I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời, chủ tịch Hờ Chí Minh đã nói :
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đúng như vậy, bởi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của xã hội và
nhất là trong xã hội ngày nay, mợt xã hợi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc
biệt là thời kỳ hợi nhập với Thế giới. Nó địi hỏi con người phải tồn diện hơn,
có tri thức hơn và có đạo đức. Ḿn có mợt thế hệ con người như vậy thì ngay
bậc tiểu học của giáo dục phải quan tâm chú trọng giáo dục con người phát triển
tồn diện (Đức – trí – thể - mĩ). Và là người thầy, người cô phải vừa hồng vừa
chuyên. Bởi thầy cô là người đặt viên gạch hờng đầu tiên cho nền móng tương
lai của các em.
Để làm được việc này địi hỏi ở giáo viên ngồi dạy cho học trò tri thức, cần
phải giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện và đặc biệt là làm tốt công tác
chủ nhiệm ở lớp 1, lớp đầu cấp của bậc tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm là nhân
vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trị to lớn trong tở chức mọi hoạt động của lớp
nhằm giáo dục học sinh.
Từ những trải nghiệm của bản thân và những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một
số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của giáo viên lớp 1”.
2. Mục đích của đề tài:
Mục đích của đề tài là giáo dục và xây dựng cho mỡi học sinh có vớn kiến thức
vững vàng, có nhân cách đạo đức tớt, có nền tảng vững chắc để tiếp bước trong
những chặng đường tiếp theo.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Thực hiện nghiên cứu: “Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
của giáo viên lớp 1” ngay tại lớp mình và thu kết quả. Từ đó đề ra giải pháp bở
sung hay cải tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1.
Rút ra kết luận và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giúp công tác chủ nhiệm lớp đạt
hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thơng tin
- Phương pháp tìm hiểu
- Phương pháp quan sát – quan tâm
- Phương pháp nghiêm khắc – dỗ dành
- Phương pháp động viên – định hướng
- Phương pháp trách nhiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu đề tài trong phạm vi lớp 1, cụ thể là lớp 1-4 trường Tiểu
học An Bình B.
6. Đới tượng nghiên cứu:
Đới tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 1-4.
7. Tính mới của đề tài:
Từ việc tích cực học hỏi đờng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và áp dụng vào
cơng tác chủ nhiệm lớp mình, tơi đã thực hiện phân chia giai đoạn để thực hiện
công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả. Đó cũng là tính mới của đề tài.
II. NỘI DUNG
1.
A.
Cơ sở khoa học:
Trong nhà trường, đơn vị cơ bản để tổ chức giảng dạy và học tập là lớp học.
Quản lý trực tiếp một lớp học là người giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ
nhiệm lớp chủ động tổ chức, phối hợp các giáo viên giảng dạy các bợ mơn của
lớp để điều hịa chương trình, thớng nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy
theo mục tiêu giáo dục năm học mợt cách có hiệu quả.
Có thể khẳng định: Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm như thế nào thì lớp
học sẽ như thế. Hiệu quả cơng tác của giáo viên chủ nhiệm lớp được thể hiện
chính trong các sản phẩm giáo dục của mình. Vì vậy, làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp là hết sức cần thiết với mỗi người giáo viên chúng ta.
B. Thực trạng:
Năm học 2012 – 2013 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1.4 với số lượng
học sinh là 41 em trong đó:
+ Nữ: 18 em.
+Nam: 23 em.
Sau khi tiếp nhận 41 em học sinh ở trường mầm non vào học lớp Mợt thì tơi
thấy có mợt sớ khó khăn và tḥn lợi sau:
1. Tḥn lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của Đảng bợ, chính qùn địa phương.
- Hội cha mẹ học sinh trong trường là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên.
- Một số phụ huynh thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Ban giám hiệu nhà trường là những người đầu tàu gương mẫu, có năng lực,
ln giúp đỡ và hỗ trợ giáo viên trong mọi công tác, nhất là cơng tác chủ nhiệm
lớp.
- Các ban ngành, đồn thể trong nhà trường luôn hỗ trợ các giáo viên. Giáo viên
Tổng phụ trách làm cơng tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.
- Hầu hết học sinh được qua lớp Mẫu giáo nên đã quen với nề nếp học tập.
- Đa số các em ngoan, hiền, lễ phép, biết vâng lời.
2. Khó khăn:
An Bình là địa bàn tập trung 3 cụm khu cơng nghiệp: Linh Trung 1, KCN Linh
Trung 2, KCN Sóng Thần nên có rất đơng sớ dân cư sớng bằng nghề lao đợng,
làm cơng nhân ở các xí nghiệp trong thị xã. Vì thế đời sớng của người dân ở đây
còn khá vất vả. Phần lớn họ chỉ lo chạy việc cho kinh tế gia đình, ít quan tâm
đến giáo dục, mợt sớ phụ huynh cịn khốn trắng việc học của con em mình cho
nhà trường.
