Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

VƢƠNG THỊ HỒNG THANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHU ĐÔ THỊ VÀ NHÀ Ở
TẠI KHU VỰC HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

VƢƠNG THỊ HỒNG THANH

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHU ĐÔ THỊ VÀ NHÀ Ở
TẠI KHU VỰC HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng

Hà Nội - 2017


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết nội dung của luận văn: "
h ghi
g

i h

h h

h

h

h hi
i h

h i
N i

h

giải h " là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đỗ

Minh Cƣơng thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các
nội dung đánh giá về vấn đề nghiên cứu đều dựa trên sự khách quan và nhìn

nhận của tác giả. Mọi thơng tin, số liệu trung thực đƣợc kế thừa từ nguồn số
liệu tin cậy, niêm yết cơng khai và đƣợc trích dẫn cụ thể chi tiết về nguồn.
Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn đều đƣợc ghi nhận và cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng 1 năm 2017

TÁC GIẢ

Vƣơng Thị Hồng Thanh


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng, Tôi đã tiến hành nghiên cứu,
tổng hợp tài liệu và hoàn thiện luận văn: "
ghi

i h

h h

h

h

h hi

i h


h i
N i

h

h
g

giải h " theo các nội dung trình bày dƣới đây.
Để hồn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ
tận tình của các thầy cơ giáo, cán bộ nhân viên thuộc Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội đặc biệt là PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng đã định
hƣớng, hƣớng dẫn và góp ý cho tơi hồn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tơi
đã nhận đƣợc sự động viên, tạo điều kiện của Ban Giám đốc và các đồng
nghiệp của tôi tại Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Đại học Quốc gia Hà Nội và
gia đình, các bạn bè, cán bộ, ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực tế. Do đó, trong
khn khổ luận văn này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
đến những sự hỗ trợ giúp đỡ nêu trên để tơi có thêm động lực nghiên cứu và
hồn thành chƣơng trình thạc sĩ của mình theo quy định.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân còn
nhiều hạn chế nên nội dung luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót nên tơi rất mong sẽ tiếp tục nhận đƣợc sự góp ý của q thầy cơ, đồng
nghiệp để luận văn đƣợc hồn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vƣơng Thị Hồng Thanh



TĨM TẮT
Trong khn khổ của luận văn này, tác giả tập trung thực hiện các nội
dung chính sau:
Phần thứ nhất: Tác giả nhận diện và xác định vấn đề cần nghiên cứu
với các mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và dự kiến những đóng góp
của luận văn đối với xã hội.
Phần thứ hai: Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu tiêu biểu có
liên quan trong nƣớc và quốc tế để khẳng định lại nội dung nghiên cứu trong
luận văn này là khơng trùng lặp. Tiếp theo, trình bày tóm lƣợc các nội dung
chính về cơ sở lý luận nhƣ: khái niệm, đối tƣợng, các nhân tố ảnh hƣởng, các
công cụ thực hiện và đánh giá, tác dụng của trách nhiệm xã hội đã đƣợc kế
thừa từ các số liệu tổng hợp liên quan trên thế giới và trong nƣớc. Nội dung
cuối, tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá về trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp kinh doanh đô thị và nhà ở tại thành phố Hà Nội.
Phần thứ ba: Tác giả mô tả cách tiếp cận, quy trình, các phƣơng pháp
và thiết kế nghiên cứu để đảm bảo thu thập, định hƣớng nghiên cứu rõ ràng,
hiệu quả.
Phần thứ tư: Tập trung phân tích thực trạng tình hình thực hiện trách
nhiệm xã hội tại Cơng ty HUDLAND với các nội dung cơ bản nhƣ: giới thiệu
chung về cơng ty, phân tích thực trạng tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội
của Công ty HUDLAND.
Phần thứ cuối cùng: Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp
Công ty HUDLAND triển khai hiệu quả hơn nữa việc thực hiện trách nhiệm
đối với cộng đồng để góp phần hoàn thành chiến lƣợc phát triển, sứ mệnh
nhân văn và đảm bảo điều kiện phát triển bền vững trong tƣơng lai.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế
giới..................................................................................................................... 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt
Nam ................................................................................................................. 12
1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................... 14
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 14
1.2.2. Cách tiếp cận và đối tƣợng của CSR .................................................... 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới CSR............................................................ 20
1.2.4. Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động CSR ............... 21
1.2.5. Tác dụng của việc thực hiện CSR ......................................................... 22
1.3. Vai trò của các bên liên quan trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam.......... 24
1.3.1. Chính phủ .............................................................................................. 24
1.3.2. Doanh nghiệp ........................................................................................ 25
1.3.3. Ngƣời tiêu dùng..................................................................................... 28
1.3.4. Ngƣời lao động và tổ chức cơng đồn .................................................. 30
1.3.5. Nhà đầu tƣ ............................................................................................. 32
1.4. CSR kinh doanh đô thị và nhà ở tại khu vực Hà Nội............................... 33
1.5. Kết luận chƣơng 1 .................................................................................... 35
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU....................... 37
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 38


