Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển một số năng lực cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương nitơ photpho hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

NGUYỄN THỊ MIÊN

PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC
CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO HÓA HỌC 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------ o0o -------------

NGUYỄN THỊ MIÊN

PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC
CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO HÓA HỌC 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN HÓA HỌC
Mã số: 60.14.01.11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Oanh


Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Giáo Dục- Đại
học Quốc Gia Hà Nội, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Thị Oanh
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu cho em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy, cô giáo khoa Đào tạo sau đại học –
trƣờng Đại học Giáo Dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội; thầy, cô giáo tổ Hóa – trƣờng
THPT Phúc Thành và THPT Kinh Mơn (Kinh Môn- Hải Dƣơng) đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ để em có thể hồn thành tốt luận văn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 – 2015
Học viên

Nguyễn Thị Miên

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHTDA
ĐC

Dạy học theo dự án


GQVĐ

Đối chứng

GV

Giải quyết vấn đề



Giáo viên

HS

Hợp đồng

KTDH

Học sinh

PHT

Kĩ thuật dạy học

PP
PPDH

Phiếu học tập

PTN


Phƣơng pháp

PTHH

Phƣơng pháp dạy học

SĐTD

Phịng thí nghiệm

SGK

Phƣơng trình hóa học

TB

Sơ đồ tƣ duy

TCVL

Sách giáo khoa

TCHH

Trung bình

ThN

Tính chất vật lí


THTN
THPT
TN
TNSP

Tính chất hóa học
Thí nghiệm
Thực hành thí nghiệm
Trung học phổ thơng
Thực nghiệm
Thực nghiệm sƣ phạm

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………………….

i

Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………….

ii

Danh mục các bảng………………………………………………………………

vii

Danh mục các hình………………………………………………………………


viii

MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1.Lí do chọn đề tài......................................................................... ....................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................

2

3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................

4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................

4

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................

4

6. Phạm vi nghiên cứu................ .......................................................................... 5
7. Giả thuyết khoa học...........................................................................................

5

8. Phƣơng pháp nghiên cứu................................... ..............................................

5


9. Điểm mới của đề tài..........................................................................................

5

10. Cấu trúc của luận văn................................................................ ....................

6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC HÓA
HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG.............................................................................................................7
1.1. Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo định hƣớng phát triển năng
lực............................................................................................................................ 7
1.1.1. Về mục tiêu.................................................................................................... 7
1.1.2. Về phƣơng pháp dạy học............................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm về năng lực.................................................................................. 10
1.2.2. Phẩm chất và năng lực chung cần phát triển cho HS THPT........................

11

1.2.2.1. Những phẩm chất chủ yếu sau đây của học sinh…………………..……. 11
1.2.2.2. Năng lực chung.......................................................................................... 11

iii


1.2.2.3.

Năng


lực

đặc

thù

mơn 11

học............................ ............................................
1.2.3. Phân tích cấu trúc của năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
năng lực thực hành thí nghiệm................................................................................

12

1.2.3.1. Năng lực hợp tác........................................................................................

12

1.2.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề........................................................................ 13
1.2.3.3.

Năng

lực

thực

hành


thí

nghiệm

hóa 14

học.... ................................................
1.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực............... 15
1.3.1. Một số xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay ........................... 15
1.3.2. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực...............................................

16

1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS
trung học phổ thơng................................................................................................. 17
1.4.1. Phƣơng pháp dạy học theo góc...................................................................... 17
1.4.1.1. Thế nào là dạy học theo góc....................................................................... 17
1.4.1.2. Quy trình áp dụng PPDH theo góc trong dạy học hóa học.......................

17

1.4.1.3. Ƣu điểm và hạn chế.................................................................................... 19
1.4.2. Phƣơng pháp dạy học theo hợp đồng..................... ..................................

19

1.4.2.1. Thế nào là dạy học theo hợp đồng.............................................................

19


1.4.2.2.

Quy

trình

áp

dụng

PPDH

theo 19

HĐ........................................................ ...
1.4.2.3. Ƣu điểm và hạn chế.................................................................................... 22
1.4.3. Phƣơng pháp dạy học theo dự án...............................................................
1.4.3.1.

Thế

nào



dạy

học

theo


23

dự 23

án.. ................................................................
1.4.3.2. Quy trình áp dụng PPDH theo dự án trong dạy học hóa học ...................
1.4.3.3.

