Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu dạy học một số chủ đề hóa học trung học phổ thông bằng tiếng anh tiếp cận SAT II chemistry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ MINH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÓA HỌC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG BẰNG TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ MINH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÓA HỌC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG BẰNG TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HÓA HỌC
Mã số: 8.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THU HÀ
HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến TS Hồng Thu Hà, giáo viên
hướng dẫn của tơi vì cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài. Sự tâm huyết của cơ chính là nguồn động lực to lớn
để tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên và cán bộ trường Đại học Giáo dục
đã giúp đỡ tôi trong hai năm học tập nâng cao chuyên môn vừa qua. Tôi cũng
muốn bày tỏ sự cảm kích đến ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ mơn Hóa học, giáo viên bộ môn Tiếng Anh và các em học sinh
lớp 10A4 và 10A8 của trường THPT Khoa học Giáo dục (Hà Nội), nơi tôi đã
thực nghiệm đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và các anh chị em lớp Cao học khóa QH2017S đã đồng hành và ủng hộ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Hà Minh Nguyệt

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo


CBQL

Cán bộ quản lý

CLIL

Content and Language Integrated
Learning (Tích hợp nội dung và
ngôn ngữ )

CLC

Chất lượng cao

ETS

Educational Testing Service
(Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ)

GV

Giáo viên

GPA

Grade Point Average
(Điểm trung bình)

HS


Học sinh

KHTN

Khoa học tự nhiên

QG

Quốc gia

SAT

Scholastic Assessment Test
(Bài kiểm tra đánh giá năng lực
chuẩn hóa)

SAT II Chemistry

Scholastic Assessment II Subject :
Chemistry
(Bài kiểm tra đánh giá năng lực
chuẩn hóa mơn Hóa học)
Trung học phổ thông

THPT

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nội dung của SAT II Chemistry ……………………………. 10
Bảng 1.2. Yêu cầu tuyển sinh của các trường Đại học top 10 tại Hoa Kỳ
liên quan đến SAT ……………………………………………………... 22
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu các chủ đề trong SAT II Chemistry và chương
trình Hóa học THPT QG ………………………………………………. 27
Bảng 2.2. Các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cho HS THPT

31

Bảng 2.3. Bảng theo dõi ……………………………………………….

75

Bảng 2.4. Thang điểm bài kiểm tra viết phần 1 ……….........................

81

Bảng 2.5. Thang điểm bài kiểm tra viết phần 2 …………………….…

81

Bảng 3.1. Bảng theo dõi của lớp 10 A4 ……………………………….. 84
Bảng 3.2. Bảng theo dõi của lớp 10 A8 …………………………….

85

Bảng 3.3. Thống kê điểm kiểm tra viết của HS lớp 10 A4…………….

87


Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra viết của HS lớp 10 A8 ……………

87

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hướng dẫn đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan ………

12

Hình 1.2. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân loại ………………………

13

Hình 1.3. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân tích mối liên hệ …………… 14
Hình 2.1. Slide mở đầu bài học………………………………………...

60

Hình 2.2. Slide đặt vấn đề về năng lượng ……………………………...

60

Hình 2.3. Slide các dạng năng lượng …………………………………... 61
Hình 2.4. Slide định nghĩa năng lượng ………………………………...

61


Hình 2.5. Slide các nguồn năng lượng ………………………………...

62

Hình 2.6. Slide ví dụ về năng lượng Hóa học trong đời sống…………... 62
Hình 2.7. Slide khái niệm năng lượng Hóa học ………………………... 63
Hình 2.8. Slide phân biệt phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt ….

63

Hình 2.9. Slide ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt trong đời
sống …………………………………….................................................. 64
Hình 2.10. Slide khái niệm biến đổi enthalpy và giản đồ enthalpy …....

64

Hình 2.11. Slide mối liên hệ giữa biến thiên enthalpy và hệ số trong
phương trình phản ứng ………………………………………………...

65

Hình 2.12. Slide biến thiên enthalpy tiêu chuẩn ……………………...

65

Hình 2.13. Slide nguyên lý của phương pháp Calorimetry …………...

66

Hình 2.14. Slide tiến trình đo biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm ...


