Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.17 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN TIẾN QUANG

THáA THUËN HạN CHế CạNH TRANH
TRONG HợP ĐồNG NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI ë VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN TIẾN QUANG

THáA THUËN HạN CHế CạNH TRANH
TRONG HợP ĐồNG NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI ë VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN BIÊN

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Tiến Quang


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI.................................................................................. 6
1.1.

Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ...................................................... 6


1.1.1.

Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ......................................... 6

1.1.2.

Những đặc trưng pháp lý cơ bản của thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh ......................................................................................... 9

1.1.3.

Phân loại thỏa thuận cạnh tranh ....................................................... 13

1.2.

Về hợp đồng nhượng quyền thương mại ......................................... 15

1.2.1.

Khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại ........................ 15

1.2.2.

Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại .............................. 19

1.2.3.

Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại .............................. 20

1.3.


Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại và mối liên hệ ............................................................... 24

1.3.1.

Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ............................................................... 24

1.3.2.

Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ............................................................... 28

Kết luận chương 1 ........................................................................................... 32


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM..................................................................... 33
2.1.

Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ................... 33

2.2.

Thực tiễn thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở nước ta thời gian qua ........................ 48


2.3.

Ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành điều
chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại ............................................................................ 51

2.3.1.

Ưu điểm ........................................................................................... 51

2.3.2.

Hạn chế ............................................................................................ 55

Kết luận chương 2 ........................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................63
3.1.

Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ...... 63

3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ...................................................................................... 65


Kết luận chương 3 ........................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
– Liên minh châu Âu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

HĐNQTM

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

TTHCCT

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới có sự chuyển mình và phát triển mạnh
mẽ đạt được những thành tựu vĩ đại ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh
tế. Hàng loạt các tổ chức kinh tế đa quốc gia như Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO); Nhóm các nền kinh tế lớn (G20), Nhóm 05 nước phát triển (G5);
Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS); Cộng đồng kinh tế ASEAN… ngày
càng phát triển cả về quy mô, mở rộng tầm ảnh hưởng góp phần đưa nền kinh
tế của từng quốc gia thành viên và của toàn thế giới phát triển hơn. Hịa chung
vào xu hướng tồn cầu hóa, quốc tế hóa, Đảng ta nhận định cơng cuộc hội
nhập thế giới là chính sách chiến lược, lâu dài và là phương hướng đúng đắn
phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.
Với sự nỗ lực không ngừng, sau rất nhiều cuộc đàm phán song phương
và đa phương, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Thành quả không thể khơng nhắc
đến trong cơng cuộc hội nhập hóa nền kinh tế khi cuối năm 2015, đầu năm
2016 vừa qua chúng ta đã đàm phán và ra nhập thành công ba tổ chức kinh tế
gồm: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12/2015, tháng 8/2015 với
việc đạt được những thỏa thuận mang tính nguyên tắc của hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và kết thúc đàm phán hiệp định đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10 - 2015 Việt
Nam đã chứng minh được vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế.
Với việc trở thành một trong những thành viên sáng lập, thành viên
tích cực của các tổ chức kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ
hội để vươn xa hơn nhưng cũng đồng thời đối mặt với nhiều thách thức,
nhiều rủi ro hơn. Các hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại sẽ diễn ra


1


sôi nổi hơn, mạnh mẽ hơn và cũng đa dạng hơn, đặc biệt là hoạt động về
nhượng quyền thương mại.
Hoạt động nhượng quyền thương mại tuy mới xuất hiện tại thị trường
Việt Nam hơn một thập kỷ qua nhưng đã nhận được sự chú ý từ giới thương
nhân, từ người tiêu dùng bởi các lợi ích hoạt động này mang lại. Tuy nhiên,
chính sự phát triển quá nhanh sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp, các bên muốn
kiểm soát nhau để bảo vệ cho mình dẫn đến việc TTHCCT nhau. Về bản chất,
điều này làm xâm phạm đến một trong những nguyên tắc về tự do kinh doanh.
Pháp luật Việt Nam cũng có những điều chỉnh nhất định về hoạt động
nhượng quyền cũng như điều chỉnh về các TTHCCT, về tổng thể đã tạo được
một khuôn khổ pháp lý vững chắc, các cơ chế mở tạo điều kiện phát triển cho
hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, tính đặc thù riêng về hoạt
động nhượng quyền chưa thật sự cụ thể, rõ ràng.
Do đó việc nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về
TTHCCT, đặc biệt là TTHCCT trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
trong bối cảnh mới, bối cảnh hội nhập, khu vực hóa - quốc tế hóa nền kinh tế
là vô cùng quan trọng và cần thiết tại thời điểm này. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài: “TTHCCT trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” làm
đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ trong
nghiên cứu khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo trong hoạt động nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có những cơng trình nghiên cứu được nhiều tác giả tìm hiểu dưới
các hình thức Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ hay các bài viết trên tạp chí,
phải kể đến như: Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn


2


Thị Nhung (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh pháp luật đối với
các TTHCCT ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã
hội; Nguyễn Thị Kim Huệ (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội; Bùi Ngọc Cường (2007), “Các điều khoản độc quyền
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật;
Nguyễn Thanh Tú (2007), “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp
luật cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Vũ Đặng Hải Yến (2008),
“Mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và các TTHCCT”,
Tạp chí Luật học; Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Các TTHCCT trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Thị
Tình (2014), “Ràng buộc bán kèm trong Hợp đồng nhượng quyền thương
mại”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu; Nguyễn Thị Tình (2014), “Pháp luật
điều chỉnh hành vi ấn định giá bán”, Tạp chí dân chủ và pháp luật; Trường
Đại học Thương Mại (2011), Tăng cường sự phát triển của hoạt động
nhượng quyền thương mại thông qua pháp luật điều chỉnh hạn chế cạnh
tranh, Đề tài nghiên cứu khoa học; ….
Các cơng trình kể trên mới chỉ phân tích mang tính tổng quát về từng
vấn đề “hoạt động nhượng quyền thương mại” hay “TTHCCT” mà chưa
thực sự có những phân tích chun sâu về cả hai vấn đề “TTHCCT trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại”. Chính vì vậy, có thể khẳng định việc
nghiên cứu đề tài “TTHCCT trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở
Việt Nam” là có tính mới.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích xuyên suốt của Luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận, thực

tiễn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương

3


mại, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên các nhiệm vụ được
xác định trong luận văn cụ thể như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại như tìm hiểu khái niệm, phân loại,
những đặc trưng pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng nhượng quyền như
khái niệm, đặc điểm, nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Từ việc tìm hiểu những cái chung đi đến việc tìm hiểu cái riêng, cái
cụ thể chính là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
- Tìm hiểu thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Qua việc tìm hiểu thực trạng để chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, học hỏi
kinh nghiệm các nước trên thế giới để áp dụng một cách phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và thực trạng
những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp

luật cạnh tranh.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, trên cơ sở tìm hiểu, phân tích những
quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về TTHCCT trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại, liên hệ thực tiễn tác giả chỉ ra những những hạn
chế còn tồn tại trong việc áp dụng những quy định pháp luật đó. Từ đó, tác giả
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trên cơ sở học
hỏi tiếp thu tiến bộ của các nước trên thế giới phù hợp với định hướng phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả tiếp cận vấn đề dựa trên phương pháp duy vật biện chứng cũng
như các quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của
Đảng, của Nhà nước ta. Trên cơ sở tiếp cận từ cái chung đến cái riêng, từ trừu
tượng đến cụ thể và sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, đối chiếu,
so sánh, bình luận, thống kê chứng minh…
Luận văn cũng khai thác những thông tin, tư liệu của các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố để chứng minh, giải thích cho luận điểm được phân tích.
6. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được kết cấu gồm 03 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1. Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Để hiểu được thế nào là TTHCCT, trước hết phải hiểu được ý nghĩa
cụm từ “thỏa thuận”. Vậy thỏa thuận là gì?
Thỏa thuận khơng chỉ khơng chỉ là một hành vi mơ tả chính thức bằng
văn bản về các điều khoản và điều kiện cho sự hợp tác.
Một thỏa thuận có thể là: Một thỏa thuận chính thức giữa các doanh
nghiệp; Một quyết định đưa ra bởi hiệp hội của các doanh nghiệp: thay thế
thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội, phù hợp cam kết
chung của hiệp hội đó. Khi các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình
đưa ra quyết định thì quyết định của hiệp hội cũng chính là quyết định của các
thành viên của hiệp hội đó; hoặc một cam kết đáp ứng yêu cầu của các bên
tham gia mà không thể hiện bằng văn bản.
Để một hành vi hoặc một tập hợp các hành vi cấu thành một thỏa thuận
thì điều phải ln ghi nhớ là khi nào có sự thống nhất về ý chí, khi đó có thỏa
thuận. Các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh
là đã có thỏa thuận giữa họ với nhau [2, tr.14].
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi
chấp nhận chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị
trường trong đó có quy luật về cạnh tranh. Q trình cạnh tranh buộc các


