ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
NGÔ THANH MAI
ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỆN TRANH
ĐẾN TRẺ EM VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội – 2019
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
NGÔ THANH MAI
ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỆN TRANH
ĐẾN TRẺ EM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62220113
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phạm Hồng Tung
Hà Nội – 2019
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Ngô Thanh Mai
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Phạm Hồng Tung đã tận tình hướng dẫn tơi
trong q trình làm luận án; các thầy cô giáo, các anh/chị ở các phòng ban trong
Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển – ĐHQGHN đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn đến các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh
đã giúp tơi có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên
quan, đã đóng góp những thơng tin vơ cùng hữu ích, những ý kiến xác đáng để tơi có
thể hồn thành nghiên cứu này.
Nghiên cứu sinh
Ngô Thanh Mai
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 13
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 17
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 17
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 18
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 18
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 22
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 23
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 23
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 25
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 25
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về truyện tranh ở nước ngoài................ 25
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 41
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu đề tài...................................... 41
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 51
1.2.3. Lý luận về ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam ................... 61
1.3. Tổng quan về tƣ liệu và địa bàn nghiên cứu ................................................. 67
1.3.1. Nguồn thông tin khoa học kế thừa các nghiên cứu đã được công bố ........ 67
1.3.2. Nguồn thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát ........................................... 67
1.3.3. Nguồn thông tin từ báo chí và internet ........................................................ 68
1.3.4. Về địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 69
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 71
Chƣơng 2: TRUYỆN TRANH VÀ THỰC TRẠNG ĐỌC TRUYỆN TRANH 74
CỦA TRẺ EM VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 74
2.1. Khái quát về lịch sử truyện tranh .................................................................. 74
2.1.1. Khái quát lịch sử truyện tranh phương Tây ................................................ 74
2.1.2. Khái quát về truyện tranh Nhật Bản ............................................................ 77
2.1.3. Khái quát lịch sử truyện tranh Việt Nam ..................................................... 81
2.2. Thực trạng truyện tranh nƣớc ngoài tại Việt Nam ...................................... 84
2.2.1. Truyện tranh Nhật Bản chiếm ưu thế so với truyện tranh Việt Nam ......... 84
5
2.2.2. Vấn đề bạo lực và nội dung khiêu dâm trong truyện tranh nước ngoài tại
Việt Nam................................................................................................................... 89
2.3. Thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam hiện nay ...................... 93
2.3.1. Thời điểm tiếp xúc và cách thức tiếp xúc với truyện tranh ......................... 93
2.3.2. Thái độ của trẻ em Việt Nam đối với truyện tranh nước ngoài .................. 97
2.3.3. Các thể loại truyện tranh thường đọc ......................................................... 100
2.3.4. Cách thức để sở hữu truyện tranh .............................................................. 103
2.3.5. Thời gian đọc truyện tranh ......................................................................... 104
2.3.6. Địa điểm đọc truyện tranh........................................................................... 106
2.3.7. Truyện tranh được yêu thích ...................................................................... 107
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 117
Chƣơng 3: NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỆN TRANH ĐẾN TRẺ EM
VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH ......................................... 119
3.1. Những ảnh hƣởng tích cực của truyện tranh tới trẻ em Việt Nam .......... 119
3.1.1. Truyện tranh giúp trẻ em vui vẻ, giảm căng thẳng .................................... 119
3.1.2. Truyện tranh mang tới thế giới nhân vật phong phú, hấp dẫn ................. 122
3.1.3. Truyện tranh cung cấp cho trẻ em nguồn kiến thức phong phú .............. 132
3.1.4. Truyện tranh mang lại những thông điệp trong cuộc sống ...................... 135
3.1.5. Truyện tranh nuôi dưỡng ước mơ của trẻ em............................................ 138
3.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam ......... 141
3.2.1. Ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp ...................................... 141
3.2.2. Ảnh hưởng của những truyện tranh không lành mạnh đến trẻ em ......... 154
3.2.3. Ảnh hưởng của việc đọc truyện tranh đối với sức khỏe và học tập
của trẻ em ............................................................................................................... 166
3.3. Những ảnh hƣởng khác ................................................................................. 171
3.3.1. Thay đổi cách đọc truyện tranh .................................................................. 171
3.3.2. Ảnh hưởng tới thời trang, ẩm thực, trò chơi ............................................. 172
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 176
Chƣơng 4: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRUYỆN TRANH VỚI TRẺ EM
VIỆT NAM TRONG NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA .......................... 179
4.1. Phát huy vai trị của văn hóa đọc từ việc đọc truyện tranh của trẻ em
Việt Nam ................................................................................................................ 179
6
4.1.1. Vai trị của văn hóa đọc đối với trẻ em ....................................................... 179
4.2.2. Vai trò của việc đọc truyện tranh với sự phát triển của trẻ em ................. 181
4.2. Phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của truyện
tranh tới trẻ em Việt Nam.................................................................................... 185
4.2.1. Đối với độc giả ............................................................................................. 186
4.2.2. Về phía gia đình ........................................................................................... 188
4.2.3. Về phía nhà trường ..................................................................................... 192
4.2.4. Về phía xã hội .............................................................................................. 193
4.3. Truyện tranh Việt Nam với trẻ em Việt Nam hiện nay ............................. 195
4.3.1. Vị trí của truyện tranh trong ngành cơng nghiệp văn hóa ....................... 195
4.3.2. Thực trạng truyện tranh Việt Nam dành cho trẻ em Việt Nam hiện nay ....... 198
4.3.2.1. Một số điểm tích cực.................................................................................. 198
4.3.2.2. Một số hạn chế ........................................................................................... 200
4.3.2.3. Một số cơ hội và thách thức của truyện tranh Việt Nam........................... 202
4.3.3. Một số khuyến nghị cho sự phát triển của truyện tranh dành cho trẻ em
Việt Nam................................................................................................................. 212
4.3.3.2. Đối với đội ngũ sáng tác truyện tranh....................................................... 215
4.3.3.3. Đối với công tác đào tạo ........................................................................... 217
4.3.3.4. Tổ chức các cuộc thi sáng tác truyện tranh .............................................. 218
4.3.3.5. Hỗ trợ các hoạt động xuất bản truyện tranh Việt Nam và quản lý truyện
tranh nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................... 220
4.3.3.6. Xây dựng thương hiệu nhân vật cho truyện tranh Việt Nam ..................... 221
4.3.3.7. Xây dựng hệ thống phân loại cho truyện tranh Việt ................................. 222
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 225
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 227
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................. 232
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 232
PHỤ LỤC ....................................................................................................................
