Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tang ma của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng luận văn ths khu vực học 60 22 01 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
===================

NÔNG THỊ THU

TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY Ở
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
===================

NÔNG THỊ THU

TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY Ở
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học “Tang ma của
người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” dưới sự hướng dẫn của
TS. Phạm Văn Lợi là hồn tồn mới, khơng có sự trùng lặp với các cơng trình
nghiên cứu khoa học khác.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu khoa
học nào.

Tác giả luận văn

Nông Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới tất cả các Thầy Cô đã giảng dạy các
chuyên đề cao học cho lớp Việt Nam học khóa 8 niên khóa 2012 – 2014, cùng tồn thể
các cán bộ, giảng viên Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học thạc sỹ này trong suốt q trình học tập vừa qua.
Thứ hai, Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Lợi đã dành nhiều thời
gian, tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, nghiên cứu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Thứ ba, trong thời gian làm luận văn, tôi cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt
tình của cán bộ, nhân dân huyện Trùng Khánh, đặc biệt là các thầy tào, thầy phường đã
không ngần ngại cung cấp thông tin cho tôi bằng tất cả sự nhiệt thành của mình. Tơi cũng
rất biết ơn, cảm kích những người nơng dân hiền lành, chất phác ở mảnh đất này đã luôn
niềm nở, nhiệt tình trả lời phỏng vấn của tơi vượt lên cả chính nỗi đau mất mát thân nhân

của mình. Đồng thời, tôi cũng luôn nhận được sự động viên, tin tưởng và giúp đỡ của
người thân, gia đình và bạn bè. Đó là sự giúp đỡ và nguồn cổ vũ quý giá giúp tơi vượt qua
khó khăn để hồn thành khóa học và luận văn này. Vậy nên, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn và
biết ơn chân thành nhất đến tất cả mọi người!
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức, song do hạn chế về khả năng, trình độ, thời
gian… khiến luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế nên, tác giả kính
mong được sự góp ý của các q Thầy Cơ, gia đình, nhân dân huyện Trùng Khánh và
bạn bè giúp tôi khắc phục những hạn chế, tiếp tục phát triển đề tài của mình trong các
cơng trình tiếp theo.
Một lần nữa, tơi xin gửi lời cảm ơn, biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến tất
cả mọi người!
Tác giả luận văn

Nông Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 9
6. Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 9
7. Bố cục của luận văn .................................................................................................12
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƢ DÂN .......13
1.1. Về địa bàn nghiên cứu .......................................................................................13
1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................13
1.1.2. Địa lý hành chính...............................................................................................14
1.1.3. Địa hình, khí hậu, sơng ngịi.............................................................................15

1.1.4. Đất đai, động thực vật, khống sản .................................................................17
1.2. Về cƣ dân ..............................................................................................................18
1.2.1. Nguồn gốc, quá trình tộc người .......................................................................18
1.2.2. Dân số, sự phân bố dân số và hình thức cư trú ..............................................22
1.2.3. Một số hoạt động kinh tế chính ........................................................................23
1.2.4. Về văn hóa tộc người.........................................................................................27
Tiểu kết chương...........................................................................................................35
Chƣơng 2: QUAN NIỆM VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI THẾ GIỚI
THẦN LINH ........................................................................................ 36
2.1. Quan niệm của ngƣời Tày về thế giới tự nhiên và con ngƣời ....................36
2.1.1. Quan niệm về thế giới ba tầng .........................................................................36
2.1.2. Quan niệm về linh hồn, sự sống và cái chết....................................................39

1


2.2. Cách ứng xử với thế giới thần linh ..................................................................43
2.2.1. Ứng xử với thần linh trong gia đình ................................................................43
2.2.2. Ứng xử với thần linh bên ngồi gia đình.........................................................45
2.2.3. Thầy cúng và vai trò của thầy cúng trong quan hệ với thần linh .................48
Tiểu kết chương ............................................................................................................55
Chƣơng 3: CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA ...............................................56
3.1. Những quy tắc ứng xử trƣớc tang lễ ...............................................................56
3.1.1. Ứng xử trong gia đình .......................................................................................56
3.1.2. Ứng xử của cộng đồng với gia đình có người thân vừa mất .........................59
3.2. Nghi lễ trong tang ma ngƣời chết thƣờng ......................................................65
3.2.1. Các nghi lễ trước khi phát tang........................................................................65
3.2.2. Các nghi lễ từ khi phát tang đến khi chuẩn bị đưa tang ................................69
3.2.3. Các nghi lễ chuẩn bị đưa tang, lễ đưa tang ....................................................76
3.2.4. Các nghi lễ sau khi chôn cất .............................................................................81

3.3. Nghi lễ tang ma cho các trƣờng hợp chết đặc biệt .......................................82
3.3.1. Tang ma trẻ em (nhang phi eng) ......................................................................82
3.3.2. Tang ma những người chết trẻ .........................................................................83
3.3.3. Tang ma những người chết bất đắc kỳ tử ........................................................84
3.3.4. Tang ma những người làm nghề thầy cúng. ...................................................85
Tiểu kết chương...........................................................................................................87
Chƣơng 4: TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.89
4.1. Những yếu tố tín ngƣỡng, tơn giáo tác động đến tang ma..........................89
4.1.1. Những yếu tố tín ngưỡng dân gian của người Tày trong tang ma ...............89
4.1.2. Những yếu tố tơn giáo bên ngồi ảnh hưởng đến tang ma .............91
4.2. Giá trị tang ma của ngƣời Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.....100
4.2.1. Giá trị lịch sử tộc người ..................................................................................100
4.2.2. Giá trị nghệ thuật.............................................................................................102

