Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hướng dẫn học sinh lớp 8 đọc hiểu bài thơ muốn làm thằng cuội của tản đà từ đặc trưng loại hình tác giả giao thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM TH TRINH

HƯớNG DẫN HọC SINH LớP 8 ĐọC HIểU
BàI THƠ MUốN LàM THằNG CUộI CủA TảN Đà
Từ ĐặC TRƯNG LOạI HìNH TáC GIả GIAO THờI

LUN VN THC S S PHM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ TRINH

HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8 ĐỌC HIỂU
BÀI THƠ MUỐN LÀM THẰNG CUỘI CỦA TẢN ĐÀ
TỪ ĐẶC TRƢNG LOẠI HÌNH TÁC GIẢ GIAO THỜI

Chuyên ngành : Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số

: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ái Học

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong tổ bộ môn
Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Khoa Ngữ Văn - Trƣờng Đại học
Quốc gia - Đại học Giáo dục Hà Nội và Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã
đóng góp những ý kiến q báu giúp cho tơi thực hiện luận văn này đƣợc
hồn thiện hơn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ái Học - Ngƣời thầy
đã tận tình hƣớng dẫn và dành nhiều cơng sức giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị em đồng nghiệp, tới gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành công việc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Thị Trinh

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. HS

: Học sinh


2. GV

: Giáo viên

3. LĐC

: Lớp đối chứng

4. LTN

: Lớp thực nghiệm

5. NXBGD : Nhà xuất bản Giáo dục
6. THCS

: Trung học cơ sở

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........ 8


1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 8
1.1.1. Loại hình văn học và nghiên cứu loại hình ............................................. 8
1.1.2. Loại hình nhà thơ giao thời ở Tản Đà ..................................................... 9
1.1.3. Tản Đà- Kiểu nhà thơ giao thời trung - cận đại .................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC
HIỂU BÀI THƠ MUỐN LÀM THẰNG CUỘI THEO ĐẶC TRƢNG THI
PHÁP NHÀ THƠ GIAO THỜI TẢN ĐÀ ........................................................ 28

2.1. Thế giới nghệ thuật thơ Tản Đà mang đặc điểm loại hình nhà thơ
giao thời ........................................................................................................... 28
2.1.1. Tản Đà - Kiểu nhà thơ mới giao thời .................................................... 28
2.2. Các nội dung hƣớng dẫn đọc - hiểu bài thơ “Muốn làm thằng
Cuội” - Tản Đà từ đặc trƣng loại hình tác giả giao thời ................................ 69
2.2.1. Hƣớng dẫn học sinh khai thác yếu tố thi pháp của thơ ca trung
đại và sự vận dụng yếu tố văn học dân gian ................................................... 69
2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh khai thác yếu tố lãng mạn hiện đại trong
bài thơ .............................................................................................................. 69
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 77

3.1. Mô tả thực nghiệm ................................................................................... 77
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 77
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................................... 77
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 77

iii


3.2.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 77
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ............................................................................. 78

3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ......................................................... 79
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 79
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................... 79
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 80
3.4.1. Biện pháp đánh giá ................................................................................ 80
3.4.2. Hƣớng đánh giá ..................................................................................... 81
3.5. Kết quả thực nghiệm, nhận xét, đánh giá ................................................. 81
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau bài học ................ 81
3.5.2. Kết quả điều tra ý kiến từ phía giáo viên và học sinh ........................... 82
3.5.3. Nhận xét đánh giá chung ....................................................................... 83
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ............................................................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 96

1. Kết luận ....................................................................................................... 96
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 97
3. Hƣớng phát triển của đề tài ......................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Tổng kết mức độ hứng thú với bài học thực nghiệm ..................... 81
Bảng 3.2. Tổng kết điểm kiểm tra của học sinh.............................................. 82
Bảng 3.3. Phân loại kết quả............................................................................. 82


v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học văn vừa là một khoa học, vừa là nghệ thuật. Mỗi ngƣời thầy có
một cách thực hiện khác nhau, khó có một khuôn mẫu nào cho một giờ học
văn chƣơng. Tuy ngƣời thầy dạy học theo những định hƣớng mục tiêu của
từng tác phẩm, từng bài cụ thể thì ngƣời thầy cũng phải không ngừng học hỏi,
đổi mới về phƣơng pháp để tạo ra những sản phẩm là các tiết học sáng tạo và
có hiệu quả cao hơn. Hay nói khác đi, ngƣời thầy chính là một “đạo diễn” tài
ba xử lý kịch bản một cách không phải theo kiểu dập khuôn, máy móc kiểu
câu chữ, mà ln có sự sáng tạo trong vai trị ngƣời “đạo diễn” của mình để tổ
chức cho các “diễn viên” học sinh biết cách tự chiếm lĩnh kịch bản bài học
một cách chủ động, tích cực, làm cho kịch bản bài học đƣợc truyền tải một
cách thông minh và hiệu quả nhất.
Thơ văn Tản Đà là một hiện tƣợng phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu
dạy học thơ văn Tản Đà gặp phải rất nhiều khó khăn đối với ngƣời giáo viên
hiện nay. Do đó cần phải có nhiều cơng trình nghiên cứu để tiếp tục tìm ra các
phƣơng pháp, biện pháp dạy học có hiệu quả.
Nghiên cứu thực tế việc dạy học thơ văn Tản Đà trong trƣờng phổ
thơng hiện nay đã có, song có thể nói chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đi
sâu vào nghiên cứu dạy học thơ văn Tản Đà theo hƣớng đặc trƣng loại hình.
Tản Đà là tác giả văn học lớn của dân tộc, có đóng góp nhiều mặt cho
tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Thơ Tản Đà đã đƣợc chọn đƣa vào
chƣơng trình ngữ văn phổ thơng trong một thời gian dài. Đã có nhiều tài liệu
hƣớng dẫn dạy học thơ Tản Đà nói chung và dạy học bài thơ “Muốn làm
thằng Cuội” nói riêng. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình hƣớng dẫn dạy học thơ
Tản Đà nào xuất phát từ đặc trƣng loại hình để tiến tới nhận diện, phân xuất
về những đặc điểm của một nhà thơ giao thời, là tiền đề cho việc hƣớng dẫn

học sinh đọc hiểu bài thơ đúng đặc trƣng, bản chất của loại hình thơ để tiến
tới khám phá chiều sâu và ý nghĩa phong phú của nó.

