Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.62 KB, 125 trang )

LUẬN VĂN THAM KHẢO

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Ký hiệu

Tên đầy đủ

1

ATM



Máy rút tiền tự động

2

Banknetvn Cơng ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia

3

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

4

CN

Chi nhánh

5

DPRR

Dự phòng rủi ro

6

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ


7

HSC

Hội sở chính

8

KH

Khách hàng

9

KHCN

Khách hàng cá nhân

10 KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

11 NHNN

Ngân hàng nhà nước

12 NHPH

Ngân hàng phát hành thẻ


13 NHTM

Ngân hàng thương mại

14 NHTT

Ngân hàng thanh toán thẻ

15 PIN

Mã số định danh cá nhân

16 POS

Điểm chấp nhận thanh tốn thẻ

17 Smartlink

Cơng ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink

18 TCKT

Tổ chức kinh tế

19 TCTD

Tổ chức tín dụng



20 TCTQT

Tổ chức thẻ quốc tế

21 TMCP

Thương mại cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình HĐV tại BIDV Đà Nẵng từ năm 2017-2019

44

2.2

Tình hình cho vay tại BIDV Đà Nẵng từ năm 2017-2019

46

2.3


Kết quả HĐKD của BIDV Đà Nẵng từ năm 2017-2019

47

2.4

Số lượng thẻ phát hành BIDV Đà Nẵng từ năm 2017-2019

58

2.5

Số lượng giao dịch từ năm 2017 – 2019

61

2.6

Doanh số thanh toán từ năm 2017 – 2019

62

2.7

Số lượng máy ATM, POS và ĐVCNT qua 3 năm 2017-2019

64

2.8


Thống kê lỗi tác nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng từ năm 20172019

69

2.9

Tình hình dư nợ thẻ tín dụng và dư nợ thấu chi tín chấp qua
thẻ

71

2.10

Tình hình lỗi liên quan đến kỹ thuật, công nghệ

72

2.11

Số dư tiền gửi trên TK thẻ từ năm 2017 – 2019

74

2.12

Thu nhập từ HĐKD dịch vụ thẻ từ năm 2017 – 2019

75



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số
hiệu

Tên biểu đồ

biểu
đồ
2.1
2.2

Số lượng thẻ phát hành từ năm 2017 – 2019
Số lượng giao dịch thanh toán qua ATM và POS từ 2017 –
2019

Trang

59
61

2.3

Doanh số thanh toán từ năm 2017 – 2019

63

2.4


Số lượng máy ATM, POS và ĐVCNT từ năm 2017-2019

64


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khoa
học công nghệ được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội thì thói
quen thanh tốn bằng tiền mặt dường như khơng cịn phù hợp với hồn cảnh.
Điều này tất yếu địi hỏi sự ra đời một hình thức thanh tốn mới, mang lại tự tiện
lợi và an toàn cho tất cả các chủ thể tham gia. Đó chính là hình thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt.
Trong các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thẻ ngân hàng là
một phương tiện thanh toán tiện lợi và ưu việt, thể hiện sự tiêu dùng văn minh
đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng tham gia, giúp nền kinh tế hội
nhập và phát triển.
Đối với các Ngân hàng thương mại, việc phát triển hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ gắn liền với việc phát triển thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh
tranh. Thẻ ngân hàng là sản phẩm nòng cốt trong hoạt động bán lẻ, có ảnh hưởng
lớn đến kết quả kinh doanh của NHTM. Kinh doanh dịch vụ thẻ sẽ gia tăng thu
nhập cho ngân hàng, đồng thời góp phần giảm rủi ro do hoạt động cho vay mang
lại. Chính vì vậy, việc tập trung phát triển dịch vụ thẻ mang lại diện mạo mới cho
mỗi Ngân hàng, là định hướng phát triển tất yếu khách quan và hết sức cần thiết.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với
các du khách trong và ngồi nước. Chính mơi trường hoạt động này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho dịch vụ du lịch và các dịch vụ đi kèm phát triển mạnh mẽ.
Đây chính là cơ hội lớn cho các NHTM trên địa bàn gia tăng nguồn thu nhập của

mình thơng qua việc tập trung phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ. Ngân


