Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

(Luận án tiến sĩ) quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 225 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Đ nh Sơn

QU N

C

S

T CH T HỤC Ụ ĐÀO TẠO

C A TRƯỜNG ĐẠI HỌC TH O QUAN ĐI
QU N

CH T Ư NG T NG TH (TQM)

U N ÁN TI N S QU N
GIÁO DỤC
Ch
n n nh Q n
: 62 14 05 01

N

h

n

n h



h :
GS TS N
GS TS N

in Đ

n Th

Ch nh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TQM ............................................. …………5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................. …………….5

1.1.1. Nghiên cứu về quản lý CSVC của trƣờng ĐH ................................................5
1.1.2. Nghiên cứu về TQM và vận dụng TQM vào GDĐH ......................................6
1.2 Một số khái niệm công cụ ................................................................................................ 9

1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trƣờng ........................................................................9
1.2.2. Khái niệm về CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH .........................................12
1.2.3. Quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH ..................................................14
1.3. Quản lý CSVC trong tổng thể hoạt động ĐT của trƣờng ĐH .................................. 18

1.3.1. Vị trí, vai trò của CSVC trong hoạt động ĐT ................................................18
1.3.2. Quản lý CSVC và hiệu quả vận hành hoạt động ĐT .....................................21

1.3.3. Học chế tín chỉ và vấn đề quản lý CSVC của trƣờng ĐH ............................. 23
1.3.4. Mối quan hệ giữa chƣơng trình ĐT và CSVC của trƣờng ĐH ......................25
1.3.5. Khó khăn khách quan trong quản lý CSVC của trƣờng ĐH .........................26
1.4. Mô ̣t số tiế p câ ̣n quản lý CSVC đang sử dụng trong trƣờng ĐH .............................. 29

1.4.1. Quản lý theo phân định lĩnh vực công tác của trƣờng ĐH ............................29
1.4.2. Quản lý theo nhiệm vụ giáo dục ....................................................................30
1.4.3. Quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn hẹp ......................................................31
1.4.4. Quản lý theo tính chất dich
32
̣ vu .......................................................................
̣
1.4.5. Đinh
̣ hƣớng chất lƣợng trong quản lý ............................................................32
1.5. Quan điể m TQM ........................................................................................................... 33

1.5.1. Khái niệm về TQM ........................................................................................33
1.5.2. TQM và các cấ p đô ̣ quản lý trong liñ h vƣ̣c chấ t lƣơ ̣ng .................................34
1.5.3. Một số quan niệm về mô hin
̀ h triể n khai TQM .............................................36
1.5.4. Nguyên tắ c áp du ̣ng TQM vào CSGD ...........................................................41
iii


1.5.5. Yếu tố môi trƣờng của tổ chức áp dụng TQM ..............................................43
1.6. Mô hin
̀ h vâ ̣n du ̣ng TQM vào quản lý CSVC phu ̣c vu ̣ ĐT của trƣờng ĐH.............. 44

1.6.1. Luâ ̣n giải về con đƣờng lƣ̣a cho ̣n triể n khai TQM vào trƣờng ĐH ...............44
1.6.2. Mô hình vâ ̣n du ̣ng TQM vào quản lý CSVC phu ̣c vu ̣ ĐT ............................. 48

1.6.3. Mô ̣t số lƣu ý về yêu cầ u và điề u kiê ̣n triể n khai mô hin
̀ h .............................. 52
1.7. Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................................ 55

Chƣơng 2: KHẢO CỨU KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở NƢỚC TA
THEO QUAN ĐIỂM TQM……………………………………………………………………56
2.1. Kinh nghiệm thế giới .................................................................................................... 56

2.1.1. Quản lý CSVC phu ̣c vu ̣ ĐT trong bố i cảnh mới của GDĐH ........................56
2.1.2. Kinh nghiệm các nƣớc ...................................................................................57
2.1.3. Một số nhận xét rút ra từ thực tiễn áp dụng TQM .........................................61
2.2. Thực trạng quản lý CSVC phu ̣c vu ̣ ĐT của trƣờng ĐH ở nƣớc ta .......................... 63

2.2.1. Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát thực trạng ................................................63
2.2.2. Mức độ đáp ứng và hiệu quả phục vụ ĐT của dịch vụ CSVC ......................65
2.2.3 Thực trạng quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH .................................72
2.2.4. Đánh giá chung .............................................................................................. 92
2.2.5. Nguyên nhân hạn chế thực trạng ...................................................................93
2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng theo quan điểm TQM ............................. 95

2.3.1. Thực trạng lĩnh vực quản lý CSVC dƣới góc độ quan điểm TQM ...............95
2.3.2. Thực trạng môi trƣờng quản lý trong trƣờng ĐH theo quan điểm TQM ......97
2.4. Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................................ 98
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TQM VÀO QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT
CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ...................................................... 99
3.1. Nguyên tắc xác lập giải pháp ...................................................................................... 99

3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển ...................................................................99
3.1.2. Nguyên tắc phù hợp trong đa dạng ................................................................ 99

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................... 99
iv


3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................99
3.1.5. Nguyên tắc lƣ̣a cho ̣n điể n hin
̀ h ....................................................................100
3.2. Nhóm giải pháp tác động trực tiếp vào quá trình quản lý CSVC phục vụ ĐT ..... 100

3.2.1. Kế hoạch hóa chất lƣợng lĩnh vực quản lý CSVC phục vụ ĐT ..................100
3.2.2. Định dạng các quá trình và nhận dạng khách hàng .....................................103
3.2.3. Hợp tác tổ đội trong quản lý CSVC phục vụ ĐT ........................................107
3.2.4. Kiểm sốt chất lƣợng q trình bằng công cụ thống kê ..............................112
3.2.5. Học hỏi kinh nghiệm và phát huy sáng kiến của đội ngũ ............................115
3.3. Nhóm giải pháp tạo mơi trƣờng văn hóa nền tảng trong nhà trƣờng ................... 122

3.3.1. Xây dựng hệ thống chất lƣợng bên trong CSGD ........................................122
3.3.2. Tạo lập và củng cố MTVHCL trong nhà trƣờng .........................................131
3.4. Qui trình triển khai hệ thống giải pháp .................................................................... 137

3.4.1. Mối quan hệ giữa các nội dung trong hệ thống giải pháp ...........................137
3.4.2. Qui trình triển khai hệ thống giải pháp ........................................................138
3.5. Thử nghiệm giải pháp ................................................................................................. 142

3.5.1. Mục tiêu thử nghiệm ....................................................................................142
3.5.2. Nội dung lựa chọn thử nghiệm ....................................................................142
3.5.3. Tiến trình thử nghiệm ..................................................................................143
3.5.4. Kết quả thử nghiệm .....................................................................................145
3.5.5. Đánh giá chung ............................................................................................148
3.6. Kế t luận Chƣơng 3 ..................................................................................................... 151

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CƢ́U ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 156
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 165

