BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------------
PHÙNG ĐỨC MINH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
GIAN LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01
TP.HCM - Năm 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------------
PHÙNG ĐỨC MINH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
GIAN LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM QUỐC VIỆT
TP.HCM - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chính xác.
Tp.HCM, ngày
tháng năm 2014
Người cam đoan
Phùng Đức Minh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………
1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………………….
2
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu………………………………...………………
2
1.5
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài………………………………..……………
3
1.6
Kết cấu luận văn ……………………………………………...…………
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ THẺ VÀ RỦI RO GIAN
4
5
LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ…………………
2.1
Cơ sở lý thuyết về dịch vụ thẻ……………………...……………………
5
2.1.1
Khái niệm, cấu trúc và phân loại thẻ…………………………………….
5
2.1.1.1
Khái niệm………………………………………………………..………
5
2.1.1.2
Cấu trúc của thẻ thanh toán……………………………………...………
5
2.1.1.3
Phân loại thẻ thanh toán…………………………………………………
6
2.1.2
Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ………………………………….
7
2.1.2.1
Cơ sở pháp lý……………………………………………………………
7
2.1.2.2
Các chủ thể tham gia…………………………………………………….
7
2.2
Lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng thẻ thanh toá…………..…………
9
2.2.1
Đối với người sử dụng thẻ………………………………………………
9
2.2.2
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)…………………...……………
9
2.2.3
Đối với ngân hàng (NHPH&NHTT)…………………………………….
9
2.2.4
Đối với nền kinh tế………………………………………………………
9
2.3
Thực trạng về rủi ro, gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ…
10
2.3.1
Khái niệm rủi ro gian lận trong hoạt động thẻ …………….……………
10
2.3.2
Khái niệm giao dịch nghi ngờ, bất thường trong hoạt động thẻ:………..
10
2.3.3
Nguyên nhân rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ…..
10
2.3.3.1
Rủi ro gian lận từ phía ngân hàng …..……………………….………….
10
2.3.3.2
Nguyên nhân từ phía khách hàng sử dụng thẻ ……………….…………
12
2.3.3.3
Nguyên nhân từ ĐVCNT……………….………..……………………...
13
2.3.4
Chỉ tiêu đo lường rủi ro gian lận (viết tắt là FSV)….…..….……………
13
2.3.5
Quy trình quản lý rủi ro…………………………………….….……..….
14
2.3.6
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro gian lận kinh doanh dịch vụ thẻ…….
15
2.3.7
Các loại hình rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ…..
17
2.3.7.1
Rủi ro gian lận trong hoạt động phát hành thẻ…………………………..
17
2.3.7.2
Rủi ro gian lận trong nghiệp vụ chấp nhận thẻ trên POS/EDC………….
19
2.3.7.3
Rủi ro gian lận trong nghiệp vụ chấp nhận thẻ trên ATM……………….
21
Kinh nghiệm các nước trên thế giới về hạn chế rủi ro gian lận ………...
22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO, GIAN LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG
27
2.3.8
KINH DOANH DỊCH VỤ THẺTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)………………………………………………………
3.1
Giới thiệu sơ lược về BIDV …………………………………………….
27
3.1.1
Giới thiệu về lịch sử phát triển của BIDV………………………………
27
3.1.2
Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2010-2013.............
27
3.1.3
Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV giai đoạn 2010 -2013….
30
3.1.3.1
Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trên thị trường thẻ VN..…..
30
3.1.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV……………………
34
3.2
Thực trạng rủi ro gian lận hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV...
38
3.2.1
Tình hình rủi ro gian lận hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trên thế giới
38
và tại Việt Nam …………………………………………………………
3.2.1.1
Về loại hình/thủ đoạn rủi ro gian lận phổ biến………………………….
38
3.2.1.2
Về loại hình/thủ đoạn rủi ro gian lận mới……………………………….
39
3.2.1.3
Tỷ lệ rủi ro gian lận (FSV) mảng phát hành và thanh toán thẻ …………
40
3.2.2
Tình hình rủi ro gian lận hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV ………..
42
3.2.2.1
Đối với hoạt động phát hành thẻ:……………………….……………….
42
3.2.2.2
Đối với hoạt động thanh toán thẻ ………………..……………………...
45
3.3
Khảo sát tình hình bảo quản, sử dụng thẻ của chủ thẻ tại tỉnh Trà Vinh..
48
3.3.1
Mục tiêu khảo sát……………………………………………………......
49
3.3.2
Phương pháp khảo sát…………………………………………………...
49
3.3.3
Nội dung phiếu điều tra………………………………………………….
49
3.3.4
Kết quả khảo sát…………………………………………………………
49
3.3.4.1
3.3.4.2
3.3.4.3
Kết quả khảo sát về tiểu sử của khách hàng được phỏng vấn…………...
Kết quả khảo sát thói quen khách hàng trong việc quản lý thẻ ……........
Kết quả khảo sát cách sử dụng và giải quyết sự cố của khách hàng…….
49
50
52
3.3.4.4
Kết quả khảo sát về chất lượng phục vụ của Ngân hàng……………......
55
3.3.4.5
Thái độ của khách hàng đối với dịch vụ thẻ………………………….....
58
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO, GIAN
60
LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI BIDV………
4.1
Mục tiêu và giải pháp hoạt động kinh doanh thẻ 2014 tầm nhìn 2020….
60
4.1.1
Mục tiêu thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ 2014 và tầm nhìn 2020….