9

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đầu
trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh nhằm đem lại
những dịch vụ tốt nhất, thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Trên địa bàn Đà
Nẵng, BIDV hiện tại có 3 chi nhánh, bao gồm BIDV CN Đà Nẵng, BIDV CN Đà
Nẵng và BIDV CN Sông Hàn. Có lịch sử ra đời sớm nhất, có trụ sở chi nhánh
tọa lạc tại vị trí trung tâm của thành phố, gần với nhiều địa điểm du lịch nổi
tiếng, BIDV CN Đà Nẵng có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển các sản
phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đến nay, BIDV CN Đà
Nẵng vẫn chưa thực sự ghi được dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ thẻ, chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với các NHTM khác trên
cùng địa bàn. Hiện tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các ngân hàng như Đông
Á Bank, Techcombank, Vietcombank.. là các ngân hàng nằm trong nhóm dẫn
dầu có số lượng thẻ phát hành cao nhất trên địa bàn, đi kèm với nhiều tín năng và
tiện ích được nhiều đối tượng khách hàng hướng đến. Do đó mà BIDV CN Đà
Nẵng chưa thực sự phát huy tối đa tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ cũng như
khai thác triệt để các nguồn thu từ việc kinh doanh hoạt động dịch vụ này. Ngoài
ra, tại BIDV CN Đà Nẵng trong những năm qua chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, tạo tiền đề cũng như cơ sở lý luận để
chi nhánh chú trọng phát huy hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn
thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu
của mình. Qua việc thực hiện đề tài, tác giả mong muốn nêu lên thực trạng hoạt
động kinh doanh thẻ tại BIDV CN Đà Nẵng, đồng thời chỉ ra được những hạn



10

chế, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ
trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu::
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, luận
văn sẽ đi sâu đánh giá thực trạng về kinh doanh dịch vụ thẻ và đề xuất những
khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CN Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng
thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại
BIDV CN Đà Nẵng, từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó.
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch
vụ thẻ tại BIDV CN Đà Nẵng hiện nay.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Dịch vụ thẻ là gì? Vai trị của dịch vụ thẻ?
- Những rủi ro thường gặp trong kinh doanh dịch vụ thẻ của NHTM?
- Nội dung và tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV
CN Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 là gì?
Những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt
động kinh doanh dịch vụ thẻ, nguyên nhân của những hạn chế là gì?


11

- BIDV CN Đà Nẵng nói riêng và BIDV nói chung cần làm gì để hồn

thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ hiện tại và trong tương lai?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát: là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ của
BIDV CN Đà Nẵng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Ngồi ra, đề tài cịn thực hiện khảo sát các cán bộ chuyên phụ trách về thẻ tại
phòng Giao dịch khách hàng – BIDV CN Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: số liệu phục vụ nghiên cứu được được thu thập từ
năm 2017 đến năm 2019.
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu những vấn đề về dịch vụ thẻ, phân tích
tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để
thực hiện đề tài này. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu; kết hợp nghiên cứu lý thuyết với phân tích


12

thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ để đánh giá và đưa ra những khuyến
nghị phù hợp.
5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như
sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà
Nẵng
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ đang là vấn đề được đa
số các ngân hàng thương mại quan tâm. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về
vấn đề này đăng trên các tạp chí khoa học như: tạp chí Ngân hàng, tạp chí Cơng
thương, tạp chí Tài chính các báo cáo nghiên cứu khoa học như:
- “Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và một số kiến nghị” của tác
giả Vũ Văn Điệp (Khoa Hệ thống thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật) –
đăng trên Tạp chí cơng thương tháng 11/2017. Trong bài viết này, tác giả giới
thiệu tình hình chung về cơ sở hạ tầng gồm hạ tầng viễn thông, interner, hạ tầng
kỹ thuật, hành lang pháp lý và thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam, một số
nguyên nhân tồn tại, hạn chế của thanh tốn điện tử, từ đó tác giả đề xuất một số