Xã hợi phát triển, có nhiều trị giải trí, các trị chơi điện tử tràn lan cũng làm ảnh
hưởng không nhỏ đến ý thức học tập của học sinh.
Đa số phụ huynh là công nhân đi làm cả ngày, tăng ca đến 21 giờ mới về nên
thường để các em ở nhà mợt mình, nên việc học tập ở nhà của các em cũng như
khả năng giao tiếp của các em cịn hạn chế.
3. Sớ liệu thớng kê đầu năm:
Năm học 2012- 2013, được sự phân công của Ban giám hiệu, làm công tác chủ
nhiệm lớp 1-4. Ngay từ những ngày đầu, tôi đã vạch ra kế hoạch chủ nhiệm cho
bản thân là tìm hiểu các em chuẩn bị vào lớp 1 thông qua các giáo viên lớp Lá
của trường Mầm non Hoa Hồng 6, Mầm non Sơn Ca…... nắm bắt tình hình cụ
thể của từng học sinh về mọi mặt. Kết quả điều tra như sau:
v Về nhận thức:
- 10 em chưa biết đọc, viết và chưa thuộc bảng chữ cái (Mạnh Hùng- khuyết
tật )
- 2 em phát âm không rõ.(Hải Đăng, Thanh Tuấn)
- 12 em chưa tích cực trong học tập.
- 6 em chưa ngăn nắp, gọn gàng.
- 13 em chưa biết cách xin phép khi ra vào lớp.
- Phần lớn các em chưa biết phát biểu đúng cách.
- Một số học sinh vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, thường xuyên để móng tay bẩn,
đầu tóc chưa gọn gàng. Cá biệt cịn có em đeo dép trái, khơng chà răng, cơ thể
có mùi, đến lớp hay khóc, đi vệ sinh tại chỡ,…
v Tính cách :
- Đa số các em ngoan, lễ phép.
- 3 em nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động của lớp (Hường, Trâm,
Như Phương )
- 5 em quá hiếu đợng (Khang, Gia Huy, Đình Khánh, Tùng Lâm, Cơng Đồn).
C. NỢI DUNG
1. Một sớ khái niệm:
1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học:
Nếu như ở bậc mầm non hoạt đợng chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến t̉i tiểu
học hoạt đợng chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động
vui chơi sang hoạt động học tập. Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ
thơ. Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30
- 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tị mị sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám
phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu đợng, bợt phát để chuyển thành tính kỷ
ḷt, nề nếp, chấp hành nợi quy học tập.
Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn
tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách của trẻ, ḿn trẻ vượt qua được tớt
những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và
xã hội.
Các em rất hiếu động. Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi
dào. Về mặt sinh hoạt thể lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn
chân, chạy nhảy, leo trèo, nơ đùa và hị hét thỏa thích, hoặc im lặng ngời táy
máy, hì hục nghịch phá mợt trị nào đó, hay làm mợt việc gì đó vừa sức mình.
Riêng bên nam, các em rất thích các trị chơi đới kháng, mang tính giao chiến và
đua tranh giữa hai phe ( ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả...). Các em sẵn
sàng chơi hăng say hết mình, bởi đới với các em, chuyện thắng thua rất là quan
trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận
cao xa gì lắm về bản thân. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em
đặc biệt thích các trị chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện
luân phiên thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy cị cị, đánh chùn,
nhảy lèo, chơi ơ ăn quan...) Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng
để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt
ra các câu hỏi tị mị thắc mắc. Mợt khi nơi các em lý trí bắt đầu hoạt đợng âm
thầm, các ý tưởng như thế dần dần sáng tỏ ra, cho dù các em chưa thể lý luận
suy diễn theo dạng đặt vấn đề "vì vậy", "cho nên", "do đó" như người lớn...
Nhưng mặt khác, các em đã khơng cịn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà
đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: "làm thế nào ?" tức là có khuynh
hướng khách quan hơn, sâu xa hơn. Một người thầy giáo, mợt cơ giáo vừa phải
có kiến thức sâu rợng, lại vừa có tâm hờn sâu sắc để trùn đạt tri thức, gợi mở
sáng kiến và nhất là vun đắp cho các em những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi
và dễ thương, đúng với độ tuổi các em.
1.2.Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức thực hiện mọi quá trình giáo dục.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có năng lực chun mơn khá giỏi, có uy tín
với học sinh và phụ huynh học sinh.