1


Việc đổi mới dạy học văn trong nhà trƣờng phổ thơng nói chung và
THCS nói riêng đang đặt ra những yêu cầu mới, sao cho phát huy đƣợc chủ
thể ngƣời học theo định hƣớng khoa học và đạt đƣợc đƣợc các mục tiêu giáo
dục đề ra.
Luật Giáo dục (2005- Điều 28. Mục 2) của nƣớc ta nhấn mạnh:
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[ 17, tr. 145]
Thực tế việc dạy học mơn Văn trong nhà trƣờng chƣa hoặc ít chú trọng
đến đặc trƣng loại hình mà mới chỉ quan tâm phƣơng diện loại thể. Việc phân
tích tác phẩm chủ yếu vẫn là bình luận trên phƣơng diện câu chữ, và tán dƣơng
theo đặc trƣng thể loại mà chƣa chú trọng đặc trƣng loại hình, dẫn đến khơng
hiểu hoặc lúng túng khi xếp những hiện tƣợng văn học vào vị trí nào trong tiến
trình phát triển của nó. Điều này đã thành mối bận tâm của các nhà lí luận,
nghiên cứu, nhà giáo ở nƣớc ta trong suốt thời gian qua khi đƣa ra những
hƣớng tiếp cận mới trong việc dạy học thơ văn Tản Đà ở trƣờng phổ thông.
Nhƣ vậy để tiến tới đánh giá ngày càng đúng hơn những đóng góp lớn
của thơ Tản Đà đối với lịch sử văn học dân tộc đòi hỏi chúng ta phải đƣa ra
đƣợc những đổi mới trong việc dạy học thơ văn Tản Đà theo hƣớng tiếp cận
mới trong đó có hƣớng tiếp cận theo đặc trƣng loại hình. Từ đó cần tìm hiểu
thơ của ơng một cách tồn diện hơn, xem xét thơ ông nhƣ một chỉnh thể, một
thế giới nghệ thuật có quy luật nội tại, đặt nó trong tiến trình vận động - đổi

mới thơ ca Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại với loại
hình nhà thơ giao thời và một nhà thơ trữ tình độc đáo - ngƣời đã “dạo những
bản đàn mở đầu cho cuộc hịa nhạc tân kì đƣơng sắp sửa” [ 25, tr. 14]
Tuy nhiên vấn đề chúng tôi quan tâm ở đây là đối tƣợng ngƣời học là
học sinh lớp 8 còn khá non nớt trong tƣ duy và cách hệ thống các vấn đề.

2


Chính vì vậy nên khi nghiên cứu và đề xuất hƣớng dạy học thơ văn Tản Đà
nói chung và bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nói riêng theo đặc trƣng loại
hình, chúng tơi cần phải áp dụng phù hợp với đối tƣợng ngƣời học (HS lớp 8)
để vừa đảm bảo đƣợc tính khoa học, đồng thời vừa mang tính vừa sức, sát đối
tƣợng. Tức là không đặt nặng vấn đề khái niệm và các thuật ngữ phức tạp
hay khó hiểu với học sinh lớp 8 nhƣ: loại hình, phạm trù... mà đơn giản hóa
nó, lồng ghép trong tiết học, đặt nó trong chỉnh thể của bài học chứ khơng
tách rời riêng lẻ.
Xuất phát từ các lí do trên nên chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
khoa học: “Hướng dẫn học sinh lớp 8 đọc hiểu bài thơ “Muốn làm thằng
Cuội” của Tản Đà từ đặc trưng loại hình tác giả giao thời”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, gần 80 năm trơi qua đã có
khoảng hơn 300 cơng trình đề cập, giới thiệu, nghiên cứu, phê bình, bình
luận… về cuộc đời và thơ văn Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu cho thấy vai trị
và sức ảnh hƣởng khơng nhỏ của thơ văn Tản Đà trong lòng bạn đọc. Tuy
rằng đã có những thời kỳ thơ văn Tản Đà đã từng bị cơng kích khá dữ dội,
nhƣ: Phạm Quỳnh đã phê phán Tản Đà trên báo Nam Phong nhằm mục đích
xây dựng một nền quốc học mới, hay khi “Thơ Mới” xuất hiện, Tản Đà trở
thành đối tƣợng chế diễu trên báo ngày nay của nhóm Tự Lực Văn Đồn. Tuy
nhiên, từ khi Tản Đà mất đi (1889 -1939), thơ Tản Đà đƣợc đề cao trở lại trên

một nhận thức mới hơn. Ngƣời ta bắt đầu nhận thấy “Công của thi sỹ Tản Đà”
mở đầu cho Thơ Việt Nam hiện đại với hàng loại những bài viết ca ngợi Tản
Đà, nhƣ: Lƣu Trong Lƣ, Trƣơng Tửu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Triệu Luật,
Xn Diệu, Nguyễn Cơng Hoan… cũng từ đó đến nay, Tản Đà đƣợc các nhà
nghiên cứu khắp cả nƣớc tiếp tục tìm hiểu, đánh giá trên nhiều phƣơng diện.
Xuất phát từ lịch sử dạy học thơ văn Tản Đà trong nhà trƣờng phổ
thông từ trƣớc 1945 đến nay thƣờng theo hƣớng phân tích, bình luận, bình
giảng trên các mặt nột dung và nghệ thuật theo nội dung xã hội nhƣ yêu
nƣớc, nội dung chính trị, giai cấp… chƣa xuất phát từ đặc trƣng loại hình.
3