13

kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thanh toán điện tử trong giai đoạn hiện
nay.
- “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công qua ngân
hàng thương mại” của tác giả TS Nguyễn Thị Kim Nhung – đăng trên Tạp chí
Ngân hàng số 20/2018. Bài viết này tập trung làm rõ việc triển khai phối hợp
giữa các NHTM với các đơn vị cung ứng dịch vụ cơng nhằm thực hiện đề án mở
rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ và kế hoạch, chỉ đạo của
Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo ra hệ sinh thái đầy đủ, tiện ích và trải nghiệm

cho khách hàng. Bên cạnh việc đưa ra những mục tiêu của chiến lược phát triển
thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tác giả đã nêu rõ hành lang pháp lý cho việc
thanh toán trong các đơn vị cung ứng dịch vụ công. Đồng thời, tác giả cũng chỉ
ra những kết quả triển khai trong thời gian qua qua các hoạt động như chi trả bảo
hiễm xã hội, thu ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử, thu tiền điện, thu
phí tự động khơng dừng trong giao thơng đường bộ, thanh tốn cước viễn thơng,
thu viện phí.... Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối
với dịch vụ cơng.
- “Xu hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam” của
tác giả TS Lê Đình Hạc – Khoa Sau Đại học, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh - đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019. Bài viết này đi sâu phân
tích những ích lợi của phương thức TTKDTM, cụ thể là tiết kiệm thời gian, chi
phí cho các giao dịch có giá trị lớn, các địa bàn ở xa, đồng thời đảm bảo tính an
tồn, giảm thiểu các rủi ro… Tác giả cũng nêu lên q trình thúc đẩy thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam và những kết quả đạt được. Từ đó, chỉ ra xu
hướng, thách thức cũng như các giải pháp trong việc phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt trong bổi cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.


14

- “Giải pháp thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay” - của tác
giả Nguyễn Thị Tuyết Lan đăng trên Tạp chí Ngân hàng kỳ 2 tháng 12/2019.
Trong bài viết này, tác giả nêu ra các giai đoạn phát triển của các phương tiện
thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo thời gian. Năm 2012 đánh dấu mốc khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về
TTKDTM. Và đến cuối năm 2015 các công ty Fintech được cấp giấy phép để
hoạt động để làm các dịch vụ liên quan đến trung gian thanh toán. Ngày 30 tháng
12 năm 2016, Thủ tướng CP ban hành QĐ số 2545/QĐ-TTg về việc thực hiện
các phương án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn

2016 – 2020. Như vậy, tác giả đưa ra các mốc phát triển của TTKDTM để nêu
bật thực trạng thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam về các mặt
như số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet, số lượng và giá trị giao dịch
thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng... Qua đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân
của hạn chế và các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó.
Ở phạm vi hẹp hơn, bài viết “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng
thẻ ngân hàng” của tác giả Lê Thị Kim Thu- Giám đốc Trung tâm thẻ BIDVđăng trên trang web của Hiệp hội ngân hàng – 2013 đã đề cập đến việc nhận
dạng các rủi ro trong phát hành và thanh tốn thẻ. Trên cơ sở đó bài viết đưa ra
các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra trong quá
trình phát hành và thanh tốn thẻ.
Nội dung chính của các bài viết nêu trên đề cập đến thực trạng thanh toán
bằng tiền mặt ở nước ta, nguyên nhân của thực trạng này và một số kiến nghị
góp phần mở rộng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cải thiện tình
trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy
nhiên, các bài viết trên mới chỉ để cập một cách chung nhất về phương thức


15

thanh tốn khơng dùng tiền mặt chứ khơng đề cập cụ thể đến phương thức sử
dụng thẻ ngân hàng vào thanh tốn.
Ngồi ra, một số luận văn thạc sỹ được cơng bố tại các trường đại học có
liên quan đến đề tài nghiên cứu như:
- “Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Hồng Lương năm
2014. Đề tài đi vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm phát hành thẻ
và thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam CN Đà
Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013. Từ đó, đề tài đã đưa ra các giải
pháp phù hợp với thực trạng công tác quản lý HĐKD thẻ và sử dụng thẻ tại
Techcombank Việt Nam trong thời gian sắp tới.