- Bản thân giáo viên phải nắm bắt được chủ trương đổi mới của sự nghiệp giáo
dục là phải đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục sao cho phù hợp
với thời đại. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải có tư tưởng chính trị đạo
đức, lới sớng lành mạnh, chấp hành tớt đường lới chính sách của Đảng, nhà
nước. Có lý tưởng nghề nghiệp, có kiến thức về khoa học giáo dục, biết tôn
trọng yêu thương học sinh, đối xử công bằng, có ý thức trách nhiệm cao, tận tụy
sáng tạo trong lao đợng, có tinh thần khắc phục khó khăn, là mợt tấm gương
sáng về nếp sớng cho học sinh noi theo.
- Bên cạnh đó, người giáo viên cịn có nhiệm vụ : Dạy học và tở chức các hoạt
đợng học tập, vui chơi trong và ngồi giờ của học sinh. Làm trung tâm là hạt
nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò. Xây dựng lớp thành mợt tập thể lớp
XHCN, mang tính chất giáo dục tồn diện, phát huy tính tự giác, tự quản của
học sinh. Tạo niềm tin cho phụ huynh, để họ tin tưởng gửi gắm con em mình
đến trường, đến lớp.
1.3.Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp hiện nay:
- Giáo viên: Hiện nay, một số giáo viên chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy mà
ít quan tâm đến cơng tác chủ nhiệm lớp. Phần lớn chỉ dành thời gian cho việc
cung cấp kiến thức, chú trọng những mơn học chính khóa mà phần nào bỏ quên
việc rèn luyện ý thức, thái đợ, hành vi của học sinh. Bên cạnh đó mợt sớ giáo
viên chưa có thái đợ, cách cư xử đúng mực với học sinh, chưa thực sự là một
tấm gương cho học sinh noi theo.
- Học sinh: Trong cuộc sống của một xã hội phát triển hiện nay với sự du nhập,
phát triển của nhiều loại hình giải trí như: Trò chơi điện tử, phim ảnh, sách
truyện bạo lực… đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, thái độ học tập của
học sinh. Bên cạnh đó sự khơng gương mẫu từ những người thân, bạn bè cũng
làm góp phần làm suy giảm tình cảm, ý thức của các em.
- Chính vì những thực trạng đó mà cơng tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học,
đặc biệt là giáo viên lớp 1 là hết sức quan trọng.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Qua nhiều năm đứng lớp, tôi nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên
cần chú trọng những điều sau:
2.1. Nắm rõ thông tin về học sinh:
- Giáo viên nắm bắt lí lịch của từng học sinh trong lớp, điều tra rõ hoàn cảnh, về
kinh tế, quan hệ xã hội, môi trường sống, môi trường sinh hoạt, mối quan hệ cha
mẹ với con cái.
* Ví dụ: Vào đầu năm học tôi đã điều tra và nắm rõ đặc điểm chung của lớp như
sau:
+ Tởng sớ có 41 em, trong đó có 18 em nữ, 1 em khuyết tật.
+ 1 em có vấn đề về hệ tiêu hóa, 1 em cịn hay khóc địi bớ mẹ
+ Nhiều em cịn đi trễ, ăn sáng ṃn, chưa tự lập mà cịn phụ tḥc bớ mẹ q
nhiều.
+ Mợt em có bớ mẹ ly hôn, hiện sống với mẹ.
+ 35 em là con của gia đình cơng nhân ở trọ.
- Nắm bắt sức khỏe của từng học sinh, nhận thức của từng em, sở thích, năng
khiếu, tính cách của các em. Để từ đó chúng ta sẽ tìm ra phương hướng, kế
hoạch và áp dụng biện pháp thực hiện cơng tác chủ nhiệm thích hợp với từng
học sinh.
2.2. Nắm rõ tính cách, thái đợ học tập, tâm tư tình cảm của học sinh:
- Tâm lí các em học sinh lớp 1, khi lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường học tập
mới các em thường hay e sợ khi phải mợt mình đới diện với thầy (cơ) giáo và
nhất là những học sinh có tư chất tâm lí nhút nhát, rụt rè thì rất sợ phát biểu
trước đám đơng. Từ đó phần lớn các em mất bình tĩnh, mất tự tin khi trả lời các
câu hỏi của các thầy (cô). Tuy nhiên ở một khoảng thời gian, khơng gian thoải
mái, vui vẻ nào đó, các em sẵn sàng tranh luận tới cùng với bạn bè về mợt vấn
đề, hay mợt nợi dung nào đó mà các em biết và quan tâm.
- Ở lứa tuổi tiểu học, tâm lí của các em phát triển chưa hồn chỉnh, các em rất
nhạy cảm, tình cảm các em rất dễ hình thành nhưng tình cảm đó cũng rất dễ mất
đi nếu giáo viên không biết cách nuôi dưỡng. Khi các em u thích điều gì thì
các em thường chú ý và quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là các em rất dễ hứng thú
với các hoạt động vui chơi, với những hình ảnh nhiều màu sắc hấp dẫn. Các em
rất thích được đợng viên, được khen ngợi và nhất là được thầy (cơ) giáo quan
tâm đến mình. Ngược lại các em dễ cảm thấy buồn chán khi nghĩ mình khơng
được thầy (cơ) quan tâm. Mợt thái đợ khó chịu, mợt lời nói cáu gắt của giáo
viên cũng làm cho các em cảm thấy mình bị ghét bỏ.