Ƣu

điểm



23

hạn 25

chế........................................................ ...........................
1.4.4 Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề.....................................................

iv

25


1.4.4.1. Bản chất của dạy học.................................................................................

25


1.4.4.2 Quy trình của dạy học giải quyết vấn đề.....................................................

25

1.4.4.3. Các mức độ của việc áp dụng dạy học GQVĐ........................................... 26
1.4.4.4 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học GQVĐ...........................

27

1.4.5. Một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học hóa học............................... 27
1.4.5.1. Kĩ thuật khăn trải bàn.................................................................................

27

1.4.5.2. Kĩ thuật sơ đồ tƣ duy .................................................................................

28

1.4.5.3. Kĩ thuật dạy học nhóm...............................................................................

29

1.5. Thực trạng dạy học hóa học theo định hƣớng phát triển năng lực ở trƣờng
phổ thông hiện nay..................................................................................................

29

CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO HĨA HỌC

11.......................................................................................................................34
2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chƣơng trình chƣơng nitơ- photpho..................... 34
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chƣơng nitơ- photpho .................................................. 34
2.1.2. Cấu trúc nội dung chƣơng nitơ- photpho......................................................

36

2.1.3. Đặc điểm nội dung và PPDH......................................................................... 36
2.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và
năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh thơng qua dạy học chƣơng nitơphopho..................................................................................................................... 38
2.2.1. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề..................................

38

2.2.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực hợp tác của học sinh............................. 39
2.2.3. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học
sinh..........................................................................................................................

41

2.2.4. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy theo định hƣớng phát triển năng
lực............................................................................................................................ 44
2.3. Vận dụng một số PPDH theo góc trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thơng
thơng qua chƣơng nitơ- photpho ............................................................................

48

2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung áp dụng dạy học theo góc............................. 49

v



2.3.2. Các mức độ học theo góc..............................................................................

49

2.3.2.1. Học với các khu vực nhƣ một giai đoạn chuyển giao................................

50

2.3.2.2. Học với góc theo sự lựa chọn và các hoạt động tự do trong hệ thống
quay vòng................................................................................................................

50
2.4. Vận dụng phƣơng pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học hóa học ở
trƣờng phổ thơng.....................................................................................................

59

2.4.1. Các nội dung kiến thức có thể áp dụng PPDH theo hợp đồng......................

59

2.4.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng phƣơng pháp dạy học theo hợp đồng
cho bài luyện tập...................................................................................................... 59
2.4.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng phƣơng pháp dạy học theo HĐ cho bài
thực hành thí nghiệm............................................................................................... 71
2.5. Vận dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án..................................................... 73
2.5.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung áp dụng dạy học dự án.................................. 73
2.5.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án........... 74

2.6. Một số giáo án minh họa.................................................................................... 77
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................................ 91
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm.......................................................................

91

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm....................................................................... 91
3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm……………………………………...…........ 91
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm………………………………………….

91

3.3.1.1. Chọn đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm sƣ phạm………………….………. 91
3.3.1.2. Chuẩn bị thực nghiệm sƣ phạm.................................................................. 92
3.3.2. Nội dung các bài thực nghiệm sƣ phạm........................................................

93

3.3.3. Một số hình ảnh thực nghiệm........................................................................ 93
3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................

95

3.4.1. Kết quả đánh giá về kiến thức và độ bền kiến thức thông qua bài kiểm
tra...................................................................................................................

vi

95



3.4.2. Kết quả dánh giá năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực
THTN......................................................................................................................

97

3.4.3. Phân tích kết quả đánh giá năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực
thực hành thí nghiệm............................................................................................... 98
3.4.4. Kết quả phiểu thăm dị ý kiến của HS...........................................................

98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 101
1. Kết luận chung..................................................................................................... 101
2. Khuyến nghị........................................................................................................

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................

103

PHỤ LỤC LUẬN VĂN....................................................................................

105

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội
dung và chương trình định hướng năng lực.......................................................... 8
Bảng 1.2. Một số năng lực của HS đƣợc phát triển khi dạy học hóa học………

30

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học ở trƣờng THPT.... 30
Bảng 1.4. Bảng thống kê số GV sử dụng PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng
và PPDH theo dự án.....................................................................................

