Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ TUYÊT

ĐƢƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ TUYẾT

ĐƢƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành

: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số

: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Triều Dƣơng



Hà nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồng Thị Tuyết


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

HĐTP


Hội đồng Thẩm phán

HĐXX

Hội đồng xét xử

NQ

Nghị quyết

PLTTGQCTCLĐ

Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động

PLTTGQCVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

QHHN

Quan hệ hơn nhân

QHPL

Quan hệ pháp luật


TA

Tịa án

TAND

Tịa án nhân dân

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TATC

Tòa án tối cáo

TCDS

Tranh chấp dân sự

TTDS

Tố tụng dân sự

VADS

Vụ án dân sự

VDS


Việc dân sự

VKS

Viện kiểm sát

VVDS

Vụ việc dân sự


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Nội dung, địa điểm nghiên cứu ............................................................................2
3. Dự kiến kết quả .....................................................................................................4
4. Kết cấu luận văn ....................................................................................................4
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐƢƠNG SỰ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ ..................................................................................................6
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ ...............................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm đƣơng sự trong tố tụng dân sự ....................................................6
1.1.2. Đặc điểm của đƣơng sự trong tố tụng dân sự ..............................................11
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.........................13
1.3. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, TƢ CÁCH TỐ TỤNG
CỦA ĐƢƠNG SỰ....................................................................................................15
1.3.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................15
1.3.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................17
1.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG MỘT SỐ NƢỚC VỀ ĐƢƠNG
SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ..........................................................................18

1.4.1. Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa (Civil law) .............................................................................19
1.4.2. Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp
luật án lệ (Common Law)……………………………………………………………...22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH
VỀ ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ...................................................28
2.1. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH PHẦN, TƢ CÁCH CỦA ĐƢƠNG SỰ ................28
2.1.1. Quy định về thành phần của đƣơng sự .......................................................28
2.1.2. Quy định về tƣ cách của đƣơng sự ..............................................................29


2.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC CHỦ THỂ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
ĐƢƠNG SỰ .............................................................................................................36
2.2.1. Năng lực chủ thể ............................................................................................36
2.2.2 Địa vị pháp lý...................................................................................................41
2.2.3. Các yếu tố bảo đảm việc tham gia tố tụng của đƣơng sự trong tố tụng
dân ...........................................................................................................................44
2.3. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ .......................................................................................................46
2.3.1. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự ...............................................................46
2.3.2. Các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự trong hoạt động cung cấp chứng cứ,
chứng minh ..............................................................................................................62
2.3.3. Các quyền, nghĩa vụ khác của đƣơng sự.....................................................68
2.4. VIỆC KẾ THỪA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TỐ TỤNG CỦA ĐƢƠNG SỰ .. 755
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................766
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
ĐƢƠNG SỰ TẠI TÒA ÁN TỈNH LẠNG SƠN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....78
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG SỰ
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ....................................................78

3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc ...............................................................................78
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................80
3.1.3. Nguyên nhân ................................................................................................866
3.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................899
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đƣơng sự ..............................................90
3.2.2. Kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về đƣơng sự trong tố tụng
dân sự ........................................................................................................................92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................933
KẾT LUẬN ............................................................................................................955
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................998


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đương sự là một chủ thể đặc biệt quan trong trong tố tụng dân sự. Đương sự
có mối quan hệ chặt chẽ với Tịa án và là trung tâm của hoạt động tố tụng. Có thể
khẳng định rằng khơng có đương sự thì khơng có vụ việc dân sự.
Trong vụ việc dân sự đương sự là chủ thể quan trọng nhất, nếu thiếu chủ thể
này thì vụ án dân sự không thể phát sinh. Việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự Việt
Nam năm 2004 và được sửa đổi bổ sung năm 2011 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế
năm 1994, Phap lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động năm 1996 là một bước
tiến quan trọng đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống các quy định về thủ tục tố tụng
dân sự tại Tịa án, trong đó có các quy phạm quy định khá rõ ràng và toàn diện về
đương sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng của việc xác định thành phần, tư cách
đương sự trong vụ việc dân sự, góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của họ và đây cũng là cơ sở quan trọng cho q trình giải quyết vụ việc dân sự
được chính xác, khách quan.
Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại địa phương vẫn còn tồn tại trong

việc xác định tư cách của đương sự, việc hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề
này đôi khi không đúng đã dẫn đến q trình xét xử tại Tịa án cịn nhiều hạn chế,
sai sót. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án chưa cao, vẫn còn nhiều
trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị cấp trên sửa, hủy. Các vụ việc
dân sự phải giải quyết lại nhiều lần làm lãng phí về thời gian, tiền bạc, gây khó khăn
cho đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do đó, để
góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự tôi
đã lựa chọn đề tài: “Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện
hành” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá toàn
diện các Bộ luật, luật, văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định về đương
sự và việc xác định tư cách của đương sự. Thông qua thực tiễn xét xử tại địa
phương đưa ra một số phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của
1


pháp luật về đương sự và việc xác định tư cách của đương sự và giải pháp để thực
thi một cách hiệu quả các quy định của pháp luật trong thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi có BLTTDS 2004 và BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 đã có nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về đương sự trong TTDS. Việc
nghiên cứu, tìm hiểu đương sự trong TTDS có thể kể đến như:
“Quyền khởi kiện với vấn đề xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân
sự” của tác giả Lê Nguyễn Hồng Phúc ; “Một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự
và thực tiễn áp dụng” của tác giả Lê Thị Thu Hà trên quyển Bình luận khoa học
năm 2006; Bài viết “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong BLTTDS” của
tác giả Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2005;
Bài viết “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng” của tác giả Trần
Anh Tuấn trên Tạp chí TAND, số 23 tháng 12 năm 2008; Luận án tiến sỹ luật học
năm 2006 với đề tài “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Cơng Bình (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội). Bài báo