- Chính vì điều đó mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ tâm tư, tình cảm, sở
thích của học sinh để có biện pháp, giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh
một cách đúng mực.
2.3. Xây dựng nề nếp tự quản:
Để lớp có được nề nếp tự quản tớt thì ngay từ đầu năm học tơi đã xây dựng và
hình thành cho học sinh thói quen sau:
- Mỡi học sinh đến lớp đều phải thực hiện nói lời hay làm việc tớt, khơng nói
tục, chửi thề, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết nói lời xin lỡi khi mắc lỡi và có
thái đợ sai.
- Lễ phép với người trên, tôn trọng mọi người, biết chào hỏi xưng hô đúng mực,
biết đoàn kết hoà nhã với bạn bè, thật thà trong c̣c sớng khơng gian dới trong
học tập. Có 14 em nhặt được bút, thước, tiền ….của bạn và biết nhờ cô giáo trả
lại cho bạn bị mất.
- 100% học sinh phải thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh.
* Nề nếp :
- Tạo thói quen ra vào lớp đúng giờ, tự giác xếp hàng.
- Thói quen xếp dép trên kệ gọn gàng đúng quy định.
- Hoạt động 15 phút đầu giờ nghiêm túc: chào cô, đọc năm điều Bác Hồ dạy, ôn
tiếng việt hay ôn toán
- Trước khi vào mỗi tiết học đều kiểm tra sách vở, đờ dùng học tập của mơn học
đó, rời nhận xét, khen hay nhắc nhở.
- Có ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung của trường, lớp, khơng vứt rác bừa
bãi.
- Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của trường.
- Biết tự giác bảo vệ đồ dùng học tập ngăn nắp gọn gàng.
- Trong giờ học phải nghiêm túc khơng đựơc nói chuyện riêng.
* Để làm tốt những yêu cầu trên, bản thân tôi đã đưa các chỉ tiêu ra trước lớp,
phân công trách nhiệm cho lớp trưởng, lớp phó, các tở trưởng, tở phó, hướng
dẫn cán sự lớp cách hoạt đợng điều hành lớp. Yêu cầu học sinh theo dõi lẫn
nhau. Phát động thi đua giữa các tổ. Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt lớp có
kiểm tra đánh giá, nhắc nhở, tuyên dương kịp thời và nêu phương hướng hoạt
động tuần tiếp theo. Có vấn đề vướng mắc, tờn tại thì phới hợp kịp thời với các
đoàn thể, với phụ huynh học sinh để giải quyết.
- Những việc làm cụ thể:
+ Những ngày đầu, tôi luôn tham gia vào mọi hoạt động cùng học sinh như: xếp
hàng, xếp dép lên kệ, dọn vệ sinh,nhặt rác…để hình thành thói quen tớt cho học
sinh.
+ Đối với các em chưa quen đến lớp cịn hay khóc thì tơi phải vừa dạy vừa dỡ
các em, gần gũi, tâm sự và trò chuyện nhiều hơn với các em, sắp xếp các em
ngồi chung với bạn cùng xóm hoặc quen biết để các em cảm thấy tự tin, mạnh
dạn hơn.
+ Cho các em tham gia sinh hoạt Sao nhi đờng, chơi mợt sớ trị chơi tập thể để
giúp các em cảm thấy vui tươi, phấn khởi hơn, thích đến trường hơn.
+ Với các em vệ sinh cá nhân chưa tớt thì gọi lên nhắc nhở riêng, tránh làm các
em mắc cỡ trước lớp. Tôi mang theo đờ cắt móng tay để có thể cắt cho các em
kịp thời nhưng luôn nhắc nhở các em phải giữ chân tay sạch sẽ, nhắc nhở các
em ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ, luôn nhắc nhở các em nam bỏ áo vào trong
quần thì các em sẽ đẹp hơn dưới mắt mọi người,…Sau giờ ra chơi cần kiểm tra
trang phục của các em, khen ngợi các em vẫn giữ được quần áo sạch sẽ, nhẹ
nhàng nhắc nhở các em làm bẩn quần áo, quần áo xộc xệch, mồ hôi nhễ nhại.
Tôi khuyên các em nên vận động nhẹ nhàng trong giờ ra chơi để quần áo sạch
sẽ và tránh tai nạn thương tích trong trường học.
+ Dắt các em ra nhà vệ sinh, hướng dẫn cách đi vệ sinh (nhất là đối với các em
gái), cách dội nước,…và mặc lại trang phục chỉnh tề .
