận tồn ngành vừa thực hiện
nhiệm vụ cơng ích, dần dần hướng tới Nhà nước không phải bù đắp trực tiếp cho
VietnamPost nữa. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Phát triển dịch vụ tài chính
bưu chính tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, các nghiên cứu về dịch vụ TCBC cũng như phát triển dịch vụ
TCBC cịn khá khiêm tốn, chỉ có một vài nghiên cứu trong lĩnh vực này, cụ thể:
Đề tài nghiên cứu “Postal financial services, development and inclusion:
Building on the past and looking to the future” của nhóm tác giả Gonzales
d'Alcantara, Paul H. Dembinski, Odile Pilley năm 2014 đã tổng quát các giai đoạn
phát triển của dịch vụ TCBC, từ đó rút ra các đặc điểm chung trong quá trình hình
thành và phát triển dịch vụ TCBC trên thế giới.

Nghiên cứu phát triển dịch vụ TCBC tại Châu Phi năm 2012 được thực hiện
bởi một số tổ chức như Quỹ phát triển nông nghiệp thế giới (IFAD), Ủy ban Châu
Âu, Ngân hàng Thế giới, Liên minh bưu chính thế giới… tập trung vào nội dung tăng
cường vai trị của mạng lưới bưu chính vùng nông thôn Châu Phi thông qua việc triển
khai dịch vụ chuyển tiền nói riêng và dịch vụ TCBC nói chung.
Các nghiên cứu trên là tài liệu quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thực sự đi sâu vào vấn đề phát triển
dịch vụ TCBC của doanh nghiệp bưu chính được chỉ định cũng như chưa đưa ra các
giải pháp tổng thể cho sự phát triển dịch vụ TCBC.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về phát triển dịch vụ TCBC được thực hiện trong
một số cơng trình sau:
“Phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng cơng ty Bưu chính Viễn
thơng Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Minh viết năm
2006. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TCBC của Tổng
Cơng ty Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam thời kỳ 2000-2005, đề xuất những định
hướng, giải pháp và kiến nghị phát triển dịch vụ TCBC thời gian tới: (i) Đầu tư phát
triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh tốn hiện đại; (ii) Hồn thiện cơng nghệ
thanh tốn và thơng tin ngân hàng; (iii) Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và
lành mạnh; (iv) Đẩy mạnh hoạt động marketing.
2


“Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt
Nam”, Luận án Tiến sỹ của tác giả Vũ Thị Xuân Hương viết năm 2008. Tác giả đã
phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính trong VNPT giai đoạn 2000-2006,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ tài chính của VNPT: (i) Hồn
thiện mơ hình tổ chức, quản lý cung cấp dịch vụ tài chính; (ii) Nâng cao tiềm lực tài
chính cho các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính trong Tập đồn; (iii) Phát triển các
định chế tài chính trong VNPT theo hướng hình thành trung tâm thanh khoản trong
VNPT; (iv) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính; (v) Nâng cao chất lượng

dịch vụ; (vi) Hồn thiện chính sách giá cước; (vii) Mở rộng khả năng tiếp cận của
khách hàng đối với dịch vụ tài chính do VNPT cung cấp; (viii) Nâng cao tính cạnh
tranh của dịch vụ tài chính;
“Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng cơng ty Bưu
chính Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hồng Yến viết năm 2010.
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ TCBC của VietnamPost
giai đoạn 2008-2010, từ đó đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ TCBC của
VietnamPost, bao gồm: (i) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính; (ii) Mở rộng
mạng lưới cung cấp dịch vụ TCBC; (iii) Đa dạng hóa phương thức cung cấp dịch
vụ; (iv) Giải pháp marketing; (v) Giải pháp về nhân lực; (vi) Hồn thiện mơ hình tổ
chức quản lý cung cấp dịch vụ; (vii) Nâng cao tiềm lực tài chính; (viii) Nâng cao
chất lượng dịch vụ; (ix) Hồn thiện chính sách giá cước.
“Phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính tại Bưu điện Thành phố
Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Trần Thị Mai Hạnh viết năm 2010. Tác giả
đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ TCBC tại Bưu điện
Thành phố Hà Nội (đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) giai
đoạn 2008-2010 và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ TCBC
tại Bưu điện Thành phố Hà Nội. Các giải pháp chính bao gồm: (i) Đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ; (ii) Tăng cường đầu tư cơng nghệ; (iii) Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; (iv) Đẩy mạnh cơng tác marketing.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng
trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TCBC, phân

