Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------

LÊ THU HOÀI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------

LÊ THU HOÀI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Ngọc Quang

:



Hà Nội - 2009


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

1. BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
2. WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
3. TP: Thành phố
4. UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu.............................................................................. 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ..... 10

1.1. Nhận thức chung về luật sư trong hoạt động tố tụng
hình sự và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về luật sư ..... 10
1.1.1. Khái niệm luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ....... 10
1.1.2 Khái quát lĩnh vực hoạt động của luật sư trên thế giới
và sự phát triển pháp luật về luật sư ở Việt Nam.... ....................18
1.2. Quy định của pháp luật về luật sư và về hoạt động của
luật sư trong tố tụng hình sự........................................................30
1.2.1. Quy định của pháp luật về luật sư.....................................30
1.2.2. Quy định của pháp luật về hoạt động của luật sư
trong tố tụng hình sự …………………………………………...39

Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ ……………………………………………………………………….. 56

2.1. Thực tiễn hoạt động của luật sư tham gia bào chữa
trong tố tụng hình sự…………………………………………………56
2.1.1. Những kết quả đạt được và những hạn chế của
đội ngũ luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự……………….56
2.1.2. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại,
yếu kém của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự…………..65
2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

4


luật sư tham gia bào chữa trong tố tụng hình sự……………….82
2.2.1. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và trách nhiệm
của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến hoạt động
của luật sư trong tố tụng hình sự…………………………………82
2.2.2 Các giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của
luật sư và nâng cao nhận thức cho người dân về
hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự………………………87
Kết luận…………………………………………………………92
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………. 94

5


PHN M U
1. Tính cấp thiết của đề tài

Lut s và hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ, trong tố tụng
hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan buộc tội đối với bị can, bị
cáo. Thực hiện nhiệm vụ gỡ tội cho bị can bị cáo có người bào chữa, theo quy
định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về bảo đảm quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tồ án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Trong khi đó,
Điều 56 BLTTHS quy định “Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Bào chữa viên nhân
dân”. Thực tế đã chỉ ra, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo và bào chữa viên nhân dân chưa từng đứng ra làm nhiệm vụ bào chữa
cho bị can, bị cáo, mà duy nhất chỉ có luật sư của các đoàn luật sư các tỉnh,
thành phố thực hiện nhiệm vụ này.
Tình hình luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa trong tố tụng hình sự
đang có nhiều vấn đề. Trước tiên, số lượng luật sư so với số lượng vụ án hình
sự xảy ra hàng năm chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé. Trong khi mỗi năm các cơ quan
tiến hành tố tụng giải quyết khoảng 60.000 vụ án hình sự, thì ở nước ta hiện
nay chỉ có khoảng 5.000 luật sư, tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Tại một số tỉnh như Kon Tum, Hà Giang mỗi tỉnh 3 luật sư; Cao Bằng,
Bắc Cạn, mỗi tỉnh có 4 luật sư; Hồ Bình có 7 luật sư; các tỉnh Điện Biên, Lai
Châu khơng có luật sư nào để thành lập Đoàn luật sư. Tại nhiều địa phương,
số lượng luật sư không đủ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của nhân dân,
ngay cả trong việc thực hiện bào chữa trong các vụ án hình sự bắt buộc phải
6


có sự tham gia của luật sư, làm cho việc giải quyết vụ án hình sự phải tạm
hỗn để mời luật sư ở tỉnh khác. Thứ hai, trong thực tế, một số luật sư cịn q

coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí có
luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ
Tư pháp, đến 2005 có 30 luật sư bị cảnh cáo, khiển trách; 20 luật sư bị xoá tên
khỏi danh sách luật sư; 6 luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có một số
trường hợp luật sư đã thoả thuận với một số cán bộ thoái hoá, biến chất trong
Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án để chạy án, nhận thêm tiền của
khách hàng ngoài hợp đồng đã ký. Cuối cùng, có nhiều trở ngại cho hoạt động
luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo trong t tng hỡnh s
xut phỏt t phớa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra. Để
có thể đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 49 –NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp: „Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo
đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định
rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để
phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ
chức luật sư đối với thành viên của mình”, việc tác giả nghiên cứu đề tài luận
văn Cao học : „„Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình
sự’’ là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của luật sư trong tố tụng hình sự đã
được đề cập trong một số sách báo pháp lý, nhưng chủ yếu trong các giáo
trình của Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa Luật. Nghiên cứu một cách cụ
thể về thực trạng tình hình hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự, nhất là
khi Quốc hội ban hành Luật luật sư năm 2006, vẫn chưa được đề cập một
cách hệ thống. Do vậy, tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu „„Nâng cao hiệu

7


quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự ’’ khơng trùng với bất kỳ

cơng trình nào đã cơng bố trước đây.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu là làm rõ được quy định của pháp luật
về luật sư, hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự và thực tiễn thực hiện
pháp luật, những kết quả đạt được, cũng như những thiếu sót, tồn tại trong
hoạt động tố tụng hình sự của luật sư hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra các đề
xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình
sự, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề quy
định cụ thể pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện tại về luật sư và hoạt
động của luật sư trong tố tụng hình sự; những vấn đề bất cập của pháp luật
thực định, của các mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng
trong thực tế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, lý giải có cơ sở lý luận và thực
tiễn đưa ra được những đề xuất có giá trị bảo đảm hoạt động của luật sư trong
tố tụng hình sự đáp ứng được các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào :
- Pháp luật về luật sư;
- Pháp luật tố tụng hình sự quy định về hoạt động của luật sư trong tố
tụng hình sự;
- Thực tiễn hoạt động của luật sư trong bào chữa cho bị can, bị cáo và
bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung về hoạt động của luật sư trong
tố tụng hình sự từ năm 2003 đến 2007.