7
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
8
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ẢNH
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1. Cách phân loại dựa trên cơ sở giới tính tiếp nhận của manga Nhật
Bảng 1.2. Phân loại truyện tranh dựa trên cơ sở độ tuổi tiếp nhận
Bảng 1.3. Phân loại truyện tranh theo nội dung đề tài
Bảng 2.1. Truyện tranh Việt Nam trong tương quan với truyện tranh Nhật Bản từ
năm 1987 đến năm 2004
Bảng 2.2.20 truyện tranh có số lượt đọc nhiều nhất trên trang
Bảng 3.1. Đặc điểm tính cách của một số nhân vật truyện tranh được các em yêu
thích
Bảng 3.2. Lý do khiến trẻ em thích các nhân vật trong truyện tranh
Bảng 3.3. Thống kê một số câu nói được cho là bất hủ trong những truyện tranh mà
các em yêu thích
Bảng 4.1. Số lượng trẻ em thích đọc truyện tranh Việt Nam
2. Danh mục sơ đồ, hình
Sơ đồ 1.1. Mơ hình 1.1: Lý thuyết hệ sinh thái của Bronfenbrenner
Danh mục mơ hình
Mơ hình 1.2. Mối tương tác giữa q trình xã hội hóa và cá nhân hóa của con người
trong độ tuổi thanh niên
3. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 0.1. Các nhóm đối tượng được khảo sát trong luận án
Biểu đồ 2.1. Số truyện tranh Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,
Pháp, Bỉ được xuất bản tại Việt Nam tháng đến tháng 03/2019
Biểu đồ 2.2. Số truyện tranh Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc được xuất bản tại
Việt Nam tính đến tháng 11/2014
Biểu đồ 2.3. Thời điểm tiếp xúc với truyện tranh của học sinh THCS và THPT
Biểu đồ 2.4. Hình thức đọc truyện tranh của học sinh THCS và THPT
Biểu đồ 2.5. Các trang web có đăng tải truyện tranh được truy cập nhiều
Biểu đồ 2.6. Hình thức đọc truyện tranh của học sinh THCS và THPT
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ con em đọc truyện tranh (qua khảo sát phụ huynh)
Biểu đồ 2.8. Truyện tranh của các quốc gia được trẻ em Việt Nam yêu thích
Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ truyện tranh của quốc gia được học THCS yêu thích nhất
9
Biểu đồ 2.10. Truyện tranh của quốc gia được con em yêu thích (quan điểm của phụ
huynh)
Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ truyện tranh của quốc gia được học sinh THPT yêu thích nhất
Biểu đồ 2.12. Lý do phụ huynh chọn truyện tranh cho con
Biểu đồ 2.13. Các thể loại truyện tranh thường đọc
Biểu đồ 2.14. Các thể loại truyện tranh Nhật được học sinh THPT thường đọc
Biểu đồ 2.15. Các cách để có truyện tranh để đọc
Biểu đồ 2.16. Thời gian đọc truyện tranh trong tuần
Biểu đồ 2.17. Thời gian đọc truyện trung bình/ ngày của học sinh THCS
Biểu đồ 2.18: Thời gian đoc truyện trung bình/ngày theo kết quả khảo sát với phụ
huynh
Biểu đồ 2.19. Địa điểm đọc truyện tranh của học sinh tiểu học và THCS
Biểu đồ 2.20. Truyện tranh được học sinh tiểu học yêu thích nhất
Biểu đồ 2.21. Truyện tranh được học sinh THCS yêu thích nhất
Biểu đồ 2.22. Truyện tranh được yêu thích nhất (qua khảo sát các bậc phụ huynh)
Biểu đồ 2.23. Các truyện tranh được biết nhiều tại Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 2.24. Truyện tranh Việt Nam được học sinh PTTH thích đọc
Biểu đồ 2.25. Sự lựa chọn của học sinh PTTH với những truyện có cùng nội dung
Biểu đồ 2.26. Thái độ của phụ huynh về việc phát triển truyện tranh thành một hình
thức giải trí phổ biến dành cho trẻ em
Biểu đồ 2.27. Ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em theo quan điểm của phụ huynh
Biểu đồ 3.1. Những ảnh hưởng tích cực của truyện tranh đến trẻ em (theo quan điểm
của phụ huynh)
Biểu đồ 3.2. Những lợi ích của truyện tranh mang lại cho trẻ em
Biểu đồ 3.3. Các nhân vật truyện tranh được yêu thích của học sinh tiểu học
Biểu đồ 3.4. Các nhân vật truyện tranh được học sinh THCS yêu thích
Biểu đồ 3.5. Các nhân vật truyện tranh được học sinh THPT yêu thích
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ học sịnh PTTH mong muốn trở thành nhân vật yêu thích
Biểu đồ 3.7. Những ảnh hưởng của các đặc điểm nhân vật truyện tranh đến học sinh
THCS và THPT
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của các hành vi, tính cách của các nhân vật trong truyện
