Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA
TRẺ EM CÓ CHA MẸ NHIỄM HIV/AIDS TẠI HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Hoa

HÀ NỘI – 2013

1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các thầy cô
giáo của Trường Đại học Giáo dục đã tạo cơ hội cho tôi được học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Phạm Thị
Thu Hoa, người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và động viên tơi
rất nhiều trong q trình học tập cũng như trong q trình thực hiện
luận văn.
Tơi xin cảm ơn các anh chị em trong lớp cao học Tâm lý lâm sàng
trẻ em và vị thành niên khóa 2 đã góp ý, chia sẻ và giúp đỡ tơi trong q


trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình đã ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ để tơi có thể hồn
thành khóa học thạc sỹ và thực hiện tốt luận văn của mình.
Kính chúc quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..........................................................................................................................
Mục lục ...............................................................................................................................
Danh mục các bảng .............................................................................................................
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình .....................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các rối loạn sức khỏe tinh thần ở
trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới. ..........................................
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu các rối loạn sức khỏe tinh thần ở
trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS trong nƣớc .............................................
1.2. Một số vấn đề lý luận về sức khỏe tinh thần của trẻ em ..........................
1.2.1. Khái niệm về sức khỏe tinh thần ...........................................................
1.2.2. Khái niệm Trẻ em..................................................................................

1.2.3. Khái niệm trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ....................................
1.2.4. Khái niệm về HIV/AIDS.......................................................................
1.3. Ảnh hƣởng của HIV/AIDS lên trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS ......
1.3.1. Định kiến và phân biệt đối xử ...............................................................
1.3.2. Địa vị kinh tế và xã hội .........................................................................
1.3.3. Trình độ học vấn, giáo dục....................................................................
1.3.4. HIV và sự mồ côi cha mẹ ......................................................................
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi (lứa tuổi nhi đồng).........
1.4.1. Sự phát triển về thể chất ........................................................................
1.4.2. Đặc điểm hoạt động và giao tiếp của tuổi nhi đồng..............................
1.4.3. Sự phát triển nhận thức và trí tuệ ..........................................................
1.4.4. Sự phát triển của xúc cảm - ý chí ..........................................................
1.4.5. Sự phát triển nhân cách .........................................................................

3

Trang
i
ii
iv
v
1
7
7

7

16
20
20

23
23
25
25
27
28
29
30
30
31
32
32
33
33


Chƣơng: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................

35
35

2.1. Tổ chức nghiên cứu ..................................................................................
2.1.1. Kế hoạch nghiên cứu .............................................................................
2.1.2. Triển khai nghiên cứu ...........................................................................
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................

35
37
44


2.2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................
2.2.2.Nghiên cứu bảng hỏi (anket) ..................................................................
2.2.3. Phƣơng pháp thống kê...........................................................................

44

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................

48

3.1.Tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV ............
3.2. Tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV .........

44
47

48
50

3.3. Tƣơng quan giữa điểm chẩn đoán rối nhiễu tâm trí với một số biến số
độc lập .............................................................................................................

51

3.4. Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV theo
5 hội chứng của SDQ25 ..................................................................................

52

3.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sức khỏe tinh thần của trẻ bị ảnh hƣởng

bởi HIV/AIDS .................................................................................................

55

3.5.1. Môi trƣờng gia đình ..............................................................................
3.5.2. Yếu tố kinh tế vàxã hội .........................................................................
3.5.3. Yếu tố tâm lý .........................................................................................

55

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................

73

65
67

73

1. Kết luận .......................................................................................................
76

2. Khuyến nghị ................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
PHỤ LỤC...........................................................................................................................

4

78
82



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Ngƣỡng đánh giá rối nhiễu tâm trí của bộ câu hỏi SDQ25
phiên bản tiếng Anh (Robert Goodman, 1997) ............................................ 45
Bảng 2.2. Ngƣỡng đánh giá rối nhiễu tâm trí của bộ câu hỏi SDQ25
phiên bản tiếng Việt của trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển
46
cộng đồng (2005) .........................................................................................
Bảng 3.1. Tỷ lệ rối nhiễu sức khỏe tinh thần ở trẻ em có cha mẹ có HIV/AIDS,
Pr = 0.002 ......................................................................................................................... 50

Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa điểm chẩn đoán rối nhiễu sức khỏe tinh
51
thần với một số biến số độc lập ....................................................................
Bảng 3.3. Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ bị ảnh hƣởng bởi
52
HIV/AIDS chia theo 5 hội chứng.................................................................
Bảng 3.4. Ngƣời chăm sóc chính của trẻ ..................................................... 56
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa tình trạng cha mẹ của trẻ với tỷ lệ rối
nhiễu tâm trí ở cả 2 nhóm trẻ em. ................................................................ 58
Bảng 3.6: Mức độ hài lịng với cuộc sống của ngƣời chăm sóc trẻ ............. 69
Bảng 3.7: Tƣơng quan giữa tình trạng hạnh phúc gia đình với tỷ lệ
rối nhiễu tâm trí ở trẻ.................................................................................... 70

5



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tổng điểm thơ SDQ25 ở nhóm trẻ bị
ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ............................................................................
48
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ so sánh tổng điểm thơ SDQ25 giữa hai nhóm trẻ ......
49
Biểu đồ 3.3. So sánh Các vấn đề sức khỏe tinh thần theo 5 hội chứng
giữa nhóm trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và không bị ảnh hƣởng bởi
53
HIV. ..............................................................................................................
Biểu đồ 3.4: So sánh tình trạng cha mẹ giữa 2 nhóm trẻ bị ảnh hƣởng
bởi HIV và nhóm khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV ..........................................
57
Biểu đồ 3.5: So sánh tỷ lệ bạo hành tinh thần trong gia đình ở hai
nhóm trẻ........................................................................................................
60
Biểu đồ 3.6: So sánh tỷ lệ bạo hành thể chất trong gia đình ở hai
nhóm trẻ........................................................................................................
61
Biểu đồ 3.7: So sánh tỷ lệ bị lạm dụng, bị bỏ rơi giữa hai nhóm trẻ ...........
64
Biểu đồ 3.8: So sánh tình trạng kinh tế giữa hai nhóm trẻ...........................
65
Biểu đồ 3.9: Tƣơng quan giữa tình trạng thu mình ở hai nhóm trẻ bị
ảnh hƣởng bởi HIV và khơng bị ảnh hƣởng bởi HIV ..................................
71
Hình 1.1: Mơ hình giải thích các trạng thái khỏe mạnh (tích cực) và
bệnh (tiêu cực) qua việc sử dụng các thuật ngữ sức khỏe tâm trí, rối

nhiễu tâm trí và bệnh tâm thần .....................................................................
21
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu ....................................................... 39
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ khoảng tuổi điều tra .......................................................... 43
Sơ đồ 3.1. Mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm nhận và hành động ...................
68

