Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
THẢO LUẬN NHÓM KINH TẾ QUỐC TẾ 2
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam.
Mục lục
PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm
Môi trường kinh doanh là toàn bộ những nhân tố tác động đến toàn bộ hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó.
Để phân tích môi trường kinh doanh, người ta thường dùng mô hình PEST hoặc theo
những tiêu chí đáng giá của Ngân hàng thế giới.
1.2. Giới thiệu về mô hình PEST.
PEST là viết tắt chữ cái đầu tiên của các cụm từ Chính trị (political), Kinh tế
(economic), Văn hóa – xã hội (sociocultural) và Công nghệ (technological). Đây là 4
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 1
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
yếu tố định hình nên môi trường của một ngành kinh tế. Các yếu tố này mang tính
chất bên ngoài (external factors) hơn là những gì đang diễn ra trong ngành.
Mô hình PEST thường được sử dụng để phân tích ngành/thị trường, nghiên cứu các
tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là
Political (Chính trị)
Economics (Kinh tế)
Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
Technological (Công nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các
yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của
nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ
đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
1. Các yếu tố Chính trị. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh
doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn
tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các
doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều
kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra
xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu
nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc
quyền, chống bán phá giá
- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có
thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương
mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh
tranh, bảo vệ người tiêu dùng
2. Các yếu tố Kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự
can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào
các ngành, các khu vực.
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai
đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp
cho riêng mình.
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 2
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ
cấp
- Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất
GDP trên vốn đầu tư
Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang ở
trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả,
họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu dùng.
Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng,
trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa
xỉ như thiết bị an ninh.
3. Các yếu tố văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội
đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết
sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể
humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận
những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này
sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các
ngành.Han Quoc.jpg
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc
biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay
phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc
Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.
Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi
nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách
hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
- Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
- Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
- Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
- Điều kiện sống
Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống
tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích
sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ
cái Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các
câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 3
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
4. Yếu tố công nghệ.
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công
nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30
năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức
năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng
các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy
ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã
giúp các khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải.
- Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70 của
thế kỷ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục với bước nhảy
vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay
Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết
hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới,
vật liệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
- Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng sản
xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay
tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa
đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là
Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc
hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp
phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
Ngoài sử dụng mô hình PEST, chúng ta cũng có thể tham khảo bảng xếp hạng môi
trường kinh doanh thường niên của Ngân hàng thế giới hay bảng xếp hạng của kênh
tạp chí kinh tế Blooberg.
Bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới xếp hạng dựa trên 10 tiêu chí : Thành lập
doanh nghiệp, Giải quyết vấn đề giấy phép xây dựng; Tiếp cận điện năng; Đăng ký tài
sản; Vay vốn tín dụng; Bảo vệ nhà đầu tư; Nộp thuế; Thương mại quốc tế; Thực thi
hợp đồng; Giải thể doanh nghiệp. Các tiêu chí này được đánh gía dựa vào thời gian
cũng như mức độ rườm rà về thủ tục hành chính khi thực hiện những hoạt động đó.
Bảng xếp hạng của kênh tạp chí kinh tế Blooberg lại dựa trên 6 tiêu chí là mức độ
hội nhập kinh tế (chiếm 10% tổng điểm), chi phí thành lập doanh nghiệp (20%), chi
phí lao động và nguyên vật liệu đầu vào (20%), chi phí vận chuyển hàng hóa (20%),
những chi phí ít hữu hình hơn (20%), và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng
địa phương (10%).
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 4
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
Để tiện cho việc phân tích được rõ ràng hơn, nhóm sẽ phân tích môi trường kinh
doanh của thế giới và Việt Nam qua mô hình PEST.
PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THẾ GIỚI
2.1. Tình hình môi trường kinh doanh trên thế giới
Hiện nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu phát triển
kinh tế lên hàng đầu. Để phát triển kinh tế thì việc cải thiện môi trường kinh doanh
của mỗi quốc gia được coi là việc tối quan trọng. Ngày nay, Khoảng cách về quy định
pháp lý đối với hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ đang dần thu
hẹp nhờ sự cải thiện ở những quốc gia và vùng lãnh thổ bị đánh giá là yếu kém nhất.
