Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh xuân mai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HOA

TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI THỐT LŨ TRONG
QUY HOẠCH ĐƠ THỊ VỆ TINH XN MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HOA

TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI THỐT LŨ TRONG
QUY HOẠCH ĐƠ THỊ VỆ TINH XN MAI, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: 8900201.01QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồng Thục

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Nguyễn Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Với đề tài: “Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đơ
thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội” cùng sự hƣớng dẫn tận tình của cơ giáo hƣớng dẫn, tơi
xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập – nghiên cứu
khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo PGS.TS. Nguyễn
Hồng Thục đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết cho luận văn này. Tuy nhiên chun đề khơng tránh khỏi những thiếu sót,
tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cơ, ban lãnh đạo cơng ty để luận án
đƣợc hồn thiện hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÍCH
HỢP BĐKH VỚI THỐT LŨ TRONG QUY HOẠCH ĐƠ THỊ VỆ TINH XUÂN
MAI, HUYỆN CHƢƠNG MỸ, HÀ NỘI .......................................................................... 5
1.1.Các khái niệm và thuật ngữ .................................................................................................. 5
1.2. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và tác động của Biến đổi khí hậu lên đô thị hiện nay ... 7
1.2.1. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu tồn cầu ................................................................. 7
1.2.2. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. ......................................................... 10
1.3. Kinh nghiệm về tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch đô thị tại Việt Nam và trên Thế
giới.............................................................................................................................................. 12
1.3.1. Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trên thế giới .......... 12
1.3.2. Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu vào Quy hoạch đô thị tại Việt Nam........ 14
1.4. Tổng quan hiện trạng về quy hoạch và thốt lũ tại Đơ thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội .. 17
1.4.1. Hiện trạng quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội ....................................... 17
1.4.2. Hiện trạng quy hoạch thoát lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai ........................... 21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC TÍCH HỢP VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI THỐT LŨ TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VỆ TINH
XUÂN MAI, HÀ NỘI ..................................................................................................... 27
2.1. Cơ sở lý luận về tích hợp biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đơ thị ............ 27
2.1.1. Tác động biến đổi khí hậu và lũ lụt trong đô thị ................................................... 27
2.1.2. Sự cần thiết và vai trị của tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu với thốt lũ vào Quy
hoạch đơ thị....................................................................................................................... 28
2.2. Cơ sở tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đơ thị vệ tinh Xn
Mai, Hà Nội. .............................................................................................................................. 30
2.2.1. Cơ sở tích hợp Biến đổi khí hậu trong Quy hoạch phát triển đơ thị ..................... 30
2.2.2. Cơ sở tích hợp Biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch phát triển hạ tầng –
thoát lũ ............................................................................................................................. 32
2.3. Cơ sở thực tiễn cho tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu và thốt lũ trong quy hoạch khu

đô thị vệ tinh Xuân Mai, Thành phố Hà Nội ........................................................................... 34
iii


2.3.1. Cơ sở tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu và thốt lũ trong quy hoạch đơ thị vệ tinh
Xuân Mai, Hà Nội. .......................................................................................................... 34
2.3.2. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu và những tác động của Biến đổi khí hậu đến khu
vực nghiên cứu. ............................................................................................................... 39
2.3.3. Cơ sở tích hợp hành lang xanh với hành lang thốt lũ trong Quy hoạch đô thị vệ
tinh Xuân Mai, Hà Nội. ................................................................................................... 47
2.4. Phƣơng pháp tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch Đơ thị vệ
tinh Xuân Mai, Hà Nội. ........................................................................................................... 50
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin số liệu, điều tra khảo sát .................................... 51
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích SWOT .............................................................................. 51
2.4.3. Phƣơng pháp Đánh giá tác động............................................................................ 51
2.4.4. Phƣơng pháp chồng lớp bản đồ, bản vẽ để tính nguy cơ ngập lụt ........................ 51
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI THỐT LŨ
TRONG QUY HOẠCH ĐƠ THỊ VỆ TINH XUÂN MAI, HÀ NỘI ............................. 53
3.1. Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đô thị khu đô thị
vệ tinh Xuân Mai ....................................................................................................................... 53
3.1.1. Đánh giá tính tác động của Biến đổi khí hậu đến quy hoạch khu đơ thị vệ tinh
Xn Mai ......................................................................................................................... 53
3.1.2. Tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đơ thị vệ tinh
Xuân Mai, Hà Nội ........................................................................................................... 57
3.2. Giải pháp thích ứng Biến đổi khí hậu, thốt lũ với quy hoạch đơ thị và hạ tầng trong
quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội............................................................................ 60
3.2.1. Giải pháp thích ứng với quy hoạch phân khu và quy hoạch cảnh quan ................ 60
3.2.2. Giải pháp quy hoạch hạ tầng trong đô thị ............................................................. 63
3.2.3. Giải pháp tổ chức thoát nƣớc mƣa trong đô thị ..................................................... 65
3.2.4. Giải pháp quy hoạch đối với hệ thống mặt nƣớc trong đô thị ............................... 66