66

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………………….

i

Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………….. ii
Danh mục các bảng ……………………………………………………

iii

Danh mục các hình ảnh ………………………………………………..

iv

Mục lục ………………………………………………………………

v

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………. 1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….. 3
3. Nhiệm vụ của đề tài ………………………………………………… 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………………………………


3

4.1. Khách thể nghiên cứu …………………………………………….

3

4.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………….

3

5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… 3
5.1. Nội dung ………………………………………………………….. 3
5.2. Địa bàn thực nghiệm sư phạm ……………………………………

3

6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 4
6.1. Các phương pháp lý thuyết ……………………………………….

4

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn …………………………..

4

6.3. Phương pháp xử lý thông tin ……………………………………... 4
7. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………

4


8. Giả thuyết khoa học ………………………………………………...

4

9. Đóng góp của đề tài ………………………………………………… 4
10. Cấu trúc luận văn ………………………………………………….

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY
HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II
CHEMISTRY …………………………………………………………. 5

v


1.1. Giáo dục Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế ……………. 5
1.1.1. Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc dạy học các
môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh …………………………….

5

1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc dạy học các môn Khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh ………………………………………………………..

6

1.1.2.1. Đối với học sinh ………………………………………………

6


1.1.2.2. Đối với giáo viên và nhà trường ……………………………...

6

1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………………………………………... 6
1.3. Tổng quan về SAT ………………………………………………... 8
1.3.1. Khái niệm và phân loại SAT …………………………………… 8
1.3.2. Ưu điểm của SAT …………………….. ……………………….

9

1.3.3. Thông tin chung về SAT II Chemistry …………………………. 9
1.3.3.1. Nội dung SAT II Chemistry…………………………………..

10

1.3.3.2. Thang đánh giá trong SAT II Chemistry ……………………... 12
1.3.3.3. Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry …..……………….. 12
1.3.3.4. Kỹ năng cần thiết trong SAT II Chemistry …………………..

14

1.4. Định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngơn ngữ …………..

15

1.4.1. Khái niệm tích hợp nội dung và ngơn ngữ ……………………

15


1.4.2. Ưu điểm của định hướng tích hợp nội dung và ngơn ngữ ……..

15

1.4.3. Nền tảng của định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ ..……

16

1.5. Thực trạng dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ... 17
1.5.1. Nhu cầu của xã hội đối với việc dạy học các mơn Khoa học tự
nhiên bằng tiếng Anh …………………………………………………

17

1.5.2. Khó khăn trong triển khai dạy học các môn Khoa học tự nhiên
bằng tiếng Anh ở bậc trung học phổ thông ……………………………. 18
1.5.3. Cơ hội học tập và học bổng với SAT ….……………………….

21

1.5.3.1. Tại Hoa kì ………………………………………….…………. 21

vi


1.5.3.2. Tại các quốc gia khác ………………………………………… 24
1.5.3.3. Tại Việt Nam …………………………………………………. 25
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………..


25

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG
TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY ……………………..

27

2.1. Mối liên hệ giữa chương trình trung học phổ thông chuẩn Quốc
gia và các chủ đề SAT II Chemistry ….…………………………….

27

2.1.1. Sự giao thoa giữa các chủ đề trong SAT II Chemistry và chương
trình Hóa học Trung học phổ thông Quốc gia ………………..

27

2.1.2. Những kiến thức cần bổ sung cho học sinh Trung học phổ thông
để tiếp cận SAT II Chemistry …………………………………………. 28
2.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng các chủ đề dạy học Hóa học
tiếp cận SAT II Chemistry …………………………………………...

29

2.2.1. Nguyên tắc …………………………………………………….

29

2.2.2. Quy trình ………………………………………………………


30

2.3. Các chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tiếp cận SAT II
Chemistry ……………………………………………………………...

31

2.4. Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng tích hợp nội
dung và ngơn ngữ …………………………………………………….

38

2.4.1. Phân tích đối tượng học sinh …………………………………… 39
2.4.2. Nghiên cứu bài học ……………………………………………..

39

2.4.3. Xác định mục tiêu học tập ……………………………………… 40
2.4.4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức lớp
học ……………………………………………………………………..