Theo xếp hạng mới nhất, 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh dễ
dàng nhất năm 2012 lần lượt là Singapore, New Zealand, Hồng Kông, Mỹ, Đan Mạch,
Na Uy, Anh, Hàn Quốc, Georgia và Úc.Việt Nam đứng ở vị trí thứ 99 trong tổng số
185 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong báo cáo năm 2012, tụt 1 bậc so
với báo cáo năm 2011và tụt tới 9 bậc so với báo cáo công bố năm 2010.
Nhìn chung, môi trường kinh doanh của các nước Châu Âu và Châu Mỹ có mức
độ cải thiện không nhiều nhưng tại những nền kinh tế đó môi trường kinh doanh vốn
đã rất cạnh tranh. Các quốc gia Châu Á và Châu Phí đang trong thời kỳ cải thiện về
môi trường king doanh mạnh mẽ nhất. Trong số 50 quốc gia có sự cải thiện mạnh nhất
từ năm 2005 đến nay, thì 1/3 là ở khu vực tiểu Sahara của châu Phi”. Cũng chiếm
phần lớn trong Top 50 là các nền kính tế của Châu Á với một số nền kinh tế giữ vị trí
nhất, nhì trong xếp hạng sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh như Singapore và
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 5
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
Hồng Kong. Dưới đây là bảng thể hiện dự thay đổi trong thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp của một số quốc gia Châu Á cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ trong môi
trường kinh doanh của các quốc gia này.
Nhìn vào bảng ta thấy, Đến năm 2012, Thuế TNDN thấp nhất tại Singappore ( chỉ
17%); Trong khi cao nhất là Ấn Độ với 30%. Nước có sự thay đổi đáng kể nhất là
thay đổi nhiều nhất là Kazakhstan.
Dưới đây, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích môi trường kinh doanh của một số nền kinh tế
đại diện có 4 châu lục: Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Singapore
Singapore là quốc gia Châu Á có vị trí cao nhất trên bảng tổng sắp hơn 187 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới.
• Chính trị: Singapore là quốc gia có chính trị khá ổn định. Hệ thống luật pháp đầy đủ,
hiện đại, thủ tục hành chính đơn giản gọn nhẹ, hiện tương tham nhũng ít nhất Châu Á.
Đặc biệt các quy định liên quan đến môi trường kinh doanh như thuế, Có thể nói
Singapore là thiên đường cho các doanh nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi về
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 6
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
thuế.Điển hình là thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore chỉ còn 17% vào năm
2010, 2011 và 2012. Ngoài ra là một trung tâm thương mại Singapore hầu như miễn
thuế xuất nhập đối với nguyên liệu thô, thiết bị và hàng hóa chỉ có một số mặt hàng bị
quan lý bởi lý do y tế và an ninh. Cùng với những chính sách về thuế, Singapore còn
tạo ra môi trường kinh doanh minh vạch, hiệu quả với sự chuẩn hóa chế độ quản lý
doanh nghiệp nhất khu vực Châu Á dựa vào tiếu chí chất lượng quản lý tại các doanh
nghiệp.
• Kinh tế: Kinh tế Singapore là một nền kinh tế phát triển và theo đường lối kinh tế tư
bản. Vì thế sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa.
Singapore hiện là nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới với thu
nhập bình quân gần 46.241 USD. Trong nhiều năm liền, Singapore có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao ( năm 2010 là 15,2%). Mặc dù khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng
nặng nề tới Singapore nên tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,9% năm 2011 và đạt 1,3% vào
năm 2012( do chính sách thắt chặt lao động. Điều này làm cho Singapore kém hấp
dẫn hơn với các nhà đầu tư. Lạm phát ở mức khá ổn định là từ 1,5% -2,5%.
Nền kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là ngành điện tử tiêu
dùng và các sản phẩm công nghệ thông tin. Thặng dư thương mại đạt 24% trong tổng
số GDP năm 2011. Nền kinh tế trị giá 240 tỷ USD cũng đã tăng trưởng 4,9% vào năm
ngoái.
• Văn hóa , xã hội: Singapore vốn là quốc gia có nhiều dân tộc trong đó người Hoa chiếm
78,6%, người Mã lai chiếm 13,9%. Với nhiều thành phần dân tộc và sự khác nhau về
văn hóa giữa các dân tộc như vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng, sở thích cũng như thói
quen tiêu dùng của người dân Singapore trở nên đa dạng hơn. Nắm bắt được sự khác
nhau giữa những nền văn hóa này sẽ giúp các doanh ngiệp trong việc đa dạng hóa sản
phầm phục vụ cho nhu cầu đa dạng này của người tiêu dùng.