- “Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa” của tác giả Nguyễn Hồng Mơ năm
2016, luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học kinh tế, Đại học
Đà Nẵng. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, các
rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ và các nhân tố tác động đến hoạt động này tại
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Khánh Hòa từ năm 2012 đến
2014. Đồng thời, tác giả cũng đã đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẻ qua các khía cạnh như: quy mô dịch vụ thẻ, sự đa dạng về sản
phẩm thẻ, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh
thẻ.... Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ tại
ngân hàng TMCP công thương Việt Nam CN Khánh Hịa trong thời gian tới.
- “Hồn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kon Tum” của tác giả Tiêu Đoàn Việt Hà


16

năm 2019, luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học kinh tế, Đại
học Đà Nẵng. Đề tài đã đưa ra tổng quan về dịch vụ thẻ của NHTM bao gồm
khái niệm, phân loại, vai trò của dịch vụ thẻ và các thành phần tham gia vào hoạt
động kinh doanh thẻ của NHTM. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra nội dung của kinh
doanh dịch vụ thẻ cũng như những tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẻ như: quy mô hoạt động kinh doanh thẻ, chất lượng dịch vụ
thẻ, công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ và thu nhập từ hoạt
động kinh doanh thẻ. Từ đó, tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động kinh doanh
thẻ tại BIDV Kon Tum từ năm 2015 đến năm 2017, đồng thời đề xuất các
khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh này.
- “Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Chi nhánh ngân hàng Đầu
tư và phát triển thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị Thu Hồng năm 2012,
luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

Luận văn đi vào nghiên cứu về các dịch vụ thanh toán trong nước quan ngân
hàng bao gồm những loại nào, các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán
trong nước qua ngân hàng cũng như các tiêu chí để đánh giá. Ngồi ra, luận văn
cũng nêu lên được thực trạng phát triển dịch vụ này tại CN Ngân hàng Đầu tư và
phát triển thành phố Đà Nẵng (tên gọi thời bấy giờ). Từ đó, đề xuất các giải pháp
phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại chi nhánh này. Luận văn đã bước đầu
cung cấp được những nhận định và đánh giá có cơ sở về tình trạng của dịch vụ
thanh tốn trong nước, tổng kết được những thành tựu đạt được và những hạn
chế cịn tồn tại đối với loại hình thanh toán này.
* Khoảng trống nghiên cứu: khoảng trống về mặt thực tiễn


17

Trên cơ sở đánh giá tổng quan, chúng ta có thể thấy vấn đề kinh doanh
dịch vụ thẻ đã được khá nhiều tác giả đề cập và đi vào nghiên cứu. Nhìn chung,
các đề tài trên đã nghiên cứu một cách chuyên sâu về tình hình kinh doanh dịch
vụ thẻ, cung cấp kiến thức tổng quan về dịch vụ thẻ ngân hàng cũng như những
vấn đề khác liên quan đến dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, mỗi tác giả có cách tiếp cận và
nội dung nghiên cứu khác nhau, mục đích, đối tượng cũng như hoàn cảnh cụ thể
của địa bàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau, các ý kiến đánh giá và
những đề xuất đưa ra cũng áp dụng cho từng đơn vị cụ thể không thể áp dụng đại
trà cho toàn thể.
Đồng thời, khoảng trống nghiên cứu về mặt thực tiễn thể hiện qua việc
thời gian gần đây, chưa có luận văn nào nghiên cứu về hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CN Đà Nẵng. Chính vì vậy, từ những giá trị tham khảo được từ các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả, cùng với mong muốn nắm bắt được thực trạng và tìm
ra được giải pháp giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV CN
Đà Nẵng đạt hiệu quả cao hơn, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoàn động

kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Đà Nẵng” để thực hiện nghiên cứu. Qua đó, tác giả hy vọng làm rõ
thêm về công tác quản lý hoạt động kinh doanh thẻ đồng thời góp phần thúc đẩy
và từng bước hồn thiện cơng tác này trong hệ thống ngân hàng thương mại nói
riêng và nền kinh tế nói chung.


18

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ THANH TOÁN:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm:
a. Khái niệm:
Chiếc thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện vào 1946, do John Biggins ở New
York sáng chế. Với chiếc thẻ này, người mua hàng sẽ mua sắm, sau đó biên lai sẽ
được chuyển đến ngân hàng nơi phát hành thẻ, và ngân hàng sẽ thanh toán tiền
cho người bán, người mua hàng sẽ thanh toán cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, năm 1993 Vietcombank cho ra đời chiếc thẻ ghi nợ đầu tiên.
Nhưng đến năm 2002, chiếc thẻ này mới được nhiều người biết đến.
Theo định nghĩa của Ngân hàng nhà nước: “Thẻ ngân hàng được hiểu là
phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo
các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận”.
Hiện nay, các TCPHT gồm có: NHTM, chi nhánh NHNN tại Việt Nam và
các công ty tài chính.
b. Đặc điểm:
Thẻ ngân hàng được thiết kế như sau:
- Là một miếng nhựa (plastic) có kích thước tiêu chuẩn (8,5*5,5 cm)
- Có một băng từ ở mặt sau lưu trữ thơng tin về chủ thẻ, và có chíp điện tử

để lưu trữ các thông tin, dữ liệu khác.