40

2.4.5. Thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp ……………………….. 40
2.4.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh …………………………. 41
2.4.7. Đánh giá và rút kinh nghiệm về kế hoạch dạy học ……………

vii

41



2.5. Một số kế hoạch dạy học theo chủ đề tiếp cận SAT II Chemistry
theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ …………………….

41

2.5.1. Kế hoạch dạy học bài “Vật chất” ………………………………

41

2.5.1.1. Nghiên cứu bài học …………………………………………… 41
2.5.1.2. Mục tiêu học tập ……………………………………………… 42
2.5.1.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức lớp học ……….. 44
2.5.1.4. Tiến trình dạy học …………………………………………….. 44
2.5.1.5. Các bài luyện tập tiếp cận SAT II Chemistry ………………… 47
2.5.2. Kế hoạch dạy học bài “Tính chất vật lý và tính chất hóa học”….. 48
2.5.2.1. Nghiên cứu bài học …………………………………………… 48
2.5.2.2. Mục tiêu học tập ……………………………………………… 49
2.5.2.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức lớp học ……….. 51
2.5.2.4. Tiến trình dạy học …………………………………………….. 51
2.5.2.5. Các bài luyện tập tiếp cận SAT II Chemistry ………………… 53
2.5.3. Kế hoạch dạy học “Mở đầu về biến thiên Enthalpy” …………

54

2.5.3.1. Nghiên cứu bài học …………………………………………… 54
2.5.3.2. Mục tiêu học tập ……………………………………………… 56
2.5.3.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức lớp học ……….


59

2.5.3.4. Bài giảng điện tử ……………………………………………..

59

2.5.3.5. Tiến trình dạy học …………………………………….………

67

2.5.3.6. Kế hoạch kiểm tra đánh giá tiếp cận SAT II Chemistry ……… 74
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………... 82
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM …………………………... 83
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ………………………………….. 83
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ……………………………... 83
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ………………………………….. 83
3.3.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm ……………………………….

viii

83


3.3.2. Địa bàn thực nghiệm và đối tượng học sinh …………………..

84

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ……………………………………

84


3.4.1. Kết quả bảng theo dõi đánh giá quá trình ………………………

84

3.4.2. Kết quả bài kiểm tra viết … …………………………………….

86

3.5. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ………………..

87

Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………..

89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 91

ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục theo hướng hội nhập quốc tế là nhu cầu cấp thiết và tất
yếu ở nước ta hiện nay. Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai
đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ – TTg ngày 24/06/2010) nêu rõ nhiệm vụ trọng
tâm là nâng cao chất lượng ngoại ngữ tiến tới dạy và học các môn KHTN bằng
tiếng Anh tại 30% số trường, mỗi năm tăng thêm 15-20% số trường và hoàn

thành vào năm 2020 [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ cho các cơ
sở giáo dục để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc
tế. Mặc dù được thí điểm triển khai ở các trường THPT chuyên, THPT chất
lượng cao với đội ngũ GV giàu kinh nghiệm và HS có trình độ ngoại ngữ khá
tốt, việc tổ chức dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh vẫn gặp phải rất nhiều
trở ngại. Trong số đó, khó khăn lớn nhất chính là chưa có mục đích rõ ràng cho
việc dạy học bằng tiếng Anh. HS cần biết sau khi học các mơn KHTN bằng
tiếng Anh thì đạt được những tiêu chuẩn gì, có lợi ích gì hơn so với học tách
biệt mơn KHTN và ngoại ngữ, có thuận lợi gì đối với việc ứng tuyển vào Đại
học. Nhà trường cần thấy được hiệu quả của việc tổ chức dạy học các mơn
KHTN bằng tiếng Anh. Khó khăn tiếp theo là chưa có chương trình dạy học
với các mục tiêu cụ thể. GV và nhà trường hoặc là dịch bài dạy từ sách tiếng
Việt ra tiếng Anh hoặc là áp dụng hoàn tồn chương trình dạy của nước ngồi.
Dạy và học theo hướng dịch các bài giảng trong chương trình THPT Quốc gia
từ tiếng Việt sang tiếng Anh không giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức, không định
hướng được mục tiêu và không đảm bảo quyền lợi của HS khi học tập các mơn
KHTN bằng tiếng Anh. Dạy và học hồn tồn theo chương trình quốc tế cần
nguồn tài chính lớn. Thêm vào đó, HS sẽ khó đạt thành tích cao khi tham gia
kì thi THPT QG theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD - ĐT.
Hoa Kỳ là một đất nước có nền Khoa học và Giáo dục phát triển. Du học
Đại học Hoa Kỳ trở thành đích đến của hàng triệu HS quốc tế, trong đó mỗi
1


