Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

NỘI DUNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.87 KB, 28 trang )

Trần Phước Cường

79
CHƯƠNG 8. NỘI DUNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA

8.1. Quản lý chất lượng các thành phần môi trường
8.1.1. Quản lý chất lượng không khí
8.1.1.1. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm tĩnh (nguồn thải công nghiệp)
a. Bố trí khu công nghiệp
Trong quy hoạch sử dụng đất, việc bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu
công nghiệp là một biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu công nghiệp
cần phải đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước đối với khu dân cư, xung quanh khu
công nghiệp có vành đai cây xanh ngăn cách với khu dân cư và các khu đô thị khác. Ở
Vương quốc Anh đã từ lâu các chính quyền địa phương có quyền xác định toàn bộ hay một
phần khu vực đô thị là “các khu vực không được xả khói”, xả khói trong các khu vực này
bị coi là vi phạm, bị phạt hoặc bị đình chỉ hoạt động, như vậy chỉ được bố trí các công
nghiệp sản xuất không có ống khói, không gây ô nhiễm ở các khu vực này, chính quyền
địa phương còn quy định chiều cao tối thiểu của các ống khói đối với các cơ sở công
nghiệp.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp càng phân tán trong đô thị, phân thành nhiều khu
công nghiệp nhỏ, nhất là phân tán xen kẽ trong các khu dân cư đô thị càng bị ô nhiễm, số
người bị tác động sức khỏe bởi ô nhiễm môi trường không khí càng lớn, có thể gấp 2-3 lần
so với trường hợp bố trí công nghiệp tập trung vào các khu công nghiệp lớn. Hiện nay ở
nhiều đô thị nước ta, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh đang phải thực hiện một giải pháp “bất đắc dĩ” là đóng cửa hay yêu cầu các nhà máy,
xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nằm xen kẽ trong các khu dân cư nội thành,
chuyển ra các khu công nghiệp tập trung ở ngoại thành.
b. Quản lý các nguồn thải tĩnh
Kiểm soát các nguồn thải tĩnh (các ống khói công nghiệp) là một biện pháp quan
trọng của quản lý môi trường không khí. Ở Mỹ người ta đã tổng kết kinh nghiệm về công


nghệ sản xuất tiên tiến và công nghệ kiểm soát ô nhiễm khả thi để định ra các chuẩn phát
thải chất ô nhiễm của nguồn tĩnh. Chuẩn phát thải này phụ thuộc theo ngành sản xuất và
quy mô sản xuất của mỗi công ty. Ở Mỹ việc kiểm soát mức xả khí của các nguồn tĩnh
được xác định bằng cách dùng mô hình tính trên máy để xác định xem các nguồn thải có
gây ra sự vi phạm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí đối với các khu dân cư
xung quanh hay không. Nếu mức độ ô nhiễm của chất thải nào đó của nguồn thải vượt quá
Trần Phước Cường

80
giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh thì các Bang sẽ áp
dụng biện pháp cưỡng chế các nguồn đó phải giảm bớt lượng thải quá mức.
Ví dụ, quy định mức thải của nguồn thải nào đó được thải 10 tấn, 20 tấn hay 25 tấn
bất kỳ một chất ô nhiễm nào đó hay bất kỳ một tổ hợp chất ô nhiễm nào đó trong mỗi năm.
Lên danh sách các nguồn thải theo từng mức, thu phí thải và cấp giấy phép thải cho mỗi
nguồn, giấy phép thải thường được cấp 5 năm một lần và định kỳ đến kiểm tra lượng thải
của mỗi nguồn. Nếu phát hiện chủ các nguồn thải không thực hiện đúng giấy phép thì bị xử
phạt hoặc bị thu hồi giấy phép.
Tuy vậy việc thu phí môi trường đối với các nguồn thải khí trong thực tế gặp rất
nhiều khó khăn, vì rằng rất khó xác định chính xác các thiệt hại môi trường do mỗi chất ô
nhiễm môi trường không khí gây ra, đồng thời việc giám sát thải khí sẽ phức tạp hơn việc
giám sát các nguồn nước thải rất nhiều.
Ở Pháp từ năm 1985 đã bắt đầu áp dụng các phí xả khí. Mục đích là tăng nguồn thu
để tài trợ cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí, cũng như cho các công trình
nghiên cứu các công nghệ mới do các cơ quan quản lý chất lượng không khí đề ra. Quy
định rằng các công ty công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhiệt điện, nếu thải ra 2.500 tấn
SO2, và NO2 mỗi năm trở lên thì phải nộp phí môi trường với mức là 19 ECU (khoảng 21
USD) cho mỗi tấn chất thải mỗi năm. Theo đánh giá của OECD thì hệ thống này không tạo
được tác dụng khuyến khích, vì phí này quá thấp so với chi phí đầu tư thiết bị xử lý ô
nhiễm.
Mặt khác chỉ có một số nhà máy lớn chịu tác động của quy định này, chỉ có một số

