Trần Phước Cường
53
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
6.1. Quan trắc môi trường (QTMT)
6.1.1. Khái niệm
- Quan trắc môi trường (Environmental monitoring) là các biện pháp khoa học,
công nghệ và tổ chức, bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống các trạng thái và khuynh
hướng phát triển của các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô và nhiều loại
đối tượng.
- Điều khác biệt cơ bản của môi trường với các trạm khí tượng thủy văn là ở các
thông số, đối tượng và mục đích. Bên cạnh đó, QTMT còn là các biện pháp tổng hợp để
kiểm soát đối tượng ô nhiễm.
- QTMT bao gồm việc đo đạc, ghi nhận và kiểm soát thường xuyên liên tục các
hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các loại hình và nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi
trường cũng như công tác quản lý môi trường và kế hoạch sử dụng tài nguyên).
6.1.2. Mục đích QTMT
(1) Tạo hệ thống dữ liệu về chất các thành phần môi trường phục vụ cho quy hoạch
và phát triển kinh tế xã hội.
(2) Tạo hệ thống dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường
và ô nhiễm môi trường phát sinh bởi các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo.
(3) Đảm bảo các tác động không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
(4) Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đã được đề nghị trong báo cáo ĐTM
(5) Cảnh báo sớm về những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra.
6.1.3. Mức độ thể hiện
(1) Phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số hoặc thành phần môi trường.
(2) Xác định các giá trị định lượng của các thông số và thành phần môi trường.
(3) Kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức.
6.1.4. Hệ thống quan trắc môi trường
(1) Vị trí đặt các điểm quan trắc (cố định, không cố định)
(2) Các phương tiện kỹ thuật và nhân lực thực hiện quan trắc, thu thập, phân tích,
thông tin và các biện pháp kiểm soát nguồn phát sinh chất ô nhiễm.
Trần Phước Cường
54
6.1.5. Phân loại các hệ thống QTMT
a. Theo quy mô quan trắc
- Hệ thống monitoring môi trường quy mô địa phương (nhà máy, xí nghiệp, thành
phố, khu công nghiệp).
- Hệ thống monitoring quy mô quốc gia (hệ thống quan trắc môi trường quốc gia
theo ngành như nông nghiệp, năng lượng, nhiễm xạ, sinh thái, thực phẩm,…)
- Hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn cầu (hệ thống GEMS-Global
Environmental Monitoring System,…)
b. Theo tính chất hoạt động quan trắc:
- Hệ thống quan trắc môi trường liên tục hay gián đoạn
- Hệ thống quan trắc môi trường cố định hay lưu động
c. Theo mục đích của hoạt động hay quan trắc
- Hệ thống quan trắc môi trường nền: là đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông số
môi trường trong suốt thời kỳ tiền dự án nhằm xác định bản chất và các giới hạn biến thiên
tự nhiên và để xác định bản chất của sự biến đổi môi trường.
- Hệ thống quan trắc tác động ô nhiễm: bao gồm các phép đo, xử lý, phân tích và
đánh giá các thông số môi trường trong khi xây dựng và vận hành dự án nhằm theo dõi
những biến động môi trường do dự án gây ra.
6.1.6. Yêu cầu khoa học của QTMT
- Tính khách quan của quan trắc môi trường: có nghĩa là số liệu của quan trắc môi
trường phải có độ chính xác và phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường
khu vực khảo sát. Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm đo phải đồng nhất về phương
pháp và thời gian đo, quy trình và quy phạm đo đạc. Các số liệu sau khi đo phải được tính
tương quan với nhau từ đó rút ra các số liệu tổng hợp và cơ chế tương tác các thành phần
trong các khu vực đo.
- Tính đại diện của số liệu đo: số liệu đo được phải đại diện cho khu vực được khảo
sát về mặt không gian và thời gian, số liệu phản ánh chất lượng môi trường nền hay môi
trường bị tác động.
