Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở việt nam 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.81 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THOA

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THOA

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

LÊ THỊ THOA


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................6

6. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH
NGHIỆP .....................................................................................................................8
1.1. Lý luận về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của
doanh nghiệp ..........................................................................................................8
1.1.1. Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ............................8
1.1.2. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường ..................................................................................................................11
1.2. Lý luận về pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trƣờng của doanh nghiệp ....................................................................................17
1.2.1. Sự cần thiết của việc ra đời pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây
ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ...............................................................17
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp ....................................................................................18
1.2.3. Lịch sử hình thành của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nhiệp ở Việt Nam .................................................19
1.3. Pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nƣớc trên thế giới về bồi
thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp và
những gợi mở cho Việt Nam trong q trình hồn thiện lĩnh vực pháp luật
này..........................................................................................................................26
1.3.1. Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra của một số nước
trên thế giới .........................................................................................................26


1.3.2. Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây ra của một số nước trên thế giới ..................................................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT

NAM .........................................................................................................................32
2.1. Nội dung pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trƣờng của doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................32
2.1.1. Nội dung quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam ...................32
2.1.2. Nội dung quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường ................................................................................................36
2.1.3. Nội dung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường ................................................................................................38
2.1.4. Nội dung nguyên tắc bồi thường thiệt hại ................................................40
2.1.5. Nội dung quy định về xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường ..................................................................................................................41
2.1.6. Nội dung quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường .........................................................................44
2.1.7. Nội dung quy định về cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi
gây ô nhiễm môi trường ......................................................................................45
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp ở Việt Nam .............................................53
2.2.1. Thực tiễn thi hành các quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam ........................53
2.2.2. Một số vụ việc điển hình về giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi gây
ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................56
2.3. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp ở Việt Nam .....................60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................62
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...........................................63



3.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của
Việt Nam về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của
doanh nghiệp ........................................................................................................63
3.2. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay ........................................................................................................64
3.2.1. Gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ mơi trường nói chung, bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nói riêng và “nội luật hóa”
các điều ước quốc tế vào luật quốc gia ..............................................................64
3.2.2. Thể chế hóa và củng cố các nguyên tắc đặc thù trong bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm môi trường ........................................................................................65
3.2.3. Quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường ............................66
3.2.4. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại .....................................67
3.2.5. Giải quyết bồi thường thiệt hại thông qua phương thức trọng tài ...........67
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại
do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp ở Việt Nam ................68
3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ...................................................................68
3.3.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ..........................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa


1

BLDS 2005

Bộ Luật dân sự năm 2005

2

Luật BVMT 1993

Luật Bảo vệ Môi trường năm
1993

3

Luật BVMT 2005

Luật Bảo vệ Môi trường năm
2005

4

Luật BVMT 2014

Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014

1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ơ nhiễm mơi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng và nhức nhối khơng chỉ
đối với Việt Nam mà cịn đối với nhiều quốc gia trên thế giới dù là quốc gia phát
triển hay quốc gia đang phát triển. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng, ơ nhiễm, suy thối mơi trường và những sự cố mơi trường làm cho mơi
trường sống có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối
với hệ sinh thái tự nhiên tiếp xúc trực tiếp với con người hàng ngày như đất, nước,
khơng khí, hệ thực vật, hệ động vật v.v.
Xét trong phạm vi Việt Nam, trong những năm vừa qua, tình hình ơ nhiễm
mơi trường ngày càng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau kéo theo các
vấn đề tranh chấp môi trường nảy sinh từ bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, quy chế pháp lý về
bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam dường như còn
chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và tồn diện; đồng thời tồn tại khơng ít mâu
thuẫn, bất cập và gây khó khăn trong việc áp dụng. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
là con đường phát triển tất yếu nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn và
lạc hậu. Trên mặt trận chống đói nghèo, phát triển kinh tế, doanh nghiệp lĩnh trọng
trách là người lính xung kích, đi đầu. Sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp Việt
Nam vào những thành tựu phát triển kinh tế trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016) là
không thể phủ nhận được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, trân trọng. Tuy
nhiên, sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp vào quá trình chấn hưng đất nước
không che lấp một thực tế đáng buồn đó là tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng
gia tăng, làm giảm sút chất lượng môi trường sống và đe dọa sức khỏe, tính mạng
của con người mà nguyên nhân cơ bản do hoạt động sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp gây ra. Điển hình cho thực trạng đáng buồn này là vụ việc gây ô
nhiễm sông Thị Vải của Công ty VEDAN (Đài Loan); vụ việc gây ô nhiễm nguồn
nước của Công ty TUNGSHING (Đài Loan) ở Hải Dương v.v. Điều này gióng lên