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng trong những năm
qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Việt Nam. Kèm
theo sự phát triển kinh tế là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Tỷ lệ
ngƣời dân nông thôn di cƣ ra thành phố cũng nhƣ khắp nơi trong nƣớc để tìm
việc làm cũng ngày một tăng cao. Hệ quả tất yếu của sự gia tăng chênh lệnh
về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đơ thị hóa nhanh, tình trạng di cƣ, gia đình
tan vỡ và xói mịn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm
dụng, bị bóc lột và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ngày càng cao.
Trẻ em luôn là đối tƣợng đầu tiên bị ảnh hƣởng trƣớc những thay đổi
lớn. Bộ Lao động-Thƣơng binh-Xã hội (MOLISA) ƣớc tính năm 2007 có hơn
2,5 triệu trẻ em sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt”, chiếm gần 10% tổng số
trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam. Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết
tật; 300.000 trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm
HIV; 168.000 trẻ mồ cơi và trẻ không đƣợc cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ
lao động; hơn 13.000 trẻ em đƣờng phố; 20.000 trẻ sống trong các trung tâm
xã hội; 3.800 trẻ sử dụng ma túy; và ít nhất 850 trẻ bị lạm dụng tình dục [34].

Dễ dàng nhận thấy rằng trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS ngày càng tăng
do số lƣợng ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc liên tục tăng cao. Hơn
nữa những trẻ em này thƣờng sống trong các gia đình khó khăn về kinh tế,
bạo lực gia đình do cha là ngƣời sử dụng ma túy hoặc mẹ là ngƣời hành nghề
mại dâm, mồ côi cha hoặc mẹ do ảnh hƣởng bởi HIV và bị cộng đồng kỳ thị,
xa lánh. Hầu hết các em đã từng trải qua những cú sốc lớn về tâm lý trong
cuộc đời do phải trải qua sự đau khổ và mất mát ngƣời thân bởi HIV/AIDS.
Hiện nay có nhiều chƣơng trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ
nhằm hỗ trợ cho các em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS nhƣng chủ yếu nhằm

7


vào hỗ trợ vật chất nhƣ cung cấp sữa, gạo, dinh dƣỡng hoặc cung cấp các dịch
vụ dạy nghề. Các tổ chức quan tâm đến vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng
nhƣ những dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho các em còn yếu và thiếu rất nhiều. Đối
với các nơi có dịch vụ chun mơn thì dịch vụ đó thƣờng nhỏ lẻ, khơng tập
trung hoặc khơng theo quy định.
Có thể nói việc tập trung vào hỗ trợ vật chất, học tập, cũng nhƣ thuốc
men cho ngƣời có HIV/AIDS đã làm giảm sự chú ý của các nhà chuyên mơn
đến vấn đề sức khỏe tinh thần của ngƣời có HIV nói chung và của trẻ có cha
mẹ có HIV nói riêng. Phần lớn những nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của
trẻ em tập trung vào trẻ em nói chung trong cộng đồng, chƣa có nghiên cứu cụ
thể nào về sức khỏe tinh thần dành riêng cho trẻ có cha mẹ nhiễm HIV. Nhƣ
vậy có thể nói rằng vẫn cịn thiếu những nghiên cứu mang tính chất đại diện
về các vấn đề sức khỏe tinh thần cho đối tƣợng chuyên biệt là trẻ em có cha
mẹ nhiễm HIV. Những vấn đề về sức khỏe tinh thần nào mà các em bị ảnh
hƣởng bởi HIV/AIDS thƣờng gặp phải; HIV/AIDS có ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến sức khỏe tinh thần của trẻ em... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần
nhiều hơn nữa những nghiên cứu chun sâu.

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng các vấn
đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội”nhằm
bƣớc đầu tìm hiểu những vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có
HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha
và/hoặc mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ
nhiễm HIV/AIDS.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

8


Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ bị nhiễm
HIV và những yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em có
cha mẹ nhiễm HIV/AIDS.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 2 nhóm trẻ:
- Nhóm 1: 40 trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV lứa tuổi từ 7 đến 11
trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
- Nhóm 2: 60 trẻ em trong độ tuổi 7 đến 11hiện đang sinh sống cùng trên
địa bàn dân cƣ với nhóm trẻ trên (Quận Long Biên và huyện Gia Lâm) nhƣng
khơng có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV/AIDS.
Cả hai nhóm này đều có tỉ lệ cân bằng về giới tính.
4. Giả thuyết khoa học


Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tinh thần mắc phải ở trẻ em có cha mẹ nhiễm
HIV ở Hà Nội là khoảng từ 40% đến 50%.
Những yếu tố về ngƣời chăm sóc chính của trẻ, sự mồ cơi, kinh tế gia
đình, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, lạm dụng chất, bạo hành gia đình và tình
trạng nhiễm HIV của cha và/hoặc mẹ của trẻ có ảnh hƣởng nghiêm trọng tới
sức khỏe tinh thần của trẻ em.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tinh thần.
- Xác định tỷ lệ trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV có các vấn đề sức
khỏe tinh thần.
- Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố về ngƣời chăm sóc chính của
trẻ, kinh tế hộ gia đình, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, tình trạng lạm dụng
chất, sự bạo hành gia đình và tình trạng nhiễm HIV của cha và/hoặc mẹ của
trẻ với tình trạng sức khỏe tinh thần của các em.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng sức khỏe tinh
thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV.