31

Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chƣơng nitơ- photpho.............................................

36

Bảng 2.2. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực GQVĐ 38
Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát năng lực giải quyết vấn đề của HS......................

39

Bảng 2.4. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực hợp
tác..........................................................................................................................

39

Bảng 2.5. Bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác của HS......................................

41


Bảng 2.6. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực THTN

42

Bảng 2.7. Bảng kiểm quan sát năng lực thực hành của HS..................................

43

Bảng 2.8. Bảng kiểm tổng hợp năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực
THTN....................................................................................................................

43

.
Bảng 2.9. Bảng mô tả các mức độ nhận thức chƣơng nitơ-photpho....................

45

Bảng 2.10. Các tiêu chuẩn đánh giá trong dạy học dự án...................................

75

Bảng 3.1. Danh sách các trƣờng THPT tiến hành TNSP……………………….

92

Bảng 3.2. Danh sách các bài TNSP......................................................................

93


Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng của lớp TN và ĐC. Xử lí với
bài kiểm tra 15 phút............................................................................................... 96
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trƣng của lớp TN và ĐC. Xử lí với
bài kiểm tra 45 phút............................................................................................... 96

viii


Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực GQVĐ................................ 97
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực hợp tác...............................

97

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực THTN................................. 98
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả TNSP theo phiếu tự đánh giá của HS...................... 99

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc của năng lực hợp tác gồm 3 năng lực thành phần và 7 tiêu
chí………………………………………………………………………….

13

Hình 1.2. Cấu trúc năng lực GQVĐ (4 năng lực thành phần và 8 tiêu chí).....

14

Hình 1.3. Cấu trúc năng lực THTN (4 năng lực thành phần và 10 tiêu chí)...

15


Hình 1.4. Các giai đoạn của DHTDA...............................................................

24

Hình 1.5. Sơ đồ kĩ thuật khăn trải bàn.............................................................

28

Hình 1.6. Biểu đồ mức độ sử dụng một số PP và kĩ thuật dạy học ở trƣờng
THPT………………………………………………………………………….. 31
Hình 1.7. Biểu đồ mức độ sử dụng PPDH theo góc, theo HĐ và PPDH theo
dự án..................................................................................................................

32

Hình 2.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa các nội dung nghiên cứu các chất................

37

Hình 2.2. Sơ đồ ln chuyển góc của HS.......................................................... 51
Hình 2.3. SĐTD hƣớng dẫn tổng kết kiến thức về photpho và hợp chất của
photpho theo mức 1...........................................................................................

62

Hình 2.4. SĐTD hƣớng dẫn tổng kết kiến thức về photpho và hợp chất của
photpho theo mức 2...........................................................................................

63


Hình 3.1. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút.................................................

95

Hình 3.2. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phút.................................................

96

ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang ở thế kỷ XXI- thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con ngƣời đƣợc
coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Đất nƣớc ta đang trong q trình đổi
mới và phát triển, địi hỏi phải có những ngƣời lao động có phẩm chất đạo đức và trí
tuệ, có khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào hoàn cảnh của
đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng
đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh
giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi" [19].
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng

dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời”[16].
Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trƣờng trung học
cần đƣợc tiếp cận theo hƣớng đổi mới. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban
hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI
về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế xác định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết

1


quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá
trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mơ hình của các nước có nền giáo
dục phát triển [16].
Trong giáo dục phổ thơng, mơn Hố học có đặc điểm đƣợc tích hợp mật thiết
với các bộ mơn khoa học khác nhƣ Tốn, Sinh học, Vật lí ... mặt khác trong thực hành,
có nhiều thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, địi hỏi độ chính xác cao, sự khéo léo,
tính tỉ mỉ... giúp học sinh phát triển kĩ năng thực hành. Hơn nữa hóa học hiện diện
khắp nơi trong cuộc sống thƣờng nhật, học sinh (HS) sẽ thấy rất hứng thú tìm hiểu,
nghiên cứu mơn học, nếu giáo viên (GV) có thể gắn kết những kiến thức lí thuyết hàn
lâm với những sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Chính vì lí do trên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển một số năng
lực cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương Nitơ- photpho hóa
học 11” với mong muốn thiết kế đƣợc những bài học nhẹ nhàng, thú vị nhƣng truyền
tải đƣợc lƣợng kiến thức, đang không ngừng phát triển của môn học. Đồng thời, qua

