Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG TH THU HIN

XU HƯớNG PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG Hộ
LÊN SảN XUấT LớN TRONG KINH Tế THị TRƯờNG
ĐịNH HƯớNG XÃ HéI CHđ NGHÜA ë VIƯT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG TH THU HIN

XU HƯớNG PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG Hộ
LÊN SảN XUấT LớN TRONG KINH Tế THị TRƯờNG
ĐịNH HƯớNG XÃ HéI CHđ NGHÜA ë VIƯT NAM
Chun ngành
Mã số

: Kinh tế chính trị
: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:



1. GS.TS. ĐỖ THẾ TÙNG
2. PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu trong Luận án trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2015
Tác giả

Đặng Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.......................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP ...................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ .................................... 7
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế nông hộ ở Việt
Nam ..............................................................................................................................13

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 19
Chƣơng 2: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT
LỚN TRONG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
KINH NGHIỆM ............................................................................................ 22
2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế nông hộ .............................................. 22
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế nông hộ ...................................................22
2.1.2. Những ưu thế và giới hạn của kinh tế nông hộ ...............................................32
2.2. Xu hƣớng phát triển của kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế
thị trƣờng ................................................................................................... 40
2.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nền sản xuất lớn ................................................40
2.2.2. Kinh tế thị trường và sự cần thiết của việc chuyển kinh tế nông hộ lên sản
xuất lớn trong kinh tế thị trường ................................................................................43
2.2.3. Các xu hướng chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh
tế thị trường .................................................................................................................53
2.2.4. Điều kiện cần thiết để chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...............................................61
2.3. Kinh nghiệm của các nƣớc Châu Á về chuyển kinh tế nông hộ lên sản
xuất lớn và bài học cho Việt Nam .............................................................. 65


2.3.1. Sự phát triển kinh tế nông hộ theo hướng lên sản xuất lớn tại một số nước
Châu Á .........................................................................................................................65
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................70
Chƣơng 3: Q TRÌNH CHUYỂN KINH TẾ NƠNG HỘ LÊN SẢN XUẤT
LỚN TRONG KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN
NAY ............................................................................................................. 77
3.1. Tổng quan về chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông
thôn và nông dân ở Việt Nam ..................................................................... 77
3.1.1. Chính sách, pháp luật đối với nơng nghiệp, nơng thơn..................................77
3.1.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến nông dân ..............................................83

3.2. Thực trạng xu hƣớng phát triển của kinh tế nông hộ từ năm 2000 đến
nay ............................................................................................................ 91
3.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển kinh tế trang trại.....................................91
3.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế nơng hộ theo hình thức liên kết ngang .............96
3.2.3. Xu hướng phát triển kinh tế nơng hộ theo các hình thức liên kết dọc .........105
3.3. Những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế nông hộ theo hƣớng
lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa ..... 119
3.3.1. Những thành tựu cơ bản .................................................................................119
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................126
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH TẾ NÔNG HỘ PHÁT
TRIỂN LÊN SẢN XUẤT LỚN TRONG KTTT ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA ........................................................................................................ 136
4.1. Tác động của bối cảnh mới đến xu hƣớng phát triển kinh tế nông hộ . 136
4.1.1. Tác động tích cực ............................................................................................136
4.1.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................139
4.2. Quan điểm về chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam ..................................................... 143
4.2.1. Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân .143


4.2.2. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất lớn trong kinh tế
thị trường định hướng XHCN...................................................................................145
4.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩ y kinh t ế nông hô ̣ lên s ản xuất lớn trong
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...................... 152
4.3.1. Đổi mới chính sách và luật pháp về đất đai theo hướng đảm bảo hài hịa lợi
ích của Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân ........................................................152
4.3.2. Phát triển các hợp tác xã và tổ hợp tác kiểu mới .........................................158
4.3.3. Phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng
sản ..............................................................................................................................161
4.3.4. Phát triển mạnh hình thức trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản ..............168

4.3.5. Chuyển một bộ phận lớn nông hộ kinh doanh độc lập sang hoạt động ngành
nghề hoặc kiêm nghề.................................................................................................174
4.3.6. Nâng cao vai trò Nhà nước trong q trình chuyển kinh tế nơng hộ lên sản
xuất lớn ......................................................................................................................177
KẾT LUẬN ................................................................................................ 181
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................. 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 185


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations ( Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á)

AFTA

: Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Asean)

AGPPS

: Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CN - XD


: Công nghiệp - xây dựng

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTCP

: Cơng ty Cổ phần

CĐML

: Cánh đồng mẫu lớn

CNSH

: Cơng nghệ sinh học

DV

: Dịch vụ

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng


BTB

: Bắc Trung Bộ

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GLOBAL GAP

: Global Good Agricultural Practice

HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

KH & CN

: Khoa học và công nghệ

KH - CN

: Khoa học - Công nghệ

KTH


: Kinh tế hộ

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

LLSX

: Lực lƣợng sản xuất

LASUCO

: Công ty Cổ phần mía đƣờng Lam Sơn

NN, LN, TS

: Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

THT

: Tổ hợp tác
i


TPP


: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

(Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng)
TLSX

: Tƣ liệu sản xuất

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

USD

: Đô la Mỹ

VIÊT GAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

TBCN

: Tƣ bản chủ nghĩa

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP

Bảng 3.1: Biến động trang trại và lao động hộ chủ trang trại 2001 - 2012...............93
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế trang trại ..........................................94
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu của khu vực HTX 2001-2014 ..........................................97
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu của AGPPS 2011-2013 ..................................112
Bảng 3.5: Mức tiết kiệm trung bình của hộ nơng dân tham gia liên kết .................113
Bảng 3.6: Hiệu quả sản xuất vụ lúa Hè - Thu của mơ hình so với ngồi mơ hình .114