ít người gây ô nhiễm phải trả phí, nên các khoản thu này quá thấp, không đủ trang trải cho
mọi chi phí quản lý.
c. Ô nhiễm phóng xạ
Các chất phóng xạ rơi vào khí quyển trong quá trình phóng xạ tự nhiên, khai thác
quặng uran, các vụ nổ nguyên tử và khi sử dụng các chất phóng xạ.
Ô nhiễm phóng xạ khí quyển chủ yếu là do các vụ nổ bom nguyên tử và bom khinh
khí. Mỗi một vụ nổ như vậy, gây ra những đám mây bụi khổng lồ, sóng lan truyền các bụi
phóng xạ đó vô cùng mạnh, có thể nâng cao đến 30m. Những phút đầu của vụ nổ, các hạt
lớn rơi xuống đất ngay, các hạt bé phải hơn 3 ngày sau, còn các hạt bụi nhỏ thì gió có thể
mang đi hàng nghìn cây số và rơi xuống dần trong nhiều năm.
Các đồng vị hình thành trong các vụ nổ có các giai đoạn bán phân hủy khác nhau,
trong đó có hai đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất đó là stronti - 90 (giai đoạn bán phân hủy
là 25 năm) và seri 137 (thời kỳ bán phân hủy là 33 năm). Sự lan truyền đồng vị phóng xạ
xảy ra qua các sản phẩm thực vật, phân, nước tiểu, xác động vật. Sự vận chuyển của nó
Trần Phước Cường

81
đóng vai trò quan trọng trong mắc xích thức ăn. Trong nước, sinh vật phù du hấp thụ các
chất đồng vị, sau đó cá ăn các sinh vật phù du, rồi chim ăn cá, cuối cùng là đến người.
8.1.1.2. Quản lý các nguồn thải ô nhiễm di động
Các phương tiện giao thông cơ khí là các nguồn thải di động gây ô nhiễm môi
trường không khí. Đô thị càng lớn, càng phát triển, thì giao thông cơ giới sẽ càng phát triển
và nguồn thải chất ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông cơ giới gây ra trong đô
thị càng lớn. Ở rất nhiều đô thị lớn ở trên thế giới hiện nay lượng thải ô nhiễm không khí từ
các phương tiện giao thông cơ giới chiếm 70-80% tổng lượng thải ô nhiễm không khí ở đô
thị. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Ô nhiễm bụi hô hấp trong không khí đô thị” do GS.TS
Phạm Duy Hiển chủ trì (1999) đã sơ bộ xác định được tỷ lệ đóng góp của các nguồn thải
vào tổng bụi hô hấp (PM10) trong không khí ở vườn hoa Hàng Đậu và trạm khí tượng
Láng (Hà Nội) như sau: 48% từ mặt đất, 20% từ xe cộ, 10% là bụi thứ cấp, 7% từ đốt than,
6% là sol khí từ biển, 4% do đốt dầu và 7% do công nghiệp. Nếu coi bụi từ mặt đất và bụi