8



5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng là những phương pháp
phân tích tổng hợp; đối chiếu so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp
thống kê; các phương pháp nghiên cứu xã hội học khi phân tích tình hình thực
tiễn hoạt động của luật sư hiện nay trong tố tụng hình sự.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có hai
chương cơ bản :
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ

Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ
1.1. Nhận thức chung về luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự
và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về luật sư
1.1.1. Khái niệm luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi xã hội
được phân chia thành giai cấp thì xuất hiện đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ
quyền cơ bản của con người. Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi viết bản tuyên

ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trong
Tun ngơn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (1776) và Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1789) những giá trị bền
vững: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hố cho họ
những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Xuất phát từ nguyên lý, ở đâu có sự buộc tội thì ở đó có sự gỡ tội; khi
có bên bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo thì cũng phải có bên bảo vệ cho
người bị hại nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan đến vụ án. Mặt khác, trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự, bên
buộc tội (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và những người tiến hành tố
tụng) là chuyên gia buộc tội dày dạn kinh nghiệm thực tiễn với khả năng hùng
biện, am hiểu tường tận pháp luật, là người đại diện cho quyền lực của nhà
nước có đủ khả năng pháp lý. Ngược lại, bị can, bị cáo, và những người tham
gia tố tụng có quyền lợi pháp lý khác luôn ở địa vị bất lợi, là người có trình độ
văn hố thấp, vị trí xã hội thấp kém, không hiểu hoặc hiểu biết pháp luật hạn
chế, kinh nghiệm tham gia tố tụng chưa có, tâm trạng bất ổn định, lo lắng, bị

10


sức ép về mặt tâm lý, khơng quen nói trước đám đơng v.v… Chính vì thế, cần
thiết phải có một tổ chức, mà pháp luật quy định là Tổ chức Luật sư bảo vệ
quyền lợi của bị can, bị cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và các tổ
chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp
luật; góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật,
thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; giáo dục công dân tuân theo Hiến pháp,
pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Như vậy,

luật sư và hoạt động của luật sư trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung và
tố tụng hình sự nói riêng là rất cần thiết.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiê ̣n nay , chưa có mô ̣t khái niê ̣m hoàn chỉnh về
luâ ̣t sư trong các tác phẩ m khoa ho ̣c pháp lý và các văn bản pháp luâ ̣t hiê ̣n hành.
Pháp luật thực định nước ta hiê ̣n đang tồ n ta ̣i nhiề u

tên go ̣i khác nhau cho

những người hoa ̣t đô ̣ng trong liñ h vực dich
̣ vu ̣ pháp lý và bào chữa trước Tòa
án. Đó là "luâ ̣t g ia", "luâ ̣t sư ", "người bào ch ữa", "bào chữa viên nhân dân ",
"người bảo vệ quyền lơ ̣i của đương sự . Ngay trong Từ điể n tiế ng Viê ̣t , cách
giải nghĩa các từ "luâ ̣t gia " và "luâ ̣t sư " cũng rất khác nhau . Các tác giả của
Trung tâm ngôn ngữ và văn ho ̣c Viê ̣t Nam thuô ̣c Bô ̣ g iáo dục và đào tạo giả i
nghĩa từ "luâ ̣t sư" là người có chức trách dùng pháp luật bào ch ữa cho bị can
trước Tòa án , còn "luâ ̣t gia " là người chuyên nghiên cứu pháp luật . Trong khi
đó mô ̣t nhóm tác giả khác la ̣i giải nghiã từ
vực cho mô ̣t can pha ̣m trước Tòa án

"luâ ̣t sư" là trạng sư, người bênh

, còn từ "luâ ̣t gia " dùng để chỉ người

nghiên cứu giỏi luâ ̣t pháp .
Theo Điề u lê ̣ của Hô ̣i Luâ ̣t gia Viê ̣t Nam

, "luâ ̣t gia " đươ ̣c hiể u là

những người "đã hoă ̣c đang làm công tác pháp luâ ̣t trong các cơ quan nhà nước,
các đoàn thể nhân dân , các tổ chức kinh tế xã hội , trong lực lươ ̣ng vũ trang


11


nhân dân tán thành điề u lê ̣ Hô ̣i , tự nguyê ̣n và tić h cực tham gia hoa ̣t đô ̣ng cho
hô ̣i" [9, tr. 7]. Họ có một tiêu chuẩn chung là đã hoă ̣c đang hoa ̣t đô ̣ng có liên
quan đế n pháp luâ ̣t nhưng không nhấ t thiế t phải là người đã có bằ ng cử nhân
luâ ̣t hoă ̣c chuyên nghiên cứu về pháp luâ ̣t

. Theo Từ điển Luật học nhà xuất

bản Bách khoa Hà Nội năm 1999, khái niệm Luật sư được hiểu theo hai nghĩa
là: 1) Thành viên của một đoàn luật sư, làm nghề giúp đỡ về mặt pháp lý cho
cá nhân hoặc theo tổ chức theo hợp đồng hoặc theo chỉ định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong một số trường hợp. Luật sư tham gia tố tụng để bào
chữa cho bị can, để bênh vực cho bị cáo, các đương sự, thay mặt cho người bị
hại trước các tịa án, và có thể làm một số dịch vụ pháp lý khác theo quy định
của pháp luật. Cơng dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức và đủ các điều kiện
về kiến thức pháp l ý theo quy định của pháp luật, được đồn luật sư kết nạp
có thể trở thành luật sư sau thời gian tập sự; 2) Danh hiệu chỉ người đã làm
nghề luật sư nhưng đã nghỉ việc...‟. Với những cách hiểu và giải thích như
trên chưa phản ánh chính xác luật sư và hoạt động của luật sư trong hoạt động
tố tụng tư pháp nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng.
Hiế n pháp Viê ̣t Nam năm 1980 đã b ắt đầu dùng từ "luâ ̣t sư " để ch ỉ
những người hoa ̣t đô ̣ng tư vấ n pháp luâ ̣t và bào chữa trước Tòa án