“Đương sự trong vụ án dân sự” của Ths Nguyễn Việt Cường – Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao. Bài viết “Việc xác định tư cách đương sự trong việc giải quyết các
vụ việc dân sự” của tác giả Thành Nhân – Tạp chí Tịa án nhân dân.
1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu, đánh giá dựa trên
quá trình xét xử thực tế tại địa phương. Làm rõ tầm quan trọng của việc xác định
đúng đương sự và tư cách của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ việc dân
sự. Đưa ra những yếu tố cịn bất cập, qua đó đề xuất về mặt lý luận để góp phần
hồn thiện các quy định về đương sự trong pháp luật nước ta hiện nay.
1.3.2. Nhiệm vụ cụ thể
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài này là phân tích về mặt lý luận, đối chiếu với
những kết quả thực tiễn tại địa phương để thấy rõ hơn bản chất khoa học, một số
bất cập cịn tồn tại và đề xuất hướng hồn thiện các quy định về đương sự trong vụ
án dân sự từ đó nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật. Từ việc nhận
2


thức chính xác các quy định của pháp luật việc áp dụng giải quyết các vụ án dân sự
sẽ nhanh chóng, có chất lượng cao, nhằm hạn chế các trường hợp hủy, sửa do lỗi
xác định không đúng tư cách của đương sự trong vụ án dân sự.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài như đã dẫn giải trên đây sẽ tập trung vào
việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về đương sự
trong các vụ việc dân sự tại tỉnh Lạng Sơn thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đương sự theo pháp luật TTDS hiện hành là
một đề tài đề cập đến các khía cạnh khác nhau về đương sự trong vụ án dân sự và
đương sự trong việc dân sự. Tuy nhiên, để nghiên cứu chuyên sâu nên tác giả chỉ
giới hạn tập trung vào nghiên cứu các vấn đề khác nhau về đương sự trong vụ án
dân sự cụ thể trên phạm vi tỉnh Lạng Sơn để đánh giá, phân tích và đưa ra hướng

hồn thiện pháp luật.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó
vận dụng quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đáng giá từng vấn
đề cụ thể. Đồng thời, đề tài cũng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan.
Ngồi ra, để đảm bảo tính khách quan và thực tế, đề tài đã sử dụng phương
pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dựa trên các vụ án dân sự trên địa bàn
nghiên cứu. Trên cơ sở các số liệu gốc và số liệu liên quan, cùng các văn bản luật và
các văn bản quy phạm pháp luật, có khảo sát, đối chiếu và kết luận việc thực thi.
2. Nội dung, địa điểm nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý luận, các quy định của pháp luật về đương sự và việc xác
định tư cách của đương sự.
- Nghiên cứu các lý luận, các quy định của pháp luật đối với đương sự và
việc xác định tư cách của đương sự.
- Qua các vụ án dân sự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu các lý luận,
các quy định của pháp luật về đương sự và việc xác định tư cách của đương sự
3


trong vụ án dân sự. Từ kết quả thu được trên thực tiễn so sánh đối chiếu tìm ra
những hạn chế bất cập và đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu chính của đề tài là địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có tham khảo
một số tỉnh, thành phố khác ... Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có đường biên
giới giáp với Trung Quốc, địa hình chủ yếu là đồi núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
Là tỉnh miền núi nên tại một số khu vực vùng sâu xa điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu
thốn, đi lại khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về pháp luật cịn nhiều hạn
chế. Vì vậy kết quả của việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Dự kiến kết quả
- Phân tích đánh giá và tổng hợp được các quy định của pháp luật hiện hành
tại Việt Nam về đương sự, đề xuất xây dựng quan điểm thống nhất về đương sự cho
phù hợp với tình hình.
- Áp dụng lý luận và các quy định của pháp luật cùng với các phân tích đánh
giá sẽ đề xuất phương án thực thi các quy định của pháp luật về đương sự và việc
xác định tư cách của đương sự.
4. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đương sự trong vụ án dân sự
Trong chương này làm rõ khái niệm của đương sự trong tố tụng dân sự nội
hàm của khái niệm. Đặc điểm của đương sự trong tố tụng dân sự, vai trò của đương
sự và cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xác định thành phần, tư cách tố tụng
của đương sự... Trong chương này cũng đã phân tích pháp luật của một số nước quy
định về đương sự trong tố tụng dân sự
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về đương sự
trong tố tụng dân sự
Trong chương đã đưa ra các quy định về thành phần và tư cách của đương
sự. Các quy định về năng lực chủ thể của đương sự. Quy định về quyền, nghĩa vụ và
4


việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự. Đánh giá những
thành tựu và hạn chế của pháp luật Việt Nam trong những quy định này
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đương sự ở Tòa
án tại tỉnh Lạng Sơn và một số kiến nghị.
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích quan điểm, phương hướng của
Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hồn thiện khn khổ pháp luật. Đã đưa ra

