Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

SKKN một số biện pháp giúp HS học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1.

1.

Lí do chọn đề tài

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy
học.một trong những nhiệm vụ của dạy học hiện nay là : hình thành và phát
triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cho cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
So sánh là một vấn đề mới và khó đối với học sinh lớp 3. Mặc dù có cấu trúc
đơn giản và gần gũi với học sinh song nó lại là một hình thức, một phương diện
diễn đạt nghệ thuật mà muốn có nó địi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình
tư duy - thao tác tư duy - tưởng tượng - liên tưởng - quan sát… So sánh có khả
năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu
tả sinh động, mặt khác so sánh cịn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể
sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Và để có được những điều kiện
trên địi hỏi con người phải có vốn kinh nghiệm sống bao nhiêu thì khả năng
liên tưởng , tưởng tượng ra những hình ảnh so sánh càng phong phú ý vị và độc
đáo bấy nhiêu. Học sinh tiểu học có đủ điều kiện cần thiết để có thể tiếp nhận và
sử dung so sánh trong hoạt động nói và viết của bản thân. Như vậy, chúng ta
thấy nội dung so sánh là một nội dung mới nhưng vô cùng quan trọng đối với
học sinh lớp 3. Nó khơng những cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú mà
còn giúp các em làm quen dần với cách nói nghệ thuật, cách diễn đạt có hình
ảnh, biểu cảm sinh động… đồng thời cũng nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách
các em, giúp các em trở thành những con người có tâm hồn nhân hậu, biết yêu
thiên nhiên cây cỏ, yêu con người, yêu quê hương đất nước. Vấn đề đặt ra ở đây
là chúng ta phải có tổ chức như thế nào và phải biết khởi nguồn như thế nào để
các em có thể phát huy được tối ưu khả năng học tập của mình.



Chính vì vậy, việc sử dụng “ Một số biện pháp giúp HS học tốt phép tu từ So
sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” giúp các em hiểu và cảm nhận
được những cái hay trong ngôn từ của Tiếng việt. Từ đó góp phần mở mang tri
thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu
quý Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh. Chính vì
những lí do trên mà tơi đã quyết định chọn đề tài này.
2. Mục đích của đề tài
* Đề xuất việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc những hiểu biết
ban đầu và rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
* Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân
môn Luyện từ và câu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhận thức rõ mục đích của đề tài tơi đặt cho mình nhiệm vụ sau:
* Tìm hiểu và điều tra thực trạng việc học biện pháp so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3
* Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
* Đề ra biện pháp giúp các em học tốt môn học này.
* Kiểm tra kết quả thu được khi áp dụng những biện pháp đó.
* Rút ra bài học kinh nghiệm và những đề xuất giúp học sinh biết thực hành, áp
dụng trong quá trình học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí luận


* Phương pháp điều tra
* Phương pháp thống kê số học...
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3.3, trường Tiểu học An Bình B.
6 Đối tượng nghiên cứu

* Sách giáo khoa Tiếng việt 3 tập 1
* Học sinh lớp 3.3 trường tiểu học An Bình B
7. Tính mới của đề tài:
Tơi thiết nghĩ, việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 đã được hầu hết các giáo
viên chúng ta thực hiện hàng ngày. Nhưng làm thế nào để giúp các em học sinh
học tốt và tạo cho các em hứng thú khi học về phép tu từ so sánh ở lớp 3 chính
là tính mới của đề tài này.

NỘI DUNG
A. Cơ sở khoa học
* Ngơn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với
phương pháp dạy học tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống các bộ phận
ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ,
có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ.
* “ So sánh” là cách nói rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như
trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh người viết có thể gợi ra những


hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc,
người nghe. So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình hiệu
quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển
trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá con người. Mặt
khác nó cịn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, giúp con
người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn.
* Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ mơn của khoa học giáo dục nên nó
phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Lí luận dạy học đại
cương cung cấp cho phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các
quy luật chung của việc dạy học mơn học. Nó vận dụng ngun tắc cơ bản của
lí luận dạy học theo đặc trưng của mình.
B. Thực trạng

1. Thuận lợi
* Về phía giáo viên
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Ban giám hiệu nhà trường nên tôi
dần dần quen với môi trường dạy học nơi đây và đang cố gắng hết mình để hồn
thành tốt mọi nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
- Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học của con em mình.
- Tổ chuyên mơn ln quan tâm, dự giờ đóng góp ý kiến về việc dạy học của
các thành viên trong tổ để chúng tơi hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang, đầy
đủ.
- Riêng bản thân tôi thì tơi ln cố gắng học hỏi đồng nghiệp để trau dồi thêm
kiến thức, kinh nghiệm cho mình.