- Tính tập trung vào các vấn đề chủ yếu của khu vực. Có rất nhiều các yếu tố môi
trường cần được quan trắc, tuy nhiên các số liệu quan trắc của một vùng, của quốc gia
trong từng giai đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường, của vùng và
quốc gia. Cụ thể là phải tập trung vào nguồn và nguyên nhân gây suy thoái môi trường khu
vực trong một giai đoạn xác định.
Trần Phước Cường
55
6.1.7. Yêu cầu kỹ thuật của QTMT
- Các máy móc và thiết bị quan trắc cần thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật và
thường xuyên được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
- Các cơ sở phân tích mẫu quan trắc phải có trang thiết bị đồng nhất và thường
xuyên được kiểm định bởi phòng phân tích chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.
6.1.8. Nguyên tắc và các yêu cầu giám sát
- Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường trong bước đánh giá tác
động và đảm bảo cung cấp những thông tin về những vấn đề sau:
+ Bản chất của tác động
+ Cường độ tác động
+ Quy mô lãnh thổ của tác động
+ Thời gian tác động
+ Tần suất tác động
+ Ý nghĩa của tác động
+ Độ tin cậy của các dự báo về tác động
- Các chương trình quan trắc cần phải được xem xét tổng kết một cách thường
xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời giúp xác định thời điểm cần ngừng quan trắc.
6.1.9. Tổ chức và báo cáo giám sát
Một tổ chức giám sát môi trường gồm các bộ phận sau:
- Tổ chức: phụ trách hành chính và nhân sự
- Mạng lưới: nghiên cứu hệ thống mạng lưới, quy trình, quy phạm đặt trạm quan
trắc, cung cấp vật tư thiết bị cho hệ thống mạng lưới.
- Hệ thống phòng thí nghiệm: có thể tổ chức phòng thí nghiệm trung tâm, phòng thí
nghiệm vùng và phòng thí nghiệm trạm tùy theo yêu cầu giám sát tác động.
- Kiểm soát, lưu trữ số liệu: kiểm soát số liệu do các phòng thí nghiệm và các trạm
gởi tới, lưu trữ và cung cấp số liệu thông tin, dự báo và cảnh báo về môi trường.
6.1.10. Các bước cần thiết khi xây dựng một chương trình giám sát môi trường
- Xác định quy mô và các chỉ tiêu giám sát (chất lượng môi trường, các thay đổi
của môi trường kinh tế xã hội).
- Quyết định các phương thức thu thập thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình ra
quyết định.
- Xác định địa điểm quan sát, đo đạc và lấy mẫu.
- Lựa chọn các chỉ tiêu chính cần đo trực tiếp.
Trần Phước Cường
56
- Yêu cầu về mức độ chính xác đối với số liệu.
- Tận dụng các số liệu có sẵn bằng cách tổ chức quan trắc sao cho sô liệu thu thập
được tương ứng với số liệu đã có.
- Tập hợp và sử dụng các số liệu do nhân dân cung cấp.
6.1.11. Cơ quan có trách nhiệm giám sát môi trường
- Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Các Vụ Tài nguyên và Môi trường của các Bộ, Ngành
- Các cơ quan chủ dự án.
6.2. Đánh giá rủi ro môi trường (ĐGRRMT)
6.2.1. Khái niệm về rủi ro môi trường
Rủi ro môi trường là những tổn hại bất ngờ không lường trước được xảy ra gây tổn
hại đến cơ sở vật chất (nhà cửa, công xưởng, đường sá, hồ đập, sân bay, bến cảng,…) hoặc
sức khoẻ cộng đồng (bệnh dịch, khí độc, nước bẩn,…) hoặc đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên (rừng, sông hồ, nguồn nước, khoáng sản và đa dạng sinh học).
Để tiến hành đánh giá rủi ro, chúng ta có thể theo hướng dẫn sau.
Hình 6.1. Các bước trong đánh giá rủi ro được sử dụng ở Mỹ
Nghiên cứu Đánh giá rủi ro Quản lý rủi ro
Phòng thí nghiệm và
quan sát thực địa về
ảnh hưởng xấu đối
với sức khoẻ và tiếp
xúc đối với từng
chất độc.