Biểu đồ 2.1: Chi phí và lợi nhuận theo quy mơ diện tích tính trên 1 kg thóc,
năm 2006 ..................................................................................................................49
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc của liên kết dọc .........................................................................59

Hộp 3.1. Mong muốn của nông dân huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An .................88
Hộp 3.2. Vai trị HTX dƣới góc nhìn của một Chủ nhiệm HTX .......................102
Hộp 3.3. Tơi chủ động tìm đến cơng ty ...............................................................106
Hộp 3.4. Trăn trở của một Chủ nhiệm HTX .......................................................116

iii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, thời kỳ nào kinh tế hộ (KTH) gia đình
cũng có vai trị quan trọng, kể cả tại các nƣớc đã có nền cơng nghiệp hiện đại. Vai trị
của kinh tế hộ khơng phải ở chỗ tạo ra năng suất lao động cao, hay giá trị gia tăng
lớn; mà là ở chỗ nó làm đƣợc những việc mà các doanh nghiệp hay hợp tác xã, trang
trại không làm đƣợc. Chẳng hạn nhƣ, kinh tế nông hộ (KTNH) là lực lƣợng ni sống
tồn xã hội về lƣơng thực, thực phẩm; mức đầu tƣ cho KTNH thấp hơn so với doanh
nghiệp; hay KTNH linh hoạt hơn và dễ thích ứng với cơ chế thị trƣờng hơn... Trên

thực tế, tại Mỹ các hộ nông dân sử dụng 65% đất nông nghiệp nhƣng tạo ra 70% giá
trị nông sản phẩm; tại Nhật Bản, kinh tế hộ cung cấp 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu
cầu lƣơng thực, 98% nhu cầu về trứng, và 90% nhu cầu về rau quả [84].
Tại Việt Nam, với hơn 9,5 triệu hộ nông dân hàng năm tạo gần 40 triệu tấn
lƣơng thực, đóng góp khoảng 20% GDP và 30% tổng kim ngạch xuất khẩu... [67].
Kể từ khi Đổi mới nền kinh tế, nhất là từ khi hộ gia đình đƣợc thừa nhận là đơn vị
kinh tế tự chủ theo tinh thần Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính
trị, KTH nói chung và hộ nơng dân nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Hộ
đƣợc Nhà nƣớc giao việc quản lý và sử dụng lâu dài đất đai và các tƣ liệu sản xuất
khác, đƣợc tự chủ trong sản xuất kinh doanh, và đƣợc toàn quyền điều hành sản
xuất và sử dụng lao động, mua sắm vật tƣ kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Nhờ đó, sức sản xuất trong nơng nghiệp đƣợc giải phóng, năng suất cây
trồng, vật ni tăng lên, đời sống hộ nông dân đƣợc cải thiện. Chỉ tính 10 năm gần
đây, số lƣợng hộ kinh doanh cá thể tại khu vực nông thôn tăng với tốc độ giai đoạn
sau (2007 - 2013) cao hơn giai đoạn trƣớc (2001 - 2006). Lĩnh vực hoạt động của các
hộ nơng thơn ngày càng đa dạng, theo đó cơ cấu sản xuất và cơ cấu thu nhập của hộ
cũng có sự thay đổi theo hƣớng tích cực. Tính chất và quy mơ của nền sản xuất
hàng hóa ngày càng thể hiện rõ nét, trong đó nhiều hộ đã có nguồn vốn tích lũy
khá, nhất là các hộ phi nơng nghiệp. Đã có nhiều hộ nơng dân khẳng định đƣợc vị
1


trí trong nền kinh tế thị trƣờng, và có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo bền vững tại các địa phƣơng.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế bƣớc vào giai đoạn tồn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế thì kinh tế hộ nơng dân đã bộc lộ giới hạn của nó, bất cập trƣớc yêu cầu
của nền kinh tế đó. Những giới hạn chính là: quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; cơ
cấu ngành nghề lạc hậu; thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động; kiến thức
và năng lực tiếp cận kinh tế thị trƣờng và tiếp thu khoa học và công nghệ (KH &
CN) của chủ hộ rất thấp... Điều đó địi hỏi phải tìm một con đƣờng phát triển mới

cho KTNH để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn,
hiện đại, và hội nhập quốc tế.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp cũng nhƣ các nhà khoa học hiện
nay là phải nhận thức rõ hơn xu hƣớng phát triển của kinh tế hộ để tìm giải pháp
hữu hiệu chuyển khu vực kinh tế hộ gia đình nói chung, kinh tế nơng hộ nói riêng
lên sản xuất hàng hóa lớn. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài Luận án Tiến
sĩ kinh tế của mình là: “Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn
trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Câu hỏi nghiên cứu của Luận án là: Sự phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam
hiện nay đã tới hạn chưa? Xu hướng phát triển của nó trong những năm tiếp theo thế
nào? Cần phải làm gì để thúc đẩy kinh tế nơng hộ phát triển theo xu hướng đó?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nơng nghiệp, nhằm làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam hiện nay, chỉ
ra giới hạn lịch sử của kinh tế nông hộ trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, từ đó tìm ra xu hƣớng vận động và điều kiện
phát triển của nó trong bối cảnh mới, bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trƣờng hiện
đại và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích đó, Luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
2