2


hồi chuông cảnh tỉnh về việc phải bảo vệ môi trường sống đảm bảo cho con người
có quyền được sống trong môi trường trong lành trước khi quá muộn. Muốn vậy thì
một trong những biện pháp là buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải
bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Để có cơ sở pháp lý truy cứu trách
nhiệm và buộc doanh nghiệp gây ô nhiễm bồi thường thiệt hại do hành vi của họ
gây ra, Luật bảo vệ mơi trường đã có các quy định về xử lý vấn đề này. Tuy nhiên,
thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy hiệu quả đạt được không như mong muốn
thể hiện doanh nghiệp gây ơ nhiễm cố tình dây dưa, chây ỳ khơng chịu bồi thường
thiệt hại do hành vi của mình gây ra; nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra do tâm
lý sợ ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư, kêu gọi, khuyến khích đầu
tư hoặc chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, giáo dục v.v. Để khắc phục những tồn tại
này thì việc đánh giá một cách tồn diện, có hệ thống trên phương diện lý luận và
thực tiễn pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp gây ra là cần thiết nhằm khuyến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này ở nước ta. Vì vậy, em lựa chọn
đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình tìm hiểu, có một số cơng trình khoa học nghiên cứu liên
quan đến nội dung của đề tài như:
- “Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường”, Đề tài nghiên cứu
khoa học do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện, năm 2002.
- “Ơ nhiễm mơi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”, Tiến sĩ
Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2003.
-“Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học

Luật Hà Nội, năm 2004.

3


- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường gây nên tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của Đại học
Luật Hà Nội, năm 2007.
- “Bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường” của TS. Vũ Thu
Hạnh, đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3(40), năm 2007.
- “Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”, Sách
chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, TS. Vũ Thu Hạnh chủ biên,
năm 2012.
- “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Dân sự, Chu Thu Hiền, Khoa Luật Đại học
Quốc Gia Hà Nội, năm 2011.
- “Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi
trường ở Việt Nam. Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, Báo cáo chuyên đề
nghiên cứu, TS. Vũ Thu Hạnh, TS. Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại
học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện, năm 2009.
- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây
ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, NCS. Bùi Kim Hiếu, Học viện
Khoa học Xã hội, năm 2015 v.v.
Các cơng trình nghiên cứu này đã giải quyết được một số vấn đề lý luận như
phân tích khái niệm, đặc điểm ơ nhiễm mơi trường; phân tích khái niệm, đặc điểm,
ý nghĩa và cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại về mơi trường nói chung và ơ
nhiễm mơi trường nói riêng; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về
môi trường (trong đó có ơ nhiễm mơi trường) và đề xuất giải pháp góp phần hồn
thiện lĩnh vực pháp luật này v.v. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có
hệ thống đầy đủ, tồn diện trên phương diện lý luận và thực tiễn về pháp luật về bồi

thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam
thì dường như cịn thiếu một cơng trình như vậy. Kế thừa các kết quả nghiên cứu

4


của các cơng trình khoa học đã cơng bố, Luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài này, luận văn xác định mục đích nghiên cứu tổng quát là đưa
ra các giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi
gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam; yêu cầu điều chỉnh
của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp ở Việt Nam.
- Đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước về bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp - Những gợi mở cho
Việt Nam trong q trình hồn thiện lĩnh vực pháp luật này.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam; đưa ra định hướng và giải pháp
góp phần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô

nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.

5


4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến
quy định của nhiều ngành luật như Luật bảo vệ môi trường, pháp luật dân sự, Luật
doanh nghiệp v.v. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật
học, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các quy định của Luật bảo vệ môi
trường và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ
nhiễm mơi trường nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
đây:
- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh v.v
được sử dụng trong Chương 1 - nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phương pháp diễn giải, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, đối
chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 - nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v
được sử dụng trong Chương 3 - nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp ở Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Mục lục, Kết luận và Danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 03 chương như sau:

6


- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành
vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Chƣơng 3: Định hướng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam.

7


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Lý luận về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của
doanh nghiệp
1.1.1. Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
1.1.1.1. Lý luận về thiệt hại theo pháp luật dân sự
Trong pháp luật dân sự, thiệt hại được phân loại bao gồm thiệt hại về vật chất
và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a) Thiệt hại về vật chất, bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân: được hiểu là do sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị

xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do
bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ
phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin... vì bị hiểu nhầm
và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Như vậy, theo pháp luật dân sự, thiệt hại có thể được hiểu là những tổn thất
thực tế được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Do đó, thiệt hại trong lĩnh vực này được xác
định bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân
phẩm, uy tín và thiệt hại về tinh thần [17].