Sau này mới có một số cơng trình nghiên cứu về đặc điểm thi pháp thơ văn
Tản Đà của Tiến Sĩ Nguyễn Ái Học - giảng viên Trƣờng Đại học sƣ phạm
Hà Nội nhƣ:
- Nguyễn Ái Học: Tìm hiểu một số yếu tố ngơn ngữ thơ Tản Đà, tạp chí
ngơn ngữ và đời sống số 8, (1930)-2006), (trang 13-15).
- Nguyễn Ái Học: Một hƣớng tổ chức dạy học bài thơ “Hầu trời” của
Tản Đà trong “Phƣơng pháp tƣ duy hệ thống trong dạy học”- Nhà xuất bản
giáo dục năm 2010.
- Nguyễn Ái Học: Thi pháp thơ Tản Đà - Luận án Tiến Sĩ (2006)
- Nguyễn Ái Học: Khi Tản Đà muốn làm thằng Cuội - Phƣơng pháp tƣ
duy hệ thống trong dạy học Văn.
- Trần Đình Hƣợu - Lê Chí Dũng - Văn học Việt Nam 1900 - 1930
(Chƣơng VI: Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu).
Nhƣ vậy, nhìn lại lịch trình nghiên cứu thơ Tản Đà ngƣời ta đã nói đến
các yếu tố của thi pháp Tản Đà nhƣ giọng điệu, không gian, thời gian thơ,
ngôn ngữ… thành hệ thống, thấy đƣợc đặc trƣng loại hình của một nhà thơ
giao thời. Từ đó có thể đánh giá đúng mức giá trị của thơ văn Tản Đà một
cách toàn diện và sâu sắc. Đặc biệt là đã chú ý đến sự hiện diện của tác giả

nhƣ một chủ thể nghệ thuật.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi vận
dụng vào nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết loại hình
vào dạy học tác phẩm văn chƣơng, cụ thể là: Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu
bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” - Tản Đà theo đặc trƣng loại hình (Sách
giáo khoa Ngữ Văn 8 - Tập I - Chương trình THCS), góp phần đổi mới
phƣơng pháp, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy học Ngữ Văn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chƣơng. Nghiên cứu vận dụng
lý thuyết loại hình vào dạy học loại hình nhà thơ giao thời (trung đại sang

4


hiện đại) ở trƣờng Trung học cơ sở mà cụ thể là Tản Đà với bài thơ và dạy
học bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của lí thuyết loại hình để ứng
dụng vào dạy học thơ văn giao thời Việt Nam. Trong phạm vi đề tài này, tôi
chọn dạy học bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà và tiến hành xây
dựng giáo án thực nghiệm ở trƣờng Trung học cơ sở. Cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu thơ văn Tản Đà.
- Nghiên cứu việc dạy học thơ Tản Đà.
- Nghiên cứu việc dạy học bài thơ: Muốn làm thằng Cuội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của lý thuyết loại hình trong
văn học.
- Nghiên cứu đặc điểm loại hình thơ Tản Đà.

- Nghiên cứu bài thơ: “ Muốn làm thằng Cuội” - Tản Đà.
- Nghiên cứu các biện pháp, con đƣờng dạy học bài thơ “ Muốn làm
thằng Cuội” - Tản Đà theo đặc trƣng loại hình.
- Tổ chức thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài thơ “Muốn làm
thằng Cuội” - Tản Đà theo đặc trƣng loại hình tác giả giao thời nhằm kiểm
chứng, đánh giá kết quả nghiên cứu. từ đó rút ra kết luận,đề xuất, kiến nghị.
- Điều tra kết quả thực nghiệm để từ đó phân tích, đánh giá tính hiệu
quả của nó.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho đề tài, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp sau:
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận và thực tiễn
Phân tích và tổng hợp những cơng trình, bài viết của các nhà lí luận và
nghiên cứu về lý thuyết loại hình trong văn học, về dạy học tác phẩm của Tản
Đà trong nhà trƣờng phổ thơng đề hình thành cho vấn đề nghiên cứu.

5


6.2. Phương pháp so sánh
So sánh đặc điểm loại hình nhà thơ giao thời với đặc trƣng thi pháp của
các nhà thơ trung và hiện đại khác để làm nổi bật những nét cũ và mới, những
tiền đề của nền thơ lãng mạn hiện đại sau này.
6.3. Phương pháp thực nghiệm:
Chọn mẫu, xây dựng, thiết kế giáo án thể nghiệm nhằm định hƣớng
một phƣơng pháp dạy học mới áp dụng lý thuyết loại hình và loại hình nhà
thơ giao thời vào dạy học bài thơ Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phƣơng pháp thƣờng dùng khác
trong nghiên cứu khoa học nhƣ: quan sát, trắc nghiệm thống kê, phân loại,
tổng hợp…

7. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn
7.1. Giả thuyết khoa học
Luận văn đề xuất và ứng dụng lý thuyết loại hình vào dạy học Văn
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học các tác giả văn học giao thời nói chung và
loại hình nhà thơ giao thời Tản Đà nói riêng trong nhà trƣờng phổ thông tiến
tới ứng dụng dạy học tác phẩm cụ thể Muốn làm thằng Cuội đạt hiệu quả cao
nhất. Cụ thể:
Việc hƣớng dẫn học sinh lớp 8 đọc hiểu bài thơ “Muốn làm thằng
Cuội” - Tản Đà theo đặc trƣng loại hình tác giả giao thời sẽ giúp cho giáo
viên và học sinh THCS tiến hành đọc hiểu bài thơ này cũng nhƣ các tác phẩm
văn học giao thời khác, đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật nhằm nâng
cao hiệu quả của việc dạy học văn.
7.2. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về dạy học thơ văn
Tản Đà nói chung và dạy học bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nói riêng theo
đặc trƣng loại hình với mục đích để nhận diện, phân xuất về những đặc điểm
của nhà thơ giao thời, làm tiền đề cho việc hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu bài
thơ này theo đúng đặc trƣng bản chất của loại hình thơ để khám phá đƣợc