2.4. Xây dựng ý thức học tập:
Ngay từ đầu năm dựa vào đặc điểm tình hình của lớp và kết quả khảo sát chất
lưọng đầu năm tôi đề ra những yêu cầu sau:
Mỗi học sinh phải có:
- Đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập.
- Tự giác học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Trả lời rõ ràng, dễ hiểu.
- Đầu giờ có thói quen truy bài lẫn nhau theo nhóm dưới sự điều hành của giáo
viên và cán sự lớp.
- Rèn chữ, giữ vở ngay từ đầu năm học.
* Để làm tốt những điều trên, tôi đã thực hiện như sau:
- Hướng dẫn cách sắp xếp tập vở, hộp đồ dùng vào hộc bàn như thế nào cho
ngăn nắp và an tồn: hợp đờ dùng phải để ở bên trong để tránh bị rớt, tập vở xếp
thành một chồng khi cần sẽ lấy ra ngay không phải mở cặp nhiều lần, bút thước - tẩy-… xếp vào chính giữa để không bị rơi xuống đất. Những việc này
đều phải thực hiện khi em vừa đến lớp.
- Mỗi học sinh đều được ba mẹ chuẩn bị cho 2 cái khăn: 1 cái dùng lau tay, 1 cái
dùng lau bảng sau khi viết bảng.
- Việc giữ gìn sách, vở : tôi chuẩn bị cho mỗi học sinh một tờ giấy lót bàn và
mợt tờ giấy kê tay ( tận dụng những tờ lịch treo tường cũ xin của học sinh năm
trước ), đối với học sinh bị ra mồ hôi tay thì chuần bị cho em khăn tay nhỏ để
thấm mồ hôi. Mỗi cuốn tập, sách giáo viên đều làm đờ nẹp tập, để khi các em lật
bài tránh tình trạng lật từng trang dễ làm bẩn vở.
- Kiểm tra tập vở, bao bìa, dán nhãn, đờ dùng học tập mỗi ngày.
- Thành lập những đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm 10 để nâng cao chất luợng
học tập. Phân loại học sinh để có hướng bời dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh nhận thức chậm. Giáo viên phân công những em học sinh giỏi kèm cặp
giúp đỡ các bạn học sinh yếu hơn “Học thầy không tày học bạn”.
- Học sinh làm bài sai phải gọi lên sửa sai cụ thể từng bài.
- Thường xun đợng viên, khuyến khích các em, nhất là đới với học sinh có sự
tiến bộ.
- Tôi phải luôn quan tâm sâu sát từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu,
học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật trong mỡi giờ học.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp
thời những vấn đề còn vướng mắc.
2.5. Xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể:
Để thực hiện tốt, đảm bảo chất lượng công việc theo kế hoạch đề ra, chúng ta
cần có mợt kế hoạch làm việc thật cụ thể. Công tác chủ nhiệm cũng vậy. Ngay
từ đầu năm học, chúng ta cần xây dựng kế hoạch bằng những nợi dung chính
như sau:
- Hồn chỉnh hờ sơ học sinh.
- Hình thành tở chức lớp, cán sự lớp.
- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm. Đưa phương hướng, kế hoạch giáo dục giữa
phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp. Thống nhất những vấn đề liên quan đến
giáo dục học sinh. Đồng thời kêu gọi phụ huynh phối hợp với GVCN để cùng
giáo dục học sinh.
- Tôi cùng với phụ huynh luôn theo dõi sự chuyển biến hoặc thay đổi khác
thường của học sinh để có thơng tin liên lạc kịp thời.
- Kế hoạch bời dưỡng học sinh giỏi vào các buổi chiều .
- Kế hoạch rèn chữ, giữ vở cho học sinh thường xuyên trong tất cả các giờ học,
môn học.
- Đưa kế hoạch và phát động phong trào thi đua giành bông hoa điểm 10 trong
mỗi chặng thi đua.
- Kịp thời nắm bắt phong trào Đội phát động, lên kế hoạch thực hiện và thực
hiện đạt kết quả tốt nhất.
2.6. Phân chia giai đoạn để thực hiện kế hoạch chủ nhiệm:
Theo tôi việc là này là hết sức cần thiết. Vì ở lớp 1, khi mới làm quen với môi
trường học tập mới, các em cịn rất bỡ ngỡ nên chúng ta khơng thể nóng vợi mà
ép các em vào mợt khn khở. Cần có sự phân chia giai đoạn giáo dục cụ thể,
để giúp các em quen dần với môi trường học tập mới. Để làm tốt điều này, tôi
đã chia kế hoạch chủ nhiệm của mình thành 4 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến 20 tháng 11
Đây là giai đoạn khó khăn vất vả nhất.Các em vừa trải qua giai đoạn học Mẫu
giáo, các em đến trường chủ yếu là tham gia vào các hoạt động vui chơi là
chính. Nay bước vào lớp Mợt, phải tham gia vào các hoạt đợng học tập là chính
nên việc hình thành nề nếp học tập là việc hết sức khó khăn, vất vả.