những quy định của pháp luật và việc áp dụng giải quyết các vụ án dân sự. Qua
những vụ án cụ thể tại địa phương đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện các quy
định của pháp luật.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự thông thường là các chủ thể độc lập
trong một hoặc nhiều quan hệ đang được xem xét, giải quyết trong vụ việc hoặc
quan hệ phát sinh từ việc xem xét, giải quyết vụ việc đó. Do đó, muốn xác định được
đầy đủ đương sự trong vụ việc thì cần phải xác định được những mối quan hệ phải
được giải quyết trong vụ việc đó và những mối quan hệ có liên quan đến việc giải
quyết vụ việc. Một vụ việc mà có nhiều mối quan hệ đan xen của nhiều chủ thể thì vụ
việc đó có thể có nhiều đương sự tham gia và ngược lại trong vụ việc đó chỉ phải
giải quyết một mối quan hệ giữa hai chủ thể thì chỉ hai bên chủ thể đó được xác
định là đương sự.
Ngồi ra, đương sự trong tố tụng dân sự phải là những chủ thể có quyền, lợi
ích liên quan trực tiếp với việc xem xét, giải quyết vụ việc đó. Vì vậy, để xác định
được đầy đủ những ai là đương sự, trước hết cần xác định rõ bản chất của vụ việc
mới có thể xác định được ai là chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp với việc
giải quyết vụ việc đó. Tùy thuộc vào từng vụ việc mà thành phần các chủ thể được
xác định là đương sự sẽ khác nhau: có những vụ việc mà việc giải quyết vụ việc này
có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều chủ thể, tuy nhiên có vụ việc thì việc
giải quyết chỉ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của hai bên chủ thể. Thơng thường

đương sự có quyền, lợi ích được giải quyết ngay trong vụ việc đó. Tuy nhiên,
đương sự cũng còn bao gồm cả những người mà quyền và lợi ích khơng được giải
quyết ngay trong vụ việc nhưng kết quả giải quyết vụ việc này có ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền, lợi ích của họ. Vì vậy, họ cũng phải được tham gia vào việc giải
quyết vụ việc.

6


Như vậy, có thể hiểu rằng, theo nghĩa rộng thì đương sự trong một vụ việc là
cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc
vì có quyền, lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ việc. Theo quan niệm của các
nhà luật học đương sự trong TTDS là gì ?
Trong Từ điển Luật học được xuất bản năm 1999 thì “đương sự là người có
quyền, nghĩa vụ được giải quyết trong một khiếu nại hoặc một vụ án”[38]. Ngoài ra,
theo cuốn Từ điển Luật học của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)
thì đương sự được giải thích như sau:
“Cá nhân, pháp nhân tham gia TTDS với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn,
hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự là một trong các nhóm
người tham gia TTDS tại TAND trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương
mại, hôn nhân gia đình và lao động. Những người tham gia TTDS đó bao gồm
đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, VKS, người làm chứng,
người phiên dịch” [41].
Qua đó, có thể thấy các nhà luật học đều có một quan niệm chung, đương sự
là những người tham gia vào quá trình giải quyết VADS vì có quyền, nghĩa vụ được
giải quyết trong VADS, bao gồm bên nguyên đơn, bên bị đơn. Tuy nhiên, các nhà
luật học chưa đưa ra một khái niệm tồn diện về đương sự trong TTDS. Vì vậy, để
có thể xây dựng được khái niệm đương sự trong TTDS thì trước hết chúng ta cần
phải làm rõ TTDS là gì ? Những chủ thể nào có thể được xác định là đương sự ?

Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh [11]: "tố tụng" là việc thưa kiện
(procès), "tố tụng pháp lý" là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng
(code deprocédure)" Sách Tiếng nói nơm na của Lê Gia [26], dẫn giải 30.000 từ
tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt (NXB Văn Nghệ TP HCM,
1999) giải thích chi tiết hơn: "Tố tụng" là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải
phải trái do chữ "tố" là vạch tội; chữ "tụng" là thưa kiện ở cửa công để xin phân
phải trái".
Hiểu một cách đơn giản: "Tố tụng" là việc thưa kiện ở tòa án hay được hiểu
là “việc kiện cáo trước tồ án” [26]. Vì vậy, TTDS được hiểu là những việc kiện
7


cáo nhau ra TA về các quan hệ dân sự và yêu cầu TA giải quyết. Tuy nhiên, về mặt
pháp lý, khái niệm “tố tụng dân sự” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ theo mơ
hình tố tụng và pháp luật của mỗi quốc gia thuộc mỗi hệ thống pháp luật cơ bản trên
thế giới [11].
Trước khi có BLTTDS việc giải quyết các tranh chấp ở TA theo các thủ tục
tố tụng khác nhau và được quy định trong các văn bản khác nhau. Việc giải quyết
các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình theo thủ tục giải quyết các VADS được
quy định trong PLTTGQCVADS 1989 [14], giải quyết các tranh chấp kinh tế theo
thủ tục giải quyết các VA kinh tế được quy định trong PLTTGQCVAKT 1994 [42],
giải quyết các tranh chấp lao động theo thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
được quy định trong PLTTGQCTCLĐ 1996 [43]. Sở dĩ các loại tranh chấp này
được giải quyết ở các thủ tục khác nhau vì trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời
kỳ này không phân chia hệ thống pháp luật thành hệ thống luật công và hệ thống
luật tư như các nước theo hệ thống luật dân sự. Mỗi ngành luật được hiểu là một
ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật. Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và Gia
đình, Luật Kinh tế, Luật Lao động được xác định là các ngành luật độc lập và mỗi
ngành luật này lại điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội riêng biệt. Luật Dân sự
và các ngành luật khác như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Kinh tế, Luật Lao