6


chiều sâu và ý nghĩa phong phú của bài thơ cũng nhƣ góp thêm một hƣớng
dạy học mới cho phần văn thơ Tản Đà trong trƣờng Phổ thông hiện nay. Từ
đó giúp chúng ta nhận diện bản chất của nhà thơ Tản Đà là một nhà thơ giao
thời và một nhà thơ trữ tình độc đáo, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy
học Ngữ văn hiện nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn đƣợc viết trong 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2. Những nnội dung hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ '
Muốn làm thằng Cuội" theo đặc trƣng thi pháp nhà thơ giao thời Tản Đà.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Loại hình văn học và nghiên cứu loại hình
1.1.1.1. Khái niệm loại hình
Theo Từ điển Tiếng Việt, loại hình là “Tập hợp sự vật, hiện tƣợng cùng
có chung những đặc trƣng cơ bản nào đó.” [12, tr. 229]
1.1.1.2. Loại hình trong nghiên cứu văn học
Kể từ khi phƣơng pháp nghiên cứu văn học theo đặc trƣng loại hình ra
đời, ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho phƣơng pháp này là nhà nghiên cứu văn
học ngƣời Nga Vladimir Propp. Cịn ở nƣớc ta, cơng trình nghiên cứu văn học
theo hƣớng loại hình là của giáo sƣ Đinh Gia Khánh với cuốn "Sơ bộ tìm hiểu
truyện Tấm Cám".
Hiện nay, phƣơng pháp loại hình là một trong những phƣơng pháp
tổng quan, có thể đƣợc áp dụng cho nhiều bộ môn của ngành nghiên cứu văn
học. Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học, có những hiện tƣợng nếu chỉ đƣợc
nghiên cứu một cách riêng biệt, thì ta khó có thể xác định đƣợc danh tính và
giá trị của nó, bởi lẽ ta khơng có đƣợc các tiêu chuẩn và hệ quy chiếu của nó
để dựa vào đó mà đánh giá nó. Đặc biệt là đối với những hiện tƣợng mới, nếu
ta xác định đƣợc loại hình của nó, thì ta chỉ việc lấy các tiêu chuẩn và ý nghĩa
của loại hình đó để gán cho nó là có thể rất dễ dàng đánh giá đƣợc giá trị của
nó. Nếu khơng xác định đƣợc loại hình của nó, thì ta suốt đời loay hoay với

nó nhƣ đứng trƣớc một con vật lạ mà khơng biết gọi tên nó là gì, và nhƣ thế
thì dĩ nhiên ta khơng thể biết đƣợc nó có ý nghĩa giá trị gì đối với chúng ta.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “loại hình” có lẽ mới xuất hiện từ những năm
1970, nhƣng trên thực tế thì những năm 1960 ở Việt Nam cũng đã có việc
thực hành phƣơng pháp loại hình. Qua bằng chứng là cuốn sách của nhà
nghiên cứu giáo sƣ Đinh Gia Khánh: "Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của

8


truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám" (NXB Hà Nội 1968). Ông là ngƣời đầu
tiên ở nƣớc ta đƣợc coi là ngƣời áp dụng phƣơng pháp loại hình trong nghiên
cứu văn học một cách có ngun tắc.
1.1.2. Loại hình nhà thơ giao thời ở Tản Đà
1.1.2.1. Khái niệm giao thời
“Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì
khác,cái mới,cái cũ đan xen với nhau,thƣờng có mâu thuẫn xung đột,chƣa ổn
định” [12, tr. 378]
1.1.2.2. Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930
Có thể nói sở dĩ thơ văn Tản Đà mang đặc trƣng loại hình nhà thơ giao
thời là một tất yếu của một giai đoạn văn học chuyển giao giữa cũ và
mới,giữa trung đại và hiện đại,giữa Á và Âu. Tính giao thời trong văn học là
đề cập đến những chuyển biến hết sức phức tạp cùa văn học trong một khoảng
thời gian nhất định để đƣa nền văn học bƣớc sang một thời kì mới. Sự chuyển
giao giữa cũ và mới không phải diễn ra ngay để nhận biết, mà nó có sự thải
hồi có lúc âm ỉ, dần dần và có thể nói nó diễn ra quyết liệt và không phân
thắng bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp của nội dung và hình
thức sáng tác cũ và mới đan xen nhau,nền văn học cũ đã khắc phục dần những
hạn chế từng cách tân,còn nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện
đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy văn học giai

đoạn này có một diện mạo đặc biệt tạo nên một đặc trƣng riêng biệt không
giống hay trùng lặp với các nền văn học trƣớc và sau nó.
Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930 là
giai đoạn văn học có tính chất giao thời. Đây là thời kì chuyển hóa,tập hợp
để chuẩn bị cho sự ra đời của nền văn học hiện đại sau đó: “Văn học của cả
giai đoạn 1900-1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó đƣợc biểu
hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lƣợng sáng
tác,hai công chúng với hai quan niệm văn học hai ngôn ngữ văn học ở hai
địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi cùa nền văn học mới đang tiến đi thay

9


thế nền văn học cũ tuy đã ở trên đã suy tàn nhƣng vẫn cịn giữ một vị trí
đáng kể, vẫn còn một tác dụng nhất định trong sự đi lên của văn học dân
tộc” [15, tr.29].
Nguyễn Đình Chú đã viết: “Lịch sử văn học xét cho cùng là lịch sử
cách tân văn học” [1, tr.115]. Nguyễn Đình Chú - Tài liệu bồi dƣỡng giảng
dạy ở dạng SGK lớp 11 CCGD môn văn học - Hà Nội 1991. Theo ông thì có
hai mức độ cách tân đó là: Cách tân trong nội bộ một phạm trù văn học và
cách tân có ý nghĩa chuyển từ phạm trù văn học này sang phạm trù văn học
khác và sự thay đổi phạm trù văn học là sự cách tân có tính đồng bộ, tồn diện
về cả lực lƣợng sáng tác cơng chúng thƣởng thức, về phƣơng diện văn học và
phƣơng thức tồn tại của văn học,về đề tài, về thể loại hay quan niệm nghệ
thuật…Và để thực hiện nó địi hịi phài có một khồng thời gian nhất định với
sự chuyển hóa ở nhiều mức độ khác nhau: có khi âm thầm, nhƣng có khi cũng
rất quyết liệt, gay go, phức tạp. Có thể xem 30 năm đầu của thế kỉ là chặng
đƣờng đầu của sự cách tân văn học.Tính giao thời của văn học thể hiện rõ
nhất trong giai đoạn này.
1.1.2.3. Các biểu hiện của tính giao thời trong văn học 1900-1930