• Công nghệ: Do Singapore không có những điều kiện tự nhiên sẵn có thuận lợi để phát
triển kinh tế nên ngay từ đầu quốc gia này đã chú tâm vào phát triển công nghệ và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất. Hiện này, theo báo cáo thường niên của Diễn đàn kinh
tế thế giới, Singapore hiện đang đứng số một thế giới về sử dụng hiệu quả công nghệ
thông tin và viễn thông cho phát triển kinh tế vượt qua cả đối thủ nặng ký là Hoa Kỳ.
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 7
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
Hoa Kỳ
• Chính trị: Chính trị Mỹ chỉ tương đối ổn định do thỉnh thoảng vẫn xảy ra những bất ổn
ảnh hưởng đến mức đọ hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhưng bên cạnh đó, Hoa Kỳ lại có hệ
thống luật pháp, cụ thể là hệ thống luật pháp về kinh tế vô cùng chặt chẽ và hoạt động
hiệu quả mặc dù hơi phức tạp do mỗi bang lại có một hệ thống luật pháp riêng. Về
kinh tế, Hoa Kỳ cố gắng tạo điều kiện cho các nhà knh doanh kinh doanh tại Mỹ.
Theo đó, hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức là mức
thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế
suất của Mỹ biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng dệt may nhập khẩu
thường phải chịu thuế cao hơn. Hầu hết thuế tỷ lệ trên giá trị trong khoảng từ 2 đến
7%, với mức thuế trung bình là 4%.Hiện nay, Mỹ dành chế độ MFN cho tất cả các
thành viên của WTO và hầu hết các quốc gia khác Các quốc gia mà Mỹ ký hiệp định
thương mại trong đó việc giảm thuế quan và các hàng rào thương mại khác, như
NAFTA và Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do Mỹ - Ixaren, đã được đề cập trong
phần khác của luật thương mại liên quan đến những hiệp định thương mại tương hỗ.
Thuế thấp kích thích doanh nghiệp, sản xuất, dự trữ và đầu tư nhiều hơn.
• Kinh tế: có những chính sách kinh tế thân thiện với môi trường đầu tư. : Hoa Kỳ có một
nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên
nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Mỹ vẫn duy trì vị
thế dẫn đầu của mình trên bảng xếp hạng 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới kể từ năm
2000 và có thể giữ vứng thứ hạng này trong 10 năm tới, theo dự báo của CEBR. Nước
Mỹ vẫn là môi trường kinh doanh lý tưởng với vị trí thứ tư trong danh sách. Quốc gia
hùng mạnh này hiện có thu nhập bình quân đầu người 48.000 USD, tốc độ tăng
trưởng 1,4%, dân số 303, 8 triệu người. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và có số dân
nhiều thứ ba thế giới, Mỹ đã trải qua nhiều khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên,
nhờ những chính sách kinh tế thân thiện với môi trường đầu tư, nơi đây vẫn được coi
có nhiều triển vọng hàng đầu trong năm 2012, đặc biệt trong các ngành công nghiệp.
• Công nghệ: Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa
học từ cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học
và yếu tố tác động. Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, báo hiệu thời đại nguyên tử.
Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn,
khoa học vật chất, máy vi tính, và nhiều lĩnh vực khác. Hoa Kỳ là nước chính yếu
phát triển Arpanet là tiền thân của Internet
• Văn hóa: Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng
chủng tộc, truyền thống, và giá trị.
[6][91]
Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là
có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 8
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư
người Hà Lan và người Anh trước tiên.