3


tích thực trạng kinh doanh dịch vụ TCBC, và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến
nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phát triển dịch vụ TCBC.
Tuy nhiên, bối cảnh của các phân tích, đánh giá trong các cơng trình nghiên
cứu trên đến thời điểm hiện tại đã có nhiều thay đổi về cơ bản, cụ thể:

- Chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VietnamPost từ VNPT về
Bộ Thông tin và Truyền thông từ ngày 01/01/2013 theo Quyết định số 1746/QĐTTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sát nhập VPSC với LienVietBank từ ngày 01/7/2011 và đổi tên thành Chi
nhánh Tiết kiệm Bưu điện – LienVietPostBank.
- Là năm cuối cùng VietnamPost được nhận trợ cấp cơng ích trực tiếp bằng
tiền của Nhà nước để cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích.
Đứng trước những thay đổi trên, việc đưa ra các phân tích, đánh giá tình
hình kinh doanh dịch vụ TCBC của VietnamPost tham chiếu theo các điều kiện mới
là cần thiết, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho phát triển dịch vụ TCBC
trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ TCBC và phát triển
dịch vụ TCBC.
- Nghiên cứu thực trạng dịch vụ TCBC của VietnamPost, trên cơ sở đó đánh
giá kết quả, hạn chế và luận giải các nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TCBC của VietnamPost trong thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ TCBC của doanh nghiệp bưu
chính.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển dịch vụ TCBC của
VietnamPost tại thị truờng trong nuớc.
+ Phạm vi thời gian: Thực trạng hoạt động dịch vụ TCBC tại VietnamPost
giai đoạn 2010-2014; Giải pháp phát triển dịch vụ TCBC tại VietnamPost giai đoạn
2015-2020.
4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: điều tra, khảo sát,
thu thập thơng tin, tài liệu, thống kê phân tích, tổng hợp, kế thừa khoa học trên nền
tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm
cơ sở phân tích đánh giá, rút ra những kết luận và những giải pháp mang tính lý
luận ứng với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế kinh doanh các dịch vụ của
VietnamPost.
Đối với phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tác giả đã thiết kế
bảng hỏi và thực hiện thu thập thông tin bằng các phương thức như qua website, thư
điện tử, phát trực tiếp cho cá nhân. Phương pháp lấy mẫu tùy ý, không giới hạn về
độ tuổi, ngành nghề, thu nhập. Kết thúc quá trình điều tra, khảo sát, tổng số phiếu
thu về 97 phiếu, trong đó đối tượng tham gia trả lời chủ yếu là nhân viên văn phịng
trong độ tuổi từ 20 – 45 tuổi có thu nhập từ 5 – dưới 10 triệu đồng/tháng và tập
trung chủ yếu tại trung tâm Thành phố Hà Nội (khoảng 80%), 20% ở huyện, thị xã.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của
doanh nghiệp bưu chính
Chương 2: Thực trạng kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính tại Tổng công
ty Bưu điện Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính bưu chính của Tổng công ty
Bưu điện Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BƢU CHÍNH
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH

1.1.1 Khái niệm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp bƣu chính
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp bưu chính
a/ Khái niệm doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một
doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với một
giá trị nhất định do mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận
doanh nghiệp để phát biểu.
- Quan điểm nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy
móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích.
- Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thơng qua đó,
trong khn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác
nhau nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản
chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm.
- Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các cơng đoạn trong q trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
- Quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành
trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ
lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống
kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 thì khái niệm Doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.”
Cho dù có nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp, song điểm mấu chốt
6


chung của doanh nghiệp đó là một tổ chức có các đặc trưng cơ bản:

- Một nhóm người cùng hoạt động với nhau.
- Có mục tiêu chung.
- Được quản lý theo thể chế, nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc được
quan niệm như là các chuẩn mực tiêu chuẩn cần thiết để điều hành tổ chức một cách
có trật tự nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Trong nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp được tổ chức dưới một hình thức pháp
lý nhất định và hình thức này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh
nghiệp như phương thức hình thành và huy động vốn, việc chuyển nhượng vốn,
phân phối lợi nhuận, quản lý doanh thu chi phí và trách nhiệm của chủ sở hữu đối
với khoản nợ của doanh nghiệp…
b/ Khái niệm doanh nghiệp bưu chính
Theo Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, “Hoạt
động Bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ
Bưu chính, dịch vụ Bưu chính cơng ích, tem Bưu chính.”
Trên cơ sở các khái niệm về Doanh nghiệp và Hoạt động Bưu chính ta có thể
hiểu: Doanh nghiệp Bưu chính là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bưu chính, chịu sự
điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật Bưu chính.
Các Doanh nghiệp bưu chính khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các
nguyên tắc hoạt động:
- Bảo đảm an ninh, an tồn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử
dụng dịch vụ Bưu chính.
- Bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh dịch vụ Bưu chính theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp được chỉ định phải bảo đảm cung ứng dịch vụ Bưu
chính cơng ích thường xun, ổn định cho xã hội.
- Tơn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động bưu chính.