* Về phía học sinh
Hầu hết các em đều có ý thức học tập, biết nghe lời thầy cô và bố mẹ.
2. Khó khăn
* Trường học đóng nơi đơng dân cư và học sinh là con em của cư dân khắp mọi
vùng miền.
* Phần lớn phụ huynh học sinh làm nghề cơng nhân nên họ ít có thời gian quan
tâm đến học sinh.
* Bước đầu các em được cung cấp một số kiến thức về phép tu từ so sánh mà ở
các lớp 1, lớp 2 học sinh chưa được làm quen với biện pháp nghệ thuật này nên
còn nhiều bỡ ngỡ đối với học sinh.

C. NỘI DUNG
1. Khái niệm “so sánh”
Theo từ điển Tiếng Việt thì so sánh được định nghĩa như sau: So sánh là tìm ra
những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước,
phẩm chất…

2. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở Tiểu học
Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu của
việc dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn kĩ năng. Thong qua việc giải
bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, nhân vật
hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu
từ so sánh và vận dụng được chúng vào trong giao tiếp hàng ngày.


Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ so
sánh , chương trình cịn u cầu học sinh biết vận dụng tu từ so sánh vào việc
nói và viết. Như là biết dùng hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong
làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. đây
cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh
tu từ khi làm các bài văn, kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 , lớp 5 sau này.
Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho học sinh lớp 3 còn ở mức độ
sơ giản, song thong qua đó chương trình cịn muốn bước đầu trang bị cho học
sinh những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hóa,
văn học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phá triển tư
tưởng, tình cảm và nhân cách học sinh.
3. Nội dung dạy học phép tu từ so sánh
* Nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong chương trình lớp 3 được học trong
7 tiết ở học kì I, cứ 2 tuần 1 tiết, chiếm khoảng 1/5 tổng số thời gian của chương
trình học kì 1. Cụ thể như sau:

Tuần Chủ điểm

Nội dung dạy học

Trang


1

Măng non

Làm quen với phép so sánh

8

3

Mái ấm

Tìm hình ảnh so sánh và tìm các 24
từ chỉ sự so sánh

5

Tới trường

So sánh hơn kém, cách thêm các 43
từ so sánh vào những câu chưa
có từ so sánh


7

Cộng đồng

So sánh sự vật với con người


58

10

Quê hương

Làm quen so sánh âm thanh với 79
âm thanh

12

Bắc – Trung

So sánh hoạt động với hoạt động 98

-Nam
15

Anh em một nhà Đặt câu có hình ảnh so sánh

126

* Phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 có các dạng
so sánh sau:
- So sánh: Sự vật - Sự vật.
Mơ hình này có các dạng sau:
A như B.
A là B.
A chẳng bằng B.
Trong đó:

+ A là sự vật thứ 1.
+ B là sự vật thứ 2.
Ví dụ:


"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
(TV3, t.1, tr. 8)
- So sánh: Sự vật - Con người.
Dạng của mơ hình so sánh này là:
A như B:

+ A có thể là con người.
+ B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.

Ví dụ:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
(TV3, t.1, tr.60)
- So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Cái so sánh và cái được so sánh đều là những hoạt động. Hoạt động của những
con vật, của cây cối, của những lồi tưởng chừng như vơ tri vơ giác song trong
phép so sánh chúng lại trở nên sinh động, có hồn. Với yêu cầu nhận diện những
hoạt động được so sánh với nhau, học sinh có cơ hội thâm nhập vào thế giới vơ
tri đó, biến chúng có tâm hồn để làm bầu bạn. Điều này, khơng chỉ kích thích
hứng thú học tập của các em mà còn cung cấp cho các em những nhìn mới lạ về
loại vật, cây cỏ... Những vật như tàu cau, như chiếc xuồng qua phép so sánh
bỗng trở nên sống động như là những người bạn gần gũi và thân thiết đối với
con người.
Ví dụ: Trong những đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với
nhau:



“Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi
có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền như
địi bú tí.”
(TV3, t.1, tr.98)
- So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Mơ hình này có dạng sau:
A như B:

+ A là âm thanh thứ 1.
+ B là âm thanh thứ 2.