60
4.1.2
Giải pháp hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ 2014 và tầm nhìn 2020…
60
4.2
Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV……
61
Nhóm giải pháp liên quan tới Ngân hàng………………………………...
61
4.2.1.1 Giải pháp đối với nghiệp vụ phát hành thẻ……………………………….
61
4.2.1.2
Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ …………………………….
63
4.2.1.3
Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của cán bộ, hợp
67
4.2.1
thức hóa quy trình..……….,…………………………….………………
4.2.1.4
Giải pháp công nghệ để hạn chế tình trạng giả mạo trong hoạt động kinh
68
doanh dịch vụ thẻ.…………………………………….......…………….
4.2.2
Nhóm giải pháp liên quan đến khách hàng……………………………...
70
4.2.2.1
Giải pháp bảo quản thẻ của chính khách hàng ………………………...
70
4.2.2.2
Giải pháp để khách hàng bảo mật thông tin của thẻ ……………………
71
4.2.2.3
Giải pháp an toàn khi khách hàng rút tiền tại máy ATM ………………
73
4.2.2.4
Giải pháp khi khách hàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT…...
74
4.2.2.5
Giải pháp khi khách hàng thanh toán qua mạng Internet……….………
74
4.3
Kiến nghị………………………………………………………………...
75
4.3.1
Kiến đối với chính phủ…………………………………………………..
75
4.3.2
Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam……………………...
76
4.3.3
Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ và Tiểu ban quản lý rủi ro……………...
78
4.3.4
Kiến nghị đối với các Tổ chức thẻ Quốc tế…..…………………………
79
4.3.5
Kiến nghị đối với Bộ Công An…………………………………………
79
4.3.6
Kiến nghị đối với Bộ thong tin và truyền thông………………………..
79
Kết luận……………………………………………………………………………
81
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………
82
Phụ lục……………………………………………………………………………
103
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1
Tình hình kinh doanh tại BIDV từ 2010 - 2013………………….....
28
Bảng 3.2
Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ trên thị trường Việt Nam……......
31
Bảng 3.3
Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ BIDV 2010-2013……..
35
Bảng 3.4
Tổng giá trị giao dịch gian lận của BIDV ở mảng phát hành………
44
Bảng 3.5
Giá trị giao dịch gian lận, tổn thất BIDV mảng thanh toán thẻ……
45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1
Cấu trúc thẻ thanh toán…………………………………………...…….
6
Hình 2.2
Quy trình cơ bản quản lý rủi ro…………………………………………
14
Hình 2.3
Trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro……………………….
15
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thiệt hại gian lận trên thẻ ngân hàng Anh……………………………….
23
Biểu đồ 2.2 Thiệt hại do gian lận thẻ tại Pháp……………………………...................
24
Biểu đồ 2.3 Thiệt hại do gian lận thẻ tại Canada………………….…………..............
25
Biểu đồ 2.4 Thiệt hại do gian lận thẻ tại Úc…………………………………..............
26
Biểu đồ 3.1 Tổng tài sản và nguồn vốn BIDV 2010 – 2013………………………..
29
Biều đồ 3.2 Lợi nhuận trước thuế BIDV 2010-2013…………………………………
30
Biểu đồ 3.3 Số lượng thẻ và thị phần các TCTD tại thị trường Việt Nam……………
32
Biểu đồ 3.4 Số lượng và thị phần ATM của các TCTD đến 31/12/2013…..................
33
Biểu đồ 3.5 Số lượng và thị phần POS của các TCTD đến 31/12/2013…….………...
33
Biểu đồ 3.6
Doanh số thanh toán thẻ và thị phần của các TCTD 2010-2013…….…... 34
Biểu đồ 3.7 Số lượng thẻ và ATM của BIDV 2010-2013…………………….............
Biều đồ 3.8
36
Số lượng POS và doanh số thanh toán trung bình thẻ BIDV…………….. 37
Biểu đồ 3.9 FSV thế giới, Châu Á, Việt Nam và BIDV mảng phát hành thẻ………...
41
Biểu đồ 3.10 FSV thế giới, Châu Á, Việt Nam và BIDV mảng thanh toán thẻ………..
42
Biều đồ 3.11 Các quốc gia phát sinh giao dịch gian lận giả mạo từ thẻ BIDV………...
43
Biểu đồ 3.12 Top 10 loại hình MCC thường bị tội phạm tấn công tại BIDV…………….
47
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
ACB
Ngân hàng Á Châu
Agribank
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ATM
Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
Banknet
Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam
BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CAR
CMND
Hệ số an tòan vốn.
Chứng minh nhân dân
DAB
Ngân hàng Đông Á
DPRR
Dự phòng rủi ro
DSTT
Doanh số thanh toán
ĐƯTM
Điểm ứng tiền mặt
ĐVCNT
Đơn vị chấp nhận thẻ
EDC
Electric Data Capturer (Máy thanh toán thẻ tự động)
EMV
Europay MasterCard Visa (Chuẩn thẻ thông minh)
Eximbank:
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.
MSC
MasterCard SecureCode
NHBL
Ngân hàng bán lẻ
NHNNVN
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHPH
Ngân hàng phát hành
NHTMVN
Ngân hàng Thương mại Việt Nam
NHTT
Ngân hàng thanh toán
PIN
Personal Identification Number
POS
Point of sales (máy tính tiền cao cấp)
TCTQT
Tổ chức thẻ quốc tế
Techcombank
Ngân hàng kỹ thương Việt Nam.