- Tổng quan những cơng trình đã đƣợc cơng bố liên quan trực tiếp đến đề tài Luận
án để kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đang đặt ra.
- Phân tích những ƣu, nhƣợc điểm của kinh tế nơng hộ, chỉ ra tính cấp thiết và
những điều kiện chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trƣờng.
- Đánh giá thực trạng chuyển biến kinh tế nông hộ theo xu hƣớng phát triển lên
sản xuất lớn ở Việt Nam từ sau Đổi mới, đặc biệt là trong hơn một thập kỷ của Thế

kỷ XXI.
- Nêu lên một số quan điểm về chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn và đề
xuất các giải pháp để thúc đẩy quá trình này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là kinh tế hộ và xu hƣớng phát triển của
kinh tế hộ lên sản xuất lớn trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị
trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dƣới góc độ Kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Kinh tế hộ gia đình tồn tại và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế quốc dân. Luận án chỉ tập trung vào bộ phận kinh tế hộ nông dân (hay
kinh tế nông hộ) và xu hƣớng vận động của nó trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3.2.2. Phạm vi không gian
Luận án nghiên cứu xu hƣớng phát triển của kinh tế nơng hộ ở Việt Nam, trong
đó có đi sâu một số trƣờng hợp cụ thể để minh chứng. Tuy nhiên, Luận án cũng nghiên
cứu xu hƣớng phát triển của kinh tế nông hộ tại một số nƣớc Châu Á để rút ra bài học
kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Luận án nghiên cứu xu hƣớng phát triển của kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn ở
Việt Nam từ năm 2001 đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ khi có Nghị
quyết số 26/NQ-TW về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn (năm 2008) đến nay.
3


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này, Luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau:
- Những nguyên lý kinh tế, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân nói

chung và kinh tế nơng hộ nói riêng trong q trình phát triển nơng nghiệp lên sản
xuất hàng hóa lớn.
- Những quan điểm, đƣờng lối của Đảng và chính sách Nhà nƣớc Việt Nam về
các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nơng dân trong q trình phát triển nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.
- Các lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế hộ.
- Kế thừa kết quả của một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan
đến đề tài Luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung:
- Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để nhận diện đúng kinh tế nông hộ trong từng thời kỳ cụ thể, và chỉ ra
giới hạn lịch sử của nó trong sự phát triển. Đặt vấn đề phát triển kinh tế nông hộ
trong mối quan hệ với các bộ phận khác của nền kinh tế, và nghiên cứu nó trong sự
vận động và phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là phƣơng pháp
đƣợc sử dụng trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện Luận án.
- Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng để tạm gác bỏ khỏi đối
tƣợng nghiên cứu những vấn đề ít có ảnh hƣởng đến xu hƣớng phát triển kinh tế
nông hộ để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh hƣởng quyết
định đến xu hƣớng vận động của kinh tế hộ nông dân, nhƣ sự phát triển của kinh tế
thị trƣờng, quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh... Phƣơng pháp này đƣợc áp
dụng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 2 (phần nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc).

4


- Phƣơng pháp thống kê - so sánh đƣợc sử dụng trong cả chƣơng 2 và chƣơng
3, đặc biệt trong phần nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc và đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế hộ nông dân.

- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong cả từ chƣơng 2 đến
chƣơng 4, nhƣng nhiều nhất là ở chƣơng 3 nhằm đƣa ra những nhận xét, đánh giá
sát thực tình hình chuyển kinh tế nơng hộ lên sản xuất lớn trong thời gian qua, chỉ
rõ đâu là thành tựu, đâu là hạn chế của quá trình này.
- Phƣơng pháp lôgic - lịch sử đƣợc sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân của
thực trạng xu hƣớng chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn hiện nay, đặc biệt là
nhận rõ nguyên nhân nào là lực cản sự phát triển kinh tế nông hộ trên con đƣờng
chuyển lên sản xuất hàng hóa lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để hiểu rõ hơn thực
tiễn xu hƣớng phát triển kinh tế nông hộ hiện nay. Bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 20 câu
hỏi liên quan đến sự cần thiết của các tổ chức kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, hay trang
trại; đến vai trò của doanh nghiệp và nhà khoa học và Nhà nƣớc trong mối quan hệ liên
kết với kinh tế nơng hộ; đến vai trị nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế nông hộ. Bảng
hỏi đƣợc gửi tới 45 ngƣời, gồm 35 nông dân, 5 chủ trang trại, và 5 cán bộ quản lý hợp tác
xã, lãnh đạo xã, và lãnh đạo huyện phụ trách nông nghiệp).
5. Đóng góp mới của Luận án
- Làm rõ hơn vị trí của kinh tế nơng hộ trong nền kinh tế, tính tất yếu của xu
hƣớng phát triển kinh tế nơng hộ lên sản xuất lớn và điều kiện cần thiết để kinh tế
nơng hộ phát triển theo xu hƣớng đó.
- Đánh giá khách quan về thực trạng phát triển kinh tế nơng hộ và xu hƣớng
phát triển của nó từ sau Đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay. Chỉ ra
giới hạn của kinh tế nông hộ và các xu hƣớng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ
trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.
- Đề xuất quan điểm định hƣớng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc
đẩy kinh tế nông hộ phát triển theo xu hƣớng lên sản xuất lớn trong những năm
tiếp theo.
5