8


1.1.1.2. Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường theo pháp luật về
bảo vệ môi trường
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thiệt hại được hiểu là những tổn thất do ô
nhiễm môi trường và sự cố mơi trường gây ra.
Trên thế giới, hiện có hai quan niệm khác nhau về thiệt hại do ô nhiễm môi
trường [7, tr95]:
Một là, thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi
trường tự nhiên và hệ sinh thái như hệ động vật, thực vật, đất, nước, khơng khí…
mà khơng bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người.
Theo cách hiểu này, thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ được xác định là các thiệt
hại trực tiếp lên môi trường tự nhiên và hệ sinh thái do ô nhiễm môi trường gây nên.
Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất
lượng môi trường và hê ̣ sinh thái mà còn cả thiệt hại về sức khỏe


, tài sản của cá

nhân hoă ̣c tổ chức do ô nhiễm môi trường g ây ra. Theo cách tiếp cận này, thiệt hại
do ô nhiễm môi trường không chỉ là các thiệt hại trực tiếp lên môi trường tự nhiên,
hệ sinh thái do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra mà còn được hiểu rộng ra là
hệ quả của các thiệt hại lên môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng của con người.
Tại Việt Nam, thì thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường được xác định
theo quan niệm thứ hai. Theo đó, thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường bao
gồm 02 loại sau:
Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của mơi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của mơi trường
được thể hiện qua các phương diện chính như sau: (i) Môi trường là không gian
sinh tồn của con người; (ii) Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động của con người); (iii) Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy
chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình [9]. Như vậy, có thể

9


hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: Một là, chất
lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường; Hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng
lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng
thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); Ba là, lượng chất thải thải vào môi
trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng.
Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu

ích của mơi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể
hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị
mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe có ngun nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thiệt
hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật ni, những khoản
chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ơ
nhiễm, suy thối mơi trường gây nên. Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính
đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường.
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được
xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) - thiệt
hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khơng phải ln ln và hồn tồn tách biệt. Trong một số trường
hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là
thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví dụ, sự
suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự
giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý
để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gây nên.

10


Như vậy, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường bao gồm 02 loại thiệt
hại: (i) Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường. Loại thiệt hại này
thông thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích
chung của cộng đồng và (ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng,
tính hữu ích của mơi trường gây ra. Chủ thể của loại thiệt hại này là các tổ chức, cá

nhân cụ thể bị thiệt hại.
1.1.2. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường
1.1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm mơi
trường
Theo quy định của BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy
định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và Chương XXI về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên BLDS 2005
chỉ quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi
thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại v.v mà không
không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống
trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của
mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người
vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó
phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng
việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại [14].
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường

11


thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở
giải quyết bồi thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ khác nhau [14].
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được hiểu là loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó,

người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận, hợp đồng giữa các bên gây ra
thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do mình
gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng dựa trên cơ sở
một hợp đồng hoặc một thỏa thuận đã tồn tại giữa các bên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý do
pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định chứ không phát
sinh do vi phạm thỏa thuận hoặc hợp đồng do các bên đã giao kết trước đó.
Dựa trên những cơ sở lý luận nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng do trách nhiệm này khơng phát sinh trên cơ sở một hợp đồng hoặc một
thỏa thuận giữa các bên mà phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định.
Một cách khái quát, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm
môi trường được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi
gây ơ nhiễm mơi trường, gây ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
mơi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường
gây ra phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra.
1.1.2.2. Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

12


đồng. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường của
doanh nghiệp cịn có những điểm đặc trưng sau đây:

(i). Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh
nghiệp
Mối quan hệ về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật môi trường
gây ra thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật
mơi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ
môi trường, gây ô nhiễm mơi trường, suy thối mơi trường, sự cố mơi trường, xâm
phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ, tài sản. Đây được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
Trên thực tế, khác với hành vi trái pháp luật môi trường của cá nhân, hộ gia
đình và các chủ thể khác, hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp
tồn tại phổ biến dưới một số dạng như: Vi phạm các quy định về đánh giá tác động
môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vi
phạm các quy định về xuất, nhập khẩu cơng nghệ, thiết bị, chất thải, hố chất độc
hại; vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;
vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý
chất thải, rác thải v.v.
(ii). Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp gây ra và
thường xảy ra trên quy mơ rộng lớn
Do đặc tính về quy mơ tổ chức, quy mô sản xuất lớn của các doanh nghiệp so
với cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức khác, do đó thiệt hại về mơi trường do hành
vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp thường xảy ra trên diện rộng, tác động
tới nhiều đối tượng: có thể là sức khỏe, tính mạng, tài sản của các cá nhân, có thể là
lợi ích hợp pháp của các tổ chức, hay môi trường tự nhiên… Trong nhiều trường
hợp không thể tách biệt được thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất

13



định với thiệt hại về tài sản, sức khỏe, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu
vực đó, do đó, khó xác định được ai là người thiệt hại và được hưởng bồi thường
thiệt hại. Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tại một dòng sông bị ô nhiễm cũng
đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của người dân ở khu vực đó; tuy nhiên, gần
như khơng thể tách bạch hay tính tốn được đây là thiệt hại cho Nhà nước hay là
thiệt hại cho cá nhân do hành vi gây ô nhiễm.
(iii). Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường là các doanh nghiệp
Căn cứ vào pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về bảo vệ mơi trường
nói riêng, có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật mơi trường gây
thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các doanh nghiệp
theo quy định theo pháp luật doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật môi trường mà có hành vi làm ơ nhiễm mơi trường dẫn tới gây thiệt hại
thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các doanh
nghiệp có thể là doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp
tập thể… theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1.1.2.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ
nhiễm mơi trường của doanh nghiệp
i) Có thiệt hại xảy ra
Như đã phân tích ở trên, theo Luật Bảo vệ mơi trường, thiệt hại do ơ nhiễm,
suy thối môi trường gồm 02 loại: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi

14



trường (còn gọi là thiệt hại đối với các thành phần môi trường hay thiệt hại đối với
môi trường tự nhiên); và (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính
hữu ích của mơi trường gây ra.
ii) Có hành vi gây ra thiệt hại
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biểu hiện của hành vi gây thiệt hại có
điểm khác biệt đáng kể so với các lĩnh vực khác là hành vi gây ra thiệt hại không
xâm hại trực tiếp đến các quyền về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà
là sự xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị ô nhiễm, suy thối.
Hành vi vi phạm pháp luật mơi trường được hiểu là hành vi thực hiện không
đúng các quy định của pháp luật hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt
buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường và làm tổn hại đến chất lượng môi
trường sống.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại và
thiệt hại diễn ra phức tạp do có sự tham gia của nhiều tác nhân vào q trình biến
đổi các yếu tố mơi trường [8]. Để loại trừ thiệt hại xảy ra từ những nguyên nhân
khác, pháp luật Việt Nam chỉ xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp hành
vi gây thiệt hại phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết
định đối với thiệt hại đã xảy ra. Nói cách khác đi, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu
của hành vi gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt
hại xảy ra trong lĩnh vực mơi trường khó xác định chính xác do các thiệt hại khơng
xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra từ trong khoảng thời
gian khá dài. Do vậy để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tác động
xấu đến môi trường và những thiệt hại xảy ra thường phải thông qua các bước: 1.
Xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật mơi trường với tình trạng ơ
nhiễm, suy thối của môi trường; và 2. Xác định mối quan hệ giữa ơ nhiễm, suy
thối mơi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ
chức.


15


iii) Yếu tố lỗi
Khác với nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không được
loại trừ ngay cả khi người gây thiệt hại khơng có lỗi.
Theo đó, đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm mơi
trường thì chỉ cần có hành vi gây thiệt hại và có hậu quả là phải bồi thường mà
không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người gây ơ nhiễm.
1.1.2.4. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị
xâm hại. Chủ thể ở đây được hiểu là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung
của cộng đồng trong trường hợp thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của
mơi trường hoặc các tổ chức, cá nhân cụ thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản trong trường hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài
sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức
năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra.
Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt
hại do ơ nhiễm môi trường
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có chức năng ngăn ngừa hành vi vi
phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức,
cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu gây thiệt hại cho chủ thể khác, không
những họ sẽ khơng được khuyến khích mà cịn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì
họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.
Như vậy, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần
nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể.

