Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.77 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ KHÁNH LINH

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã ngành: 8380101.03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Tiến Việt.

HÀ NỘI – 2019


Cơng trình đƣợc hồn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Tiến Việt.

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 200….


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm tƣ liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI
VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ ...................... 10
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam ......................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm người dưới 18 tuổi phạm tội. ...................................... 10
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam ........................................................................................ 13
1.1.3. Đặc điểm quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam......................................................................................................... 15
1.2. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự
một số quốc gia trên thế giới. ...................................................................................... 25
1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga.......................................................................... 25
1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hồ nhân dân Trung Hoa. ............................................... 30
1.3.3. Bộ luật hình sự Thuỵ Điển. ............................................................................... 35
CHƢƠNG 2 QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................... 40
2.1. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự
Việt Nam qua các thời kỳ. ........................................................................................... 40
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985. ............................................................. 40
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999. ............................................................. 45

2.2. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 2015. ................................................................................................... 53
2.2.1. Phạm vi áp dụng. ............................................................................................... 53
2.2.2. Nguyên tắc quyết định hình phạt....................................................................... 54


2.2.3. Quyết định hình phạt cụ thể. ............................................................................. 60
CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG, KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI VÀ CÁC GIẢI
PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ................................................................................... 73
3.1. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. ................. 73
3.1.1. Những kết quả đạt được. ................................................................................... 73
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân. .................................................................................. 79
3.2. Giải pháp hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. .................................................. 87
3.2.1. Nhận xét............................................................................................................. 87
3.2.2. Nội dung. ........................................................................................................... 89
3.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng việc quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội. .......................................................................................................... 94
3.3.1. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện xét xử các vụ án
có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội. ................................................................... 94
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự tại các
địa phương trên cả nước về người dưới 18 tuổi phạm tội. .......................................... 97
3.3.3. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm sát các vụ án người dưới 18 tuổi
phạm tội và việc quyết định hình phạt. ....................................................................... 99
3.3.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức trợ giúp
pháp lý. ...................................................................................................................... 101
3.3.5. Xây dựng môi trường thuận lợi để quyết định các hình phạt khơng tước tự do, hạn
chế hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.................................. 103

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 107


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm trở lại đây tình hình tội phạm diễn ra phức tạp với nhiều loại
tội phạm nghiêm trọng, chúng sử dụng các phương thức rất tinh vi, tiểu xảo nhằm che
mắt lực lượng chức năng. Điều đáng nói ở đây đó là, số lượng tội phạm là người dưới
18 tuổi phạm tội chiếm tỷ lệ tương đối nhiều, chủ yếu các đối tượng này phạm các tội
danh trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích. Đây là một hồi chng cảnh báo đến các
cơ quan tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử nói riêng và tồn xã
hội nói chung.
Trên thực tiễn, việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có
vai trị, ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Khi Tồ án đưa ra hình phạt cho các bị cáo trong
từng vụ án cần trải qua các giai đoạn như điều tra, dựa trên các tình tiết vụ án, tính
chất, mức độ của hành vi, đặc điểm nhân thân sẽ mang tính quyết định đến việc Tịa
án đưa ra loại hình phạt và mức hình phạt dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Do
vậy, việc đưa ra quyết định hình phạt đúng đắn, chính xác sẽ là tiền đề đảm bảo tính
cơng bằng, nghiêm minh, giáo dục của pháp luật, hơn nữa, nó cũng có tác dụng tạo
niềm tin cho nhân dân vào chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, trong vài năm trở lại đây có nhiều bản án, quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có những điểm chưa thống nhất, chưa đúng,
tạo làn sóng phẫn nộ trong dư luận xã hội, đặc biệt là với các vụ án có người dưới 18
tuổi phạm tội giết người, thảm sát cả gia đình, v.v… Điều này sẽ để lại trong tiềm
thức của mỗi người dân Việt Nam nỗi khiếp sợ về thế hệ trẻ hiện nay, những mầm
non tương lai của đất nước sẵn sàng giết người không ghê tay. Các đối tượng này chủ
yếu trong khoảng từ 16 đến 18 tuổi, với khả năng nhận thức cao hơn người từ đủ 14
đến dưới 16 tuổi, cũng có sự phát triển hơn, sự bồng bột, và “hung hăng” hơn. Những
tội mà các đối tượng này phạm phải cũng rất đa dạng với nhiều hình thức, với nhiều

cách thức phạm tội khác nhau.
Hiện nay, các quy định của pháp luật mỗi ngày đều cần hồn thiện chỉnh sửa để
phù hợp với tình hình đất nước thay đổi mỗi ngày. Các quyết định hình phạt cịn chưa
mang tính dự đốn cao, xuất hiện một số bất cập lại khơng có quy định để điều chỉnh
1