6. Kết cấu Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
gồm 4 chƣơng, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.
Chương 2: Xu hƣớng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế
thị trƣờng: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
Chương 3: Q trình chuyển kinh tế nơng hộ lên sản xuất lớn ở Việt Nam
trong kinh tế thị trƣờng từ năm 2000 đến nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển lên sản
xuất lớn trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu đa dạng đã xuất bản trong và ngoài nƣớc liên quan
trực tiếp đến đề tài mà tác giả luận án tiếp cận đƣợc, có thể phân thành 2 nhóm
chính: Nhóm 1, gồm những cơng trình nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ gia đình nói
chung và kinh tế hộ gia đình nơng dân (hay kinh tế nơng hộ - KTNH) nói riêng, gọi
chung là kinh tế hộ; Nhóm 2, gồm những cơng trình nghiên cứu thực tiễn kinh tế
nông hộ ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm.
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ
Vấn đề kinh tế hộ gia đình nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng đã đƣợc các
nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, cả phía các nhà kinh tế học Mácxít Lênin-nit lẫn các nhà kinh tế học Tƣ bản chủ nghĩa. Trong phạm vi của Luận án
này, chúng ta có thể chia các tác phẩm nghiên cứu lý luận này thành hai phân nhóm:
phân nhóm các nghiên cứu từ góc tiếp cận Mác-xít Lênin-nít và phân nhóm các
nghiên cứu từ góc tiếp cận Kinh tế học hiện đại.
a) Lý luận Mác-xít Lênin-nit về kinh tế hộ gia đình

Tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894), trong C.Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập, Tập 22, NXB ST, HN, 1995, đƣợc coi là một trong những văn kiện
quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề liên minh công - nông và vấn đề
ruộng đất.
Trong tác phẩm này, Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ sự tồn tại khách quan, vai trị của
hộ gia đình là do tính hiệu quả, sức sống bền vững của nó, cũng nhƣ con đƣờng phát
triển đặc thù của nông nghiệp và khẳng định sự tồn tại của kinh tế tiểu nông, kinh tế
hộ (KTH) nông dân. Theo ông, tiểu nông là tầng lớp quan trọng nhất trong tất cả các
tầng lớp nông dân, là ngƣời sở hữu hoặc đi thuê - nhất là ngƣời sở hữu một mảnh
ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thƣờng có thể cày cấy cùng với gia đình
họ và cũng khơng bé hơn số ruộng đất cần thiết để ni gia đình họ. Cũng nhƣ ngƣời
7


tiểu thủ công, ngƣời tiểu nông là một ngƣời lao động, anh ta khác ngƣời vô sản hiện
đại ở chỗ anh ta còn sở hữu tƣ liệu lao động. Cùng với lao động trong gia đình và
bằng những nguyên liệu tự sản xuất ra, ngƣời tiểu nông đã sản xuất đƣợc phần lớn
nhất trong số những sản phẩm nông nghiệp cần dùng. Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh: bất kỳ
ở đâu, dù là nƣớc đã phát triển cao hay nƣớc đang phát triển, thì “nơng dân đều là
nhân tố rất cơ bản của dân cƣ, của nền sản xuất và của chính quyền”, do vậy, những
ngƣời xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên thế giới cần phải “đặt vấn đề nơng dân vào
chƣơng trình nghị sự”.
Nghiên cứu sự phát triển của các nƣớc tƣ bản phát triển sớm ở Châu Âu,
Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra sự phát triển tất yếu, một bƣớc tiến khổng lồ từ chế độ nông
nô sang nền sản xuất lớn Tƣ bản chủ nghĩa. Nhƣng, trong quá trình ấy, số phận
ngƣời nông dân, chủ yếu là tiểu nông sẽ bị phá sản và bần cùng. Đó cũng là một
quy luật, nó diễn ra rất mau chóng, khơng ai có thể ngăn cản đƣợc. Ơng viết: “Ở
lãnh thổ chính của nƣớc Anh, chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất và nền đại cơng
nghiệp đã hồn tồn gạt bỏ ngƣời nơng dân tự sản xuất cho mình. Ở phía đơng sơng
Elbe của nƣớc Phổ, cũng quá trình ấy đã diễn ra..., và cũng ở đó ngƣời nơng dân
ngày càng bị tƣớc đoạt ruộng đất, hoặc về phƣơng diện kinh tế và chính trị, bị gạt

xuống hàng thứ yếu”. Từ thực tế đó, Ph.Ăng-ghen đƣa ra khuyến cáo với những
ngƣời cộng sản về lập trƣờng của họ đối với tiểu nông nhƣ thế nào và phải hành
động ra sao khi đã có chính quyền. Ông chỉ rõ: “Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu
nông, trƣớc hết phải hƣớng quyền sở hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể của họ
vào con đƣờng kinh doanh hợp tác...”, bằng những biện pháp dứt khoát “không phải
bằng bạo lực mà là bằng những tấm gƣơng và bằng sự giúp đỡ của xã hội”.
Qua nghiên cứu vấn đề nông dân ở Pháp và Đức, Ph.Ăng-ghen cũng chỉ ra
xu hƣớng phát triển của kinh tế nông dân là theo con đƣờng hợp tác xã (HTX), bằng
cách chỉ rõ tính ƣu việt của chế độ hợp tác nhƣ “khi hợp nhất những ruộng đất nhỏ
lại và cày cấy theo phƣơng pháp canh tác quy mơ lớn tồn bộ diện tích thì sẽ có
điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh theo lối công nghiệp, nền sản xuất hàng hố
trong nơng nghiệp sẽ phát triển, một bộ phận nhân cơng đã có cơng ăn việc làm từ
8