Giáo viên phải gần gũi và làm quen, trò chuyện thân mật với từng em học sinh,
nắm bắt tâm tư tình cảm của từng em, biết được điều kiện hồn cảnh từng em để
có phương pháp giáo dục cụ thể. Tở chức thăm mợt sớ em có hồn cảnh khó
khăn, học sinh nhận thức yếu.
- Nắm bắt năng lực tiếp thu bài của từng em, phát hiện những em yếu về từng
mặt để kịp thời tìm phương pháp giáo dục dạy học tớt nhất, giúp các em học tập
tốt các bộ môn.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh thơng báo những khó khăn, những thuận lợi
của lớp, của trường, của từng em học sinh cho phụ huynh nắm rõ. Thông báo
nội quy, quy định của lớp, của trường, quy định giờ đưa đón học sinh, quy định
về chuẩn bị đồ dùng sách vở, phương pháp kết hợp giáo dục giữa phụ huynh và
giáo viên chủ nhiệm.
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của phụ huynh với con em mình, bầu chi hợi
trưởng hợi phụ huynh. Cử nhóm phụ huynh đỡ đầu mợt sớ em học sinh theo
vùng.
- Cử một số học sinh giỏi kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu.
- Tôi lên kế hoạch cụ thể về phương pháp nội dung để bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh trung bình yếu ngay từ đầu năm học.
- Hướng dẫn các em biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp tại lớp học, cách sử
dụng các hộp đồ dùng ở lớp, cách bảo quản và giữ gìn cẩn thận đờ dùng học tập.
Biết phụ giúp Cô trong việc chuẩn bị các đồ dùng học tập vào mỗi đầu giờ học,
cất giữ ngăn nắp vào mỗi cuối giờ học.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh cá nhân của các em.
* Giai đoạn 2: Từ 20 tháng 11 đến hết kì 1.
- Tơi tiếp tục giáo dục đạo đức, nề nếp, thường xuyên đi sát với lớp. Quan tâm
sát từng em, uốn nắn kịp thời những sai lệch của học sinh.
- Tổ chức động viên kịp thời những thành tích của các em và nêu tấm gương
người tốt việc tốt.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, trung bình thường
xuyên.
- 3 học sinh lười viết bài ở nhà được Cô kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên nay
đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh thường xuyên theo ngày, tuần, tháng, có
đánh giá nhận xét tun dương kịp thời.
- Phới kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể. Để kịp thời
phát hiện những sai lệch của học sinh để có biện pháp giáo dục.
* Giai đoạn 3: Bắt đầu từ ći kì I đến giữa kì II.
- Tiếp tục các cơng việc giáo dục như ở giai đoạn 1, 2.
- Giai đoạn này các em đã ổn định nề nếp.
- Tôi tăng cường công tác tở chức cho các em phát huy tính tự quản, nêu cao
tinh thần tự giác trong mọi hoạt động. Tôi tạo mọi cơ hợi để học sinh phát huy
tính năng động, chủ động, sáng tạo của bản thân.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh về văn hóa, đạo đức, lới
sớng, giao tiếp, cử chỉ. Để làm được việc này bản thân tôi phải là tấm gương
sáng mẫu mực trong mọi hoạt động để học sinh noi theo.
- Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
- Tiếp tục rèn chữ, rèn đọc cho học sinh ở tất cả các tiết học. Tiếp tục phụ đạo
học sinh trung bình, yếu thường xuyên trong các giờ học, buổi chiều ôn tập.
* Giai đoạn 4: Từ giữa kì II đến ći năm
Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt so với đầu
năm học, kết quả học sinh khá, giỏi chiếm tỷ lệ 100% khơng có học sinh trung
bình, yếu. Tất cả các em đều ngoan lễ phép, đồn kết, tích cực học tập, sôi nổi
trong các phong trào của trường, lớp.
Với kết quả giáo dục đó đạt được qua các giai đoạn trên, tôi đã mạnh dạn đề ra
chỉ tiêu cho giai đoạn 4 ở cuối năm học như sau:
- 100% học sinh hạnh kiểm đạt.
- 100% học sinh đạt học lực khá, giỏi.
- Lớp đạt lớp Xuất sắc.
D. HIỆU QUẢ:
Qua các giai đoạn của kế hoạch chủ nhiệm, kết quả đạt được sau khi thực hiện
tất cả các giải pháp được đề ra cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1:
- 100% học sinh được trang bị đồ dùng sách vở.