Khi nghiên cứu giai đoạn văn học 1900-1930 ta có thể nhận ra các biểu
hiện của tính giao thời: Lúc này có sự tồn tại song song của hai lực lƣợng
sáng tác,hai phƣơng pháp thể hiện,hai quan niệm sáng tác,hai loại cơng
chúng…Nhƣng đó chỉ là những bề nổi của tình hình văn học lúc đó,mà điều
cốt yếu là ta phải bóc tách đƣợc lớp vỏ bọc bề ngồi cùa nó để khai thác mọi
vấn đề tiềm ẩn trong nó mới có thể nhìn nhận đƣợc tính chất và nội dung cốt
lõi của tính giao thời trong văn học.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có sự đan
xen phức tạp nhƣng cũng rất tích cực giữa cũ và mới trong sáng tác cùa một
tác giả,đôi khi sự đan xen đó cịn tồn tại ngay trong chính cùng một tác phẩm.
Hai yếu tố cũ và mới về cả nội dung và nghệ thuật đƣợc kết hợp nhuần
nhuyễn trong rất nhiều thể loại khác nhau tạo ra những giá trị đặc biệt mà

10


chƣa thể xếp vào nền văn học trung đại hay hiện đại. Tuy nhiên ta có thể dễ
dàng nhận ra những biểu hiện của tính giao thời trong văn học giai đoạn này ở
các mặt sau:
a. Trƣờng hợp nội dung mới thể hiện trong những hình thức cũ
Đây là trƣờng hợp phổ biến trong dòng văn học yêu nƣớc và cách
mạng. Mục đích của dịng văn học này đã tập trung thể hiện những nội dung
mới trong những hình thức nghệ thuật chƣa có gì thay đổi. Ngƣời ta bắt đầu
nói tới tƣ tƣởng yêu nƣớc mới. Lúc này yêu nƣớc và trung qn khơng cịn đi
đơi với nhau mà yêu nƣớc gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc,bảo tồn
“nòi giống” và đi đến xã hội theo con đƣờng cách mạng dân chủ tƣ sản. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc tƣ tƣởng dân chủ, dân quyền đƣợc đƣa ra
và đƣợc xem là mục tiêu của phong trào cách mạng,chủ nghĩa anh hùng đƣợc
xác lập và phồ biến rộng rãi…Tất cả các nội dung trên đều đƣợc thể hiện là
các thể loại văn học của các nhà nho xƣa và chữ Hán vẫn là ngôn ngữ phổ

biến để truyền tải các nội dung trên. Văn xi vẫn cịn nặng tính chất biền
ngẫu, vẫn cịn thơng dụng với các nhà chí sĩ cách mạng thời kì này. Thời kì
này các tác giả đã có ý thức đƣa các vấn đề mới vào văn học với mục đích
tun truyền,vận động cách mạng.Hay nói cách khác là họ đã chú ý việc dổi
mới nội dung sáng tác nhƣng chƣa chú trọng tới yếu tố nghệ thuật đổi mới
theo kiểu “bình cũ, rƣợu mới”.
Khơng chỉ ở văn học cách mạng mà cả văn học hợp pháp các hình
thức,nghệ thuật cũ vẫn đƣợc sủ dụng trong các sáng tác: Đông Hồ,Tƣợng
phố, Hồng Ngọc Phách đã thổ lộ tình cảm thầm kín, riêng tƣ của mình bằng
những hình ảnh cũ kĩ thơng qua các bài thơ Đƣờng cổ kính xen giữa những
câu văn xuôi,văn biến ngẫu. Họ đã thổi vào văn chƣơng hợp pháp bấy giờ
một nỗi buồn mênh mông,da diết. Nói nó mới là mới so với nỗi buồn trong
thơ trƣớc đây nhƣng cũng chƣa phải là nỗi buồn của những nhà thơ liên
quan giai đoạn 30 - 45. Trong sáng tác của họ đã chuẩn bị cho sự ra đời của
Thơ Mới về sau.

11


b. Sự ra đời của một số thể loại văn học mới
Ở giai đoạn đầu của thế kỉ XX do ảnh hƣởng sâu sắc của nền văn
phƣơng tây,đặc biệt là nền văn học Pháp công tác dịch thuật, họ đã dần
chuyển sang công tác tác phẩm văn học Pháp. Và kết quả là sự ra đời của tiểu
thuyết truyện ngắn, kịch… Đó là những thể loại mới thể loại văn học hiện
đại.Họ đã từng bƣớc đẩy lùi văn chƣơng Hán ngữ, những cách viết dùng điển
tích,điển cố cách nói ƣớc lệ… để cố gắng đƣa vào đó thứ ngơn ngữ bình dị
đơi khi là gẩn gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân và xây dựng thế giới nhân
vật. Có thể nói,họ đã có nhƣng đổi mới đáng kể và rõ nét về mặt nghệ thuật
mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định.Điều muốn nói ở đây là
trong lớp vỏ có phần mới mẻ ấy,họ vẫn tiếp tục thể hiện những nội dung cũ

kĩ,thậm chí là lạc hậu và lỗi thời. Trong 30 năm đầu thế kỉ vẫn còn nhiều nhà
tiểu thuyết ở Nam Bộ,nhà viết kịch ở Bắc Bộ vẫn tiếp tục thể hiện nhƣng vấn
đề đạo lí trong sáng tác của mình. Tuy nhiên đạo lí đó có phần nào đã vượt
qua quan niệm Nho giáo và tiến dần đến đạo lí bình dân của tuyệt đại đa số
dân chúng.
c. Sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới
Đây là hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật là hiện tƣợng phổ biến
nhất trong giai đoạn văn học ở đầu thế kỉ XX. “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc
Phách là một tác phẩm tiêu biểu cho sự pha tạp hai giá trị truyền thống và
hiện đại. Hoàng Ngọc Phách đã để cho hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thủy
giằng co giữa hai con đƣờng chạy theo tình yêu tự do hay chấp nhận những
quy tắc nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến Đạm Thủy đã khuyên Tố Tâm đi
lấy chồng để trọn đạo chữ hiếu đạo và chàng giữ đƣợc chữ Tín nhƣng lịng thì
vẫn khơng muốn rời xa Tố Tâm. Cịn Tố Tâm thì ln khẳng ln khẳng
định tình u của mình: “Em đã u anh thì khơng thể u ai đƣợc nữa mà
cũng khơng muốn u ai. Đã khơng u thì khơng lấy”. Nhƣng rồi nàng
cũng phải cân nhắc giữa tình yêu chân chính và chữ hiếu để lựa chọn. Cả hai
đều có những giấc mơ yêu đƣơng đẩy lãng mạn, họ đã từng có ý nghĩ cùng