2


4.2.3. Tang ma với vai trị kết nối gia đình và cộng đồng ......................................108
4.3. Biến đổi trong tang ma của ngƣời Tày Trùng Khánh hiện nay ..............110
4.3.1. Biến đổi về đồ lễ...............................................................................................110
4.3.2. Biến đổi về thời gian tổ chức nghi lễ .............................................................112
4.3.3. Biến đổi phương tiện hành lễ..........................................................................113
4.4. Một số vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị trong tang ma của ngƣời
Tày huyện Trùng Khánh........................................................................................114
4.4.1. Bảo tồn các giá trị tang ma trong mơi trường vốn có của nó .....................114
4.4.2. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá, khôi phục các giá trị
trong tang ma..............................................................................................................115
4.4.3. Bảo tồn lực lượng thầy tào, thầy phường, thầy lễ ........................................116
Tiểu kết chương ..........................................................................................................118
KẾT LUẬN ...............................................................................................................119

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................122
PHỤ LỤC ..................................................................................................................128

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên mảnh đất Việt
Nam, người Tày có số lượng dân cư đơng nhất và cư trú chủ yếu tập trung ở
các tỉnh miền núi phía Bắc. Cao Bằng được coi là một trong những vùng đất
cổ, là quê hương tộc người Tày. Đến nay, mặc dù có nhiều dân tộc anh em
khác cùng cư trú trong khu vực, nhưng người Tày ở Cao Bằng vẫn chiếm số
lượng nhiều hơn cả với 207.805 người [7], chiếm 40,97% trong tổng số dân
toàn tỉnh. Trùng Khánh là một trong những huyện biên giới của tỉnh Cao
Bằng, nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Trong quá trình tồn tại và phát triển,
một mặt người Tày ở đây đã bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống,
mặt khác họ cũng đang tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa từ các tộc người khác và
những yếu văn hóa hiện đại cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của
khu vực và đất nước.
Trải qua các thời kì lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước, người Tày ở
Cao Bằng đã ln gắn bó, cùng chung lưng đấu cật với các dân tộc anh em cả
nước trong lao động sản xuất cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Cao Bằng là một trong những chiếc nôi sản sinh ra khối cư dân Âu
Việt, một trong những lực lượng cùng với người Lạc Việt hợp thành nước Âu
Lạc và là dân tộc Việt Nam ngày nay. Đặc biệt đã có nhiều cứ liệu lịch sử,
nhiều nhà khoa học khẳng định Thục phán An Dương Vương là người Tày ở
Cao Bằng đã kế tiếp Vua Hùng dựng nên nước Lạc Việt mà những dấu tích
lịch sử và văn hóa ở Cao Bằng và thành Cổ Loa ngày nay là một minh chứng

khẳng định điều đó. Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa của người Tày ở
Cao Bằng là một việc hết sức quan trọng khơng chỉ góp phần hiểu rõ hơn về
tộc người Tày mà cịn góp phần làm sáng tỏ lịch sử Việt Nam nói chung.

4


Nhắc đến văn hóa của người Tày, khơng thể khơng nhắc đến phong tục
tang ma. Đây không chỉ đơn thuần là một nghi lễ biểu lộ tình cảm của những
người còn sống với người đã mất mà còn là "một bảo tàng sống" chứa đựng
rõ nét và sinh động các thông tin về lịch sử tộc người, về vũ trụ quan, nhân
sinh quan, về vai trò của từng cá nhân cũng như cộng đồng trong nghi lễ. Tất
cả những điều đó có giá trị hết sức quan trọng cần thiết được nghiên cứu bằng
các cơng trình nghiên cứu chun sâu.
Hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa và hội
nhập, văn hóa cổ truyền của người Tày nói chung và phong tục tang ma nói
riêng cũng đã có nhiều thay đổi. Những nghiên cứu chuyên về tang ma không
chỉ dừng lại ở mục tiêu bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà
cần phải đi sâu tìm hiểu những tác động của đời sống xã hội và những biến
đổi trong tang ma cho phù hợp với xã hội hiện đại mà vẫn giữ gìn và phát huy
được bản sắc văn hóa truyền thống.
Chính vì vậy, tơi quyết định chọn "Tang ma của người Tày ở huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng" làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về tang ma của người Tày
ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng từ những quan niệm về cái chết, về thế
giới sau khi chết đến các bước chuẩn bị cho đám tang, các nghi lễ tiến hành
trong đám tang và cả những nghi lễ sau đám tang.
- Chỉ ra được ảnh hưởng của các yếu tố tơn giáo, văn hóa khác tác động
tới tang ma cùng với những biến đổi phong tục tang ma của người Tày ở

huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) trong thời điểm hiện nay.
- Chỉ ra những giá trị của tang ma và định hướng bảo tồn, phát huy các
giá trị ấy cho phù hợp với xã hội hiện nay.

5


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa của người Tày nói chung và phong tục tang ma nói riêng đã
được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu với nhiều cơng trình chun khảo.
Nhưng trước hết phải kể đến cơng trình của hai nhà khoa học Lã Văn Lơ và
Đặng Nghiêm Vạn (1968) "Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng,
Thái ở Việt Nam" [30, tr. 100 - 105]. Các tác giả tập trung phác họa giá trị văn
hóa của ba tộc người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Tang ma cũng đã được đề
cập đến nhưng chỉ mang tính khái quát chung chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu,
phân tích từng khía cạnh cụ thể.
Năm 1978, Viện dân tộc học xuất bản cuốn Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Bắc) [69] đã đề cập, giới thiệu một cách khái quát về dân
tộc Tày, trong đó có tang ma.
Năm 1984, hai học giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô đã cho ra đời cuốn
sách "Văn hóa Tày, Nùng" [63, tr. 50 - 54]. Trong đó, tang ma của người Tày,
Nùng cũng đã được trình bày với một tiểu mục riêng góp phần giúp độc giả
hiểu rõ hơn về các nghi lễ chính trong tang ma của người Tày, Nùng. Tuy
nhiên, đó cũng chỉ là những phác họa chung chứ các tác giả chưa tách riêng
tang lễ của hai dân tộc Tày và Nùng để đi sâu nghiên cứu.
Năm 1992, Bế Viết Đẳng và các nhà nghiên cứu của viện dân tộc học biên
soạn cuốn sách "Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam" [18, tr. 165 - 166, 212 226] đã góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa của các
dân tộc Tày, Nùng ở việt Nam. Đặc biệt, cuốn sách cũng đã dành một chương
trình bày về tơn giáo chính thống và các tơn giáo du nhập, quan niệm về cái chết
và sự tồn tại ở thế giới bên kia, các nghi lễ liên quan đến đời sống văn hóa, xã

