Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

7 giai đoạn của quá trình kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.24 KB, 10 trang )

7 giai đoạn của quá trình kinh doanh

Những ai lao vào con đường kinh doanh, nuôi chí trở thành ông chủ doanh
nghiệp nên biết rằng từ ngày đầu thành lập cho đến lúc tan rã trong kinh
doanh họ sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế tiến trình của
con đường kinh doanh gồm có 7 giai đoạn.

Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch sắp xếp cho chúng là
điều hết sức quan trọng để đạt được những bước thành công trong kinh
doanh của các chủ doanh nghiệp.

1. Giai đoạn "gieo hạt"

Đó là giai đoạn mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay nói cách
khác đó chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này còn được gọi là giai
đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Hầu hết các công ty trong giai đoạn này
sẽ cần vượt qua thử thách: chấp nhận thị trường và theo đuổi 1 thời cơ thích
hợp riêng biệt.

Trong giai đoạn này chủ các doanh nghiệp nên cẩn trọng, không nên rải các
nguồn tài chính quá mỏng. Điểm trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn
thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để
khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan trọng khác đó
là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên
nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.

Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có thể rất khó
khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị
trường, khách hàng cho chính mình. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào
nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá
nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như:


nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.

2. Giai đoạn khởi động

Doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp pháp. Các sản
phẩm và dịch vụ hiện đã đi vào sản xuất và đã có những khách hàng đầu
tiên. Trong giai đoạn kinh doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm
kiếm thị trường được đánh giá khá cao.

Và thử thách căn bản ở đây đó là không được để những khoản tiền dù là nhỏ
nhất tuột khỏi tay. Chủ doanh nghiệp phải học cách khảo sát "tính thực tế"
những nhu cầu từ phía khách hàng có thể mang lại lợi nhuận và chắc chắn
rằng việc kinh doanh đang đi đúng hướng. Giai đoạn khởi động đòi hỏi
doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn
ngân lưu được kiểm soát và theo dõi.

Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ
người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các
khoản viện trợ.

3. Giai đoạn phát triển

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua "những năm chập chững biết đi"
và nay phát triển thành một "đứa trẻ" thực sự. Các khoản doanh thu và khách
hàng đang tăng lên điều đó đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thời cơ
mới cũng như những thách thức mới. Lợi nhuận sinh trưởng kéo theo tính
cạnh tranh cũng tăng.

Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công ty phải đối mặt với đó
chính là thực đơn không đổi các vấn đề đưa ra để giành lấy thời cơ và các

nguồn tài chính. Để làm được điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có
phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới.
Học hỏi để đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ
thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai đoạn này.

Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên sự vận hành
của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với
khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh
nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận
hành tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng
những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình
kinh doanh.

Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này đó là vay từ
ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.



4. Giai đoạn ổn định

Trong giai đoạn thiết lập việc kinh doanh của công ty dường như đã "chín"
và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm vị trí trên thương
trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng nổ như trước nhưng vẫn duy
trì trong tầm kiểm soát.

Việc kinh doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ
nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển của doanh
nghiệp.

Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng với những

thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc cật lực và cũng cần
thư giãn, tuy nhiên thương trường vô cùng tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính
cạnh tranh cao. Do vậy doanh nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn
trong hình ảnh lớn hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh
hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh

×