động (các ngành luật nội dung) là các ngành luật có vị trí ngang nhau trong hệ thống
pháp luật. Vì vậy, hệ thống luật tố tụng (luật hình thức) cũng có sự tách biệt để giải
quyết các loại tranh chấp trong từng ngành luật nội dung và TTDS chỉ là thủ tục giải
quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, BLDS
2005 [8] ra đời đã đánh dấu một sự thay đổi rất lớn về vị trí của Luật Dân sự. Luật
Dân sự được coi như là “luật gốc” trong hệ thống luật tư [11]. Các ngành luật thuộc
hệ thống luật tư như Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Thương mại,
Luật Lao động v.v... đã có sự thống nhất. Do vậy, TTDS, tố tụng kinh tế, tố tụng lao
động đã có sự tương đồng. BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 [31] đã thống
nhất các trình tự tố tụng để giải quyết các tranh chấp, yêu cầu thuộc lĩnh vực tư
giống như pháp luật tố tụng của các nước trong hệ thống luật dân sự. Như vậy, với
quan niệm này, đương sự trong TTDS là người tham gia vào quá trình TA giải
8


quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động.
Ngồi ra, pháp luật TTDS không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
trong q trình giải quyết VVDS mà cịn điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong
quá trình THADS. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi chỉ đề cập đến đương sự trong quá trình TA giải quyết VVDS. Vì vậy, chúng tơi
khơng bình luận và đánh giá về vấn đề này.
Việc phân loại các đối tượng được giải quyết theo thủ tục TTDS cũng có
những quan niệm rất khác nhau và từ đó dẫn đến những quan niệm khác nhau về
đương sự trong TTDS. Trước khi có BLTTDS, nhiều nhà khoa học pháp lý Việt
Nam cho rằng đối tượng được giải quyết theo thủ tục TTDS cũng chỉ là các VADS,
trong đó TA giải quyết các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình và cả các yêu
cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình [31]. Vì vậy, quan niệm thành phần đương sự
trong VADS bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người dự sự (người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khơng có

u cầu độc lập) [31]. Tại Điều 1 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 đã quy
định đối tượng giải quyết theo thủ tục TTDS các VVDS, VVDS bao gồm: VADS và
VDS. VADS là VVDS mà trong đó TA giải quyết các loại tranh chấp cịn VDS là
VVDS mà trong đó TA không giải quyết các tranh chấp mà TA giải quyết yêu cầu
công nhận hoặc không công nhận về một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền,
nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động hoặc TA giải
quyết yêu cầu công nhận quyền dân sự, hơn nhân & gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động. Vì vậy, với cách phân loại đối tượng này, đương sự trong TTDS của Việt
Nam được xác định bao gồm cả đương sự trong VADS và đương sự trong VDS.
Nhưng chủ thể được xác định là đương sự trong TTDS thì trước hết phải là
chủ thể của các QHPL dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động (gọi chung là các QHPL nội dung). Chủ thể của QHPL nội dung là cá nhân,
pháp nhân và các tổ chức khác là những thực thể pháp lý nhưng khơng có tư cách
pháp nhân vẫn có thể trở thành chủ thể của QHPL như hộ gia đình, tổ hợp tác
v.v...Vì vậy, đương sự trong TTDS có thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
9


tham gia vào quá trình TA giải quyết các VVDS.
Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể của QHPL nội dung đều có thể trở thành
đương sự trong các quan hệ TTDS. Bởi vì, như nhận xét của một số nhà nghiên
cứu: “Xét cho cùng, lợi ích chính là những phương thức, phương tiện tối ưu mà chủ
thể lựa chọn nhằm đạt được các nhu cầu của mình, vì chủ thể giành lấy và sử dụng
chúng tạo ra những điều kiện tốt nhất để trực tiếp thực hiện các nhu cầu cấp bách
của bản thân” [21] hay “Quyền dân sự và chính trị khơng đơn thuần chỉ mang tính
chất quyền cá nhân, chỉ bảo đảm mục đích cá nhân, mà cịn có vai trị to lớn trong
việc phục vụ mục đích tồn xã hội, vì sự tiến bộ và phát triển chung” [21]. Đồng
thời, lợi ích cũng lại là nguyên nhân, nguồn gốc của các tranh chấp giữa các quốc
gia, các dân tộc, các cá nhân, các tổ chức và các chủ thể khác trong các quan hệ xã
hội hay các QHPL. Khi mà các chủ thể trong các QHPL nội dung tơn trọng lợi ích

của nhau, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ pháp lý với nhau thì sẽ không dẫn
đến việc khởi kiện, yêu cầu đến TA và khơng có hoạt động tố tụng giải quyết thì các
chủ thể của các quan hệ pháp luật nội dung này không trở thành là đương sự trong
TTDS. Nhưng khi chủ thể của các QHPL nội dung này không tôn trọng lợi ích của
nhau hoặc vi phạm, tranh chấp với nhau về quyền, nghĩa vụ dẫn đến việc khởi kiện,
yêu cầu TA giải quyết và TA thụ lý giải quyết theo thủ tục TTDS thì các chủ thể
của của các QHPL nội dung trở thành đương sự trong TTDS vì có quyền, nghĩa vụ
liên quan đến việc giải quyết các VVDS.
Quá trình giải quyết VVDS nảy sinh nhiều QHPL giữa các chủ thể: TA,
VKS, những người tham gia tố tụng và những người liên quan. Các chủ thể này
tham gia vào QHPL TTDS với những động cơ và mục đích khác nhau. TA, VKS
tham gia để thực hiện quyền tư pháp về dân sự, người đại diện, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác còn đương sự là chủ thể tham gia tố tụng là để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của chính mình.
Tóm lại, đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ
thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá
trình TA giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10