hội. Tang ma của người Tày, Nùng cũng đã được nghiên cứu khá chi tiết và
chuyên sâu. Tuy nhiên, các tác giả đã không tách tang ma của các dân tộc Tày,
Nùng thành một tiểu mục riêng.

6


Tác giả Đỗ Thúy Bình (1994) trong cơng trình “Hơn nhân và gia
đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” [9, tr. 227 - 254] đã miêu
tả một cách khái lược, phân tích 6 nghi lễ chính trong tang ma của 3 dân
tộc Tày, Nùng, Thái nhưng chưa có chuyên mục nghiên cứu riêng về tang
ma của tộc người Tày.
Ngoài những nghiên cứu trên, tác giả Hoàng Tuấn Nam (1998) đã công
bố cuốn sách "Việc tang lễ cổ truyền của người Tày" [34]. Đây là một cơng
trình nghiên cứu khá đầy đủ về tang lễ của người Tày. Từ các bước chuẩn bị,
các bước tiến hành cũng như nghi lễ sau đám tang, về trách nhiệm của các đối
tượng tham gia trong tang lễ. Tác giả cũng đã sưu tầm cả những bài tế ca
trong đám tang của người Tày. Mặc dù vậy, cuốn sách mới đề cập đến tang
ma của người Tày ở Việt Nam nói chung chứ chưa chỉ ra sự giống và khác
nhau giữa tang ma của người Tày ở các khu vực khác, chưa chỉ rõ được
những ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo, văn hóa xã hội trong đời sống hiện
đại tác động đến nghi lễ tang ma của người Tày hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị n (2009) trong cơng trình nghiên cứu "Tín
ngưỡng dân gian Tày, Nùng" [73, tr. 398 - 401, 437 - 523] cũng đã đề cập đến
những vấn đề kiêng kỵ còn khá nặng nề trong tang lễ của người Tày, Nùng ở
một số địa phương. Đặc biệt, tang lễ của những người làm nghề thầy cúng
được tác giả xem xét nghiên cứu khá đầy đủ. Điều này đã góp phần quan
trọng trong việc cung cấp nhiều cái nhìn mới hơn về phong tục tang ma của
người Tày.
Tác giả Hoàng Thị Cấp (2010) đã sưu tầm, biên dịch khá đầy đủ về

những bài lượn trống trong tang lễ của nhóm người Tày trắng ở Hà Giang
[10]. Cung cấp cho người đọc hiểu được ý nghĩa, giá trị của những bài lượn
trống trong tang lễ của người Tày trắng.
Ngoài ra, trong cuốn "Tế lễ - tế ca trong đám tang của người Tày ở
huyện Quảng Uyên - Cao Bằng" (2012) của hai tác giả Hoàng Thị Nhuận,

7


Nông Vĩnh Tuân [38]. Các nghi thức tang ma được miêu tả cụ thể, các bài văn
tế được biên dịch giúp cho người đọc hiểu rõ hơn nghi thức tang ma cũng như
ý nghĩa của văn tế trong đám tang của người Tày huyện Quảng Uyên.
Trong các cuốn "Địa chí Cao Bằng" (2000), "Lịch sử tỉnh Cao Bằng"
(2000), phong tục tang ma của người Tày, Nùng và một số dân tộc thiểu số
khác ở Cao Bằng cũng đã được trình bày một cách khái qt.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đều đã ít nhiều đề cập đến
tang ma của người Tày, nhưng đó là những chuyên khảo về tang ma của người Tày
ở Việt Nam nói chung. Thậm chí nhiều cơng trình đề cập đến nghi lễ tang ma của
người Tày, Nùng nói chung; chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về tang ma
của người Tày, đặc biệt tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tang ma của người Tày ở
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, để hiểu được những biến đổi
trong tang ma người Tày huyện Trùng Khánh ở giai đoạn hiện nay dưới tác
động của các yếu tố kinh tế, xã hội, luận văn còn quan tâm nghiên cứu cả điều
kiện tự nhiên và các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội của cư dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu tang ma của
người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, Trùng Khánh là

một địa bàn tương đối rộng với diện tích tự nhiên lên tới 46.872ha và dân số
lên tới 48.713 người [7] . Vì vậy, trong luận văn này, tôi chủ yếu tôi tập trung
nghiên cứu tại một số xã có đơng người Tày sinh sống như: Đàm Thủy, Chí
Viễn, Phong Châu, Đình Minh, Cảnh Tiên, Cao Thăng, Đức Hồng.
- Thời gian nghiên cứu: Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu và thời
lượng nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về tang ma của người Tày ở
huyện Trùng Khánh từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên để hiểu hết được giá trị