Thông tin về các
phương pháp ngoại
suy về liều lượng
cao, thấp đối với
người và sinh vật.
Đo đạc ngoài thực
địa, tính toán khả
năng tiếp xúc, đặc
điểm dân cư.
Xác định hiểm hoạ
độc tố có gây ra
hiểm họa xấu
không?
Đánh giá sự phản
ứng lại liều lượng
(mối quan hệ giữa
liều lượng và phạm
vi ảnh hưởng đối
với người là gi?
Đánh giá tiếp xúc
nào thường bị và
biết trước được
trong những điều
kiện khác nhau
nào?
Đặc điểm
rủi ro, phạm
vi ảnh
hưởng xấu
là gì trong
phạm vi một
nhóm dân số
đã biết
Phát triển các
biện pháp lựa
chọn điều
chỉnh
Đánh giá hậu
quả sức khoẻ,
kinh tế, xã hội,
chính trị của các
phương án lựa
chọn điều chỉnh
Cơ quan quyết
định và hành
động
Trần Phước Cường
57
- Xác định khu vực đòi hỏi phải có sự nâng cấp, bổ sung (đặc biệt đối với các nhà
mày mới xây dựng và có sự thay đổi công nghệ).
- Trình bày được rằng: hoạt động của công trình là an toàn.
- Bảo đảm được “giá trị tiền tệ” việc cung cấp an toàn. Về bản chất đánh giá rồi
được sử dụng để xác dịnh ưu tiên đối với chi phí các biện pháp làm giảm thiểu rủi ro.
- Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (1983) đã đề xuất và phát triển một cơ cấu
đánh giá rủi ro, và cơ cấu đó được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) sử dụng từ
năm 1986, nhưng đáng tiếc nó còn có nhiều hạn chế đối với ADB. Ở sơ đồ hình 6.3 có mô
tả hệ thống và thời gian, bước này rất cần thiết để xác định những điểm quan trọng xảy ra
các hiểm họa và các chất độc hại.
6.2.2. Cơ cấu rủi ro được đề xuất cho các dự án phát triển
Năm 1983, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ đã trình bày các bước đánh giá rủi ro
trong một cơ cấu thích hợp và nó được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) sử dụng
từ năm 1986.
Trung tâm Đông – Tây, Smith và cộng sự (1988) đã đưa ra cơ cấu đánh giá rủi ro
như sau (hình 6.2).
Hình 6.2. Cơ cấu đánh giá rủi ro do Smith và cộng sự đề xuất 1998
Hình 6.3 dưới đây làm rõ được mối quan hệ của khái niệm cơ bản về đánh giá rủi
ro với các quá trình đánh giá rủi ro và các bước hoạt động (bước hướng dẫn).
Xác định mối nguy hiểm
Tính toán, phân tích hiểm hoạ (định nghĩa
về chu trình dòng, hệ thống giới hạn, quy
trình chiết xuất, vận chuyển và phân tán)
Đánh giá đường truyền môi trường (đánh
giá này có liên quan đến các ảnh hưởng xấu
như hàm lượng, tiếp xúc, liều lượng)
Đặc tính rủi ro
Quản lý rủi ro
Trần Phước Cường
58
Hình 6.3. Mối quan hệ khái niệm đánh giá rủi ro
Trong ĐGRR, người ra thường sử dụng một bộ 3 câu hỏi sau:
1. Cái gì sẽ xảy ra đối với dự án?
Ảnh hưởng gì có thể xảy ra và tác động đến sức khoẻ của cong người? Ảnh hưởng
này có thể lan truyền qua môi trường (nước, không khí, đất, thực phẩm)?
Các hậu quả làm chết người, tai nạn có thể xảy ra?
2. Phạm vi và mức độ quan trọng của các hậu quả xấu là gi?
Số lượng người bị ảnh hưởng, số lượng tiền tiêu phí, của cải bị hư hại, vùng địa lý
bị tàn phá?
3. Hậu quả xấu ra sao?
Với tần suất nào gây ra các hậu quả xấu đó, bằng chứng lịch sử và thực tế kinh
nghiệm nào đã có để xem xét khả năng rủi ro có thể xảy ra?