, nhưng

hoạt động bào chữa trước Tịa án khơng chỉ có các luật sư . Trong Bộ luật Tố
tụng hình sự khái niệm "người bào chữa " đươ ̣c sử du ̣ng để chỉ luâ ̣t sư , người

đa ̣i diê ̣n hơ ̣p phá p của người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân
dân. Theo giải thić h của các tác giả trong ć n "Bình luận khoa học B ộ luật tố
tụng hình sự", luâ ̣t sư là người hoa ̣t đô ̣ng bào chữa chuyên nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng
trong đoàn luâ ̣t sư ; người đa ̣i diê ̣n hơ ̣p pháp của bi ̣can , bị cáo là cha , mẹ, anh
chị em ruô ̣t ; còn bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức đồn thể xã
hơ ̣i cử ra để bào chữa cho bi ̣ cáo.

12


Không chỉ tồ n ta ̣i sự thiế u thố ng nhấ t trong pháp luâ ̣t thực đinh
, trong
̣
khoa ho ̣c pháp lý cũng có nhiề u qu an điểm khác nhau về khái niê ̣m

"người

bào chữa trong t ố tụng hình sự". Mơ ̣t sớ tác giả quan niê ̣m người bào chữa là
người giúp đỡ tòa án trong viê ̣c xác đinh
̣ tấ t cả các tình tiế t cầ n thiế t về vu ̣ án .
Một sớ tác giả khác th ì quan niệm người bào chữa là "người tham gia tố tu ̣ng
không có quyề n và lơ ̣i ích liên quan đế n vu ̣ án mà chỉ nhằ m bảo vê ̣ các quyề n
và lợi ích hợp pháp của người b

ị buô ̣c tô ̣i ". Theo quan niê ̣m sau tính chấ t

"tham gia tố tu ̣n g" của người bào chữa chỉ là "người góp phầ n hoa ̣t đơ ̣ng của
mình vào một hoạt động chung nào đó do những chủ thể khác chủ động




chính thức tiế n hành ". Khắc phục nhận thức chưa nhất quán này, Tại khoản 1
Điề u 1, Pháp lệ nh Luâ ̣t sư năm 2001 quy đinh
̣ : "Luâ ̣t sư là người có đủ điề u
kiê ̣n hành nghề theo quy đinh
̣ của pháp lê ̣nh này và tham gia hoa ̣t đô ̣ng tố
tụng, thực hiê ̣n tư vấ n pháp luâ ̣t , các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của
các cá nhân , tổ chức nhằ m bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của h

ọ theo quy

đinh
̣ pháp luâ ̣t " và Điề u 2 Luâ ̣t luâ ̣t sư 2006 cũng quy định: "Luâ ̣t sư là người
có đủ tiêu chuẩn , điề u kiê ̣n hành nghề theo quy đinh
̣ của luâ ̣t này

, thực hiê ̣n

dịch vụ ph áp lý theo yêu cầu của cá nhân , cơ quan, tổ chức". Dịch vụ pháp lý
của luật sư gồm: tham gia tố tu ̣ng , tư vấ n pháp luâ ̣t , đa ̣i diê ̣n ngoài tố tu ̣ng cho
khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác (Điề u 4 Luâ ̣t luâ ̣t sư 2006).
Đinh
̣ nghĩa này tuy phản ánh đầy đủ phạm vi hành nghề chủ yếu của
luâ ̣t sư nhưng chưa làm rõ đươ ̣c về mă ̣t lý luâ ̣n điạ vi ̣pháp lý của luâ ̣t sư trong
hê ̣ thố ng cơ quan tư pháp . Điề u này thể hiê ̣n ở chỗ , xét về mặt chủ thể trong
hoạt động do quan niệm luật sư chỉ là người tham gia tố tụng và phạm vi hoạt
đô ̣ng của luâ ̣t sư thuô ̣c liñ h vực

"bổ trơ ̣ tư pháp " nên thực chấ t luâ ̣t sư chỉ


đươ ̣c coi là người trơ ̣ giúp pháp lý mang tiń h bi ̣đô ̣ng

, không có cơ sở pháp

luâ ̣t cho viê ̣c hành nghề mô ̣t cách biǹ h đẳ ng và đô ̣c lâ ̣p .

13


Quan niê ̣m coi hoa ̣t đô ̣ng lu ật sư thuộc phạm vi ho ạt động bổ trơ ̣ tư
pháp xuất phát từ thực tiễn là hành nghề luật sư thường gắn với hoạt động tư
pháp mà trọng tâm là hoa ̣t đô ̣ng xét xử của Tòa án . Vì thế, tở chức nghề nghiê ̣p
l ̣t sư (Đoàn , Hô ̣i luâ ̣t sư ) thường đươ ̣c thành lâ ̣p trong pha ̣m vi thẩ m quyề n
tài phán của một Tòa án địa phương theo cơng thức : Tịa án địa phương/ Đoàn
l ̣t sư điạ phương . Trong khi đó xét về bản chấ t thì chức năng bào chữa tồ n
tại độc lập và đối trọng với chức năng công tố như một yếu tố khách quan tự
thân của tố tụng hình sự. Viê ̣c coi hoa ̣t đô ̣ng luâ ̣t sư thuô ̣c khuôn khổ của h oạt
đô ̣ng bổ trơ ̣ tư pháp thực chấ t chỉ giới h ạn trong hoa ̣t đô ̣ng tranh tu ̣ng , vô hình
chung đã giảm nhe ̣ ý nghiã mà hoa ̣t đô ̣ng này mang la ̣i cho sự phát triể n của
hoạt động tư pháp . Cho nên, cần phải hiểu một cách chính xác rằng, Luâ ̣t sư
là một chức danh tư pháp độc lập chỉ những người có đ ủ điề u kiê ̣n hành nghề
chuyên nghiê ̣p theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t nhằ m thực hiê ̣n viê ̣c tư vấ n pháp
luâ ̣t, đa ̣i diê ̣n theo ủy quyề n , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tở
chức và Nhà nước trước Tòa án và th ực hiê ̣n các dich
̣ vu ̣ pháp lý khác .
Tố tụng hình sự là một trong những hình thức tố tụng nói chung nhằm
giải quyết vụ án hình sự. Nếu như ở các hình thức tố tụng khác nhằm giải
quyết tranh chấp giữa công dân với công dân, giữa công dân với cơ quan, tổ
chức, thì tố tụng hình sự nhằm giải quyết tranh chấp giữa công dân với Nhà