8


văn hóa cổ truyền trong tang ma và thấy rõ được những biến đổi của tang ma
hiện nay, luận văn còn xem xét tang ma của người Tày trong những giai đoạn
lịch sử trước 1986.
- Phạm vi vấn đề: Luận văn tập trung nghiên cứu về thế giới quan, về các
quan niệm của người Tày về sự sống và cái chết, tồn bộ tiến trình của một đám
tang, từ các bước chuẩn bị trước đám tang, các nghi lễ diễn ra trước, trong và sau
đám tang. Không chỉ dừng ở đó, luận văn cịn đặt vấn đề nghiên cứu cả những yếu
tố tín ngưỡng, tơn giáo, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động, ảnh hưởng
đến tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
5. Đóng góp của đề tài
- Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống,
chi tiết về các nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh dựa trên
tư liệu điền dã là chính. Từ đó, cung cấp một bức tranh tồn cảnh về nghi lễ
tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Bổ sung thêm nguồn tư liệu mới, góp phần phục vụ cho cơng tác sưu
tầm, nghiên cứu về tang ma của người Tày nói riêng cũng như văn hóa của
người Tày nói chung.
- Bên cạnh đó luận văn cịn đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc
định hướng các chính sách văn hóa, xã hội, giáo dục, giữ gìn và phát triển văn

hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
6. Cơ sở lý thuyết và Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý thuyết
Lĩnh vực nghiên cứu chính của luận văn là tang ma. Vì vậy, để có cơ sở
lý luận, định hướng tiếp cận, nghiên cứu đúng đắn, phù hợp, trong khuôn khổ
nghiên cứu này, chúng tôi sẽ làm rõ sự giống và khác nhau giữa khái niệm
“tang ma” với các khái niệm “ma chay”, “tang lễ”, “nghi lễ tang ma”và xác
định rõ nội hàm khái niệm “tang ma” sẽ được sử dụng trong luận văn.

9


Lâu nay, thuật ngữ tang ma hay ma chay thường được dùng để chỉ các
nghi lễ, niềm tin và cách ứng xử của người sống liên quan đến người chết.
Tác giả Tân Việt trong cuốn Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam
cho rằng: Tang ma chắt lọc được phần tinh hoa của đạo hiếu, suy rộng ra là
nghĩa của con cháu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Người ta thường quan niệm
hiếu là việc đối với người chết, nói tới hiếu là chỉ việc tang lễ [70, tr. 40].
Theo cuốn Các hình thức tơn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng
của X.A.Tocarev. Thuật ngữ Ma chay là khái niệm được dùng để biểu thị các
nghi lễ tơn giáo có quan hệ với người chết và những tín ngưỡng gắn liền với
nghi lễ đó [79, tr. 56]. Các nhà dân tộc học Việt nam cũng cho rằng: Ma chay
là hình thức phổ biến ở tất cả các dân tộc và nói chung các nghi lễ gắn liền
với người chết chiếm vị trí khá quan trọng trong tất cả các tơn giáo từ những
hình thái ngun thủy đến phức tạp nhất [20, tr. 186].
Hòang Phê trong Từ điển Tiếng Việt [44, tr. 874] cho rằng: Tang lễ là
các nghi lễ chôn người chết. Tang là sự đau buồn khi có người thân vừa chết,
lễ là lễ chôn cất người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ, khăn,...)
để tỏ lòng tiếc thương người chết.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngân trong luận án Tiến sĩ Tang ma của

người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái nguyên cho rằng Nghi lễ tang ma là hệ
thống các nghi lễ được thực hiện trong tiến trình tổ chức đám tang. Tang ma
là sự phức hợp các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng gắn liền với người chết và các
quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng người sống dành cho người chết [35,
tr. 28].
Như vậy, xét về mặt ngữ nghĩa, các thuật ngữ trên mặc dù có ít nhiều
sự khác biệt, hoặc nghiêng về nghi lễ hoặc nghiêng về lối ứng xử nhưng nội
dung đều nói đến các nghi lễ tơn giáo tín ngưỡng và những ứng xử của người
sống trong mối quan hệ với người chết. Mỗi khái niệm đều có nội hàm riêng.
Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn tiếp cận nghiên cứu tang ma vì tang

10


ma là khái niệm có nội hàm rộng bao gồm tất cả các quan niệm, nghi lễ và thế
ứng xử của người sống với người chết. Không chỉ dừng lại ở hệ thống các
nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng gắn với người chết từ khi người thân chuẩn bị
chết đến các nghi lễ diễn ra trước, trong và sau đám tang mà tang ma còn thể
hiện các quy tắc ứng xử giữa người sống với người chết, giữa những người
còn sống với nhau, giữa cá nhân trong cộng đồng. Đó chính nội hàm của khái
niệm “tang ma” được chúng tơi sử dụng trong đề tài luận văn này.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có cái nhìn hệ thống, tồn diện về tang ma của người Tày ở huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khu
vực học theo hướng tiếp cận liên ngành dựa trên kết quả nghiên cứu của các
ngành địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội,... Qua đó thấy được những đặc
trưng của khu vực nghiên cứu.
Do xác định nguồn tư liệu chính được sử dụng để hồn thành luận văn
là tư liệu thu thập từ các đợt điền dã trên địa bàn nghiên cứu (Đặc biệt là tư
liệu thu thập từ các thầy tào, thầy phường và các gia đình có người thân đã

mất - tang gia, những người có vai trị chủ đạo trong việc thực hiện trong tang
ma) nên phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điền dã
dân tộc học (nhân học), với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phỏng
vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, quan sát - ghi chép, chụp ảnh, quay video, ghi âm.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng những tư liệu trong những cơng trình
khoa học đã xuất bản của các học giả trong nước. Chính vì vậy phương pháp
lịch sử cũng sẽ là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng.
Để hiểu biết về địa bàn nghiên cứu (về điều kiện địa lý tự nhiên, dân số,
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v…) luận văn cần các số liệu về diện
tích, đất đai, dân số, các hoạt động kinh tế, v.v… nên phương pháp thống kê
cũng được sử dụng.