7


1.1.1.2 Các dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp bưu chính
Trên cơ sở hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, doanh nghiệp bưu chính
cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau đây:
a/ Dịch vụ bưu chính
Dịch vụ Bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng
các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng
bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Giá trị, chuỗi giá trị của dịch vụ bưu chính bao gồm:
- Giá trị cơ bản/cốt lõi của dịch vụ bưu chính là: chuyển phát ngun vẹn
thơng tin/hàng hóa trong bưu gửi đến đúng người nhận theo đúng thời gian cam kết.
- Ngoài các giá trị cơ bản, dịch vụ bưu chính cịn có thể có các giá trị gia tăng
như: thiết kế thư, in ấn thư, phát hẹn giờ, phát theo yêu cầu, lưu kho, lưu ký, làm thủ
tục xuất nhập khẩu,... Những dịch vụ giá trị gia tăng sẽ được thiết kế tùy theo từng
loại hình dịch vụ bưu chính cũng như nhu cầu của các khách hàng chun biệt.
b/ Dịch vụ tài chính bưu chính
Ngồi dịch vụ bưu chính là dịch vụ cốt lõi, các doanh nghiệp bưu chính có
thể phát triển các dịch vụ khác để tận dụng mạng lưới, nhân lực, hạ tầng kỹ thuật…
đồng thời tăng thêm doanh thu, trong đó có dịch vụ TCBC. Các nội dung về nhóm
dịch vụ TCBC sẽ được phân tích kỹ hơn ở các phần sau.
c/ Dịch vụ khác
Đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, du lịch lữ hành…
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ tài chính bƣu chính
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ tài chính bưu chính
Để hiểu khái niệm dịch vụ TCBC trước hết cần hiểu dịch vụ tài chính là gì?
Các ngành dịch vụ rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống,
ngày càng xuất hiện nhiều dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của con người.
Theo Philip Kotler: Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể

cung cấp cho bên kia chủ yếu là vơ hình mà không dẫn đến việc chuyển quyền sở
hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể liên quan hoặc khơng liên quan đến hàng hóa
dưới dạng vật chất của nó.
Có thể hiểu dịch vụ ở một góc độ khác, đó chính là những công việc và quy
8


trình hoạt động cung cấp lợi ích cho con người. Bản chất dịch vụ là một sản phẩm
đáp ứng những nhu cầu cụ thể trong đời sống. Mỗi khâu, mỗi bước có thể là những
dịch vụ nhánh hoặc dịch vụ độc lập. Mỗi loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng
một giá trị nào đó. Nó gắn với lợi ích mà họ nhận được. Trong sản phẩm dịch vụ
luôn có một yếu tố cấu thành quan trọng là con người, bao gồm cả nhà sản xuất và
người tiêu dùng dịch vụ.
Theo phân ngành dịch vụ do Tổ chức thương mại thế giới - WTO, dịch vụ tài
chính là một trong 12 phân ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động liên quan đến quá
trình huy động và phân phối các quỹ tài chính tập trung hoặc khơng tập trung, do
các định chế tài chính thực hiện.
Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới: “Dịch vụ tài chính là các
dịch vụ của các định chế tài chính, bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến bảo
hiểm, cùng tất cả các loại dịch vụ ngân hàng và tài chính khác”.
Dịch vụ tài chính có thể chia thành các dịch vụ cơ bản: ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán, tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán…
Các dịch vụ tài chính được doanh nghiệp bưu chính cung ứng là một bộ phận
hợp thành các hoạt động của doanh nghiệp bưu chính, nó vừa dựa vào bưu chính
nhưng lại có những dịch vụ khác so với dịch vụ bưu chính truyền thống.
Do vậy ta có thể hiểu: “Dịch vụ TCBC là những dịch vụ tài chính mà doanh
nghiệp bưu chính tham gia cung cấp cho xã hội dựa vào mạng lưới bưu chính hiện
có của mình.”
1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ tài chính bưu chính
Dịch vụ TCBC có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của loại hình dịch vụ như tính

vơ hình, tính khơng thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính khơng ổn định về chất lượng,
tính khơng lưu giữ được, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng. Ngồi
ra, dịch vụ TCBC cịn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, dịch vụ TCBC tạo điều kiện cho q trình thanh tốn được thuận lợi,
an tồn tin cậy và có thể đáp ứng các yêu cầu giá rẻ cho khách hàng với mạng lưới bưu
chính rộng khắp, thị trường lớn nhất và gần nhất đối với quảng đại dân chúng.
Thứ hai, dịch vụ TCBC được cung cấp dựa trên mạng bưu chính sẵn có diễn
ra trên phạm vi rộng và rất khó khăn trong việc hạch tốn chi tiết đối với từng dịch
9