sẽ khiến hiệu quả quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bị giảm
sút, ảnh hưởng đến quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội, vì đây là đối tượng dễ bị
tổn thương nên chính sách hình sự bảo vệ họ với cả hai tư cách hoặc là chủ thể của
tội phạm hoặc là đối tượng tác động của tội phạm.
Chính sách hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều dựa vào
việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, có những quy định riêng về người dưới 18 tuổi phạm
tội. Trong thực tiễn hoạt động, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa trên các căn cứ,
nguyên tắc và quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh những kết quả đạt được,
những quy định của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa được
các cơ quan áp dụng pháp luật nhận thức một cách đầy đủ và tồn diện. Chính vì vậy,
việc áp dụng các quy định của pháp luật còn xảy ra những trường hợp như: quyết
định hình phạt quá nặng hay quá nhẹ; áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự khơng đúng; hay đánh giá chưa đúng các căn cứ về tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi; v.v… Thêm vào đó, các quy định của Bộ luật hình sự cịn gặp
phải một số hạn chế khiến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn, trực tiếp làm
giảm hiệu quả phịng chống tội phạm. Vì vậy, các quy định đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 cần được nghiên cứu chuyên
sâu, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định này và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng nhằm nâng cao hiệu quả của quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội vơ cùng cấp thiết.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015” đảm bảo đầy đủ
tính lý luận, khoa học và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài này một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp, từ các giáo trình đến các tài liệu tham khảo, các luận án
tiến sĩ, thạc sĩ, đến các ý kiến của những học giả nổi tiếng trên các tạp chí pháp luật.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu ba loại chủ đạo như sau:
Thứ nhất, các loại giáo trình, sách chuyên khảo bao gồm những loại sách như: 1)
GS. TSKH. Lê Văn Cảm, “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, Nhà
2


xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001; 2) PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, “Chương
XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội”, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003, 2007 (GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên);
3) GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần
chung”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2019; 4) TS. Lê Văn Đệ, “Định tội
danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2005; 5) ThS. Trịnh Đình Thể, Áp dụng chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006; v.v…
Thứ hai, dựa trên góc độ khoa học, các đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ xem xét
các nội dung vấn đề trong tương quan với các nội dung như quyết định hình phạt, các
nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội ví dụ như: 1) Nguyễn Sơn, “Các hình
phạt chính trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và
pháp luật, Hà Nội, 2002; 2) Đinh Hồi Phương, “Hình phạt cảnh cáo trong luật hình
sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ đại học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010;
3) Đào Thị Nga, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Luận
văn thạc sĩ đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; 4) Nguyễn Thanh Vũ, Quyết
định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; v.v…

Thứ ba, các bài viết, đề tài này dựa trên các quan điểm cá nhân, để đưa ra những
nhận định riêng về hình phạt và quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội như: 1) Đinh Văn Quế, “Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 về
hình phạt và quyết định hình phạt”, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 3/2000; 2) Chu Thị
Trang Vân, “Tìm hiểu việc định tội và quyết định hình phạt từ phương diện là những
hoạt động áp dụng pháp luật Hình sự cơ bản của Tồ án”, Tạp chí Khoa học của Đại
học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Luật học, số 3/2003; 3) Trịnh Quốc Toản, “Phạt
tiền với tính chất là hình phạt bổ sung trong luật hình sự nước ta và những kiến nghị
hồn thiện”, Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Luật học,
số 01/2006; 4) Trịnh Tiến Việt, “Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người
3


tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”, Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà
Nội, số 2/2006, v.v…
Các cơng trình nghiên cứu trên đưa ra những vấn đề mang tính lý luận và thực
tiễn liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội. Tuy nhiên, những tài liệu tham khảo này chỉ phù hợp với tình hình nước ta trong
giai đoạn hai mươi năm trước, các số liệu, những ý kiến, quan điểm đã khơng cịn
phù hợp với tình hình bây giờ của đất nước ta. Được biết từ khi Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, các cơng
trình nghiên cứu đó chưa đưa ra được các vấn đề lý luận chung về quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như các giải pháp hồn thiện Bộ luật
hình sự để nâng cao hiệu quả của quyết định hình phạt tình hình người dưới 18 tuổi
phạm tội ngày càng gia tăng như hiện nay. Cùng với đó là sự so sánh, đối chiếu các
giai đoạn của lịch sử Việt Nam có sự gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phạm
tội, tham chiếu với Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới để tiếp tục chỉ ra
kiến nghị hoàn thiện các quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn 2014 – 2018.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dưới góc độ khoa học luật hình sự thuộc chuyên ngành
luật hình sự và tố tụng hình sự (Mã số: 8380101.03).
Phạm vi nội dung nghiên cứu bao gồm thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phân tích quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015, Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Bộ luật hình sự của nước Cộng hồ
nhân dân Trung Hoa và Bộ luật hình sự của Cộng hoà Liên bang Đức.
Phạm vi thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ năm 2014 - 2018.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống các quan điểm
4


của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải tạo con
người; các quan điểm và định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
về pháp luật nói chung, chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm, tư
tưởng cải tạo, giáo dục tội phạm, xu hướng phòng ngừa tội phạm là người dưới 18
tuổi, cũng như quyết định hình phạt đối với đối tượng này.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong từng Chương, cụ thể như sau:
- Chương 1 sử dụng các phương pháp lý luận, phân tích về khái niệm người
dưới 18 tuổi phạm tội; quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; so
sánh đối chiếu giữa quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 với các Bộ luật hình sự của Liên bang Nga, Bộ
luật hình sự của Cộng hồ nhân dân Trung Hoa và Bộ luật hình sự Thụy Điển.
- Chương 2 sử dụng các phương pháp liệt kê, trích dẫn, phân tích Bộ luật hình
sự Việt Nam qua các thời kỳ; phương pháp liệt kê, phân tích các quy định về quyết