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHƢ̃ VIẾT TẮT

CSGD

cơ sở giáo dục

CSVC

cơ sở vật chất

ĐBCL

đảm bảo chất lƣợng

ĐH

đại học

ĐT

đào tạo


GDĐH

giáo dục đại học

GD – ĐT

giáo dục và đào tạo

GV

giảng viên

HTCL

hệ thống chất lƣợng

KĐCL

kiểm định chất lƣợng

MTVHCL

mơi trƣờng văn hóa chất lƣợng

NCKH

nghiên cứu khoa học

PTN


phòng thí nghiệm

QLCL

quản lý chất lƣợng

QLCLTT

quản lý chất lƣợng tổng thể

QLGD

quản lý giáo dục

SV

sinh viên

TH

thực hành

TN

thí nghiệm

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát ý kiến SV về mức độ đáp ứng học liệu và thông tin của
thƣ viện đối với nhu cầu học tập, nghiên cứu ............................................... 66
Bảng 2.2. Kế t quả khảo sát về thƣ̣c tra ̣ng chấ t lƣợng học liệu thƣ viện trƣờng ĐH .......67
Bảng 2.3. Đánh giá của GV và SV về hiệu quả khai thác học liệu của thƣ viện ............ 69
Bảng 2.4. Đánh giá của GV về năng lực chuyên môn của SV tốt nghiệp…………….72
Bảng 2.5. Nhận xét của GV và SV về mức độ hợp lý trong cách tổ chức cung ứng
dịch vụ thƣ viện…………………………………………..……………...…..73
Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng thƣ viện theo quan điểm
của GV và SV…………………..…….……………………………………..76
Bảng 2.7. Ý kiến của SV về thực trạng thái độ phục vụ của thƣ viện…………......…..77
Bảng 2.8. Ý kiến của SV về thực trạng quan hệ khách hàng của thƣ viện…….………78
Bảng 2.9. Mức độ thƣờng xuyên mở cửa PTN, TH phục vụ hoạt động NCKH
của SV…………………………………...……………………………….…81
Bảng 2.10. Mức độ thƣờng xuyên mở cửa PTN, TH phục vụ hoạt động tự
học của SV…………………………………………………………….....81
Bảng 2.11. Một số khó khăn SV thƣờng gặp khi học tập trong PTN, TH……….…..82
Bảng 2.12. Nhận xét của cán bô ̣ quản lý trong trƣờng ĐH về kế t quả thƣ̣c hiê ̣n
các cơng đoạn trong chu trình quản lý CSVC của nhà trƣờng ………...….85
Bảng 2.13. Kết quả thăm dò ý kiến về tác động của hoạt động KĐCL và
QLCL đến chấ t lƣơ ̣ng các dịch vụ của thƣ viện và PTN, TH…….……….90
Bảng 3.1. Mẫu thuyết minh quá trình dịch vụ CSVC………………………………106
Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch hành động nhóm cải tiến chất lƣợng…………………........114
Bảng 3.3. Mẫu phiếu đề xuất cải tiến………………………………………………...120
Bảng 3.4. Mẫu phiếu đánh giá sáng kiến cải tiến ………………………………….121
Bảng 3.5. Quy trình bổ sung học liệu thƣ viện đƣợc “nâng cấp” trong thử nghiệm ....146

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỜ
Hình 1.1. Sơ đồ khái quát vị trí của CSVC trong hoạt động ĐT……………….….….20
Hình 1.2. Sơ đồ các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động ĐT .….…..22
Hình 1.3. Sơ đồ tầng bậc của khái niệm về chất lƣợng…………………………….….35
Hình 1.4. Phác họa sơ đồ mơ hình Company Wide Quality Control – CWQC……….37
Hình 1.5. Mơ hình “The Components of Total Quality”……........................................39
Hình 1.6. “Quality Circle” của Sallis Edward……………………..………...............40
Hình 1.7. Phác họa sơ đồ mơ hình Total Quality của Mỹ ..........….…………………..41
Hình 1.8. Mơ hình vận dụng TQM vào quản lý CSVC phục vụ ĐT………..…..……..48
Hình 2.1. Cấu phần đánh giá chất lƣợng theo hệ thống Châu Âu ………….………..59
Hình 2.2. Nhận xét về mức độ đáp ứng của thiết bị TN, TH…………..………..…...68
Hình 2.3. Đánh giá của GV về hiệu suất sử dụng thiết bị TN, TH………....…..……...70
Hình 2.4. Mức độ thƣờng xuyên GV đặt ra yêu cầu đối với SV về việc khai
thác, sử dụng thông tin, tài liệu tham khảo………………………………...75
Hình 2.5. Ý kiến của GV và SV về một số hoạt động cần đầu tƣ hiện nay
để nâng cao chất lƣợng phục vụ ĐT của thƣ viện………………………....79
Hình 2.6. Ý kiến GV và SV về nội dung, thời lƣợng và tính cập nhật của
các bài TN, TH……..………………..…………………………………..….80
Hình 3.1. Cấu trúc tổ chức nhà trƣờng dựa trên cơ sở nhóm…………………............108
Hình 3.2. Dùng biểu đồ nhân quả xác định các nguyên nhân hạn chế hiệu
quả khai thác học liệu……………………………………………………...113
Hình 3.3. Các hình thức thể hiện mục tiêu trong HTCL của CSGD.…………….….124
Hình 3.4. Sơ đồ mối tƣơng tác giữa các quá trình…..………………..………………127
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống tài liệu, hồ sơ của HTCL bên trong CSGD……..…............128
Hình 3.6. Sơ đồ cấu trúc tổ chức tích hợp của HTCL trong môi trƣờng
hoạt động của bộ máy quản trị trƣờng ĐH…………..…………………….130
Hình 3.7. Sơ đồ mối quan hệ giữa các nội dung trong hệ thống giải pháp
và qui trình triển khai hệ thống giải pháp……..…………………………...139
viii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lầ n thƣ́ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ
định hƣớng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ĐT”; “Thực hiện đồng bộ các giải
pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục, ĐT”. Chất lƣợng giáo dục, ĐT đang là
mối quan tâm lớn của cả hệ thống giáo dục nƣớc ta, là trọng trách của từng nhà trƣờng.
Để nâng cao chấ t lƣơ ̣ng ĐT, cùng với việc đổi mới mục tiêu, chƣơng trình, nội
dung, phƣơng pháp dạy học, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, trƣờng ĐH cần đầu tƣ cải
tiến công tác quản lý các nguồn lực, cải tiến các dịch vụ hỗ trợ và phục vụ ĐT. Sƣ̣ nỗ
lƣ̣c chung của đô ̣i ngũ thuô ̣c các bộ phận khác nhau cùng tham gia vào hoạt động ĐT
tạo nên hiệu quả của hê ̣ thố ng quản lý trong CSGD.
Chấ t lƣơ ̣ng ĐT và hiệu quả quản lý các nguồn lực trong ĐT có mối liên hệ chặt
chẽ. Khó có thể kỳ vọng vào sự bền vững của chấ t lƣơ ̣ng ĐT

, nếu nhà trƣờng không

quan tâm đúng mức đến việc nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực . Quản lý CSVC,
một lĩnh vực công tác đặc thù của trƣờng ĐH, là lĩnh vực quản lý nguồn lực quan tro ̣ng
trong hoa ̣t đô ̣ng của nhà tr ƣờng. Tuy nhiên, ở nƣớc ta đây lại là lĩnh vực chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Đầu tƣ xây dựng phòng học, thƣ viện, PTN... với trang thiết bị
ngày càng hiện đại luôn cần đến những khoản tài chính lớn. Nhƣng hiệu quả phục vụ
ĐT trong nhiều trƣờng hợp chƣa tƣơng xứng với chi phí đầu tƣ.
Đổi mới quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH đang là địi hỏi cấp thiết.
Một hƣớng nghiên cứu có triển vọng cải thiện chấ t lƣơ ̣ng dịch vụ CSVC là việc vận
dụng TQM. TQM, với quan điểm hƣớng đến thỏa mãn hơn cả mong đợi của khách
hàng, đƣợc thừa nhận trên thế giới là cách quản lý có nhiều ƣu điểm nổi trội. Nghiên
cứu vận dụng quan điểm TQM vào đổi mới lĩnh vực quản lý này là một lựa chọn hứa
hẹn đem lại sƣ̣ cải tiế n thiết thực hoạt động ĐT của các trƣờng ĐH nƣớc ta hiện nay.
Với lý do đã nêu, nhằm xây dựng giải pháp đem lại hiệu quả cao trong quản lý

CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH trên cơ sở huy động tiềm năng sáng tạo của đội ngũ,
1


từ đó tác động tích cực đến chấ t lƣơ ̣ng ĐT , chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu“Quản lý
cơ sở vật chấ t phục vụ đào tạo của trường đại học theo quan điểm TQM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CSVC phục vụ ĐT của các trƣờng
ĐH nƣớc ta trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng quan điểm TQM.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Lĩnh vực quản lý CSVC của trƣờng ĐH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động quản lý CSVC phục vụ ĐT theo quan điểm TQM.
4. Giả thuyết khoa học
Vận dụng TQM là lựa chọn thích hợp để đổi mới quản lý CSVC phục vụ ĐT của
trƣờng ĐH nƣớc ta hiện nay. Dịch vụ CSVC của nhà trƣờng sẽ đƣợc tổ chức hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lƣợng ĐT, nếu xác lập đƣợc hệ thống giải pháp vận dụng TQM
hƣớng đến phát huy tiềm năng sáng tạo của các bộ phận phục vụ, huy động đƣợc sự
tham gia, phối hợp đồng bộ của cả đội ngũ - ngƣời dạy, ngƣời học và ngƣời phục vụ vào các quá trình cải tiến chất lƣợng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH; nghiên cứu
quan điểm TQM và xác lập mơ hình vận dụng.
- Khảo cứu kinh nghiệm thế giới và tìm hiểu, khảo sát thực trạng quản lý CSVC
phục vụ ĐT của các trƣờng ĐH nƣớc ta. Tham chiếu kết quả nghiên cứu thực trạng với
quan điểm TQM.
- Thiết kế hệ giải pháp quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH nƣớc ta theo
mơ hình vận dụng đã đề xuất về lý luận. Thử nghiệm kiểm chứng giải pháp.

2



6. Giới ha ̣n nghiên cứu của đề tài
Luận án lựa chọn khảo sát sâu thực trạng ở một số khu vực đặc trƣng điển hình
cho lĩnh vực quản lý CSVC phục vụ ĐT - thƣ viện, PTN, TH của một số trƣờng ĐH
thuộc các khu vực địa lý mang tính đại diện ở nƣớc ta (Trong đó, khảo sát PTN, TH
tiến hành ở các trƣờng khối ngành kỹ thuật). Giới hạn này cũng đƣợc sử dụng để lựa
chọn mẫu điển cứu khi trình bày phân tích và minh họa nội dung hệ thống giải pháp.
Việc thử nghiệm đƣợc thực hiện trong giới hạn kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả
triển khai một số nội dung cơ bản của giải pháp ở một địa chỉ cụ thể.
7. Nhƣ̃ng luâ ̣n điể m bảo vê ̣
- Quản lý CSVC có vị trí , vai trò quan tro ̣ng trong tổ ng thể hoạt động ĐT của
trƣờng ĐH. Đổi mới quản lý lĩnh vực này là đòi hỏi khách quan hiện nay ở nƣớc ta.
- Quan điểm TQM với nhiều ƣu điểm nổi trội có thể khắc phục những khó khăn
khách quan và tồn tại, bất cập trong quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH, giúp
nhà trƣờng khai thác đƣợc tiềm năng của lĩnh vực này tƣơng xứng với vị trí của nó.
- Giải pháp vận dụng TQM đề xuất trong luận án đƣợc thiết kế phù hợp với điều
kiện thực tế của các trƣờng ĐH nƣớc ta. Giải pháp có thể thúc đẩy tạo nên những thay
đổi tích cực về chất lƣợng dịch vụ CSVC, góp phần thiết thực nâng cao chất lƣợng ĐT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Cơ sở phương pháp luận
Phƣơng pháp luận lựa chọn trong nghiên cứu đề tài là tiếp cận hệ thống.
Luận án xem xét các mặt của vấn đề quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH
trong hệ thống tổng thể - quản lý hoạt động ĐT của nhà trƣờng. Quá trình ĐT của
trƣờng ĐH bao gồm nhiều thành tố có mối liên kết hữu cơ. Chất lƣợng của mỗi thành tố
(đƣợc tổ chức, quản lý nhƣ một tiể u hệ thống) ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của
cả quá trình ĐT (hệ thống tổng thể). Giải pháp quản lý CSVC phục vụ ĐT theo quan
điểm TQM, do vậy, đƣợc nghiên cứu trong môi trƣờng quản lý chung của nhà trƣờng,
trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố thành phần của hoạt động ĐT và hƣớng
đến mục tiêu chung: nâng cao chất lƣợng ĐT của trƣờng ĐH.


3


8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành phân tích, tổng hợp,
hệ thống hố, khái qt hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu, dữ liệu để xây dựng cơ
sở lý luận và giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm, điều tra
khảo sát bằng phiếu hỏi (anket), phỏng vấn trực tiếp, quan sát, nghiên cứu sản phẩm
hoạt động, khảo nghiệm thử nghiệm.
- Nhóm các phương pháp thống kê tốn học và mơ hình hóa: Xử lý kết quả khảo
sát bằng cơng cụ thống kê tốn học và phần mềm tin học. Sử dụng nhiều sơ đồ, biểu đồ,
bảng biểu để mơ tả, khái qt hóa giúp nhận biết dễ dàng hơn các vấn đề cơ bản trong
nội dung nghiên cứu, trình bày.
9. Đóng góp mới của luâ ̣n án
- Luận án nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý CSVC
phục vụ ĐT của trƣờng ĐH; khái quát một cách hệ thống những vấn đề cốt lõi của quan
điể m TQM.
- Đề xuấ t giải pháp vâ ̣n du ̣ng quan điể m TQM

vào quản lý CSVC phục vụ ĐT

của trƣờng ĐH nƣớc ta. Tiế p câ ̣n giải quyế t vấ n đề chấ t lƣơ ̣ng của liñ h vƣ̣c quản lý
CSVC phục vụ ĐT trong mô ̣t hê ̣ thố ng giải pháp tác đô ̣ng toàn diê ̣n vào hoạt động của
trƣờng ĐH, hƣớng tới chất lƣợng tổng thể là đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn.
- Kế t quả nghiên cƣ́ u của luâ ̣n án cung cấ p cho các nhà quản lý tƣ liê ̣u tham khảo
có giá trị và có thể vận dụng để quản lý hiệu quả nguồn lực CSVC của trƣờng ĐH.
- Luận án góp phầ n thƣ̣c hiê ̣n chiến lƣợc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 của Chính phủ và định hƣớng phát triển giáo dục

2011-2020 của Đại hội Đảng lần thứ XI.
10. Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án gồm ba chƣơng, ngoài phần mở đầu, kết luận và
khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã cơng bố của tác giả liên quan đến
đề tài luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO
TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM TQM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý CSVC của trường ĐH
Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, ở nhiều nƣớc Châu Âu và Bắc Mỹ, sự mở
rộng GDĐH đại trà đã dẫn đến sự gia tăng rất đông số lƣợng SV. Trong điều kiện
nguồn lực không tăng tỷ lệ thuận với qui mô ĐT, trƣờng ĐH phải quan tâm nhiều đến
hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Các cách làm khác nhau nhằm khai thác tối đa công
suất CSVC của trƣờng ĐH trên thế giới đã đƣợc phản ánh và phân tích trong nhiều
cơng trình nghiên cứu: Bautista O. [114] với việc chuyển đổi hệ thống một học kỳ sang
ba học kỳ; Hirsh E. [116] với chiến lƣợc nâng cao tỷ lệ SV tốt nghiệp và giảm bỏ học;
Lockwood G. và Davies G. [119] với cơ chế khuyến khích điều tiết, chuyển đổi CSVC
giữa các khu vực trong nhà trƣờng... Đặc biệt, vào năm 1995, UNESCO đã tiến hành
một cuộc khảo sát khá toàn diện về hiệu quả khai thác diện tích sử dụng (diện tích hữu
dụng và các thiết bị kèm theo) của các trƣờng ĐH nhiều khu vực, châu lục trên thế giới.
Trong một cơng trình nghiên cứu liên quan, học giả Sanyal B.C. [123] đã trình bày khá
cụ thể về tình hình quản lý khai thác giảng đƣờng, phòng học, PTN... của một số trƣờng
ĐH ở Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Nga, Phần Lan, Hà Lan, Anh và Châu Mỹ La tinh, đồng
thời phân tích ƣu, nhƣợc điểm của một số trƣờng hợp.
Ở Việt Nam, quản lý CSVC trong GDĐH đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác

nhau. Các tác giả Vũ Trọng Rỷ [85], Nguyễn Phúc Châu [26] và một số nhà nghiên cứu
khác trình bày về vấn đề này dƣới dạng giáo trình hƣớng dẫn về nghiệp vụ quản lý . Tác
giả Phạm Quang Sáng [86] phân tích việc quản lý nguồn tài lực , vật lực của trƣờng ĐH
trên cơ sở kinh tế học giáo du ̣c . Nhà nghiên cứu Phạm Phụ [79] khái quát vấn đề quản
lý nguồn lực theo quan điểm đáp ứng cơ chế vận động của nền kinh tế thị trƣờng trong
bối cảnh mới của giáo du ̣c nƣớc ta . Tác giả Đặng Quốc Bảo [2] nhìn nhận vấn đề hiệu
5


quả sử dụng nguồn lực CSVC trong phạm trù tổng thể về quản lý nhà trƣờng , dƣới góc
độ kinh tế - xã hội - sƣ phạm. Cùng với các cơng trình đƣa ra lý l ̣n chung về quản lý
CSVC, có các nghiên cứu cụ thể về thực trạng, về những hạn chế trong quản lý CSVC
trƣờng học ở nƣớc ta và giải pháp khắc phục. Các tác giả Ngơ Văn Dƣỡng, Huỳnh Văn
Kỳ [37] có bài viết phân tích về tình hình đầu tƣ, sử dụng thiết bị các PTN, TH của các
trƣờng ĐH ở Đà Nẵng. Các tác giả Nguyễn Vĩnh Hà [45], Nguyễn Minh Hiệp [48], Tạ
Bá Hƣng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức [52], Bùi Văn Phúc [80], Phan Thị Hà
Thanh [91], Đoàn Phan Tân [89]... đã đề xuất các giải pháp nghiệp vụ trong quản lý thƣ
viện, mảng công tác quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý CSVC của trƣờng ĐH.
Vấn đề chất lƣợng lĩnh vực CSVC của trƣờng ĐH đã đƣợc nói đến trong một số
cơng trình nghiên cứu nhƣ một bộ phận của hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình ĐT.
Trong cuốn “Dựa vào các chỉ số thực hiện để đƣa ra các quyết định chiến lƣợc” (Using
Performance Indicators to Guide Strategic Decision Making - 1993), các học giả Mỹ
Bottill và Borden (nguồn: [29]) đã liệt kê 21 lĩnh vực thực hiện, trong đó có “Phƣơng
tiện CSVC” và “Dịch vụ”. Đây cũng là 2 tiêu chí (21. Hệ thống hạ tầng cơ sở; 22. Hệ
thống thƣ viện) trong tổng số 26 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí KĐCL đƣợc đề xuất trong
cơng trình của tác giả Nguyễn Đức Chính [30]. Tại hội thảo về ĐBCL trƣờng ĐH Việt
Nam tổ chức ở Đà Nẵng tháng 3.2009, các tác giả Phạm Xuân Thanh, Trần Thị Tú Anh
[93], trên cơ sở kinh nghiệm thế giới, đã đề xuất xem các nội dung “CSVC và điều
kiện học tập”, “tƣ liệu học tập cung cấp cho môn học” là các tiêu chí thành phần để
đánh giá chấ t lƣơ ̣ng giảng dạy khóa học và chấ t lƣơ ̣ng giảng dạy mơn học. Trình bày

kết quả cuộc khảo sát qui mô lớn năm 2008 về thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học
nhằm nâng cao chấ t lƣơ ̣ng ĐT trong các trƣờng ĐH nƣớc ta, nhóm nghiên cứu (Đào
Thái Lai, Vũ Trọng Rỷ, Lê Đơng Phƣơng, Ngơ Dỗn Đãi) đã khẳng định “CSVC hạn
chế” là yếu tố hàng đầu cản trở việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay [58]…
1.1.2. Nghiên cứu về TQM và vận dụng TQM vào GDĐH
TQM (Total Quality Management) đƣợc nói đến từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Các chuyên gia về chấ t lƣơ ̣ng ngƣời Mỹ, Joseph Juran và W.Edwards Deming, từ
6


kinh nghiệm thực tiễn hƣớng dẫn phƣơng pháp quản lý cho các công ty Nhật, đã xây
dựng thành hệ thống lý luận về TQM. Trong tác phẩm “Thoát khỏi cuộc khủng hoảng”
(“Out of the Crisis”) xuất bản năm 1986, Deming tổng kết: “Trong tƣơng lai sẽ có hai
loại doanh nghiệp - các doanh nghiệp triển khai chấ t lƣơ ̣ng tở ng thể

và các doanh

nghiệp phải đóng cửa. Bạn khơng phải triển khai chấ t lƣơ ̣ng tổ ng thể , nếu sự sống cịn
(của doanh nghiệp bạn) khơng phải là điều bắt buộc” (nguồn: [102]). Cùng với Joseph
Juran và W.Edwards Deming, Philip B. Crosby và A. Feigenbaum cũng đƣợc biết đến
nhƣ các nhà lý luận hàng đầu về TQM. Với cuốn sách viết năm 1987 “Kiểm soát chấ t
lƣơ ̣ng toàn diện” (“Total Quality Control”), Feigenbaum đã đƣa ra định nghĩa nổi tiếng
về TQM: “QLCLTT là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát
triển chấ t lƣơ ̣ng, duy trì chấ t lƣơ ̣ng và cải tiến chấ t lƣơ ̣ng của nhiều tổ nhóm trong một
tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ
nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất” [76].
Vào những năm 1970, thành công của TQM trong các doanh nghiệp đã làm thay
đổi cả nền kinh tế Nhật Bản. Thông qua quá trình triển khai QLCL trong các doanh
nghiệp, ngƣời Nhật phát triển các tƣ tƣởng của TQM và tạo nên một văn hóa cải tiến
liên tục (tiếng Nhật gọi là Kaizen). Trong cuốn “QLCL là gì?”, Matsushita Konosuke

[67] đã trình bày một cách sinh động về mơ hình TQM “kiểu Nhật” - Kiểm sốt chất
lượng tồn cơng ty (Company Wide Quality Control - CWQC). Trong mơ hình đó,
QLCLTT đƣợc xem xét với đặc trƣng là sự tích hợp khái niệm chấ t lƣơ ̣ng với văn hóa
của tổ chức.
Mặc dù Mỹ là quê hƣơng của các nhà lý luận hàng đầu về TQM, nhƣng trong
những năm 1950 - 1970, khi TQM đƣợc áp dụng rộng rãi ở Nhật, thì các doanh nghiệp
Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc. “Cách mạng chấ t lƣơ ̣ng” tại Mỹ chỉ thƣ̣c sƣ̣ bắt đầu từ những
năm 1980, sau khi NBC tung ra bài báo với nhan đề “Nếu Nhật có thể....Tại sao chúng
ta lại khơng?” (nguồn: [76] và [102]). Ford Motor là công ty Mỹ đầu tiên với sự giúp đỡ
của Deming đã trở thành ngƣời dẫn đầu trên thị trƣờng nội địa. Các công ty, tập đoàn
lớn nhƣ Ford Motor, General Electric... đã làm giàu lý luận về TQM bằng những kinh
7


nghiệm đúc rút từ thực tiễn. Trong tác phẩm “The Portable MBA - Total Quality
Management”, Stephen George và Arnold Weimerskirch [125] đã phân tích kinh
nghiệm QLCL theo tƣ tƣởng TQM của 51 công ty đạt đƣợc Giải thƣởng Chất lƣợng
quốc gia Mỹ Malcolm Baldrige. Cùng với các tác giả nêu trên, nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới đã khai thác TQM với sự đa dạng trong vận dụng. Một số tác phẩm đã
đƣợc dịch hoặc xuất bản ở Việt Nam nhƣ: “Thế kỷ 21 - Phƣơng thức quản lý vƣợt trên
cả ngƣời Nhật Bản và ngƣời Trung Quốc” của Dan Waters; “QLCL theo phƣơng pháp
Nhật” của Kaoru Ishikawa; “QLCL đồng bộ” của John S.Oakland ....
Trong giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến TQM trên cơ sở phân tích đặc
trƣng của chấ t lƣơ ̣ng giáo dục . “Managing Quality in Schools” của John West Burnham [117] là một cơng trình nghiên cứu tổng hợp về TQM trong giáo dục . Với
cơng trình “Total Quality Management in Education”, nhà nghiên cứu ngƣời Anh Sallis
E. [122] xem xét các vấn đề của TQM trong một bối cảnh rộng lớn của GDĐH nƣớc
Anh. Cuốn sách đƣợc tác giả xem nhƣ một cơng trình tập thể, bởi nó tập hợp ý kiến của
nhiều nhà nghiên cứu và quản lý từ nhiều trƣờng ĐH nƣớc Anh.
Các nhà nghiên cứu GDĐH Nga cũng đầu tƣ nhiều cho việc nghiên cứu về TQM
trên bình diện lý thuyết và ứng dụng. Trong một cơng trình tập thể [130], các tác giả