nước. Nhà nước bảo vệ quyền lợi của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, tổ chức bằng việc điều tra, xử lý về hình sự đối với bất kỳ
hành vi phạm tội của cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do vậy, tố tụng hình sự được
phát sinh khi có sự gây thiệt hại đến mức phải xử lý về hình sự đối với người
có hành vi xâm hại vào quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và
cơng dân. Tồ án với tư cách là một bộ phận của cơ quan quyền lực nhà nước
đưa ra kết luận cuối cùng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, loại và

14


mức hình phạt cần được áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm đó.
Những quyết định trong bản án của Toà án đều nhân danh nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có tính cưỡng chế nhà nước.
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động độc lập và chỉ tn theo pháp
luật. Chính pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng là kim
chỉ nam cho mọi hoạt động tố tụng hình sự. Hoạt động của các chủ thể tố tụng
hình sự phải tuân theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật. Đây là yêu
cầu chung đặt ra ở tất cả các quốc gia, khơng chỉ trong tố tụng hình sự mà
trong hoạt động tố tụng nói chung. Chỉ khi tuân theo pháp luật mới có thể giải
quyết đúng đắn vụ án hình sự. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động tố tụng
hình sự đều có thể dẫn đến sai lệch khi đưa ra các quyết định tố tụng hình sự,
dẫn đến phá vỡ trật tự pháp luật, gây bất bình xã hội và có thể gây nên những
hậu quả khơn lường, tác động đến sự tồn tại của chính chế độ xã hội đó. Do
vậy, khơng phải ngẫu nhiên từ xa xưa, con người đã nghĩ đến biểu tượng của
quan toà trong hoạt động tố tụng như là: nữ thần bịt mắt bằng băng vải đen,
một tay cầm kiếm, một tay cầm cán cân công lý, thể hiện sự kết hợp giữa sức
mạnh và quyền lực của pháp luật, có ý nghĩa thật sâu sắc. Trật tự pháp luật mà
nữ thần bảo vệ là bắt buộc, bình đẳng với tất cả mọi người. Biểu tượng nữ

thần xét xử, theo quan niệm của những người cổ đại không chỉ là biểu tượng
về Tồ án cơng bằng mà cịn là biểu tượng về một chế độ nhà nước cơng bằng
nói chung. Những ý tưởng về sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng từ
xa xưa cho đến nay vẫn cịn ngun giá trị để có thể vận dụng vào cuộc sống
xã hội hiện tại.
Hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ những quy tắc, trình tự rất chặt
chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và hoạt động tố tụng hình sự phải do
các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được nhà nước giao
thẩm quyền thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, tố tụng hình sự là hoạt động của

15


cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết vụ án hình sự theo đúng
pháp luật, phù hợp với lẽ cơng bằng, đảm bảo lịng tin của nhân dân và xã hội
vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, đảm bảo sự an toàn pháp lý
cho cá nhân, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Trong tố tụng hình sự, Luâ ̣t sư bào ch ữa có vai trò quan tro ̣ng trong
công cuô ̣c xây dựng Nhà nước pháp quyề n xã h

ội chủ nghĩa bằ ng viê ̣c góp

phầ n bảo vê ̣ công lý , công bằ ng xã hô ̣i và pháp chế xã h ội chủ nghĩa. Khẳ ng
đinh
̣ vai trò của luâ ̣t sư bào ch ữa trong công cuô ̣c xây dựng nhà nước pháp
quyề n là khẳ ng đ ịnh nguyên tắc "thươ ̣ng tôn pháp luâ ̣t " coi pháp luâ ̣t là thước
đo giá tri ̣công bằ ng , chuẩ n mực ứng xử của các chủ thể trong xã hô ̣i

. Là


người có kiế n thức pháp luâ ̣t , luâ ̣t sư bào ch ữa là cầ u nố i chuyể n tải pháp luâ ̣t
vào đờ i số ng phu ̣c vu ̣ hiê ̣u quả quản lý của Nhà nước

. Đội ngũ luật sư bào

chữa chuyên nghiê ̣p đươ ̣c hiǹ h thành sẽ là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng góp phầ n
tạo thế ổn định trong phát triển của xã hội , bô ̣ máy nhà nước có đươ ̣c sự trơ ̣
giúp pháp lý để vận hành và quyết sách đúng đắn , tố tu ̣ng tư pháp có đươ ̣c sự
đố i tro ̣ng cầ n thiế t ta ̣o ra bản chấ t dân chủ trong hoa ̣t đô ̣ng , người dân có đươ ̣c
chỗ dựa về mă ̣t pháp lý bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp c ủa mình trước các
biể u hiê ̣n xâm pha ̣m . Vai trò quan tro ̣ng của luâ ̣t sư bào chữa đươ ̣c thể hiê ̣n
trước hế t trong quy đinh
̣ của B ộ luật tố tụng hình sự. Trong sớ những người
tham gia tố tu ̣ng đươ ̣c quy đinh
̣ trong B ộ luật tố tụng hình sự, về thứ tự , sau
người bi ̣ta ̣m giữ , bị can, bị cáo là luật sư bào chữa và đây cũng là người tham
gia tố tu ̣ng duy nhấ t đươ ̣c B ộ luật Tố tụng hình sự quy đinh
̣ cu ̣ thể về các vấ n
đề có liên quan trong ba điều luật (Điề u 56, Điề u 57, Điề u 58 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003). Trên thực tế , nhiề u vu ̣ án nhờ có luâ ̣t sư bào chữa nên
đươ ̣c xét xử nghiêm minh , đúng người , đúng tơ ̣i , hình phạt mà Hội đồng xét
xử đã dành cho bi ̣cáo là phù hơ ̣p với hành vi pha ̣ m tô ̣i, nhân thân của bi ̣cáo
tránh được những sai lầm đáng tiếc khi xét xử . Những vu ̣ án không có luâ ̣t sư