vụ và từng khu vực.
Là một loại hoạt động về tài chính kết hợp với bưu chính, trong đó dịch vụ
bưu chính diễn ra trên phạm vi tồn cầu và đến mọi địa bàn dân cư của mỗi quốc
gia, ở đâu có hoạt động của con người thì có cầu về thơng tin và do đó có nhu cầu
về dịch vụ bưu chính. Đặc trưng này địi hỏi phải tổ chức mạng lưới dịch vụ bao
gồm nhiều khâu, nhiều tầng, sâu rộng đến từng địa bàn, từng cụm dân cư để đảm
bảo các yêu cầu thực hiện dịch vụ bưu chính. Q trình “chuyển” cũng phải được tổ
chức thành nhiều cơng đoạn, nhiều tuyến đường thư.
Do vai trị của bưu chính là đảm bảo thơng tin cho mọi hoạt động của xã hội
diễn ra bình thường, nên nhà nước phải quản lý chặt chẽ về chất lượng các dịch vụ
bưu chính thiết yếu. Đồng thời, để đáp ứng khả năng thanh toán của tất cả các tầng
lớp dân cư, Nhà nước thường duy trì mức cước các dịch vụ bưu chính ở mức phù
hợp với tình hình kinh tế dân cư các vùng, miền. Các quy định này của Nhà nước
nhằm duy trì một mạng lưới bưu chính cơng cộng mang tính phục vụ cao. Mạng
bưu chính cơng cộng trong điều kiện đó, nếu xét theo u cầu hạch tốn kinh tế thì
khơng thể tồn tại. Vì vậy, trong điều kiện giá cước dịch vụ và sản lượng thấp, doanh
nghiệp bưu chính phải thực hiện thêm rất nhiều dịch vụ để cùng với nhà nước tài trợ
chi phí để duy trì hoạt động của mạng bưu chính cơng cộng.
Cũng chính từ đặc thù hoạt động cung ứng dịch vụ diễn ra trong mạng lưới

rộng, liên quan đến nhiều vùng, miền với khoảng cách khác nhau, điều kiện hoạt
động khác nhau và có sự kết hợp đồng thời nhiều dịch vụ, do tính đa dạng về sản
phẩm - dịch vụ và cự ly nhận – phát, một nhân viên Bưu điện có thể phải khai thác,
cung cấp nhiều dịch vụ. Một dịch vụ được hoàn thành dựa trên kết quả lao động,
tham gia của nhiều đơn vị nên trong quản lý rất khó khăn, phức tạp cho việc xác
định đơn giá từng dịch vụ, từng khâu trong sản xuất bưu chính. Những yếu tố trên
tạo nên sự khó khăn, phức tạp trong việc việc hạch tốn chi tiết về chi phí, giá thành
từng dịch vụ và cho từng khu vực cụ thể.
Thứ ba, chất lượng các dịch vụ TCBC phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên - địa lý và tình hình kinh tế - xã hội nhất là những dịch vụ gắn liền với hoạt
động bưu chính truyền thống.
Chất lượng dịch vụ, chi phí cung ứng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào điều kiện
10


địa lý, mật độ dân số. Điều kiện giao thông khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chi
phí ở khâu “chuyển”, khâu “phát”. Ở Việt nam do điều kiện phân bố dân số khơng
đều, diện tích tự nhiên chiếm tới 2/3 là khu vực miền núi, nhiều khu vực là hải đảo,
vùng sâu, ngồi ra trình độ người lao động ở những khu vực này cũng thấp nên ảnh
hưởng không những đến các dịch vụ gắn với hoạt động bưu chính truyền thống mà
cịn cả những dịch vụ TCBC hiện đại.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính bƣu chính
Theo WTO, dịch vụ tài chính được chia thành các loại:
- Dịch vụ ngân hàng (Dịch vụ tiết kiệm tiền gửi, Dịch vụ cho vay, Dịch vụ
thanh tốn, Mơi giới và đầu tư, Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, Dịch vụ tư vấn tài
chính).
- Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm.
- Dịch vụ chứng khoán.
Dựa trên nền tảng của các dịch vụ tài chính, hiện nay dịch vụ TCBC về cơ
bản gồm các dịch vụ sau:

1.1.3.1 Dịch vụ dựa trên nền tảng các dịch vụ ngân hàng
a/ Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền là dịch vụ mà doanh nghiệp bưu chính cho phép người
uỷ thác chuyển tiền dùng phương thức phiếu chuyển tiền tại địa chỉ trong nước và
chi trả cho người nhận chỉ định ở nơi khác.
Dịch vụ chuyển tiền giúp cho người gửi không mất thời gian công sức mang
tiền đến cho người nhận, mặt khác giúp nhà nước thu hẹp phạm vi vận chuyển tiền mặt
trong nhân dân, tiết kiệm công sức, điều hoà tiền tệ giữa các địa phương.
b/ Dịch vụ tiết kiệm bưu điện
Dịch vụ TKBĐ là dịch vụ tiền gửi cá nhân do doanh nghiệp bưu chính mở, là
một phần rất quan trọng của dịch vụ TCBC. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các cá
nhân trong xã hội. Tiết kiệm bưu điện cho dù cung cấp ở quốc gia hay vùng lãnh
thổ nào thì cũng có cùng những mục tiêu giống nhau: tạo kênh huy động vốn cho
nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước, cung cấp công cụ hữu hiệu cho người dân
giúp người dân tiết kiệm từng đồng vốn nhỏ lẻ của mình và phát huy tối đa năng lực
mạng lưới bưu điện.
11


Dịch vụ huy động tiền gửi là hình thức huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi
trong các tầng lớp dân cư được thực hiện trên mạng lưới bưu chính cơng cộng nhằm
mục đích bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các cơng trình trọng
điểm quốc gia.
c/ Dịch vụ tín dụng bưu chính: Doanh nghiệp bưu chính trên cơ sở nguồn tiền huy
động được sẽ cho các tổ chức, cá nhân vay lại.
1.1.3.2 Dịch vụ đại lý bảo hiểm bưu chính
Bảo hiểm với chức năng kinh tế mà mục đích là bồi thường những thiệt hại
về của cải hay sức khoẻ, tính mạng con người, bằng cách đảm nhiệm những rủi ro
và đền bù những rủi ro ấy. Người muốn được bảo hiểm phải mua bảo hiểm và khi bị
thiệt hại thì được bồi thường. Việc bồi thường được quy định bằng một hợp đồng

giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Dịch vụ đại lý bảo hiểm bưu chính là dịch vụ mà bưu chính thay mặt cơ quan
bảo hiểm làm nghiệp vụ bảo hiểm thơng qua mạng lưới bưu chính của mình phân
phối các sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng.
1.1.3.3 Dịch vụ thu hộ, chi hộ
Đây là dịch vụ hợp tác giữa doanh nghiệp bưu chính với các tổ chức, doanh
nghiệp có nhu cầu thu, chi tiền đến khách hàng của tổ chức, doanh nghiệp đó thơng
qua mạng lưới bưu chính.
Tùy vào nhu cầu thị trường cũng như khả năng của nhà cung cấp, loại hình
dịch vụ TCBC có thể được mở rộng, phát triển thêm.
1.1.4 Vai trò của dịch vụ tài chính bƣu chính trong nền kinh tế thị trƣờng
- Cung cấp thêm lựa chọn cho các khánh hàng có nhu cầu về sử dụng dịch vụ
tài chính bên cạnh các ngân hàng, công ty bảo hiểm, đặc biệt là khách hàng ở những
địa bàn mà các tổ chức tài chính cịn bỏ ngỏ.
- Cung cấp giải pháp kinh doanh cho các tổ chức tài chính, các cơng ty có
dịng tiền phải thu đều đặn từ khách hàng của mình.
- Góp phần thúc đẩy nâng cao tiết kiệm, tập trung và đầu tư vốn, biến nguồn
tiền nhàn rỗi tản mạn, nhỏ nhặt trong dân cư thành nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.
- Phân tán và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Với sự phát triển kinh
doanh của dịch vụ TCBC, hàng loạt các dịch vụ TCBC khác nhau đã và đang hình
12


thành, phát triển. Các loại dịch vụ TCBC này có mức độ rủi ro khác nhau từ rủi ro
thấp đến rủi ro rất cao, điều này tạo điều kiện cho các chủ thể cung cấp dịch vụ
TCBC và các khách hàng có điều kiện lựa chọn tham gia vào nhiều loại hình dịch
vụ TCBC khác nhau cùng một lúc, tránh được rủi ro khi chỉ sử dụng một loại dịch
vụ duy nhất.
- Phát huy được tối đa lợi thế mạng lưới rộng khắp, cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực của mạng lưới bưu chính hiện có để tạo ra doanh thu với chi phí thấp.