thứ cấp chủ yếu do hoạt động giao thông gây ra thì tỷ lệ nguồn phát sinh bụi đóng góp có
liên quan đến hoạt động giao thông lên tới 78%. Các chất ô nhiễm chính do các nguồn cố
định gây ra là các chất khí oxit cacbon (CO), oxit nitơ (NO3), cacbua hydro (CnHm), chì
(Pb), bụi và muội khói. Các chất ô nhiễm này đều là các chất độc hại đối với sức khỏe con
người.
a. Quản lý nguồn thải di động
Ở rất nhiều nước đã đặt ra tiêu chuẩn xả khí đối với các nguồn di động (các loại xe
ô tô, xe máy). Các cơ quan quản lý tiến hành các chương trình kiểm tra và chứng nhận đã
đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đối với các xe mới xuất xưởng, xe nhập khẩu cũng như là
xe đang lưu hành trên đường phố. Tổ chức các trạm kiểm soát môi trường đối với các loại
xe đang lưu hành trên các đường phố, bắt giữ, xử phạt hoặc thu giấy phép lưu hành đối với
các xe không đạt tiêu chuẩn môi trường. Ở Bangkok (Thái Lan) đã thực hiện kiểm soát và
bắt giữ các xe xả khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn môi trường từ năm 1992. Nói chung,
tiêu chuẩn xả thải chất ô nhiễm đối với nguồn di động ngày càng chặt chẽ hơn. Thí dụ Luật
không khí sạch của Mỹ năm 1990 đã quy định giảm xả thải 35% khí cacbua hydro và 60
oxit nitơ so với tiêu chuẩn năm 1970 đối với các loại ô tô con, xe khách và các xe tải nhẹ.
Quy định này đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô tiến hành cải tiến kỹ thuật và lắp đặt các
thiết bị kiểm soát khí thải của các xe, như là cải tiến và áp dụng ngày càng nhiều bộ chuyển
hóa xúc tác mới trong ngành sản xuất ô tô ở Mỹ và Nhật Bản. Với việc áp dụng các bộ
chuyển hóa xúc tác tiên tiến, một số loại xe mới đã kiểm soát giảm thiểu khí thải
hydrocacbon, oxit cacbon, oxit nitơ tới mức nồng độ của chúng trong khí thải từ xe ôtô xấp
xỉ bằng trị số tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh.
Trần Phước Cường

82
Ở một số nước như Hà Lan, Thụy Điển đã áp dụng một loại thuế đặc biệt để đánh
thuế các xe không có các bộ phận chuyển hóa xúc tác để khuyến khích sử dụng các xe có
bộ phận chuyển hóa xúc tác, gây ô nhiễm ít hơn. Ở Đan Mạch đã quy định lệ phí đăng ký
rất cao đối với các xe tư nhân nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn môi trường của Đan Mạch.
b. Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông

Để loại trừ ô nhiễm chì trong không khí đô thị, ở nhiều nước đã cấm sử dụng xăng
pha chì để tăng chỉ số octan. Đầu tiên là áp dụng công cụ kinh tế để khuyến khích sử dụng
xăng không pha chì, như là giảm thuế đối với mua bán xăng không pha chì, tăng thuế, tăng
lệ phí đối với xăng pha chì, dần dần sau đó cấm hẳn việc sử dụng xăng pha chì trong giao
thông vận tải. Hiện nay nước ta đã cấm sử dụng xăng pha chì trong giao thông vận tải. Để
giảm bớt ô nhiễm khí SO
2
trong thành phố người ta quy định hàm lượng lưu huỳnh trong
dầu diezen dùng cho ôtô phải rất nhỏ. Ở một số nước còn quy định không cho xe ôtô chạy
bằng dầu diezen lưu hành trong thành phố, bởi vì khí xả của các loại xe này không những
chứa SO
2
mà còn có nhiều muội và tàn khói rất nguy hại đối với sức khỏe của con người
(gây bệnh khí thủng). Để giảm bớt bay hơi của khí hydrocacbua, năm 1990 ở Mỹ đã quy
định chất lượng xăng như sau: chứa ít nhất là 2% ôxy (bằng cách cho thêm cồn), không
quá 25% các hợp chất hữu cơ thơm, không quá 1% benzen và chất tẩy rửa.
Nếu dùng khí tự nhiên hóa lỏng (gas) làm nhiên liệu cho xe ôtô thay cho xăng chì
thì sẽ giảm phần lớn ô nhiễm môi trường không khí đô thị do giao thông vận tải gây ra.
Năm 1992 ở Bangkok đã cải tiến động cơ và lắp đặt được 25 xe ôtô buýt chạy bằng khí tự
nhiên hóa lỏng, nhưng trở ngại kỹ thuật lớn nhất là thể tích thùng chứa gas rất lớn mới
chạy được đường dài. Để phát triển loại xe này chắc chắn còn phải giải quyết nhiều vấn đề
kỹ thuật và kinh tế.
Để giảm ô nhiễm không khí đô thị do giao thông vận tải gây ra, ở một số nước
phát triển đã tiến hành nghiên cứu sản xuất ôtô con chạy bằng năng lượng mặt trời và bằng
năng lượng điện. Tuy các loại xe ôtô này có ưu điểm về mặt môi trường rất lớn: không gây
ô nhiễm môi trường không khí và không gây tiếng ồn trong thành phố, nhưng để áp dụng
rộng rãi trong giao thông đô thị còn gặp một số trở ngại như sau:
- Sức kéo của động cơ các loại xe này còn nhỏ, do đó khả năng chuyên chở được ít,
tốc độ chạy còn hạn chế.
- Khả năng tích trữ năng lượng của các loại acquy, các loại pin điện dùng bằng cách

nạp điện vào thời gian ban đêm hoặc vào các giờ chuẩn bị ăn sáng hoặc ăn trưa.
- Giá thành sản xuất xe còn cao.
Trần Phước Cường

83
8.1.2. Quản lý chất lượng và tài nguyên nước
8.1.2.1. Khái niệm tài nguyên nước

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái
đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế-xã hội của loài người. Cùng với các dạng tài
nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước (TNN) là một trong bốn nguồn lực cơ bản để
phát triển kinh tế-xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản
xuất.
Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định nhất định được dùng
lại. Nước là thành phần cấu tạo nên sinh quyển. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn,
70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành. Nước tác động trực tiếp đến thạch quyển,
khí quyển dẫn tới sự biến đổi của khí hậu, thời tiết.
Nước là một trong các nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống của con
người. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước có những đặc trưng vật lý độc đáo mà chất
lỏng khác không có. Nhờ những tính chất đó mà có sự sống và tồn tại như ngày nay.
8.1.2.2. Ô nhiễm nguồn nước

Sự ô nhiễm nguồn nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… Nước
mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất
bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết
của chúng. Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm diện.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông
nghiệp vào môi trường nước.

8.1.2.2.1. Nước thải sinh hoạt








Nước thải từ các ngôi nhà (phân, nước tiểu, nhà bếp, tắm giặt,…)
Nước (99,9%) Các chất rắn (0,1%)
Chất hữu cơ (50-70%) Chất vô cơ (30-50%)
Protêin
(65%)
Carbonhydrat
(25%)
Chất béo
(10%)
Cát Muối
Kim
loại
Trần Phước Cường

84

- Đặc tính nước xả thải vào môi trường (người/ngày đêm)
+ Cặn lơ lửng (SS): 35 - 60g/người.ngđ, Cặn hữu cơ chiếm: 55-65%
+ Hàm lượng chất hữu cơ cao: BOD
5
chưa lắng: 30 - 35g/người.ngđ, đã lắng: 25 -

