ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---*---
TRẦN THỊ HUYỀN
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---*---
TRẦN THỊ HUYỀN
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự & TTHS
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Đào Trí Úc
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Huyền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN ................................................................ 9
1.1. Khái niệm pháp nhân ................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự ........................ 9
1.1.2. Khái niệm pháp nhân thương mại: ........................................................ 11
1.2. Khái niệm trách nhiệm hình sự ................................................................ 13
1.2.1. Các khái niệm về trách nhiệm hình sự: ................................................. 13
1.1.2. Điều kiện và đặc điểm của trách nhiệm hình sự: .................................. 16
1.2.3. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân: .................................................... 22
1.3. Pháp nhân – Chủ thể đặc thù của trách nhiệm hình sự ............................ 23
1.3.1. Các quan điểm tiếp cận vấn đề TNHS của pháp nhân trong luật hình sự
hiện đại ............................................................................................................ 23
1.3.2. Phân loại pháp nhân là chủ thể của TNHS ........................................... 30
1.3.3. Hình phạt và các hình thức trách nhiệm hình sự khác đối với pháp nhân .... 31
1.3.4. Các hình thức TNHS đối với pháp nhân trong lịch sử pháp luật Việt Nam . 32
1.4. Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. .............................................................. 38
1.4.1. Sự cần thiết của việc quy định TNHS đối với pháp nhân: .................... 38
1.4.2. Ý nghĩa của việc quy định TNHS đối với pháp nhân ........................... 45
CHƢƠNG II QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 ... 49
2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật do pháp nhân gây ra ở Việt Nam hiện nay .... 49
2.1.1. Tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân gây ra ................................ 49
2.1.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 58
2.2. Loại pháp nhân là chủ thể của TNHS theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015..... 62
2.2.1. Pháp nhân thương mại – là chủ thể mới của tội phạm: ......................... 62
2.2.2. Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ................... 65
2.3. Nguyên tắc và các căn cứ của TNHS đối với pháp nhân theo Bộ luật hình
sự 2015 ............................................................................................................ 66
2.3.1. Nguyên tắc xử lý pháp nhân phạm tội: ................................................. 66
2.3.2. Điều kiện truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại .................... 68
2.3.3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ............. 69
2.4. Hình phạt và các hình thức TNHS đối với pháp nhân theo Bộ luật hình sự 2015.... 70
2.4.1. Phạt tiền ................................................................................................. 70
2.4.2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn ............................................................. 71
2.4.4. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định ....... 71
2.4.5. Cấm huy động vốn ................................................................................ 71
2.4.6. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội... 72
2.5. Quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội ................................... 74
2.5.1. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. 74
2.5.2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân
thương mại....................................................................................................... 74
2.5.3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân
thương mại....................................................................................................... 75
2.5.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm
nhiều tội ........................................................................................................... 75
2.5.5. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án ................................................... 76
2.5.5. Miễn hình phạt ...................................................................................... 77
2.5.6. Xóa án tích ............................................................................................ 77
CHƢƠNG III PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2015 VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN................ 78
3.1. Phương hướng .......................................................................................... 78
3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại ......... 80
3.1.1. Nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện đối
với chế định TNHS của pháp nhân thương mại .............................................. 80
3.1.2. Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định về TNHS của
pháp nhân thương mại theo Bộ luật hình sự 2015 .......................................... 81
3.1.3. Cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy
định về TNHS đối với pháp nhân trong BLHS 2015 cho phù hợp thực tiễn ....... 82
3.1.4. Cần dùng luật chuyên ngành để bổ sung các quy định về tội phạm do
pháp nhân thương mại gây ra .......................................................................... 86
3.1.5. Tập trung rà sốt, sửa đổi và hồn thiện các văn bản pháp luật quy định
về pháp nhân thương mại cho phù hợp với chế định TNHS của pháp nhân