D.V.Maslov, A.L.Mazaletskaya và C.Steed đã phân tích về sự phát triển của EFQM
(European Foundation for Quality Management), một mơ hình ĐBCL phổ biến ở Châu
Âu và đƣa ra các đề xuất vận dụng tƣ tƣởng liên tục cải tiến, huy động sự tham gia của
mọi thành viên, định hƣớng khách hàng của TQM vào nhà trƣờng ở giai đoạn nâng cao.
Trong bài viết về QLCL trƣờng ĐH [127], hai chuyên gia Victor Zvonhicop và
Vladimir Nhephedop (Học viện Quản lý Quốc gia Nga) đã trình bày quan điểm về việc
xây dựng HTCL trong CSGD dựa trên sự kết hợp mơ hình ĐBCL và TQM.
Ở Việt Nam, có một số cơng trình nghiên cứu về TQM đƣợc trình bày dƣới dạng
giáo trình nhƣ: “QLCL trong các tổ chức” do Nguyễn Đình Phan chủ biên [76]; “QLCL
tồn diện” của Vũ Quốc Bình [5]. Có tác phẩm nghiên cứu về TQM theo tiếp cận tích
hợp giữa lý thuyết và thực tiễn QLCL trong doanh nghiệp nhƣ: “TQM – Quản trị chấ t
8


lƣơ ̣ng toàn diện” do Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên [102]; “Bảy cơng cụ QLCL” của
Đặng Đình Cung (Việt kiều Pháp) [33]. Trong giáo dục, xuất hiện ngày càng nhiều các
cơng trình nói đến TQM. Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc về KĐCL và QLCL giáo dục
do Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm (1999 - 2000 [30]) đã khẳng định sự phù hợp của
TQM với các điều kiện đặc thù của giáo dục. Trong các cơng trình cơng bố gần đây, tác
giả Nguyễn Lô ̣c [64] đã phân tích quan điểm TQM tƣ̀ khái niệm, tên go ̣i, nội dung đến
cơ hô ̣i vâ ̣n du ̣ng vào trƣờng ĐH nƣớc ta . Với cuốn sách có tên là “Tiếp cận hiện đại
trong giáo dục”, tác giả Trần Kiểm [57] giới thiệu khái quát về TQM nhƣ mô ̣t tiế p câ ̣n
quản lý. Trong công trình về tâm lý ho ̣c quản lý

[61], tác giả Nguyễn Thi ̣Mỹ Lô ̣c đã

phân tić h các khái niê ̣ m cơ bản liên quan đế n môi trƣờng văn hóa của nhà trƣờng , nô ̣i
dung có tầ m quan tro ̣ng hàng đầ u đố i với TQM . Đƣa ra đinh
̣ nghiã về MTVHCL , tác
giả Lê Đức Ngọc [72] đã gắn kết khái niệm này với công viê ̣c hàng ngày của đội ngũ

trong nhà trƣờng; tác giả Đặng Xuân Hải [47] chỉ ra các tầng bậc của văn hóa cần quan
tâm. Nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác (Trần Khánh Đức
[41], Nguyễn Phƣơng Nga [70], Phan Thành Nghị [71], Phạm Xuân Thanh [92], Lâm
Quang Thiệp [95]...) đã đề cập đến TQM ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Có thể nói, các vấn đề quản lý CSVC của trƣờng ĐH và quan điểm TQM ngày
càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và quản lý. Kết quả các cơng
trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều nội dung lý luận. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai
vấn đề này lại chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Hơn nữa, trên thực tế, đến nay
cũng chƣa có trƣờng ĐH nào ở nƣớc ta áp dụng TQM. Do vậy, làm rõ những vấn đề
còn bỏ ngỏ trong lý luận và đề xuất biện pháp vận dụng TQM vào thực tiễn quản lý
CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH nƣớc ta là nhiệm vụ khách quan đặt ra cho luận án.
1.2. Một số khái niệm công cu ̣
1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Đề cập đến vấn đề quản lý, K.Mark nói: “Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự điều
khiển mình, cịn dàn nhạc thì cần có nhạc trƣởng” (nguồn: [87]).
9


Với sự quan tâm khác nhau đến các khía cạnh của hoạt động quản lý, các nhà
nghiên cứu đã đƣa ra nhiều định nghĩa về quản lý. Có thể dẫn ra vài ví dụ:
W.Taylor định nghĩa: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần
làm và làm cái đó nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ nhất” (nguồn: [26]).
Nigel Bennett quan niệm: “Quản lý là một hoạt động duy lý liên quan tới việc
tìm ra những cách hiệu quả, hiệu suất nhất có thể để sử dụng tài nguyên đạt đƣợc mục
đích của tổ chức” (nguồn: [26]).
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ viết: “Quản lý là một q trình định hƣớng, q
trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong
muốn”(nguồn: [56]) .

Đúc rút từ nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nƣớc, có thể
rút ra các dấu hiệu đặc trƣng của hoạt động quản lý nhƣ sau:
- Là hoạt động đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội;
- Là tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý (bằng các chính sách, các
nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp; thông qua các quyết định quản lý);
- Là những tác động có hệ thống, có kế hoạch (phối hợp nỗ lực của các cá nhân,
huy động các nguồn lực) để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Quản lý một tổ chức có thể đƣợc xem xét ở các phƣơng diện khác nhau. Dƣới
góc độ chức năng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có bốn chức năng quản lý cơ bản: lập
kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo (lãnh đạo, điều phối) và kiểm tra. Ở góc độ khác , hoạt động
quản lý đƣợc xem xét theo các nhóm nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt
đƣợc mu ̣c tiêu quản lý nhƣ : nguồn lực con ngƣời; nguồn lực tài chính; nguồn lực vật
chất; nguồn lực thông tin. Tùy theo tính chất của từng loại hình tổ chức, quản lý còn
đƣợc nghiên cứu ở dạng tổ hợp các phƣơng pháp, biện pháp, chính sách tác động.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, QLGD có nhiều cấp độ và có thể phân ra
hai cấp độ chủ yếu: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, QLGD là quản lý hệ thống giáo
10


dục. Đó là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý (các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về giáo du ̣c) lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục và các
lực lƣợng xã hội nhằm huy động tối ƣu các nguồn lực để đƣa hệ thống giáo du ̣c , sự
nghiệp giáo du ̣c đạt tới kết quả mong muốn. Ở cấp độ vi mơ, QLGD đƣợc nhìn nhận ở góc
độ quản lý các CSGD và thƣờng đƣợc gọi là quản lý nhà trƣờng. Quản lý nhà trường là hệ
thống những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các lực
lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực, để thực
hiện có chấ t lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục của các bậc học, cấp học đã tạo nên đặc thù
riêng của hoạt động quản lý trong các nhà trƣờng.