11


Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp tổng hợp các nguồn tư
liệu, phân tích số liệu, so sánh để làm nổi bật những nét đặc trưng trong tang
ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được bố cục thành 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và cƣ dân
Chƣơng 2: Quan niệm và cách ứng xử với thế giới thần linh
Chƣơng 3: Các nghi lễ trong tang ma
Chƣơng 4: Tang ma của ngƣời Tày - những vấn đề đặt ra

12


Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CƢ DÂN

1.1. Về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Trên bản đồ Việt Nam, Trùng Khánh là một huyện miền núi phía bắc
thuộc tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 63km theo đường tỉnh lộ 206,
có tọa độ địa lý từ 22º42’09” đến 22º56’52” vĩ bắc (từ Pác Mười, Đồi Cơn
đến Phia Mng, Ngọc Khê), từ 106º23’49” đến 106º43’56” kinh đông (từ
bản Gằn, Trung Phúc đến thác Bản Giốc, Đàm Thủy); phía bắc giáp huyện
Trịnh Tây và Đại Tân (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với đường biên
giới dài 62km từ cột mốc biên giới 53 xã Đàm Thủy đến cột mốc 86 xã Lăng
n. Phía đơng và đơng nam giáp huyện Hạ Lang, phía nam giáp huyện
Quảng Uyên, phía tây giáp huyện Trà Lĩnh [43, tr. 481]. Có cửa khấu quốc
gia Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê và các đường tiểu ngạch khác thông thương
với Trung Quốc. Diện tích tự nhiên của huyện là 46.872ha [13, tr. 11].
Với vị trí địa lý trên, Trùng Khánh khơng chỉ có điều kiện thuận lợi để
giao lưu kinh tế với nước bạn Trung Quốc mà dân cư hai bên khu vực biên
giới (chủ yếu là người Tày, Nùng ở Việt Nam và người Choang thuộc Quảng
Tây, Trung Quốc) có nhiều điều kiện tiếp xúc văn hóa thường xuyên với nhau
tạo nên những mối quan hệ mật thiết như quan hệ dòng tộc, quan hệ hôn
nhân, quan hệ giữa các thầy cúng. Biểu hiện rõ nhất thông qua việc người Tày
ở Việt Nam có thể tự sang biên giới Trung Quốc học chữ Hán hoặc nhận thầy
học nghề tào, sau đó quay trở lại quê hương để làm thầy tào. Mặt khác,
nghề tào theo chân các cuộc di cư của người Nùng vào khu vực biên giới
Trùng Khánh cũng đã góp phần tạo nên những yếu tố mới trong văn hóa,
tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Tày nơi đây. Trong đó, có

13



phong tục tang ma được thực hiện bởi những thầy tào hành nghề cúng bái
theo sách chữ Hán.
1.1.2. Địa lý hành chính
Từ xa xưa, Trùng Khánh vốn là vùng đất cổ, từ thời Hùng Vương là bộ
Vũ Định, đến đời Lý gọi là Tư Lang thuộc đất Thái Nguyên, thời thuộc Minh
đã chia Tư Lang làm Thượng Tư Lang và Hạ Tư Lang thuộc phủ Lạng Sơn,
đến đời Lê gọi là châu Thượng Lang. Dưới triều Nguyễn khoảng năm 1834
sau cải cách hành chính đổi trấn làm tỉnh, đổi châu làm huyện, Cao Bằng có 1
phủ và 5 huyện, đó là phủ Trùng Khánh, huyện Thượng Lang thời kỳ này có 4
tổng, 37 xã, thơn.
Thời kỳ thuộc Pháp, tên gọi và các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cao
Bằng cũng có nhiều thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, Cao Bằng có 2 phủ là phủ
Trùng Khánh và phủ Hịa An, phủ Trùng Khánh lúc đó gồm 3 châu: Thượng
Lang, Hạ Lang và Quảng Uyên. Năm 1928, Cao Bằng có 1 phủ, 38 tổng, 230
xã. Trong đó, châu Thượng Lang có 6 tổng (Lăng Yên, Phong Đằng, Nga Ổ,
Phong Châu, Trà Lĩnh, Ỷ Cống), 42 xã.
Năm 1942, tổng Trà Lĩnh tách khỏi phủ Trùng Khánh, thành lập châu
Trấn Biên, đến năm 1945, tổng Phong Đằng tách khỏi phủ Trùng Khánh nhập
vào châu Hạ Lang. Sau mạng tháng Tám 1945, phủ Trùng Khánh đổi tên là
huyện Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng, tên gọi đó được sử dụng cho đến
ngày nay. Trải qua quá trình phát triển, tên gọi, địa giới, số lượng các đơn vị
hành chính huyện Trùng Khánh có nhiều thay đổi. Cho đến nay, huyện Trùng
Khánh có 20 đơn vị hành chính, trong đó có thị trấn Trùng Khánh và 19 xã
gồm: Cảnh Tiên, Đức Hồng, Thơng Huề, Đồi Côn, Thân Giáp, Cao Thăng,
Lăng Yên, Lăng Hiếu, Phong Nậm, Khâm Thành, Ngọc Trung, Trung Phúc,
Đình Minh, Phong Châu, Đình Phong, Ngọc Khê, Ngọc Cơn, Chí Viễn, Đàm
Thủy. Trong đó, các xã có số lượng người Tày cư trú tập trung đông nhất là