16



1.2. Lý luận về pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trƣờng của doanh nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết của việc ra đời pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp
Nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng lĩnh vực pháp luật này ra
đời dựa trên những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khác với thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật khác gây ra,
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trên thực tế rất khó
nhận biết và khó xác định chính xác mức độ, hậu quả. Để có thể định lượng một
cách chính xác loại thiệt hại này, con người phải sử dụng máy móc, thiết bị, cơng
nghệ hiện đại, tinh xảo. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực tài chính cịn hạn hẹp
nên khơng phải lúc nào chúng ta cũng có thể có đủ các thiết bị để xác định chính
xác mức độ thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Hơn
nữa, do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường làm cho một bộ phận cán bộ
thực thi xử lý không khách quan, cơng bằng đối với doanh nghiệp có hành vi gây
thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường. Có khơng ít doanh nghiệp tìm cách “lót tay” cho
người có thẩm quyền xử lý để giảm mức độ bồi thường thiệt hại trong trường hợp
này. Chính vì vậy, để ngăn ngừa các hiện tượng này, pháp luật về bồi thường thiệt
hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được ban hành tạo căn cứ, cơ sở pháp lý cho
việc xử lý khách quan, công bằng và nghiêm minh các hành vi gây thiệt hại do ô
nhiễm môi trường.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc con người có quyền sống
trong môi trường trong lành; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại v.v được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường
tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường lần thứ 2 tại Rio (Braxin) mà Việt
Nam là một quốc gia tham gia ký kết. Những nguyên tắc này cần được nội luật hóa
trong Luật bảo vệ mơi trường nhằm ghi nhận về mặt pháp lý cam kết của Nhà nước


17


Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Vì lẽ đó, các quy định về bồi thường thiệt hại
do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ra đời như là một bảo đảm
pháp lý để bảo đảm thực hiện các nguyên tắc này.
Thứ ba, ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả hết sức nặng nề khơng chỉ
cho thế hệ hiện tại mà cịn cho các thế hệ tương lai. Mặt khác, việc khắc phục hậu
quả do ơ nhiễm mơi trường gây ra là rất khó khăn, tốn kém về vật chất, nguồn lực
mà thậm chí có trường hợp khơng thể khắc phục được. Tuy nhiên, việc nhận biết
những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra lại không thể nhận biết ngay lập tức.
Để bảo vệ sự sống trên hành tinh và đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi
thành viên trong xã hội; đồng thời, huy động mọi nguồn lực vào bảo vệ, giữ gìn mơi
trường vì sự phát triển bền vững thì cần phải xác lập trách nhiệm pháp lý về bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm mơi trường của con người nói chung và
doanh nghiệp nói riêng.
Thứ tư, kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc bảo vệ mơi trường
có hiệu quả thì khơng thể không sử dụng công cụ pháp luật; bởi lẽ, với những đặc
trưng của pháp luật như tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính
thích ứng, tự điều chỉnh nên nó trở thành biện pháp quản lý có hiệu quả nhất được
sử dụng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp v.v.
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp là một lĩnh vực của pháp luật về bảo vệ mơi trường. Nó bao gồm tổng
hợp các quy phạm pháp luật môi trường do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra nhằm bảo vệ mơi trường sống trong

lành, sạch đẹp vì sự phát triển bền vững.

18


Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm mơi trường của
doanh nghiệp có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, lĩnh vực pháp luật này bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường
và các quy định về bồi thường thiệt hại của Luật dân sự. Điều này có nghĩa là khi
xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc, quy định chung về bồi thường thiệt hại của
luật dân sự; đồng thời việc xem xét, đánh giá mức độ, hậu quả, nguyên nhân của
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, thẩm quyền xử lý và
chế tài xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp … phải dựa
trên các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Thứ hai, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp không chỉ có các quy định mang tính pháp lý mà cịn có
các quy phạm mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ. Điều này có nghĩa là để xác định hành
vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp có gây thiệt hại hay khơng thì ngồi
việc xem xét các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn phải
dựa trên các quy định về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và do các chuyên gia am
hiểu kiến thức, trình độ chun mơn chun sâu về mơi trường thực hiện.
Thứ ba, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp “nội luật hóa” các điều ước quốc tế, các cơng ước quốc tế về mơi
trường (trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm
môi trường gây ra) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
1.2.3. Lịch sử hình thành của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm môi trường của doanh nhiệp ở Việt Nam
1.2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005
Trước khi Luật BVMT 2005 ra đời, hệ thống các văn bản quy phạm pháp

luật của Việt Nam đã có những quy định về bồi thường thiệt hại nói chung và bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm mơi trường của doanh nghiệp nói riêng, cụ
thể như sau:

19


×