Đan Mạch
• Chính trị : Đan Mạch luôn theo đuổi chính sách đối ngoại rộng mở, tích cực và gắn bó
với Tây Âu và Mỹ; ủng hộ việc xây dựng một châu Âu thống nhất, vững về kinh tế,
mạnh về chính trị, an ninh và quốc phòng. Đan Mạch có cùng quan điểm với Anh, Ý
trong việc thông qua Hiến pháp EU mới; tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Đan Mạch ủng hộ tăng cường vai trò của LHQ, cải tổ NATO, tăng cường phối hợp
NATO, LHQ và các cơ chế đa phương khác để đảm bảo hòa bình và ổn định trên thế
giới. Đan Mạch tiếp tục cam kết chống khủng bố và giúp bình ổn tình hình ở
Afghanistan; nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Hồi giáo, cùng EU đóng góp thúc
đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, tham gia lực
lượng chống hải tặc ở vùng ngoài khơi Xô-ma-li.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 55,4%. Mức thuế cao nhất của Đan Mạch
đánh vào thu nhập chịu thuế từ 76.000 USD trở lên. Đan Mạch áp dụng chung Biểu
thuế Hải quan EU - TARIC. Biểu thuế này gồm hơn 14.000 mã hàng hàng hóa, chỉ
định mức thuế áp dụng cho từng mã hàng hóa, các khoản phí khác phải trả khi nhập
khẩu, giấy phép/ giấy phép đặc biệt .
Đan Mạch có quan hệ ngoại giao với trên 100 nước, là thành viên của hầu hết các tổ
chức chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, tham gia Khu vực mậu dịch tự do
Châu Âu (EFTA) năm 1959, Hội đồng Bắc Âu và Quỹ Dự án Bắc Âu (NOPEF)
(1952), gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949), nhưng không cho
phép NATO thiết lập căn cứ hạt nhân NATO trên lãnh thổ Đan Mạch trong thời bình.
Ngoài ra, Đan Mạch là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức thương mại thế
giới (WTO).
• Kinh tế:
Đan Mạch là nước công nghiệp phát triển, có nền kinh tế thị trường tư bản hỗn hợp,
cạnh tranh cao với chế độ phúc lợi lớn. Nền kinh tế Đan Mạch là một trong 10 nền
kinh tế hiệu quả nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao
nhất thế giới.
Nền kinh tế Đan Mạch trong năm 2010 tuy chưa thực sự phục hồi sau cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 nhưng cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với mức tăng
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 9
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
GDP 1% trong năm 2010 (so với mức suy thoái -5,2% vào năm 2009), tỷ lệ thất
nghiệp giảm nhẹ còn 4,2% trong năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tăng ở mức
2,6%.Các ngành kinh tế thế mạnh của Đan Mạch gồm vận tải biển, cơ khí đóng tàu,
xây dựng cảng biển, chế tạo thiết bị năng lượng, xi măng, công nghiệp dược, chế biến
thủy sản và thực phẩm, sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng
lượng gió và năng lượng tái tạo, môi trường và công nghệ xanh - sạch, thiết kế công
nghiệp và hàng tiêu dùng.
Giống với Mỹ, Đan Mạch đang phải nỗ lực phục hồi sau cơn bùng nổ bong bóng bất
động sản. Tuy nhiên, với môi trường kinh doanh thân thiện, đất nước này đang sẵn
sàng để phục hồi mạnh mẽ hơn so với hầu hết các nước Châu Âu khác.
• Công nghệ: Đan Mạch được biết tới như một trong những quốc gia phát triển hàng đầu
về công nghệ: năng lựơng gió, năng lượng tái tạo.
• Văn hóa: Đan Mạch có một đời sống văn hóa giàu bản sắc và tạo nhiều cơ hội cho các
hoạt động mua sắm, tiêu dùng trong thời gian nghỉ ngơi.
Cộng hóa Trung Phi
Cộng hòa Trung Phi là một trong những nền kình tế được đánh gia thấp về sự thuận
lợi của môi trường kinh doanh.
• Chính trị: Cộng hòa Trung Phi là nơi thường xuyên xảy ra các xung đột về chính trị. Do
thường xuyên xảy ra nhưng xung đột, chiến tranh nên quốc gia này chưa chú trọng
đến mục tiêu phát triển kinh tế. Các chính sách nhằm ổn định kinh tế, khuyến khích
đầu tư hay cải thiện môi trường kinh doanh hầu như không được thực hiện.
• Kinh tế: Cộng hòa Trung Phi là một nước nghèo trong khu vực Châu Phi. Kinh tế chủ
yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Nông nghiệp chiếm hơn ½ GDP.
• Công nghệ: Trung Phi có cơ sở hạ tầng lạc hậu, việc sử dụng công nghệ vào sản xuất rất
ít chủ yếu là lao động thủ công .
• Văn hóa, xã hội. Dân số ở đây chủ yếu theo đạo ky tô hữu. Xã hội bất ổn do xảy ra xung
đột liên miên.