định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Chương 3 sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích các số liệu, vụ án, bị
cáo liên quan đến thực tiễn xét xử các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội; phương
pháp lý luận thực tiễn để kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định, đưa ra giải pháp
bảo đảm áp dụng đúng việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sâu sắc hơn lý luận về quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phân tích quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 về vấn đề này, có sự liên hệ, đánh gia với các Bộ luật hình sự Việt
Nam những năm trước đây, đồng thời phân tích thực tiễn thi hành quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sở đó, đề xuất nội dung hồn thiện
quy định của Bộ luật hình sự, từ đó đề ra giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5


Thông qua luận văn, học viên muốn làm rõ những vấn đề chung nhất liên quan
đến quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nguyên tắc quyết định
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; nghiên cứu, so sánh trong Bộ luật hình
sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; thực tiễn thi hành và các giải pháp
hoàn thiện pháp luật. Trên cơ sở những vấn đề trên, luận văn đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm áp dụng ở khía cạnh lập pháp và việc áp
dụng trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các
nhà khoa học – luật gia, cán bộ thực tiễn, các sinh viên, học viên cao học, các nghiên
cứu sinh chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự, cũng như phục vụ cho công
tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng liên quan đến việc áp dụng hình phạt và

quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, góp phần nâng cao hiệu
quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm cũng như công tác giáo dục, cải tạo
người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
6.1. Tính mới
Luận văn là cơng trình khoa học ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu
về đề tài quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018,
do đó, luận văn có những điểm mới sau đây:
- Làm sâu sắc hơn lý luận về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
- Phân tích quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trong giai đoạn 5 năm từ 2014 – 2018.
- Phân tích tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và đề ra giải pháp bảo đảm
áp đúng việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6.2. Những đóng góp của luận văn.
6


- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hồn thiện các quy định tại Chương XII
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về những quy định đối với người dưới 18
tuổi phạm tội, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu khoa học
luật hình sự.
- Về mặt thực tiễn: Những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ đó đề ra giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về quyết định hình phạt

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp
luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các
giải pháp bảo đảm áp dụng.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ
Người dưới 18 tuổi là nhóm đối tượng có đặc điểm tâm – sinh lý tương đối
khác biệt so với người trên 18 tuổi, vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp
luật thực định và thực tiễn xã hội trong việc quyết định hình phạt đối với đối tượng
này càng trở nên quan trọng hơn. Theo đó, những vấn đề lý luận cần được làm rõ ở
chương này bao gồm: khái niệm, ý nghĩa và các đặc điểm của quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; có sự so sánh, tham chiếu với pháp luật với một
số quốc gia trên thế giới sẽ làm chúng ta có cái nhìn bao qt và tồn diện hơn về vấn
đề này.
7


1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18
tuổi phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm người dưới 18 tuổi phạm tội
Về mặt lý luận và thực tế đời sống hiện nay, người dưới 18 tuổi được coi là

những người chưa phát triển toàn diện về mặt thể chất, tinh thần, cũng như khả năng
nhận thức sự việc một cách đầy đủ, suy nghĩ, hành vi cịn mang tính bộc phát, bốc
đồng. Vì vậy, khái niệm người dưới 18 tuổi được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế
và các văn bản luật trong nước.
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong luật hình sự Việt Nam
Từ những lý luận về khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể rút ra những
đặc điểm chính về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, về hành vi nguy hiểm cho
xã hội, tính trái pháp luật, và hành vi có lỗi của người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Thứ nhất – về độ tuổi, là những đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi.
Thứ hai – về năng lực trách nhiệm hình sự, ta có thể thấy người dưới 18 tuổi đều là
những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ bị hạn chế một số quyền của
cơng dân ví dụ như bầu cử, ủy quyền vay vốn, các vấn đề đóng góp cho xã hội. Những
hạn chế về các quyền cũng sẽ là điều kiện nếu họ phạm tội sẽ không phải chịu trách
nhiệm hình sự với những tội ít nghiêm trọng. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với
các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm lớn cho xã hội.
Thứ ba – về hành vi nguy hiểm cho xã hội, tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã
hội từ đó mới ra quyết định xử lý hành vi đó.
Thứ tư – tính trái pháp luật, những hành vi trái pháp luật mà người dưới 18 tuổi
gây ra chắc chắn là hành vi bị cấm,
Thứ năm – tính có lỗi, phạm tội tức là phải thực hiện hành vi có lỗi (cố ý hoặc
vơ ý).
1.1.3. Đặc điểm quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
luật hình sự Việt Nam
Sau khi phân tích đặc điểm người dưới 18 tuổi, tác giả đi sâu tìm hiểu khái niệm,
ý nghĩa và đặc điểm quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dựa
8