tranh đến trẻ em
10
Biểu đồ 3.9. Những ảnh hưởng tiêu cực của truyện tranh đến trẻ em (quan điểm của
phụ huynh)
Biểu đồ 3.10. Những phương diện mà học sinh THPT bị ảnh hưởng từ truyện tranh
Biểu đồ 3.11. Mức độ ảnh hưởng của ngôn từ trong truyện tranh đến giao tiếp ở học
sinh THCS
Biểu đồ 3.12. Mức độ sử dụng những từ ngữ, câu văn trong truyện tranh đến giao
tiếp ở học sinh THPT
Biểu đồ 3.13. Mức độ xuất hiện của các từ ngữ có tính chất bạo lực trong các truyện
mà học sinh PTTH thường đọc
Biểu đồ 3.14. Lý do phụ huynh lựa chọn truyện tranh cho con
Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ đọc truyện tranh có hình ảnh và nội dung gợi cảm ở học sinh
THCS
Biểu đồ 3.16. Mức độ đọc những truyện tranh thuộc các nhóm đề tài Shounen ai,
Shoujo ai, Hen tai, Yaooi … ở học sinh PTTH
Biểu đồ 3.17. Tỉ lệ học sinh THPT đọc truyện tranh quá độ tuổi ghi trên bìa truyện
Biểu đồ 3.18. Quan điểm về sự cho phép xuất bản truyện tranh có nội dung khơng
phù hợp với văn hóa Việt Nam của học sinh PTTH
Biểu đồ 3.19. Quan điểm của phụ huynh về những truyện tranh có nội dung quan hệ
tình dục xuất hiện nhiều trên internet
Biểu đồ 4.1. Các mảng đề tài trong truyện tranh Việt Nam (theo suy nghĩ của học
sinh PTTH)
Biểu đồ 4.2.Mức độ quan tâm của sinh viên tới truyện tranh Việt Nam hiện nay
Biểu đồ 4.3. Mức độ yêu thích của sinh viên với truyện tranh hiện nay
Biểu đồ 4.4. Quan điểm của học sinh PTTH về sự xuất hiện của truyện tranh nước
ngoài ở Việt Nam
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của truyện tranh nước ngoài đến truyện tranh Việt Nam
Biểu đồ 4.6. Hướng phát triển cho truyện tranh Việt Nam (ý kiến của học sinh
PTTH)
Biểu đồ 4.7. Hướng phát triển cho truyện tranh Việt Nam (ý kiến của sinh viên)
4. Danh mục ảnh
Ảnh 1: Truyện tranh nhóc Spirou và Lucky Luke
Ảnh 2: Một số nhân vật Nam trong truyện tranh Nhật Bản
11
Ảnh 3: Một số nhân vật nữ trong truyện tranh Nhật Bản
Ảnh 4: Các nhân vật trong bộ truyện tranh
Ảnh 5: Truyện tranh Long thần tướng của nhóm Thành Phong – Mỹ Anh – Khánh
Dương và Tý quậy của họa sĩ Đào Hải
Ảnh 6: Tranh truyện trong ―Ngôi trường kỳ lạ‖
Ảnh 7: Truyện tranh dài kỳ Twins – Con nhà lính của tác giả Red
Ảnh 8: Những chiếc gối ơm có hình nữ nhân vật truyện tranh Nhật Bản trong lễ hội
truyện tranh được tổ chức năm 2015 tại Hà Nội
Ảnh 9: Lễ hội Cosplay tại Hà Nội năm 2013
Ảnh 10: Các món ăn trong Vua bếp Soma
Ảnh 11: Hộp bút có hình Doraemon tại nhà sách Thương Huyền
Ảnh 12: 2 founder của Startup thẻ game gọi vốn trên sóng Shark Tank
12
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với trẻ em, tranh vẽ là một hình thức giao tiếp hữu hiệu, nhất là ở những trẻ
vốn chưa làm chủ tốt ngơn ngữ của bản thân. Nói cách khác, tranh vẽ được xem như
thứ ngôn ngữ đầu tiên, tự nhiên nhất, bản chất nhất, là dấu vết trực tiếp của sự vận
động tay lúc trẻ cầm nắm bút. Những cử chỉ, hành vi, hành động tạo nên một bức
tranh nào đó thuộc về chính bản thân trẻ và vào thời điểm vẽ tranh, những dấu vết
được tạo ra trong tranh chính là cái biểu đạt sự tồn tại, tư duy, nội tâm, cách hành
động của trẻ cũng như những cơ chế phịng vệ có thể có. Nói cách khác, thơng qua
tranh vẽ, chúng ta có thể biết được xu hướng nhân cách của trẻ. Khi xem xét tranh vẽ
của trẻ, người lớn cần hướng tới vấn đề về các “dấu hiệu” và các “thuộc tính có ý
nghĩa” trong một cấu trúc nhất định. Tranh vẽ, cũng giống như trò chơi, được xem
như một cách thức bộc lộ bản thân hết sức riêng của trẻ. Nói một cách cụ thể hơn,
với đặc tính tự phát, thốt ra khỏi mọi sự ràng buộc và với những ham muốn gắn kết
trong đó, tranh vẽ có tác dụng giúp trẻ bộc lộ bản thân, kiềm chế bản thân và miêu tả
hiện thực. Do vậy, tranh vẽ đơi khi được hình dung như một lĩnh vực của hoạt động
chơi. Điều này giúp người lớn có thể hình dung ra những chức năng chính của tranh
vẽ trẻ em bao gồm: chức năng thể hiện biểu tượng, chức năng hoạt cảnh hóa, chức
năng giao tiếp, chức năng tường thuật và chức năng biểu đạt (nói về bản thân, cảm
xúc của bản thân, những mối quan tâm, những sở thích).