12


nhau bỏ trốn đến một nơi “thâm sơn cùng cốc” hay góc bể chân trời nào
khơng ai biết để cùng nhau hƣởng cuộc ái ân trăm năm”. Thế mà cuối cùng
cũng chính họ để cho tình gia quyến đánh đổ. Tác phẩm đã khép lại trong
kết thúc bi thảm Tố Tâm chết, Đạm Thủy sống trong đau khổ vì nhớ thƣơng
ngƣời xƣa. Mặc dù tƣởng đã cố tình tạo cho chàng một cơ hội mới (lập
nghiệp) nhằm giúp chàng thoát khỏi “bể sầu núi thảm” nhƣng hạnh phúc vẫn
không thể đến với chàng. Với “Tố Tâm”, ngƣời tuân thủ theo đạo đức
truyền thống đã khơng thể có đƣợc hạnh phúc trong chế độ đại gia đình

phong kiến mà ngƣời muốn sống hết mình cho tình u tự do cũng khơng
đến đƣợc với hạnh phúc. Cả đôi đƣờng đều không trọn vẹn,con ngƣời lâm
vào thế bế tắc, nguyên nhân bắt nguồn từ trạng thái lƣỡng phân,giao thời của
xã hội. Hoàng Ngọc Phách đã đem cái “tôi” tƣ sản đặt bên lễ giáo phong
kiến. Đây là trƣờng hợp tiêu biều trong giai đoạn văn học XX. “Tố Tâm” là
tác phẩm đƣợc sáng tác bằng phƣơng pháp lắp ghép nghệ thuật viết văn của
nhà Nho (văn biến ngẫu,văn xuôi xen kẽ với văn vần, ngơn ngữ bóng
bẩy…). Với nghệ thuật sáng tác của ngƣời nghệ sĩ hiện đại (văn tiểu thuyết,
kết cấu mới, kết thúc khơng có hậu, khai thác yếu tố đời tƣ của nhân vật).
Chính nhờ sự lắp ghép,pha tạp giữa các yếu tố cũ và mới đã làm cho “Tố
Tâm” vừa thể hiện chất hiện đại, vừa mang dáng dấp truyền thống. Đó chính
là tính giao thời của tác phầm.
Nhƣ vậy có thể khơng định, văn học giai đoạn 1900-1930 có xu hƣớng
tiến gần đến hiện đại. Đối với đội ngũ sáng tác thời kì này, văn học hiện đại là
khu vƣờn quyến rũ đầy những hoa thơm quả lạ phát triển ra nó là một chuyện
nhƣng đến với nó lại là một chuyện khác. Bởi vì khơng phải ai cũng có “độ
sâu và độ đúng của lí luận, khơng đủ học vấn để kế thừa truyền thống và tiếp
thu ảnh hƣởng của văn học nƣớc ngoài một cách hợp lí và sáng tạo”[15, tr.
337). Đối với các nhà văn, nhà thơ thời này có sự thay đổi cả về quan niệm
thẩm mỹ, thế giới quan và nhân sinh quan nhƣng họ chƣa đƣợc trang bị chu
đáo về mặt lí luận và đó cũng là hạn chế mang tính tất yếu của một giai đoạn

13


chuyển biến trong lịch sử văn học từ phạm trù văn học trung đại sang phạm
trù văn học hiện đại.
1.1.3. Tản Đà - Kiểu nhà thơ giao thời trung - cận đại
1.1.3.1. Từ nhà Nho tài tử trở thành nhà sáng tác chuyên nghiệp với chủ
trương đem văn chương bán phố phường

Trong thời gian đó, Tản Đà khơng giống các nhà u nƣớc vì hoạt động
chính trị mà phải viết văn. Cũng không giống một số nhà nho ăn lƣơng của
chính quyền thực dân để viết báo. Hơn thế, Tản Đà tuy là nhà nho nhƣng
không cùng loại với các nhà nho kể trên. Đó là những ảnh hƣởng rất lớn đến
các sáng tác của Tản Đà.
Mặt khác do đƣợc thừa hƣởng từ truyền thơng gia đình ơng sinh ra
trong gia đình dịng dõi khoa bảng nhà Lê, bố ơng là Nguyễn Danh Kế làm
quan đến chức Án sát, Ngự sử. Anh cả là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng. Mẹ
của ơng là ngƣời phụ nữ có nhan sắc có tài làm thơ Nơm. Có thể nói gia đình
Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) là một gia đình nhà Nho tiêu biểu cho thái độ
chính trị lúc đó. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ Tản Đà rèn cặp theo lối học cử
tử cho nên ảnh hƣởng của Nho giáo với Tản Đà đến rất sớm và tự nhiên nhƣ
một nét gia phong.Thế nên Tản Đà vào đời cũng theo một lộ tình khá quen
thuộc với một nhà Nho: học hành - đi thi - làm quan, nhƣng mấy lần thi cử
đều hỏng ông rơi vào đau khổ và bế tắc. Đó cũng là lí do trong khoảng thời
gian này mặc dù có tài hơn ngƣời nhƣng ơng chƣa thể hiện tài thơ phú mà chỉ
là chuyện chữ nghĩa đóng đinh chung trong sách vở thánh hiền.
Chuyện trở thành nhà văn nhà báo đối với Tản Đà sau này trong cảm
nhận của Tản Đà là một sự lỡ dở:
“Chủ nghĩa Tây, Tầu trót dở dang.
Nơm na phá nghiệp kiếm ăn xồng.” (Khối tình con 1)
Hỏng thi Hƣơng 1912 và đến 1915 là khóa thi cuối cùng theo chữ Hán
ở miền Bắc khiến Tản Đà chán nản, bi phẫn. Có thể nói sự phá sản cả lối vào
đời truyền thống ấy đã trở thành hiện thực nhãn tiền, Tản Đà đã bị trƣợt ra