16


bào chữa đơi khi nhận định đánh giá cịn thiếu khách quan

, thiế u thâ ̣n tro ̣ng ,


bỏ lọt tội phạm , bỏ sót chứng cứ dẫn đ ến xử oan, sai, không khách quan . Tại
khoản 1 Điề u 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy đinh
̣ : " Luâ ̣t sư bào
chữa tham gia tố tu ̣ng từ khi khởi tố bi ̣can . Trong trường hơ ̣p bắ t người theo
quy đinh
̣ ta ̣i Điề u 81 (trường hơ ̣p khẩ n cấ p ) và Điều 82 (trường hơ ̣p pha ̣m tơ ̣i
quả tang ) thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ

. Trong

trường hơ ̣p cầ n giữ bí mâ ̣t điề u tra đố i với tô ̣i xâm pha ̣m an ninh quố c gia thì
Viê ̣n trưởng Viê ̣n kiể m sát nhân dân q uyế t đinh
̣ để người bào chữa tham gia tố
tụng từ khi kết thúc điều tra ".
Trước đây , người bào chữa chỉ đươ ̣c tham gia tố tu ̣ng từ khi vu ̣ án
đươ ̣c chuyể n sang Tòa án . Đây là mô ̣t ha ̣n chế cho người bi ̣buô ̣c tô ̣i dẫn đế n
vụ án thiế u khách quan , dân chủ . Nhưng theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n
hành đã giúp cho người b ị buô ̣c tô ̣i bảo vê ̣ đươ ̣c quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp
của họ tránh được hiện tượng xâm phạm đến quyền con người

, bắ t giam giữ

trái pháp luâ ̣t, dùng nhục hình bức cung… Để bảo đảm cho hoạt động của luâ ̣t
sư thực hiê ̣n đươ ̣c chức năng của miǹ h , tại khoản 2 Điề u 58 Bộ luật tố tụng
hình sự cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của họ

. Luâ ̣t sư bào chữa có


quyề n có mă ṭ khi lấ y lời khai của người bi ̣ta ̣m giữ , khi hỏi cung bi ̣can và nế u
Điề u tra viên đồ ng ý thì đươ ̣c hỏi người bi ̣ta ̣m giữ

, bị can và có thể có mặt

trong những hoa ̣t đơ ̣ng điề u tra khác , xem các biên bản về hoa ̣t đô ̣ng tớ tu ̣ ng
có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà
mình bào chữa . Đây là mơ ̣t quy đinh
̣ để ha ̣n chế sự vi pha ̣m của Cơ quan điề u
tra và Điề u tra viên dẫn đế n tiêu cực cho người bi ̣ta ̣m giữ , bị can. Mô ̣t trong
những quyề n quan tro ̣ng của luâ ̣t sư bào chữa là có quyề n tham gia xét hỏi và
tranh luâ ̣n ta ̣i phiên tòa . Trong những trường hơ ̣p mà theo quy đinh
̣ của pháp
luâ ̣t bắ t buô ̣c phải có luâ ̣t sư bào chữa (khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2003) mà luật sư bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên

17


tịa theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Luâ ̣t sư bào chữa còn
có quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án nếu bị cáo là ngườ i chưa thành
niên hoă ̣c người có nhươ ̣c điể m về thể chấ t hoă ̣c tâm thầ n. Ngồi các quyền nêu
trên, pháp luật cịn quy định cho luật sư bào chữa những nghĩa vụ nhất định

.

Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định làm sáng tỏ những tình
tiế t xác định người bị tạm giữ , bị can, bị cáo vô tội ; những tình tiế t giảm nhe ̣
trách nhiệm hình sự ; giúp người bị tạm giữ , bị can , bị cáo về mặt pháp lý
nhằ m bảo vê ̣ quyề n và lơ ̣i ích của h ọ; không đươ ̣c từ chố i bào chữa cho người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã nhận bào chữa nếu không có lý do chính
đáng v.v… .
Từ sự phân tích ở trên có thể hiểu, luật sư trong hoạt động tố tụng hình
sự là người có đ ủ điề u kiê ̣n th ực hiện nhiệm vụ bào chữa, bảo vệ quyền lợi
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những đương sự trong vụ án hình sự
nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và
đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
1.1.2 Khái quát lĩnh vực hoạt động của luật sư trên thế giới và sự
phát triển pháp luật về luật sư ở Việt Nam
Theo một số quan điểm của các nhà nghiên cứu lập pháp thì quyền bào
chữa xuất hiện sớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Toà án và
người biện hộ xuất hiện cùng Thẩm phán. Trong Nhà nước Hy Lạp cổ, khi mà
tổ chức Toà án đã hình thành, ngun cáo hoặc bị cáo có quyền được nhờ
người thân thuộc của mình bào chữa trước Tồ án. Cụ thể, tại các nhà nước
Phương Tây cổ đại (Hy Lạp cổ đại khoảng thế kỷ thứ VIII-III tr.CN; La Mã
cổ đại khoảng thế kỷ thứ X -III tr.CN, lần đầu tiên nhà nước La Mã cổ đại
thành lập cơ quan xét xử (toà án) và tách khỏi cơ quan hành chính. Việc xét
xử tuỳ thuộc vào tính chất các vụ án hình sự mà quy định số lượng thẩm
phán. Khi xét xử vụ án, để đưa ra quyết định các vấn đề trong vụ án, hội đồng