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh trong cuốn sách “Ni dưỡng một người đọc tí
hon” đã có một nhận xét rất thú vị về truyện tranh: “Truyện tranh với một thế giới
phi logic, phi lý, tràn đầy ảo tưởng, một thực tại lộn ngược nơi những điều không thể
trở thành có thể, chính là một kiểu cổ tích hiện đại, nó đã thay thế cho truyện cổ tích
truyền thống trong việc nuôi dưỡng ước mơ và giải tỏa ẩn ức cho con người. Giống
như truyện cổ tích là tiếng nói của những người dân thấp cổ bé họng trong xã hội,
truyện tranh là phương tiện cất lời của những đứa trẻ yếu đuối và khơng có quyền
lực, những đứa trẻ khao khát tự do và tràn đầy niềm yêu cuộc sống nhưng đã sớm
vấp phải những quy phạm, định chế mà người lớn chúng ta đã giăng ra khắp nơi.
13
[42, tr. 91-92]. Vì thế mà truyện tranh được trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em thế
giới nói chung rất u thích.
Có thể nói, các nghiên cứu về tranh vẽ trẻ em vốn rất nhiều trong lĩnh vực tâm
lý học, hội họa …; tuy nhiên, việc áp dụng những kết quả nghiên cứu đó vào xem xét
các vấn đề liên quan đến truyện tranh và phân tích những ảnh hưởng của truyện tranh
tới sự phát triển nói chung, sự hình thành và phát triển nhân cách nói riêng của trẻ lại
chưa có nhiều, cả ở trên thế giới và ở Việt Nam. Sự phát triển của truyện tranh ngày
càng đa dạng và phong phú trong xã hội phát triển và ngày càng biến đổi. Do đó,
việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ trong một bối cảnh văn hóa xã
hội nào đó sẽ giúp cho chúng ta nắm giữ được xu hướng phát triển của trẻ, đặc biệt là
xu hướng nhân cách, xu hướng hành vi và cảm xúc ở trẻ. Điều này thực sự cần thiết,
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Truyện tranh là một trong những phương tiện giải trí được trẻ em Việt Nam tiếp
xúc từ sớm giúp các em có nhưng nhận biết ban đầu về thế giới xung quanh. Tuy
nhiên, truyện tranh thực sự trở thành một “cơn sốt” và thu hút được sự quan tâm của
các nhà xuất bản, các công ty phát hành và cả xã hội là khi truyện tranh Nhật Bản
được du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2000 – 2005 (qua thống kê những
truyện tranh Nhật Bản được phát hành tại Việt Nam từ năm 1986 đến tháng 12 năm
2018 – phần phụ lục). Và từ đó, những nghiên cứu về truyện tranh và ảnh hưởng của
truyện tranh tới trẻ em được quan tâm hơn, đã có những bài nghiên cứu về vai trò của
truyện tranh với việc phát triên ngôn ngữ ở trẻ em mẫu giáo; sự du nhập và ảnh
hưởng của manga đối với trẻ em Việt Nam hiện nay... Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn
đề này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện. Kết quả từ những
nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung phân tích những ảnh hưởng từ ngơn ngữ của
truyện tranh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em mà chưa
quan tâm nhiều tới vai trị của hình ảnh trong truyện tranh tới trẻ em Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu sự ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ em Việt Nam hiện
nay sẽ đánh giá một cách đầy đủ hơn sự ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ em Việt
Nam là một việc làm cần thiết, có tính lý luận và thực tế cao vừa phù hợp với chuyên
ngành Việt Nam học.
Ở góc độ là một phương tiện truyền thơng thì truyện tranh đã rất thành công,
đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản. Các bộ phim hoạt hình và những bộ phim điện ảnh
14
ra đời từ truyện tranh đã thực sự tạo sự hứng thú cho độc giả bởi họ không chỉ đọc và
cảm nhận ở dạng tĩnh nữa mà sẽ tiếp nhận truyện tranh như một phương tiện truyền
thông đa phương tiện với vệc sử dụng năm giác quan của con người là thính giác, vị
giác, khứu giác, thị giác và xúc giác. Trong số các phương tiện truyền thông phổ biến
hiện nay, truyền thơng thị giác đóng vai trị quan trọng hơn cả bởi phần lớn thông tin
mà chúng ta tiếp nhận môi ngày là qua thị giác. Trong cuốn sách Truyền thơng thị
giác: thơng điệp với hình ảnh, Paul Martin Leter đã đưa ra một thống kê khá thú vị
khi nói về sức mạnh của truyền thơng thị giác trong việc ghi nhớ thông tin của con
người như sau: chỉ có 10% thơng tin được ghi nhớ khi nghe, 20% nhớ khi đọc và
70% nhớ khi quan sát và thực hành. Từ đó ơng đưa ra nhận xét: “Có điều gì đó đang
diễn ra. Chúng ta đang trở thành một xã hội trực quan qua trung gian. Đối với nhiều
người, sự hiểu biết về thế giới đang được thực hiện, khơng phải qua lời nói mà bằng
cách đọc hình ảnh” [133, tr. 9]. Trẻ em đang sống trong thế giới với rất nhiều hình
ảnh và trong ký ức của nhiều người thuộc thế hệ 8X, 9X, các nhân vật truyện tranh
đã trở thành một phần trong tuổi thơ của họ. Những nhân vật, những bộ truyện tranh
ấy đã và đang trở thành những người bạn của trẻ em Việt Nam. Chính vì thế, nghiên
cứu về những ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ em Việt Nam cũng không thể bỏ
qua những ảnh hưởng từ những hình ảnh trong những bộ truyện tranh mà các em
thường đọc.