- Mang lại doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp được chỉ định (là doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được Nhà nước chỉ định để thực hiện nghĩa vụ
bưu chính cơng ích và tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế), góp
phần bù đắp được chi phí cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích, giảm gánh nặng bù
lỗ của ngân sách quốc gia, qua đó gián tiếp thực hiện các mục tiêu xã hội (cung cấp
dịch vụ bưu chính đến mọi người dân, mọi vùng miền của đất nước theo những tiêu
chuẩn được quy định).
- Mang lại hình ảnh mới cho doanh nghiệp bưu chính khơng chỉ là nơi để gửi
thư tín, chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, mà còn là trung tâm cung cấp các dịch vụ
tài chính bưu chính.
1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH
1.2.1 Khái niệm
Trong kinh tế học cũng như trong các môn khoa học khác, khái niệm tăng
trưởng và phát triển có đặc điểm chung là phản ánh sự biến đổi của một sự vật, hiện
tượng, một thực thể. Tuy nhiên mức độ phản ánh sự biến đổi đó khác nhau. Tăng
trưởng là khái niệm diễn tả động thái biến đổi thuần túy về mặt lượng, cịn khái
niệm phát triển có nội dung phản ánh rộng hơn, nó diễn tả động thái biến đổi không
chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng mà còn phản ánh những biến đổi về mặt chất.
Vì vậy: Phát triển dịch vụ tài chính bưu chính là sự gia tăng về quy mô
doanh thu, số lượng dịch vụ, tiện ích của sản phẩm và chất lượng của từng loại
hình dịch vụ mang lại cho người sử dụng.
1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính ở Việt Nam
1.2.2.1 Góp phần phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã
hội Chủ nghĩa
13


Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa là nền kinh tế năng
động, đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải độc lập tự chủ, tự chủ về tài chính, tự chủ về
hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do liên doanh liên kết và tự quyết định đối với

vận mệnh của mình. Trên thực tế, những năm qua dịch vụ TCBC mặc dù đã có
những bước tiến đáng kể, tuy nhiên còn nhiều hạn chế bởi bó buộc pháp lý, phạm vi
hoạt động nên bản thân dịch vụ TCBC chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh để tự
chủ trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, phát triển dịch vụ TCBC là đòi hỏi tất yếu
của sự phát triển để biến dịch vụ TCBC thành một trong những dịch vụ chủ chốt
mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp bưu chính.
Mặt khác, theo xu thế phát triển nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng,
phong phú và không ngừng tăng theo hướng phát triển của cơng nghệ hiện đại, nhu
cầu về dịch vụ tài chính, tiền tệ, thanh toán, bảo hiểm, thu hộ chi hộ càng địi hỏi
phải phát triển để có thể phục vụ an toàn, kịp thời, tiện lợi phù hợp với sự phát triển
chung của sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân ngày càng cao. Nói cách
khác, sự phát triển kinh tế xã hội tương thích với việc phát triển nhu cầu dịch vụ nói
chung, dịch vụ tài chính nói riêng. Và như vậy, phát triển các dịch vụ TCBC trong
bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế xã hội là một tất yếu, phù hợp quy luật.
1.2.2.2 Do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mang lại cho đơn vị cung cấp dịch vụ
nhiều cơ hội trong việc mở rộng mối quan hệ và địa bàn hoạt động, song cũng nhiều
thách thức về sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng với các
ngân hàng nước ngồi, các tổ chức tài chính lớn mạnh trên thế giới. Do vậy để nâng
cao khả năng cạnh tranh, khơng cịn cách nào khác là doanh nghiệp bưu chính phải
nhanh chóng tìm các giải pháp phát triển các dịch vụ TCBC.
Bên cạnh đó, với vị thế là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO,
Việt Nam cũng phải thực hiện các cam kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.
Dịch vụ TCBC thuộc lĩnh vực dịch vụ nêu trên nên doanh nghiệp bưu chính cũng
phải có chiến lược phát triển dịch vụ để đảm bảo thích nghi được với sự hội nhập
kinh tế khu vự và thế giới.
1.2.2.3 Do yêu cầu phát triển của doanh nghiệp bưu chính