6.2.3. Mối nguy hiểm và sự không chắc chắn
Mối nguy hiểm có liên quan đến các dự án phát triển kinh tế bao gồm:
- Hoá chất độc hại đối với người và động thực vật.
- Vật chất dễ cháy, dễ nổ.
- Các thiết bị cơ học bị hư hỏng sẽ rấ tnguy hiểm đối với người và của cải.
- Các công trình đổ vỡ, hư hỏng (đập nước).
Xác định hiểm họa
Kiểm toán hiểm họa
Đánh giá đường
truyền môi trường
Đặc tính rủi ro
Quản lý rủi ro
(Khái niệm cơ bản
về ĐGRR)
Quá trình ĐGRR (Hướng dẫn)
Cái gì có thể dẫn
đến sai?
Mức độ khắc nghiệt
của hậu quả xấu?
Hậu quả xấu như thế
nào xảy ra?
Cái gì cần phải làm
để giảm rủi ro?
Điểm qua
Giới hạn
Sự thực hiện
Trần Phước Cường
59
- Thiên tai làm tăng mức độ hư hại kỹ thuật.
- Tàn phá hệ sinh thái (phú dưỡng hoá, xói mòn đất…).
Thông tin về các hiểm hoạ trên nếu không chắc chắn thì có thể cần đến ĐGRRMT.
- Tiềm năng gây ra các hoá chất độc hại. Tỷ lệ và số lượng.
- Hoả hoạn và gây nổ.
- Vận chuyển và sự huỷ hoại của chất gây ô nhiễm có trong môi trường.
- Hoà tan, phân tán một cách cơ học.
- Tiếp xúc với độc tố, ai tiếp xúc, bao nhiêu người, bao lâu.
- Dự đoán liểu lượng xâm nhập vào người dựa trên thí nghiệm động vật.
- Tỷ lệ hư hỏng các trạm thiết bị, nhà máy cơ khí, kiến trúc.
- Tác phong làm việc của con người, thiếu sót của công nhân, phản ứng của xã
hội.
- Tai biến thiên nhiên (động đất, bão, sóng thần).
- Sự phân bố hệ thống thoát nước, mực nước, thực vật và vi khí hậu.
Những sự không chắc chắn nảy sinh từ:
- Thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của mối quan hệ: nhân-quả, thiếu kiến thức
khoa học (lý thuyết). Ví dụ về sự tích tụ sinh học của các hoá chất độc hại trong
chuỗi thức ăn, phản ứng của cây trồng đối với ô nhiễm không khí.
- Số liệu kém do lấy mẫu, đo đạc và xử lý.
- Thiếu số liệu, số liệu không đồng bộ và khi đo đạc không tuân thủ các nguyên
tắc và điều kiện môi trường của dự án.
- Từ tài liệu về độc tố sinh thái được ngoại suy từ động vật sang người và từ liều
lượng cao trong thí nghiệm đến liều lượng thấp khi tiếp xúc.
- Tưng thành phần môi trường thiên nhiên có sự biến động (biến động thời tiết,
khí hậu, chế độ thuỷ văn,…).
- Các giả thiết tính toán, đánh giá độ chính xác, nhạy bén của giả thiết và kết quả
thực tế, sự ăn khớp giữa xét đoán và kết quả thực tế xảy ra.
- Điểm mới lạ của dự án (áp dụng công nghệ, hoá chất, sự thay đổi địa điểm,
thiếu kinh nghiệm, lịch sử số liệu…).
6.2.4. Quá trình đánh giá rủi ro (Risk Assessment)
Đánh giá rủi ro bao gồm 5 giai đoạn chính sau đây: xác định hiểm hoạ, phân tích
hiểm hoạ, đánh giá đường truyền môi trường, đặc thù rủi ro và quản lý rủi ro.
Xác đinh hiểm hoạ là liệt kê những khả năng có thể xảy ra của các nguồngaay nguy
hiểm. Đây là bước đánh giá đầu tiên có ích ngay cho người quản lý khi đánh giá dự án.