9


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- 40 trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV trong độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi
trên địa bàn 2 quận Long Biên và huyện Gia Lâm và 60 trẻ em có cha mẹ
không nhiễm HIV/AIDS trên cùng địa bàn sinh sống.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đƣợc sử dụng chính là phƣơng pháp

nghiên cứu tài liệu, nhằm hệ thống hóa lý thuyết, cũng nhƣ những nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc đăng tải trên các sách báo, tạp chí
và website khoa học về các vấn đề liên quan đến đề tài. Phƣơng pháp nghiên
cứu lý luận đƣợc thực hiện qua các giai đoạn nhƣ thu thập, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đƣợc thực hiện nhằm xác
định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về sức
khỏe tinh thần, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dịch tễ học các vấn đề sức
khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm (test):Mục đích của phƣơng
pháp này là xác định tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ em gặp
phải. Để đạt đƣợc mục đích trên, nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi chẩn đốn
sàng lọc rối nhiễu tâm trí Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ25)
do tác giả Robert Goodmanthuộc viện tâm thần London xây dựng cách đây
gần 20 năm[31]. SDQ25gồm 25 câu hỏi sàng lọc và đánh giá rối nhiễu tâm trí
trong 5 lĩnh vực:
- Tăng động giảm chú ý (hyperactivity/inattention)
- Rối loạn hành vi (conduct problems)
- Rối loạn cảm xúc (emotional symptoms)
- Rối nhiễu trong quan hệ bạn bè (peer relationship problem)
- Mức độ thích ứng xã hội (prosocial behavior)

10


7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): Bên cạnh phƣơng pháp
đánh giá bằng trắc nghiệm nhằm xác định tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh
thần trẻ em gặp phải, nghiên cứu còn sử dụng bảng điều tra hộ gia đình. Bảng
hỏi này dựa trên các yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần
của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS nhằm cung cấp thêm các thơng tin về

tình trạng nhiễm HIV của cha mẹ trẻ, ngƣời chăm sóc chính hiện nay của trẻ,
tình trạng kinh tế gia đình, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình và sự kỳ thị
và phân biệt đối xử đối với trẻ.
7.2.3 Phương pháp sử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học:
Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chƣơng trình phần
mềm thống kê STATA dùng trong mơi trƣờng Window, phiên bản 11.
Các thơng số và phép tốn thông kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là
phân tích sử dụng thống kê mơ tả với các chỉ số:
 Điểm tổng SDQ25
 Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí giữa hai nhóm trẻ bị ảnh hƣởng và khơng bị
ảnh hƣởng bởi HIV.
 Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí trong 5 lĩnh vực.
 Mối tƣơng quan giữa tỷ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố nguy cơ
gây ra rối nhiễu tâm trí ở trẻ em.
8. Đóng góp mới của luận văn

8.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về sức khỏe tinh thần của trẻ em có
cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Luận văn là nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tinh thần trẻ em có cha mẹ
nhiễm HIV/AIDS đầu tiên sử dụng các cơng cụ sàng lọc tiêu chuẩn. Mẫu
nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên khách quan và mang tính đại diện.
- Luận văn giúp chỉ ra mối tƣơng quan giữa tình trạng ngƣời chăm sóc
chính của trẻ, kinh tế gia đình, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình, sự lạm

11


dụng,bỏ rơi, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có cha mẹ nhiễm
HIV/AIDS với thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của các em.

8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng đƣa ra đƣợc những con số chính xác về
tỉ lệ trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS có các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các rối loạn sức khỏe tinh thần ở
trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS trên thế giới

12


Hiện nay các nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của trẻ em bị ảnh hƣởng
bởi HIV/AIDS (trẻ có cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc có HIV hoặc bản thân trẻ
là ngƣời có HIV) trên thế giớiđƣợc chia thành hai loại chủ yếu: (1) Các
nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của HIV ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe
tinh thần của trẻ em và (2) các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố bảo vệ sức
khỏe tinh thần của trẻ em.
1.1.1.1 . Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của HIV ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần trẻ em
HIV đƣa ra những đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ em và

trẻ vị thành niên cũng nhƣ sự tồn tại và các chức năng của gia đình. Các báo
cáo gần đây của UNAIDS ƣớc tính rằng gần 17 triệu trẻ em trên thế giới mồ
cơi do HIV/AIDS, và có đến 90% trong số đó sống ở vùng Saharan Châu Phi
[43]. Tuy nhiên, mồ côi chỉ là một phần của vấn đề. Hiện nay cịn có một số
lƣợng lớn trẻ em hiện đang sống với cha mẹ có HIV/AIDS. Đối với các em
này, có vô vàn các yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần, chẳng
hạn nhƣ phải nghỉ học để ở nhà chăm sóc cha mẹ hiện đang ốm đau, gánh
nặng tâm lý trong suốt q trình chăm sóc cha mẹ ốm đau hoặc đối mặt với
cái chết của cha mẹ.
Mồ côi là một trong những vấn đề lớn mà hầu hết trẻ em có cha mẹ có
HIV phải đối mặt. Chính yếu tố này, cùng với những yếu tố nhƣ tình trạng gia
đình, những sự kiện gây căng thẳng trong đời sống, khả năng ứng phó với
những khó khăn và sự phục hồi cũng nhƣ tình trạng sức khỏe và các chức
năng thần kinh có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các vấn đề về sức khỏe tinh
thần của trẻ em có cha mẹ có HIV/AIDS.
Năm 2007, tổ chức Plan Cameroon nhận thấy tỷ lệ trẻ em mồ côi do cha
mẹ nhiễm HIV/AIDS qua đời ở vùng Tây Bắc Cameroon là rất cao. Chính vì
vậy họ đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu những ảnh hƣởng tâm lý của
việc mất cha mẹ và tuổi thơ mồ côi đối với trẻ em tại đây [29]. Nghiên cứu
13