Truyện tranh nước ngoài, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản xuất hiện ở Việt
Nam đã mang lại một hình thức giải trí mới cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.
Truyện tranh Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, lấn át cả truyện tranh phương Tây. Các
thể loại truyện tranh khác nhau được chia ra theo đối tượng nhằm phát triển tâm lý
tối đa như Shonen manga hướng tới đối tượng là nam thanh thiếu niên với các nhân
vật chủ yếu là robot, du hành không gian, khoa học giả tưởng, khoa học kỹ
thuật…(với các truyện tranh tiêu biểu như Bảy viên ngọc rồng, Thám tử lừng danh
Conan, Once piece, Naruto…). Thể loại này hướng con người tới sự hoàn thiện cá
nhân, hi sinh vì sứ mệnh và vinh dự phục vụ xã hội, cộng đồng, gia đình và bạn bè.
Shoujo manga hướng tới đối tượng là thanh thiếu nữ, tập trung vào cuộc sống nội
tâm của nhân vật nữ chính với các hình ảnh vừa nhẹ nhàng, vừa phức tạp và thường
bỏ qua ranh giới của khn hình để tạo ra một mạch thời gian liên tục mà khơng hề
có tự sự (với các truyện tranh tiêu biểu như Thủy thủ mặt trăng, Nhóc Maruko, Chie
15
– Cơ bé hạt tiêu…). Cịn Kodomo dành cho thiếu nhi lại mang tính giáo dục cao, nói
về đạo đức, lẽ phải của cuộc sống, cách cư xử như những người tốt và chu đáo…
chẳng hạn như Doraemon, Shin – Cậu bé bút chì… Có thể thấy, nhiều nhân vật với
cá tính nổi bật đã trở thành hình mẫu lý tưởng của nhiều em nhỏ Việt Nam như
Doraemon, Conan, Songoku, Luffy…
Bên cạnh truyện tranh Nhật Bản, một số truyện tranh Việt Nam cũng được
nhiều trẻ em Việt Nam yêu thích như Thần đồng đất Việt được phát hành bởi công ty
Phan Thị; Tí quậy của tác giả Đào Hải, Long Thần Tướng của nhóm BRO… đã cho
thấy sức hấp dẫn của truyện tranh Việt Nam. Qua khảo sát của NCS tại các nhà sách
về sự yêu thích của trẻ em Việt Nam đối với truyện tranh, có thể nói, truyện tranh
phương Tây ít được các bạn trẻ Việt Nam quan tâm. Bởi vậy, trong luận án này, NCS
sẽ tập trung nhiều vào việc phân tích các vấn đề liên quan đến truyện tranh Nhật Bản
và truyện tranh Việt Nam.
Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục hiện đại, đặc biệt là cách giáo dục
đạo đức lối sống cho trẻ em. Họ cũng đã có những cách lý giải riêng về việc cho trẻ
em đọc truyện tranh từ sớm: "Đọc truyện tranh là một phương pháp đọc sách rất
được ưa chuộng, đọc truyện tranh có thể cho trẻ thấy được sự thú vị của thế giới
truyện, đồng thời, cũng có thể kích thích con người ta suy nghĩ sâu xa hơn. Trẻ có
thể thưởng thức sự thú vị trong truyện tranh, sau đó nâng cao khả năng suy nghĩ mọi
vấn đề, làm như vậy cánh cửa đọc sách sau này sẽ mở rộng ra cho chúng ta" [56,
tr.13]. Chính vì vậy, trẻ em sớm tiếp xúc với truyện tranh, sẽ chịu những ảnh hưởng
từ truyện tranh ở các mức độ khác nhau. Trước q trình đọc là sự tị mị những điều
mình chưa biết; trong q trình đọc là sự vui vẻ, tiếp nhận thông tin, tăng cường nhận
thức; sau quá trình đọc sự thẩm thấu, suy nghĩ và những ảnh hưởng tới thành thái độ
và hành vi của trẻ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu về ảnh
hưởng của truyện tranh tới độc giả và “truyện tranh (hay bất cứ điều gì liên quan đến
truyện tranh) gợi lên ký ức về hình ảnh của các nam,- nữ thiếu niên thu hút được sự
quan tâm đặc biệt tại các nhà sách và những cuộc nói chuyện của những người u
thích truyện tranh hơn là các vấn đề công cộng, những độc giả rắc rối hay những hội
nghị học thuật” [116, tr.5]. Và đã đến lúc những nhà nghiên cứu phải nghiên cứu
truyện tranh từ góc độ liên văn hóa để thấy “sức mạnh mềm” của truyện tranh trong
16
ngành cơng nghiệp văn hóa và sự ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật này đối với độc
giả nói chung và trẻ em nói riêng.
Trong bối cảnh các nghiên cứu về truyện tranh nói chung và những ảnh hưởng
văn hóa của truyện tranh dành cho trẻ em Việt Nam nói riêng cịn khá mới mẻ, cơng
trình này hy vọng sẽ góp phần vào việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của truyện tranh đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Qua đó, nghiên cứu này
cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của truyện tranh Việt
Nam trong tương quan với truyện tranh nước ngồi và đi tìm giải pháp phát triển cho
truyện tranh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam‖, mục đích
nghiên cứu của luận án là:
- Nghiên cứu lý luận về quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ em;
truyện tranh và sự ảnh hưởng của truyện tranh đến nhận thức, thái độ và hành vi của
trẻ em; lý luận về quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa văn hóa Nam và văn hóa
nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản.