1.1.2. Đặc điểm của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Đương sự trong TTDS là người tham gia TTDS. Do vậy, đương sự có đầy đủ
các đặc điểm của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, mục đích đương sự tham gia tố
tụng là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, những người tham gia
tố tụng khác tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc để
hỗ trợ cho hoạt động tố tụng. Vì vậy, so với những người tham gia tố tụng khác,
đương sự cịn có những đặc điểm khác biệt sau đây:
- Đương sự là chủ thể của QHPL nội dung có quyền, lợi ích tranh chấp, bị
xâm phạm hoặc cần được xác định trong VVDS;

Trước khi trở thành đương sự trong TTDS, các chủ thể đã tham gia vào một
QHPL nội dung như quan hệ dân sự, quan hệ hơn nhân và gia đình, quan hệ kinh
doanh thương mại, quan hệ lao động, họ đều có quyền, lợi ích gắn liền với các quan
hệ đó. Lợi ích của các chủ thể có thể là lợi ích vật chất phát sinh từ tài sản hoặc là các
lợi ích tinh thần phát sinh từ các giá trị nhân thân như danh dự, uy tín, nhân phẩm
v.v... Khi có tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ các quan hệ nội dung, các chủ thể tham
gia vì để bảo vệ quyền, lợi ích của mình đã đưa ra các u cầu thông qua việc khởi
kiện hoặc nộp đơn yêu cầu TA giải quyết. Đương sự muốn khởi kiện hoặc yêu cầu
thì trước hết họ phải chứng minh rằng họ có quyền, lợi ích cần được giải quyết
trong vụ việc đó. Vì vậy, về nguyên tắc, cá nhân, tổ chức để trở thành đương sự của
VVDS thì phải có quyền và lợi ích liên quan đến giải quyết VVDS.
- Đương sự là chủ thể được TA chấp nhận tham gia vào q trình giải quyết
VVDS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
Đương sự có thể mong muốn tham gia hoặc buộc phải tham gia vào hoạt
động tố tụng do việc "khởi động” vụ việc của nguyên đơn hoặc người yêu cầu và
được TA thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, các đương sự khi tham gia vào quá trình tố
tụng trước hết là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì để bảo vệ lợi ích
của mình đương sự đưa ra yêu cầu, nêu ra các ý kiến đồng thời cung cấp chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu, ý kiến của mình là hợp pháp và có căn cứ với mong muốn
để TA giải quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong q trình giải
quyết các VVDS. Các lợi ích mà đương sự hướng tới trong quá trình giải quyết

11


VVDS có thể là lợi ích cá nhân, cũng có thể là lợi ích của pháp nhân hoặc lợi ích của
những chủ thể đặc biệt khơng có tư cách pháp nhân như của hộ gia đình, tổ hợp tác
hay doanh nghiệp tư nhân. Đối với các cá nhân, tổ chức hay các chủ thể khác mà
khởi kiện hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì
người khởi kiện, người yêu cầu tham gia với tư cách là đại diện của đương sự, còn

đương sự là chủ thể được bảo vệ quyền lợi.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các chủ thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức
khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng thì các chủ thể này có thể
tham gia tố tụng và có các quyền, nghĩa vụ như của đương sự nhưng không phải là
đương sự. Bởi vì, các cơ quan, tổ chức này khởi kiện nhưng khơng phải là chủ thể
có quyền lợi bị tranh chấp hoặc vi phạm mà về nguyên tắc chỉ những chủ thể có
quyền lợi mới có thể tự định đoạt về quyền lợi của mình thơng qua hồ giải.
- Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong tố tụng, có thể tham gia tố
tụng độc lập hoặc thơng qua người đại diện trong TTDS;
Trong q trình giải quyết VVDS, các đương sự là chủ thể bình đẳng với
nhau về các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Pháp luật TTDS quy định các quyền, nghĩa
vụ chung của đương sự, nhưng các đương sự ở các tư cách tố tụng khác nhau có
một số quyền, nghĩa vụ khác nhau.
Ngồi ra, đương sự có thể tham gia độc lập trong TTDS khi họ có đủ điều
kiện về năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên hoặc đương sự là tổ
chức có tư cách pháp nhân thì người đại diện của đương sự có thể thay mặt đương
sự để tham gia vào quá trình giải quyết VVDS để thực hiện những quyền và nghĩa
vụ của đương sự. Đặc biệt, trong trường hợp vì lý do nào đó đương sự khơng trực
tiếp tham gia tố tụng, họ có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố
tụng, trừ một số trường hợp pháp luật quy định không được uỷ quyền. Đây chính là
đặc điểm để phân biệt giữa đương sự trong TTDS với những người tham gia tố tụng
khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch v.v...
- Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt, việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết
các VVDS;
12