Luật Giáo dục của nƣớc ta (2005) chỉ rõ: “Mục tiêu của GDĐH là ĐT ngƣời học
có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ ĐT, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDĐH bao gồm các trình độ ĐT: cao đẳng; ĐH; thạc sĩ; tiến
sĩ và các trình độ ĐT tƣơng đƣơng với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành
chuyên môn đặc biệt. Mỗi trình độ ĐT lại có u cầu riêng. Ví dụ: “ĐT trình độ ĐH
giúp SV nắm vững kiến thức chuyên mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đƣợc
ĐT” (Luật Giáo dục). Mục tiêu giáo dục và yêu cầu đối với các trình độ ĐT đã đặt ra
cho hoạt động quản lý trƣờng ĐH nhiều nhiệm vụ phức tạp. Sự kết hợp giữa ĐT và
NCKH là nhiệm vụ trọng yếu của các trƣờng. Ngồi ra, nhà trƣờng cịn có trách nhiệm
phục vụ xã hội. Đó là phát triển và chuyển giao cơng nghệ; tham gia giải quyết những
vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đất nƣớc; thực hiện dịch vụ khoa học, sản
xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Để hồn thành trọng trách đƣợc giao phó, trƣờng ĐH phải triển khai hàng loạt
lĩnh vực công tác: quản lý ĐT, quản lý hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ,
quản lý đội ngũ cán bộ, quản lý SV, quản lý tài chính, quản lý CSVC, quản lý hoạt
động hợp tác quốc tế… Do vậy, trong các công trình nghiên cứu, quản lý trƣờng ĐH có
11


thể đƣơ ̣c xem xét nhƣ mô ̣t khái niê ̣m toàn diê ̣n , hoă ̣c đƣơ ̣c mổ xẻ, phân tích sâu ở một
lĩnh vực cơng tác cụ thể. Song, trong mọi trƣờng hợp, suy cho cùng các đề xuất của nhà
nghiên cứu đều nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo du ̣c của trƣờng ĐH.
Vấn đề quản lý trƣờng ĐH cịn đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác. Dƣới góc độ
kinh tế học, tác giả Đặng Quốc Bảo [2] cho rằng: Quản lý trƣờng ĐH là quản lý một
thiết chế vừa có tính sƣ phạm, vừa có tính kinh tế. Các vấn đề tổ chức - sƣ phạm và
kinh tế - xã hội lồng ghép vào nhau và đều cần đƣợc chú trọng.
Tác giả Nguyễn Phúc Châu [26] phân tích hai cách tiếp cận cơ bản: Theo lý luận
giáo dục (quá trình giáo dục ) và theo lý thuyết hoạt động (mục đích và phƣơng tiện).

Với tiếp cận thứ nhất, quản lý CSGD bao gồm quản lý các lĩnh vực: mục tiêu giáo dục,
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện và điều kiện giáo dục, lực lượng
giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, kết quả giáo dục, môi trường để thực hiện được
mục đích giáo dục. Cách tiếp cận thứ hai xem các phƣơng tiện để thực hiện mục đích
giáo dục của nhà trƣờng bao gồm 5 nhóm cơ bản: chế định, bộ máy tổ chức và nhân
lực, nguồn tài lực và vật lực , môi trường, thông tin và truyền thông giáo dục . Với sự
phát triển của GDĐH, quản lý nhà trƣờng theo lý luận giáo dục hay theo lý thuyết hoạt
động đều phải có sự thay đổi phù hợp với điều kiện và địi hỏi mới.
Dƣới góc độ chất lƣợng, tác giả Nguyễn Đức Chính [30] quan niệm quản lý nhà
trƣờng phải hƣớng đến các mục tiêu chất lƣợng (chất lƣợng chung và chất lƣợng từng
lĩnh vực, từng vị trí cơng tác), tn thủ chu trình: thiết lập chuẩn; đánh giá thực trạng
theo chuẩn và nâng thực trạng lên ngang chuẩn. Tác giả Nguyễn Lộc [64] chỉ rõ: “Tiếp
cận chấ t lƣơ ̣ng đòi hỏi tổ hợp các kỹ năng quản lý hiện đại nhƣ lập kế hoạch chiến lƣợc,
xây dựng nhóm, quản lý thay đổi, khích lệ nhân viên, khảo sát, phân tích thống kê…”.
1.2.2. Khái niệm về CSVC phục vụ ĐT của trường ĐH
1.2.2.1. Khái niệm về CSVC trường học
CSVC trường học được hiểu là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản
phẩm khoa học, công nghệ, thông tin của nhà trường được sử dụng làm công cụ để
thực hiện nhiệm vụ, tiến hành các hoạt động theo qui định.
12


Hệ thống CSVC trƣờng học bao gồm:
- Đất đai (mặt bằng);
- Các cơng trình kiến trúc (trụ sở, phịng làm việc, hội trƣờng và phòng họp,
giảng đƣờng và phòng học, nhà thƣ viện, PTN, nhà xƣởng, trạm biến áp, kho tàng, nhà
xe, trạm y tế, ký túc xá, nhà ăn tập thể, nhà thể thao…);
- Các cơng trình ngoại thất nhƣ sân vƣờn, cây cảnh, đài kỷ niệm, cầu cống,
đƣờng xá, ao hồ, bể bơi, sân thể thao, sân vận động…;
- Các loại máy móc, phƣơng tiện, trang thiết bị;

- Dụng cụ, đồ dùng;
- Ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tƣ liệu điện tử (bao hàm cả mạng máy tính và các
phần mềm công cụ, dữ liệu thông tin);
- Vật liệu, nhiên liệu.
Do CSVC trƣờng học có cấu trúc đa dạng, để thuận tiện trong quản lý đầu tƣ, các
nhà quản lý thƣờng phân chia hai nhóm: tài sản cố định và trang thiết bị. Tài sản cố
định bao gồm đất đai và các cơng trình xây dựng. Trang, thiết bị bao gồm máy móc,
phƣơng tiện, vật dụng, đồ dùng, ấn phẩm, tài liệu, thông tin tƣ liệu và sản phẩm khoa
học công nghệ (đƣợc sử dụng nhƣ công cụ).
Trong một số văn bản quản lý, CSVC trƣờng học còn đƣợc gọi là “cơ sở vật chất
kỹ thuật”, “cơ sở vật chất – thiết bị” hay “hạ tầng vật chất - kỹ thuật” của trƣờng học.
1.2.2.2. Hệ thống CSVC phục vụ ĐT của trường ĐH
Quan niệm theo nghĩa rộng thì toàn bộ CSVC của trƣờng ĐH đều nhằm phục vụ
ĐT, kể cả tòa nhà hành chính và trang thiết bị kèm theo. Trƣờng ĐH tồn tại trƣớc hết vì
mục đích ĐT. Ở đây, xem xét hệ thống CSVC phục vụ ĐT theo nghĩa hẹp. Đó là các
khu vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học, NCKH và sinh hoạt mà “khách
hàng” chính thụ hƣởng dịch vụ là SV và GV.
Hệ thống CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH bao hàm phần lớn các khu vực đƣợc
đầu tƣ lớn của nhà trƣờng. Đó là tổ hợp nhiều hạng mục khác nhau:
13