TMCP
Thương mại cổ phần
Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Viettinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
PHỤ LỤC 1
Một số sự cố rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV và các
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
* Sự cố gian lận liên quan nội bộ Ngân hàng
Các sự cố rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ thường khó phát hiện do cán
bộ ngân hàng là những người nắm rõ quy trình tác nghiệp và biết lợi dụng các kẽ hở
trong quy trình một cách linh hoạt nhằm che dấu hành vi gian lận của bản thân.
Sự cố 1: Nguyễn Thanh Tuấn (34 tuổi, ngụ thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định), nguyên là nhân viên VIB chi nhánh TP Quy Nhơn đã tự ý
sao chép thông tin của 35 khách hàng trên hệ thống dữ liệu rồi điền vào thư điện tử
đề nghị mở thẻ tín dụng Master Card. Tuấn làm giả chữ ký, con dấu của giám đốc
VIB Quy Nhơn, làm thẻ Master Card của 35 khách hàng để chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ
đồng trả nợ cá độ bóng đá. Nguồn: A.Tú/ www. nld.com.vn
Sự cố 02: Ngày 14/3/2013, Công an quận Gò Vấp (TP HCM) đã tạm giữ
hình sự Lý Chí Nguyên (32 tuổi, ngụ quận 11) để điều tra hành vi Trộm cắp tài sản.
Đối tượng Lý Chí Nguyên, chuyên viên của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam (Techcombank) đã lợi dụng trách nhiệm quyền hạn cá nhân được
giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm quỹ, tiếp quỹ ATM và sơ hở trong
khâu quản lý của Chi nhánh Techcombank khu vực Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh để
thực hiện hành vi gian lận lấy số tiền lớn (tổng giá trị khoảng 3.6 tỉ đồng) từ các
hộp đựng tiền của ATM, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng
3/2013. Nguồn:Quốc Thắng/www.vnexpress.net
* Bài học kinh nghiệm từ các gian lận
Nguyên nhân các rủi ro nội bộ chủ yếu là do cán bộ cờ bạc, tư lợi cá nhân nên
vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi gian lận, không thực hiện đúng qui định,
qui trình nghiệp vụ. Vi phạm qui định về bảo mật, an toàn thông tin, một người còn
thực hiện nhiều khâu trong qui trình nghiệp vụ, không kiểm tra chặt chẽ dẫn đến lợi
dụng quyền hạn thực hiện các giao dịch gian lận.
Bộ phận kiểm quỹ tiếp quỹ ATM của ngân hàng không tuân thủ các quy trình
quy định hiện hành, cụ thể: (1) Thực hiện sai quy trình kiểm quỹ tiếp quỹ ATM (chỉ
có một cán bộ thực hiện tiếp quỹ); (2) Không xử lý tình trạng thiếu quỹ ATM không
xác định nguyên nhân trong một thời gian dài.
Lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng buông lỏng quản lý, cụ thể: (1) Không kiểm
soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kiểm quỹ tiếp quỹ ATM; (2) Không giám sát
dấu hiệu bất thường đối với tình trạng thừa quỹ ATM không xác định nguyên nhân
trong một thời gian dài.
Các sự cố rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ thường khó phát hiện do cán bộ
ngân hàng là những người nắm rõ quy trình tác nghiệp và biết lợi dụng các kẽ hở
trong quy trình, che giấu hành vi vi phạm một cách tinh vi. Các sự cố xảy ra tiếp tục
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với hệ thống ngân hàng khi các vụ việc xảy ra
gần đây xuất phát trực tiếp từ một số cán bộ có chức vụ trong Ngân hàng. Điều đó
cho thấy các ngân hàng cần phải tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát nhằm phát
hiện kịp thời các yếu tố sai sót, gian lận và có biện pháp xử lý, đồng thời hạn chế cơ
hội cho các đối tượng xấu lợi dụng, thực hiện kiểm tra chéo,luân chuyển cán bộ
định kỳ.
* Sự cố rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài
Gian lận bên ngoài là yếu tố rủi ro mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ngân hàng hoàn toàn vô can khi các sự cố
này xảy ra. Đâu đó trong các vụ việc, chúng ta còn thấy sự tắc trách, thiếu trách
nhiệm và chủ quan của các cán bộ ngân hàng.
Nhóm rủi ro gian lận liên quan đến đập phá ATM để trộm tiền
Sự cố 03: Sáng 10/1/2014, máy ATM của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Hàng hải Việt Nam - Maritime Bank đặt tại số 187 Giảng Võ, Q.Đống Đa, Hà Nội
đã bị kẻ trộm bứng khỏi vị trí trong khoảng cách gần 10m. Đại diện ngân hàng và
cơ quan chức năng đã có mặt, xác định các đối tượng đã dùng xe cẩu để kéo trụ máy
ra xa. Tuy nhiên, khi máy rời khỏi cabin, bộ phận cảm biến đã rung khiến loa báo
động
hú
lên
nên
các
đối
tượng
đã
tháo
chạy.