Cái so sánh và cái được so sánh là âm thanh đó là tiếng suối với tiếng đàn, tiếng
chim với tiếng xóc của những rổ tiền đồng... Bất kì một âm thanh quen thuộc
hay không quen thuộc đều trở thành đối tượng của phép so sánh miễn là chúng
ta có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và một trình độ thẩm âm nhất
định.
Ví dụ: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(TV3, t.1, tr.80)
4. Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu
ở lớp 3
4.1. Bài tập nhận diện phép tu từ so sánh


Ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ;
đoạn văn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh
chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so

sánh, các đặc điểm so sánh... với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số
dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết.
Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh
Đây là dạng bài tập giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của phép so
sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra “cái
so sánh” và “cái được so sánh” trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại
xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp
các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
(TV3, t.1, tr.8)
Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh:
Dạng bài tập này không chỉ yêu cầu học sinh tìm những sự vật được so sánh với
nhau một cách riêng lẻ mà cịn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải
tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc khơng đầy đủ của phép so sánh. Những hình
ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn
mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.


Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, t.1, tr.24)
Dạng 3: Tìm các từ so sánh
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một
thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong
phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống,
như thể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng

như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng
bài tập tìm các từ so sánh.
Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau
a.

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời
b.

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c.

Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè


Trời là cái bếp lò nung
(TV3, t.1, t.43)
4.2. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh
Dạng này có 2 loại bài tập nhỏ. Đó là, tập nhận biết tác dụng của phép tu
từ so sánh và tập đặt câu có dùng phép so sánh. Ở loại thứ nhất, chương trình
khơng u cầu cụ thể học sinh phải chỉ ra tác dụng của phép so sánh mà học
sinh phải cảm nhận được cái hay của hình ảnh so sánh và diễn đạt cảm nhận ấy
thành lời. Ở loại thứ hai, sách giáo khoa đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua

các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về
hình thức, học sinh chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm
chuẩn để so sánh ở từng cặp. Cũng loại bài tập này cịn có dạng bài điền từ thích
hợp vào chỗ trống, bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu học sinh tìm ra cái để
làm chuẩn so sánh. Cái khó là các em phải tìm được những hình ảnh so sánh
hợp lí và sinh động.
* Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh
Để nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh một
hướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét của
riêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mang
đậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụ
của riêng mình.
Ví dụ: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
a.

Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.

b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.


c.

Cánh diều như dấu “á
Ai vừa tung lên trời

d.

Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,

Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)

Đây cũng là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, khả năng liên tưởng của các
em, tạo cơ hội cho các em hoá thân vào phép so sánh để cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của phép so sánh.
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
(TV3, t.1, tr.80)
* Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh


Đây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Với
những kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽ
tìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có
hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ
phù hợp điền vào chỗ trống để hồn chỉnh thành câu
Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh...
(TV3, t.1, tr.126)
Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a.
b.

Cơng cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...

Trời mưa, đường đất sét trơn như...

c.

Ở thành phố có nhiều tồ nhà cao như...
(TV3, t.1, tr.126)

5. Một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh học tốt phép tu từ so sánh
trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3
Nhìn chung, cách dạy hai loại bài tập này đều được thực hiện theo các
bước sau:
* Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời
giải thích).
* Giáo viên giúp học sinh chữa một phần của bài tập để làm mẫu.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.


* Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những
điểm ghi nhớ về phép tu từ so sánh.
Qua quá trình tìm hiểu một số phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học và
nghiên cứu tính khả thi của chúng trong việc dạy phép tu từ so sánh cho học
sinh lớp 3, tôi đưa ra một cách ứng dụng như sau:
5.1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ vào việc dạy phép tu từ so
sánh cho học sinh lớp 3
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học tiếng Việt nói chung
và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng. Giáo viên có thể vận dụng phương pháp
này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện
từ và câu. Sau đây, chúng tơi sẽ trình bày cách sử dụng phương pháp phân tích
ngơn ngữ vào dạy 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận
diện và bài tập vận dụng.