trƣớc, nay thành ra thừa; chính sự tiết kiệm lao động là một trong những lợi thế
quan trọng nhất của chế độ canh tác quy mô lớn. Số lao động dƣ ra đó có thể cung
cấp cho các ngành cơng nghiệp và dịch vụ hoặc mở mang thêm nhiều ngành nghề
bằng cách cung cấp cho những nơng dân đó những tƣ liệu và khả năng lao động làm
công nghiệp coi là nghề phụ,...”.
V.I.Lê-nin, khi nói về nơng dân trong tác phẩm “Sự phát triển chủ nghĩa tư
bản Nga”, đã cho rằng sự liên kết các tài sản của những ngƣời sản xuất nhỏ thành
một tài sản lớn để kinh doanh sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho ngƣời nơng dân nhỏ.
Tài sản của họ lớn dần lên và họ đƣợc hƣởng lợi từ tài sản chung đó. Họ có quyền
chi phối những tài sản chung đó thơng qua các hoạt động sản xuất, phân chia lợi ích
từ sự đóng góp đó. Vì vậy, việc liên kết những ngƣời nơng dân sản xuất lớn lại để
thành lập các HTX là rất cần thiết, cả đối với nông dân và nền kinh tế. Theo Ơng,
một khi nơng dân đã vào hợp tác xã tới mức đơng nhất, thì chủ nghĩa xã hội (…), tự
nó sẽ đƣợc thực hiện (NXB CTQG-ST, 1978). Còn trong tác phẩm Bàn về chế độ
hợp tác xã (1923), trong V.I.Lê-nin Toàn tập, Tập 45, NXB Tiến bộ, 1978, Ơng lại

nhấn mạnh, chế độ HTX có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong công cuộc xây dựng CNXH,
là con đƣờng cơ bản để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền sản xuất hàng hóa nhỏ.
Ơng viết: “Chƣa chắc mọi ngƣời đều hiểu đƣợc rằng sau Cách mạng Tháng Mƣời và
khơng vì chính sách kinh tế mới (trái lại, về mặt này, phải nói: chính vì có chính sách
kinh tế mới), chế độ HTX ở nƣớc ta đã có một ý nghĩa hồn tồn đặc biệt”. Ơng lý giải
ý nghĩa đặc biệt đó bằng các minh chứng sau:
Một là, HTX là hình thức dễ chấp nhận nhất để cải tạo nền kinh tế tiểu nơng. Ơng
cho rằng, HTX trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội khác với HTX trong Chủ
nghĩa tƣ bản. Đó là, trong xã hội tƣ bản HTX là một tổ chức tƣ bản tập thể, thƣờng chịu
ảnh hƣởng của các nhà tƣ bản và đƣợc sử dụng để phục vụ lợi ích của họ; còn trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, các xí nghiệp HTX khơng khác với các xí nghiệp XHCN.
Hai là, chế độ HTX cho phép kết hợp đúng đắn lợi ích cá nhân của ngƣời nơng dân
với lợi ích của xã hội, nó cho phép Nhà nƣớc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, đồng

9


thời nó cũng là con đƣờng để chuyển dần nền kinh tế cá thể lên nền kinh tế lớn, tập thể
thuận lợi nhất, dễ dàng nhất và dễ hiểu nhất đối với hàng triệu quần chúng nhân dân.
Trong tác phẩm này, V.I.Lê-nin cũng chỉ ra cách thức và điều kiện thực hiện
HTX. Cách thức tiến hành HTX là: Phải dựa trên nguyên tắc làm thế nào để HTX đƣợc
hƣởng ƣu đãi về vật chất; Phải làm thế nào để họ đƣợc hồn tồn tự nguyện; và Phải có
sự giúp đỡ của Nhà nƣớc. Về các điều kiện tiến hành HTX là Nhà nƣớc phải nắm đƣợc
những tƣ liệu sản xuất chủ yếu; Phải có chính quyền của giai cấp vơ sản; Phải có liên
minh cơng-nơng; Phải nâng cao trình độ văn hóa cho nơng dân.
A.V. Trai-a-nơp (1924), ngƣời đƣợc mệnh danh là “Mác của nông dân” đã đƣa
ra những chỉ dẫn quan trọng về KTH trong cuốn Lý thuyết về kinh tế nơng dân. Ơng
nghiên cứu về nơng nghiệp, nơng thơn, tìm hiểu quy luật tồn tại và vận động phát
triển của KTH nơng dân và các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp. Luận điểm
trung tâm trong cơng trình này là vấn đề bản chất của KTH nông dân, cơ cấu tổ