6


doanh nghiệp ln phải nỗ lực hết mình để có thể hơn đối thủ. Tuy nhiên,
cũng có nhiều doanh nghiệp coi quy luật cạnh tranh như một mối nguy hại
cho lợi nhuận và sự phát triển. Thay vì việc họ nỗ lực thay đổi, cải thiện quy
trình sản xuất kinh doanh của mình hướng tới người tiêu dùng và tạo nền tảng
phát triển bền vững thì họ tìm đến nhau để thỏa thuận, phân chia cho nhau để
đảm bảo lợi ích hai bên không bị tổn hại hoặc tối đa hóa lợi nhuận doanh
nghiệp. Điều này vơ hình trung đã gây hậu quả tất yếu trước hết là những
người tiêu dùng, sau là ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, hình thành sự độc
quyền nhất định trong thị trường.
Từ các nhìn nhận đánh giá, pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới
đều có những quy định điều chỉnh những hành vi TTHCCT.
Khoản 1 điều 81 Hiệp ước Rome nghiêm cấm mọi thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp, mọi quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và mọi hành động
phối hợp có khả năng ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia
thành viên và có mục đích hoặc hệ quả phản cạnh tranh.
Ở Châu Âu, TTHCCT quy định tại điều 101 của Hiệp ước thành lập
Liên minh châu Âu như sau:
Mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, các quyết định của
hiệp hội các doanh nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có thể ảnh
hưởng đến thương mại giữa các thành viên và có mục đích hệ quả
ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị
trường của liên minh, đều bị coi là đi ngược lại với mục đích thành
lập thị trường chung và bị cấm [5, tr.4].
Tại Nhật Bản, khoản 6, điều 2, Luật Chống độc quyền quy định:
Hạn chế thương mại bất hợp lý là các hoạt động kinh doanh
mà thông qua đó bất kỳ doanh nghiệp nào bằng hợp đồng, thỏa


7


thuận hay bất kỳ các hoạt động thông đồng khác, không phụ thuộc
tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các hoạt động kinh doanh của
họ theo cách thức cố định giá, duy trì tăng giá, hoặc để giới hạn sản
xuất công nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng hoặc giao
dịch của các đối tác, gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh
trong lĩnh vực thương mại, đi ngược lại với lợi ích chung [5, tr.4].
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh không đưa ra định nghĩa thế nào là
TTHCCT mà thay vào đó luật liệt kê 8 Loại TTHCCT [13, Điều 8].
Điều 8. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp;
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp
hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng
sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế
đầu tư;
5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết
hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp
khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

8



7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp
không phải là các bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng
thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Theo Luật Cạnh tranh thì TTHCCT là thỏa thuận giữa hai hay nhiều tổ
chức, cá nhân kinh doanh có tác động làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh
tranh trên thị trường. Theo đó luật khơng quy định về hình thức thỏa thuận
(văn bản hay bằng miệng, công khai hay ngầm) cũng như mục đích của thỏa
thuận [5, tr.5]. Khi xem xét một thỏa thuận có bị coi là TTHCCT khơng thì
chỉ cần xét xem thỏa thuận đó có mục đích thực hiện một hoặc một số hành vi
nêu tại Luật Cạnh tranh hay không.
1.1.2. Những đặc trưng pháp lý cơ bản của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Để hiểu cụ thể về TTHCCT và có thể phân biệt được hành vi TTHCCT
với những hành vi khác thì trước hết phải nhận dạng được hành vi TTHCCT
thông qua những đặc trưng pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, TTHCCT là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp
là chủ thể trong quan hệ TTHCCT [19].
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp
được hiểu là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản
xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt
động độc lập với nhau và hồn tồn khơng phụ thuộc với nhau về tài chính.
Như vậy, trường hợp cơng ty mẹ - công ty con, hay giữa công ty với đại lý
của mình có sự thỏa thuận thì khơng coi là TTHCCT.