Nguồn:Quốc
Tiến/www.vietnamnet.vn
Sự cố 04: Ngày 22/1/2011, người dân phát hiện máy rút tiền tự động ATM
của ngân hàng BIDV, đặt tại Bưu điện thị trấn Sóc Sơn (ngã tư quốc lộ 3, thị trấn
Sóc Sơn), bị kẻ gian phá cửa. Lực lượng chức năng qua khám nghiệm hiện trường
và phát hiện đối tượng đã dùng đèn khò để phá hỏng máy ATM, lấy đi 567.570.000
đồng. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an thành phố đang
phối hợp công an huyện Sóc Sơn điều tra. Đến ngày 1-2-2011 đối tượng đã bị bắt
giữ để điều tra xử lý. Nguồn: Hồng Tuấn - Đức Tuấn/www.anninhthudo.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan trộm thông tin để phát hành thẻ giả
Sự cố 05: Ngày 16/4/2014 qua hệ thống camera theo dõi của Agribank Khánh
Hòa, nhân viên phát hiện những hành vi đáng nghi của hai người nước ngoài tại một
cây ATM Agribank ở TP. Nha Trang… Kiểm tra, phát hiện một thiết bị dùng để
đọc dữ liệu thẻ ATM của khách hàng được gắn ngay trước khe nhận thẻ và một
camera nhỏ bằng cúc áo, với chức năng ghi lại mã PIN của khách hàng khi tiến
hành giao dịch…. danh tính hai người nước ngoài gắn các thiết bị điện tử nêu trên
nhanh chóng được xác minh là Eduard Kaprelov Nersezov (quốc tịch Bulgaria) và
Iulian Dumbarava (quốc tịch Romania). Khám xét nơi ở lực lượng công an còn thu
được 4 thanh camera gắn nhiều thiết bị điện tử, 2 khe cắm thẻ ATM, 8 thẻ ngân
hàng các loại, 3 điện thoại di động, 1 máy tính xách tay và nhiều đồ vật khác phục
vụ việc tháo lắp thiết bị điện tử máy ATM. Nguồn: Nghi Lộc/www.baomoi.com
Nhóm rủi ro gian lận liên quan bị cướp xe, tiền sau khi khách hàng rút khi
giao dịch tại máy ATM
Sự cố 06: Chiều 11/10/11, chị Lê Thị Thuận đi xe Airblade đến điểm rút tiền
ATM trên đường Điện Biên Phủ, Quận 1, HCM. Lúc này có 2 thanh niên ăn mặc
lịch sự cũng vừa chạy xe đến đây. “Người ngồi sau cầm thẻ nhưng không vào
buồng ATM khi chị đang phân vân có nên ra về hay không thì có 2 thanh niên khác
ra dáng dân "văn phòng" chạy xe đến. Hai thanh niên mới đến cầm thẻ đến gần
buồng máy, song bất ngờ chặn cửa để chị không thể ra ngoài. Lúc này, hai người
đến từ trước ngang nhiên phá khóa chiếc Airblade của chị. Trình báo với công an,
chị cho biết trong cốp xe có 13 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ, tài sản khác. Nguồn:
Đàm Huy/www.thanhnien.com.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan sử dụng thẻ giả
Sự cố 07: Liên tiếp trong 02 ngày 2 và 3/1/2014 vừa mới đây, tại trụ ATM
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên đường Võ Văn Tần,
Q.3, TP.HCM, công an đã bắt 2 đối tượng người nước ngoài khi đang dùng thẻ
ATM giả để rút hơn 350 triệu đồng. Khám xét trong người Bilokonov Vitalii, Công
an phát hiện 22 thẻ ATM giả các loại và 113 triệu đồng tiền mặt. Khám xét phòng
1106 khách sạn Sapphire , Q.1, TPHCM nơi ở của hai đối tượng trên, Công an Q.3
phát hiện thêm 114 thẻ ATM giả khác và 342.000.000 đồng, cùng một cuốn sổ tay
ghi
chép
quá
trình
rút
tiền
của
chúng.
Nguồn:Thanh
Trà/www.xahoithongtin.com.vn
Nhóm rủi ro gian lận nhắm vào đối tác cung cấp dịch vụ với Ngân hàng
Sự cố 08: Tháng 7/2013 bằng thủ đoạn hết sức tinh vi Đinh Xuân Lợi (SN
1981), cư ngụ 238 phố Lê Hoàn, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa đã cùng
đồng bọn dùng CMND giả để đăng ký với một mạng điện thoại di động yêu cầu
thay đổi thông tin thuê bao và dùng số điện thoại di động đó để gọi và biết được mã
số thẻ ngân hàng của chủ thuê bao. Sau đó các đối tượng đã giả đăng ký mua hàng
qua mạng Internet để chiếm đoạt 30 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của anh
Đặng Thanh Hải, ở TP.Hồ Chí Minh và chiếm đoạt gần 75 triệu đồng từ tài khoản
tại ngân hàng của anh Vũ Minh Nhật, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nguồn:T.Minh/www.dantri.com.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan do thông đồng, lợi dụng sự tín nhiệm
Sự cố 09: Tháng 01/2014 Công an TP HCM điều tra cho thấy Nguyễn Hoàng
Vũ (27 tuổi, trú phường 1, quận 8, TP HCM) đã thông đồng với một nhân viên thu
ngân của Co.op Food (trụ sở tại quận 7, TP HCM) là Lưu Thị Mỹ Chi nhằm đánh
cắp thông tin thẻ tín dụng của khách hàng để chiếm đoạt tiền bất hợp pháp. Tổng
cộng Mỹ Chi đã cung cấp cho Vũ thông tin của khoảng 12 khách hàng. Vũ đã sử
dụng thông tài khoản thẻ Visa của khách hàng mở tại các ngân hàng Eximbank,
VIBank, Techombank, ANZ, Sacombank, Agribank để nạp tiền vào tài khoản
game. Tổng cộng số tiền mà Vũ đã chiếm đoạt bất hợp là 35.918.000 đồng.