14



Đàm Thủy, Chí Viễn, Phong Châu, Đình Minh, Cảnh Tiên, Lăng Hiếu, Đức
Hồng, Cao Thăng.
1.1.3. Địa hình, khí hậu, sơng ngịi
Trùng Khánh nằm ở độ cao trung bình từ 600 - 800m so với mực nước
biển, địa hình tương đối phức tạp với nhiều dãy núi cao, dưới chân núi là các
thung lũng dài và hẹp bị chia cắt bởi nhiều dịng sơng, suối lớn nhỏ khác
nhau. Huyện có 3 dạng địa hình chính: dạng núi đá vơi, dạng đồi và địa hình
thung lũng. Dạng núi đá vơi chiếm diện tích khá lớn với 11 xã, phân bố chủ
yếu ở phía bắc và phía tây nam của huyện với độ cao trung bình khoảng 700 800m. Dạng đồi gồm 6 xã phân bố chủ yếu ở phía đơng nam của huyện với độ
cao trung bình từ 500 - 800m. Dạng địa hình thung lũng gồm có 3 xã chính
chạy dọc theo 2 hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng. Đó là những
thung lũng bằng phẳng, dài và hẹp được kiến tạo bởi thiên nhiên cũng như
công sức khai phá của nhân dân bao đời nay đã tạo nên những cánh đồng trù
phú như Thông Huề, Cao Thăng, Ngọc Khê, Đức Hồng, Chí Viễn, v.v…
Dọc biên giới phía bắc và đơng bắc của huyện cịn có những dãy núi đá cao
tựa như một phên dậu, bức tường thành che chắn. Trong đó, cao nhất là ngọn núi
Giang Mũ ở xã Ngọc Khê với độ cao trên 873m. Phía nam và tây nam là địa hình
chuyển tiếp của cao nguyên miền đơng cao dần từ nam lên bắc.
Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên huyện Trùng Khánh cũng có nhiều
đèo dốc, cao nhất là đèo Khau Liêu ngăn giữa hai huyện Quảng Uyên và
Trùng Khánh với độ cao 664m nằm trên trục tỉnh lộ 206.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Trùng Khánh cũng mang
những đặc trưng như nhiều huyện miền núi phía bắc khác. Một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến hết tháng 3 năm sau, nửa
đầu mùa lạnh thời tiết khô hanh, ban ngày ấm áp nhưng ban đêm nhiệt độ
thường hạ thấp xuống. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 đến 10ºC,

15



tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng giêng do ảnh hưởng của gió
mùa đơng bắc tràn về, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0ºC, kèm theo sương muối
xuất hiện từng đợt từ 1 đến 2 ngày, đôi khi lên tới 4 đến 5 ngày. Mùa nóng bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 9, tháng nóng nhất trong năm là tháng 5 và tháng 6,
nhiệt độ trung bình khoảng 36 - 40ºC. Từ tháng 7 trở đi nhiệt độ giảm dần,
nhiệt độ trung bình trong năm là 24ºC.
Lượng mưa trung bình năm là 1.805,9mm, cao nhất là từ tháng 5 đến
tháng 9, thấp nhất là từ tháng 1 đến tháng 2, có mưa đá xuất hiện. Có những
năm mưa nhiều thường gây lũ lụt cục bộ, do địa hình đồi núi dốc nên dễ bị sạt
lở, xói mịn, đất đai dễ bị rửa trôi, bạc màu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất
cũng như sinh hoạt của nhân dân. Độ ẩm trung bình năm là 78%.
Trong hệ thống sơng suối, Trùng Khánh có hai con sơng lớn nhất, đó là
sơng Qy Sơn và sơng Bắc Vọng bắt nguồn từ phía tây bắc và chảy theo
hướng đơng nam. Do địa hình đồi núi dốc nên có nhiều thác ghềnh, nước chảy
xiết như thác Chó (Thơng Huề) cao 10m, Thong Gót (Chí viễn) cao trên 20m,
Thong Khoang (Ngọc Khê) cao trên 10m, nổi bật nhất là thác Bản Giốc (Đàm
Thủy) cao trên 50m tạo thành 3 bậc nối tiếp nhau thành một dòng chảy vừa
hùng vĩ vừa thơ mộng. Hệ thống sơng, suối ao hồ ngồi việc cung cấp nước
sinh hoạt, sản xuất còn là nguồn lợi thủy sản dồi dào. Đặc biệt nơi đây có
nhiều loại cá quý có giá trị kinh tế cao như cá chép, cá chiết, cá trầm xanh, cá
trầm hương, ba ba, v.v…, ngoài hai hệ thống trên cịn có một số hồ, đập, hang
động tích nước như hồ bản Viết, động ngườm Ngao.
Với địa bàn xa xôi hẻo lánh, bốn bề được bao bọc bởi núi rừng và các
dịng sơng, con suối lớn nhỏ khác nhau cùng với điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt. Để bảo đảm sự sinh tồn, khơng cịn cách nào khác là đồng bào phải
dựa vào thiên nhiên, cộng với những bất lực không thể lý giải trước các hiện
tượng tự nhiên và hiện thực xã hội đã hình thành nên trong tâm thức của