- Thƣ viện, trung tâm thông tin học liệu;
- PTN, xƣởng TH, phòng máy;
- Phòng học, giảng đƣờng, phòng bộ môn và các thiết bị dạy học kèm theo;
- Nhà thể thao, ký túc xá, cơng trình phục vụ sinh viên, mạng thông tin …
Một số khu vực nhƣ thƣ viện, PTN, TH có đặc thù riêng về nghiệp vụ chun
mơn, nên cịn đƣợc gọi là các khu vực chun mơn phục vụ ĐT.
Trong các giáo trình, CSVC phục vụ ĐT còn đƣợc xem xét dƣới các tên gọi và
phạm vi khác. Có tác giả [2] xem thiết bị dạy học nhƣ “cái lõi của CSVC trƣờng học”

tồn tại cùng với cơ sở hạ tầng của nhà trƣờng . Có tác giả nhóm gộp thiết bị dạy học và
mặt bằng kiến trúc phục vụ dạy học (các tòa nhà giảng đƣờng , thƣ viện, PTN, TH) và
gọi đó là “phƣơng tiện dạy học”[26], [104] hoặc “cơ sở vật chất – thiết bị dạy học” [85].
Việc phân định CSVC phục vụ ĐT (theo nghĩa hẹp nêu trên) chỉ có tính tƣơng
đối. Trên thực tế không thể khẳng định rõ hạng mục nào trong tổng thể hạ tầng vật chất
- kỹ thuật của trƣờng học không phục vụ ĐT.
1.2.3. Quản lý CSVC phục vụ ĐT của trường ĐH
Nếu nhƣ hoạt động quản lý nhà trƣờng đƣợc xem nhƣ hệ thống những tác động
có định hƣớng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý, nhằm huy động
tối ƣu các nguồn lực để thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trƣờng, thì CSVC phục vụ ĐT chính là một nguồn lực quan trọng trong đó.
Một mặt, quản lý CSVC phục vụ ĐT là mảng quan trọng nhất thuộc hoạt động
quản lý hạ tầng vật chất – kỹ thuật của trƣờng học, nằm trong hệ thống quản lý nhà
trƣờng nói chung. Mặt khác, đây là một mảng công tác thuộc hệ thống quản lý ĐT của
trƣờng ĐH (cung cấp nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng). Quản
lý CSVC phục vụ ĐT có thể xem là hệ thống con trong hệ thống quản lý ĐT hay là một
tiểu hệ thống trong hệ thống tổng thể quản lý nhà trƣờng. Sự vận hành hệ thống con
(tiểu hệ thống) này cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả nỗ lực của các cá nhân
liên quan, tận dụng đƣợc tối ƣu các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xác định,
góp phần thực hiện mục tiêu chung của trƣờng ĐH.
14


Quản lý hạ tầng vật chất – kỹ thuât trƣờng học nói chung hay quản lý CSVC
phục vụ ĐT nói riêng đều rất phức tạp, bao gồm nhiề u liñ h vƣ̣c công viê ̣c : qui hoạch
xây dựng CSVC; lập kế hoạch xây dựng CSVC; xây dựng CSVC; khai thác sử dụng
CSVC; cải tạo, sửa chữa CSVC; bảo quản, kiểm kê, kiểm toán, thanh lý CSVC (Thuật
ngữ “xây dựng CSVC” đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp cụ thể với các nghĩa: “xây
dựng cơng trình” hoặc “tăng cƣờng thiết bị”). Các lĩnh vực công việc này , về tổ ng thể ,
có thể hình dung nhƣ các cơng đoạn trong chu trình quản lý. Vị trí của mỗi cơng đoạn

phụ thuộc vào loại hình , chủng loại CSVC . Mục đích của từng công đoạn giúp phân
biệt chúng với nhau. Qui hoạch xây dựng CSVC nhằm đƣa ra định hƣớng phát triển,
định hƣớng chiến lƣợc xây dựng CSVC. Lập kế hoạch xây dựng CSVC là xác định nội
dung các giai đoạn đầu tƣ. Xây dựng CSVC là quá trình thực hiện kế hoạch đầu tƣ đã
đƣợc phê duyệt. Khai thác sử dụng CSVC là đƣa các cơng trình, thiết bị vào sử dụng,
tận dụng tiềm năng, công suất CSVC. Cải tạo, sửa chữa CSVC nhằm biến đổi CSVC
cho phù hợp với yêu cầu mới hoặc khắc phục sự xuống cấp, hƣ hỏng. Bảo quản, kiểm
kê, kiểm toán, thanh lý CSVC là những cơng việc nhằm duy trì tuổi thọ, chất lƣợng của
CSVC, đánh giá tình trạng CSVC hoặc loại bỏ CSVC (bán, hủy, dịch chuyển). Mỗi
công đoạn này đều có mục tiêu, nội dung, yêu cầu quản lý cụ thể đƣợc xác định trên cơ
sở mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng, đặc tính của chủng loại CSVC. Để thực hiện
từng công đoạn này không thể thiếu hoạt động quản lý với những nghiệp vụ thích hợp.
Từ góc độ khác, quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH là quản lý hoạt động
của các khu vực chuyên môn khác nhau (thƣ viện; PTN, TH; giảng đƣờng…). Mặc dù
có nhiều điểm chung, nhƣng mỗi khu vực lại có yêu cầu quản lý mang tính đặc thù
riêng. Ví dụ: Thƣ viện cần quan tâm tổ chức tăng cƣờng, khai thác sử dụng hiệu quả
học liệu, tài nguyên thông tin. Theo đó, có hàng loạt cơng việc cụ thể nhƣ biên tập, giới
thiệu, cung cấp học liệu, thông tin qua mạng phục vụ bạn đọc, ngƣời dùng tin, bảo quản
sách, tài nguyên, khai thác các dịch vụ hiện có đồng thời thiết kế các sản phẩm mới đáp
ứng yêu cầu thay đổi của hoạt động ĐT và nhu cầu của các đối tƣợng phục vụ. Mỗi
công viê ̣c la ̣i cầ n đế n hàng loạt thao tác nghiệp vụ liên quan.
15


Đặc thù hoạt động của trƣờng ĐH, với tƣ cách là một môi trƣờng sƣ phạm, đồng
thời cũng là một tổ chức hành chính sự nghiệp, cùng với sứ mạng ĐT nguồn nhân lực
chất lƣợng cao đòi hỏi lĩnh vực quản lý CSVC phục vụ ĐT cần tính đến đầy đủ các khía
cạnh: tính sƣ phạm, tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính mỹ thuật. Tính sƣ phạm đặt ra yêu
cầu: CSVC với vai trò là một nhân tố của quá trình giáo dục phải phù hợp với mục tiêu,
nội dung dạy học, giáo dục. Để phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, các thành phần

CSVC phải thích ứng, cập nhật với chƣơng trình mơn học, thỏa mãn những yêu cầu của
quá trình nhận thức khoa học. Tính kinh tế đòi hỏi hiệu quả sử dụng phải trở thành mục
đích của toàn bộ hoạt động quản lý đầu tƣ, xây dựng CSVC. Đặt vào hoàn cảnh nƣớc ta,
quản lý CSVC trƣờng ĐH phải thiết thực, tiết kiệm, tránh hình thức, phơ trƣơng. Tính
kỹ thuật địi hỏi các thành phần CSVC phục vụ ĐT phải đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu
công nghệ và đƣợc bố trí, sắp xếp tối ƣu, sử dụng, vận hành hiệu quả. Tính mỹ thuật địi
hỏi các thành phần CSVC có hình thức thẩm mỹ cao, hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời sử dụng.
Đây là một giá trị cần thiết không chỉ tác động đến quá trình thu nạp kiến thức, kỹ năng
của ngƣời học, mà cịn mang ý nghĩa giáo dục óc thẩm mỹ, lịng say mê sáng tạo, rèn
luyện thói quen làm việc của các nhà khoa học, các kỹ sƣ, cử nhân của xã hội tƣơng lai.
Theo quan điể m chấ t lƣơ ̣ng , quản lý CSVC phục vụ ĐT đƣơ ̣c nhìn nhâ ̣n là quản
lý hàng loạt các q trình cơng việc . CSVC của trƣờng ĐH vớ n

rấ t đa da ̣ng , nhiề u

chủng loại. Số lƣợng các qui trình cơng việc cần cho lĩnh vực quản lý CSVC của trƣờng
ĐH rấ t lớn. Ngoài một số qui trình đƣơ ̣c qui đinh
̣ chung trong các văn bản pháp qui của
Nhà nƣớc nhƣ qui hoa ̣ch xây dƣ̣ng , quản lý dƣ̣ án đầ u tƣ , đấ u thầ u thiế t bi ̣, thanh lý tài
sản, phầ n lớn các qui triǹ h khác do các trƣờng tƣ̣ xây dƣ̣ng . Tùy thuộc vào mơ hình tổ
chƣ́c, mƣ́c đơ ̣ phân cấ p quản lý, chủng loại CSVC và sáng kiến quản lý của từng nhà
trƣờng, có thể có các qui trình nhƣ: quản lý xây dựng cơng trình, tăng cƣờng thiế t bi ;̣ bổ
sung ho ̣c liê ̣u ; nhâ ̣p sách ; duy tu , sƣ̉a chƣ̃a thiế t bi ̣, cung cấp vật tƣ thí nghiệm ; cung
ứng đồ dùng dạy học; quản lý, phân bổ, điều phối phòng học; quản lý công tác mƣợn
sách; quản lý sử dụng nhà tập thể thao ; quản lý đăng ký ký túc xá … Có những qui trình
chỉ xây dựng riêng để quản lý m ột dự án, vâ ̣n hành mô ̣t PTN hoă ̣c bảo quản , bảo dƣỡng
16


mơ ̣t loại thiết bị cụ thể . Có các q trình cơng việc đã đƣợc qui định chung trong văn

bản pháp qui của Nhà nƣớc, khi triể n khai vào từng trƣờng lại đƣợc cụ thể hóa bằng các
qui trình phù hơ ̣p với quan hê ̣ quản lý theo phân cấ p của nhà trƣờng