Nguồn:Ngọc Anh/www.congan.com.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan do sự lơ là, mất cảnh giác
Sự cố 10: Tháng 12/2013 Chị N.T.T.T. trú tại phường Nhơn Bình, TP. Quy
Nhơn (Bình Định). Khi đến nhà một người quen đã để quên ví trên xe máy, bên
trong có tiền, CMND, thẻ ATM của BIDV và một số giấy tờ khác. Đối tượng
Nguyễn Văn Thành trú tại phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đi ngang qua
“chôm” mất ví. Sau đó y đến cây ATM của BIDV, nhập mật khẩu “240687” theo số
ngày tháng năm sinh trên CMND của chị T. thì được chấp nhận. Thành đã rút toàn
bộ số tiền có trong tài khoản của chị T. là 15 triệu đồng. Nguồn: Thời Báo Ngân
Hàng-Nghi Lộc/www.ndh.vn
Sự cố 11: Ngày 17/10/2013 hơn 100 công nhân của Công ty TNHH giày
Fuluh ở xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An điêu đứng vì tin vào lời
đường mật của Linh bà tổ trưởng. Suốt gần hai năm qua, nhiều công nhân đã nhờ
Linh rút tiền ATM giùm một cách nhanh chóng. Hễ ai đưa thẻ ATM và mật khẩu
nhờ “rút giùm tiền” thì bà Linh nhiệt tình giúp đỡ và giao ngay tiền mặt. Do vậy,
nhiều người đã sập bẫy lừa với số tiền bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng. Nguồn: Hiếu
Vũ/congan.com.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan Internet, Ngân hàng trực tuyến
Sự cố 12: Tháng 10/2013 sau khi lập trang web chatvl.us và cài đặt một phần
mềm virus giả dạng trang autogame, Cao Xuân Dương (Nam Định) hướng dẫn
người chơi cách cài đặt autogame nhưng thực tế là tải chương trình virus về máy
của họ. Virus này có chức năng tự động bật webcam máy tính người dùng để theo
dõi, xem màn hình giao diện, thu lại toàn bộ thao tác trên bàn phím của người sử
dụng và gửi cho Dương dưới dạng một văn bản. Ngoài ra, Dương còn trộm mật
khẩu tài khoản, chiếm đoạt tiền ảo của người chơi trực tuyến, sau đó bán với giá rẻ.
Dương khai đã chiếm đoạt 20 triệu đồng của 3 nạn nhân. Nguồn:
T.Nhung/vietnamnet.vn
Nhóm rủi ro gian lận liên quan ĐVCNT thông đồng với kẻ gian
Sự cố 13: Sáng 26/3, tại máy thanh toán thẻ (POS) Vietcombank và
Vietinbank, tại Hải Phòng, các trinh sát Phòng 3-C50 và Phòng PC46 Công an Hải
Phòng đã triển khai kế hoạch, bắt quả tang một số đối tượng người Việt Nam đang
thực hiện hành vi rút tiền bằng các phương tiện thẻ tín dụng giả tại máy thanh toán
tự động. Ngay sau đó, lực lượng Công an thi hành lệnh bắt khám xét khẩn cấp 4 đối
tượng người Trung Quốc đã sử dụng máy tính xách tay, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi
đã lấy cắp các mã số, dữ liệu thẻ tín dụng (thẻ ngân hàng) của người nước ngoài
trên mạng Internet. Đồng thời chúng dò mua “phôi” thẻ ngân hàng trên mạng, hoặc
lấy thẻ cũ, dùng kỹ thuật phá “chíp” để thay “phôi” mới. Chỉ trong mấy ngày, thông
qua tài khoản của Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Cảnh Hưng và Công ty
TNHH Thương mại, dịch vụ Hướng Dương, là hai doanh nghiệp ở Hải Phòng, có
tài khoản tại Vietcombank Hải Phòng và Vietinbank Lê Chân, Hải Phòng, đối tượng
đã giao dịch thành công hơn 6 tỷ VND. Trong đó chúng thông qua một số người
Việt Nam, đã rút 3,9 tỷ VND bằng nhiều lần, mỗi lần 20 triệu đồng. Nguồn: Quốc
Phòng - Văn Thịnh/cand.com.vn
Bài học kinh nghiệm cho BIDV
Mặc dù các ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo vệ
máy ATM, cảnh báo, hướng dẫn nhận biết các giao dịch nghi ngờ sử dụng thẻ tín
dụng giả tới các đơn vị chấp nhận thẻ, tuy nhiên các đối tượng tội phạm trong và
ngoài nước vẫn tiếp tục thực hiện trót lọt các giao dịch gian lận.
Đối với người sử dụng thẻ ATM phải bảo mật thẻ và mật khẩu để tránh bị kẻ
xấu lợi dụng chiếm đoạt tiền. Nguyên nhân của vụ việc bị lừa đảo do rút hộ tiền trên
ATM là do đa số công nhân làm tăng ca liên tục, không có thời gian để đi rút tiền
trong thẻ ATM, một số khác lại không biết cách sử dụng máy ATM. Do vậy việc
đào tạo kỹ năng sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng đối với các khu công nghiệp, Nhà
máy, cơ quan sử dụng dịch vụ trả lương, thanh toán qua thẻ là hết sức quan trọng.