năm có khoảng một ngàn HS Việt Nam. Các trường THPT tại Hoa Kỳ được tự
chủ trong việc lựa chọn giáo trình, phân chia các khóa học và tổ chức dạy học
[11]. Do đó, để đánh giá khách quan năng lực học tập của các HS theo học bất
kì chương trình nào, tổ chức các trường Đại học Hoa Kỳ (College board) đã
cho ra đời bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa (viết tắt SAT) và hiện việc
tổ chức bài kiểm tra này đang được quản lý bởi Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ

(Educational Testing Service – viết tắt ETS). Rất nhiều năm qua, SAT đã trở
thành một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ của các HS nộp vào các trường
Đại học của Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. Từ năm 2018, ở Việt
Nam đã có trường Đại học Quốc Gia sử dụng kết quả SAT như một phương án
tuyển sinh độc lập. Do đó, đạt được thành tích tốt khi dự thi SAT là nhu cầu,
cũng là định hướng cho các HS. Không những thế, kết quả SAT của HS sẽ phản
ánh hiệu quả dạy học bằng tiếng Anh của GV và thúc đẩy sự phát triển của nhà
trường trong công cuộc hội nhập Giáo dục.
Trong q trình tìm hiểu, tơi nhận thấy có rất nhiều điểm giao thoa giữa
chương trình Hóa học THPT Việt Nam và các chủ đề của SAT II Chemistry –
bài kiểm tra kiến thức Hóa học nằm trong hệ thống các bài kiểm tra kiến thức
và năng lực chuẩn hóa SAT. Tơi mong muốn thiết kế các chủ đề Hóa học bằng
tiếng Anh nhằm giúp HS đạt thành tích tốt khi dự thi SAT II Chemistry đồng
thời vẫn đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình THPT Quốc
gia. HS sẽ được học và củng cố kiến thức bằng cả hai thứ tiếng, tiết kiệm thời
gian và chi phí ơn luyện, có mục tiêu học tập rõ ràng và có kết quả học tập được
các trường Đại học Quốc tế chấp nhận. Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài
“Nghiên cứu dạy học một số chủ đề Hóa học trung học phổ thơng bằng tiếng
Anh tiếp cận SAT II Chemistry”.
Tiết học Hóa học bằng tiếng Anh sẽ đi theo định hướng tích hợp nội dung
và ngôn ngữ. Nếu thành công, kết quả của đề tài nghiên cứu này có thể được
mở rộng cho các môn học khác.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy học Hóa học THPT bằng tiếng Anh tiếp cận SAT
II Chemistry
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh ở Việt Nam

- Tìm hiểu nhu cầu học và thi SAT II Chemistry của HS
- Nghiên cứu chương trình Hóa học THPT của Việt Nam
- Nghiên cứu nội dung kiến thức trong SAT II Chemistry
- Nghiên cứu định hướng Giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ
- Đề xuất một số chủ đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tiếp cận SAT II
Chemistry
- Thiết kế kế hoạch dạy học tiếp cận SAT II Chemistry theo định hướng CLIL
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, thu thập dữ liệu đánh giá tính khả thi và hiệu
quả của các đề xuất dạy học bằng tiếng Anh
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học bằng tiếng Anh cho HS THPT tiếp cận SAT II
Chemistry
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Chủ đề dạy học bằng tiếng Anh cho HS THPT nhằm tiếp cận SAT II
Chemistry
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung
- Chương trình sách giáo khoa Hóa học THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ đề trong SAT II Chemistry
5.2. Địa bàn thực nghiệm sư phạm
Trường THPT Khoa học Giáo dục – Hà Nội