này đƣợc thực hiện trong suốt hai tháng cuối thu trong sáu vùng nông thôn
của bốn quận huyện khác nhau của tỉnh Bamenda. Nghiên cứu đƣợc thực hiện
bởi đội thu thập thông tin thực địa, gồm ba cán bộ tâm lý trẻ em, thực hiện 18
cuộc thảo luận nhóm, 180 phỏng vấn cá nhân và 10 nghiên cứu trƣờng hợp.
Khách thể nghiên cứu là trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 18 tuổi. Nhằm nghiên
cứu ảnh hƣởng của mồ côi cha mẹ và tuổi thơ mồ côi của trẻ, họ đã so sánh 4
nhóm mẫu gồm: trẻ mồ cơi cả cha lẫn mẹ, trẻ mồ côi cha, trẻ mồ cơi mẹ và trẻ
khơng mồ cơi cha mẹ. Bốn nhóm này khơng có sự khác biệt về tuổi. Trong

phiếu phỏng vấn cá nhân, thông tin mà nghiên cứu hƣớng đến bao gồm tình
trạng gia đình, những sự kiện gây căng thẳng trong đời sống, thực trạng sức
khỏe tinh thần, khả năng ứng phó với những khó khăn và sự phục hồi cũng
nhƣ tình trạng sức khỏe tinh thần và các chức năng thần kinh. Với nghiên cứu
trƣờng hợp, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tiểu sử. Với thảo
luận nhóm, nghiên cứu phát triển 5 câu chuyện ngắn nhằm xác định nhận thức
của trẻ em về nhu cầu đƣợc hỗ trợ tâm lý. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra
rằng có sự khác biệt đáng kể giữa trẻ em trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ hoặc trẻ
em mồ côi cả cha lẫn mẹ ở một số các lĩnh vực sau:
- Trình độ giáo dục
- Sức khỏe tinh thần
- Kỹ năng xã hội và sự tự đánh giá bản thân
- Phơi nhiễm với các hình thức khác nhau của bạo lực gia đình.
Những trẻ trai bị mồ cơi thƣờng có ý nghĩ tự tử nhiều hơn so với những
trẻ trai khơng bị mồ cơi. Nhìn chung, ý định tử tự có ít hơn ở những trẻ khơng
mồ cơi và trẻ mồ cơi cha, nhƣng lại có cao hơn ở những trẻ mồ côi và đặc biệt
là ở trẻ em gái mồ cơi mẹ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những
rối loạn tinh thần ở trẻ mồ côi nhƣ stress sau sang chấn là 28%, trầm cảm là
45%, một con số khá cao so với toàn bộ mẫu đƣợc chọn. Khi phân tích các
yếu tố nguy cơ gây ra rối nhiễu tâm trí, nghiên cứu nhận ra rằng sự chia cắt
14


gia đình, ngƣời chăm sóc chính của trẻ dễ bị tổn thƣơng và tỷ lệ tai nan giao
thông cao là những yếu tố chính ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tinh
thần, bị bỏ rơi là rất cao ở tất cả các nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ trẻ bị lạm dụng
tình dục là không cao hơn những tỷ lệ khác nhƣng cũng gây nguy hiểm cho hơn
15% trẻ em gái đƣợc phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạo lực
gia đình làm cản trở sức khỏe tinh thần và lòng tự trọng cá nhân của các em, làm

gia tăng nguy cơ tự tử và có mối quan hệ gần gũi với nguy cơ trẻ bị các vấn đề
về sức khỏe tinh thần, ví dụ nhƣ trầm cảm và rối loạn sau sang chấn.
Trong gia đình cũng có nhiều bằng chứng tâm lý cho thấy cha mẹ có
HIV/AIDS thƣờng bị trầm cảm, đánh mất hy vọng và có những hành vi nguy
cơ nhƣ lạm dụng chất gây nghiện. Và những điều này cũng có thể là yếu tố
gia tăng các vấn đề về sức khỏe tinh thần cho trẻ em. Trong nghiên cứu của
mình về chức năng tâm lý giữa những trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV và ngƣời
chăm sóc trẻ ở Haiti của Mary C. Smith Fawzi và cộng sự [23], bà đã sử dụng
bộ câu hỏi của Goodman về những khó khăn và những điểm mạnh của trẻ
(SDQ25) nhằm đánh giá mức độ các triệu chứng tâm lý ở trẻ em từ 10 – 17
tuổi. Bộ câu hỏi này cũng đã đƣợc chuẩn hóa tại Bangladesh với đƣờng cong
của độ hiệu lực là 0.84 đến 0.94 cho bảng chuẩn hóa dành cho cha mẹ tự điền
hoặc phỏng vấn cha mẹ và 0.81 đến 0.89 cho bảng chuẩn hóa dành cho trẻ tự
điền. Bộ câu hỏi này đã đƣợc sử dụng để điều tra trên 492 trẻ bị ảnh hƣởng
bởi HIV và 330 ngƣời chăm sóc trẻ ở Haiti. Bên cạnh đó, các tác giả cũng sử
dụng thang đo Hopkins Symptom Checklist-25 (HSCL-25) nhằm đo mức độ
trầm cảm của cha mẹ/ngƣời chăm sóc của trẻ. Mặt khác, các thơng tin về nhân
khẩu học xã hội của trẻ và cha mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ nhƣ tình trạng kinh tế
của gia đình, các hỗ trợ xã hội, chức năng thực hiện các vai trị của ngƣời
chăm sóc trẻ cũng đƣợc phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành
niên có mức độ lo âu cao, bao gồm, hay có cảm giác bồn chồn (86%), tăng
15