14


khỏi quỹ đạo truyền thống và mất phƣơng hƣớng hành xử,đấy chính là
nguyên nhân sâu xa gây nên sự chán nản đến độ “quyết mong tịch cốc để từ

trần”. Và sự kiện ngƣời yêu bỏ đi lên xe hoa cũng là một giọt nƣớc làm tràn
ly.Có lẽ phải đến năm 1916 các sáng tác của Tản Đà mới thực sự có sự
chuyển biến. Đây là năm ơng lấy bút danh Tản Đà là sự hịa ghép của Sơng
Đà, núi Tản quê hƣơng ông.Và cũng từ đây Tản Đà thực sự lựa chọn con
đƣờng của một ngƣời kiếm sơng bằng ngịi bút tuy rằng ở điểm xuất phát
không đƣợc chuẩn bị và cũng khơng hề có ý định trở thành nhà văn chuyên
nghiệp. Đến với nghề văn khá muộn nhƣng lại rất kiên quyết và triệt để trong
toàn bộ quãng đời còn lại. Vậy do đâu đã làm nên sự biến đổi đặc biệt này
trong con ngƣời Tản Đà?
Đối với nhà Nho, trong nhận thức của họ có ba điều để họ có thể lƣu
danh thiên cổ đó là: lập đức,lập công và lập ngôn (đức độ để đời, làm nên việc
lớn,lời nói bất hủ). Với Tản Đà ơng cũng rất tán thƣởng quan điểm này.Ơng
đã từng cơng khai bày tỏ: “ Đã gọi là thằng ngƣời thì phải có một cái hơn con
vật. Hoặc là cái đức hay,hoặc là cái việc hay,hoặc là câu nói hay”(An Nam
tạp chí số 8). Với cốt cách tài tử lại kết hợp sự pha tạp của lối sống thành thị
khiến Tản Đà không bị hấp dẫn vào những khuôn mẫu của một nhà đạo
đức.Bởi lẽ ở giai đoạn này nền văn minh phƣơng Tây đã chứng tỏ đƣợc sự ƣu
việt hơn hẳn thứ Nho giáo phong kiến gị bó, ngặt nghèo thì ngả rẽ và kì vọng
vào mộng kinh bang tế thế,trị nƣớc cứu đời cũng trở nên mờ mịt với nhà Nho
phải “phá nghiệp kiếm ăn xoàng” nhƣ Tản Đà. Cuối cùng Tản Đà đã tìm đến
với một mảnh đất mới nhƣ một lẽ tất yếu - mảnh đất của lời nói hay(lập ngơn)
để có thể thi thố với đời.
Từ sau 1910 trên cơ sờ hình thành của kiểu đơ thị hiện đại, viết văn,làm
báo cũng đƣợc thừa nhận, điều mà trƣớc đây các nhà nho chƣa từng biết
đến.Hàng loạt bài viết trên Đơng Dƣơng tạp chí đã đem đến cho Tản Đà một
danh tiếng lừng lẫy trên văn đàn.Thực tế cho thấy Tản Đà đã có đƣợc những
quan điểm thật sự mới mẻ về văn học. Ngay từ 1916,trong lời đề tựa cho tập

15



“Khối tình con một” ngƣời ta đã bắt gặp một chân dung, một tuyên ngôn cho
sự tồn tài một loại hình nhà văn mà rổi đây sẽ giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống văn học:
“Còn non còn nƣớc còn trăng gió,
Cịn có thơ ca bán phố phƣờng”.
Nhƣ vậy có thể nói, cái tun ngơn về “thơ ca bán phố phƣờng” của
Tản Đà là sự khai sinh cho một danh phận mới: nhà văn chuyên nghiệp, cũng
đồng thời nó mang đến cho văn học một thuộc tính mới: thuộc tính hàng
hóa.và cũng chỉ với Tản Đà ngƣời ta mới bắt gặp những trải nghiệm thật mới
mẻ của một ngƣời viết văn với trong điều kiện khắc nghiệt của thi trƣờng:
“Bao nhiêu củi nƣớc mới thành văn,
Đƣợc bán văn ra chết mấy lần.
Ơng chủ nhà in, in đã đắt,
Lại ơng nhà sách mấy mƣơi phân.” (Lo văn ế)
Có thể khẳng định rằng với những mới mẻ trong cách thể hiện cũng
nhƣ trong tầng sâu quan niệm văn học nhƣ trên, Tản Đà xứng đáng đƣợc xem
là ngƣời đi tiên phong trên con đƣờng vận động từ lối viết văn làm thơ của
nhà Nho sang lối viết văn và làm thơ của những nhà thơ chuyên nghiệp.
1.1.3.2. Quan niệm về văn học của Tản Đà mang tính giao thời
Bƣớc ra từ quan niệm văn học Nho giáo,tầng lớp tri thức tự coi mình là
thần tử của triều đình,kẻ hƣớng đạo nhân dân,kẻ bảo vệ đạo lí thánh hiền, nhà
Nho viết văn khơng phải để biểu hiện cái đẹp, không phải để mua vui,văn gắn
liền với “đạo”, bảo vệ đạo lí cƣơng thƣờng. Đó là thứ văn chƣơng ca tụng vua
hiền,tơi giỏi,giảng giải đạo lí nhằm nêu gƣơng,thuyết phục và răn dạy. Đó là
thứ văn chƣơng “mƣợn cảnh nói tình,biểu đạt tâm, trí, bộc bạch tấm lòng
trung trinh, tiết tháo”[15 - tr.17]. Trong quan niệm truyền thống,văn học là
một thứ quà tặng để thù tạc. Điều này giải thích vì sao trong văn học trung đại
mặc dù tồn tại một khối lƣợng lơn tác phẩm văn học nhƣng trong đời sống
vẫn khơng có khái niệm thi sĩ, khái niệm nhà văn. Đến giai đoạn này, cùng