3


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống
hóa.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực
nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê toán học trong Khoa học Giáo dục để xử lý kết
quả thực nghiệm sư phạm
7. Câu hỏi nghiên cứu
Cách thức nào giúp nâng cao hiệu quả dạy và học Hóa học bằng tiếng
Anh? Mục đích học tập của HS khi tham gia học tập Hóa học bằng tiếng Anh?
8. Giả thuyết khoa học
Nếu dạy học Hóa học THPT bằng tiếng Anh theo các chủ đề tiếp cận
SAT II Chemistry sẽ giúp định hướng mục tiêu học tập cho HS và nâng cao
hiệu quả dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh.
9. Đóng góp của đề tài
- Đề xuất một số chủ đề dạy học Hóa học tiếp cận SAT II Chemistry
- Đề xuất kế hoạch dạy học chủ đề tiếp cận SAT II Chemistry theo định hướng
tích hợp nội dung và ngôn ngữ
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh
tiếp cận SAT II: Chemistry
Chương 2: Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh tiếp cận SAT II:
Chemistry và Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY HỌC
HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY
1.1. Giáo dục Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế

1.1.1. Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc dạy học các môn Khoa
học tự nhiên bằng tiếng Anh
Ngày 04/11/2013, trong Hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành Trung
ương khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị quyết số
29-NQ/TW về đối mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Một trong những cơng cụ hội nhập quốc tế quan
trọng nhất chính là ngơn ngữ, phổ biến nhất là tiếng Anh. Vì vậy, đề án Phát
triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 nêu
rõ các mục tiêu:
- Đến năm 2015, các trường THPT chuyên phải có 20% cán bộ quản lý, giáo
viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp; 30% HS đạt bậc 3 về
ngoại ngữ theo khung châu Âu; 30% HS tốt nghiệp THPT được nhận vào các
lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước
và nước ngoài. Đến năm 2020, số % tương ứng lần lượt là 50%, 50% và 50%.
- Đến năm 2020, mỗi trường THPT chuyên phải hợp tác được với ít nhất một
cơ sở giáo dục có uy tín trong khu vực, quốc tế [1].
Từ định hướng này của Đảng và nhà nước, bộ GD - ĐT đã chỉ đạo các
trường THPT chuyên tăng cường rèn luyện ngoại ngữ cho GV, HS, đồng thời
triển khai thí điểm dạy học các mơn Tốn và KHTN bằng tiếng Anh. Cùng trên
đà phát triển, các trường THPT CLC và THPT tư nhân cũng mở rộ các lớp học
các mơn Tốn và KHTN sử dụng 100% tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào giúp đánh giá hiệu quả dạy
học bằng tiếng Anh tại tất cả các cơ sở Giáo dục.
5


1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc dạy học các môn Khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh
1.1.2.1. Đối với học sinh

Thông qua việc học các môn KHTN bằng tiếng Anh, HS sẽ được:
- Rèn luyện sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong lớp học, sử dụng tiếng Anh học
thuật trong học tập, đồng thời nâng cao kiến thức Khoa học tự nhiên
- Hình thành khả năng tư duy giải quyết vấn đề trực tiếp bằng tiếng Anh
- Bước đầu làm quen với môi trường học tập quốc tế năng động
- Thuận lợi hơn khi tham gia các chương trình trao đổi HS, hoặc chuyển ngang
hay xét học tiếp các cấp độ cao hơn ở nước ngoài
1.1.2.2. Đối với giáo viên và nhà trường
Thông qua việc tổ chức các tiết dạy học môn KHTN bằng tiếng Anh, GV
sẽ được:
- Trau dồi kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm
Nhà trường mong muốn bồi dưỡng được nhiều HS đạt chuẩn kiến thức,
kỹ năng quốc tế nhằm:
- Chứng minh năng lực đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo của nhà trường
- Thu hút nhiều HS tham gia các chương trình đào tạo của nhà trường
- Tạo niềm tin và ưu thế khi đặt vấn đề hợp tác với các cơ sở Giáo dục quốc tế
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, việc giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh tại các trường
THPT vẫn là nỗi trăn trở của các nhà giáo dục học và giáo viên Hóa học tại
Việt Nam. Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, bài báo khoa học đã nghiên cứu
về vấn đề này bao gồm:
6