19

- Trên thẻ có tên/logo của TCPHT, logo của tổ chức thẻ quốc tế/ tổ chức
chuyển mạch thẻ trong nước, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ. Sau khi
nhận thẻ, chủ thẻ cần lưu ý ký chữ ký của mình vào dải trống được thiết kế trên
mặt sau của tấm thẻ.
1.1.2. Phân loại thẻ:
a. Theo đặc tính kỹ thuật:
- Thẻ khắc chữ nổi: là loại thẻ sơ khai ban đầu, các thông tin cơ bản được
khắc nổi trên bề mặt thẻ. Hiện nay người ta khơng cịn dùng nữa vì dễ làm giả,
tính bảo mật kém.
- Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với 2 băng từ chứa
thơng tin ở mặt sau của thẻ, được dùng phổ biến trong vòng 20 năm nay, tuy
nhiên tồn tại một số nhược điểm: khả năng bị lợi dụng cao, do thông tin ghi trên
thẻ không được mã hóa, có thể đọc được dễ dàng, thẻ chỉ mang một lượng thông
tin hạn chế không áp dụng được kỹ thuật mã hóa an tồn nên có thể bị ăn cắp
thông tin bằng các thiết bị nối với máy tính.
- Thẻ thơng minh: có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của “chíp” điện tử
là khác nhau. Thẻ thơng minh khắc phục được nhiều nhược điểm của thẻ từ, đảm
bảo tính an tồn cao và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau.
b. Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ:
- Thẻ ghi nợ (debit card): là loại thẻ được liên kết với tài khoản tiền gửi
của chủ thẻ. KH được chi tiêu trong phạm vi số tiền có trong tài khoản.
Chiếc thẻ loại này đầu tiên được biết đến là thẻ chuyên dùng để rút tiền
mặt, sau đó, các ngân hàng đã phát triển chiếc thẻ ghi nợ với thêm nhiều tính



20

năng đa dạng hơn như có thể sử dụng đặt mua vé máy bay, mua hàng hóa trên
các ứng dụng thương mại điện tử… Với chiếc thẻ ghi nợ này, chủ thẻ có thể chủ
động nắm bắt việc chi tiêu của mình trong giới hạn số tiền có trong thẻ.
- Thẻ tín dụng (credit card): Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho
việc thanh tốn trực tiếp. Hình thức thanh tốn này được thực hiện dựa trên uy
tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Với ưu điểm là
“chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng có thể giúp cho chủ thẻ thực hiện các
GD thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hay trên các trang mạng
thương mại điện tử.
Thẻ tín dụng cho phép KH thanh tốn dần số tiền đã chi tiêu chứ khơng
bắt buộc thanh tốn 1 lần tồn bộ số dư nợ. Số tiền thanh tốn phải đảm bảo đủ
mức tối thiểu theo NH yêu cầu, và thanh toán trước ngày đến hạn trên sao kê.
- Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu trong phạm
vi số tiền đã được nộp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho
TCPHT. Như vậy, việc sở hữu một chiếc thẻ trả trước giúp khách hàng có thể
nộp tiền trước vào thẻ qua ngân hàng, sau đó, chi tiêu trên số tiền đã nộp.
Hiện nay, các loại thẻ trả trước được dùng để thanh toán các khoản chi
mua dịch vụ giải trí, xăng, dầu, dịch vụ giải trí, thanh tốn trên các ứng dụng
thương mại điện tử, dịch vụ giao thông - vận tải…
c. Theo phạm vi lãnh thổ:- Thẻ nội địa: được sử dụng để rút tiền mặt hoặc
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác trong nước. Vì
vậy, loại tiền được sử dụng đối với loại thẻ này là đồng tiền của quốc gia nơi
phát hành ra loại thẻ này.