Thời gian tới, các Ngân hàng vẫn phải chú ý đến việc tiếp tục thực hiện các
biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống, bảo vệ tài sản vật chất, nghiên cứu, triển khai
ứng dụng tiến bộ như lắp đặt thiết bị chống đọc trộm thẻ ngăn chặn kẻ gian lắp đặt
các thiết bị đọc trộm thẻ ở trên hoặc xung quanh khe nhận thẻ của máy ATM, triển
khai ứng dụng tiến bộ của công nghệ hiện đại để phòng ngừa rủi ro như triển khai
thiết kế bàn phím mã hóa theo chuẩn PCI (Payment Card Industry) hỗ trợ phản ứng
lại những nỗ lực giả mạo hoặc ăn cắp thông tin trong phần mềm điều khiển sử dụng
công nghệ phun mực Fluidit có tác dụng làm mất giá trị tờ tiền khi có sự tấn công
bằng vật lý vào máy ATM , . . .
PHỤC LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
1/ Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính.
Nam Nữ
2/ Độ tuổi hiện tại của Anh/Chị?
18-30
31-40
41- 50
Trên 50-60
3/ Trình độ học vấn của Anh/Chị ?
Phổ thông Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
4/ Nghề nghiệp công tác hiện tại của Anh/Chị?
Công chức NV văn phòng
Tự doanh
Khác
5/ Thu nhập hiện tại của Anh/Chị ? (VND/tháng)
Dưới 5 triệu 5-9 triệu
9-15 triệu
15-20 triệu Trên 20 triệu
6/ Anh/Chị hiện đang sử dụng các loại thẻ nào?
Thẻ ghi nợ
Thẻ tín dụng
Cả hai loại thẻ
- Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ phát hành để giao dịch trong phạm vi số tiền của chủ
thẻ trên tài khoản liên kết với thẻ mở tại ngân hàng (Ví dụ: thẻ mở để nhận lương hàng
tháng, . . . )
- Thẻ tín dụng (Credit card) là thẻ phát hành để giao dịch trong phạm vi hạn mức tín
dụng do ngân hàng cấp cho chủ thẻ.
7/Anh/Chị sử dụng số PIN như thế nào cho các thẻ mình đang sử dụng (nếu có 2 thẻ trở
lên)? PIN(Personal Identification Number) là số mật mã cá nhân để xác thực Chủ thẻ khi
thực hiện giao dịch).
PIN sử dụng chung cho các thẻ
PIN riêng cho các thẻ
8/ Anh/Chị thay đổi PIN bao nhiêu lần trong năm?
Chưa đổi kể từ ngày sử dụng 01-2 lần 3-4 lần Trên 5 lần
9/ Số PIN thẻ của Anh/Chị có đặt trùng liên quan tới các thông tin sau của Anh/Chị như:
Ngày, tháng, năm sinh Số điện thoại, CMND Biển số xe Không liên quan
10/ Số PIN thẻ của Anh/Chị lưu lại như thế nào
Tự nhớ Ghi lại quản lý khóa cẩn thận Ghi giấy để trong ví
Khác
11/ Số PIN thẻ của Anh/Chị có chia sẻ cho ai biết không?
Không ai
Vợ hoặc chồng Cha mẹ, con Người khác
12/ Anh/Chị có ký vào mặt sau thẻ của mình trong quá trình sử dụng không?
Có
Không
13/ Anh/Chị luôn bảo quản thẻ của mình ở đâu?
Để trong ví, túi, túi xách Để ở cơ quan, ở nhà Nhờ người khác quản lý
14/ Trước khi rút tiền tại ATM Anh/Chị có quan sát xung quanh máy ATM trước khi rút
(có người phía sau, vật bất thường tại khe đưa thẻ vào, trên bàn phím, . . .)
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
15/ Khi rút tiền ATM, thanh toán hàng hóa POS Anh/Chị có che bàn phím lại khi nhập mã
PIN?
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
16/ Sau khi rút tiền tại máy ATM, thanh toán hàng hóa dịch vụ POS. Anh/Chị có đối chiếu
lại tiền, hàng hóa với biên lai in ra.
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
17/ Anh/Chị có hủy hóa đơn sau khi rút tiền ATM, thanh toán tại POS trước khi bỏ vào
thùng rác để tránh lộ thông tin cá nhân (số tài khoản, số thẻ, . . . ).
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
18/ Anh/Chị có nhờ người khác dùng thẻ của mình để rút tiền, thanh toán hàng hóa thay
cho Anh/Chị tại ATM, POS?
Thường xuyên
thỉnh thoảng
Không bao giờ
19/ Khi thanh toán hàng hóa, Anh/Chị có theo dõi kiểm ngân quẹt thẻ vào POS?
Có
Không
20/ Khi thanh toán hàng hóa tại POS Anh/Chị có lấy lại thẻ ngay khi thực hiện xong việc
thanh toán?
Có
Không
21/ Anh/Chị có từng thanh toán hàng hóa qua Internet
Có
Không
22/ Nếu mua hàng hóa trên mạng bằng thẻ Anh/Chị thường chú trọng vào?
Hàng hóa định mua
Trang Web uy tính
cả hai
23/ Anh/Chị có biết những rủi ro gian lận có thể xảy ra khi thanh toán qua Internet
Không biết
Biết ít
Biết rất rõ
24/ Anh/Chị có nhớ hoặc lưu số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp của ngân hàng đề phòng thẻ bị
mất, đánh cấp để được khóa thẻ kịp thời?
Có
Không
25/Khi mất thẻ Anh/Chị có báo ngay ngân hàng phát hành để khóa thẻ kịp thời tránh bị lợi
dụng?