30g/ng.ngđ.
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K...
N = 8g/người.ngđ; P = 1,5 - 1,8g/người.ngđ
+ Tiêu chuẩn thải nước:
 Các nước tiên tiến: 200 – 500 lít/ng,ngđ
 Các đô thị Việt Nam: 100 - 200 lít/ng,ngđ
 Nông thôn Việt Nam: 50 - 100 lít/ng,ngđ
- Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cống:
BOD5 : 150 - 250 mg/l
Cặn lơ lửng : 200 - 290 mg/l
Tổng Nitơ : 35 - 100 mg/l
Tổng P : 10 - 20mg/l
8.1.2.2.2. Nước thải sản xuất công nghiệp: Nước thải khai khoáng, luyện kim, lọc dầu,
công nghiệp thực phẩm, dệt, giấy, cơ khí ... Chia làm 2 loại:
- Nước thải bẩn: Thành phần, tính chất phụ thuộc vào điều kiện, lĩnh vực, thành
phần nguyên vật liệu, sản phẩm. Thành phần nước thải CN không ổn định, tính nguy hại
cao.
- Nước thải quy ước sạch: có thể dùng lại.
8.1.2.2.3. Nước chảy tràn:
Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường sá,… là nguồn gây ô nhiễm
nước sông, hồ.
Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như cường
độ mưa, thời gian mưa-thời gian không mưa, đặc điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không
khí…
- Nhìn chung trong nước mưa:
SS = 400 - 3.000 mg/l
BOD5 = 8 - 180 mg/l
- Thay đổi theo vị trí : BOD
5


+ Rơi qua mái 12 mg/l
+ Rơi xuống sân 15 mg/l
+ Đường phố 35 ÷69 mg/l
Trần Phước Cường

85
8.1.2.2.4. Nước thải sản xuẩt nông nghiệp: chủ yếu là do chăn nuôi, trồng trọt
- Trồng trọt: Do bón phân, sử dụng hợp chất diệt sâu, cỏ. Nước chứa chất hữu cơ,
dinh dưỡng (N, P) cao, hoá chất BVTV.
- Chăn nuôi: Chất hữu cơ cao, chất dinh dưỡng: N, P cao
8.1.2.2.5. Hoạt động của tàu thuyền
Hoạt động của tàu thuyền trên sông, biển gây ô nhiễm dầu do rò rỉ, súc rửa tàu, do
sự cố tai nạn tràn dầu, do nạp và tháo nước dằn tàu (nước ballast: chứa hơn 3.000 loài sinh
vật khác nhau). Sinh hoạt của con người trên tàu thuyền.
8.1.2.3. Quản lý tài nguyên nước

Các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thường được phối hợp với nhau
và tác động lẫn nhau. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nước, đưa nước vào sử dụng hợp lý, khai thác
nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Biện pháp quy hoạch quản lý, sử
dụng nước nhằm mục đích: sản xuất điện năng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp,
cấp nước cho nông nghiệp, cấp nước cho thủy sản, điều hòa dòng chảy cho giao thông, bảo
vệ chống ngập lụt và cạn kiệt.
- Các chính sách, pháp chế và quản lý nước thích hợp: đây là biện pháp mang tính
chất pháp lý, thiết chế và hành chính để áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên
nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Tăng cường công tác hướng dẫn,
tuyên truyền luật tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp
thời các nguồn gây ô nhiễm tài nguyên nước.
8.1.2.4. Bảo vệ môi trường nước


Các biện pháp bảo vệ môi trường nước bao gồm các giải pháp như sau:
- Tiêu chuẩn chất lượng nước và điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra nguồn: Sử
dụng nguồn nước và tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng, Điều kiện vệ sinh khi xả nước
thải ra nguồn nước.
- Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước: Quan trắc môi trường
nước, Kỹ thuật quan trắc.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: Các biện pháp hạn chế xả chất thải ra
nguồn nước mặt; Tăng cường xáo trộn pha loãng nước thải với nước nguồn; Làm giàu ôxy.
- Sử dụng tổng hợp và hợp lý nguồn nước.
Trần Phước Cường