chức kinh tế và con đƣờng phát triển của nó.
Theo Trai-a-nơp, KTH - một phƣơng thức sản xuất, một loại hình kinh tế
phức tạp của tổ chức sản xuất nơng nghiệp là những xí nghiệp sản xuất hàng hố
của gia đình nơng dân khơng th nhân cơng và chiếm đại bộ phận ở nông thôn.
Đồng thời, KTH gắn bó hữu cơ với gia đình nơng dân, vì thế có thể coi kinh tế
nơng dân là kinh tế gia đình. Đó là một xí nghiệp lao động gia đình theo những
quy luật của nó, khác với quy luật TBCN dựa trên lao động làm thuê. Ông cho
rằng ở KTH, ngƣời nông dân vừa là ngƣời chủ, vừa là ngƣời lao động, sẽ đi tới
chỗ liên kết các quá trình và các ngành “tách rời nhau” thành hệ thống kinh tế ở
nơng thơn. Trai-a-nơp coi những hộ gia đình nơng dân lao động cá thể là những
viên gạch dựng lên vũ trụ xã hội, những tế bào ấy cũng vĩnh cửu nhƣ bản thân vũ
trụ. Gia đình nơng dân lao động xuất hiện từ buổi bình minh của xã hội lồi
ngƣời, trải qua những hình thái KT - XH mà chúng ta biết đến, đã tỏ ra một sự
bền vững và một năng lực sống chƣa từng thấy.
Nhƣ vậy, các nhà kinh tế học Mác-xít Lênin-nit đã chỉ rõ vị trí và vai trị của
kinh tế hộ gia đình nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng trong sản xuất xã hội và
10


lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các ông đã nhấn mạnh sự
cần thiết của việc phát triển loại hình kinh tế này đối với nền sản xuất hiện đại
cũng nhƣ một số nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển nó trong điều kiện quá
độ lên CNXH. Những vấn đề này tuy đƣợc viết cách đây trên dƣới một trăm
năm nhƣng vẫn còn nguyên giá trị đối với Việt Nam, một nƣớc đang trong q
trình đƣa sản xuất nơng nghiệp manh mún lên sản xuất lớn hiện đại, đặc biệt là
sau những thất bại của mơ hình HTX đƣợc thành lập theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung.
b) Lý luận kinh tế học hiện đại về kinh tế hộ gia đình
Cập nhật hơn từ giác độ kinh tế học hiện đại phƣơng Tây, giáo sƣ Mc.Gee
(Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á - Canađa) và tiến sĩ Kamal Salih (Giám đốc

Viện nghiên cứu kinh tế của Malaixia) đã xuất bản cuốn Development Theory and
the elusive Household unt: Are we Bendign Shifting sands, July 1989, P3. Các tác
giả đã nhìn nhận từ những góc độ: kinh tế hộ trong q trình phát triển; kinh tế
hộ trong điều kiện cơng nghiệp hố và đơ thị hố. Các ơng thống nhất quan điểm
về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ phƣơng diện thực tiễn, đã tìm ra sự khác nhau
cơ bản giữa hộ và gia đình. Họ thấy rõ sự tác động lớn của quá trình đơ thị hố
và cơng nghiệp hố làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và hoạt động của KTH
cũng có những thay đổi đáng kể, song cũng chỉ rõ vai trị KTH khơng bị lu mờ,
trong vai trị tạo nguồn lao động.
Cũng bàn về mối quan hệ này, ở một quan sát cụ thể hơn, bài viết Kinh tế hộ
trong sự hình thành kinh tế thị trường ở một số nước Châu Âu (1997) của Nguyễn
Văn Ngừng, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6, đã đề cập đến vấn đề
phát triển kinh tế hộ đối với sự hình thành và phát triển thị trƣờng ở các nƣớc Anh,
Bắc Âu, Pháp, Đức, Hà Lan. Cơng trình nghiên cứu chỉ rõ trong lịch sử, kinh tế hộ
có vai trị đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển thị trƣờng; sự phát triển của
kinh tế nông trại, kinh tế hộ trên quy mơ gia đình với nhiều ngành nghề khác
nhau cũng đƣợc phát triển ngay ở những nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Anh,
Pháp, Đức. Tác giả rút ra nhận xét, sự phát triển của kinh tế hộ ở nhiều nƣớc Châu
11


Âu không mâu thuẫn, không làm triệt tiêu kinh tế thị trƣờng trong sự phát triển;
sự phát triển mạnh, đa dạng của kinh tế hộ chứng tỏ lực lƣợng sản xuất và trình
độ xã hội hố trong nơng nghiệp, kinh tế nông thôn ngày càng cao.
Tác giả cũng cho rằng, muốn chuyển kinh tế tự cung, tự cấp, từ cơ chế
quan liêu bao cấp sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trƣờng cần phải đẩy
mạnh và mở rộng sự phát triển của loại hình kinh tế hộ sản xuất hàng hố; kinh
tế hộ cần có mơi trƣờng thuận lợi để phát triển. Kinh nghiệm phát triển kinh tế
hộ của các nƣớc phƣơng Tây là bài học hết sức quý báu đối với phát triển nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Cuốn sách Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong q
trình cơng nghiệp hóa (2008) của TS. Đăng Kim Sơn, NXB CTQG, HN, đã đƣa ra
những lựa chọn bằng cách nêu lên các câu hỏi, mà mỗi quốc gia lại có câu trả lời khác
nhau. Đó cũng là những câu hỏi mà Việt Nam cũng đang rất quan tâm, và chƣa tìm
đƣợc câu trả lời thỏa đáng. Những câu hỏi cụ thể nhƣ: chia nhỏ đất cho nông dân để
đảm bảo cơng bằng hay tập trung hóa đất đai để tăng hiệu quả? Chuyển lao động, di cƣ
dân ra đơ thị hay duy trì cộng đồng nơng thơn? Hy sinh môi trƣờng trƣớc, phục hồi sau
hay phát triển bền vững? Trong nền kinh tế hiện đại, công nghiệp nơng thơn có đáng
quan tâm? Có cần tổ chức nơng dân khơng? Và tổ chức nhƣ thế nào? Vì sao q trình
chuyển đổi trong lĩnh vực nơng nghiệp diễn ra rất khó khăn ở các nƣớc XHCN trƣớc
đây? Hay khi cơng nghiệp hóa cất cánh, có cịn giữ cân bằng với nơng nghiệp?.v.v...
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân trong
q trình cơng nghiệp hóa ở nhiều nƣớc trên thế giới, tác giả liên hệ vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng.
Theo tác giả, Việt Nam cần có sự cân nhắc về chiến lƣợc là: kiên quyết thực hiện liên
kết công - nông; thực sự kết nối nông thôn - đơ thị; có chính sách hợp lý thu hút cả
đầu tƣ của Nhà nƣớc, đầu tƣ tƣ nhân và vốn nƣớc ngồi vào phát triển kết cấu hạ tầng
nơng thôn; Cải cách triệt để hệ thống giáo dục; Mạnh dạn thay đổi chính sách đất đai;
Cải tổ liên hiệp xã và Hội Nông dân...