5.1.1. Đối với loại bài tập nhận diện
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1 (Tiếng Việt 3)
Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn
dưới đây:
a.

Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.

b.

Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c.

Cánh diều như dấu “á”


Ai vừa tung lên trời.
d.

Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động
Thao tác 1: Học sinh đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm

bằng mắt.
Thao tác 2: Giáo viên nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc kĩ các câu thơ, câu văn rồi
tìm ra những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn đó.
Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm việc theo nhóm hoặc cá
nhân)
Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho học sinh
Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu
Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả
Thao tác 1:Giáo viên treo bảng phụ có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu
trong sách giáo khoa
Thao tác: Học sinh báo cáo kết quả. Giáo viên dùng phấn gạch chân dưới những
sự vật được so sánh với nhau.


Thao tác: Học sinh cả lớp theo dõi phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét bổ
sung
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra bài học, thông qua các câu hỏi
dẫn dắt, gợi ý.
Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới về
phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu. Hướng phân
tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố
quan trọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh.
Hình thức tổ chức
Khi sử dụng này với hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh, GV
cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá
nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc.
5.1.2. Đối với loại bài tập vận dụng
Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ chủ yếu là thao
tác phân tích chứng minh và phân tích phán đốn. Vì vậy, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh các điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó.

Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3)
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: Quan sát từng cặp sự vật trong tranh


Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh
trong tranh.
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: Học sinh tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: Học sinh trình bày kết quả
Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết
được những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so
sánh với nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so
sánh.
5.2. Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so
sánh cho học sinh lớp 3
Đây là một phương pháp quan trọng trong việc dạy phép tu từ so sánh. phương
pháp rèn luyện theo mẫu thường được sử dụng trong việc tạo ra các hình ảnh so
sánh. Để áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, giáo viên có thể tiến hành
theo các bước sau đây:
* Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.
* Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu.
* Học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình.
* Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Sau đây, chúng tôi giới thiệu cách sử dụng phương pháp này vào việc dạy phép
tu từ so sánh cho học sinh.



Ví dụ:. Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở
bài tập 3.
M: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
(TV3, t.1, tr.43)
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ có ghi bài tập lên bảng, gọi 1 học sinh đọc yêu
cầu bài tập. Sau đó gọi tiếp 1 số học sinh đọc mẫu.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu
* Ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
* Từ nào là từ so sánh trong câu trên?
* Vì sao hai sự vật đó được so sánh với nhau?
* Khi so sánh các sự vật có đặc điểm giống nhau thì sẽ có những từ nào đẻ so
sánh?
* Giáo viên lưu ý: Có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nhgiax thay cho dấu
gạch nối trong cùng một câu: “Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao”; “Tàu dừa
- chiếc lược chải vào mây xanh.”
* Dựa vào câu trên, em hãy tỡm thờm những từ so sánh vào các câu cho phù
hợp.
Bước 3: Học sinh làm bài
Ví dụ:
* Quả dừa như là đàn lợn con nằm trên cao.


* Quả dừa như thể đàn lợn con nằm trên cao.
* Quả dừa tựa như đàn lợn con nằm trên cao.
……………………………………………….
Bước 4: Nhận xét, bổ sung.
Hay khi dạy dạng bài tập vận dụng phép tu từ so sánh cho học sinh , giáo viên

có thể đưa ra bài tập sau để củng cố cho học sinh về dạng này:
Ví dụ: Em hãy đặt 3 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với từ
sau:
a. Con đường
M: Con đường uốn cong như một dải lụa
Cách tiến hành: Cũng tương tự giống trên:
Bước 1: GV treo bảng phụ có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng
Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu
- Ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Con đường và dải lụa có đặc điểm gì giống nhau?
- Ở câu trên, từ nào là từ dùng để so sánh?
- Con đường cịn có thể so sánh với những sự vật nào?
- Dựa vào câu trên, với từ con đường em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng
phép tu từ so sánh