86
8.1.3. Quản lý chất thải rắn và chất thải độc hại
8.1.3.1. Quản lý chất thải rắn

8.1.3.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Hình 8.1 mô tả các nguồn phát sinh chất thải rắn. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
chủ yếu bao gồm:
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo con số thống kê của các tỉnh, thành phố, từ năm 1996 đến năm 1999, lượng
chất thải rắn phát sinh bình quân khoảng từ 0,6-0,8 kg/người.ngày. Ở một số đô thị nhỏ,
lượng chất thải rắn phát sinh dao động từ 0,3-0,5 kg/người.ngày.
Lượng rác thải đô thị cũng như công nghiệp ngày càng tăng do quá trình đô thị hoá
diễn ra với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hơn nữa, sự gia tăng của dân
số cũng là nguyên nhân chính làm lượng rác thải tăng lên với mức độ cảnh báo trong khi tỷ
lệ thu gom thì rất thấp. Bảng 8.1 mô tả tình hình dân số và mức độ thu gom rác thải đô thị
ở sáu tỉnh thành lớn nhất Việt Nam.










Hình 8.1. Các nguồn thải chất thải rắn
Bảng 8.1. Dân số và mức độ thu gom rác thải ở một số đô thị Việt Nam
Tỉnh thành Dân số thành thị Dân số nông thôn Hiệu quả thu gom (%)
TP. Hồ Chí Minh 3.378.500 5.728.900 70-75
Hà Nội 1.372.800 2.503.000 65
Hải Phòng 572.100 1.792.400 64
Đà Nẵng 446.000 446.000 66
Biên Hoà 365.500 365.500 30
Huế 266.800 266.800 30
(Nguồn: Watson 2004)

RÁC THẢI
Thải
Xử

Đất
Biển
Sông
Hồ
Ô nhiễm đất,
nước ngầm
Ô nhiễm biển

Ô nhiễm sông, hồ

Sinh hoạt
Công nghiệp
Nông nghiệp
Khác
Tái sử dụng Phân bón Khác Đốt Chôn lấp
Trần Phước Cường

87

Đô thị càng phát triển thì lượng chất thải rắn sinh hoạt, thương mại, dịch vụ càng
tăng. Ở Bangkok mỗi người dân mỗi ngày thải ra khoảng 1 kg chất thải rắn. Nước ta đang
trong quá trình đô thị hóa mạnh, ở tất cả các đô thị đang diễn ra quá trình cải tạo nhà cửa,
cải tạo đường sá, cầu cống, xây mới, xây chen,… rất sôi động, trong quá trình hoạt động
này thải ra khối lượng chất thải xây dựng rất lớn, đây là một vấn đề chất thải rắn đô thị cần
quan tâm giải quyết.
b. Chất thải rắn bệnh viện
Nước ta có một mạng lưới bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Thống kê năm
1996 cho thấy toàn ngành y tế có 12.556 cơ sở với 172.642 giường bệnh. Ngoài các bệnh
viện của Bộ Y tế chúng ta còn có cả một hệ thống bệnh viện của các lực lượng vũ trang.
Tổng số cơ sở điều trị và tổng số giường của hệ thống này theo ước tính cũng có thể lên tới
hàng ngàn. Bộ Y tế còn có nhiều xí nghiệp dược mà trong quá trình sản xuất cũng thải ra
chất thải độc hại.
Trong số các bệnh viện hiện nay có tới 815 bệnh viện không có hệ thống xử lý chất
thải hoặc có nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không thường xuyên, không có hiệu
quả. Trung bình một bệnh viện nhỏ thải ra vài trăm kg rác, một bệnh viện trung bình thải ra
600-800 kg rác, bệnh viện lớn có hơn 1 tấn một ngày. Khối lượng chất thải của từng bệnh
viện phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của bệnh viện như: chuyên khoa của bệnh viện, số
giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, kỹ thuật điều trị, khí hậu thời tiết, phong tục tập quán,
v.v… Vấn đề chất thải bệnh viện cũng đang là một trong những nguồn ô nhiễm và lây
truyền bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cộng đồng dân cư.