16



người Tày một hệ thống tín ngưỡng đa thần với các lực lượng siêu nhiên mà
con người phải có trách nhiệm thờ cúng khi cần thiết. Mặt khác, với điều kiện
tự nhiên ở trên, giao thông đi lại, kết nối với các vùng khác cịn nhiều khó
khăn nên huyện Trùng Khánh vẫn là một trong những địa bàn còn bảo lưu
được nhiều giá trị văn hóa truyền thống nói chung và tang ma nói riêng.
1.1.4. Đất đai, động thực vật, khống sản
Trùng Khánh cũng là một huyện có quần thể động thực vật phong phú và
đa dạng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 29.462 ha, trong rừng có
nhiều loại gỗ q như: nghiến, lim, q lát, thơng, v.v…, các loại động vật
như: hổ, báo, gấu, hươu, nai, khỉ, lợn lòi, vọoc mũi hếch, v.v…nhiều loại lâm
sản quý như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, ngũ gia bì, mật ong, v.v…
Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có nhiều loại hoa quả đặc sản nổi tiếng như:
hạt dẻ, đào, lê, mận, cam, quýt, v.v…
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.872 ha, trong đó đất nơng nghiệp
là 38.789 ha, chiếm 82%. Theo thông báo của hội khoa học Việt Nam, huyện
Trùng Khánh có 7 nhóm đất. Trong đó: đất phù sa chiếm 1,69%, đất Glây
0,42%, đất nâu 12,18%, đất đỏ 4,49%, đất tích vơi 6,92%, đất mòn trơ trọi
3,%, đất xám 34,58%.
Trong lòng đất của huyện Trùng Khánh cũng chứa nhiều khoáng sản với
trữ lượng lớn, trung bình cứ 14,5km² có một điểm khống sản. Nhiều loại
khống sản q như: Mangan, bơxít, thạch anh, quặng, đá vôi, đất thịt pha sét,
v.v…rất thuận lợi để phát triển ngành cơng nghiệp.
Về giao thơng, Trùng khánh có các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện như
đường tỉnh lộ đi cửa khẩu Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê dài hơn 20km, đường
liên huyện Trùng Khánh - Trà Lĩnh dài 26km, đường Trùng Khánh đi Bằng
Ca (Hạ Lang) dài hơn 36km. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, các tuyến đường giao thông của huyện ngày càng
được mở rộng và nâng cấp. Hầu hết các thôn bản của huyện cũng đều có


17


đường bê tơng. Tất cả những điều đó đã phần nào khắc phục được khó khăn
trong việc đi lại của nhân dân.
1.2. Về cƣ dân
1.2.1. Nguồn gốc, quá trình tộc người
1.2.1.1. Nguồn gốc tộc người
Tộc danh Tày đã có từ lâu đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tên gọi
tộc danh Tày có từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, cùng chung
nguồn gốc với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái - Choang ở Nam
Trung Quốc và Đông Nam Á như: Tai, Tay, Táy, Thái, v.v...đều có nghĩa là
"người". Ở Việt Nam người Tày cịn có tên gọi khác là Thổ có nghĩa chỉ
người vốn cư trú ở đất này từ rất lâu mà những người đến sau gọi họ là Thổ
[56, tr.26].
Là cư dân bản địa có lịch sử sinh sống lâu đời. Cho đến nay, người Tày
vẫn còn lưu lại nhiều truyện cổ về nguồn gốc của dân tộc mình. Nổi bật nhất
là truyền thuyết "Pú lng qn" nói về sự có mặt của người Tày từ thời kỳ
lịch sử xa xăm trên miền núi phía bắc Việt Nam (3.3.1. Phụ lục 3). Truyền
thuyết "Cẩu chủa cheng phùa" (chín chúa tranh vua) (3.3.2. Phụ lục 3) cũng
là câu chuyện cổ rất phổ biến của người Tày ở Cao Bằng nói về vương quốc
Nam Cương bao gồm miền Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và vùng Cao
Bằng ngày nay với thủ lĩnh là Thục Phán An Dương Vương đã sáp nhập Tây
Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc vào thế kỷ thứ III (trước cơng ngun) mà
hiện nay ở di tích Đền Hùng vẫn còn lưu giữ cột đá thề nghi lại dấu tích Thục
Phán sau khi được vua Hùng nhường ngơi đã thề "noi gương các vua Hùng
quyết giữ cơ đồ Hùng Thục". Với sự kiện vừa mang tính huyền thoại vừa
mang tính lịch sử này, các nhà khoa học đều nhận định rằng một bộ phận
người Tày ở miền thượng du Bắc Bộ đã hòa vào cộng đồng người tiền Việt Mường để hình thành người Việt mà hiện nay ở nhiều địa danh xung quanh


18


đền Hùng, Cổ Loa và các vùng lân cận vẫn cịn lưu giữ nhiều dấu tích văn
hóa, ngơn ngữ cho thấy sự tiếp xúc giữa hai cộng đồng Tày - Việt từ thời kỳ
xa xưa này. Bộ phận người Tày cổ ở miền núi phía bắc đã trở thành người
Tày hiện nay mà người Tày ở Cao Bằng nói chung và Trùng Khánh nói riêng
là một trong những hậu duệ của người Tày cổ từ thời kỳ xa xưa.
1.2.1.2. Quá trình tộc người
Trước đây, người Tày cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Việt Bắc như
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên
Bái, Lào Cai và một bộ phận cư dân nhỏ sống ở các tỉnh khác như Quảng
Ninh, Bắc Giang. Sau năm 1975, hàng chục nghìn người Tày đã có những đợt
di cư lớn vào phía nam trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc
Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Đồng Nai. Sự kiện này là bước ngoặt
lớn trong việc mở rộng địa bàn cư trú của người Tày.
Nếu như trong lịch sử, một bộ phận người Tày đã hịa vào người Việt
cổ để hình thành nên người Việt ngày nay thì ngược lại, vào các giai đoạn lịch
sử sau này, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ XIII - XVIII, thông qua nhiều sự
kiện lịch sử, người Việt cũng là một nhân tố góp phần tạo nên diện mạo người
Tày hiện đại. Nổi bật nhất là sự kiện vua quan nhà Mạc thất thế đã chạy lên
cát cứ ở Cao Bằng vào thế kỷ XVI. Sau khi bị triều đình nhà Lê đánh bại, hầu
hết các quan lại, binh lính cũng như con cháu nhà Mạc đã ở lại, sống hòa nhập
vào cộng đồng bản địa và đã bị Tày hóa. Hiện nay ở tỉnh Cao Bằng nói chung
cũng như ở huyện Trùng khánh nói riêng có nhiều dịng họ có nguồn gốc
Kinh như họ Mạc, họ Nguyễn, họ Bế, họ Bùi, họ Ma, họ Dương, v.v... Ngoài
ra, trong suốt thời kỳ phong kiến tự chủ, nhiều viên quan người Kinh được
triều đình phái lên cai trị ở miền núi phía bắc đã đem theo gia đình, dịng họ,
binh, lính, phu phen, v.v…, qua nhiều đời cư trú ở địa phương lâu dần đã bị