trên những tài liệu tham khảo là các văn bản pháp luật, giáo trình, quan điểm ý kiến

của các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước, để đưa ra khái niệm chung nhất về
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các vấn đề liên quan.
1.2. Quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật
hình sự một số quốc gia trên thế giới
1.2.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Bộ luật hình sự Liên bang Nga được ban hành năm 1996 sửa đổi năm 2012,
việc sửa đổi Bộ luật hình sự nhằm đổi mới hồn thiện quy định của pháp luật để
phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị, xã hội qua các năm. Bộ luật hình sự Liên
bang Nga có nhiều nét tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam ví dụ như quy
định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý và quyết định hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cụ thể như sau:
a) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
b) Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
c) Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
d) Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
1.2.2. Bộ luật hình sự Cộng hồ nhân dân Trung Hoa.
Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ban hành năm 1979 sửa
đổi, bổ sung năm 2011, về cơ bản, qua nhiều sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế
- chính trị, xã hội của mình, các điều luật cũng được chỉnh sửa sao cho phù hợp. Bộ
luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa cũng có
những nét tương đồng do vị trí địa lý cũng như một số phong tục tập quán. Cụ thể
như sau:
a) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
b) Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
c) Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
d) Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tóm lại, Bộ luật hình sự Cộng hồ nhân dân Trung Hoa cũng có những điểm
giống và khác nhau so với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
1.2.3. Bộ luật hình sự Thuỵ Điển.
9



Bộ luật hình sự Thụy Điển được ban hành năm 1962 có hiệu lực năm 1999,
trong sự so sánh tham chiếu với Bộ luật hình sự Việt Nam thì trong Bộ luật hình sự
Thụy Điển khơng có chương riêng quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội, các điều
luật liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội rải rác trong Phần chung của Bộ luật
này. Cụ thể là:
a) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
b) Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
c) Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
d) Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
CHƢƠNG 2
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Sau khi giành được độc lập, chính quyền về tay Cách mạng Nhân dân, việc tiếp
thu nền văn minh nhân loại, cũng như thái độ quan tâm, chăm sóc trẻ em, thì chính
sách hình sự nước ta sớm đã đưa vào trong nền pháp luật từ những thời kỳ đầu. Trong
thời kỳ đầu xây dựng Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mặc dù chưa được quy định chính
thức trong các văn bản pháp luật nhưng trên thực tế xét xử có xảy ra. Trong lần pháp
điển hóa thứ nhất thì Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời vấn đề quyết định
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đã được điều chỉnh riêng, tiếp tục
được bổ sung hoàn thiện. Tiếp đến là lần pháp điển hóa thứ hai năm 1999 cho đến
nay thì vẫn chưa đi đến thống nhất về nhận thức lẫn vận dụng các quy định này.
2.1. Quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật
hình sự Việt Nam qua các thời kỳ.
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999.
Năm 1985 được biết đến với nhiều thành tựu của đất nước, với sự kiện pháp
điển hóa lần thứ nhất năm 1985 thì Bộ luật hình sự năm 1985 đã dành hẳn một

Chương riêng để quy định về đối tượng này đó là Chương VII – Những quy định đối
với người chưa thành niên phạm tội. Với nguyên một Chương nói về độ tuổi chịu
10


trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý những đối tượng này, các biện pháp giáo dục
hay là các biện pháp mang tính nghiêm khắc hơn.
a) Về căn cứ quyết định hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
b) Về nguyên tắc quyết định hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội.
c) Các biện pháp tƣ pháp, hình phạt, tổng hợp hình phạt, giảm mức hình
phạt đã tun, xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội.
2.2. Quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015.
Những quy định riêng dành người chưa thành niên phạm tội từ năm 1945 đến
năm 1999 được hình thành từ rất sớm, nhưng phải sau pháp điển hoá lần 2 những quy
định này mới được chính thức đưa vào Bộ luật hình sự Việt Nam. Trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1985, người chưa thành niên phạm tội được quy định trong
Chương 8 chỉ với 4 điều khoản. Đến năm 1999, Chương X với 10 Điều khoản quy
định về người chưa thành niên phạm tội. Đến năm 2015, sau khi được Quốc hội
thông qua vào tháng 11, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/07/2016 thì Chương XII với 18 Điều khoản quy định về người dưới 18
tuổi phạm tội. Trong phạm vi Chương này, tác giả chủ yếu tìm hiểu sâu về các quy
định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung và vấn đề quyết định hình phạt
nói riêng.
2.2.1. Phạm vi áp dụng.
Chương XII về những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có 5 Mục
với 18 Điều, trong đó, phạm vi áp dụng các quy định này nằm ở Điều 90 của Mục 1
Chương XII. Điều 90 quy định rằng: “Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm

hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất
của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Theo đó, người dưới 18
tuổi phạm tội phải được xét xử theo những quy định ở Chương XII, và có thể theo
những quy định khác của phần thứ nhất của Bộ luật này nhưng các quy định đó
khơng trái với quy định tại Chương XII này. Điều này đồng nghĩa với việc Chương
XII là ưu tiên hàng đầu trong việc áp dụng Bộ luật hình sự để xét xử người dưới 18
11


tuổi phạm tội. Thêm vào đó, Điều này cũng chỉ ra rằng: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự và phải chấp hành hình phạt theo quy định
tại Chương này, cịn người dưới 14 tuổi sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi loại tội phạm. Trong phần thứ nhất của Bộ luật này có quy định, Điều 12 quy
định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội
giết người, Tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
và các tội khác quy định tại khoản 2 Điều 12. Như vậy, phạm vi áp dụng Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định rõ ràng và
đầy đủ ngay tại Điều mở đầu của Chương.
2.2.2. Nguyên tắc quyết định hình phạt.
a) Các căn cứ quyết định hình phạt.
 Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.
 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
 Căn cứ vào nhân thân ngƣời phạm tội.
 Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
b) Các nguyên tắc xử lý.
Việc quyết định hình phạt cịn phải tn thủ ngun tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội khi quyết định hình phạt được quy định ở Điều 91 Bộ luật Hình sự như
sau:
2.2.3. Quyết định hình phạt cụ thể.
a) Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội.

b) Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt.
c) Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội.
d) Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
e) Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG, KIẾN NGHỊ TIẾP TỤC HỒN THIỆN QUY ĐỊNH
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM ÁP DỤNG
12


Để quyết định hình phạt mang lại hiệu quả cao thì cơng tác hồn thiện hệ thống
pháp luật là vơ cùng quan trọng và cần thiết. Chương III, tác giả tập trung đi vào tình
hình thực tiễn quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội xảy ra trên
địa bàn cả nước; những kết quả đã đạt được bên cạnh những tồn tại, hạn chế cần khắc
phục; phương hướng để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Với những giải pháp hoàn thiện
pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đang gặp phải khi ra quyết định hình
phạt cịn có tác dụng phòng ngừa tội phạm, giúp thế hệ trẻ Việt Nam đẩy lùi tệ nạn,
làm người có ích cho xã hội.
3.1. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội.
3.1.1. Những kết quả đạt được.
Trên địa bàn cả nước, tình hình tội phạm là những người dưới 18 tuổi phạm tội
diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Cơng an thì,
trong ba năm từ 2016 đến 2018 toàn quốc đã phát hiện 13.794 vụ với 20.367 đối
tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong các tội danh mà người dưới 18 tuổi
phạm tội, có thể thống kê một số tội danh như sau: Giết người là 183 vụ với 293 đối
tượng; Cướp tài sản là 475 vụ với 830 đối tượng; Cưỡng đoạt tài sản là 88 vụ với 111
đối tượng; Cố ý gây thương tích là 2017 vụ với 3797 đối tượng; Trộm cắp tài sản là

5565 vụ với 7611 đối tượng; Cướp giật tài sản là 505 vụ với 627 đối tượng[35].
Thông qua các số liệu trên, các đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay
ngày càng manh động, dễ kích động và thực hiện hành vị phạm tội.
3000
2500
2000
Từ 14 đế n 16 tuổi
Từ 16 tuổi đế n 18 tuổi

1500
1000
500
0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

Biểu đồ 3.1. Phân loại tội phạm theo độ tuổi trên địa bàn cả nước giai đoạn 5 năm
(2014-2018).
(Nguồn:Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân Tối cao)
13


Từ biểu đồ trên có thể thấy, độ tuổi chủ yếu phạm tội là từ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi, cịn tội phạm từ 14 tuổi đến 16 tuổi ít hơn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do
thể chất và tâm - sinh lý của đối tượng phạm tội. Những đặc điểm về tâm – sinh lý
của người có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 thường có sự nhạy cảm hơn, dễ bị kích động,
xúi giục hơn. Thêm vào đó, độ tuổi này có nhận thức về hành vi của mình sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng dù ít hay nhiều đối với xã hội. Biểu đồ thể hiện rằng,

trong giai đoạn 5 năm, Toà án đã thụ lý và giải quyết các vụ án có bị cáo là người
dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Qua 5 năm, số lượng
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi giảm mạnh từ hơn 2700 bị cáo năm 2014 xuống
còn hơn 1500 bị cáo. Đó là kết quả đáng được ghi nhận khi tình hình người từ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội giảm mạnh như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
vẫn có chiều hướng giảm, với số lượng người phạm tội tương đối ít chỉ khoảng dưới
70 người[44].
Mặc dù vậy, số vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội có chiều hướng giảm trong
vài năm trở lại đây. Theo thống kê hằng năm của ngành Toà án, số lượng vụ án và bị
cáo trong giai đoạn 5 năm gần đây được thể hiện bằng biểu đồ sau:
5000
4000

Số vụ án đƣợc thụ lý giải quyết

3000
2000
1000
0

Số bị cáo bị xét xử
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Biểu đồ 3.2. Số vụ án và bị cáo được Toà án thụ lý giải quyết
trên địa bàn cả nước giai đoạn 5 năm (2014 – 2018)
(Nguồn:Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân Tối cao)
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.
a) Hạn chế.
 Về mặt lập pháp.
 Về mặt thực tiễn.