2.2. Đánh giá về môi trường kinh doanh thế giới
Từ những phân tích môi trường kinh doanh của một số nền kinh tế trên thế giới
ta thấy hầu hết các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của quốc gia
mình nhưng các quốc gia này có mức độ cải thiện là khác nhau.
Mặc dù nhìn từ khía cạnh hay góc nhìn nào thì chúng ta đều thấy môi trường
kinh doanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới đang ngày càng được cải thiện với tốc
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 10
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
độ ngày càng nhanh. Ngày nay, quốc gia nào cải thiện môi trường kinh doanh chậm
cập đã coi như là đi thụt lùi so với thế giới. Môi trường kinh doanh đang được cải
thiện theo hướng ngày càng thuận lợi, tự do hóa, bình đẳng, công bằng với cả nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài.
PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM
3.1. Thực trạng môi trường Việt Nam qua các năm
3.1.1. Yếu tố chính trị- pháp luật
Tình hình chính trị- an ninh ổn định:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền. Hệ
thống chính trị hiện nay ra đời từ khi thiết lập Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa, gồm các cấu thành quyền lực chính trị sau: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Nhân dân trong hệ thống chính trị, H
iến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam được coi là quốc gia có nền chính trị và xã hội ổn định do ở VN chỉ tồn tại 1
Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác, ít căng thẳng sắc tộc,
tôn giáo. Các cơ chế điều hành của CP cũng tương đối rõ ràng và ổn định. Đây được
xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN.
Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, môi trường kinh doanh ở VN đã có
những bước tiến lớn về phía trước theo hướng phù hợp hơn với đòi hỏi của thực tế và
thông lệ quốc tế. Năm 2010, Việt Nam đã thực hiện những cải thiện trong đơn giản
hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng và cung cấp thông tin tín
dụng. Những đổi mới này đã tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp thông qua
áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký
mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc dấu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ và
chuyển việc chứng nhận quyền sở hữu nhà cho Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm
cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn nữa. Hệ thống thông tin tín dụng được cải
thiện: người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng của mình và được quyền sửa
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 11
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
các thông tin sai lệch. Trong vòng 8 năm (2004-2012) theo đánh giá của WB, Việt
Nam đã có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 8
trên 10 lĩnh vực. Gần đây nhất, Việt Nam đã tạo thuận lợi trong thủ tục thành lập
doanh nghiệp bằng việc cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá
trị gia tăng tự in.
Tuy nhiên nếu so với yêu cầu của cuôc sống , môi trường pháp lý ở nước ta vẫn còn
nhiều bất cập như: các thể chế kinh tế thị trường chưa được xây dựng hoàn chỉnh và
đồng bộ, nhiều bộ luật cơ bản như luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền vv còn
chậm được ban hành, chưa đủ minh bạch, thiếu sự ổn định cần thiết, tính nhất quán
chưa cao và khó tiên liệu được. Theo báo cáo, việc đóng thuế của các doanh nghiệp
VN tốn nhiều thời gian hơn nhiều so với các nước láng giềng. Việt nam cũng chưa có
cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng hợp lý. Đặc biệt là còn nhiều văn
bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành chưa sát hợp với đòi hỏi và điều
kiện thực tiễn, không xuất phát từ quan điểm phục vụ và hỗ trợ hoạt động của các
doanh nghiêp hoặc mang tính chủ quan của mọt bộ phận cán bộ, cơ quan quản lí nhà
nước. Bên cạnh đó, giữa các qui dịnh luật pháp ghi trên giấy và tổ chức thực hiện trên
thực tế còn khoảng cách khá xa.
3.1.2. Yếu tố kinh tế
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP bình quân đầu
người của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Trong sáu tháng đầu năm 2013, tốc
độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tính chỉ đạt khoảng 4,9%, ở mức còn thấp.
Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình
quân đạt 14%/năm, nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010
Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu
nhập trung bình (thấp). GDP bình quân đầu người năm 2013 ước tính tăng khoảng
9,4% so với năm 2012, tiến tới mốc 1.900 USD/năm.
Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lệ thất nghiệp của riêng quý I/2013 là 2,27%
và quý II là 2,3%. Tuy vậy, trên thực tế ở Việt Nam người lao động vẫn có việc làm,
vẫn làm ra tiền nhưng số tiền kiếm được đó dưới cả mức chuẩn nghèo.