16


với những biến đổi của lịch sử của thời đại và sự ào ạt xâm nhập của văn hóa
Tây phƣơng làm cho văn học dân tộc có sự biến chuyển và quan niệm sáng
tác của các nhà văn cũng có những biến đổi theo thời cuộc, Tản Đà không
phải là một ngoại lệ. Lúc này là quan niệm sáng tác văn chƣơng của Tản Đà
có sự thay đổi mầm mống của cái “tôi” lãng mạng sau này đã xuất hiện. Tản
Đà đã bắt đầu coi văn chƣơng nhƣ một phƣơng thức giải tỏa mà dấu ấn rõ nét
là trong “ Khối tình con 1 và 2 ”. Tản Đà đã lựa chọn phƣơng thức “lập ngôn”
một trong ba lĩnh vực(tam bất hủ)của Nho giáo để viết văn ông đã từng bày
tỏ: “ Đã là thằng ngƣời phải có một cái hơn con vật.Hoặc là cái đức hay hoặc
là cái viêc hay, hoặc là câu nói hay ”[ 2, tr.16 ].Nhƣ vậy Tản Đà đã dùng
quan niệm văn chƣơng “lập ngôn” để thi thố với đời. Có khơng ít những
ngun nhân khách quan và chủ quan khuyến khích Tản Đà theo ngả rẽ này.
Trong môi trƣờng đô thị mà nghề báo đã trở thành một nghề, danh phận của
ngƣời viết báo, viết văn đã đƣợc thừa nhận và xem trọng. Chính cái khơng khí
mới mẻ của thời cuộc ấy khơng phải là khơng có sức hấp dẫn và đem đến
những nét thực sự mới mẻ trong quan niệm về văn học của Tản Đà với lối
tuyên ngôn “thơ ca bán phố phƣờng”, coi nghề văn,nhà văn trở thành nghề
chuyên nghiệp và văn chƣơng trở thành hàng hóa. Những quan niệm mới mẻ
này đã tác động rất lớn đến ngƣời đọc và sáng tác của nhà văn. Những tác
phẩm xoay quanh đề tài du kí,những câu chuyện tình ái với hình bóng của các
giai nhân xuất hiện trong hầu hết các sáng tác của ông cũng nhƣ những sầu
muộn, vẩn vơ trong các tập “Khối tình con”… một phần là xuất phát từ cá
tính sáng tạo của Tản Đà nhƣng mặt khác cũng có sự gợi ý và kích thích từ
mơi trƣờng của tác giả những thập kỉ hai mƣơi trong môi trƣơng đơ thị. Ta có
thể dễ dàng nhận ra điểm tƣơng đồng dù ở mức độ đậm,nhạt, nhiều ít khác
nhau trong các đề tài và mơ típ nghệ thuật nói trên giữa Tản Đà và hàng loạt

nhƣng tác giả đƣơng thời nhƣ: Nguyễn Bá Trắc,Phạm Quỳnh, Hoàng Ngọc
Phách, Đoàn Nhƣ Khuê… sự tƣơng đồng này cũng cho thấy là đằng sau
những sáng tác văn học là những nhu cầu và thị hiếu mới của thời đại mà

17


những ngƣời cầm bút một khi đã đi vào con đƣờng của một nhà văn chuyên
nghiệp đều ít nhiều chịu tác động và định hƣớng của chúng.
Tuy nhiên ta vẫn có thể nhận thấy một cách hệ thống những quan niệm
văn học của nhà Nho truyền thống đóng vai trị nhƣ một khuôn khổ định
trƣớc, trong tƣ duy về văn học của Tản Đà, ông lả một con ngƣời tự tin và
thành thật.Ơng tự khen thơ mình tự mình và tự hào về thi tài của mình nhiều
lần bên cạnh đó cịn có một niềm tự hào khác cũng đƣợc Tản Đà hết mực đề
cao và coi đó nhƣ một chức phận của mình là sáng tác văn học đó là: Truyền
bá thiên lƣơng cho nhân loại (Hầu trời),chức phận này mà Tản Đà cả đời
chẳng bao giờ nguôi:
“Hai chữ “thiên lƣơng” thăng Hiếu nhớ,
Dám mong không phụ Trời trong mong.”
(Tiền của công lên trầu trời)
Quan niệm văn chƣơng truyền bá “thiên lƣơng” cũng đƣợc Chu Kiều Anh
từng khẳng định: Văn chƣơng có trọng giá,khơng phải là một sự đùa vui trong ý
thú, không phải là một sự đùa vui trong phẩm bình, mà phải có bóng mây hơi
nƣớc đến dân xã…sao cho nhân tâm, phong tục đƣợc thuần chính, dân trí, tƣ
tƣởng đƣợc khai mình, là chức trách đƣợc đề cao hết mực nhƣng cái làm nên giá
trị của văn chƣơng lại nằm ở chức năng giao huấn, khả năng khai minh và chính
tâm cho con ngƣời. Đó chính là quan niệm “văn dĩ Tải tạo của Nho gia.
Giai đoạn giao thời là sự đan xen của hai hệ thống thể loại cũ - mới.
Bên cạnh văn - thơ - phú - lục của truyền thống, còn xuất hiện các thể loại với
nguồn gốc từ Tây phƣơng: truyện ngắn, tiểu thuyết…Vấn đề không chỉ là sự

phức tạp của hệ thống thể loại mà còn là sự phức tạp trong cách thức phân
loại nhƣng theo quan niệm cùa Tản Đà văn có nhiều lối, nhiều hạnh. Trong
bài “Hầu trời” (1921) Tản Đà viết:
“Đọc hết văn vần sang văn xuôi.
Hết văn thuyết lí lại văn chơi.”
…….

18


×