Bảng 3.1. Các loại hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
14


trên địa bàn cả nước giai đoạn 5 năm (2014 – 2018).
Cải tạo khơng
Tù có thời
giam giữ
hạn
2014
13
11
287
2972
2015
6
6
201
2422
2016
9
2
195
2041
2017
2
10
212
1495
2018

8
10
259
1823
Việc quyết định hình phạt sai là do xem xét tình tiết vụ án chưa kỹ, những nhận
Hình phạt

Năm

Cảnh cáo

Phạt tiền

định từ cơ quan điều tra, truy tố, xét xử về vụ án còn nhiều lỗ hổng. Từ thực tiễn đó,
hình phạt tù chiếm đa phần so với các loại hình phạt cịn lại. Những tình tiết vụ án
cịn nhiều thiếu sót, việc phạm tội chưa rõ ràng khiến việc nhận định vụ án có sai sót.
Bên cạnh đó là, do một phần đội ngũ Tồ án làm việc chưa cơng tâm, xét xử sai
người sai tội, chưa nhìn thẳng vào tình hình thực tế của vụ án để xét xử, đơi khi vì sự
lôi kéo, xúi giục của người khác mà xét xử vụ án tăng tình tiết nghiêm trọng khiến án
oan nhiều.
b) Nguyên nhân.
Những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể là:
Thứ nhất, năng lực, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong ngành Toà án chưa
trang bị kiến thức về người dưới 18 tuổi phạm tội một cách đầy đủ và tồn diện.
Thứ hai, cơng tác tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trên địa bàn cả nước chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 3.2. Hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn cả nước
giai đoạn 5 năm (2014-2018)
Nội dung

Tù từ 3 năm
trở xuống
Tù từ trên 3
năm đến 7
năm
Tù từ trên 7
năm đến 15
năm
Tù từ trên

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

2197

1867

1607

1175

1378


595

421

346

259

338

161

112

80

56

96

19

22

8

5

11


15


15 năm đến
18 năm
(Nguồn:Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân Tối cao)
Thứ năm, các tổ chức hành nghề luật sư, trợ giúp pháp lý chưa phát huy được vị
trí của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong các vụ án xét xử, sự tham
gia của các tổ chức hành nghề luật sư, trợ giúp pháp lý chưa nhiều. Vài năm trước, tổ
chức hành nghề luật sự chưa phát triển, người dân không quan tâm nhiều đến pháp
luật cũng như các quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội như hiện nay.
3.2. Kiến nghị tiếp tục hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
2015 về quyết định hình phạt đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội
3.2.1. Nhận xét chung
Từ những bất cập, hạn chế, tồn tại về quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng cần thiết phải hồn thiện các quy định
pháp luật về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Để đảm bảo
tính nhất qn thì việc hồn thiện các quy định của pháp luật phải diễn ra một cách có
hệ thống bài bản, chỉnh sửa cả về nội dung và hình thức.
3.2.2. Nội dung hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Từ những nhận xét và kiến nghị đã nêu tại điểm 3.2.1, chúng tôi đề xuất những
sửa đổi, bổ sung sau:
Một là, kiến nghị về nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
“…
Chương XII
Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong
trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính

chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội
phạm. Cơ quan thi hành pháp luật có nghĩa vụ bảo vệ các thơng tin cá nhân, cũng
như quyền trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình xử lý.
16



6. Tịa án hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn, ưu tiên sử dụng các hình
phạt khác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và chỉ được áp dụng hình phạt tù
khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác khơng có tác dụng răn đe,
phòng ngừa.
Hai là, sửa đổi, bổ sung căn cứ quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội
“…
Ba là, bổ sung loại hình phạt để áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội
“…
3.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng việc quyết định hình phạt đối với ngƣời
dƣới 18 tuổi phạm tội.
3.3.1. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện xét xử các vụ
án có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội.
Công tác nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ ngành Tòa án trong
các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải
được thực hiện thông qua thi tuyển, cán bộ được tuyển dụng làm thư ký Tòa án –
nguồn cán bộ để bổ nhiệm thẩm phán cho Tịa án các cấp – phải có bằng cử nhân luật
hệ chính quy. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tòa án các cấp phải thường xuyên được kiện
tồn, bổ sung, đảm bảo cho cơng tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ
của cơ quan Tịa án. Chính vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ, thẩm phán được đổi mới và tăng cường, với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng
phong phú, toàn diện, như kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, giữa
đào tạo tập trung với tự đào tạo tại đơn vị để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho

tịa án các cấp. Bảo đảm cán bộ khi được quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc
ngạch thẩm phán, công chức cao hơn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ
sung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ở cương vị mới. Cùng với việc đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ, việc bồi dưỡng các kiến thức xã hội, khả năng sử dụng các kỹ thuật
tiên tiến và kỹ năng thực hiện công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử luôn được chú trọng. Đặc biệt, việc thành lập Học viện
17


Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án là bước đột phá trong sự nghiệp đào tạo của
hệ thống tòa án nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tịa án chủ động trong cơng tác
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức mới và chuyên sâu theo từng lĩnh vực cho
đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp; mở ra triển vọng đào tạo nguồn cán bộ, thẩm
phán có chất lượng cao cho tịa án các cấp trong tương lai. Bên cạnh đó, nhận thức
của bản thân từng cán bộ, thẩm phán trong việc học tập để nâng cao kiến thức phục
vụ cơng việc có sự chuyển biến tích cực, nên trình độ chun mơn, trình độ lý luận
chính trị của đội ngũ cán bộ, thẩm phán tịa án các cấp khơng ngừng được nâng cao.
Tính đến ngày 31-7-2017, trong đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc ở các
tòa án nhân dân các cấp có 2 giáo sư, phó giáo sư (chiếm tỷ lệ 0,01%), 30 tiến sĩ
(chiếm tỷ lệ 0,2%), 1.478 thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 10%), 12.612 người có trình độ đại học
(chiếm tỷ lệ 85,25%), 687 người có trình độ dưới đại học (chiếm tỷ lệ 4,64%). Về
trình độ lý luận chính trị, trong các tịa án nhân dân có 2.458 người có trình độ cử
nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị (chiếm tỷ lệ 16,6%), 4.167 người có trình độ
trung cấp lý luận chính trị (chiếm tỷ lệ 28,16 %). So với thời điểm tháng 6-2005
(trước khi thực hiện cải cách tư pháp), tăng 28 tiến sĩ (93,3%), 1.445 thạc sĩ (97,8 %),
10.485 người có trình độ đại học (83,1%) và 1.942 cán bộ được đào tạo hệ cử nhân
hoặc cao cấp lý luận chính trị[8].
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự tại
các địa phương trên cả nước về người dưới 18 tuổi phạm tội.
Người dưới 18 tuổi hiện nay chưa được tồn thể xã hội nhìn nhận một cách chưa

đầy đủ, đúng đắn và toàn diện. Họ chưa có quyền cơng dân một cách trọn vẹn cũng
như quyền và lợi ích giống như người trên 18 tuổi, họ bị hạn chế và có những quy
định riêng để điều chỉnh. Để tồn xã hội có cách nhìn đầy đủ, tồn diện hơn về người
dưới 18 tuổi thì cơng tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương cần
được quan tâm, tăng cường. Nhận thức của xã hội ngày nay cần phải được đổi mới
thông qua các trang thông tin, báo đài, internet,…về các hành vi phạm tội của người
dưới 18 tuổi. Các chuyên gia tâm lý xã hội học nên tăng cường các chuyên đề về tâm
lý người dưới 18 tuổi ở các trường học cũng như các địa phương trên cả nước; thậm
chí là bố trí sắp xếp những lớp học ngoại khố để người dưới 18 tuổi được tiếp xúc
18


với xã hội, thường xuyên tổ chức các lớp kỹ năng sống cho trẻ em, để chúng học
được cách ứng phó, khả năng nhạy bén với các tình huống trong xã hội. Cịn về phía
xã hội, những người đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì cần quan tâm đến những
hành động có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, môi trường sống của trẻ cần được
bảo vệ bằng các biện pháp như cách ly người dưới 18 tuổi phạm tội khỏi môi trường
không lành mạnh; tuyên truyền vận động gia đình của em chuyển đến nơi ở mới, để
các em được tiếp xúc với bạn bè mới, hàng xóm mới với tư cách đạo đức tốt sẽ khiến
cho trẻ em dần dần thay đổi. Nhưng biện pháp này cần thực hiện sớm, vì trẻ em có
khả năng nhận thức từ rất sớm, môi trường không lành mạnh thì sẽ đi sâu vào tiềm
thức của trẻ em, từ đó dẫn đến phản xạ có điều kiện, hình thành thói quen khơng tốt
ngay từ bé. Vì vậy, cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại phường xã
là vô cùng quan trọng, giúp những người dưới 18 tuổi tiếp cận đến pháp luật và
không dễ dàng bị lôi kéo, rủ rê vào con đường tội lỗi.
3.3.3. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm sát các vụ án người dưới 18
tuổi phạm tội và việc quyết định hình phạt.
Các vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội cần phải được xem xét một cách kỹ
lưỡng, đòi hỏi các cơ quan phải xem xét đến các yếu tố, tình tiết của vụ án để đưa ra
quyết định hình phạt. Chính vì vậy, việc giám sát, kiểm tra các vụ án cần mang tính

cơng bằng, đúng quy định của pháp luật, giáo dục và răn đe cao. Những hành vi lợi
dụng chức vụ quyền hạn của những người làm tố tụng để bao che, giảm mức hình
phạt đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng đều phải bị khiển trách, cảnh cáo.
3.3.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức trợ
giúp pháp lý.
Hiện nay với Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, ngoài các Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước cịn có các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Đó là, cáctổ chức
hành nghề luật sư (cơng ty luật, văn phòng luật sư), tổ chức tư vấn pháp luật thuộc
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng
ký hoạt động. Tính đến hết năm 2017, trên tồn quốc có 336 tổ chức đăng ký tham
gia TGPL (284 tổ chức hành nghề luật sư, 52 Trung tâm tư vấn pháp luật)[36].
19