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 12
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn
định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu
tăng trở lại Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước đạt 61,54 tỷ
USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 62,47 tỷ
USD, tăng 15,6%. Nhập siêu khoảng 0,93 tỷ USD, bằng 0,75% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Nền kinh tế Việt nam đang từng bước phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới.
3.1.3. Yếu tố văn hóa
Những cố gắng phát triển trong thời gian qua của VN: Việt Nam luôn luôn gìn giữ và
phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Phương tiện truyền thông liên tục
được phủ sóng khắp vùng miền, kể cả
vùng sâu vùng xa, giúp người dân tiếp cận được những kiến thức văn hóa mới nhất.
Trình độ văn hóa của người dân đang ngày càng nâng cao.
Mặc dù đã có những tiến bộ và cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng
nhìn chung thể chế văn hóa kinh doanh chưa được thiết lập đầy đủ, trình độ văn hóa
kinh doanh chưa cao, đặc biệt là những nhà cung ứng dịch vụ còn thiếu và yếu, chưa
có tính chuyên nghiệp cao, kỉ luật thực hiện hợp đồng kinh tế chưa nghiêm, dẫn đến
tình trangj nợ đọng, nợ lòng vòng giữa các doanh nghiệp còn ở mức độ lớn. Tình
trạng làm hang nhái, hàng giả, xâm hại quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
còn nhiều.
3.1.4. Yếu tố công nghệ
Việt Nam là nước còn nhiều yếu kém, chậm phát triển về công nghệ. Môi trường kinh
doanh của Việt Nam luôn bị hạn chế nhiều bởi yếu tô này, chưa có nhiều công nghệ
nguồn cao, các thiết bị cơ sở công nghệ còn cũ kỹ lạc hậu,… là những rào cản cho sự
phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ luôn khuyến khích cải thiện
và phát triển công nghệ.
Hệ thống nghiên cứu công nghệ - kỹ thuật đang được chú ý và ngày càng được cải
tiến cho phù hợp với trình độ công nghệ kỹ thuật nước ngoài.
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 13
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
- Nhà nước đang ngay càng chú trọng vào việc đầu tư Khoa học – kĩ thuật cao như
công nghệ biển, công nghệ vũ trụ…
- Công nghệ thông tin ngày cành chứng tỏ bước phát triển phi thường.
- Số người dùng mạng Internet đã vượt ngưỡng 30 triệu.
- Hơn 70% dân số đang dùng điện thoại di động.
3.2. Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam
Mặc dù môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn đang được cải thiện nhưng tốc
độ cải thiện còn chậm so với các nước trên thế giới. Môi trường của Việt Nam vào
năm 2012 vẫn được coi là “ kém thân thiện”. Để cải thiện môi trường kinh doanh,
nhóm đưa ra 4 nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất là kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, theo đó Chính phủ cần phải kiểm soát
lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tỉnh táo trước những sức ép về tăng
trưởng nhanh trước mắt song không bền vững. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về mặt dài hạn.
Thứ hai, cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu, theo đó Chính phủ cần ưu tiên cải cách thể
chế, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế chứ không bị cuốn vào các giải pháp ngắn hạn.
Các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng phải khuyến khích đẩy
mạnh tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn; xây dựng được một môi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tăng tính minh bạch và áp
dụng các chuẩn mực quản trị hiện đại vào các doanh nghiệp nhà nước, khẩn trương
thoái vốn nhà nước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ…
Thứ ba là cần có đột phá trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, theo đó tiếp tục đề
nghị đưa thuế thu nhập về mức thống nhất 20%, bỏ trần khống chế chi phí quảng cáo,
tiếp thị của doanh nghiệp hoặc tối thiểu cần nâng mức trần lên 15 – 20% của doanh
thu chứ không phải của chi phí, tiếp tục có các biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng để
kích thích thị trường, tiếp tục duy trì miễn thị thực đối với các thị trường du lịch trọng
điểm.
Thứ tư là cần phải khẩn trương hơn trong tiến trình hội nhập, theo đó Chính phủ cần
tích cực đàm phán, triển khai ký kết và thực hiện sớm các hiệp định thương mại tự do
với các nước và khu vực như: hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương
(TPP), hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và các hiệp định thương mại tự do
khác.
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 14
Đề tài: Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam
N.T.Hằng – T.K.Chi – P.T.T.Linh – KTQT52A
Page 15