thương mại trong BLHS 2015 ......................................................................... 87
3.1.6. Kịp thời nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đúng
các thủ tục tố tụng hình sự trong việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân
thương mại (Chương 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) ................................ 93
3.1.7. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của pháp
nhân thương mại .............................................................................................. 97
3.1.8. Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội doanh
nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc giám sát thực thi
pháp luật của pháp nhân thương mại .............................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua nghiên cứu và so sánh cho thấy, quy định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân là một xu thế phổ biến của các nước trên thế giới. Các nước theo
truyền thống pháp luật Anh – Mỹ (như Anh Mỹ, Canada, Australia…) hoặc
theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ…),
hoặc gần chúng ta như Trung Quốc đều quy định trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân. Nhiều điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn
(Công ước của Liên Hợp quốc về tội phạm có tổ chức xun quốc gia, Cơng
ước của Liên hợp quốc về phịng chống tham nhũng) đều có khuyến nghị các
quốc gia thiết lập chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu của việc
hợp tác quốc tế trong phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia nói riêng (tội phạm về khủng bố, rửa tiền, buôn lậu, môi
trường...) địi hỏi sự tương thích, phù hợp nhất định của hệ thống pháp luật
quốc gia với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước khác trên thế giới. Do
đó, việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, từng
bước hoàn thiện chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật
Hình sự Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là chế định hồn tồn
mới trong Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam. Đây là điểm đổi mới nổi bật,
mang tính đột phá trong chính sách hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức
truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt. Phải nói rằng, việc bổ sung chế
định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật hình sự 2015 xuất phát từ
yêu cầu cấp bách của thực tiễn và là kết quả của gần 16 năm (từ 1999 đến
1
2015) kiên trì, bền bỉ nghiên cứu, đề xuất của Chính phủ và đã được Quốc hội
chấp thuận nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý
các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi
phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ
tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây
ra. Điều này, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xử lý tội
phạm trong tình hình hiện nay, cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật
hình sự 2015 cịn nhiều vấn đề cịn khó khăn, vướng mắc trong nghiên cứu,
áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Do chưa có kinh nghiệm áp dụng nên
chắc chắn trong quy định của pháp luật, cũng như việc thực thi trên thực tế sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và vướng mắc nhất định, điều
đó sẽ tạo ra khó khăn khơng nhỏ cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, các pháp
nhân và công dân khi đưa Bộ luật hình sự 2015 thực thi hiệu lực vào đời sống
xã hội.
Do đó, về mặt lý luận và thực tiễn đều đặt ra yêu cầu là cần phải tiếp
tục nghiên cứu, hồn thiện hơn nữa pháp luật hình sự nói chung, Bộ luật hình
sự năm 2015 nói riêng để có những bước tiến hành thận trọng, phù hợp, tránh
những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh trong thực tiễn áp dụng quy định
TNHS đối với pháp nhân. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm hình
sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ luật
của mình, với mong muốn góp ý kiến vào q trình thực hiện các quy định
mới của Bộ luật hình sự 2015 và xây dựng các văn bản pháp luật liên quan;
đồng thời kiến nghị một số giải pháp trong thực tiễn áp dụng chế định trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một trong những vấn đề cơ bản,
phong phú và phức tạp của luật hình sự nên từ trước đến nay luôn được các nhà
luật hình sự trên thế giới và trong nước quan tâm. Nhiều cơng trình nghiên cứu
được nhắc đến và là nguồn tham khảo hiệu quả cho các nhà làm luật trong
nước khi nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đơn cử như:
- Ở Pháp, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về
TNHS của pháp nhân, như: Tập giản yếu về Luật hình sự, Leffort, Paris, Sirey
1877; Pháp nhân và vấn đề trách nhiệm hình sự của nó, Maistre, Paris,
A.Rousseaus, 1889; Tình trạng của pháp nhân và vấn đề trách nhiệm hình sự
của nó, S.Glaser, R.D.P.C, 1948 – 1949; Chế tài hình sự và pháp nhân,
A.Huss, R.D.P.C, 1975 – 1976; Sách chuyên luận về luật hình sự và pháp luật
hình sự so sánh, Donnedieu de Vabres, Paris, Sirey, 1947;
- Sách chuyên luận về Luật La Mã, A.Braas, Bruylant 1946; Tư cách
pháp nhân trong luật so sánh, V.Simonart, Bruxelles, Bruylant 1995;
- Những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Bỉ;
- Ở Liên Xơ trước đây đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề trách nhiệm hình sự nói chung, TNHS đối với pháp nhân nói riêng,
điển hình là các cơng trình: "Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự Xơ viết" (1963) của Brainhin Ia. M; "Nhân thân
người phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968) của Lêikina N. X; "Trách
nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của Karpusin M. P.,
Kurlianđxki V. I; "Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của BagriSakhmatơv L. V; "Những vấn đề lý luận của trách nhiệm hình sự" (1982) của
Xantalôv A. I. v.v .