. Ví dụ , mơ ̣t sớ

trƣờng hiê ̣n nay có các qui trình phân cấ p đấ u thầ u theo mƣ́c đô ̣ giá tri ̣của thiế t bi ̣, hoă ̣c
lâ ̣p và thẩ m đinh
̣ dƣ̣ án theo phân cấ p nô ̣i bô .̣ Trong liñ h vƣ̣c quản lý CSVC , có những
qui trình đơn giản chỉ cầ n thông báo trên văn bản

là thực hiện đƣợc , nhƣng cũng có

nhƣ̃ng qui triǹ h phƣ́c ta ̣p cầ n có các văn bản hƣớng dẫn kèm theo và để thực hiện , cơ
quan chủ quản thƣờng phải tổ chức các khóa tập huấn nghiê ̣p vu .̣ Ví dụ, qui trin
̀ h thƣ̣c
hiê ̣n dƣ̣ án đầ u tƣ xây dƣ̣ng cơ bản bao gồ m : đăng ký kế hoạch đầu tƣ ; thăm dò , khảo
sát địa chất , chuẩ n bi ̣mă ̣ t bằ ng xây dƣ̣ng ; lâ ̣p báo cáo đầ u tƣ (báo cáo kinh tế – kỹ
thuâ ̣t); thiế t kế và lập dƣ̣ toán công trì nh; thẩ m đinh
̣ , phê duyê ̣t thiế t kế ; lâ ̣p kế hoa ̣ch
đấ u thầ u , tổ chƣ́c lƣ̣a cho ̣n nhà thầ u xây dƣ̣ng ; tổ chƣ́c triể n khai thi công ; nghiê ̣m thu,
bàn giao, đƣa cơng trình vào khai thác; qú t toán cơng trin
̀ h. Tƣ̀ng cơng đoa ̣n trong qui
trình có nhiều nội dung qui định trong các văn bản kèm theo . Đấu thầu cũng là một nội
dung phƣ́c ta ̣p cầ n tâ ̣p huấ n về nghiê ̣p vu ̣ . Ngồi các qui trình cơng việ c thuô ̣c nghiê ̣p
vụ chung, trƣờng ĐH còn có các qui trình hoă ̣c thủ tu ̣c , nô ̣i qui, qui đinh
̣ liên quan đế n
viê ̣c sƣ̉ du ̣ng CSVC (thƣ viê ̣n, PTN, TH, nhà tập thể thao, ký túc xá…). Nhƣ̃ng ví du ̣ đã
dẫn cho thấ y tiń h phƣ́c ta ̣p , đan xen của các qui trình cơng viê ̣c th ̣c liñ h vƣ̣c quản lý
CSVC của trƣờng ĐH . Xây dƣ̣ng các qui trình quản lý lĩnh vực này là một khối lƣợng
công viê ̣c đồ sô ,̣ cầ n đế n sƣ̣ tham gia của đô ̣i ngũ cán bô ̣ nhiề u đơn vi ,̣ bô ̣ phâ ̣n và có sƣ̣

đầ u tƣ về nguồ n lƣ̣c . Để nâng cao chấ t lƣơ ̣ng quản lý CSVC thâ ̣m chí cầ n đế n các cơng
trình nghiên cƣ́u chuyên sâu về mô ̣t số qui trin
̀ h quản lý . Đề tài “Qui trin
̀ h xây dƣ̣ng
danh mu ̣c thiế t bi ̣ĐT nghề ” của Trung tâm NCKH da ̣y ng hề thuô ̣c Tổ ng cu ̣c Da ̣y nghề
(2007) là một ví dụ . Các nhà ng hiên cƣ́u đã đề xuấ t mô ̣t qu y trình xây dựng danh mục
thiế t bi ̣cho các trƣờng chuyên nghiê ̣p bao gồ m các hoa ̣t đô ̣ng phƣ́c hơ ̣p nhằ m đảm bảo
hiê ̣u quả đầ u tƣ: Nghiên cƣ́ u dƣ̃ liê ̣u  Phân tích chƣơng trình ĐT  Xác định phƣơng
pháp ĐT  Đề xuấ t /Phân loa ̣i thiế t bi thi
̣ ć h hơ ̣p

 Xây dƣ̣ng danh mu ̣c

nghiê ̣m/Đánh giá  Điề u chin
hành.
̣
̉ h  Trình duyệt  Thẩ m đinh/Ban

17

 Thƣ̉


Trên đây phân tích khái niê ̣m quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH theo các
góc nhìn khác nhau. Về toàn cu ̣c, quản lý CSVC phục vụ ĐT của trƣờng ĐH nhằm:
- Đáp ứng tối đa trong khả năng có thể nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng, các
nhu cầu hiện tại và những thay đổi của hoạt động ĐT và NCKH;
- Kế hoạch hóa và qui trình hóa, thể chế hóa cơng việc nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho đối tƣợng phục vụ, đặc biệt là SV;
- Đầu tƣ, phân bổ, điều phối hợp lý, kịp thời CSVC cho các nhiệm vụ cụ thể

trong điều kiện nguồn lực thực tế và tiết kiệm nguồn lực;
- Đảm bảo các tính năng kỹ thuật và không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác sử
dụng CSVC, năng lực phục vụ ĐT và NCKH;
- Duy trì sự bền vững, tính năng, cơng năng của CSVC;
- Thực hiện an tồn, vệ sinh môi trƣờng trong quản lý, sử dụng CSVC;
- Cung cấp tƣ liệu, dữ liệu cần thiết cho việc quản lý các lĩnh vực, các khâu, cơng
đoạn trong chu trình quản lý của nhà trƣờng;
- Góp phần tạo dựng hình ảnh mẫu mực về nhà trƣờng ĐH với tƣ cách là đại diện
tiêu biểu của văn hóa và cơng nghệ.
Quản lý CSVC phục vụ ĐT, suy cho cùng, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
chung của nhà trƣờng: đảm bảo, nâng cao chất lƣợng ĐT. Vì vậy, để quản lý hiệu quả
lĩnh vực này cần xem xét các mối quan hệ của nó trong hoạt động ĐT của trƣờng ĐH.
1.3. Quản lý CSVC trong tổng thể hoạt động ĐT của trƣờng ĐH
1.3.1. Vị trí, vai trò của CSVC trong hoạt động ĐT
Hoạt động ĐT xem xét theo

lý luận giáo dục bao gồm các thành tố : mục tiêu

giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục, phƣơng tiện và điều kiện giáo dục,
lực lƣợng giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, kết quả giáo dục, môi trƣờng giáo dục.
Sản phẩm giáo dục đạt đƣợc ở mức độ nào, phụ thuộc vào chất lƣợng từng thành tố và
mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng. Trong quá trình giáo dục, phƣơng tiện giáo dục
đƣợc xem nhƣ điều kiện cần để có chất lƣợng giáo dục.

18


×