9



Doanh nghiệp là chủ thể tạo nên và quyết định mức độ cũng như hình
thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng chính các doanh nghiệp có thể gây hạn
chế, giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do chính mình tạo ra bằng các
thỏa thuận. Các TTHCCT có thể là giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của nhau hoặc có thể là giữa những doanh nghiệp có mối liên
hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ hai, giữa các doanh nghiệp có thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Thoả
thuận là đặc trưng pháp lý cơ bản và là yếu tố cấu thành hành vi quan
trọng, được hiểu là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia [19].
Trong TTHCCT địi hỏi phải có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa
các bên tham gia thỏa thuận thông qua sự thể hiện và thống nhất ý chí của
những người có thẩm quyền và hướng tới mục đích hạn chế cạnh tranh. Các
doanh nghiệp tham gia TTHCCT có thể nhằm cùng một mục đích hoặc
nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì doanh nghiệp
đã có sự thống nhất ý chí về cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi
là hành vi TTHCCT.
Vì vậy, TTHCCT thường là kết quả của quá trình đàm phán, thương
lượng giữa các bên tham gia với nhau liên quan đến một hoặc một số nội
dung hay yếu tố nào đó của thị trường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp
các bên tham gia khơng trực tiếp thỏa thuận với nhau mà gián tiếp đạt được
sự thoả thuận thông qua các nghị quyết, quyết định hay hành động
chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên. Sở dĩ trường hợp này cũng
được coi là thoả thuận bởi khi các doanh nghiệp tham gia và là thành viên
của hiệp hội, tự nguyện chấp nhận hay đồng tình theo những cam kết hay
chủ trương chung của hiệp hội, chấp nhận cho phép hiệp hội được đưa
ra nghị quyết, quyết định hoặc hành động chung và bản thân các doanh

10



nghiệp thành viên tn thủ theo thì đó cũng chính là một sự thoả thuận giữa
các doanh nghiệp thành viên đã đạt được.
Hình thức của thỏa thuận dạng kiểu như vậy gần như mang tính chất uỷ
quyền quyết định cho hiệp hội do vậy có giàng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm
pháp lý với các thành viên. Ngoài ra, thoả thuận hạn chế cạnh tranh cịn có
thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do
một hoặc một số bên đặt ra. Trong thực tế, có trường hợp các doanh
nghiệp thực hiện những hành vi giống nhau nhưng khơng vì thế mà có thể kết
luận giữa các doanh nghiệp có sự thoả thuận bởi có thể đó là sự trùng
hợp ngẫu nhiên trên cơ sở tính tốn và đưa ra quyết định một cách độc lập của
từng doanh nghiệp. Chỉ có thể quy kết là có sự tồn tại một thoả thuận nếu có
thơng tin, chứng cứ cho thấy rằng giữa các doanh nghiệp đã có sự gặp gỡ, trao
đổi và thống nhất giữa ý chí, hay nói cách khác các doanh nghiệp đã tìm được
tiếng nói và hành động chung mà khơng bị tác động bởi bất cứ lý do nào.
Thứ ba, mục đích của thoả thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh [19].
Mục đích của các bên tham gia thỏa thuận là làm giảm sức ép cạnh
tranh hay chính là hạn chế cạnh tranh và thơng qua đó gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận, cho các doanh nghiệp tiềm năng,
xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và toàn xã hội.
Đối với khách hàng, lợi ích trực tiếp bị thiệt hại là không được
hưởng các sản phẩm với chất lượng tốt hơn và mức giá cả phù hợp hơn. Đối
với doanh nghiệp khơng tham gia thoả thuận có nguy cơ mất cơ hội kinh
doanh, bị loại ra khỏi thị trường. Với sự liên kết giữa các doanh nghiệp thông
qua một TTHCCT tạo nên sức mạnh khống chế và buộc khách hàng phải
tuân theo những luật chơi do các doanh nghiệp này tạo ra không dựa trên cơ
sở quy luật của thị trường. Ngoài ra, bằng việc TTHCCT, các doanh nghiệp