những hoạt động trong và ngồi tiết học giúp HS có thể phát huy đƣợc tối đa những sở
trƣờng của mình, và hình thành những năng lực mới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) hiện nay, có rất nhiều
PPDH tích cực cho phép phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS góp phần phát
triển năng lực chung cũng nhƣ một số năng lực đặc thù mơn hóa học cho học sinh. Đi
theo xu hƣớng nghiên cứu này đã có một số cơng trình nghiên cứu, sách, tài liệu, bài
viết… liên quan đến việc việc sử dụng các biện pháp nâng cao chất lƣợng học tập bộ
mơn Hóa học bằng các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ:
– Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Thu Huệ (2011) “Phát triển một số năng lực
của HS THPT thông qua phương pháp và thiết bị trong dạy học hóa học vơ cơ”. Bảo
vệ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
– Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012) “Phát triển năng lực sáng
tạo cho sinh viên thơng qua dạy học phần hóa vơ cơ và lí luận – PPDH hóa học ở trường
cao đẳng sư phạm”. Bảo vệ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trong các luận án trên các tác giả đã tập trung nghiên cứu sử dụng phối hợp các
PPDH tích cực nhƣ dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ), dạy học theo góc, dạy học

2


theo HĐ, dạy học theo dự án, dạy học theo phƣơng pháp (PP) bàn tay nặn bột, PP trực
quan…. ) nhằm phát triển năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực độc lập, sáng
tạo cho HS.
Đề tài: “ Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và dạy
học theo góc nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thơng”- Đề tài cấp Bộ GD& ĐT, mã số B2010-17-241- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS
Đặng Thị Oanh, Hà Nội, năm 2012. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2
PPDH theo góc và theo hợp đồng trong dạy học hóa học nhằm tích cực hóa hoạt động
của HS, góp phần phát triển năng lực cho HS.

Ngồi ra, cịn có các luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu vận dụng các PPDH
tích cực, sử dụng BTHH để phát triển một số năng lực cho HS (năng lực tự học,
năng lực nhận thức và tƣ duy , năng lực vận dụng kiến thức …) cho HS nhƣ:
Luận văn thạc sĩ Phạm Minh Trang (2010) “Thiết kế tài liệu tự học có hướng
dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thơng
(Phần phi kim hố học 10 nâng cao)”. Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn thạc sĩ Đinh Thanh Tú (2010)“Sử dụng phương pháp đàm thoại phát
hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thơng qua dạy học hóa học vơ
cơ lớp 11, chương trình nâng cao – THPT”. Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thuỳ Dƣơng (2010) “Sử dụng phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thơng qua dạy học
hố học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT”. Bảo vệ tại trƣờng
ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn thạc sĩ Đậu Thị Thịnh (2010) “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT (Phần hữu cơ lớp 12 nâng
cao)”. Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn thạc sĩ Phạm Thị Kiều Anh (2012) Nâng cao chất lượng giờ ơn tập luyện
tập phần Hóa học hữu cơ lớp 12 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực”
Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoàn (2014) “Phát triển năng lực vận dụng kiến
thức thông qua dạy học chương “ Dẫn xuất halogen - Ancol- Phenol” Hóa học lớp 11
trung học phổ thơng”. Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.

3


Luận văn thạc sĩ Dương Thị Hồng Hạnh(2014)“Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh thông qua dạy học chương Sự điện li – Hóa học lớp 11 nâng cao”. Bảo
vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Luận văn thạc sĩ Vương Thế thành(2014) “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ

thống bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực (Chƣơng 8- Hóa học lớp 11
–Trung học phổ thơng)”. Bảo vệ tại trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN.
Tuy nhiên các nghiên cứu này còn tập trung vào nghiên cứu vào sử dụng một số
PPDH tích cực và BTHH trong dạy học và cịn ít đề cập đến một số năng lực chung và
năng lực đặc thù trong đó có năng lực GQVĐ, năng lực thực hành thí nghiệm (THTN),
năng lực hợp tác trong dạy học hóa học. Luận văn “Phát triển một số năng lực cho
học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học chương Nitơ- photpho hóa học 11”
kế thừa và phát triển những nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu trên và tập trung
vào việc nghiên cứu lựa chọn phối hợp các PPDH tích cực nhằm phát triển một số
năng lực cho HS thông qua dạy học chƣơng Nitơ- photpho hóa học 11.
3. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hƣớng phát
triển năng lực trong dạy học chƣơng “Nitơ- photpho” Hóa học 11, nhằm phát triển một
số năng lực (năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác, năng lực THTN cho HS), góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phƣơng pháp dạy học, cơ sở lý
luận về năng lực, năng lực chung của HS trung học phổ thông (THPT) nói chung và
năng lực đặc thù mơn học cho HS thơng qua dạy và học mơn Hóa học nói riêng.
4.2. Điều tra tình hình dạy học và sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo
định hướng phát triển năng lực cho HS ở một số trường THPT.
4.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy trong dạy học hóa học chương nitơ- photpho
theo định hướng phát triển năng lực người học.
4.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phúc Thành và trường
THPT Kinh Mơn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của đề tài.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4



5. 1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học hóa học ở trƣờng trung học phổ thông Việt Nam.
5. 2. Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng một số phƣơng pháp dạy học (PPDH) và kĩ thuật dạy học tích
cực để thiết kế kế hoạch bài dạy trong dạy học chƣơng nitơ- photpho nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ), năng lực hợp tác và năng lực THTN cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học của GV và HS thơng qua chƣơng nitơ- photpho hóa học
11 cơ bản nhằm phát triển năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực THTN cho
HS.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV vận dụng phối hợp một số phƣơng pháp dạy học (PPDH) và kĩ thuật
dạy học tích cực một cách hợp lí sẽ giúp phát triển năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác,
năng lực THTN cho HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học ở trƣờng
THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa để tổng quan cơ sở lí
luận có liên quan đến đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phƣơng pháp điều tra để tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng một số
PPDH và kĩ thuật dạy học trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thơng.
- Sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả khả
thi của các đề xuất trong dạy học hóa học chƣơng nitơ- photpho ở một số trƣờng
THPT.
8.3. Phương pháp toán học: Sử dụng phƣơng pháp thống kê tốn học để xử lí kết quả
thực nghiệm sƣ phạm.
9. Điểm mới của đề tài


5


- Tổng quan một cách có hệ thống cơ sở lý luận về năng lực và phát triển năng
lực cho HS THPT: cơ sở lý luận về phát triển năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác, năng
lực THTN cho HS.
- Đề xuất việc lựa chọn phối hợp và sử dụng một số PP và KTDH tích cực
trong dạy học: Dạy học GQVĐ, dạy học theo hợp đồng (HĐ), dạy học dự án, dạy học
hợp tác theo nhóm, dạy học theo góc... trong chƣơng nitơ- photpho hóa học 11 nhằm
phát triển một số năng lực của HS nhƣ năng lực GQVĐ, năng lực hợp tác và năng lực
THTN thông qua dạy học hóa học.
- Thiết kế cơng cụ đánh giá năng lực 3 năng lực: năng lực GQVĐ, năng lực hợp
tác và năng lực THTN thơng qua dạy học hóa học.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học hóa học theo định hƣớng
phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông (27 trang).
Chƣơng 2: Phát triển một số năng lực cho học sinh trung học phổ thông thông
qua dạy học chƣơng nitơ- photpho hóa học 11 (57 trang).
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm (10 trang).

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

1.1. Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo định hƣớng phát triển năng
lực
Việc đổi mới giáo dục phổ thông dựa trên đƣờng lối, quan điểm chỉ đạo giáo
dục của Đảng và nhà nƣớc, đó là những định hƣớng quan trọng trong việc phát triển
giáo dục phổ thông.
Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 [19] có nêu: “Đổi mới chương
trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi
địa phương”.
Dự thảo đề án đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể trình Chính
phủ [1] có nhấn mạnh: “Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa được xác định là yêu
cầu bắt buộc của mục đích phát triển năng lực HS”.
Những quan điểm, định hƣớng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và mơi trƣờng pháp lí
thuận lợi cho đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung, đổi mới đồng bộ phƣơng pháp
dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực nói riêng.
1.1.1. Về mục tiêu: Chuyển từ chƣơng trình định hƣớng nội dung dạy học sang
chƣơng trình định hƣớng năng lực.
 Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
Theo Tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường
trung học phổ thơng [4].
Chƣơng trình dạy học truyền thống có thể gọi là chƣơng trình giáo dục “định
hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm
cơ bản của chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ
thống tri thức khoa học theo các môn học đã đƣợc quy định trong chƣơng trình dạy học.
Những nội dung của các mơn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tƣơng ứng.