Tày hóa. Mặt khác, trong các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực

19


phong kiến, nhiều dòng họ hay các cá nhân thất thế đã chạy lên miền núi rồi
mai danh ẩn tích, sống hịa vào với cư dân bản địa.
Trong q trình gần gũi, tiếp xúc với người Việt, cũng diễn ra q trình
phân hóa giữa người Tày và người Choang. Trước thế kỉ thứ XI, biên giới
Việt - Trung chưa phân định rõ ràng, khối Tày - Choang còn tương đối thống
nhất bao gồm phần lớn đất đai của người Tày ở Việt Nam và người Choang ở
Trung Quốc mà thủ lĩnh của họ là Nùng Trí Cao đã chủ trương thành lập nước
Đại Nam nằm giữa khu vực biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1085, sau khi Nùng Trí Cao bị nhà Tống tiêu diệt, theo hiệp định của hai
triều Tống - Lý, biên giới hai nước chính thức được xác định. Từ đó, người
Tày ở phía bắc Việt Nam và người Choang ở Quảng Tây (Trung Quốc) được
hình thành và phát triển trong những điều kiện khác nhau [72, tr. 16]. Tuy
nhiên, vốn cùng chung một nguồn gốc, địa bàn cư trú gần gũi nhau nên văn
hóa dân tộc Tày và dân tộc Choang vẫn có nhiều nét tương đồng. Đặc biệt ở
các vùng giáp ranh biên giới, sự giao lưu, tiếp xúc giữa văn hóa Tày với văn
hóa dân tộc Choang càng được thể hiện rõ rệt hơn.
Ngồi ra cịn có một cuộc tiếp xúc văn hóa đáng chú ý khác là tiếp xúc
văn hóa Tày - Nùng. Vốn cùng chung một nguồn gốc xa xưa, nhưng trong quá
trình phát triển đã tách thành hai tộc người Tày, Nùng riêng biệt. Nùng là một
bộ phận của người Choang cư trú chủ yếu ở Quảng Tây và một số địa phương
thuộc Vân Nam (Trung Quốc). Theo một số tài liệu thì Cao Bằng là địa
phương có nhiều nhóm Nùng di cư đến sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ XVI
[72, tr. 22 – 23], họ đã mang theo cả văn hóa Nùng thâm nhập vào văn hóa
Tày bản địa, góp phần làm phái sinh các yếu tố văn hóa mới trong xã hội của
người Tày, đặc biệt là tơn giáo tín ngưỡng. Thể hiện qua các nghi lễ phong

tục do thầy Tào hành nghề theo sách chữ Hán.

20


Như vậy, với vị thế riêng của mình, Cao Bằng nói chung và huyện
Trùng Khánh nói riêng khơng chỉ là vùng đất đã sản sinh ra người Tày cổ mà
còn là điểm đến của nhiều cuộc di cư từ các tộc người khác nhau. Đặc biệt là
người Kinh bị Tày hóa, q trình tộc người vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận
những năm đầu của thế kỷ XXI. Xét về quá trình diễn biến tộc người thì
người Tày ở huyện Trùng khánh chủ yếu thuộc các nhóm: Tày bản địa, Tày
lưu quan, Tày biến Thổ.
Tày bản địa là người Tày cổ đã sinh sống từ rất lâu đời mà những nhóm
người đến sau thường gọi họ là người Thổ. Tày lưu quan là con cháu các quan
lại binh lính ở dưới miền xuôi lên cai quản, bảo vệ biên cương, qua nhiều đời
sinh sống con cháu đã bị Tày hóa mà hậu duệ ngày nay chính là các họ:
Nguyễn, Hoàng, Trần, Bế, Nùng, Đàm, Vũ, Lương, v.v... Tày biến Thổ là
những người có nguồn gốc từ miền xi lên vì giúp vua hoặc đi dạy học, hoặc
tìm đất sinh nhai, v.v… Sau ở lại địa phương, cũng có những nhóm người có
nguồn gốc từ Trung Quốc lưu tán sang qua nhiều đời cư trú ở địa phương rồi
trở thành người biến Thổ.
Trong quá trình lịch sử tộc người tất yếu dẫn đến sự giao lưu hội nhập
văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó, văn hóa Tày bản địa trở thành trung tâm
dung nạp và điều chỉnh các dòng văn hóa du nhập cho phù hợp. Q trình
phát triển kinh tế, đấu tranh sinh tồn, người Tày bản địa vẫn giữ được bản sắc
văn hóa, phong tục tập quán của mình, đã làm nên một bề dày truyền thống
lịch sử văn hóa đồ sộ, phong phú. Dân tộc Tày có lịch sử sinh sống lâu đời
nhất ở cao Bằng và có mặt ở hầu hết trên khắp địa bàn tỉnh nhưng tập trung
đông nhất ở một số huyện như Hòa An, Trùng Khánh, Hạ Lang. Trong tất cả
các thời kỳ lịch sử ở Cao Bằng, người Tày vẫn giữ vai trị nịng cốt trong khối

đại đồn kết dân tộc, trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội, an ninh quốc phịng. Bản sắc văn hóa của dân tộc Tày có vai trị nền

21


×