Hiện tại, hầu hết các phế thải bệnh viện được thải lẫn lộn chung với các chất thải
sinh hoạt khác của thành phố mà không có sự phân loại và xử lý cục bộ, không một bệnh
viện nào được trang bị các phương tiện xử lý các phế thải độc hại một cách hoàn chỉnh,
điều này là nguyên nhân gây ra những mầm mống nguy hại rất đáng kể tới sức khỏe của
dân cư cũng như môi trường sống.
Rác thải sinh ra từ bệnh viện nhìn chung đều được thu gom thủ công sau đó xử lý
bằng cách thải ra bãi rác công cộng rất dễ gây ra bệnh dịch lớn trong một phạm vi rộng
lớn. Vì vậy hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm y tế đang
rất được quan tâm, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Huế, v.v.. vì đây là các thành phố lớn, đông dân, lượng rác thải sinh ra từ các bệnh
viện, trung tâm y tế hàng ngày rất lớn và thành phần rác thải cũng rất đa dạng.
Năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, tuy nhiên, việc thực
hiện quy chế này hiện chưa có hiệu quả cao.
Trần Phước Cường

88
Cho đến năm 1999 ở nước ta mới có 1 thành phố là Hà Nội là có lò đốt chất thải
rắn bệnh viện đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh, TP. Hồ Chí Minh cũng đang triển khai xây
dựng lò đốt rác bệnh viện theo công nghệ hiện đại.
c. Chất thải rắn công nghiệp
Trong quá trình sản xuất ở bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất
thải rắn, trong đó bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Công nghệ sản xuất càng lạc hậu thì tỷ
lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn. Có nhiều ngành sản xuất công
nghiệp có rất nhiều chủng loại khác nhau, thành phần của chất thải công nghiệp cũng rất
phức tạp, một số chủng loại có chứa chất độc hại, như thủy ngân từ các ngành công nghiệp
hóa clo, cyanua, crôm, kẽm, từ công nghiệp mạ, crôm từ công nghiệp crôm, luyện kim
màu, dầu mỡ từ công nghiệp dầu khí, chì từ chế tạo máy, công nghiệp sơn, sản xuất ắcquy.
8.1.3.1.2. Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn hiện nay
a. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn không đáp ứng yêu cầu
Hầu hết đô thị nước ta hiện nay còn rất yếu kém về việc thu gom và vận chuyển

chất thải rắn; Ở các thành phố tỷ lệ thu gom chất thải rắn năm 1998 dao động từ 40% đến
70%; Ở các thị xã tỷ lệ này chỉ đạt từ 20% đến 40%, thậm chí có một số thị xã và thị trấn
chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn. Do tỷ lệ thu gom chất thải rắn thấp cùng với ý thức
giữ gìn vệ sinh của người dân còn kém nên đã xảy ra tình trạng vất rác ra đường, vất rác
vào ao hồ, cống rãnh, sông ngòi trong thành phố, làm mất vệ sinh, cảnh quan làm tắt nghẽn
dòng thoát nước và gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không
khí. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như thiếu lực lượng lao động thu gom
rác, phương tiện, công cụ, thu gom rác, vận chuyển rác vừa thiếu, vừa lạc hậu, vừa bảo
dưỡng kém, hay bị hư hỏng. Quy hoạch đô thị không có diện tích tập trung rác, trung
chuyển rác, nhiều ngõ ngách đường phố quá hẹp, xe thu gom rác không đi vào được.
Số lượng hố xí thùng, hai ngăn tuy có giảm bớt, những vẫn còn tồn tại ở mọi đô
thị. Ở Hà Nội năm 1997 mỗi ngày thu gom 2,75 tấn phân tươi (năm 1996 là 7,3 tấn), ở Hải
Phòng năm 1997 thu gom 13,7 tấn/ngày (năm 1996 là 18,8 tấn/ngày).
Chất thải rắn thường rơi vãi rải rác trên mặt đường, trong quá trình người bới rác
thu nhặt các phế liệu. Các thùng rác đặt ở trên đường công cộng đôi khi cũng bị phá.
Công nhân của URENCO (Công ty môi trường đô thị) luôn phải chịu vất vả để thu gom
chất thải trên mặt đất.
Các chất thải bị đổ ngay trong phố, làm chậm trễ công việc của công nhân
URENCO. Hơn nữa, các chất thải này hấp dẫn côn trùng, ruồi, chuột là những loại hay
truyền bệnh. Thêm vào đó, khi chuyển chất thải vào các xe tải thường sinh bụi và tỏa mùi
khó chịu ra xung quanh.
Trần Phước Cường