11



tham gia thoả thuận cũng có thể áp đặt những điều kiện bất lợi trong các giao
dịch với những doanh nghiệp ngoài thoả thuận.
Thứ tư, TTHCCT được biểu hiện dưới một hình thức nhất định [19].
Hình thức biểu hiện của TTHCCT khơng được coi là tiêu chí bắt buộc,
có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, chính thức hay khơng chính thức. Tuy
nhiên, trong thực tế việc xác định hình thức biểu hiện của TTHCCT lại có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý đối với các hành vi
TTHCCT bị cấm, cho dù hình thức biểu hiện của thoả thuận hạn chế cạnh
tranh không làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của các hành vi TTHCCT bị
cấm. TTHCCT có thể được biểu hiện dưới các hình thức như bằng miệng
hoặc văn bản, thoả thuận ngầm hay thoả thuận công khai dưới các loại như
hợp đồng, nghị quyết, quyết định, nội quy của các hiệp hội.
Việc xác định hình thức biểu hiện của các TTHCCT khơng ảnh hưởng
đến hậu quả pháp lý nhưng có khả năng ảnh hưởng tới mức độ thành công của
việc chứng minh thỏa thuận. Nếu thoả thuận hạn chế cạnh tranh được thể
hiện thơng qua hình thức văn bản như hợp đồng, biên bản cuộc họp, quyết
định, nghị quyết, các trao đổi điện thoại, fax, email... thì việc thu thập chứng
cứ và chứng minh sẽ dễ dàng hơn. Vấn đề sẽ trở nên khó khăn nếu TTHCCT
là các thỏa thuận ngầm. Khi đó cần phải dựa vào các loại chứng cứ gián tiếp
nên việc chứng minh sẽ khó khăn hơn.
Thứ năm, hậu quả của TTHCCT là làm giảm, làm sai lệch hay cản
trở hoặc thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị
trường [19]. Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh
tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ khơng cịn cạnh tranh nữa. Hậu quả của
nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại
cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.

12



Tuy nhiên, hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. TTHCCT
chỉ đòi hỏi đảm bảo các yếu tố cấu thành về mặt hình thức. Khi xác định hành
vi TTHCCT không cần xét đến hậu quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả
về mặt hình thức. Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức
độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt.
1.1.3. Phân loại thỏa thuận cạnh tranh
Hiện nay dựa trên cơ sở khác nhau chúng ta lại có các cách thức để
phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
- Trên cơ sở mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận,
người ta chia các hành vi thoả thuận ra 2 nhóm: thoả thuận theo chiều ngang
và thoả thuận theo chiều dọc. Thỏa thuận ngang là thỏa thuận giữa các đối thủ
cạnh tranh và thỏa thuận dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn
nhau [2, tr.14].
Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có
cùng ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận
giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà những nhà bán buôn hoặc giữa
những nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Nội dung của thỏa
thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị
trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng trong
đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán
hàng hóa, dịch vụ.
Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán
lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp, do đó nó diễn ra giữa
các doanh nghiệp ở các cơng đoạn khác nhau trong q trình sản xuất, phân
phối sản phẩm như thỏa thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Thỏa
thuận theo chiều dọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường. Các thỏa

13



thuận phổ biến theo chiều dọc thường có các nội dung: phân phối độc quyền
theo lãnh thổ, giao dịch độc quyền, buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng
lưới phân phối của nhà sản xuất…; thỏa thuận ấn định giá bán lại.
- Theo pháp luật Cạnh tranh của Việt Nam, có thể chia thành hai loại:
thỏa thuận bị coi là trái pháp luật một cách đương nhiên và thỏa thuận bị coi
là trái pháp luật một cách có điều kiện [1, tr.13].
Thỏa thuận bị coi là trái pháp luật một cách có điều kiện gồm có:
 Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp;
 Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá,
cung ứng dịch vụ;
 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất,
mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng
mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Mặc dù đây được coi là TTHCCT nhưng dựa vào tính chất các thỏa
thuận đó nên Luật quy định các thỏa thuận này chỉ bị cấm khi thị phần kết
hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm ít nhất
30%, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép được tiến hành các thỏa
thuận khi đáp ứng điều kiện nhất định quy định tại điều 10 của Luật và nhằm
mục đích hạ giá thành và có lợi cho người tiêu dùng.
Thị phần: là tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp trên một
thị trường nhất định. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa,
dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp

14



này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa,
dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua
vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo
tháng, quý, năm [3, tr.266].
Thị phần kết hợp: là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các
doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung
kinh tế [3, tr.266].
Thị trƣờng liên quan là khái niệm được sử dụng trong phân tích cạnh
tranh để chỉ giới hạn thị trường nơi diễn ra các hoạt động cạnh tranh thuộc sự
quan tâm của pháp luật cạnh tranh. Thị trường liên quan bao gồm thị trường
sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan [3, tr.265].
Thỏa thuận bị coi là trái pháp luật một cách đƣơng nhiên bao gồm:
(khoản 6, 7, 8 điều 8 Luật Cạnh tranh)
 Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác tham
gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
 Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải
là các bên của thoả thuận;
 Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong
việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận trong nhóm này là thỏa thuận đương nhiên bị cấm trong
mọi trường hợp và khơng có ngoại lệ. Các thỏa thuận này đều được luật cạnh
tranh các quốc gia trên thế giới quy định khá nghiêm ngặt.
1.2. Về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại

15


HĐNQTM được chính thức ghi nhận bằng sự kiện năm 1851, lần đầu

tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ đã ký hợp đồng
nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức
nhượng quyền.
Sau sự kiện này, nhượng quyền thương mại đã bắt đầu phát triển và lan
rộng toàn thế giới. Dựa vào cách thức quản lý khác nhau trên thế giới về
nhượng quyền thương mại mà đã có những khái niệm khác nhau về nhượng
quyền thương mại. Cụ thể:
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International
Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới) đã nêu ra
khái niệm nhượng quyền thương mại như sau:
Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng,
giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc
phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận
trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo
nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương
thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát;
và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh
nghiệp bằng các nguồn lực của mình [30].
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade
Commission – FTC): HĐNQTM là hợp đồng theo đó Bên giao:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh
nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh
nghiệp của Bên nhận.
(ii) Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm
hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và

16


(iii) Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản

phí tối thiểu.
Quan niệm Liên minh châu Âu (EU):
Quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu cơng
nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản
quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản
phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng. Nhượng
quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh
doanh được Khái niệm ở trên [30].
Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô quy định:
Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp
quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến
thức cơng nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo,
hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương
pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại,
hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập,
với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản
phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó [30].
Bộ luật dân sự Nga quy định:
HĐNQTM là hợp đồng mà một bên (bên có quyền) phải cấp
cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời
hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động
kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của
bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương
mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền

17


theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hố,

nhãn hiệu dịch vụ,.. [30].
Có thể thấy rằng, các điểm chung trong tất cả những khái niệm nêu trên
là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc
dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí
tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển
và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả phí và chấp nhận
một số hạn chế do Bên giao quy định.
Tại Việt Nam, Khái niệm nhượng quyền thương mại được đề cập tại
Điều 284 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó
bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình
tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều
kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành
theo cách thức tổ chức do bên nhượng quyền quy định và được
gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên
nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh [14, Điều 284].
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, nhận thấy khái niệm
này có nét tương đồng với pháp luật của Liên minh châu Âu cũng như một số
nước trên thế giới.
HĐNQTM cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự
thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát

18


sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động

nhượng quyền và cũng chính là căn cứ, cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể
sẽ phát sinh giữa các bên trong q trình thực hiện hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam không đưa ra một định nghĩa nào về HĐNQTM.
Điều 285 Luật Thương mại 2005 với tiêu đề “HĐNQTM” chỉ quy định về
hình thức của loại hợp đồng này. Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp
luật, HĐNQTM là loại hợp đồng được các thương nhân ký kết trong quá trình
thực hiện hoạt động thương mại, cụ thể là thực hiện hoạt động nhượng quyền
thương mại [21, tr.11].
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, về chủ thể. Gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên
nhận quyền và bên nhượng quyền đều phải là thương nhân, có thể là thương
nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài.
Những đặc trưng về chủ thể này của HĐNQTM làm cho HĐNQTM có
những đặc điểm khác biệt so với các loại hợp đồng khác. Quan hệ nhượng
quyền không chỉ dừng lại giữa một bên nhượng quyền và một bên nhận quyền
mà còn xuất hiện thêm nhiều bên nhận quyền khác nữa tạo thành một hệ
thống nhượng quyền thương mại, xuất phát từ sự khác biệt của quan hệ
nhượng quyền này làm cho chủ thể của loại hợp đồng này cũng khác với các
hợp đồng khác. Bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền kinh doanh
thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất. Trong trường
hợp này, các bên lại phải có những thoả thuận, phù hợp với quyền và lợi ích.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của HĐNQTM là “quyền
thương mại”. Theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ

19


×