12


Nhƣ vậy, vấn đề nổi bật trong cách tiếp cận kinh tế học hiện đại là mối quan
hệ giữa kinh tế hộ, đặc biệt là kinh tế nông hộ, với kinh tế thị trƣờng và sản xuất
hiện đại. Nền kinh tế thị trƣờng và sản xuất hiện đại trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay khác biệt rất lớn so với thời kỳ của các nhà kinh điển Mác-xít, rất nhiều
vấn đề mới nảy sinh mà việc phát triển kinh tế hộ hiện đại cần phải tính đến nhƣ:
cạnh tranh tồn cầu, vấn đề mơi trƣờng, cơng nghệ tự động hóa, tiếp thị sản
phẩm... Trƣớc những thách thức đó, việc phát triển kinh tế hộ theo xu hƣớng sản

xuất lớn với công nghệ hiện đại là một vấn đề tất yếu. Các nghiên cứu lý luận và
bài học rút ra từ các nền kinh tế TBCN tiên tiến là một sự bổ sung và phát triển
hết sức cần thiết đối với lý luận về kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN.
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế nơng hộ ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, từ sau Đổi mới, cùng với sự giải thể dần dần của loại hình kinh tế
HTX, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến vai trị của kinh tế hộ trong nơng
nghiệp. Đã có khá nhiều các nghiên cứu về vấn đề này từ nhiều góc độ và trong
nhiều giai đoạn khác nhau, nhƣng về cơ bản có thể xếp vào hai hƣớng chính: các
nghiên cứu về kinh tế nơng hộ ở Việt Nam nói chung, và các nghiên cứu trƣờng hợp
về các mơ hình kinh tế nơng hộ cụ thể ở các địa phƣơng.
a) Các nghiên cứu về kinh tế nông hộ nói chung ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, (2003) về Một số vấn đề về
kinh tế hộ nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới của Trƣơng Thị Tiến là một cơng trình
nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông hộ trong 2 thập kỷ, từ 1981 (khi có khốn 100,
với xác lập vai trị kinh tế tự chủ của các nơng hộ) đến năm 2000. Tác giả khẳng định:
kinh tế hộ tự chủ là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với bản chất và đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp; Phần thứ hai, tác giả phân tích những biến đổi trong quan hệ sở
hữu - sử dụng ruộng đất trong nơng nghiệp, nêu lên những mặt tích cực cũng nhƣ
những mặt hạn chế của hình thức sở hữu - sử dụng ruộng đất; Phần thứ ba, tác giả nhấn
mạnh xu hƣớng phát triển từ kinh tế nông hộ lên kinh tế trang trại và xu hƣớng phân
13


hóa của hộ nơng dân về một số mặt: nguồn lực sản xuất, năng lực, mục tiêu sản xuất,
về thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo. Đồng quan điểm với Trƣơng Thị Tiến, tác
giả Lâm Quang Huyên (2004) đã nghiên cứu kinh tế hộ một cách toàn diện hơn, đƣợc
thể hiện trong cuốn Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam,
NXB Trẻ. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề KTH nông dân

theo tƣ tƣởng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin và Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm
rõ những khái niệm chung về hộ, nông hộ, trang trại; sự phát triển KTH nông dân
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử: trƣớc Cách mạng tháng Tám, sau Cách mạng
tháng Tám, và KTH nông dân từ sau đổi mới. Từ phân tích thực trạng KTH, tác giả
chỉ rõ: Nhà nƣớc cần nâng cao vai trò hƣớng dẫn, hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển
KTH trong nông nghiệp.
Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra (2008) của Lê
Xuân Đình, đăng trên tạp chí Cộng sản, số 786. Trong bài viết này, tác giả nhấn
mạnh vai trò quan trọng của hộ gia đình trong mọi thời đại, bởi nó khơng những là
“tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành
viên trong gia đình, mà cịn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhƣng
tác giả cũng cảnh báo rằng, trƣớc xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh
chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính
chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển.
Theo đó, bài báo nhận thấy vị trí, vai trị của kinh tế hộ đã có sự thay đổi cả về
phƣơng thức quản lý lẫn lao động sản xuất so với thời kỳ trƣớc Đổi mới (năm 1986),
nhất là từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Cụ thể là, hộ nông dân
đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, đồng thời các gia đình nơng, lâm
trƣờng viên cũng đƣợc nhận đất khốn và hoạt động dƣới hình thức kinh tế hộ. Điều đó
đã tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Bài báo đã chỉ ra những kết quả tích cực bƣớc đầu của sự phát triển kinh tế hộ
là: thứ nhất, diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ
bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng
cao sản lƣợng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập, trong đó
14