2.2.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 38
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 38

2.2.3. Các phƣơng pháp khác .......................................................................... 39
2.3. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................... 39
2.3.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 39
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 39
2.4. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 40
2.4.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu................................ 40
2.4.2. Phân tích thơng tin và đƣa ra các vấn đề tồn tại .................................. 40
2.4.3. Đề xuất một số giải pháp....................................................................... 40
2.5. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................ 40
2.5.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 40
2.5.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................................ 40
2.6. Tóm tắt chƣơng ........................................................................................ 41
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
CÔNG TY HUDLAND .................................................................................. 42
3.1. Tổng quan về Công ty HUDLAND ......................................................... 42
3.1.1. Tên gọi................................................................................................... 42
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh ........................................................................ 42
3.1.3. Tóm tắt về q trình hình thành và phát triển của Cơng ty HUDLAND .... 43
3.1.4. Mơ hình quản trị, bộ máy quản lý và nhân sự ...................................... 43
3.1.5. Giới thiệu khái quát một số thành tựu, giải thƣởng .............................. 45
3.1.6. Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty HUDLAND trong thời gian
gần đây ............................................................................................................ 46
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty HUDLAND... 52
3.2.1. Trách nhiệm về kinh tế......................................................................... 52
3.2.2. Trách nhiệm về pháp luật ...................................................................... 53
3.2.3. Trách nhiệm về đạo đức và tính nhân văn ............................................ 55
3.2.4. Trách nhiệm với xã hội thông qua các hoạt động an sinh xã hội và từ
thiện ................................................................................................................. 63



3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 65
3.3.1. Một số thành tích tiêu biểu .................................................................... 65
3.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 67
3.4. Kết luận chƣơng 3 .................................................................................... 69
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................ 71
4.1. Sứ mệnh, quan điểm, phƣơng hƣớng/chiến lƣợc phát triển của Công ty
HUDLAND ..................................................................................................... 71
4.1.1. Sứ mệnh................................................................................................. 71
4.1.2. Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn .................................................. 71
4.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu .............................................................. 72
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng, hoàn thiện trách nhiệm xã
hội của Cơng ty HUDLAND........................................................................... 73
4.2.1. Các giải pháp chính ............................................................................... 73
4.2.2. Giải pháp khác....................................................................................... 78
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 79
4.3.1. Chính phủ .............................................................................................. 79
4.4. Kết luận chƣơng 4 .................................................................................... 80
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

2

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3

CoC

Bộ Quy tắc ứng xử của doanh nghiệp

4

Công ty HUDLAND

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
bất động sản HUDLAND

5

SRI

Quỹ đầu tƣ có trách nhiệm xã hội


6

FTA

Hiệp hội Ngoại thƣơng

7

UBND

Ủy ban Nhân dân

8

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1


Bảng 1.1

Mức độ quan tâm của các bên liên quan đến
việc thực hiện CS

14

2

Bảng 3.1

Tình hình lao động trong Công ty HUDLAND

42

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5


Cơ cấu lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty HUDLAND năm 2013, 2014, 2015
Một số chỉ tiêu tài chính của Cơng ty
HUDLAND các năm 2013, 2014 và 2015.
Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của
Cơng ty HUDLAND năm 2013, 2014, 2015.
Chi trả cho ngƣời lao động của Công ty
HUDLAND năm 2013, 2014, 2015