- Nghiên cứu và chỉ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của truyện tranh (đặc
biệt là truyện tranh Nhật Bản tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em), từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế
những tiêu cực của truyện tranh với trẻ em.
- Qua phân tích những mặt tích cực, hạn chế của truyện tranh Việt Nam, trên cơ
sở đó đề xuất một số hướng đi cho truyện tranh Việt Nam trong thời gian tới nhằm
xây dựng một thương hiệu riêng cho truyện tranh Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ các mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhận diện khái quát về truyện tranh.
- Khái quát cơ sở lý luận liên về truyện tranh và sự ảnh hưởng của truyện tranh
đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Việt Nam.
- Khái quát quát lịch sử truyện tranh phương Tây, truyện tranh Nhật Bản,
truyện tranh Việt Nam và một số vấn đề của truyện tranh nước ngoài tại Việt Nam.
- Khảo sát thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam (tại khu vực Hà
Nội).
17
- Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của truyện tranh
đến trẻ em Việt Nam.
- Chỉ ra những thành tựu, hạn chế, cơ hội và thách thức và những bài học kinh
nghiệm cho ngành truyện tranh Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: khu vực nội thành Hà Nội.
+ Thời gian tiến hành điều tra khảo sát: từ năm 2013 – 2018.
+ Khách thể nghiên cứu bao gồm 464 người đang sinh sống và học tập trên địa
bàn Hà Nội, cụ thể như sau:
Các nhóm đối tượng được khảo sát
trong luận án
12%
7%
Học sinh tiểu học
14%
32%
Học sinh THCS
Học sinh THPT
Sinh viên
Phụ huynh
35%
Biểu đồ 0.1. Các nhóm đối tượng được khảo sát trong luận án
(Nguồn: NCS thống kê, xem tại phần phụ lục 1)
Trong biểu đồ trên, nhóm đối tượng được luận án khảo sát nhiều nhất là học
sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (chiếm 74%). Ngồi ra với
mục đích là tìm ra hướng phát triển cho truyện tranh Việt Nam, NCS cũng tham khảo
thêm những ý kiến của nhóm đối tượng là sinh viên. Họ vừa là những người trẻ, vừa
là những người mới trải qua giai đoạn trẻ em.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp nghiên cứu chung
Với đề tài “Ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam” (qua khảo sát tại
địa bàn Hà Nội) là một đề tài mang tính liên ngành và có nhiều cách tiếp cận đối
18
tượng nghiên cứu. NCS đã tiếp cận đề tài dưới góc độ Việt Nam học, cụ thể là
nghiên cứu từ góc độ ảnh hưởng của một thể loại văn học mang tính giải trí cao đến
q trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Việt Nam. NCS đã lựa chọn
và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận lịch sử: phương pháp này giúp NCS phân tích các khái
niệm, đặc trưng của truyện tranh và phân tích q trình hình thành và phát triển của
truyện tranh một số quốc gia ở Châu Âu, truyện tranh Nhật Bản và truyện tranh Việt
Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích,
tổng hợp tài liệu thứ cấp là những cơng trình khoa học có liên quan đến nội dung đề
tài, các truyện tranh được trẻ em Việt Nam yếu thích. Áp dụng phương pháp này
trong nghiên cứu đã hỗ trợ NCS xác định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cơ
sở lý luận của đề tài. Phương pháp phân tích, tổng hợp có thể chỉ ra những thành
cơng và hạn chế của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Áp dụng phương pháp thống kê, phân loại
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án để xác định đề tài và nội dung của các tác
phẩm truyện tranh, các trường phái truyện tranh, nhất là các truyện tranh của Nhật
Bản.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để phân tích những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực của truyện tranh đến trẻ em không thể tiến hành các nỗ lực riêng rẽ mà cần
phải giải quyết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ em như hình ảnh, ngôn ngữ, các
thông điệp, các hiệu ứng phái sinh từ truyện tranh nhằm đánh giá khách quan về đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát, mô tả: NCS sử dụng phương pháp này trong quá trình
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (bao gồm học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3, phụ huynh
học sinh) nhằm thu thập kết quả về thực trạng đọc truyện tranh và những ảnh hưởng
của truyện tranh đến trẻ em.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành của Khu vực học hiện đại: Phương pháp
nghiên cứu liên ngành sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành như nghệ thuật
học, ngôn ngữ học, tâm lý học, văn hóa học… Nghệ thuật học trong nghiên cứu đề
tài giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trong hình ảnh, các chuyển động, các hành
động … và hình thành trong họ ý thức về cái đẹp, cái thiện. Ngôn ngữ trong truyện
19
tranh làm cho người đọc hiểu được đặc điểm ngôn ngữ trong truyện tranh, sự thống
nhất giữa lời thoại và hình ảnh trong các trang truyện; nhận biết được những hạn chế
trong ngơn ngữ đối thoại. Vai trị của tâm lý trong nghiên cứu này sẽ giúp NCS chỉ
rõ sự phát triển tâm lý có ảnh hưởng đến tâm lý tiếp nhận truyện tranh. Văn hóa học
sẽ chỉ ra những ảnh hưởng văn hóa tới hành vi, cách nhìn nhận đánh giá về con
người và xã hội qua các tác phẩm truyện tranh của trẻ em trong nền tảng văn hóa
Việt Nam.
Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ
em Việt Nam được xem xét và đánh giá đa chiều, và cũng từ phương pháp này sẽ
mang lại cho nội dung nghiên cứu và sâu sắc hơn.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi
- Phương pháp này được vận dụng để thu thập tài liệu: lấy ý kiến của phụ
huynh học sinh, của chính bản thân các em để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
truyện tranh này tới trẻ em (bao gồm các câu hỏi về quan điểm, đánh giá, ý kiến cá
nhân …). 18 câu hỏi được nêu ra trong bảng hỏi với học sinh THCS và 22 câu hỏi
với học sinh bậc THPT, 11 câu hỏi với sinh viên và 16 câu hỏi với các bậc phụ
huynh. Trong các bảng hỏi có những câu hỏi giống nhau và có những câu hỏi khác
nhau, phù hợp với từng cấp học; những câu hỏi lựa chọn và những câu hỏi mở tìm
kiếm những phương án trả lời tối ưu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án.
- Tổng số khách thể khảo sát: 464 khách thể (được trình bày cụ thể trong luận
án). Ngồi ra NCS cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của khác của chính NCS đã tiến
hành nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để làm sáng rõ những đánh giá của
NCS về đối tượng nghiên cứu.
Trong đó, khảo sát chính là 3 học sinh tiểu học (6-10 tuổi);152 học sinh trung
học cơ sở (11 -15 tuổi); 162 học sinh phổ thông trung học (16 -18 tuổi); sinh viên
năm thứ nhất (19 – 20 tuổi) và các bậc phụ huynh (30 – 55 tuổi).
- Địa bàn nghiên cứu: 4 quận của thành Hà Nội: Hồn Kiếm, Cầu Giấy, Ba
Đình, Nam Từ Liêm.
- Việc khảo sát được tiến hành qua các bước sau:
20
+ Năm tháng 10 năm 2015, NCS đã phát bảng khảo sát với các em học sinh phổ
thông trên địa bàn quận Cầu Giấy với hệ thống 22 câu hỏi về thực trạng đọc truyện
tranh; thái độ đối với truyện tranh, cách thức sở hữu và cách đọc truyện tranh và
được các em tham gia rất nhiệt tình. Ngồi bảng hỏi, NCS còn thu thập được nhiều ý
kiến thú vị về các vấn đề liên quan đến truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh ngoại
nhập; các vấn đề về truyện tranh 18 +…
+ Tháng 4 năm 2016, NCS đã khảo sát bằng bảng hỏi với các nhóm học sinh tại
khu vực quận Hồn Kiếm, Ba Đình về thực trạng đọc truyện tranh và nhận thấy các
em rất yêu thích truyện tranh, trong đó có các em có cả bộ sưu tập về truyện tranh
của riêng mình.
+ Tháng 10 năm 2016, NCS tiến hành khảo sát với các em học sinh bậc tiểu
học tại quận Ba Đình, Hồn Kiếm và Nam Từ Liêm. Cuộc khảo sát này khá khó
khăn do các em khá hiếu động và cách tiếp cận thường gây sự chú ý nên số lượng
các em được khảo sát không như mong đợi của NCS. Tuy vậy, qua những cuộc trị
truyện, NCS thấy các em khá thích đọc truyện tranh; đọc cho vui và quan trọng là
việc đọc của các em vẫn được sự quan tâm từ phụ huynh.
+ Bên cạnh đó, NCS cũng tiến hành phát bảng khảo sát với các bậc phụ huynh
có con đang học tại các cấp học. Mục đích của cuộc khảo sát này nhằm lấy ý kiến
của phụ huynh về mức độ quan tâm của họ đối với việc đọc truyện tranh của con em
mình nhưng những câu hỏi về việc đưa ra ý kiến cá nhân thì rất nhiều phụ huynh đã
khơng trả lời. Tuy nhiên, NCS đã thu được những ý kiến của một số vị phụ huynh rất
quan tâm đến truyện tranh và việc đọc truyện tranh của con cái họ. Đây thực sự là
dấu hiệu đáng mừng vì phần nào phụ huynh đã có những cách nhìn nhận đúng đắn về
truyện tranh và thị trường truyện tranh và sự nguy hại nếu khơng kiểm sốt việc đọc
truyện tranh trên các trang mạng của con em mình.
+ Tiếp đến, NCS đã tiến hành khảo sát với nhóm đối tượng và sinh viên nhằm
tìm ra những ý kiến đánh giá khách quan về truyện tranh nước ngoài và truyện tranh
Việt Nam và tìm ra hướng đi cho truyện tranh Việt Nam. Ý kiến mà NCS thu được
đều cho rằng truyện tranh có cả ảnh hưởng tiêu cực và tích cực và họ đều cho rằng
truyện tranh là một hình thức giải trí tốt cho trẻ em.
- Nội dung bảng hỏi được thiết kế theo từng nhóm đối tượng khác nhau.
21
- Nguyên tắc khảo sát: khách thể nghiên cứu hoàn thành bảng hỏi một cách độc
lập, các thông tin cá nhân được bảo mật; những mệnh đề khơng hiểu có thể được hỏi
và trao đổi với người hỏi.
- Xử lý số liệu: Sau khi kết thúc khảo sát, NCS sử dụng phương pháp thống kê
để xử lý số liệu theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu
NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu với 22 khách thể. Trong đó có 5 học sinh
tiểu học, 3 học sinh Trung học cơ sở, 5 học sinh trung học phổ thông, 5 sinh viên, 3
phụ huynh, một nhà nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn này được NCS tiến hành sau
khi thu các bảng hỏi và trao đổi các vấn đề liên quan đến truyện tranh.
-
Mục đích của phỏng vấn sâu:
+ Tìm hiểu suy nghĩ, quan điểm cá nhân của khách thể nghiên cứu nhằm hoàn
thiện bảng hỏi.
+ Trao đổi ý kiến, làm rõ hơn những thơng tin được khảo sát.
+ Tìm lời giải thích cho các vấn đề được nêu ra ở phương pháp định lượng.