18


thẩm phán thực hiện theo cách bỏ phiếu kín. Điểm đặc biệt đáng chú ý trong
hình thức tố tụng của Luật La Mã thời kỳ này đã quy định có luật sư tham gia
vào q trình xét xử của Tồ án.
Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, các toà án của nhà vua thực hành quyền
tư pháp nhà nước trên cơ sở áp dụng luật La Mã và các văn bản pháp luật tố
tụng mới được xây dựng. Chế độ phong kiến Tây Âu coi tội phản quốc, tội
không trung thành với vua là những tội nặng nhất và rất tuỳ tiện trong khi tiến

hành xét xử. Tuy nhiên, tố tụng thời kỳ phong kiến Tây Âu có một số tiến bộ
rất đáng lưu ý, trong đó có quy định, khi tiến hành tố tụng hình sự tại Tồ án
có các luật sư tham gia. Tổ chức luật sư đã hình thành, phát triển nhanh
chóng, có thế lực và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị xã hội tại
nhiều nước Tây Âu. Tại Pháp, tổ chức luật sư được hình thành từ thời Vua
Lui IX (đầu thế kỷ XIII). Tại Anh, tổ chức luật sư ra đời vào giữa thế kỷ thứ
XIII.
Trong thế kỷ XIX, luật tố tụng hình sự các nước tư sản hầu hết thống
nhất quan điểm, luật sư làm nhiệm vụ bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho
người bị buộc tội. Ví dụ, tại Pháp, bồi thẩm đoàn xét xử gồm 9 bồi thẩm, bốc
thăm trong danh sách các bồi thẩm thực thụ để tham gia cùng với 3 thẩm phán
chuyên môn xử tội đại hình. Mơ hình này được áp dụng tại Việt Nam trong
giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam. Bị cáo có quyền được bảo vệ bằng cách
tự mình hoặc nhờ luật sư (với điều kiện bị cáo có đủ khả năng trang trải phí
tổn). Bị cáo có quyền kháng cáo, tham gia thẩm vấn với các nhân chứng, trình
bày minh chứng v.v... .
Tuy nhiên, hoạt động của luật sư hiện nay tại các nước trên thế giới có
khác nhau, nhưng nói một cách tổng quát, luật sư (lawyer) được gọi bằng
thuật ngữ chung nhất là người hành nghề luật (legal practitioner). Xét theo
tính chất nghề nghiệp, có thể phân loại luật sư thành luật sư tranh tụng và luật

19


sư tư vấn. Xét theo lĩnh vực hành nghề thì luật sư được chun mơn hố cao
theo từng lĩnh vực của pháp luật. Ví dụ, có luật sư hình sự, luật sư dân sự,
luật sư thương mại, luật sư hôn nhân và gia đình, trẻ em v.v.. Ở Việt Nam sự
phân định này là chưa rõ rệt, hầu như không có sự giới hạn loại hình cũng
như lĩnh vực hoạt động chun mơn của luật sư cũng như văn phịng luật sư
(trừ các cơng ty luật hợp danh thì khơng được tham gia tranh tụng). Tuy

nhiên ở các nước theo hệ thống Thông Luật (Common Law) và Dân Luật
(Civil Law), nghề luật sư đã có cả một bề dày lịch sử và đội ngũ luật sư được
phân hoá và phân cấp rất rõ ràng. Có thể thấy rõ sự phân hoá này qua hệ thuật
ngữ chỉ người luật sư của các nước này. Ví dụ, tại Anh và Australia, Luật sư
(Lawyer) được dùng các thuật ngữ chuyên biệt là Barrister và Solicitor. Hai
thuật ngữ này xuất hiện ở Anh khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII và tồn
tại cho đến ngày nay khi nhu cầu về khiếu kiện dân sự bùng nổ (Wilfrid
Prest, tr. 20). Luật sư với từ Barrister (còn gọi là advocate ở Scotland và Ấn
Độ) là những luật sư chuyên đảm nhiệm việc tranh tụng tại tồ; cịn Solicitor
là những luật sư chun tư vấn pháp lý, lo chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các
thủ tục giấy tờ pháp lý (Wilfrid Prest, tr. 18). Đối chiếu sang tiếng Việt,
Barrister chính là luật sư tranh tụng cịn Solicitor chính là luật sư tư vấn. Tuy
nhiên, trên thực tế, một luật sư có thể kiêm hai chức năng tranh tụng và tư
vấn. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam.
Ở Mỹ, người ta lại dùng các thuật ngữ Attorney để chỉ người luật sư.
Thuật ngữ Attorney có nghĩa là thay mặt, nhân danh ai đó (Morris, Cook,
Greyke, Holloway, tr. 22). Các Attorney ở Mỹ có hai loại là Agent và Pleader.
Tương tự như các Solicitor của Anh, các Agent đại diện cho các đương sự tiến
hành các thủ tục pháp lý thông thường, đặc biệt là các thủ tục hành chính cần
thiết cho việc khởi kiện hoặc theo kiện tại tồ dân sự hoặc hình sự. Còn các
Pleader, còn gọi là Counsel at law hay Councellor hay Councel, tương tự như