Đương sự là chủ thể có vai trị quan trọng đối với quá trình giải quyết các

VVDS. Khác với các chủ thể tố tụng khác chỉ đương sự mới có quyền tự định đoạt
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về dân sự và tố tụng. Các chủ thể tố tụng
khác có nghĩa vụ tơn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng có thể làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt hoạt động tố tụng. TA giải quyết VVDS thực chất là TA giải
quyết các yêu cầu của đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Vì vậy, chỉ khi
các chủ thể này có đưa ra u cầu thì TA mới giải quyết nhưng khi các chủ thể đó
thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu hay đưa ra ý kiến của mình thì hoạt động tố tụng
có thể bị thay đổi hoặc chấm dứt.
Như vậy, trong VVDS phát sinh tại TA do cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hay của người khác hoặc để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của nhà nước
đang bị tranh chấp hoặc có liên quan đến sự kiện pháp lý mà TA có thẩm quyền xác
định. Trong các VVDS, có những chủ thể tham gia có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc giải quyết các VVDS và tham gia vào quá trình giải quyết VVDS để bảo
vệ quyền và lợi ích của mình, đó chính là đương sự trong TTDS.
1.2. VAI TRỊ CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đương sự là chủ thể có vai trị đặc biệt quan trọng trong TTDS bởi lợi ích
của họ là nguyên nhân và mục đích của q trình tố tụng. Pháp luật TTDS Việt
Nam chịu ảnh hưởng bởi mơ hình thẩm xét, do vậy vai trò và trách nhiệm của
đương sự còn phụ thuộc nhiều vào TA. TA với tư cách là cơ quan nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản của bộ máy nhà nước, được phân
công thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp tiến hành giải quyết các
vụ án hình sự, dân sự và các việc khác theo một trình tự, thủ tục có tính bắt buộc do
nhà nước quy định. TAND là cơ quan tiến hành TTDS có nhiệm vụ, quyền hạn giải
quyết các VVDS. Theo đó, trong TTDS thì TA là chủ thể trung tâm, chủ thể chủ
yếu, chủ thể có quyền lực, các quyết định của TA buộc các cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan phải thi hành [28]. TA có vai trị quan trọng trong việc làm phát
sinh QHPL tố tụng khi TA nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và TA thụ lý
13



VVDS. Việc khởi kiện, yêu cầu của đương sự là điều kiện tiên quyết còn việc TA
thụ lý là điều kiện quyết định làm phát sinh hoạt động TTDS. TA đóng vai trị quyết
định về thủ tục, quyết định mức độ cũng như giá trị của chứng cứ. Tuy nhiên, khi
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình TA cũng bị giới hạn bởi việc bảo đảm
quyền của đương sự như TA chỉ giải quyết trong phạm vi những vấn đề mà đương
sự có yêu cầu hay TA chỉ tiến hành những biện pháp nhất định mà pháp luật quy
định, TA có quyền thực hiện khi đương sự có yêu cầu v.v...
Vai trò của đương sự được thể hiện trong mối quan hệ giữa đương sự với
VKS. Trong TTDS, VKS là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát
các hoạt động tố tụng bảo đảm cho việc giải quyết VA được đúng đắn và kịp thời.
Việc pháp luật ghi nhận hay không ghi nhận sự tham gia của VKS trong TTDS
phần nào tác động đến vai trò của đương sự trong TTDS.
Vai trò của đương sự trong TTDS còn thể hiện ở việc đương sự có quyền
quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động TTDS. Các chủ thể
tham gia vào các QHPL nội dung trên nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyên, cam
kết, thoả thuận. Khi đương sự khởi kiện hoặc yêu cầu TA có thẩm quyền giải quyết
và TA thụ lý để giải quyết làm phát sinh các VVDS tại TA, phát sinh hoạt động tố
tụng. Ngược lại, khi đương sự quyết định không khởi kiện, yêu cầu đến TA thì cũng
khơng làm xuất hiện hoạt động tố tụng ở TA. Các chủ thể khác không phải đương
sự hoặc đại diện hợp pháp của đương sự thì khơng có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu
để khởi động hoạt động tố tụng.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay theo yêu cầu của cải cách tư pháp nhằm
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
vấn đề quyền con người trong đó có các quyền dân sự, quyền tố tụng cần được tôn
trọng, ghi nhận và bảo đảm. Do vậy khi việc khởi kiện, yêu cầu đó đáp ứng được
đầy đủ các điều kiện khởi kiện hoặc u cầu thì TA khơng có quyền từ chối việc thụ
lý để giải quyết. Điều này đã thể hiện qua việc thay đổi và hoàn thiện các quy định
của pháp luật TTDS Việt Nam về bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự trong thời

gian qua.
Mặt khác, việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự không chỉ làm cơ
14


sở để phát sinh hoạt động TTDS mà còn là cơ sở để làm thay đổi hoặc chấm dứt các
hoạt động TTDS khi đương sự đã thực hiện việc khởi kiện, yêu cầu và TA đã thụ lý
VVDS nhưng sau đó đương sự sửa đổi, bổ sung yêu cầu hoặc rút đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu, rút kháng cáo v.v...
Vai trò của đương sự trong TTDS còn thể hiện: yêu cầu của đương sự là cơ sở
quan trọng cho việc tham gia của các chủ thể khác vào quá trình TTDS như việc yêu
cầu TA triệu tập người làm chứng, yêu cầu trưng cầu giám định, yêu cầu TA xem xét
thẩm định tại chỗ, định giá tài sản tranh chấp và các yêu cầu này được TA chấp nhận
thì VVDS đó sẽ có sự tham gia của người làm chứng, người giám định, người định
giá hay trường hợp đương sự mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (được TA
chấp nhận), đương sự uỷ quyền hợp pháp cho người khác thì VVDS đó có sự tham
gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện uỷ
quyền của đương sự.
Ngoài ra, khi đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác như TA, VKS và những
người tham gia tố tụng khác. Chẳng hạn, về nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ chính
trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có
căn cứ, TA chỉ tiến hành việc thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định
do pháp luật quy định khi mà đương sự không tự thu thập được và có yêu cầu hay
khi đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của TA thì việc tham gia của
VKS ở tại phiên tồ sơ thẩm là bắt buộc v.v..
Như vậy, có thể thấy rằng đương sự có một vai trị đặc biệt quan trọng trong
TTDS, vai trò này thể hiện rõ nét nhất trong mối quan hệ giữa đương sự và TA.
Nhận thức đúng vai trò của TA, vai trò của đương sự trong mối quan hệ này là cơ
sở quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của đương sự và trách nhiệm,