động (83%) và lo lắng nhiều (56%). Cha mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ cũng có các
dấu hiệu trầm cảm ở mức độ cao, nhƣ năng lƣợng giảm sút (73%), buồn chán
(69%). Các triệu chứng trầm cảm của cha mẹ có mối liên quan mật thiết với
các vấn đề về tâm lý của trẻ em (tỷ lệ OR = 1.6 – 2.4) và các chức năng tâm
lý (tỷ lệ OR = 1.6 dựa theo báo cáo của cha mẹ).
Nghiên cứu đã sử dụng các thang đo tâm lý khác nhau và thu thập các

nguồn thông tin khác nhau để xác định mối liên hệ giữa tỷ lệ trầm cảm của
cha mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ với các vấn đề về tâm lý của trẻ bị ảnh hƣởng bởi
HIV. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng lại ở các yếu
tố gia đình mà chƣa đề cập đến các yếu tố xã hội và các yếu tố khác cũng
đồng thời ảnh hƣởng đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em.
Bên cạnh các yếu tố từ chính trong gia đình trẻ thì các yếu tố về văn hóa,
xã hội, đặc biệt là sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng đƣợc đề cập đến nhƣ một
trong những yếu tố gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha
mẹ có HIV/AIDS. Nghiên cứu của tiến sỹ Boyes, M.E và các cộng sự đã chỉ
ra điều đó.
HIV và sức khỏe tinh thần thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ mối quan hệ hai
chiều. Nghĩa là những ảnh hƣởng của việc sống cùng cha mẹ có HIV/AIDS
có thể tăng các yếu tố nguy cơ cao ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần, ví dụ
nhƣ trầm cảm và lo âu. Trong khi đó, tình trạng sức khỏe tinh thần không tốt
là yếu tố thúc đẩy các hành vi nguy cơ cao dẫn đến HIV. Trong nghiên cứu
mới nhất của mình năm 2013 [19], tiến sỹ Boyes, M.E và Cluver, L.D đã chỉ
ra mối quan hệ giữa trẻ mồ côi do HIV/AIDS với những vấn đề của lo âu và
trầm cảm ở trẻ em ở miền Nam Châu Phi, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra
sự kỳ thị và phân biệt đối xử là yếu tố nguy cơ của mối quan hệ này. Nghiên
cứu cắt dọc theo thời gian trên 1025 trẻ năm 2005 ở cộng đồng nghèo quanh
vùng Cape Town, và theo dõi lại vào năm 2009 trên 723 trẻ nhằm xác định
xem liệu có mối liên hệ giữa việc mồ côi cha mẹ do HIV/AIDS với lo âu,
16


trầm cảm. Kết quả nghiên cứu ở cả giai đoạn đầu (năm 2005) và giai đoạn
theo dõi (năm 2009) cho thấy tỉ lệ trẻ em mồ côi cha mẹ do HIV/AIDS có lo
âu, trầm cảm cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ trẻ em không mồ côi do HIV/AIDS.
Đặc biệt hơn nữa là trong khi tỷ lệ trẻ em khơng mồ cơi do HIV/AIDS có lo
âu, trầm cảm có chiều hƣớng giảm bớt thì tỷ lệ trẻ em mồ cơi do HIV có lo

âu, trầm cảm lại có chiều hƣớng ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa trẻ mồ cơi vì HIV/AIDS
với vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em, đặc biệt là vấn đề trầm cảm và lo âu.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đồng thời xác định sự kỳ thị là yếu tố chính dẫn
đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần ở trẻ em. Điều này khiến nghiên cứu
trở nên khơng khách quan vì chúng ta biết rằng các vấn đề sức khỏe tinh thần
của trẻ em không chỉ do một yếu tố môi trƣờng xã hội mà cịn do các yếu tố
khác nhƣ gia đình, bạn bè, nhà trƣờng và cả chính bản thân các em nữa tác
động vào.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về yếu tố bảo vệ sức khỏe tinh thần của trẻ em

Với từ khóa là HIV/AIDS, trẻ em, yếu tố bảo vệ, sức khỏe tinh thần,
nghiên cứu đã thu đƣợc một trăm sáu mốt nghiên cứu từ nguồn tìm kiếm
online. Trong số này có 29 nghiên cứu trực tiếp về sức khỏe tinh thần và sự phục
hồi của trẻ em và gia đình bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS. Tám nghiên cứu phân
tích định lƣợng. Mƣời nghiên cứu định tính chỉ rõ những nguồn lực cá nhân góp
phần giúp phục hồi sức khỏe tinh thần của trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS. Có
bốn nghiên cứu định tính nghiên cứu về nguồn lực gia đình. Bên cạnh đó có
mƣời nghiên cứu tập trung vào vấn đề tƣơng tác cộng đồng của trẻ em bị ảnh
hƣởng bởi HIV/AIDS và tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ. Bốn trong số các
nghiên cứu trên tập trung vào các can thiệp phục hồi sức khỏe tinh thần của trẻ
em. Trong các nghiên cứu này thì trẻ em và trẻ vị thành niên bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS thƣờng có tỷ lệ cao là có những căng thẳng tâm lý khi so sánh với trẻ
không bị ảnh hƣởng bởi HIV. Tuy nhiên, nhằm có những can thiệp sớm và quản

17


lý tốt hơn các yếu tố nguy cơ, các nguồn lực nhằm thúc đẩy các yếu tố bảo vệ
trong các gia đình có cha mẹ có HIV và cộng đồng xung quanh gia đình đó cần

đƣợc hiểu một cách đầy đủ và thấu đáo. Đặc biệt, các nghiên cứu áp dụng quan
điểm sinh thái và phát triển nhằm nghiên cứu yếu tố bảo vệ có nhiều khả năng
chỉ ra đƣợc hình thái sức khỏe tinh thần thơng qua sự tƣơng tác giữa cá nhân, gia
đình, cộng đồng và các yếu tố xã hội.
Tiến sỹ Ellen C. Herenkohl và các cộng sự cho rằng các yếu tố bảo vệ
trong quá trình phục hồi tâm lý có thể chia làm hai loại: yếu tố cá nhân và yếu
tố môi trƣờng [24]. Đặc điểm tính cách cá nhân bao gồm kỹ năng nhận thức,
chỉ số IQ trên mức trung bình, khả năng ứng phó với những tình huống mới,
phản ứng tích cực với những ngƣời khác, sự hoạt bát, sự ham hiểu biết, sự
đồng cảm, sự hấp dẫn về ngoại hình, có nhiều mối quan tâm, hành vi hƣớng
đến mục tiêu, khả năng thỏa mãn những nhu cầu của cha mẹ (điều này tạo ra
sự tự trọng cá nhân của trẻ từ cơ bản đến cao cấp), giới tính (trẻ trai thƣờng dễ
bị tổn thƣơng trong những gia đình có nhiều bất hịa), khả năng kiểm sốt bản
thân, và lịng tự trọng cao.
Yếu tố bảo vệ từ mơi trƣờng bao gồm gia đình hoặc tổ chức nuôi dƣỡng
(trại mồ côi….) đến cộng đồng lớn hơn, cha mẹ, ngƣời đặt ra những quy tắc
trong gia đình và chứng tỏ sự tơn trọng cá nhân của con họ, sự ổn định của gia
đình, những lạm dụng trẻ em xảy ra trong giai đoạn cuối của tuổi dậy thì sẽ ít
ảnh hƣởng đến trẻ hơn trong giai đoạn đầu của tuổi ấu thơ. Những ảnh hƣởng
về sự phát triển nhận thức có sự khác biệt với những ảnh hƣởng về sự phát
triển cảm xúc xã hội.
Các nghiên cứu trên thế giới về yếu tố bảo vệ sức khỏe tinh thần của trẻ
em có cha mẹ nhiễm HIV có thể tổng kết lại thành 3 yếu tố: yếu tố cá nhân,
yếu tố gia đình và yếu tố văn hóa và cộng đồng.
Tác giả Debra A. Murphy and William D. Marelich đã nghiên cứu khả
năng phục hồi tâm lý của những trẻ em có mẹ có HIV tại Los Angeles[25].
18