Có
Không
26/ Anh/Chị có đăng ký tin nhắn qua điện thoại BSMS để quản lý tài khoản của mình?
Có
Không
27/ Anh/Chị có xem nhớ các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ ngân hàng để bảo quản và
sử dụng thẻ được tốt hơn?
Nhớ rất rõ
Nhớ không rõ ràng
Không nhớ
28/ Ngân hàng có cung cấp, hướng dẫn các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ ngân hàng
cho Anh/Chị?
Không cung cấp
Cung cấp 1 lần Cung cấp theo định kỳ
29/ Ngân hàng có thường gửi cho Anh/Chị thông tin, cảnh báo các loại hình gian lận mới
để Anh/Chị có biện pháp phòng ngừa kịp thời?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
30/ Trong quá trình thanh toán thẻ tại ATM/POS, Anh/Chị có gặp sự cố máy ngưng hoạt
động?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
31/ Trong quá trình thanh toán thẻ tại ATM Anh/Chị có gặp sự cố máy hết tiền?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
32/Trong quá trình thanh toán thẻ tại ATM/POS Anh/Chị có gặp sự cố không thực hiện
được giao dịch nhưng tài khoản bị ghi nợ (bị trừ tiền)?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
33/ Khi rút tiền tại ATM, thẻ của Anh/Chị bị máy giữ lại (nuốt thẻ)?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
34/ Khi thanh toán tại POS, nhân viên thanh toán có yêu cầu Anh/Chị xuất trình giấy tờ tùy
thân và đối chiếu chữ ký thực với chữ ký trên thẻ?
Chưa bao giờ
Thỉnh thoảng
Luôn luôn
35/ Anh/chị có được hỗ trợ kịp thời khi thẻ gặp sự cố tại máy ATM/POS (nuốt thẻ, không
nhận được tiền, . . .) từ bộ phận trực?
Hỗ trợ kịp thời Chờ đợi lâu rợ Không hỗ trợ
36/ Anh/Chị có tự tin rằng tiền để trong tài khoản thẻ luôn luôn được an toàn?
Tin tuyệt đối
Tin mức trung bình
Không tự tin
37/ Anh/Chị có tự tin về An ninh khi rút tiền tại máy ATM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
Tin tuyệt đối
Tin mức trung bình
Không tự tin
38/ Anh/Chị có tự tin khi sử dụng thẻ ATM để rút tiền tại máy ATM của Ngân hàng khác
(Banknet)
Tin tuyệt đối
Tin mức trung bình
Không tự tin
39/ Theo Anh/Chị dịch vụ thẻ ngân hàng mang đến cho Anh/Chị nhiều tiện ích hơn so với
sử dụng tiền mặt?
Rất tiện ích
Bình thường
Không tiện ích
40/ Anh/Chị có muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng nữa hay không nếu như tiền
lương của Anh/chị không tiếp tục thanh toán qua thẻ?
Tiếp tục sử dụng thẻ
Ngưng ngay việc sử dụng thẻ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển thị trường thẻ ngân hàng là một trong những giải pháp để tiến dần tới
mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam(1). Đó cũng là công cụ
để tăng cường sự quản lý của Nhà nước, minh bạch và chống thất thu thuế và bước đầu
thay đổi thói quen cũng như nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc sử
dụng phương tiện thanh toán phổ biến. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp các ngân hàng có
thêm một kênh huy động vốn đầu tư để cho vay và phát triển thêm các dịch vụ giá trị
gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng.
Sau hai mươi năm hình thành và phát triển, thị trường dịch vụ thẻ đã và đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam, với dân số 90 triệu dân thị trường dịch vụ thẻ Việt
Nam được dự đoán là sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh theo chiều sâu theo hướng nâng
cao chất lượng, bởi các tiện ích của thẻ không chỉ mang lại hiệu quả rất lớn đối với
ngân hàng, khách hàng mà còn cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thị trường thẻ ngân hàng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong thanh toán. Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực thẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng tinh vi và phức tạp có thể gây
ra nhiều rủi ro, tổn thất cho ngân hàng và khách hàng.
BIDV là một trong những NHTM lớn của Việt Nam, cũng như các NHTM khác,
tốc độ phát triển dịch vụ thẻ rất nhanh nhưng kinh nghiệm quản lý rủi ro gian lận chưa
nhiều. Dự đoán thị trường thẻ tại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng sẽ ngày càng
phát triển mạnh, khi đó các loại rủi ro xảy ra cũng gia tăng là một điều tất yếu. Chủ
trương của Ban lãnh đạo BIDV trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ phải đảm bảo:
tăng trưởng - an toàn - hiệu quả(2), nhận thức được vấn đề đó là một cán bộ công tác
tại BIDV vì thế tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
(1) Thủ tướng Chính Phủ (2006), Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến
năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ -TTg ngày 29/12/2006 của Chính Phủ), Hà Nội.
(2) BIDV (2013), Chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015 (Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22 tháng 8 năm 2012), Hà Nội.
doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng rủi ro gian lận trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ thẻ tại BIDV, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế các rủi ro này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đầu tiên phải là nhận dạng, phân loại rủi ro gian lận trong hoạt động
kinh doanh thẻ của BIDV, các NHTM khác, trong nước và quốc tế.