nghĩa vụ của TA, VKS và các chủ thể khác trong việc bảo đảm để đương sự thực
hiện được các quyền, nghĩa vụ TTDS.
1.3. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, TƢ CÁCH TỐ
TỤNG CỦA ĐƢƠNG SỰ
1.3.1 Cơ sở lý luận
15


Thành phần đương sự trong TTDS là phạm vi những chủ thể có thể được xác
định là đương sự trong một VVDS cụ thể. Đương sự trước hết là chủ thể của các
QHPL nội dung. Vì vậy, những chủ thể tham gia độc lập vào các QHPL nội dung
đều có thể được xác định là đương sự, những cá nhân, tổ chức không phải là một
bên chủ thể của QHPL dân sự thì khơng thể được xác định là đương sự. TA giải
quyết VVDS thực chất là TA giải quyết các mối QHPL đang có tranh chấp, vi phạm
hoặc TA xác định về các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
QHPL hoặc công nhận quyền cho chủ thể trong QHPL này. Vì vậy, muốn xác định
được đầy đủ thành phần của đương sự thì phải xác định được đầy đủ các QHPL mà
TA đang giải quyết trong VADS và QHPL có liên quan đến việc giải quyết VADS
hoặc xác định được đầy đủ các QHPL phát sinh, thay đổi, chấm dứt từ sự kiện pháp
lý mà TA phải xác định trong VDS. Từ việc xác định được các QHPL này thì vấn
đề tiếp theo là phải xác định được đầy đủ các chủ thể độc lập có quyền lợi, nghĩa vụ
có liên quan tới QHPL mà TA giải quyết trong VVDS. Các chủ thể đó đều được xác
định là đương sự trong VVDS. Như vậy, thành phần của đương sự phụ thuộc vào
phạm vi các chủ thể của các QHPL nội dung được TA giải quyết trong mỗi VVDS.
Một sự việc xảy ra trên thực tế có thể làm phát sinh một hoặc nhiều QHPL
khác nhau giữa các chủ thể, tuỳ thuộc vào yêu cầu của họ mà TA xác định thành
phần đương sự trong vụ việc này. Vì vậy, nếu phạm vi xét xử của TA thay đổi thì
thành phần của đương sự trong VVDS cũng bị thay đổi theo. Như vậy, thành phần
của đương sự trong mỗi VVDS không tồn tại một cách cố định mà ln ln có thể
thay đổi khi có sự thay đổi về phạm vi xét xử của TA. Có thể khẳng định rằng, phạm

vi xét xử của TA là yếu tố quyết định thành phần đương sự trong VVDS.
Ngồi ra, cũng cần lưu ý rằng đương sự có quyền tự định đoạt trong TTDS,
do đó trong một số trường hợp một chủ thể có thể được xác định là đương sự còn
phụ thuộc vào việc chủ thể này có quyết định tham gia tố tụng vào q trình giải
quyết VA hay không.
Sau khi đã xác định được những cá nhân, tổ chức nào là đương sự trong
VVDS thì vấn đề tiếp theo là phải xác định các cá nhân, tổ chức đó tham gia tố tụng
với tư cách gì?
16


Về tư cách của đương sự trong TTDS, hiện tại cũng có những quan niệm rất
khác nhau trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật cơ
bản trên thế giới. Pháp luật TTDS của đa số các quốc gia trên thế giới đều quan
niệm đương sự bao gồm các tư cách là nguyên đơn và bị đơn. BLTTDS của nước
Cộng hồ Pháp khơng đưa ra định nghĩa đương sự, nhưng qua quy định tại Điều 1
và Điều 323 thì có thể hiểu đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn. BLTTDS Liên
bang Nga tại Điều 43 quy định: người tham gia TTDS gồm các bên (nguyên đơn và
bị đơn), người thứ ba (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), Kiểm sát viên,
người yêu cầu TA bảo vệ. TTDS của Hoa Kỳ do ảnh hưởng của yếu tố đối tụng
(adversary) thì xác định thành phần đương sự bao gồm hai bên nguyên đơn và bị
đơn [36].
Có thể thấy rằng pháp luật TTDS của đa số các nước trên thế giới quy
định về tư cách đương sự trong một VADS (trong đó TA giải quyết cả các việc
có tranh chấp và khơng có tranh chấp). Theo đó, đương sự trong tố tụng tham gia
với tư cách nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, Luật TTDS của Việt Nam hiện hành
quy định không chỉ là thủ tục giải quyết các VADS (các bên có tranh chấp) mà
quy định cả thủ tục giải quyết các VDS (các bên khơng có tranh chấp) [39]. Do
đó, đương sự được quan niệm bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong VADS, người yêu cầu, người liên quan trong VDS. Như