7



Ngƣời ta chú trọng việc trang bị cho ngƣời học hệ thống tri thức khoa học khách quan
về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung chƣa chú trọng đầy đủ đến
chủ thể ngƣời học cũng nhƣ đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình
huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chƣơng trình định hƣớng nội dung đƣợc đƣa ra
một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá đƣợc
một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt đƣợc chất lƣợng dạy học theo
mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lƣợng giáo dục ở đây tập trung vào “điều khiển đầu
vào” là nội dung dạy học. Ƣu điểm của chƣơng trình dạy học định hƣớng nội dung là
việc truyền thụ cho ngƣời học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống.
 Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Giáo dục định hƣớng năng lực nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng
lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con ngƣời
năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chƣơng trình này
nhấn mạnh vai trị của ngƣời học với tƣ cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Ƣu điểm của chƣơng trình giáo dục định hƣớng năng lực là tạo điều kiện quản lý
chất lƣợng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học
sinh.
Một số đặc trƣng cơ bản của chƣơng trình định hƣớng nội dung và chƣơng trình
định hƣớng năng lực đƣợc so sánh trong bảng dƣới đây:
Bảng 1.2. So sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và
chương trình định hướng năng lực
Chƣơng trình định hƣớng

Chƣơng trình định hƣớng năng lực

nội dung

Mục tiêu dạy học đƣợc mô Kết quả học tập cần đạt đƣợc mô tả chi tiết

Mục tiêu

tả không chi tiết và khơng và có thể quan sát, đánh giá đƣợc; thể hiện

giáo dục

nhất thiết phải quan sát, đƣợc mức độ tiến bộ của học sinh một
đánh giá đƣợc.

cách liên tục.

8


Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm đạt đƣợc
vào các khoa học chuyên kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các
Nội dung

môn, không gắn với các tình tình huống thực tiễn. Chƣơng trình chỉ quy

giáo dục

huống thực tiễn. Nội dung định những nội dung chính, khơng quy
đƣợc quy định chi tiết trong định chi tiết.
chƣơng trình.
Giáo viên là ngƣời truyền - Giáo viên chủ yếu là ngƣời tổ chức, hỗ
thụ tri thức, là trung tâm của trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri
quá trình dạy học. Học sinh thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải

Phƣơng


tiếp thu thụ động những tri quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…

pháp

thức đƣợc quy định sẵn.

dạy học

- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;
các phƣơng pháp dạy học thí nghiệm, thực
hành.

Chủ yếu dạy học lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý
Hình thức

trên lớp học.

các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy

dạy học

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học.

Đánh

giá Tiêu chí đánh giá đƣợc xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,


kết

quả dựng chủ yếu dựa trên sự ghi có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học

học

tập nhớ và tái hiện nội dung đã tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các

của

học học.

tình huống thực tiễn.

sinh
1.1.2. Về phương pháp dạy học .
Một số xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay [5]
Trên thế giới và nƣớc ta hiện nay đang có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, thử
nghiệm về đổi mới PPDH theo các hƣớng khác nhau. Một số xu hƣớng cơ bản nhƣ:
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Chuyển trọng
tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thơng báo tái hiện sang tìm tịi,
khám phá. Tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Phục vụ ngày
càng tốt cho hoạt động tự học và phƣơng châm học suốt đời. Không chỉ dạy kiến thức