14



Thứ nhất, phát triển các dịch vụ TCBC sẽ giúp cho doanh nghiệp bưu chính
đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và tận dụng
hệ thống mạng lưới bưu chính, mối quan hệ và uy tín sẵn có với khách hàng, khả
năng phục vụ tại các địa điểm khách hàng yêu cầu.
Thứ hai, việc phát triển các dịch vụ TCBC còn tạo ra một nguồn doanh thu
đáng kể cho doanh nghiệp bưu chính bên cạnh doanh thu từ dịch vụ bưu chính
chuyển phát. Đối với doanh nghiệp bưu chính được chỉ định, doanh thu từ dịch vụ
TCBC cịn góp phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu cân bằng
thu chi, bù đắp chi phí cho việc thực hiện dịch vụ bưu chính cơng ích và tiến tới có
lợi nhuận trong tương lai.
Thứ ba, phát triển các dịch vụ TCBC làm tăng khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Doanh nghiệp nào có
dịch vụ tốt hơn, hồn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ có
sức thu hút khách hàng lớn hơn. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá các dịch vụ TCBC và
cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả khách hàng tạo
cho doanh nghiệp có ưu thế nổi trội để có thể đứng vững trong cạnh tranh.
Thứ tư, phát triển các dịch vụ TCBC cũng giống như phát triển các dịch vụ
ngân hàng tức là thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro trong kinh doanh. Doanh
nghiệp nào phát triển được nhiều lĩnh vực dịch vụ có hiệu quả thì doanh nghiệp đó
sẽ tỏ rõ ưu thế của mình, nếu một lĩnh vực hoạt động dịch vụ gặp khó khăn thì
doanh nghiệp vẫn có thể phát triển các lĩnh vực khác.
1.2.3 Nội dung phát triển dịch vụ tài chính bƣu chính
Trong khn khổ luận văn này, nội dung phát triển dịch vụ tài chính tập
trung vào các vấn đề cơ bản: Đa dạng hóa dịch vụ, phát triển mạng lưới cung cấp
dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tiếp cận dịch vụ.
1.2.3.1 Đa dạng hóa dịch vụ
Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định, trong quá trình
sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu dịch vụ hợp lý.
Đó là cơ cấu dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng của doanh

nghiệp và cho phép doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận. Trong điều kiện nhu
cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ
15


phát triển mạnh mẽ, cơ cấu dịch vụ của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động,
nghĩa là phải được thường xun hồn thiện và đổi mới. Đó là một trong những
điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tốn tại và
phát triển. Sự hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được thực
hiện theo nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn:
- Thu hẹp danh mục dịch vụ bằng cách loại bỏ những dịch vụ lỗi thời, những
dịch vụ kém sức cạnh tranh và những dịch vụ khơng có khả năng tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
- Giữ nguyên chủng loại dịch vụ đang cung cấp, nhưng cải tiến, hoàn thiện
những dịch vụ ấy.
- Bổ sung thêm vào danh mục dịch vụ những dịch vụ mới phù hợp với nhu
cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
Trong thực tế, các hướng trên đây được thực hiện xen kẽ với nhau. Nếu cơ
cấu dịch vụ của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại thì doanh nghiệp phát
triển theo hướng chun mơn hóa. Ngược lại, cơ cấu dịch vụ được mở rộng ra,
doanh nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa dịch vụ.
Như vậy, đa dạng hóa dịch vụ của doanh nghiệp là việc mở rộng danh mục
dịch vụ, nó gắn liền với q trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu dịch vụ nhằm đảm
bảo doanh nghiệp thích ứng với sự biến động của mơi trường kinh doanh.
Trong q trình mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp bưu chính có thể thực
hiện đa dạng hóa dịch vụ TCBC theo các hình thức như sau:
a/ Theo sự biến đổi danh mục dịch vụ
- Biến đổi chủng loại: Đó là q trình hồn thiện và cải tiến các dịch vụ đang
cung cấp để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới.
- Đổi mới chủng loại: Loại bỏ những dịch vụ lỗi thời và bổ sung những dịch

vụ mới vào danh mục dịch vụ của doanh nghiệp. Những dịch vụ được bổ sung này
có thể là dịch vụ mới tuyệt đối (mới với doanh nghiệp và với thị trường), hoặc dịch
vụ mới tương đối (mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường).
- Hỗn hợp: Kết hợp một số nội dung của hình thức thứ nhất và hình thức thứ
hai. Nghĩa là doanh nghiệp vừa hoàn thiện, cải tiến một số dịch vụ đang cung cấp,