21

- Thẻ quốc tế: được sử dụng để chi tiêu không khỉ ở trong phạm vi lãnh

thổ một quốc gia mà cịn sử dụng trên tồn thế giới. Thẻ quốc tế phát huy tính
tiện lợi và hữu ích khi đi KH có nhu cầu chi tiêu khi đi du lịch, công tác, chữa
bệnh, hoặc là đi du học hay mua sắm ở nước ngoài.
Dựa trên phạm vi lãnh thổ, thẻ được chia thành thẻ nội địa và thẻ quốc tế,
tuy nhiên, xét về tính năng thì thẻ nội địa hay thẻ quốc tế đều có thể là thẻ ghi
nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước
d. Theo chủ thể phát hành thẻ:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ do NH phát hành để cho khách
hàng có thể sử dụng tài khoản của mình tại NH hoặc sử dụng một hạn mức do
Ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ phổ biến nhất hiện nay, có thể được sử
dụng trên khắp thế giới.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí
của các tập đồn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn
phát hành, như Diner's Club, Amex…
- Thẻ liên kết: là loại thẻ ra đời dựa trên sự kết hợp giữa ngân hàng với
bên thứ ba. Trên loại thẻ này, thường chứa đựng các thông tin của bên thứ ba như
nhãn hiệu, logo…. Loại thẻ này sẽ bao gồm đặc điểm của loại thẻ do NH phát
hành, đồng thời, nó bao gồm thêm các tính năng đi kèm do bên thứ ba cung cấp.
e. Theo đối tượng sử dụng:
- Thẻ cá nhân: là thẻ do một cá nhân yêu cầu phát hành và sẽ chịu trách
nhiệm về việc sử dụng đối với NHPH. Thẻ cá nhân được phát hành theo mục
đích của KH, thường được phát hành thẻ chính và thẻ phụ. Thẻ phụ là thẻ do chủ


22

thẻ chính u cầu phát hành, thường có hạn mức giao dịch thấp hơn hoặc bằng
thẻ chính.
- Thẻ cơng ty: là loại thẻ do pháp nhân là công ty yêu cầu phát hành.
Thơng thường, thẻ chính của cơng ty khơng phải là thẻ vật lý, mà thẻ phụ phát

hành cho các cá nhân sử dụng mới có cấu tạo vật lý để thuận tiện cho quá trình
sử dụng. Các khoản chi tiêu phát sinh sẽ do cơng ty thanh tốn cho ngân hàng.
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ:
a. Ngân hàng phát hành:
Ngân hàng phát hành là đơn vị phát hành thẻ cho chủ thẻ. Là tổ chức quy
định các điều kiện áp dụng cho chủ thẻ là những người sử dụng thẻ phải tuân
theo. NHPH sẽ có tên và logo in trên chiếc thẻ do chính nó phát hành. Nhìn vào
một chiếc thẻ với logo và tên như vậy sẽ dễ dàng nhận biết và phân biệt các loại
thẻ là do NH nào phát hành.
Ngoài ra, NHPT sẽ có quyền và trách nhiệm trong việc liên kết với bên
thứ ba (có thể là NH khác, hoặc là tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác) trong
việc phát hành hay thanh toán thẻ.
b. Ngân hàng thanh toán:
Ngân hàng thanh toán là đơn vị chấp nhận thanh toán các loại thẻ bằng
cách đồng ý chấp nhận thanh toán với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên
cùng địa bàn thông qua ký các hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên. Trong hợp đồng
này, có nhiều điều khoản cảm kết của NH thanh toán như: đồng ý đưa đơn vị
cung ứng vào mạng lưới ĐVCNT, cung cấp các thiết bị cũng như hướng dẫn


23

cách sử dụng phục vụ cho q trình thanh tốn, đồng thời quản lý các giao dịch
thanh toán phát sinh liên quan đến đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Tùy vào ĐVCNT khác nhau cũng như mối quan hệ chiến lược mà ngân
hàng muốn xây dựng với ĐVCNT mà NH đưa ra chính sách chiết khấu phù hợp
cho việc xử lý các giao dịch thanh toán.
Như vậy, một ngân hàng có thể vừa là NHPH vừa là ngân hàng thanh
tốn. Với mỗi vai trị khác nhau thì đối tượng khách hàng là khác nhau, có thể là
chủ thẻ hoặc các đơn vị cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