vậy, việc xác định tư cách của đương sự trong TTDS cịn có nhiều quan điểm
khác nhau xuất phát từ việc còn những cách phân loại đối tượng được giải quyết
theo thủ tục TTDS khác nhau.
Tư cách của đương sự không phải do bản chất của quyền lợi viện dẫn quyết
định mà do vị trí của họ khi khởi kiện [40]. Tư cách đương sự phản ánh mối quan
hệ giữa các chủ thể trong TTDS. Bởi vậy, việc xác định tư cách tố tụng của đương
sự giúp cho q trình giải quyết các VVDS được chính xác, khách quan, đồng thời
bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
1.3.2 Cơ sở thực tiễn
- Xác định tư cách của đương sự trên cơ sở xác định chủ thể có quyền khởi
kiện, bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu. Cụ
17


thể: Khi chủ thể khởi kiện hoặc yêu cầu thì TA cần xác định một cách chính xác các
vấn đề như chủ thể đó có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hay không? Họ khởi kiện
hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay của người khác? Họ có
quyền khởi kiện hoặc yêu cầu đối với ai?
Việc xác định phải căn cứ vào bản chất của mỗi QHPL đang được xem xét,
giải quyết và đối chiếu với các quy phạm pháp luật nội dung tương ứng.
- Xác định tư cách của đương sự căn cứ vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ
và vào thời điểm tham gia tố tụng của đương sự đó.
Khi xem xét sự liên quan về quyền, nghĩa vụ mà xác định việc giải quyết mối
quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn có liên quan đến quyền và lợi ích của chủ thể
thứ ba thì TA cần xác định chủ thể này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong VA. Đồng thời, khi xem xét yêu cầu giải quyết VDS thì cần xác
định việc giải quyết VDS đó sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những ai thì
cần được xác định là người có liên quan.
Ngoài ra, căn cứ vào thời điểm tham gia tố tụng cũng là cơ sở để xác định tư
cách tham gia của đương sự là nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đặc biệt, một số trường hợp trong quá trình giải quyết VVDS tư cách tố tụng
có thể thay đổi khi mà phạm vi giải quyết của TA có sự thay đổi do đương sự thực
hiện quyền tự định đoạt. Chẳng hạn, sau khi TA thụ lý VA, nguyên đơn rút toàn bộ
yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì nguyên đơn sẽ
trở thành bị đơn và bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn... hoặc có trường hợp có sự thay
thế người khơng phải là bị đơn đích thực.
Như vậy, tuỳ thuộc vào số lượng chủ thể của các QHPL trong VVDS mà
thành phần đương sự trong mỗi VVDS là khác nhau. Căn cứ vào việc xác định chủ
thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu; chủ thể bị kiện; sự liên quan về quyền và
nghĩa vụ với việc giải quyết VVDS, đương sự trong TTDS có những tư cách:
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VADS; người yêu
cầu, người liên quan trong VDS.
1.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG MỘT SỐ NƢỚC VỀ
ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Các quy định về đương sự trong pháp luật TTDS của các nước trên thế giới ở
18


trong mỗi hệ thống pháp luật đều có những điểm tương đồng và có những điểm
khác biệt nhất định. Tìm hiểu các quy định về đương sự trong pháp luật TTDS của
một số nước điển hình cho mỗi hệ thống pháp luật là điều cần thiết để tham khảo,
góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam.
1.4.1. Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa (Civil law)
Các nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa phần lớn theo mơ hình
thẩm xét, vai trị của hoạt động tố tụng là TA, đương sự không chủ động điều khiển
quá trình tố tụng mà do thẩm phán thực hiện. Các bên đương sự cung cấp chứng cứ
và biện luận để thuyết phục thẩm phán ủng hộ yêu cầu của mình. Trong mơ hình
thẩm xét, đương sự giữ vai trò thụ động [37].
1.4.1.1. Về tư cách của đương sự

Theo BLTTDS của Cộng hoà Pháp [8] , đương sự cũng bao gồm: nguyên
đơn, bị đơn, người thứ ba tham gia tố tụng với tính chất là can thiệp dự sự.
BLTTDS Liên bang Nga [9] cũng khơng có quy định về tư cách của đương
sự mà chỉ xác định những người tham gia TTDS bao gồm các bên (nguyên đơn, bị
đơn), người thứ ba (người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập), kiểm sát viên, những
người yêu cầu TA bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc
người tham gia tố tụng để phát biểu kết luận về những tình tiết được quy định tại
Điều 4, 46 và Điều 47.
1.4.1.2. Về quyền, nghĩa vụ cơ bản của đương sự
Trong phần các nguyên tắc của tố tụng, BLTTDS Cộng hồ Pháp quy định
đương sự có quyền và nghĩa vụ như: quyền khởi kiện, rút đơn khởi kiện (Điều 1),
quyền được biết chứng cứ do bên đương sự kia cung cấp (Điều 15), quyền được bào
chữa (Điều 18, 19, 20), quyền tham gia tranh luận (Điều 30), quyền biện hộ về nội
dung (Điều 71, 72), phản kháng tố tụng (Điều 73, 74)…; về nghĩa vụ chứng minh
thì: “Mỗi bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh theo luật định các tình tiết cần
thiết làm căn cứ cho các yêu cầu của mình (Điều 9); nghĩa vụ tơn trọng TA (Điều
24) và các nghĩa vụ khác.
19


×