89
b. Chưa phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn đô thị và công nghiệp nước ta chưa được phân loại, trước hết là chưa
phân loại chất thải rắn độc hại và chất thải rắn thông thường. Mọi thứ chất thải rắn đều đổ
thải lẫn lộn, gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con
người, đặc biệt là sức khỏe của người thu gom rác.
c. Xử lý, đổ thải chất thải rắn không đúng kỹ thuật, không hợp vệ sinh

Hiện nay ở nước ta trong quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp chưa
quan tâm thích đáng đến việc đổ thải và xử lý chất thải rắn. Công nghệ xử lý chất thải rắn
rất đơn giản và lạc hậu, chủ yếu là bằng cách chôn lấp. Vị trí bãi chôn rác không được lựa
chọn cẩn thận trong quy hoạch, nhiều nơi chỉ đơn thuần sử dụng điều kiện địa hình đất
trũng hay ao hồ có sẵn để làm nơi chôn rác. Các bãi chôn rác đều không được xây dựng
đúng kỹ thuật, không có lớp chống thấm ở đáy và xung quanh, nước rác không được thu
gom và xử lý, quy trình đổ rác không đúng kỹ thuật, do đó đã dẫn đến tình trạng rò rỉ, thẩm
thấu nước rác rất bẩn ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nước mặt và về lâu dài có
thể thẩm thấu xuống dưới làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Quá trình sử dụng và vận hành chôn lấp chất thải rắn đô thị tại các bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh đã tạo nên những “đồi rác”. Thông qua các tác động của tự nhiên như
nắng, mưa, gió,… quá trình phân hủy các chất thải đã gây nên sự ô nhiễm môi trường. Mùi
xú uế đã gây sự khó chịu cho dân cư sinh sống quanh bãi, đồng thời hấp dẫn sự tập trung
của chuột, các loài ruồi, nhặng và các loài côn trùng truyền bệnh. Bãi rác bốc mùi hôi thối,
các khí mêtan, H
2
S … bốc lên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, nói chung
là rất mất vệ sinh, do đó đã xảy ra tình trạng nhân dân xung quanh ngăn chặn không cho đổ
rác vào bãi.
8.1.3.1.3. Quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp
Quản lý chất thải rắn bao gồm các khâu chủ yếu sau: thu gom, vận chuyển, phân
loại và xử lý thải bỏ. Dưới đây nêu ra một sô biện pháp quản lý chính.
a. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn
Cần phải nghiên cứu đánh giá chính xác hiện trạng chất thải rắn ở đô thị và công
nghiệp hiện nay của địa phương, cũng như dự báo chúng trong tương lai 10 - 15 năm tới,
đặc biệt làm rõ những vấn đề sau:
- Các nguồn thải chất thải rắn, trước mắt và lâu dài.
- Lượng thải là bao nhiêu, trước mắt và lâu dài.
- Thành phần và tính chất của chất thải rắn, trước mắt và lâu dài.
Từ kết quả nghiên cứu trên tiến hành xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý

môi trường ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp.

×