c. Tổ chức thẻ quốc tế:
Tổ chức thẻ quốc tế là chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ. Đây là đơn vị đứng đầu, có mạng lưới rộng khắp và bao
gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng như gồm nhiều sản phẩm thẻ khác nhau.
Hiện nay có các tổ chức thẻ như tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Master, công ty thẻ
JCB…
TCTQT là cầu nối giữa các đơn vị trong mạng lưới, thực hiện điều chỉnh,
cân đối các hoạt động nhằm cung cấp một quy trình thanh tốn thơng suốt, liên
tục, khơng bị gián đoạn, phục vụ các khách hàng sử dụng một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Muốn có được kết quả như vậy, thì TCTQT phải xây dựng một hệ
thống quy định chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp để có thể phát huy tối đa
hiệu quả.
d. Chủ thẻ:
Chủ thẻ là người có tên ghi trên thẻ. Chủ thẻ có thể là cá nhân/cá nhân
được ủy quyền hoặc là cơng ty. Chủ thẻ có quyền dùng thẻ để chi tiêu theo mục


24

đích của mình, có thể là rút tiền sử dụng hoặc thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch
vụ.
Chủ thẻ có thể là chủ thẻ chính hoặc chủ thẻ phụ, cùng sử dụng trên một
tài khoản. Tuy nhiên, dù là chủ thẻ chính hay phụ thì chỉ được phép chi tiêu
trong giới hạn mà ngân hàng cung cấp. Đồng thời, chủ thẻ là người chịu trách
nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu với ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
e. Đơn vị chấp nhận thẻ:
Các chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ
như một phương tiện thanh toán với các TCPHT được gọi là ĐVCNT. Đó có thể
là bất kỳ ngành nghề, loại hình kinh doanh nào mà Pháp luật khơng cấm. Tuy
nhiên, muốn trở thành ĐVCNT thì đơn vị đó phải đảm bảo được tình hình kết

quả kinh doanh khả quan, được NH chấp nhận trở thành ĐVCNT trong mạng
lưới ĐVCNT của NH đó.
Ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị để phục vụ cho q trình thanh tốn,
tuy nhiên, ĐVCNT cũng phải chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật công nghệ phù hợp
và ổn định, đảm bảo cho việc thanh toán được thực hiện liên tục, không bị gián
đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng của giao dịch và uy tín của các bên tham gia.
1.2. DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.2.1. Khái niệm dịch vụ thẻ:
Dịch vụ thẻ ngân hàng là toàn bộ hay tập hợp những dịch vụ do NHTM
cung cấp cho phép KH của NHTM có thể sử dụng thẻ để thay thế cho các
phương tiện thanh toán và thỏa mãn những nhu cầu dịch vụ tài chính khác.Về
bản chất, dịch vụ thẻ là vơ hình và không đem lại một sự sở hữu.


25

Kinh doanh dịch vụ thẻ là quá trình mua bán nhằm thu lại lợi nhuận từ
việc cung ứng dịch vụ thẻ từ phía ngân hàng đối với KH sử dụng thẻ. Phân tích
HĐKD dịch vụ thẻ là phân tích quá trình mở rộng HĐKD dịch vụ thẻ nhằm đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của KH, trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của đơn vị mà
vẫn kiểm soát được rủi ro và đảm bảo gia tăng lợi nhận.
1.2.2. Các loại dịch vụ thẻ:
Dịch vụ thẻ do NH cung cấp bao gồm nhiều nội dung khác nhau với mục
đích cung cấp cho KH nhiều tiện ích đa dạng phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Về cơ bản, dịch vụ thẻ của NHTM đều có những dịch vụ sau:
- Gửi tiền
- Chuyển tiền
- Thanh tốn
- Rút tiền
- Truy vấn thơng tin

- Nhận lương điện tử
- Cho vay qua thẻ
Ngoài ra, ngân hàng cịn có thêm các dịch vụ tùy vào chiến lược phát triển
dịch vụ thẻ của từng ngân hàng và nhu cầu của khách hàng (kiểm tra và xác nhận
số dư, in sao kê…); hay cung cấp những tiện ích khác qua mạng điện thoại di
động giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn
1.2.3. Vai trò của dịch vụ thẻ:
a. Đối với chủ thẻ:


×