3
- Những thành tựu và hạn chế về mặt lý luận trong việc pháp luật hoá
TNHS của pháp nhân tại Nhật Bản của tác giả Kensuke Itoh.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là chế định
hoàn toàn mới trong Bộ luật hình sự 2015. Các đề tài nghiên cứu xoay quanh
sự cần thiết phải đưa chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật
hình sự Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng
và ban hành Bộ luật hình sự 2015. Nhiều đề tài khoa học nghiên cứu sâu chế
định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong hệ thống pháp luật các nước
trên thế giới và quá trình chế định hóa trong Bộ luật hình sự năm 2015. Nhiều
bài viết, tọa đàm, trao đổi về chuyên môn xuất hiện trên các tạp chí chuyên
ngành đã đề cập đến những điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 về trách
nhiệm hình sự của pháp nhân, về các tội phạm cụ thể của pháp nhân cần phải
xem xét, xử lý,... Đáng chú ý là những cơng trình nghiên cứu, bài viết chuyên
ngành sau:
- Sách chuyên khảo Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp
luật hình sự - TS.Trịnh Quốc Toản – NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, năm
2011; Đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước
ngồi và mơ hình lý luận của nó trong pháp luật hình sự Việt Nam” do
TS.Trịnh Quốc Toản làm chủ nhiệm đề tài; Bài viết “Vấn đề trách nhiệm hình
sự của pháp nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”
– TS Trịnh Quốc Toản, Tạp chí Luật học số 01/2013;
- GS.TSKH Đào Trí Úc: Nhận thức đúng đắn hơn nữa các nguyên tắc
về trách nhiệm cá nhân và lỗi trong việc xử lý TNHS, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 9/1999; Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật
hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2015;
4
- GS.TSKH Lê Văn Cảm: Sách chuyên khảo Định tội danh và quyết
định hình phạt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; Nhận thức khoa
học về những quy định chung trong Bộ luật hình sự năm 2015, Tạp chí Kiểm
sát, số 3/2016; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Tịa án, số 4, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Hịa, Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và
vấn đề sửa đổi BLHS Việt Nam, Tạp chí Luật học (ĐH Luật Hà Nội), số
12/2014; Trách nhiệm hình sự và hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt của TS. Trương Quang Vinh (trong
sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2000).
- Trách nhiệm hình sự của PGS.TS Trần Văn Độ (trong sách Giáo
trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).
- PGS-TS. Phạm Hồng Hải, Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm
hay khơng - Tạp chí Luật học số 6/1999;
- Hồng Thị Tuệ Phương, Trách nhiệm hình sự pháp nhân, Luận văn
Thạc sỹ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
- Bài viết Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Ths Vũ
Hồi Nam - NXB TP - Bộ Tư pháp; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại theo Bộ luật hình sự năm 2015 của Ths Nguyễn Thị Minh (thẩm
phán) trên Tạp chí Tịa án; Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
trong Bộ luật hình sự năm 2015 của tác giả Hà Thanh trên Tạp chí Ban Nội
chính Trung ương. Sự cần thiết quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 195 của tác giả Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn
Anh Tuấn (2011),v.v...
5
Các cơng trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giải
quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
đặt ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các cơng trình này cũng cho thấy,
chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, mặc dù là một trong những
chế định cơ bản, quan trọng nhất của luật hình sự nhưng cũng là một trong
những chế định mới, lần đầu tiên được luật hóa, cịn nhiều nội dung chưa đạt
đến sự đồng thuận và gây tranh luận sôi nổi nhất trong giới khoa học luật hình
sự từ trước đến nay.