- Luận văn thạc sĩ sư phạm (ĐHGD – ĐHQGHN) Improving creative thinking
of high school students though chemistry teaching của tác giả Mai Thị Nhàn
(Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Kim Long) – năm 2017. Trong luận văn, tác
giả đã nghiên cứu và thiết kế các bài giảng Hóa học bằng tiếng Anh nhằm mục
đích phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Nội dung bài giảng nằm trong chương

trình Hóa học THPT QG dành cho HS lớp 10.
- Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục (Đại học Vinh) Nghiên cứu phương pháp
giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông của tác giả
Nguyễn Thị Trúc Nguyên (Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Cự Giác) – năm
2014. Luận văn này đã xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, nội dung, phương
pháp liên quan đến bài giảng Hóa học bằng tiếng Anh; đề xuất cách thức kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập bằng tiếng Anh. Nội dung bài giảng nằm trong
chương trình THPT QG dành cho HS lớp 11.
- Khóa luận tốt nghiệp (ĐHSP TPHCM) Thiết kế e-book tự học tiếng Anh
chuyên ngành – phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên trung học phổ thông của
tác giả Mai Thủy Tiên (Hướng dẫn khoa học: ThS Đào Thị Hồng Hoa) – năm
2013. Khóa luận này đã cung cấp nguồn tư liệu về tiếng Anh chuyên ngành
dành cho cả HS và GV, bao gồm thông tin, hình ảnh, âm thanh. Kết quả thực
nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả và khả năng ứng dụng của e-book đối với
việc tự học.
- Bài báo Dạy học Hóa học bằng tiếng Anh theo định hướng tích hợp nội dung
và ngơn ngữ (CLIL) của tác giả Đào Thị Hồng Hoa đăng trên tạp chí Khoa
học ĐHSP TPHCM số 54/2014. CLIL tuy ở nước ngoài đã được ứng dụng sâu
rộng ở các nước khơng nói tiếng Anh nhưng ở Việt Nam vẫn cịn rất mới mẻ.
Do đó, trong bài báo, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận của phương pháp này,
sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm, ghi lại và phân tích các kết quả thu được
khi giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh theo định hướng CLIL cho GV Hóa học
ở TP HCM.
7


- Bài báo Thực trạng dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ
thông tại Việt Nam của tác giả Cao Cự Giác và Phạm Ngọc Tuấn đăng trên tạp
chí Giáo dục số 424 (Kì 2 – 2/2018) trang 37 – 42. Trong bài báo, các tác giả
đã khảo sát nhận thức của các đối tượng giáo dục về tầm quan trọng của việc

dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT, mục tiêu của việc học tập
mơn Hóa học bằng tiếng Anh, những nội dung cần thiết khi thực hiện dạy học
Hóa học bằng tiếng Anh, những phương pháp dạy học cần thiết khi thực hiện
dạy học Hóa học bằng tiếng Anh. Từ đó cho thấy mức độ phù hợp và nguyên
nhân của những khó khăn trong q trình dạy học bằng tiếng Anh ở trường
THPT.
- Khóa luận tốt nghiệp (ĐHSP TPHCM) Sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống
trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh (Chương trình THPT Quốc tế IGCSE)
của tác giả Nguyễn Thị Thành Nhơn (Hướng dẫn Khoa học: ThS Thái Hồi
Minh) – năm 2016. Khóa luận đã nghiên cứu nội dung chương trình Cambridge
IGCSE Chemistry, mơ hình dạy học 5-E, phương pháp dạy học tích hợp nội
dung và ngơn ngữ (CLIL) và các thí nghiệm Hóa học có liên hệ đời sống. Từ
nền tảng đó, tác giả đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng các thí nghiệm gần
gũi với cuộc sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh.
Như vậy, việc xây dựng và thiết kế các chủ đề dạy học Hóa học bằng
tiếng Anh theo định hướng tích hợp nội dung và ngơn ngữ (CLIL) hướng đến
SAT II Chemistry là một hướng đi mới trong nghiên cứu.
1.3. Tổng quan về SAT
1.3.1. Khái niệm và phân loại SAT
Scholastic Assessment Test (SAT) là bài kiểm tra nhằm đánh giá khả
năng thành công trong việc học tập tại các trường đại học [6]. SAT thuộc sở
hữu của College Board – tổ chức phi lợi nhuận của các trường Đại học Hoa Kỳ,
hiện thuộc quyền quản lý của Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational
8