9


mà còn dạy cách học, trang bị cho HS PP học tập, PP tự học. Tăng cƣờng rèn luyện
năng lực tƣ duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Chuyển từ lối

học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng vận dụng kiến thức. Cá thể hóa
việc dạy học.
- Tăng cƣờng sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ƣu các phƣơng tiện dạy
học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học.
- Từng bƣớc đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn
thuần, khuyến khích việc kiểm tra suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại
hình kiểm tra thích hợp với từng môn học.
- Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát
triển của HS, theo cấp học, bậc học).
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực
1.2.1. Khái niệm về năng lực
Trong tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nghiên
cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng lực của mọi
thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi ngƣời tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù
hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn,...và cảm
thấy hạnh phúc khi lao động" . Trong nền Tâm lý học Liên xơ từ năm 1936 đến 1941
có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một
số các cơng trình nổi tiếng của các tác giả nhƣ: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki,
V.N. Miaxisốp; năng lực văn học của Côvaliốp, V.P. Iaguncơva... những cơng trình
nghiên cứu này đƣa ra đƣợc các định hƣớng cơ bản cả về mặt lí thuyết và thực tiễn cho
các nghiên cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô trong những nghiên cứu về năng
lực.
Trong bất cứ hoạt động nào của con ngƣời, để thực hiện có hiệu quả, con ngƣời
cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này đƣợc
gọi là năng lực.
Có nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học, triết học và
kinh tế học đã đƣa ra các khái niệm năng lực khác nhau.
Theo tổ chức OECD: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu
phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thế” [23].


10


Ở Việt Nam, theo tài liệu [16]: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, dảm bảo cho hoạt động đó
có hiệu quả”.
Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi dựa vào khái niệm “Năng lực là tổ hợp đo
lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện
một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động”[4].
1.2.2. Phẩm chất và năng lực chung cần phát triển cho HS THPT
Trong dự thảo đề án đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể trình
Chính phủ [1] đã đề xuất đối với HS phổ thông Việt Nam cần phát triển một số phẩm
chất, năng lực chung :
1.2.2.1. Những phẩm chất chủ yếu sau đây của học sinh:
- Yêu đất nƣớc, con ngƣời;
- Sống mẫu mực;
- Sống trách nhiệm.
1.2.2.2. Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu giúp cá nhân có thể sống, làm
việc và tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động vào các bối cảnh khác nhau của đời
sống xã hội nhƣ: Năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngơn ngữ và tính
tốn; năng lực giao tiếp, … Các năng lực này đƣợc hình thành và phát triển dựa trên
bản năng di truyền của con ngƣời, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống;
đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Các năng lực chung của HS THPT đó là: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp;
Năng lực hợp tác; Năng lực tính tốn; Năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT).
1.2.2.3. Năng lực đặc thù mơn học là những năng lực đƣợc hình thành và phát triển
trên cơ sở các năng lực chung theo hƣớng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình
hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trƣờng đặc thù, cần thiết cho những hoạt

động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập nhƣ ngơn
ngữ, tốn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật,
đạo đức- giáo dục công dân, giáo dục thể chất.

11


Do đặc thù mơn học “Hóa học là một mơn khoa học vừa lý thuyết vừa thực
nghiệm” nên nó cũng có những năng lực đặc thù sau [4]:
Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học; Năng lực thực hành thí nghiệm; Năng
lực tính tốn hóa học; Năng lực tư duy hóa học ; Năng lực giải quyết vấn đề thơng
qua mơn hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Trong các năng lực chung và năng lực đặc thù cần phát triển cho HS THPT,
chúng tôi đi sâu nghiên cứu về năng lực hợp tác, năng lực GQVĐ và năng lực THTN
của HS.
1.2.3. Phân tích cấu trúc của năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và năng
lực thực hành thí nghiệm
1.2.3.1. Năng lực hợp tác
a) Khái niệm năng lực hợp tác
Từ việc nghiên cứu các quan điểm về phát triển năng lực hợp tác của các tác giả
trong và ngoài nƣớc, các đề tài nghiên cứu gần đây, chúng tôi chấp nhận quan niệm
Năng lực hợp tác là khả năng mọi người biết làm việc chung với nhau, cùng hướng tới
một mục tiêu với sự phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người nhằm
giải quyết/ thực hiện nhiệm vụ.[14]
b) Cấu trúc của năng lực hợp tác :
Theo tài liệu [4], các biểu hiện của năng lực hợp tác là: Chủ động đề xuất mục
đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những ngƣời khác đề xuất; Lựa
chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ; Tự nhận
trách nhiệm và vai trị của mình trong hoạt động chung của nhóm; Phân tích đƣợc các
cơng việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng đƣợc mục đích chung, đánh

giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm; Phân tích đƣợc
khả năng của từng thành viên để tham gia đề xuất phƣơng án phân công công việc; Dự
kiến phƣơng án phân công, tổ chức hoạt động hợp tác; Theo dõi tiến độ hồn thành
cơng việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hịa hoạt động phối hợp; khiêm tốn
tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác; Căn cứ vào mục
đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt đƣợc; đánh giá mức độ đạt mục đích
của cá nhân và của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng ngƣời
trong nhóm.