3.3.5. Xây dựng môi trường thuận lợi để quyết định các hình phạt khơng tước tự
do, hạn chế hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Việc tham gia vào việc áp dụng hình phạt cần có mơi trường phù hợp với các
quy định liên quan đến không tước tự do, hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Cần mở rộng nguồn của Luật hình sự trong quá trình áp dụng Bộ Luật hình sự, muốn
mở rộng nguồn thì các bộ ban ngành liên quan cần ra các Thông tư, Nghị định để mở
rộng các hình phạt trong đó là khơng tước tự do và hạn chế áp dụng hình phạt tù. Cần
thiết phải ra các văn bản pháp luật có liên quan để tìm ra các biện pháp giáo dục thay
thế hình phạt tù, nhưng các hình phạt này phải đảm bảo tính răn đe cao, tính nghiêm
khắc và giáo dục mạnh mẽ. Các hình phạt mới phải đảm bảo tính cơng bằng, tương
xứng với những mất mát về tinh thần, tài sản của người bị hại, từ đó khơng tạo nên
các làn sóng bức xúc trong nhân dân; vừa phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch,
cơng bằng vừa phải mang tính giáo dục, nhân đạo.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài “Quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015” làm luận văn thạc sĩ luật

học, chúng tôi rút ra những kết luận chung sau đây:
1. Vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được đặt ra
như một khía cạnh đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt trên cả phương tiện
nghiên cứu lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự bởi đối
tượng áp dụng là người dưới 18 tuổi phạm tội. Do vậy, quyết định hình phạt đúng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ giúp q trình đấu tranh, phịng ngừa tội phạm và
giáo dục, cải tạo đối tượng giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu
quyết định hình phạt khơng chính xác thì hiệu quả pháp lý trong cơng cuộc đấu tranh
phịng, ngừa tội phạm sẽ giảm đi rất nhiều, tính chất giáo dục, răn đe đối với các đối
tượng người dưới 18 tuổi phạm tội khác sẽ khơng cịn nữa. Nguy cơ họ quay lại con
đường phạm tội là điều rất có thể xảy ra, thậm chí có thể phạm nhiều tội nguy hiểm
hơn nhiều so với tội cũ.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện pháp luật để đáp ứng các nhu cầu
ngày càng cao của nước ta hiện nay về các nguyên tắc, căn cứ quyết định hình phạt,
20


tổng hợp hình phạt, các loại hình phạt cũng như hình phạt tù đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế
đòi hỏi phải kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Những ý kiến hoàn thiện
cần được lắng nghe, trao đổi kinh nghiệm, dựa vào những thực tiễn xét xử tại các Tòa
án ở trên khắp địa bàn cả nước để cùng nhau đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự sắp tới.
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 có Chương XII quy định riêng về người
dưới 18 tuổi phạm tội. Với 5 Mục, 18 Điều quy định về đối tượng áp dụng; nguyên
tắc xử lý; các biện pháp tư pháp như khiển trách, hoà giải tại cộng đồng, giáo dục tại
xã, phường, thị trấn hay giáo dục tại trường giáo dưỡng; các loại hình phạt; quyết
định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xố án tích. Tuy nhiên,
trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến Bộ luật sửa đổi năm 2009 và hiện nay
là Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đã chỉnh sửa một số điều để hoàn thiện pháp

luật nhằm mang tính thời đại, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay,
đảm bảo được chính sách hình sự mà những nhà làm luật xây dựng nên.
4. Nhìn chung trên địa bàn cả nước, quyết định hình phạt đều là xét xử các vụ án
cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản với hình thức ngày càng tinh vi, tiểu xảo để
qua mắt lực lượng Cơng an. Hình phạt được sử dụng nhiều nhất là cải tạo khơng giam
giữ và phạt tù có thời hạn, với số lượng phạt tù từ 3 năm trở xuống năm 2014 với
2197 bị cáo cho đến năm 2018 số lượng đã được giảm xuống còn 1378 bị cáo, sự
giảm xuống trông thấy này là hiệu quả của việc phịng ngừa tội phạm và hạn chế hình
phạt tù đã được điều chỉnh sao cho phù hợp. Thực tiễn cho thấy việc hình phạt tù cịn
phổ biến với một số tồn tại hạn chế nhất định cần tiếp tục được chỉnh sửa, sửa đổi, bổ
sung vào Bộ luật hình sự Việt Nam vào các giai đoạn tiếp theo.
5. Vì vậy, quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khơng chỉ
địi hỏi đưa ra biện pháp xử lý tương ứng đối với hành vi phạm tội mà cịn phải thể
hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng và mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục,
cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội. Để đáp ứng được những u cầu đó, việc quyết
định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần được tiến hành trên cơ sở
những nguyên tắc, căn cứ vừa chặt chẽ, vừa mang tính riêng biệt.
21


×