48

48

50

55


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Hình ảnh

Nội dung

Trang

1


Ảnh 1.1

Ảnh mơ hình “Kim tự tháp‟‟ trách nhiệm xã hội

13

2

Ảnh 3.1

3

Ảnh 3.2

4

Ảnh 3.3

5

Ảnh 3.4

6

Ảnh 3.5

7

Ảnh 3.6


Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty
HUDLAND
Phối cảnh khu đơ thị mới Vân Canh, huyện
Hồi Đức
Phối cảnh Khu đô thị mới Việt Hƣng, quận
Long Biên, Hà Nội - Lô đất HH-05.
Phối cảnh Khu đô thị mới Việt Hƣng, quận Long
Biên, Hà Nội - chung cƣ cao tầng CT-17
Phối cảnh Khu đô thị mới đƣờng Lê Thái Tổ,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Phối cảnh Khu đô thị mới đƣờng Lê Thái Tổ,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

41

43

44

45

45

46

Phối cảnh Lô đất CT3, khu đô thị mới Tây nam
8

Ảnh 3.7


hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai, thành phố Hà

47

Nội.
9

Ảnh 3.8

Biểu đồ kết quả kinh doanh của HLD.

49

Lãnh đạo TP Bắc Ninh, HUD, HUDLAND
10

Ảnh 3.9

cùng các khách hàng của dự án tại thành phố

50

Bắc Ninh.
11

Ảnh 3.10

Toàn cảnh dự án Green House trong buổi diễn
tập PCCC.


56


12

Ảnh 3.11

13

Ảnh 3.12

Diễn tập cấp cứu ngƣời bị nạn khỏi hiện trƣờng
đám cháy.

56

Chùm hình ảnh kỳ nghỉ hè của Cơng ty
HUDLAND năm 2015.

59

Chƣơng trình Trao hơi ấm yêu thƣơng của Cơng
14

Ảnh 3.13

đồn - Đồn TN Cơng ty HUDLAND tại Mộc

61


Châu, Sơn La.
Ơng Nguyễn Thanh Tú - Phó Giám đốc đại diện
15

Ảnh 3.14

Công ty HUDLAND lên nhận giải Nhãn hiệu
Nổi tiếng Việt Nam 2015.

62


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Về tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế
và tồn cầu hóa, các yếu tố cấu thành nên thành quả của sự phát triển xã hội
khơng chỉ đơn thuần đƣợc tính tốn là yếu tố kinh tế, mà còn phải kể đến những
yếu tố bên ngồi nhƣ: mơi trƣờng, xã hội, văn hóa đặc trƣng vùng miền,...
Ngoài ra, các yếu tố phi vật thể khác gián tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động
của bất kể một tổ chức đó là vấn đề trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày nay đang trở thành một yêu
cầu khách quan, bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập
quốc tế. Tại nƣớc ngồi, có 98% doanh nghiệp đều nhận thức CSR là yếu tố vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, theo
khảo sát gần đây của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt
Nam có 63% các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa hiểu thấu đáo về quy trình
phát triển bền vững, chƣa có tầm nhìn, chiến lƣợc nhất quán về phát triển bền
vững và trách nhiệm xã hội. Theo đó, vấn đề trách nhiệm xã hội vẫn cịn khá
mới mẻ và chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy đƣợc tại
Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến vi phạm môi
trƣờng, vi phạm quyền lợi ngƣời lao động, xâm phạm lợi ích ngƣời tiêu dùng, ...
Đặc biệt, có những vụ vi phạm nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức
xúc, làm mất dần lịng tin vào doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện nghiêm túc
trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, Nhà nƣớc và xã hội là một điều kiện
không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Tại Hà Nội, trƣớc nhu cầu mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
sự gia tăng dân số ngày càng nhanh kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn.
Chính điều này góp phần tạo nên tên tuổi và sự tăng trƣởng nhanh của nhiều


doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại đây. Trong đó phải nhắc tới
Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển bất động sản HUDLAND (Công ty
HUDLAND). Đây là một doanh nghiệp cổ phần Nhà nƣớc hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực đô thị, nhà ở tại thành phố Hà Nội và sản phẩm hƣớng tới
là những dự án khu đơ thị và nhà ở có tác động trực tiếp đến cộng đồng.
Từ thực tế và các vấn đề cấp bách trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình là: “
h h

h

h

h hi

i h

h i

N i

h

h ghi
g

i h

giải h " với

mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh
doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực thành phố Hà Nội nói riêng, có nhận thức
sâu sắc hơn về quyền và trách nhiệm của đơn vị khi thực hiện trách nhiệm xã
hội trong bối cảnh phát triển bền vững.
Với tính cấp thiết của đề tài nêu trên, tác giả xác định cần làm rõ các â
hỏi ghiê

ứ sau: Thực trạng tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực Hà Nội hiện nay nhƣ
thế nào?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mụ

í h chỉ ra những kết quả tiêu biểu, tồn tại, thách thức trong việc

thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở
tại thành phố Hà Nội để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nhi

ụ Tổng quan cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam; khảo sát, đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của một đơn vị điển hình kinh doanh trong lĩnh vực đơ thị và
nhà ở tại Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại Hà Nội với điển hình là Cơng ty
HUDLAND.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: vấn đề thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại Hà Nội.
+ Về thời gian: các thông tin, dữ liệu thực tế của Cơng ty HUDLAND từ
năm 2013 đến nay.
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hồn thành sẽ có những đóng góp tích cực về lý luận và thực
tiễn đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung
và đối với doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực Hà Nội nói
riêng. Đồng thời, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơng trình nghiên cứu
khác có liên quan và cho đơn vị nghiên cứu khi triển khai các hoạt động quản trị
của mình. Cụ thể:
- Về lý luận: tổng hợp ngắn gọn, cô đúc những lý luận cơ bản về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Về thực tiễn: những nhận xét, đánh giá của tác giả về thực trạng tình
hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Cơng ty HUDLAND. Bên cạnh đó, các

đề xuất giải pháp nhằm góp phần giúp cho Cơng ty HUDLAND có thể nâng cao
vị thế, uy tín của mình trong lịng cộng đồng thông qua những việc làm cụ thể,
phù hợp khi doanh nghiệp thực hiện công tác trách nhiệm xã hội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc của luận văn đƣợc trình bày theo
kết cấu sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.


Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phân tích thực trạng tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội
của Công ty HUDLAND.
Chƣơng 4. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế
giới.
Trên thế giới, đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trách
nhiệm xã hội khơng cịn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt
trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt đƣợc một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng
những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay, những ngƣời tiêu dùng, nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính
sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh

hƣởng của việc tồn cầu hố đối với quyền của ngƣời lao động, môi trƣờng và
phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp khơng thực hiện trách nhiệm xã hội
có thể sẽ khơng cịn cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế. Thực tế trên thế giới đã
chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ
khơng những khơng giảm đi mà cịn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp
thu đƣợc khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh
thu, tăng giá trị thƣơng hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và
thêm cơ hội tiếp cận những thị trƣờng mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví
dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng
năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nhờ đầu tƣ,
lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của
Ba Lan đã tiết kiệm đƣợc 12 triệu đơ la Mỹ trong vịng 5 năm nhờ việc lắp đặt
thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lƣợng nƣớc sử dụng, 70% lƣợng chất thải


nƣớc và 87% chất thải khí. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc
chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả
cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể.
Chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý, môi trƣờng lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ
hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân
viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất
cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động (1).
Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi
doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tƣ hỗ trợ phát
triển kinh tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung
ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty
Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu
những năm 70 chỉ hoạt động đƣợc với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng
sữa bò từ địa phƣơng và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này,