- Các em có nề nếp tớt, thực hiện tớt những nợi quy của lớp, của trường, các em
lễ phép với thầy cô và người trên, giao tiếp tự tin, đoàn kết với mọi người.
- Các em hứng thú học tập sôi nổi trong giờ học, học bài làm bài đầy đủ trước
khi đến lớp. Các em có thói quen rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
- 12 em chưa tích cực trong học tập nay đã có chuyển biến tích cực, có ý thức tự
giác hơn. Tuy nhiên vẫn còn 3 em lười viết bài ở nhà.(Hường, Tuấn, Đạt)
- 6 học sinh chưa biết sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp, đến giai đoạn này, các
em đã biết cách thực hiện theo yêu cầu của Cô.
- 100 % học sinh đó biết cách xin phép Cô khi ra vào lớp, phát biểu đúng cách.
- Số học sinh đạt được nhiều hoa điểm mười nhân dịp chào mừng 20/11 là 5 em.
( Thụy, Linh, Ngọc, Quân, Vy )
- Học sinh giỏi cấp trường đạt 3 em ( Ngọc, Linh, Vy). Trong đó có mợt em
được chọn thi học sinh giỏi cấp Thị xã.
- Đạt giải nhất Hội thi Tiếng hát chim sơn ca 2013 ( Linh , Nhàn)
- Đạt giải nhì Thời trang Sắc xuân.
- Tuần nào lớp cũng có cờ thi đua hạng từ 1-5.
2. Giai đoạn 2: Kết quả ći học kì I
* Học lực.
- Giỏi: 19 em (46%)
- Khá: 21 em (51%)
- TBình: 1 em (3%)
* Hạnh kiểm:
100% học sinh hạnh kiểm đạt
* Kết quả Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp .
Tháng
Loại A
Loại B
Loại C
Tháng 9
11 em
30 em
0 em
Tháng 10
15 em
26 em
0 em
Tháng 11
16 em
25 em
0 em
Tháng 12
19 em
22 em
0 em
* Lớp thường xuyên nhận được cờ luân lưu của trường.
* Kết quả thi đua của trường:
Lớp luôn được sao đỏ đánh giá xếp loại nhất, nhì sau mỗi tuần; thường xuyên
nhận được cờ luân lưu.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả đạt được:
Áp dụng một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 đạt kết quả
cao. Cuối năm học, 100% học sinh lên lớp, không có học sinh yếu, 100% học
sinh có hạnh kiểm đạt, lớp đạt lớp xuất sắc cùng nhiều thành tích phong trào
trong suốt năm học.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo dục, dạy học:
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
sự nghiệp giáo dục. Làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ có tác dụng nâng cao giáo
dục tồn diện cho học sinh, giúp học sinh phát triển đầy đủ “Đức - trí – thể – mĩ
”
Qua đây tơi thấy rằng, cơng tác chủ nhiệm đóng mợt vai trị quan trọng đới với
sự nghiệp giáo dục, nhất là đới với cấp Tiểu học vì đây là cấp học nền tảng. Là
mợt ngưịi giáo viên tơi nhận thấy, không thể coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp.
Bởi lẽ có làm tớt cơng tác chủ nhiệm lớp thì mới nâng cao được chất lượng giáo
dục toàn diện. Thực tế tơi nhận thấy rằng vì coi trọng cơng tác chủ nhiệm lớp,
nên chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm được nâng lên rõ rệt. Chính vì
vậy cơng tác chủ nhiệm cần phải được đặt lên hàng đầu.
Là mợt giáo viên chủ nhiệm, tơi thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa, tự học tự
rèn luyện, để nâng cao trình đợ, kĩ năng nghề nghiệp, học hỏi để hiểu biết sâu
rợng hơn để có mợt hành trang tớt trong công tác chủ nhiệm lớp. Luôn gần gũi,
yêu thương, quan tâm đúng mực đến mỗi học sinh để các em có thể xem “Cơ
giáo như mẹ hiền”. Có như vậy thì cơng tác giáo dục của chúng ta mới đạt được
kết quả tốt đẹp.
3. Khả năng áp dụng của đề tài:
- Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 mang tính lâu dài bền
vững bởi học sinh ln cần được phát triển tồn diện.
- Trong thời gian áp dụng chuyên đề cho học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm đã tạo
được bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động cũng như ý thức
học tập, sinh hoạt trong toàn thể học sinh .
- Chun đề có được sự thành cơng trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa người
thực hiện đề tài với thầy Tổng phụ trách Đội – Các giáo viên bộ môn, Ban cha
mẹ học sinh – Các cấp lãnh đạo ở khu phố của địa phương – Các em học sinh
thân yêu và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của Ban giám
hiệu nhà trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo
trong công tác chuyên mơn – góp phần nâng cao chất lượng cơng tác chủ nhiệm
lớp.