20


các Barrister ở Anh và Australia, là chuyên tham gia tranh tụng tại tồ. Cũng
có thể chia Attorney thành hai cấp độ là Attorney-in-fact và Attorney-at-law.
Attorney-in-fact là các đại diện pháp lý cho cá nhân hoặc pháp nhân trong các
hoạt động pháp lý liên quan tới kinh doanh, tài sản hoặc các vấn đề cá nhân,
và thường hoạt động không cần phải có giấy phép của chính phủ. Ngược lại,

các Attorney-at-law là các luật sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề, có quyền
đại diện cho thân chủ tham gia vào các hoạt động pháp lý trong và ngoài toà
án cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. Do vậy có thể hiểu Attorney-infact là các đại diện theo uỷ quyền, còn Attorney-at-law là các luật sư hành
nghề tranh tụng trong các vụ án hình sự, dân sự tại toà. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý rằng ở Mỹ thuật ngữ Attorney cịn dùng để chỉ cơng tố viên ở các cấp
trong các cụm thuật ngữ County Attorney (công tố viên của hạt), District
Attorney (công tố viên của bang), và Attorney general (cơng tố viên liên
bang).
Xét trên khía cạnh đối tượng khách hàng thì tồn tại cả một khoảng cách
lớn giữa hệ thuật ngữ chỉ người luật sư của các nước theo hệ thống Thông
Luật và hệ thuật ngữ tương ứng của Việt Nam. Ở các nước này, xét theo đối
tượng khách hàng, từ lâu đã có luật sư riêng (in-house lawyer), trong đó bao
gồm luật sư gia đình (family lawyer) và luật sư công ty (corporate lawyer).
Các luật sư công ty là các luật sư đại diện cho một công ty tham gia vào các
hoạt động pháp lý liên quan tới cơng ty đó (bao gồm cả tranh tụng và tư vấn).
Tuy nhiên, ở Việt Nam có một thực tế là các gia đình và doanh nghiệp chưa
có thói quen và nhu cầu thuê luật sư riêng cho mình. Vì thế cụm thuật ngữ
“luật sư riêng” vẫn chưa được phổ biến. Mặc dù rằng rất nhiều doanh nghiệp
nhà nước Việt Nam có hẳn một phịng pháp chế chun lo việc pháp lý của
công ty, nhưng những người làm tại phịng pháp chế này phần nhiều khơng

21


phải là luật sư nên họ không phải là những luật sư riêng. Gần đây ở Việt Nam
chúng ta thấy xuất hiện khái niệm luật sư kinh doanh.
Cuối cùng, khi xem xét các thuật ngữ chỉ người luật sư từ khía cạnh
lĩnh vực hoạt động, chúng ta lần nữa thấy được sự đi sau của nghề luật sư Việt
Nam so với nghề luật sư các nước phát triển trong việc chun mơn hố xã
hội luật sư. Hiện nay, phần nhiều các luật sư Việt Nam sử dụng thuật ngữ chỉ

về cơng việc của mình một cách chung chung là “luật sư” mà chưa chỉ rõ tính
chun mơn trong hành nghề. Trong khi đó ở các nước theo hệ thống Thơng
Luật (common law), khi nhìn vào hệ thuật ngữ chỉ luật sư, có thể thấy độ
phân hố luật sư theo lĩnh vực của họ rất sâu rộng. Họ có từ luật sư hình sự
(criminal lawyer), luật sư kinh tế (economic lawyer), luật sư thương mại
(commercial lawyer), luật sư xây dựng (construction lawyer), luật sư lao động
(labor lawyer), luật sư hợp đồng (contract lawyer) đến luật sư thuế (tax
lawyer), luật sư môi trường (environmental lawyer), luật sư sở hữu trí tuệ
(intellectual property lawyer hay patent lawyer), luật sư địa ốc (real estate and
housing lawyer), luật sư chuyên về phá sản (bankcruptcy lawyer), luật sư
chuyên về ly hôn (divorce lawyer), v.v…. .
Như vậy, có thể thấy rằng, sự phát triển của nghề luật ở các quốc gia
cũng như cơ cấu của xã hội luật sư của họ đã được phản ánh rất rõ trong sự
phát triển của ngôn ngữ, cụ thể là ở hệ thuật ngữ chỉ người luật sư của các
quốc gia đó. Do vậy, một luật gia La Mã cổ đại (Marcus Tullius Cicero) đã
từng đánh giá luật sư và nghề luật sư thể hiện bằng: “sự cao thượng, tính hào
hiệp, danh dự, cơng lý và lịng rộng lượng là những đặc tính phù hợp nhất với
bản chất của nghề luật sư, chứ khơng phải là sự giàu có, niềm vui hoặc thậm
chí chính bản thân cuộc sống”. Luật sư là người luôn được ngưỡng mộ trong
xã hội, là người ngày càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết khi mà tính
thiêng liêng vơ điều kiện của pháp luật được tôn trọng.

22


So sánh với hệ thuật ngữ chỉ người luật sư trong tiếng Việt, hệ thuật
ngữ của họ rõ ràng là phong phú và toàn diện hơn rất nhiều, phản ánh chính
xác tương quan về lịch sử và mức độ phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam
so với thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển pháp luật về luật sư ở Việt Nam cũng
có những đặc điểm riêng. Lịch sử Việt Nam còn lưu giữ Bộ luật Hồng Đức