cơng ty đã thiết lập một chƣơng trình tổng thể giúp nơng dân tăng sản lƣợng sữa
bị. Chƣơng trình này bao gồm đào tạo nơng dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở
hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa
phƣơng. Nhờ đó, số lƣợng làng cung cấp sữa bị đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp
cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh
kinh doanh lãi nhất tập đoàn (1).
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thƣơng
hiệu và uy tín của cơng ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng
giá trị thƣơng hiệu và uy tín đáng kể. Đến lƣợt nó, uy tín giúp doanh nghiệp
tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Trên thế
giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình
mẫu kinh doanh lý tƣởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có
chƣơng trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt
tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nƣớc khoáng nổi tiếng của Pháp Evian
phân phối sản phẩm của mình trong những chai nƣớc thân thiện với môi trƣờng.


Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản
xuất các sản phẩm dƣỡng da và tóc) và IKEA (tập đồn kinh doanh đồ dùng nội
thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai cơng ty này đều nổi tiếng
khơng chỉ vì các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả hợp lý của mình, mà cịn nổi
tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với mơi trƣờng và xã hội (1).
Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động
giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất
lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nƣớc đang phát
triển, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao khơng nhiều. Vấn đề đặt
ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết
khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ đƣợc nhân viên có chun mơn tốt là một
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị

trƣờng, những doanh nghiệp trả lƣơng thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân
viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và mơi trƣờng làm việc sạch sẽ có
khả năng thu hút và giữ đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.
Trên thế giới có thể điểm qua một số cơng trình tiêu biểu nhƣ:
Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping
of Global Public PolicyPolicy” (Tạm dịch Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và định hình chính sách cơng tồn cầu), Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn
về tầm quan trọng của Trách nhiệm xã hội trong công ty nhƣ: Các quy định kinh
doanh toàn cầu mới, sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp và thực hành đáp ứng lý thuyết, quản trị toàn cầu và mạng lƣới chính
sách cơng cộng tồn cầu.
Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations
and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Tạm dịch Quan hệ công chúng
và lý thuyết xã hội: Các số liệu chính và khái niệm) (Routledge Communication
Series) nghiên cứu về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng
phạm vi lý thuyết của quan hệ cơng chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm nhƣ


niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng nhƣ về các vấn đề về
hành vi, năng lƣợng, và ngôn ngữ.
Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of
Capitalism That Serves Humanity‟s Most Pressing Needs”. Tác giả muốn giúp
các doanh nghiệp thấy đƣợc vai trò của hoạt động kinh doanh. Qua những
gƣơng điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, có thể kể đến một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về
vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhƣ:
TS. Nguyễn Mạnh Quân (2004), Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn

hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hội. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi
doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phƣơng pháp tƣ duy ảnh
hƣởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp.
TS Lê Thanh Hà (2006) “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề
tiền lƣơng”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006. Tác giả đã đề cập tới
vai trò của tiền lƣơng nhƣ: các mức lƣơng vừa thể hiện vị trí, cơng việc vừa thể
hiện sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và ngƣời lao động vừa
thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân ngƣời lao động.
Hồng Minh (2007), “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo
Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007. Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng
là những vấn đề khơng thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục
doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận
cứ dựa trên lợi ích kinh tế trƣớc mắt.
Hoàng Long (2007), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho
sự phát triển”, Báo Thƣơng Mại, số 26/2007. Tác giả chứng minh tầm quan
trọng của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ


sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát
triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, các ngành dịch vụ then chốt nhƣ tài chính ngân hàng, viễn thơng, các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo đƣợc.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội có liên quan mật thiết đến vấn đề phát
triển bền vững của đất nƣớc nói chung, các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Không thể nói trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một tấm lá chắn
vững chắc cho danh tiếng của doanh nghiệp, nhƣng nó đóng vai trị thực sự
quan trọng trong vấn đề này và quản trị rủi ro của tất cả các doanh nghiệp. Ngày
nay, các báo cáo và kiểm nghiệm hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp nhằm minh chứng bản thân doanh nghiệp là một doanh nghiệp tốt ngày
càng trở nên quan trọng hơn. Trong đó, các bên liên quan có một vị trí hết sức