Testing Service, viết tắt ETS). Cho đến nay SAT đã có lịch sử hình thành và
phát triển 100 năm. HS quốc tế không cần phải đến Hoa Kỳ để thi SAT bởi
SAT được tổ chức 7 lần hàng năm tại 175 quốc gia trên Thế giới [15].
Theo mục đích kiểm tra, SAT được chia làm hai bài kiểm tra chính: SAT

Reasoning (thường gọi là SAT I) và SAT Subject (thường gọi là SAT II). SAT
I kiểm tra kỹ năng suy luận ngơn ngữ và tốn học, SAT II kiểm tra kiến thức
về một môn học cụ thể. SAT II bao gồm 20 bài kiểm tra độc lập thuộc 5 lĩnh
vực: Toán học (Toán bậc 1 và Toán bậc 2), Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh
học sinh thái, Sinh học phân tử), Lịch sử (Lịch sử Hoa Kỳ, Lịch sử Thế giới),
Văn học và Ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Latinh, tiếng Do
Thái hiện đại, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn
Quốc). [6]
1.3.2. Ưu điểm của SAT
Nhằm mục đích đánh giá khách quan năng lực và kiến thức của các HS
theo học các chương trình khác nhau, các trường Đại học tại Hoa Kỳ yêu cầu
hồ sơ tuyển sinh cần phải có điểm SAT hoặc ACT để bổ trợ cho điểm trung
bình (Grade Point Average, viết tắt GPA). Trong khi ACT được thiết kế để
kiểm tra kiến thức HS ghi nhớ được khi học ở trường thì SAT địi hỏi HS kỹ
năng phân tích, tổng hợp, suy luận để giải quyết vấn đề. Vì vậy, các HS có
nguyện vọng vào các trường Đại học đầu bảng bắt buộc thi SAT.
1.3.3. Thông tin chung về SAT II Chemistry
SAT II Chemistry kiểm tra kiến thức Hóa học và kỹ năng giải các bài tốn hóa
học, giúp HS thể hiện với hội đồng tuyển sinh của các trường Đại học sở thích,
năng lực và nguyện vọng theo học các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Y dược.

9


1.3.3.1. Nội dung SAT II Chemistry
Các câu hỏi của SAT II Chemistry tập trung vào các chủ đề được giảng
dạy ở hầu hết các trường THPT. Nội dung cụ thể của 8 chủ đề cùng với trọng
số của từng chủ đề trong SAT II Chemistry được liệt kê trong bảng 1.1 sau.
Bảng 1.1. Nội dung của SAT II Chemistry
Nội dung


Trọng số

Chủ đề 1: Cấu trúc của vật chất

25%

Cấu trúc nguyên tử: Các thí nghiệm chứng minh cấu trúc nguyên
tử, các số lượng tử và mức năng lượng, cấu hình electron, bảng
tuần hồn các ngun tố hóa học.
Cấu trúc phân tử: Cấu trúc Lewis, hình dạng phân tử, sự phân
cực của phân tử.
Liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại; mối
liên hệ giữa liên kết và tính chất, cấu trúc phân tử; lực liên kết liên
phân tử như là liên kết Hidro, lực tương tác lưỡng cực, lực khuếch
tán London.
Chủ đề 2: Trạng thái của vật chất

16%

Chất khí: Thuyết động học phân tử, các định luật chất khí, thể
tích mol, mật độ, tỉ lượng hóa học.
Chất lỏng và chất rắn: Lực liên kết liên phân tử của chất lỏng và
chất rắn, các loại chất rắn, sự chuyển pha và giản đồ pha.
Dung dịch: Nồng độ phần trăm, nồng độ molan; chuẩn bị và tỉ
lượng dung dịch; các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn,
chất lỏng, chất khí; phương diện định tính các tính chất nồng độ
phụ thuộc số lượng hạt chất tan.
Chủ đề 3: Các dạng phản ứng