(Quốc triều hình luật) thời nhà Lê (1428 - 1788) với một ảnh hưởng sâu sắc
trong sự phát triển của xã hội Việt Nam; cùng với nó là Bộ Quốc triều khám
tụng điều lệ như một cột mốc đầu tiên đánh dấu trong lịch sử lập pháp của
Việt Nam có một bộ luật tố tụng riêng biệt. Qua việc nghiên cứu chúng ta
bước đầu thấy sự ghi nhận của nhà nước về nguyên tắc bảo đảm quyền bào
chữa, tuy rằng chưa được đề cập đến thuật ngữ luật sư, ví dụ như các điều
667, 668 và 669 Bộ Quốc triều hình luật có ghi : Khi lấy khẩu cung người
phạm tội, quan tra án phải xem xét kỹ, tìm ra sự thực, để cho kẻ phạm tội
phải nhận tội; không được hỏi q rộng cả đến người ngồi để tìm chứng cớ
bậy… ; Tra khảo tù phạm không được quá ba lần…; Những án xét vào tội
nhẹ, nhưng tình lý đáng ngờ, thì giao cho quan Viện Thẩm hình hội đồng bàn
xét, hỏi tội nhân cho đến lúc nhận tội; nếu tội nhân khơng chịu nhận tội thì
cho phép được bào chữa rồi phải xét lại kỹ càng… .
Ngoài ra tại nhiều điều luật còn ghi nhận các quy định về quyền bào
chữa như: các điều 700, 706, 716, 720…Qua việc ghi nhận những điều luật
trên, chúng ta thấy rằng đấy là những điểm mới, tiến bộ đi trước hàng thế kỷ
bước đầu đã ghi dấu ấn cho hoạt động luật sư trong tố tụng hình sự so với
việc ghi nhận bảo đảm quyền bào chữa của lịch sử thế giới và Việt Nam sau
này.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
điển hình do Đảng cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước
thuộc địa. Để xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau khi giành được độc lập, ngoài

23


việc củng cố lực lượng vũ trang, thành lập bộ máy chính quyền cách mạng,
chăm lo cuộc sống cho nhân dân và phát triển kinh tế…để phát triển đất nước,
khắc phục và đẩy lùi những khó khăn và sự chống phá của kẻ thù. Thì cơng
tác lập pháp cũng là một nội dung quan trọng, một công cụ để nhà nước quản

lý xã hội. Bên cạnh sự ghi nhận của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội, thì cũng từ đây nhà nước ta cũng bắt đầu ghi nhận nguyên tắc đảm bảo
quyền bào chữa. Cụ thể, ngày 13/09/1945 Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh
33c-SL về việc thiết lập các Toà án quân sự. Tại Điều 5 quy định: “…Bị cáo
có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho”. Ngày 10/10/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 46/SL về tổ chức Đoàn luật sư. Theo
sắc lệnh này, các tổ chức các Đoàn luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được tạm thời giữ như Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của người Pháp, nhưng
sắc lệnh này quy định một số vấn đề quan trọng cho phù hợp với chế độ mới
như : Các luật sư được vào chữa trước tất cả các Tòa án cấp tỉnh trở lên và các
tòa án quân sự ; điều kiện làm luật sư là: người Việt Nam khơng kể nam hay
nữ; có bằng cử nhân luật; có hạnh kiểm tốt; đã tập sự 3 năm ở một văn phịng
Luật sư; Đồn luật sư Sài Gòn và Hà Nội bầu ra hội đồng luật sư nếu thuộc
hạt có 10 văn phịng trở lên. Nếu khơng đủ 10 văn phòng, các luật sư thực thụ
lập ra Ban luật sư để điều hành cơng việc của Đồn v.v… . Do vậy, Sắc lệnh
số 46/SL được coi là sắc lệnh đầu tiên về luật sư của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cách mạng lâm thời và của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chế định luật sư của nước ta.
Ngày 24/01/1946 Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 13-SL về tổ chức
Toà án và các ngạch Thẩm phán cũng quy định luật sư trong tố tụng hình sự.
Ví dụ, Điều thứ 44 quy định: “Trong việc đại hình, nếu trước tồ thượng thẩm
một bị can khơng có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật sư để bào chữa
cho hắn”. Ngày 29/03/1946 Nhà nước đã ban hành tiếp sắc lệnh số 40-SL

24


cũng có những quy định để đảm bảo quyền bào chữa. Tiếp đó, ngày
23/08/1946, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 163-SL về việc tổ chức Toà án
binh lâm thời đặt tại Hà Nội. Điều thứ 10 Sắc lệnh này quy định: “…Bị can

có thể tự bênh vực lấy hay nhờ một luật sư hoặc một người khác bào chữa
cho, hoặc Chánh án sẽ chỉ định một luật sư bào chữa cho hắn”. Ngày
09/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khố I đã thơng qua bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Hiến Pháp 1946). Hiến pháp
1946 đã ghi nhận nhiều nguyên tắc tiến bộ và có ý nghĩa quan trọng, trong đó
có sự ghi nhận hoạt động của luật sư. Điều thứ 67 quy định “…Người bị cáo
được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Như vậy, đây là lần đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự
được ghi nhận là một nguyên tắc Hiến định – đây là nền móng cho q trình
phát triển và hồn thiện ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa sau này.
Để cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định này, nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật để cụ thể hóa nó. Ngày 18/06/1949, Nhà nước ban hành
sắc lệnh số 69-SL; tiếp đó ngày 22/12/1949 nhà nước ban hành tiếp sắc lệnh
số 144 – SL đã sửa đổi Điều 1 sắc lệnh số 69- SL ngày 18/06/1949. Việc nhà
nước ban hành 2 sắc lệnh 69 và 144 là một sự tiến bộ rất lớn trong việc ngày
càng cụ thể hóa hơn hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sư được ghi
nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Đồng thời sắc lệnh 69 và
144 cũng đã bắt đầu đặt nền móng cho việc xây dựng chế độ bào chữa viên
nhân dân ở nước ta “…bị cáo và bị can có thể nhờ một cơng dân khơng phải
là luật sư bênh vực cho mình”. Tiếp theo đó, ngày 12/01/1950, Bộ Tư pháp
đã ban hành Nghị định số 01/NĐ về việc ấn định điều kiện để làm bào chữa
viên. Theo Điều 1 của nghị định này, những công dân sau đây thì có thể được
cử ra hay được thừa nhận để bào chữa trước tịa: có quốc tịch Việt Nam,

25


×