Theo TS Trịnh Quốc Toản (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì
việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong BLHS 2015 là một
đòi hỏi tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng
Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam. Xây dựng một hệ thống lý luận
phù hợp, có tính khả thi về chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn
đề mà các nhà khoa học hình sự Việc Nam cần phải tiếp tục suy ngẫm và
nghiên cứu.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân
trong Luật hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý
luận, vừa có tính thực tiễn trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định về mục
đích, ý nghĩa, các hình thức của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong
Bộ luật hình sự năm 2015.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình pháp điển hóa chế
định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam, cụ thể
là Bộ luật hình sự năm 2015; Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong
hoạt động của pháp nhân trong thời gian từ 2012 đến 2015; qua đó làm rõ
những điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả áp dụng TNHS đối với pháp
6
nhân; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc có thể có trong áp dụng chế định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân xuất phát từ thực tiễn.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
Dựa trên phương pháp luận là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của CN Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa
học luật hình sự và tội phạm học như: phương pháp thống kê hình sự, phương
pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Ngồi ra, cịn một số phương pháp khác
cũng được áp dụng như: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp
chuyên gia, nghiên cứu tài liệu...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa lý luận:
Quá trình nghiên cứu soạn thảo Bộ luật Hình sự 2015, vấn đề trách
nhiệm hình sự của pháp nhân tiếp tục được các cơ quan, các nhà khoa học đặt
ra thảo luận. Việc bổ sung một chế định mới về trách nhiệm hình sự của pháp
nhân ở nước ta là hồn tồn hợp lý, đáp ứng yêu cầu của việc tăng cường hiệu
quả pháp luật hình sự trong quản lý xã hội và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu luận văn nhằm làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Do Bộ luật hình sự 2015 chưa có hiệu lực thi hành trên thực tế; việc
nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về chế định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng hiệu lực, hiệu quả vào đời
sống xã hội cịn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Trong phạm vi đề tài tốt
nghiệp cao học, với sự nghiên cứu nghiêm túc của một học viên, gắn với chức
năng nhiệm vụ mà bản thân đang thực hiện tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nội dung
đề tài mong muốn sẽ góp phần làm rõ những quy định về trách nhiệm hình sự
7
của pháp nhân trong Bộ luật hình sự năm 2015; kiến nghị một số giải pháp
trong thực tiễn áp dụng chế định này trong thời gian sắp tới.
6. Điểm mới khoa học của luận văn
- Xây dựng, bổ sung nhằm hồn thiện những nghiên cứu lý luận về
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật hình sự 2015;
- Đánh giá, dự báo những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn đối với
việc áp dụng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân từ thực tiễn hoạt
động của các pháp nhân trên địa bàn cả nước (giai đoạn 2012-2016).
- Đưa ra các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và các giải pháp để áp
dụng có hiệu quả các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Phần nội dung gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc quy định trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân.
Chƣơng 2: Quy định về TNHS đối với pháp nhân trong Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và những giải pháp bảo đảm thực hiện các
quy định của Bộ luật hình sự 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân .
8
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
1.1. Khái niệm pháp nhân
1.1.1. Khái niệm pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Một tổ chức
được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Như vậy, một tổ chức để được coi là một pháp nhân phải đáp ứng đầy
đủ 4 điều kiện, đó là:
Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp:
Một pháp nhân được thành lập hợp pháp khi được pháp luật cho phép
hoặc thừa nhận, nói cách khác thì phải được thành lập theo trình tự, thủ tục
luật định. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà
nước bằng pháp luật cơng nhận tổ chức đó là pháp nhân thơng qua các hình
thức: Cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc
cơng nhận thành lập. Tính hợp pháp của pháp nhân giúp pháp nhân đó tham
gia các quan hệ pháp luật và tồn tại dưới sự kiểm soát, đảm bảo của Nhà nước
nhằm phù hợp với ý chí của Nhà nước đó. Do đó, tổ chức thành lập khơng
hợp pháp thì khơng được coi là pháp nhân.
Thứ hai, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ:
Tổ chức là tập hợp nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích…
được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện một
9
mục đích nào đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một
thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức
chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào
các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho từng bộ phận đó những chức
năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ. Tuy nhiên, điều kiện này có lẽ chưa thực
sự chính xác và khơng cần thiết vì trong một số trường hợp (Chẳng hạn công
ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…) tổ chức không đáp ứng điều kiện này
nhưng vẫn được coi là pháp nhân.
Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó:
Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và
gánh vác nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có
một khối lượng tài sản nhất định. Và tài sản của pháp nhân cịn phải có sự độc
lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm
bảo tư cách chủ thể của pháp nhân. Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình
đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách
nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ
không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp
nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ
trường hợp cơng ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân
biệt pháp nhân với thể nhân.
Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập:
Điều kiện này xuất phát từ việc tách bạch tài sản (tài sản độc lập) với
các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân
có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi
10
tham gia các quan hệ dân sự. Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi
thành lập đã chuyển quyền sở hữu những tài sản mà mình muốn vào khối tài
sản chung, do đó cần có một sự thống nhất về mặt ý chí trong việc sử dụng
khối tài sản đó. Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã “trừu tượng hóa” điều đó
thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho pháp nhân một tư cách để pháp
nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, coi
đây là một điều kiện pháp nhân có lẽ chưa thực sự hợp lý, vì việc nhân danh
mình của pháp nhân chỉ là một hệ quả tất yếu khi được thành lập hợp pháp và
đã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác.
Đến Bộ luật dân sự năm 2015, pháp nhân được quy định cụ thể nội
dung chi tiết như sau:
Về khái niệm pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân
khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường
hợp luật có quy định khác.
1.1.2. Khái niệm pháp nhân thương mại:
Về khái niệm pháp nhân thương mại, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực
hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định
khác của pháp luâ ̣t có liên quan.
11
Bộ luật dân sự năm 2015 phân biệt rõ khái niệm pháp nhân thương
mại và pháp nhân phi thương mại:
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là
tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các
thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Việc
thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện
theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khái niệm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại lần đầu
tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Về mặt giống nhau, pháp nhân
thương mại và pháp nhân phi thương mại đều là pháp nhân nên hai hình thức
này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với
tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách
độc lập. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Về
mặt khác nhau, có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt pháp nhân thương
mại và pháp nhân phi thương mại:
Thứ nhất, về khái niệm: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (Điều
75, Bộ luật Dân sự 2015). Ngược lại, pháp nhân phi thương mại là pháp
nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng
không được phân chia cho các thành viên (Điều 76, Bộ luật Dân sự 2015).
Thứ hai, về các loại hình của pháp nhân: Đối với pháp nhân thương
mại, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức
được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu
12
lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này. Ngược
lại, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ
từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Đây là các
cơ quan được thành lập vì mục đích cụ thể tùy theo loại hình tổ chức nhưng
khơng phải lợi nhuận. Các tổ chức này có thể thực hiện các hoạt động thu lợi
nhuận nhưng đó khơng phải là mục tiêu thành lập tổ chức, hoạt động thu lợi
nhuận đó được thực hiện nhằm mục đích tạo quỹ duy trì hoạt động cho tổ chức.
Thứ ba, về mục đích: Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục
tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên
của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp... tùy vào loại hình của
doanh nghiệp. Trong khi đó, mục đích thành lập pháp nhân phi thương mại
tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi
thương mại đều khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi
nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà
khơng phân chia cho các thành viên.
Thứ tư, về luật điều chỉnh: Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp
nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ
luật Dân sự 2015, tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồm các doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh
nghiệp 2014. Trong khi đó, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị... nên sẽ còn chịu sự điều
chỉnh của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
1.2. Khái niệm trách nhiệm hình sự
1.2.1. Các khái niệm về trách nhiệm hình sự:
Trách nhiệm hình sự (sau đây viết tắt là TNHS) là một thuật ngữ pháp
lý và được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Là
13
một dạng của trách nhiệm pháp lý, được tiếp cận và được hiểu theo nhiều
cách khác nhau, chẳng hạn như:
- TNHS là một “giai đoạn” nhất định của việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ bởi các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự khi mà người phạm tội
bị cưỡng chế đối với việc phải chịu những sự tước bỏ nhất định.
- TNHS là “nghĩa vụ” của người phạm tội: (1) phải chịu hình phạt và
được thể hiện trong việc tước bỏ có tính chất cá nhân hoặc tính chất tài sản
đối với người đó vì tội phạm đã thực hiện; (2) phải chịu biện pháp tác động về
mặt pháp lý hình sự bao gồm những sự tước bỏ, đau đớn mà pháp luật quy
định đối với người đó; (3) phải chịu các hạn chế về quyền lợi theo trình tự đã
được pháp luật quy định, đồng thời bị kết án và chịu hình phạt xuất phát từ
trình tự tố tụng; (4) phải chịu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
- TNHS là “sự”: (1) thực hiện có tính chất cưỡng chế những sự tước
bỏ nhất định được các cơ quan đấu tranh chống tội phạm nhân danh Nhà nước
áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm; (2) kết án nhân
danh Nhà nước đối với người có lỗi về tội phạm do người đó thực hiện; (3)
chịu đựng mang tính chất bắt buộc của người có tội những hậu quả tiêu cực
của tội phạm dưới hình thức kết án (sự khiển trách của Nhà nước) và sự
cưỡng chế phải chịu những hậu quả đó bởi các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với kẻ phạm tội; (4) tác động có tính chất cưỡng chế - Nhà nước do
quy phạm pháp luật hình sự quy định và được áp dụng đối với người phạm tội
bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; (5) phản ứng của Nhà
nước đối với việc thực hiện tội phạm gắn liền với việc tước bỏ manh tính
cưỡng chế đối với người có tội các quyền nhất định hoặc sự hạn chế các
quyền ấy và được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự.