- Thứ hai là phân tích nguyên nhân phát sinh các rủi ro gian lận đã nhận dạng,
có thể rút ra bài học kinh nghiệm;
- Thứ ba là đề xuất giải pháp, kiến nghị để hạn chế tối đa những rủi ro gian lận
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ, góp phần hạn chế tối đa tổn thất, đồng
thời nâng cao uy tín, thương hiệu tại BIDV đối với hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng
và hoạt động ngân hàng nói chung trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các loại rủi ro gian lận trong hoạt động kinh
doanh thẻ phát sinh tại thị trường Việt Nam, trong khu vực và thế giới, đặc biệt các
loại hình rủi ro gian lận mới phát sinh tại BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh thẻ rất đa dạng, phức tạp, bao gồm
nhiều hoạt động, nhiều nghiệp vụ và là cầu nối đối với các nghiệp vụ, sản phẩm khác
của ngân hàng.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV đồng
thời tổng hợp, đánh giá những rủi ro tổn thất thực tế xảy ra tại BIDV từ 2010 -2013.
+ Về không gian: Trong giới hạn của đề tài, luận văn nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề liên quan đến rủi ro gian lận có thể xảy ra trong quá trình phát hành và
thanh toán các loại thẻ tại BIDV và số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu các khách hàng
sinh sống và làm việc tại địa bàn tỉnh Trà Vinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính,
kết hợp khảo sát thực tế để tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, phân tích và luận giải
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu: từ các báo cáo, các qui định, qui trình của trung tâm thẻ BIDV,
các Ban quản lý rủi ro và thị trường BIDV, các các tạp chí, các website có liên quan;
nguồn dữ liệu được khảo sát thực tế là các khách hàng đã và đang sử dụng thẻ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh do chính tác giả điều tra, tổng hợp và xử lý.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt và thực hiện theo Nghị quyết của HĐQT số 1155/NQ-HĐQT ngày 22 tháng 8
năm 2012 “Về việc phê duyệt chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020 trở thành
ngân hàng bán lẻ đứng thứ 2 thị trường Việt Nam và là một trong 05 ngân hàng hoạt
động hiệu quả hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Để làm được điều đó, BIDV đã không
ngừng phấn đấu để đưa dịch vụ thẻ trở thành một phương tiện thanh toán đến đại đa số
khách hàng. Dịch vụ thẻ không những là một công cụ hữu hiệu để trả lương mà còn để
thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng, là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ ngân
hàng khác góp phần quan trọng thực hiện thành công chiến lược đề ra.
Bên cạnh việc phát triển dịch vụ thẻ thì vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần
phải hết sức được quan tâm. Bởi vì, cơ sở hạ tầng bảo mật của ngành tài chính - ngân
hàng nước ta nói chung và BIDV nói riêng vẫn còn lạc hậu và chưa có nhiều kinh
nghiệm so với khu vực và thế giới, trong khi người dân thì vẫn còn lơ là, chưa ý thức
trong việc bảo mật thông tin thẻ thì tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực thẻ trên thế
giới cũng như tại Việt Nam ngày càng tinh vi và phức tạp,thị trường thẻ Việt Nam là
thị trường mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống rủi ro,
gian lận, đây là cơ hội thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng để gian lận. Vì thế, phát triển
dịch vụ thẻ nhưng đồng thời phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro, gian lận và là giải
pháp cấp bách đối với BIDV vì rủi ro có thẻ xảy ra mọi lúc, mọi nơi với thủ đoạn tinh
vi và phức tạp mà chúng ta không thể lường trước được.
“Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm góp
3
phần thiết thực trong việc hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị lý luận và thực
tiễn về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ cho bản thân tôi và đồng nghiệp
trong quá trình kinh doanh, tác nghiệp, có thể nhận diện các loại rủi ro, gian lận có thể
xảy ra để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất về vật
chất, uy tín cho BIDV.
1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu trong bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ thẻ và rủi ro gian lận trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẻ.
Chương 3: Thực trạng rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại
BIDV.
Chương 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ thẻ tại BIDV.
Tóm tắt chương 1, tác giả đã nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp,
phạm vi, đối tượng tiến hành nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài đây là những
tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ THẺ VÀ RỦI RO GIAN
LẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ
2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ thẻ
2.1.1. Khái niệm, cấu trúc và phân loại thẻ
2.1.1.1. Khái niệm
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được phát hành bởi các
ngân hàng, các định chế tài chính, hoặc các công ty và người sở hữu thẻ có thể sử dụng
nó để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý
hoặc tại các máy rút tiền tự động.
Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy
định tại quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007
như sau: Thẻ ngân hàng là “phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực
hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”.
2.1.1.2. Cấu trúc của thẻ thanh toán
Để có thể nắm bắt toàn diện về nghiệp vụ kinh doanh thẻ, chúng ta hãy tìm hiểu
về cấu tạo kỹ thuật của một tấm thẻ.
Thẻ được cấu tạo bằng nhựa cứng (plastic) theo chuẩn quốc tế: hình chữ nhật
kích cỡ 96 mm x 54 mm x 0.76mm, gồm 2 mặt:
Mặt trước thẻ gồm những thông tin sau: biểu tượng và tên tổ chức phát hành,
thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế (đối với thẻ quốc tế), chip điện tử (đối với thẻ
thông minh), số thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, ký tự an ninh trên
thẻ, số mật mã của đợt phát hành.
Mặt sau thẻ gồm có dải băng từ (lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực,
tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành, mã số PIN cá nhân) và dải băng chữ ký.
5