16


vừa loại bỏ những dịch vụ không sinh lợi, vừa bổ sung những dịch vụ mới vào danh
mục dịch vụ của mình.
b/ Theo tính chất của nhu cầu dịch vụ
- Đa dạng hóa theo chiều sâu nhu cầu mỗi loại dịch vụ: đó là việc tăng thêm
nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho một loại dịch vụ để
đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng khác nhau về cùng một loại dịch vụ.
Ví dụ, dịch vụ chuyển tiền có nhiều hình thức chuyển tiền như tiền mặt – tiền mặt,
tiền mặt – tài khoản, tài khoản – tiền mặt, tài khoản – tài khoản, hoặc nhiều phương
thức chuyển tiền như chuyển tiền tại quầy, chuyển qua hệ thống ngân hàng điện tử
hoặc qua tin nhắn trên điện thoại.
- Đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại dịch vụ: thể hiện ở việc doanh
nghiệp cung cấp một số dịch vụ có đặc điểm và mục đích phục vụ khác nhau, để
thỏa mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu
dùng. Ví dụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đặt vé điện tử đồng thời thực hiện thu
hộ tiền vé điện tử cho khách hàng.
c/ Theo phương thức thực hiện
- Đa dạng hóa dịch vụ trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Bằng việc áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm
bớt thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa dịch vụ, tận dụng được khả năng
hiện có. Tuy nhiên, sự tận dụng này lại dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng danh
mục dịch vụ của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa dịch vụ trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ
sung. Nghĩa là việc mở rộng danh mục dịch vụ địi hỏi phải có đầu tư, nhưng đầu tư
này chỉ giữ vị trí bổ sung, nhằm khắc phục khâu yếu hoặc các khâu mà doanh
nghiệp cịn thiếu. So với hình thức trên, khả năng mở rộng danh mục dịch vụ của
doanh nghiệp được nâng cao hơn.
- Đa dạng hóa dịch vụ bằng đầu tư mới. Hình thức này thường được áp dụng
khi doanh nghiệp phát triển những dịch vụ mới mà khả năng hiện tại không thể đáp
ứng được. Trong trường hợp này, nhu cầu đầu tư thường lớn và xác suất rủi ro sẽ
cao hơn, nhưng khả năng mở rộng danh mục dịch vụ lớn hơn.
1.2.3.2 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ
17


Mạng lưới của doanh nghiệp bưu chính bao gồm các chi nhánh trong và
ngồi nước, các cơng ty con trực thuộc, các văn phòng đại diện ở các trung tâm tài
chính quốc tế… Trước xu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, mạng
lưới chi nhánh đóng vai trị hết sức quan trọng. Dịch vụ bưu chính là hoạt động bán
lẻ mang dịch vụ đến từng cá nhân ở mọi địa phương, không phân biệt thành thị
nông thôn. Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người dân càng tăng nhu cầu
trao đổi và sử dụng dịch vụ tài chính ở khắp mọi nơi. Vì thế, một mạng lưới rộng
khắp sẽ thu hút được mọi đối tượng khách hàng, đánh giá sự phát triển về quy mơ
và khả năng phục vụ của doanh nghiệp đó.
Kênh phân phối truyền thống của doanh nghiệp bưu chính là bán hàng trực
tiếp tại hệ thống trụ sở, văn phòng giao dịch (tại mạng lưới các bưu cục, ĐBĐ
VHX, điểm phục vụ). Nhưng văn phòng giao dịch bị hạn chế về địa diểm và thời
gian phục vụ. Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin như vũ bão hiện nay thì chỉ
phát triển và mở rộng hệ thống văn phịng giao dịch cũng chưa đủ. Các kênh phân
phối dựa trên nền tảng công nghệ mới sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mọi
lúc mọi nơi (chẳng hạn bán hàng online…).
Các kênh giao dịch hiện đại của doanh nghiệp bưu chính bao gồm:

- Giao dịch qua mạng điện thoại (Phone, Call center) là kênh giao dịch có xu
hướng phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nó giúp doanh nghiệp bưu chính tiết
kiệm chi phí nhân sự, quản lý, điện nước, văn phịng. Kênh giao dịch này có thể áp
dụng hai chế độ: chế độ tự động trả lời hoặc tương tác qua điện thoại viên và
thường phổ biến nhất là để đáp ứng các dịch vụ vấn tin.
- Giao dịch qua mạng máy tính là giao dịch mà khách hàng đăng ký sử dụng
sản phẩm sẽ được lắp mạng ở nhà với một mã mật khẩu để thực hiện các giao dịch
với doanh nghiệp bưu chính qua mạng đó.
- Bưu cục lưu động: Ngồi việc phục vụ khách hàng tại các điểm giao dịch
cố định, để chủ động hơn trong việc tiếp cận và giới thiệu dịch vụ tới khách hàng,
doanh nghiệp bưu chính có thể xây dựng và phát triển bưu cục lưu động. Bưu cục
lưu động được thiết kế trên các phương tiện vận chuyển phù hợp (ví dụ như xe loại
16 chỗ) đã được cải tạo lại với các thiết bị như một quầy giao dịch để hàng ngày đi
đến những nơi chưa có điều kiện mở bưu cục cố định hoặc có nhu cầu biến động
18


×