12


Từ các phân tích biểu hiện của năng lực hợp tác, tác giả Đỗ Thị Quỳnh Mai
[14] đã đƣa ra sơ đồ cấu trúc của năng lực hợp tác bao gồm 3 năng lực thành phần và 7
tiêu chí và đƣợc mô tả dƣới sơ đồ sau:
Năng lực hợp tác

Chia sẻ hiểu biết
với ngƣời khác

Xác định
nhiệm vụ
chung của
nhóm

Thiết lập và duy
trì các hoạt động

Xây dựng, nhận
và thực hiện

nhiệm vụ chung

Trình bày và lắng
nghe ý kiến của
thành viên khác

Tổ chức các
hoạt động

Trình bày chia sẻ các
nhiệm vụ học tập,
tiếp thu ý kiến trao
đổi của nhóm khác

Tự đánh giá kết
quả của nhóm và
các nhóm khác

Hình 1.2. Cấu trúc của năng lực hợp tác gồm 3 năng lực thành phần và 5 tiêu chí.
1.2.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề
a) Khái niệm năng lực GQVĐ
Theo tài liệu [6], năng lực GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các
quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình
huống vấn đề mà ở đó khơng có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường.
b) Cấu trúc của năng lực GQVĐ
Theo tài liệu [4] đã đề xuất những biểu hiện của năng lực GQVĐ là: Phân tích
đƣợc tình huống trong học tập, trong cuộc sống; Phát hiện và nêu đƣợc tình huống có
vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; Thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan
đến vấn đề; đề xuất và phân tích đƣợc một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn
đƣợc giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện và đánh giá gải pháp giải quyết vấn đề; suy

ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối
cảnh mới.
Theo tài liệu [14] cấu trúc của năng lực GQVĐ gồm bốn thành tố là: Tìm hiểu vấn
đề; Đề xuất giải pháp; Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Đánh giá và phản ánh giải
13


pháp. Mỗi thành tố bao gồm một số tiêu chí của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi
làm việc nhóm trong q trình GQVĐ.
Năng lực GQVĐ

Tìm hiểu vấn đề

Lập kế hoạch
và thực hiện
giải pháp

Đề xuất giải pháp

Phân tích
tình huống

Phát hiện vấn
đề và phát
biểu vấn đề

Đề xuất
giải pháp
GQVĐ


Lập kế
hoạch và
thực hiện
kế hoạch

Đánh giá, phản
ánh giải pháp
Tự đánh giá
kết quả và rút
ra kết luận
Vận dụng
vào tình
huống mới

Hình 1.2. Cấu trúc năng lực GQVĐ (4 năng lực thành phần và 6 tiêu chí).
1.2.3.3. Năng lực thực hành thí nghiệm
a. Khái niệm năng lực THTN
Hiện nay chƣa có tài liệu nào đƣa ra khái niệm, cấu trúc năng lực thực hành
ThN. Dựa trên tài liệu [4], chúng tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm :
Năng lực THTN là khả năng HS biết mơ tả chính xác và giải thích một cách
khoa học các hiện tượng ThN, chủ động đề xuất lựa chọn hóa chất và các thiết bị cần
thiết để chuẩn bị cho ThN cũng như có khả năng tiến hành độc lập những ThN đơn
giản hoặc những ThN phức tạp có sự hướng dẫn của GV.
b) Cấu trúc của năng lực THTN
Theo tài liệu [4], các mức độ thể hiện của năng lực thực hành là: Hiểu và thực
hiện đúng nội quy, quy tắc an tồn phịng ThN; Nhận dạng và lựa chọn đƣợc dụng cụ
và hóa chất để làm ThN; Hiểu đƣợc tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất
cần thiết để làm ThN; Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các
ThN; Biết cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm; Tiến hành độc lập một số ThN hóa học
đơn giản; Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thí nghiệm hóa học phức tạp;

Biết cách quan sát, nhận ra đƣợc các hiện tƣợng ThN; Mô tả chính xác các hiện tƣợng

14


×