14%

10


Axit – Bazo: Thuyết Bronstet – Lowry; axit, bazo mạnh – yếu;
pH, chuẩn độ, chất chỉ thị.
Oxi hóa khử: Nhận biết phản ứng oxi hóa khử, sự cháy, số oxi
hóa, thế điện oxi hóa khử.
Kết tủa: Bảng tính tan của các chất cơ bản.
Chủ đề 4: Tỉ lượng hóa học

14%

Khái niệm mol: Khối lượng mol, số Avogadro, công thức phân
tử và cơng thức đơn giản nhất.
Phương trình hóa học: Cân bằng phương trình hóa học, các phép
tính tỉ lượng hóa học, hiệu suất phản ứng, chất hết – chất dư.
Chủ đề 5: Cân bằng và tốc độ phản ứng

5%

Hệ cân bằng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng (Định
lý Le Chatelier) của hệ ở trạng thái khí và dung dịch, hệ số cân
bằng, các biểu thức cân bằng.
Tốc độ phản ứng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,
giản đồ năng lượng của phản ứng, năng lượng hoạt hóa.
Chủ đề 6: Nhiệt hóa học

6%


Định luật bảo toàn năng lượng, phép đo nhiệt lượng và nhiệt dung
riêng, enthalpy của sự chuyển pha và phản ứng hóa học, các
đường cong chuyển pha, entropy.
Chủ đề 7: Hóa học mô tả

12%

Các nguyên tố thường gặp, danh pháp các hợp chất và ion, sự biến
đổi tuần hồn các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố,
khả năng hoạt động của các nguyên tố và dự đoán sản phẩm của
phản ứng hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản, các vấn đề hóa
học liên quan đến mơi trường.
Chủ đề 8: Phịng thí nghiệm

8%

11


Các thiết bị thí nghiệm, đo lường, các bước tiến hành, quan sát,
an tồn phịng thí nghiệm, tính tốn và phân tích số liệu, dựng đồ
thị biểu diễn số liệu, rút ra nhận xét từ những quan sát và số liệu
thu được.
(Nguồn: SAT Guide for students)
1.3.3.2. Thang đánh giá trong SAT II Chemistry
SAT II Chemistry gồm 85 câu hỏi trắc nghiệm với 3 dạng câu hỏi, thời gian
làm bài là 1 tiếng, thang điểm từ 200 – 800. [7]
1.3.3.3. Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry
Các câu hỏi trong SAT II Chemistry được chia làm 3 dạng, mỗi câu hỏi

đều có hướng dẫn làm bài chi tiết.
- Dạng 1: Five-choice Completion. Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan, HS được yêu cầu lựa chọn một trong số năm đáp án.
Hình 1.1. Hướng dẫn đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan

(Nguồn: SAT guide for students)

12


- Dạng 2: Dạng câu hỏi phân loại: Những câu hỏi dạng này đưa ra cho HS một
số lựa chọn, và yêu cầu HS sắp xếp các lựa chọn vào các nhóm tương ứng.
Hình 1.2. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân loại

(Nguồn: SAT guide for students)
- Dạng câu hỏi phân tích mối liên hệ: Những câu hỏi dạng này yêu cầu HS phải
xác định được các phát biểu Hóa học là đúng hay sai, chúng có mối liên hệ với
nhau khơng, nếu có thì đó là mối liên hệ như thế nào. Đây là dạng câu hỏi lạ và
thường gây bối rối cho cả HS Hoa Kỳ và HS quốc tế.

13


Hình 1.3. Hướng dẫn đối với câu hỏi phân tích mối liên hệ

(Nguồn: SAT guide for students)
1.3.3.4. Kỹ năng cần thiết trong SAT II Chemistry
Số lượng câu hỏi ở cấp độ tư duy Nhớ trong SAT II Chemistry chiếm
khoảng 20%. Để trả lời đúng các câu hỏi này, HS cần nhắc lại được các khái
niệm cơ bản và các thông tin đặc trưng, sử dụng thành thạo các thuật ngữ Hóa

học.

14


×