- Qua sinh hoạt chuyên môn, tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp để cùng thực
hiện đề tài. Bên cạnh đó, đờng nghiệp sẽ bở sung cho tơi những ý kiến hay để
bổ sung vào đề tài và tiếp tục thực hiện.
4. Hướng phát triển của đề tài:
Đề tài một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 là đề tài rất khả
thi, tôi đã vận dụng đạt hiệu quả ở lớp mình. Nếu được các yếu tố thuận lợi
cũng như được giới thiệu đến đờng nghiệp trong tớ khới và trong trường thì tin
chắc rằng tất cả học sinh đều được giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Và
trường học thật sự là nơi đào tạo, vun đắp những thế hệ học trò vừa hồng, vừa
chuyên.
5. Những kiến nghị, đề xuất:
Đặc thù của giáo viên cấp Tiểu học là vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công
tác công tác chủ nhiệm lớp. Thực tế để làm được công tác chủ nhiệm lớp tớt,
thì khơng phải ai cũng có thể làm được. Qua nhiều năm giảng dạy và làm công
tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
+ Đối với giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự là người có năng lực tở chức lớp, có kiến
thức, kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo được mỡi quan hệ tớt giữa thầy và
trị, với phụ huynh học sinh.
Người giáo viên phải có bịên pháp giáo dục, có kế hoạch giảng dạy cụ thể, sát
thực với tình hình của lớp, với phụ huynh học sinh.
Kết hợp chặt chẽ với các đồn thể, Ban giám hiệu, đờng chí, đồng nghiệp để
làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Quan trọng nhất là phải hết lòng yêu thương các em học sinh, coi mỗi học sinh
như là một đứa con của mình.
+ Đới với Ban giám hiệu:
Thường xun tở chức họp phụ huynh định kỳ để thơng qua đó phụ huynh nắm
bắt được tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức của con em mình ở
trường. Để giữa phụ huynh và giáo viên có sự kết hợp trong việc dạy dỗ và giáo
dục học sinh ở trường cũng như ở nhà.
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm để tạo cho học
sinh tính năng đợng và tự quản trong sinh hoạt tập thể.
Xây dựng các cơng trình “ Trường em xanh- sạch- đẹp- an tồn”, “ Mỡi ngày
đến trường là mợt ngày vui”, “ Tiến bước dưới cờ Đội”, “ Những búp măng
xinh” …tạo khơng khí thi đua sơi nởi trong học sinh. Để giúp các em học sinh
ngày càng chăm ngoan, học giỏi và sau này trở thành người có ích cho xã hội.
+ Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đới với con em mình, đối với sự
nghiệp giáo dục. Phải thực sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình noi
theo, cần phới kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với cô giáo chủ nhiệm lớp. Có
như vậy chất lượng giáo dục mới ngày càng đi lên.
LỜI KẾT:
Qua nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy rằng, đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học thì
cơng tác chủ nhiệm lớp phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ các em còn rất nhỏ,
nhút nhát, cái gì cũng mới mẻ. Do vậy việc gần gũi các em để tìm hiểu về tâm
tư tình cảm, nguyện vọng của các em, giúp đỡ các em là rất quan trọng. Mỗi em
như một tờ giấy trắng, giáo viên chủ nhiệm lớp Một như một người họa sĩ,
người họa sĩ có tài hoa thì sẽ vẽ nên một bức tranh đẹp. Mỗi em được coi như là
những cây non, nó cần được chăm sóc vun xới, dạy dỡ ngay từ b̉i ban đầu.
Vì vậy mỡi giáo viên cần phải tự học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao trình đợ
chun mơn nghiệp vụ, đởi mới phương pháp giáo dục để cho phù hợp với thời
đại.
Trong các tiết học người thầy giáo cần phải đi sâu, đi sát từng đới tượng học
sinh, biết vận dụng nhiều hình thức dạy học. Người thầy cần phải có kế hoạch
giảng dạy ngay từ đầu năm học, tiến hành các giờ dạy có hiệu quả. Đặc biệt
trong cách đánh giá chất lượng học sinh giáo viên phải đảm bảo tính khách
quan, vơ tư công bằng, tạo niềm tin tuyệt đối của các em với thầy cô.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm của mình. Trong q
trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những sai sót. Vậy tơi mong các đờng chí
đờng nghiệp, Ban lãnh đạo tham gia đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện
hơn.
An Bình, ngày 22 tháng 02 năm 2013
Người thực hiện
Phạm Thùy Phương
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học – Tác giả Văn Tường
2. Tâm lí lứa t̉i học sinh tiểu học (Tài liệu tham khảo trên mạng Internet)
3. Chuyên đề giáo dục tiểu học – NXB Giáo Dục.
4. Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực – NXB Giáo
Dục.
5. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết – Tác giả Lê Huy Hịa – NXB Lao
Đợng – Năm 2009