Việc lấy ý kiến từ các cuộc phỏng vấn mang tính định tính nên mục đích của
các cuộc phỏng vấn sâu sẽ giúp cho NCS hiểu các vấn đề cụ thể hơn, có những đánh
giá khách quan hơn dựa trên ý kiến của những người được hỏi, tránh được sự áp đặt
ý kiến chủ quan của NCS.
- Nguyên tắc phỏng vấn sâu:
+ Người được hỏi tự đưa ra quan điểm cá nhân
+ Người hỏi phải tạo niềm tin với người được hỏi
+ Các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiệu, tránh áp đặt
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những lý thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ
em là gì?
Câu hỏi 2: Truyện tranh và những ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ em có thu
hút được nhiều người nghiên cứu hay khơng?
Câu hỏi 3: Thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam hiện nay ra sao?
Câu hỏi 4: Nghiên cứu những ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam
cần làm rõ những khía cạnh nào?
22
Câu hỏi 5: Làm thế nào để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực của truyện tranh?
Câu hỏi 6: Tại sao truyện tranh Việt chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của
độc giả trong nước?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Truyện tranh Nhật Bản được trẻ em Việt Nam yêu thích nhất.
Giả thuyết 2: Truyện tranh có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ em Việt Nam.
Giả thuyết 3: Trong tương lai, truyện tranh sẽ khơng được trẻ em u thích.
Giả thuyết 4: Truyện tranh Việt Nam khơng có cơ hội phát triển nếu khơng hạn
chế truyện tranh nước ngồi.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu hệ thống lại những lý luận về truyện tranh, các tiêu chí để phân
loại truyện tranh và các vấn đề của truyện tranh đang được quan tâm ở Việt Nam
hiện nay.
- Nghiên cứu khẳng định truyện tranh là một hình thức giải trí phổ biến và quan
trọng đối với trẻ em Việt Nam.
- Nghiên cứu này cũng bổ sung thêm lý luận trong nghiên cứu về khu vực học
hiện đại với cách tiếp cận liên ngành đang được rất nhiều ngành khoa học sử dụng
trong nghiên cứu để giải giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là một cơng trình chun biệt, cơng trình đầu tiên khảo sát về ảnh
hưởng văn hóa của truyện tranh dành tới trẻ em Việt Nam trong giai đoạn hiện nay từ
góc độ Việt Nam học.
- Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến truyện tranh nói chung và ảnh hưởng của truyện tranh đến
trẻ em nói riêng.
- Những khuyến nghị mà luận án đưa ra sẽ góp một phần giúp các bậc phụ
huynh có những định hướng giúp quản lý con cái mình trong việc lựa chọn loại
truyện phù hợp với lứa tuổi.
23
- Thông qua nghiên cứu chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế, cơ hội và thách
thức của truyện tranh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng cung cấp
những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý, xuất bản, sáng tác
truyện tranh nhằm tạo dựng thương hiệu riêng cho truyện tranh Việt Nam.
9. Cấu trúc của luận án
Trên cơ sở mục đích của luận án và nội dung sẽ thực hiện, ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được chia
làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Truyện tranh và thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Những ảnh hưởng của truyện tranh đến trẻ em Việt Nam từ cách tiếp cận
liên ngành
Chương 4: Phát huy vai trò của truyện tranh với trẻ em Việt Nam trong trong
ngành cơng nghiệp văn hóa
24
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài luận án “Ảnh hƣởng của truyện tranh tới trẻ em Việt
Nam” (qua khảo sát tại Hà Nội), với mục đích nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực của truyện tranh tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em Việt Nam. Đến năm 2019, tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về truyện tranh,
ảnh hưởng của truyện tranh đến bạn đọc đã được tiếp cận từ lý thuyết khoa học
truyền thông, lý thuyết xã hội học, giáo dục học, văn hóa học... Tuy nhiên, NCS chưa
phát hiện được cơng trình nghiên cứu hay bài viết nào trùng tên với đề tài luận án,
mà chủ yếu là những nội dung nghiên cứu gần hoặc liên quan gián tiếp. Trên cơ sở
nguồn tài liệu tập hợp được, NCS chia thành 3 nhóm chính có liên quan đến nội dung
truyện tranh và những ảnh hưởng của truyện tranh của các học giả trong và ngồi
nước.
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về truyện tranh ở nước ngồi
1.1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về truyện tranh ở phương Tây
Đầu tiên phải kể đến cuốn sách ―Hệ thống truyện tranh‖ (Système de la bande
dessinée, Presses Universitaires de France, 1999) của Thierry Groensteen. Cuốn sách
này đã cung cấp những nền tảng cơ bản cho các nhà nghiên cứu nắm vững lý thuyết
về truyện tranh và chỉ ra một số hướng nghiên cứu cho những người chưa có kiến
thức chuyên sâu về truyện tranh, nhất là tại Pháp và Bỉ. Tác giả đã tiếp cận truyện
tranh như là một "hệ thống" được tạo ra bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố và
thông số trong truyện tranh. Ông đã phát triển lý thuyết tổng quát của mình về truyện
tranh một cách mạch lạc. Đó là một "hệ thống" được xây dựng dựa trên những
nghiên cứu về "lời và hình ảnh" được thống nhất và hài hòa trong truyện tranh. Cuốn
sách này cung cấp rất nhiều ý tưởng cho các nhà nghiên cứu về cách tiếp cận trong
nghiên cứu về truyện tranh [99]. Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở khung
lý thuyết về truyện tranh mà chưa đi vào tìm hiểu, đánh giá sự ảnh hưởng của truyện
tranh tới trẻ em trên các phương diện khác nhau.
25