Với 111 trẻ từ 6 – 11 tuổi, nghiên cứu cắt dọc đƣợc thực hiện làm 4 lần:

nghiên cứu ban đầu, 6 tháng sau, 12 tháng sau và 18 tháng sau đó. Các bộ
cơng cụ đƣợc sử dụng khá đang dạng và công phu bao gồm:
- Đo tải lƣợng virut HIV ở mẹ;
- Sử dụng bộ công cụ chiến lƣợc đối phó ở trẻ em (Children’s Coping
Strategies Checklist - Sandler, Tein, & West, 1994) nhằm đánh giá kết quả
thu đƣợc từ các chiến lƣợc ứng phó với những khó khăn của trẻ. Trẻ sẽ xác
định mức độ hài lòng của các chiến lƣợc ứng phó mà trẻ đã thực hiện trong
tháng qua khiến trẻ cảm thấy tốt hơn, xác định mức độ hài lòng và chúng cảm
thấy nhƣ thế nào so sánh với những trẻ khác cũng nhƣ chúng cảm thấy thế
nào trong việc ứng phó trong tƣơng lai.
- Đo mức độ trầm cảm bằng thang đo Children’s Depression Inventory
(CDI; Kovacs, 1992). Tổng điểm thu đƣợc bao gồm 5 lĩnh vực: tâm trạng tiêu
cực, các vấn đề liên cá nhân, cảm thấy khơng có hiệu quả gì, khơng cảm thấy
vui vẻ và sự tự trọng thấp.
- Thang đo sự lo âu Revised Children’s Manifest Anxiety Scale
(Reynolds & Richmond, 1978, 1985). Tuy nhiên, sau đó các tác giả nhận thấy
kết quả của thang đo này quá thấp nên họ đã không sử dụng thang đo này cho
những lần nghiên cứu tiếp theo.
- Thang đo cho trẻ tự định nghĩa bản thân mình, bao gồm tự đánh giá trí
thơng minh, tình trạng học đƣờng, có đƣợc nhiều ngƣời yêu mến, có cảm
thấy hạnh phúc và sự hài lòng về bản thân.
- Thang đo hành vi của trẻ Child Behavior Checklist (Achenbach, 1991)
- Đo kỹ năng xã hội thông qua hệ thống Social Skills Rating System
(Gresham & Elliott, 1988, 1990). Mẹ sẽ cũng cấp thông tin thông qua việc trả
lời phiếu hỏi này.

19


- Chức năng nhận thức Kaufman Brief Intelligence Test (KBIT; Kaufman & Kaufman, 1990), nhằm đo chức năng nhận thức có lời và

khơng lời.
- Ngƣời lớn u thích của trẻ. Thông tin này nhằm thu thập xem ai là
ngƣời quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Các mục đƣợc thiết kế dựa trên
cuốn “My Family and Friends” (Reid & Landesman, 1986; Reid, Landesman,
Treder, & Jaccard, 1989). Thông tin đƣợc chia làm 2 nhóm: Nhóm có ngƣời
lớn u thích và có mối quan hệ tốt với ngƣời lớn và nhóm khơng có.
- Hình thành những nhóm phục hồi. Phân tích nhóm (Aldenderfer &
Blashfield, 1984) nhằm xem xét nhóm phục hồi và nhóm khơng phục hồi.
Kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu trên cho thấy mẹ có HIV là yếu tố nguy
cơ cao ảnh hƣởng đến yếu tố phục hồi của trẻ. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ có
HIV trong nhóm phục hồi có chiến lƣợc ứng phó hiệu quả hơn những trẻ ở
trong nhóm khơng phục hồi. Trong nhóm phục hồi, những trẻ có mối quan hệ
tốt với ngƣời chăm sóc đã học đƣợc và đƣợc củng cố các kỹ năng ứng phó từ
ngƣời lớn. Những trẻ đƣợc xác định trong nhóm phục hồi cũng có những
bằng chứng về sự tự trọng cá nhân tốt hơn nhóm cịn lại. Thơng tin từ mẹ của
trẻ thu đƣợc về sự tự trọng cá nhân của trẻ là thông tin thứ cấp. Tuy nhiên,
những thơng tin này cũng cho thấy trẻ trong nhóm phục hồi có tâm trạng tiêu
cực ở mức độ thấp. Điều này cũng liên quan đến kỹ năng ứng phó, những trẻ
này có khả năng ứng phó với trầm cảm hiệu quả hơn nhóm khơng phục hồi.
Nhóm phục hồi cũng cho thấy có ít những triệu chứng của trầm cảm hơn
nhóm cịn lại. Tóm lại, trẻ em trong nhóm phục hồi đảm nhiệm các chức năng
trong một số lĩnh vực là tốt hơn với nhóm khơng phục hồi, đặc biệt là sự tự tin
vào bản thân và tâm trạng tốt hơn nhóm cịn lại. Từ nghiên cứu trên cũng
nhận thấy ngƣời lớn có vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình phục hồi
tâm lý của trẻ em. Sự trợ giúp của ngƣời lớn giúp trẻ có khả năng ứng phó tốt
và phát triển đƣợc các năng lực cá nhân của trẻ.
20


Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu của mình với 82 gia đình ngƣời Mỹ

Latinh có cha hoặc mẹ có HIV, Dutra & Forehand [22] nhận thấy sự giám sát
chặt chẽ của cha mẹ cùng với mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái làm
tăng yếu tố phục hồi tâm lý của trẻ. Brook và cộng sự vào năm 2002 cũng đã
nghiên cứu và nhận thấy sự hiện diện của ngƣời cha trong gia đình có mối
quan hệ mật thiết với khả năng ứng phó thích hợp của con cái với những ảnh
hƣởng của HIV[20]. Một nghiên cứu 6 năm theo chiều dọc tại Anh của Stein,
Rotheram-Borus, and Lester năm 2007[27] cho thấy kết quả thú vị. Thông
thƣờng, cha mẹ mất sớm khiến các em vị thành niên phải học các kỹ năng làm
cha mẹ để chăm sóc các em nhỏ hơn. Điều này thƣờng khiến các em trở nên
căng thẳng hơn, thậm chí lạm dụng chất gây nghiện, hoặc có những vấn đề về
hành vi. Tuy nhiên trong nghiên cứu trên lại nhận thấy 6 tháng sau cái chết
của cha mẹ, các em thƣờng trƣởng thành hơn, có các kỹ năng ứng phó tốt hơn
và ít sử dụng các chất gây nghiện nhƣ thuốc lá hoặc rƣợu bia hơn những trẻ vị
thành niên không phải trải qua giai đoạn trở thành “cha mẹ bất đắc dĩ”.
Ngoài ra còn một số các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố phục hồi ở
mức độ cộng đồng. Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Orban và các
đồng nghiệp thực hiện ở Mỹ[26], trẻ vị thành niên đánh giá hỗ trợ xã hội và
kỹ năng giải quyết vấn đề là những chiến lƣợc hữu ích nhất dành cho họ. Tuy
nhiên kết quả lại cho thấy những chiến lƣợc này lại ít đƣợc các em sử dụng, có lẽ
là bởi các em sợ vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử. Ở Trung Quốc, nghiên cứu
của Zhao và các đồng nghiệp[28] cũng nhận thấy rằng những hỗ trợ vô hình của
gia đình làm giảm trầm cảm và cảm giác cơ đơn và tăng tính tƣơng tác xã hội ở
trẻ em. Điều này giúp làm giảm những hành vi phạm tội ở trẻ.
Tiểu kết: Nhìn chung những nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của trẻ em có
cha mẹ có HIV trên thế giới đã cho thấy sự quan tâm của giới chuyên môn về vấn
đề này. Phƣơng pháp nghiên cứu thƣờng đƣợc sử dụng là dùng các trắc nghiệm
tâm lý nhằm xác định tỷ lệ rối nhiễu tâm trí nói chung hoặc ở một loại bệnh cụ thể
21



(thƣờng là đo mức độ trầm cảm và lo âu). Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng sẽ sử
dụng các bảng hỏi phỏng vấn nhằm xác định các yếu tố phục hồi và các yếu tố
nguy cơ gây ra các rối nhiễu đó. Tuy vậy, khơng thấy các nghiên cứu này xây
dựng độ hiệu lực và độ tin cậy của các công cụ phỏng vấn, điều tra này.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu các rối loạn sức khỏe tinh thần ở
trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS trong nước
Vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em đã đƣợc quan tâm, đề cập đến nhiều
trong thời gian gần đây, cả ở phƣơng diện các nghiên cứu dịch tễ học xác định
gánh nặng của bệnh tật trong cộng đồng, nghiên cứu cơ bản xây dựng cơng cụ
chẩn đốn ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, và các hoạt động vận động tác
động chính sách, giáo dục dân chúng chú ý đến vấn đề này tại Việt Nam.
Năm 2004, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ
em (Young lives 2001 – 2005), Trần Tuấn và cộng sự (2004) báo cáo tỉ lệ rối
nhiễu tâm trí trong học sinh độ tuổi lớp 2, 3 ở 31 xã thuộc 5 tỉnh của Lào Cai,
Hƣng Yên, Đã Nằng, Phú Yên, Bến Tre là 20% [15]. Năm 2006, Ngô Thanh
Hồi & CS sử dụng SDQ25 phiên bản RTCCD 2004 để tiến hành điều tra tỷ lệ
trẻ có các vấn đề về sức khỏe tinh thần tại các trƣờng phổ thông tại Hà Nội,
kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ chung xấp xỉ 20% [3], có khác nhau giữa các
trƣờng. Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu của Quỹ Hội Cựu chiến binh Mỹ tại
Việt Nam (VVAF) – Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng
– Sở Y tế hai tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa đã sử dụng SDQ25 tiến hành điều
tra gánh nặng của các vấn đề sức khỏe tinh thần ở trẻ em 11 – 16 tuổi của hai
tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa trong năm 2006. Kết quả báo cáo là 11,6% rối
nhiễu [41], (Trần Đức Thạch, Trần Thu Hà & CS, 2007). Đặng Hoàng Minh
và Hoàng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên
1727 học sinh, lứa tuổi từ 11- 15, ở 2 trƣờng THCS ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ
mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần là 10,94%[6].