Bước 3: HS tập đặt câu
Ví dụ:
- Con đường thân thiết như một người bạn
- Con đường thẳng tắp như nét vẽ của một hoạ sĩ khổng lồ
Bước 4: Nhận xét, bổ sung.
5.3. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so
sánh cho học sinh lớp 3
Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong dạy học phép so sánh là giáo
viên đưa ra những bài tập tình huống để học sinh đặt mình vào hồn cảnh nói
năng, sản sinh ra những câu có sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp với hồn cảnh
giao tiếp. Những hình ảnh so sánh học sinh đưa ra là những hình ảnh so sánh
thỗ mãn nhu cầu giao tiếp cụ thể.
Hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên so sánh cái này với cái kia, người
này với người kia. Bất kì sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so

sánh. Vì vậy, đây là phương pháp rất gần gũi đối với học sinh, tích cực hoá được
hoạt động học tập của học sinh.
5.4. Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so
sánh cho HS lớp 3
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đặt học sinh vào trong giao tiếp, đưa các
em vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, yêu cầu các em hoạt động giao tiếp để
từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng
phép so sánh trong giao tiếp. Qua hoạt động nhóm, giáo viên đánh giá được khả
năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của
học sinh.


Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với việc dạy phép so sánh tu từ cho
học sinh. Có thể sử dụng phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản của
phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Tuy nhiên, phương
pháp thảo luận nhóm được tiến hành trên 2 loại bài tập này gần giống nhau nên
chúng tơi chỉ trình bày một cách thức tổ chức thảo luận nhóm.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy loại bài tập nhận diện.
Bài: Luyện từ và câu Tuần 3 (TV3, t.1, tr.24)
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)
Bước 2: Phát phiếu giao việc, học sinh thảo luận và cùng nhau giải quyết các
câu hỏi trong phiếu.
Phiếu giao việc
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
a.

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời.

b.

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm


c.

Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lị nung
d.

Những đêm trăng sáng, dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3,t.1, tr.8)

2. Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu thơ trên
Bước 3: Thơng qua thảo luận nhóm giải quyết các bài tập trong phiếu giao việc,
dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ rút ra những kiến thức sau:
1. Các hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn là:
a.

Mắt hiền sáng tựa vì sao

b.


Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm

c.

Trời là cái tủ ướp lạnh - Trời là cái bếp lị nung

d.

Dịng sơng là một đường trăng lung linh dát vàng.

2. Các từ chỉ sự so sánh trong câu trên là: Tựa – như – là – là - là.
Tóm lại, phương pháp thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc
dạy kĩ năng nhận diện và vận dụng phép tu từ của học sinh. Phương pháp này


góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp và giáo dục cho học sinh tính tập thể trong
học tập.
5.5. Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép
tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, chúng tơi nhận thấy, phương pháp
trị chơi học tập tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh với
mục đích ơn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh. Ngoài ra, sử
dụng phương pháp này cịn nhằm phát triển trí thơng minh, khả năng sáng tạo
để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả
tốt.
Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
* Về mục đích: Trị chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu từ so
sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp.

* Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh. Thực chất, đây là
những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh.
* Hình thức chơi: Các trị chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp
tuỳ vào nội dung trị chơi. Trị chơi có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc do học
sinh tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong
học tập.
* Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ hồn cảnh và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực
hiện trò chơi đơn giản (khơng cần chuẩn bị cơng phu) hay trị chơi có phần phức
tạp (phải chuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến
thức và tăng hứng thú học tập.


Ví dụ: Trị chơi Thử tài so sánh
Trị chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần 15,
(TV3, t.1, tr.124) (Phần củng cố).
1. Mục đích:
* Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so
sánh đúng
* Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng.
2. Chuẩn bị:
* Làm các tấm bìa bắng giấy cứng (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi 6 từ
sau: đọc, nói, trắng, đỏ, đẹp, nhanh đánh số thứ tự từ 1 đến 6 đính lên bảng
.* Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả.
3. Cách tiến hành:
* Cho cả lớp tham gia, chia lớp làm hai đội, trọng tài cho bốc thăm xem đội nào
chơi trước.
* Đội nào chọn thẻ số nào thì đội đó đọc thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh
có chứa từ có trong tấm bìa. Nếu đọc đúng thì có quyền chỉ định 1 bạn bất kì
trong đội bạn tiếp tục cuộc chơi.

* Mỗi trường hợp đúng được 5 điểm; sai hoặc không trả lời được thì khơng
được điểm và bị mất lượt chơi..
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
* Dựa vào điểm số của từng đội “thử tài so sánh’’ biểu dương đội thắng cuộc


×