động thái tích cực nhất là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình
trạng tự cung, tự cấp vƣơn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phƣơng thức trang trại
gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nơng,

lâm nghiệp và thủy sản; Thứ hai, cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển
dịch theo hƣớng tăng dần số lƣợng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi
nông nghiệp, nhƣ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nhóm hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản; Thứ ba, kinh tế hộ nơng nghiệp trong
nơng thơn đã đóng vai trị chính trong việc tạo ra lƣợng hàng hóa lớn để phục vụ
xuất khẩu.
Tác giả cũng đề cập những khó khăn và thách thức trong mà kinh tế hộ phải
đối mặt thời gian tới. Đó là: trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế
giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp, coi đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng
cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị; tỷ lệ hộ nghèo khu
vực nông thôn tuy đã giảm mạnh nhƣng trong nông thôn, cá biệt một số tỉnh miền
núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, số hộ nghèo vẫn
cịn chiếm tỷ trọng cao; hộ nông dân thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc sự chi phối
khắc nghiệt của quy luật thị trƣờng; diện tích đất nơng nghiệp đang mất vào các khu
công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh; và lề lối làm ăn còn
nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chƣa thích ứng với kinh tế thị trƣờng.
Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nơng nghiệp hàng hóa (2009), của Đồn
Quang Thiệu, đăng trên Tạp chí Hoạt động khoa học, số 600. Bài viết khẳng định,
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng mơ hình kinh tế hộ sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa là rất cần thiết, sau đó làm rõ các hình thức, nội dung của
một số mơ hình kinh tế hộ và giải pháp phát triển nó trong nền kinh tế hàng hóa.
Đóng góp quan trọng của bài báo là đã khái qt đƣợc 9 mơ hình kinh tế hộ kinh
doanh có hiệu quả ở Việt Nam hiện nay, đó là: (1) Mơ hình sản xuất chun canh
trong nông nghiệp, gồm: chuyên chăn nuôi (đang phát triển mạnh ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long - ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng - ĐBSH, ven biển miền
15


Trung); chuyên trồng trọt (chủ yếu phát triển ở Trung du miền Núi phía Bắc, Tây

Nguyên, Nam Trung Bộ). (2) Mơ hình sản xuất lúa nước - ni cá nước ngọt - chăn
nuôi gia cầm (phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL). (3) Mơ hình hộ liên kết
chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp - thâm canh lúa, màu (ở vùng
ĐBSH). (4) Mơ hình sản xuất cây giống, con giống (ở ĐBSCL, ĐBSH, ven biển).
(5) Mô hình ni bị sữa - chế biến - tiêu thụ tại chỗ (ở ngoại thành Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và một số vùng khác). (6) Mơ hình chun canh rau, hoa, quả
xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà (đang phát triển mạnh tại vùng ven thành phố
Đà Lạt, Sa-Pa, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tam Đảo, Lục Ngạn). (7) Mơ hình nơng - lâm
kết hợp (ở vùng trung du và miền núi). (8) Mơ hình sản xuất nơng nghiệp kiêm
ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp. (9) Mơ hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp. Tác
giả phân tích những ƣu việt và hạn chế của từng mơ hình để thấy đƣợc mơ hình nào
cần nhân rộng, mơ hình nào cần hạn chế hay quy hoạch lại, từ đó đề xuất một số
giải pháp phát triển kinh tế hộ theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
Phát triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn Việt Nam dưới góc nhìn phát
triển bền vững (2012), của Mai Thị Thanh Xuân, Hội thảo Quốc tế Việt Nam
học lần thứ IV, Hà Nội. Bài viết đã tiếp cận sự phát triển kinh tế hộ gia đình
nơng thơn Việt Nam dƣới góc nhìn phát triển bền vững. Theo tác giả bài báo,
sau 10 năm phát triển (2001 - 2011), kinh tế hộ gia đình nơng thôn Việt Nam đạt
đƣợc 6 thành tựu chủ yếu: Thứ nhất, số lƣợng hộ gia đình kinh doanh cá thể tại khu
vực nơng thơn tăng nhanh, trong đó tốc độ tăng của giai đoạn sau (2006 - 2011) cao
hơn giai đoạn trƣớc (2001 - 2005); Thứ hai, cơ cấu hộ đã có sự chuyển dịch theo
hƣớng hiện đại, thể hiện rõ ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lƣợng và tỷ trọng
của nhóm hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản (NN, LN, TS) và sự tăng lên của nhóm hộ
công nghiệp-xây dựng (CN - XD) và dịch vụ (DV); Thứ ba, lĩnh vực hoạt động của
các hộ nông thôn ngày càng đa dạng, nhờ đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự
thay đổi theo hƣớng bền vững hơn; Thứ tư, vốn tích lũy bình qn/hộ ở khu vực
nông thôn cứ sau 5 năm lại tăng hơn gấp đơi, kể cả ở những vùng khơng có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nhƣ Trung du và miền núi phía Bắc,
16



×