quan trọng do đây là những đối tƣợng có quyền lực rất lớn, đó là quyền đánh
giá, nhận xét và quyết định thái độ của mình đối với doanh nghiệp. Chính phủ,
ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao động, nhà đầu tƣ thông qua hoạt động của mình phải
phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt những vi phạm, đồng thời khuyến khích, ủng
hộ các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp khơng thể có và không thể tồn tại nếu thiếu một khung
pháp lý chặt chẽ và một cam kết hành pháp cụ thể, quyết liệt từ nhiều phía trong
xã hội. Những động lực cơ bản thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp bao gồm: Áp lực từ chính phủ, nhu cầu về chất lƣợng sản phẩm
ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, áp lực cạnh tranh đầu tƣ, thị trƣờng lao
động, các mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà đầu tƣ,... Do đó, nếu chúng ta
chỉ nhìn nhận và đánh giá trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp hoặc chỉ tập trung
đòi hỏi doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm của mình mà thiếu một cái nhìn
tổng thể và đầy đủ hơn đối với các bên liên quan thì hiệu quả thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp khơng thể đảm bảo đƣợc tính tồn diện và lâu
dài.


Tuy nhiên, cho đến nay rất ít tác giả nghiên cứu về CSR kinh doanh khu
đô thị và nhà ở tại Việt Nam nói chung và tại khu vực Hà Nội nói riêng. Do đó,
đây là một vấn đề nghiên cứu khá mới tại Việt Nam nên tác giả lựa chọn vấn đề
nghiên cứu này làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility – viết tắt là CSR). Mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ
chức chính phủ nhìn nhận CSR dƣới những góc độ riêng và quan điểm riêng,
phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis
(1973) đƣa ra một khái niệm khá rộng: „„CSR là sự quan tâm và phản ứng của
doanh nghiệp với các vấn đề vƣợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp

lý, kinh tế, cơng nghệ ‟‟ (25). Trong khi dó, Carroll (1999) cho rằng CSR cịn có
phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo dức, và những lĩnh
vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”
(11). Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm
nhiều khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, cơng
dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm mơi truờng. Ðó là một khái
niệm động và luôn đƣợc thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
đặc thù” (25).
Về phƣơng diện quản lý nhà nƣớc, nhiều quốc gia đã thể chế hóa nội
dung CSR vào các văn bản và quy định dƣới nhiều hình thức khác nhau. Trên
bình diện rộng lớn hơn, nỗ lực đƣa CSR trở thành một thông lệ quốc tế phổ biến
đã trở thành hiện thực.
Khái niệm của Ủy ban Kinh tế thế giới về phát triển bền vững cho thấy rõ
hơn bản chất của CSR: “ CSR của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp
nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động
nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao động và các thành viên gia


đình họ, cho cộng đồng và cho tồn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng nhƣ sự phát triển chung của xã hội” (7).
1.2.2. Cách tiếp cận và đối tƣợng của CSR
Mặc dù hiện nay CSR là một vấn đề đƣợc đề cập tƣơng đối phổ biến.
Song trên thực tế, cịn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm vi
của CSR, dƣới đây là một số cách tiếp cận phổ biến:
Tiếp cận theo mơ hình “kim tự tháp‟‟ của A Carroll (1999) (11) có tính
tồn diện và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm
kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
Trách nhiệm kinh tế, thể hiện qua hiệu quả và tăng trƣởng, là điều kiện tiên
quyết bởi doanh nghiệp đƣợc thành lập trƣớc hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận
của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì

vậy, chức năng kinh doanh ln phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn
lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
Trách nhiệm pháp lý, thể hiện sự kỳ vọng của xã hội mà doanh nghiệp
thực hiện theo các quy định và pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của
họ trong khuôn khổ pháp lý đƣợc thiết lập bởi hệ thống pháp luật xã hội. Hệ
thống luật sẽ điều tiết các khả năng có thể xảy ra trong quá trình doanh nghiệp
tƣơng tác với các bên hữu quan, gồm điều tiết cạnh tranh, bảo vệ ngƣời lao
động, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy sự công bằng, ngăn chặn
các hành vi sai trái. Duy nhất chỉ có khía cạnh pháp lý mới khiến các doanh
nghiệp buộc phải thực thi các hành vi đƣợc chấp nhận.
Trách nhiệm đạo đức, khơng đƣợc thể chế hóa thành luật, nhƣng đúng hơn
đó là kỳ vọng của các thành viên xã hội đối với doanh nghiệp. Trách nhiệm này
liên quan đến những hành vi mà các doanh nghiệp cho là đúng để vƣợt qua
những yêu cầu pháp lý. Nói cách khác, trách nhiệm đạo đức địi hỏi doanh nghiệp
phải có sự ứng xử với xã hội theo một tiêu chuẩn cao hơn yêu cầu của pháp luật,
tuân thủ các chuẩn mực và quy phạm đạo đức của cộng đồng và xã hội.


Trách nhiệm nhân văn hay còn gọi là hoạt động từ thiện, liên quan đến
những đóng góp cho cộng đồng, nhằm cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Chiến lƣợc trọng tâm của doanh nghiệp là phát triển bền vững, khi đó
doanh nghiệp có trách nhiệm với ngƣời lao động, tạo cơ hội việc làm bình đẳng,
cơ hội phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, hƣởng mơi trƣờng lao động an
tồn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tƣ, cá nhân ở nơi làm việc, với ngƣời tiêu
dùng thì phải giữ chữ tín, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo cung
cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, không quảng cáo quá sự thật. Đối với mơi
trƣờng thì cần có ý thức tơn trọng bảo vệ mơi trƣờng vì lợi ích của các đối
tƣợng khác nhau trong phạm vi toàn xã hội. Trách nhiệm đối với cộng đồng là
hành vi đƣợc điều chỉnh bởi lƣơng tâm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Đó
chính là các hoạt động từ thiện, ủng hộ các dự án cộng đồng nhằm cùng san sẻ,
giảm bớt gánh nặng cho xã hội, nhất là khi gặp phải thiên tai, tai nạn, bệnh

dịch,...

Hình 1.1. Mơ hình “Kim tự tháp‟‟ trách nhiệm xã hội
(Nguồn: Carroll Archie – 1999)
Ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp‟‟ là luôn chồng lấn, tác động
bành trƣớng lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đƣa đến các
chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội ngồi luật ln mở
rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo thêm áp lực lên hệ thống pháp luật,
bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội (25).


Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng CSR của doanh nghiệp có thể tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau và bao trùm nhiều khía cạnh. Chính vì thế CSR có
thể biểu hiện dƣới nhiều hình thức và nội dung khác nhau.
Ngồi ra, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo đối tƣợng tác động để thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các nội dung cụ thể sau:
Các đối tƣợng tham gia, ảnh hƣởng và hƣởng lợi của việc thực thi CSR
doanh nghiệp có thể bao gồm: Cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp, ngƣời lao
động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các đối tƣợng khác nhƣ cơ quan quản
lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten
và Moon, 2005) (7).
Lợi ích cổ
đơng
Bảo vệ mơi
trƣờng

Nhà cung ứng

CSR


Hỗ trợ cộng
đồng

Khách hàng
Ngƣời lao
động

Hình 1.2. Các đối tƣợng tác động của CSR
(Nguồn: Porter và Kramer, 2006)
Theo hình trên, CSR đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động
kinh doanh có trách nhiệm đối với ngƣời lao động, có trách nhiệm bảo vệ mơi
trƣờng, trách nhiệm đóng góp lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách
hàng, nhà cung ứng (7).


×