22



Tuy nhiên, vấn đề về sức khỏe tinh thần ở nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt, cụ thể là nhóm trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam lại chƣa
đƣợc quan tâm một cách đúng mực. Kể từ khi trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên
đƣợc xác định tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 1990, vấn đề
chính đƣợc Việt Nam và cả thế giới quan tâm vẫn là làm thế nào tìm ra
phƣơng thuốc chữa đƣợc căn bệnh thế kỷ này, chứ chƣa phải là vấn đề chăm
sóc sức khỏe tinh thần cho họ. Chính vì vậy mà 22 năm sau kể từ khi phát
hiện ra ca nhiễm bệnh đầu tiên, khơng có một nghiên cứu nào đƣợc thực hiện
ở Việt Nam đề cập riêng về dịch tễ học sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha
mẹ nhiễm HIV/AIDS. Hầu hết các số liệu nghiên cứu về sức khỏe tinh thần
của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV đƣợc nằm trong các nghiên cứu tổng thể về
thực trạng chung về sức khỏe của trẻ em (cả về mặt sức khỏe thể chất, tình
trạng bệnh tật, sức khỏe tinh thần). Nghiên cứu của Phan Văn Tƣờng, Phạm
Thị Hồng, Nguyễn Nguyên Ngọc đƣợc đăng trên tạp chí Y học thực hành[11]
về “Đánh giá nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ
nhiễm và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC) tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội
năm 2011” cũng có một chút ít số liệu về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha
mẹ nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu này nhằm xác định các nhu cầu và sự đáp
ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ em bị nhiễm và ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS (trẻ OVC), đồng thời tìm hiểu những rào cản ảnh hƣởng đến sự đáp
ứng nhu cầu đó. Với phƣơng pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang kết hợp định tính
và định lƣợng, 52 trẻ OVC từ 8-17 tuổi và 90 ngƣời chăm sóc chính cho trẻ
OVC đã đƣợc phỏng vấn, kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ OVC có 2 nhóm nhu cầu chăm sóc sức khỏe chính:
(1) Nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất với hai nhu cầu chính là chăm sóc dinh
dƣỡng và chăm sóc y tế, (2) Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần và xã hội bao
gồm các nhu cầu: Chăm sóc tâm lý, giáo dục và nhu cầu đƣợc bảo vệ: pháp lý,
khỏi bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị và bị lạm dụng, ngƣợc đãi và đảm bảo có nơi
23



an tồn . Bốn rào cản chính trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
trẻ OVC, gồm các rào cản về kinh tế, rào cản nhận thức của trẻ OVC và ngƣời
chăm sóc trẻ, rào cản về sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ OVC và gia đình
trẻ, và rào cản về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại địa phƣơng.Tình trạng bị xa
lánh và phân biệt đối xử đƣợc đề cập nhiều nhất ở trƣờng học, tuy nhiên hầu
hết các em đều đƣợc đi học. Việc lo sợ bị xa lánh và kỳ thị khi tiết lộ tình
trạng HIV đã ngăn cản việc ngƣời chăm sóc trẻ OVC đƣa các em đi xét
nghiệm HIV. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là dù đã chỉ ra đƣợc
nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ có cha mẹ nhiễm HIV là có
thật, nhƣng những nhu cầu đƣợc chỉ ra trong nghiên cứu khơng dựa trên thực
trạng tình hình sức khỏe tinh thần của các em.
Trong báo cáo nghiên cứu về tình hình trẻ em Việt Nam năm 2010 của
UNICEF [30] cũng nhận thấy rằng rất thiếu các nghiên cứu về sức khỏe tinh
thần của trẻ em có HIV/AIDS hoặc trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS. Ngay
cả trong “Định hƣớng nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2012 –
2015” [12] do Cục phòng, chống HIV/AIDS của Bộ y tế đƣa ra cũng khơng
có khuyến nghị nào đề cập đến vấn đề cần thiết phải có những nghiên cứu về
vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có HIV/AIDS hoặc có cha mẹ nhiễm
HIV/AIDS. Trong “Định hƣớng nghiên cứu khoa khọc về HIV/AIDS giai
đoạn 2012 – 2015”, vấn đề về sức khỏe tinh thần mới chỉ đƣợc Bộ y tế quan
tâm và khuyến nghị ở mức lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe tinh thần vào
các chƣơng trình dự phịng, chăm sóc và điều trị liên quan đến HIV: “Trên thế
giới, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhữngngƣời nhiễm HIV và gia đình của
họ, giải quyết nhu cầu tình cảm đã chothấy kết quả tích cực cho bệnh nhân
điều trị ARV và ngƣời nhiễm HIV.Các hỗ trợ kỹ thuật là cần thiết để lồng
ghép chăm sóc sức khỏe tâm thầnvào các chƣơng trình dự phịng, chăm sóc
và điều trị liên quan đến HIV”[12, Trg.5].


24


Có thể nói Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của việc thực hiện chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho ngƣời có HIV/AIDS và những ngƣời có ngƣời thân có
HIV/AIDS. Ngoài ra, các vấn đề nhƣ nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề về
sức khỏe tinh thần của ngƣời nhiễm HIV/AIDS, hoặc có ngƣời thân nhiễm
HIV/AIDS, sức khỏe tinh thần của trẻ em trong các gia đình có cha mẹ nhiễm
HIV/AIDS… vẫn còn là khoảng trống bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu, các
nhà hoạch định chính sách.
Tiểu kết: Việt Nam đã có bƣớc tiến lớn trong nghiên cứu và tác động
chính sách chăm sóc sức khỏe tinh thần trẻ em trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS
vẫn còn là mảng trống chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các nhà lãnh
đạo quan tâm đúng mực.
1.2. Một số vấn đề lý luận về sức khỏe tinh thần của trẻ em

1.2.1. Khái niệm về sức khỏe tinh thần
Ở Việt Nam hiện nay, từ “mental health” trong tiếng Anh đƣợc dịch ra
thành một số thuật ngữ khác nhau nhƣ “sức khỏe tinh thần”, “sức khỏe tâm
thần”, “sức khỏe tâm trí”. Thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” đƣợc dùng khá phổ
biến trong ngành y. Tuy nhiên, thuật ngữ này thƣờng gây kỳ thị trong cộng
đồng do ngƣời dân trong cộng đồng thƣờng đồng nghĩa khái niệm “sức khỏe
tâm thần” với khái niệm “điên”, “dở hơi”. Chính vì vậy, để tránh hai lần kỳ
thị lên các em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, trong luận văn này chúng tôi sử
dụng khái niệm “sức khỏe tinh thần” tƣơng đƣơng với từ “mental health”
trong tiếng Anh.
Theo Wikipedia, “Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng
tinh thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh
giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hƣởng tới định

nghĩa về khái niệm "sức khỏe tinh thần". Mặt khác, tình trạng thoải mái, khơng
có rối loạn nào về tinh thần chƣa chắc đã đƣợc coi là sức khỏe tinh thần.

25


×