- TNHS là “hậu quả bất lợi” do luật quy định đối với người phạm tội
được tuyên bằng bản án của Tòa án đối với người phạm tội, được thể hiện
chính trong kết án hoặc kết án có kèm theo hình phạt và án tích.
14
- TNHS chỉ là “trách nhiệm của người về tội phạm đã thực hiện”,
được thể hiện trong sự tác động mang tính cưỡng chế từ phía Nhà nước và
phù hợp với Luật hình sự.
Ngồi ra, trong khoa học hình sự của một số nước khác, nói chung về
cơ bản, TNHS được hiểu là sự phản ứng (hay sự lên án) của Nhà nước (hay
xã hội) đối với người thực hiện hành vi phạm tội và thể hiện ở bản án mà
trong đó họ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tước bỏ hoặc hạn chế các
quyền nhất định,...
Hiện nay, trong khoa học hình sự Việt Nam cũng cịn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm hình sự, đơn cử như:
- PGS.TSKH. Lê Văn Cảm định nghĩa: “TNHS là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người
phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự
quy định”.
- GS.TSKH. Đào Trí Úc viết: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc
phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình trước Nhà nước”.
- GS.TS. Đỗ Ngọc Quang quan niệm: “TNHS là một dạng trách nhiệm
pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tịa án áp dụng tùy thuộc
vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện”.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa và PGS.TS Lê Thị Sơn lại cho rằng:
“TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả bất lợi
về hành vi phạm tội của mình. TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý bao
gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị
kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện
pháp tư pháp) và chịu mang án tích”.
15
Như vậy, dưới góc độ khái quát và chung nhất, trách nhiệm hình sự là
một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực
hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định đối với người phạm tội. Là
hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, TNHS chỉ phát sinh (xuất hiện)
khi có việc phạm tội. Cho nên, TNHS là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm
khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Nó chỉ được thực
hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là
hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định – một bên là Nhà nước, còn
bên kia là người phạm tội. Cụ thể là, Nhà nước (mà đại diện là các cơ quan tư
pháp hình sự có thẩm quyền) thì có quyền truy cứu người phạm tội, nhưng
phải có nghĩa vụ chỉ được xử lý dựa trên các căn cứ và trong các giới hạn xê
dịch do pháp luật quy định; còn người phạm tội thì có nghĩa vụ phải chịu sự
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do nhất định, nhưng đồng thời cũng có quyền
u cầu sự tn thủ từ phía Nhà nước (các cơ quan tư pháp hình sự đã nêu)
đối với các quyền và lợi ích của con người, tổ chức và của công dân theo
đúng hành lang pháp lý mà pháp luật cho phép.
Tóm lại, TNHS là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hậu quả
pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình, bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự
tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng
chế của TNHS là hình phạt, biện pháp tư pháp và có thể mang án tích.
1.1.2. Điều kiện và đặc điểm của trách nhiệm hình sự:
Theo quy định của pháp luật hình sự, một người chỉ có thể phải chịu
TNHS (hay phải chịu TNHS) khi có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của
TNHS sau đây:
- Người đó phải là người có năng lực TNHS;
- Người đó phải đủ tuổi chịu TNHS;
16
- Người đó phải thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Hành vi do người đó thực hiện phải bị Luật hình sự quy định là tội phạm;
- Người đó phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
Để xác định khái niệm trách nhiệm hình sự, cũng cần phải làm rõ các
đặc điểm vốn có của nó, theo quan niệm của các thầy giáo Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, thì:
(1) Đặc điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm.
Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể được
áp dụng đối với người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa
là việc thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được
quy định trong luật hình sự. Khơng có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự
coi là tội phạm thì khơng thể có trách nhiệm hình sự.
Trong q trình áp dụng pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào đó
là tội phạm và buộc người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự,
người áp dụng pháp luật phải trên cơ sở đối chiếu hành vi đã thực hiện với các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, chứ
khơng được áp đặt theo ý thức chủ quan, bất chấp những quy định của pháp
luật. Nếu trong quá trình áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật xác định
được hành vi của một người thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
được Bộ luật hình sự quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm
và mới có thể buộc người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự.
(2) Đặc điểm thứ hai: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá
nhân người phạm tội.
Trước khi Bộ luật hình sự năm 2015 ra đời, theo luật hình sự Việt
Nam, trách nhiệm hình sự chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người đã thực
17
hiện hành vi mà luật hình sự coi là tội phạm. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình
sự phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm do người phạm tội thực hiện.
Người phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể là người phạm tội,
nghĩa là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là
tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm
hình sự và có lỗi (cố ý hoặc vô ý). Trong trường hợp tội phạm được thực hiện
dưới hình thức đồng phạm thì từng người đồng phạm cũng phải chịu trách
nhiệm hình sự độc lập. Hình phạt quyết định đối với từng người đồng phạm
được quyết định căn cứ vào tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham
gia phạm tội của từng người đồng phạm.
(3) Đặc điểm thứ ba: Trách nhiệm hình sự được thể hiện ở bản án kết
tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng
chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
Trách nhiệm hình sự thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước (thơng qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và người phạm tội. Trách nhiệm hình
sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện trước hết ở việc Tòa án,
nhân danh Nhà nước, kết án người phạm tội. Nếu khơng có bản án kết tội của
Tịa án thì khơng thể nói đến trách nhiệm hình sự đối với một người. Điều 72
Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã khẳng định một trong những nguyên tắc
quan trọng nhằm bảo vệ các quyền của con người trong hoạt động tư pháp
hình sự - nguyên tắc suy đốn vơ tội, với nội dung như sau: "Khơng ai bị coi
là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật". Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận tương tự tại Điều
9 Bộ luật tố tụng hình sự.
Bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác
nhận người phạm tội chính thức "bị coi là có tội". Đó chính là hậu quả pháp
18
lý thể hiện một trong những nội dung quan trọng của trách nhiệm hình sự mà
người phạm tội phải chịu trước Nhà nước.
Cơ sở phát sinh trách nhiệm hình sự bắt đầu từ thời điểm người phạm
tội thực hiện tội phạm. Từ khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp do pháp luật tố
tụng hình sự quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội. Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tố
tụng hình sự được thể hiện ở quyết định khởi tố bị can , kết luận điều tra và đề
nghị truy tố, quyết định truy tố bằng bản cáo trạng . Tuy nhiên, việc truy cứu
trách nhiệm hình sự khơng đồng nhất với việc thực hiện trách nhiệm hình sự.
Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong tố tụng hình sự chỉ là hoạt động tố tụng nhằm xác định các căn cứ
để truy tố người phạm tội ra xét xử tại Tịa án. Thực chất hoạt động truy cứu
trách nhiệm hình sự là hoạt động cơng tố, trong đó vai trị quyết định việc truy
tố thuộc về Viện kiểm sát. Còn chức năng xét xử, kết tội người bị truy tố lại
thuộc về Tòa án. Trên cơ sở quyết định truy tố của Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra
quyết định kết tội hay không kết tội người bị truy tố. Nếu một người khơng bị
Tịa án kết tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật thì người đó khơng thể
"bị coi là có tội". Trong trường hợp Tòa án xác định người bị truy tố đã thực
hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được luật hình sự
quy định nhưng lại có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho người đó theo
quy định của Bộ luật hình sự, thì Tịa án sẽ không ra bản án kết tội mà tuyên
miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong trường hợp xét thấy
có đủ căn cứ để buộc người phạm tội phải chịu sự lên án của Nhà nước về
hành vi phạm tội của mình, Tịa án sẽ ra bản án kết tội đối với người đó. Bản
án kết tội của Tòa án đối với một người là kết quả của cả quá trình điều tra,
19