3.2.5. Quy hoạch hạ tầng hạn chế lũ rừng ngang ............................................................ 67
3.3. Hiệu quả của việc tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu với thốt lũ trong quy hoạch đơ thị
vệ tinh Xuân Mai Hà Nội.......................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 73

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

ĐTH

Đơ thị hố


HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovemental
Panel of Climate Change)

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

QH

Quy hoạch

QHCHN
QL

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc lộ

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ lệch chuẩn nhiệt độ (oC) trung bình năm 2017 của các lục địa và đại
dƣơng so với trung bình thời kỳ 1981-2010 [27] .............................................................. 9
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất khu đô thị vệ tinh Xuân Mai [2] ................................ 20
Bảng 1.2. Các tuyến đê trong ranh giới nghiên cứu Đô thị Vệ Tinh Xuân Mai [10] ...... 23
Bảng 1.3. Tổng hợp cảnh báo lũ tại khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai [10].................... 24
Bảng 1.4. Thơng số chính của hồ chứa [8] ...................................................................... 25
Bảng 1.5. Thông số lũ rừng ngang [8]............................................................................. 25
Bảng 2.1. Tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất [20] ........................................................... 37
Bảng 2.2. Tổng hợp cảnh báo lũ [10] .............................................................................. 39
Bảng 2.3. Thổng kê đặc trƣng nhiệt độ cao nhất giai đoạn 2010 - 2018 [24] ................. 42
Bảng 2.4. Thổng kê đặc trƣng lƣợng mƣa và lƣu lƣợng nƣớc giai đoạn ........................ 43
Bảng 3.1. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH [9] .......... 54
Bảng 3.2. Diện tích của các nhóm sử dụng đất chịu tác động của ngập lụt [9] .............. 55
Bảng 3.3. Phân cấp mức độ tác động do lũ lụt của nhóm hiện trạng sử dụng đất tại khu
đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội ..................................................................................... 56
Bảng 3.4. Thang điểm biểu thị mức độ ảnh hƣởng đối với tác động của ngập lụt ......... 57
Bảng 3.5. Ma trận đánh giá nguy cơ rủi ro do tác động của ngập lụt ............................. 57
Bảng 3.6. Bảng đề xuất loại hồ và cơng trình kết cấu kèm theo ..................................... 67

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu hiện biến đổi của nhiệt độ ttừ thời kỳ tiền cơng nghiệp............................ 8
Hình 1.2. Thay đổi phạm vi lƣợng mƣa trung bình hàng năm [21] .................................. 8
Hình 1.3. Biến đổi của các hiện tƣợng cực đoan [29] ....................................................... 9
Hình 1.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC)........................................................... 10
Hình 1.5. Mức thay đổi lƣợng mƣa (%) [17] .................................................................. 10

Hình 1.6. Chuỗi thời gian và xu thế của lƣợng mƣa năm tại một số trạm khí tƣợng [3] 11
Hình1.7. Tần số XTNĐ ở khu vực Biển Đơng (1945 – 2007) chia theo cấp gió [30] .... 11
Hình 1.8. Quy hoạch đơ thị Singapore chặt chẽ nhiều cây xanh giảm thiểu hiệu ứng nhà kính13
Hình 1.9. Sơ đồ phổ biến của các polder tại Hà Lan [1] ................................................. 14
Hình 1.10. Bản đồ ngập lụt dựa trên tầm nhìn về san lấp mặt bằng đến năm 2050 [14] .......... 17
Hình 1.11. Vị trí khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai và mối liên hệ vùng [2] .......................... 18
Hình 1.12. Quy hoạch chung huyện Chƣơng Mỹ, giai đoạn 2030 định hƣớng 2050 [13] ....... 19
Hinh1.13. Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, huyện Chƣơng
Mỹ [13] ............................................................................................................................ 21
Hình 1.14. Nguyên nhân gây ngập lụt tại huyện Chƣơng Mỹ hiện nay .......................... 25
Hình 2.1. Tốc độ đơ thị hố tại Việt Nam [13] ............................................................... 31
Hình 2.2. Tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan đơ thị vệ tinh Xn Mai [13] ......... 36
Hình 2.3. Phân tích ảnh hƣởng của BĐKH, lũ lụt đến khu vƣc nghiên cứu ................... 40
Hình 2.4. Diện tích ngập HN tính theo mức độ ngập [7] ................................................ 41
Hình 2.5. Biểu đồ nhiệt độ khơng khí và xu thế nhiệt độ [24] ........................................ 42
Hình 2.6. Biểu đồ lƣợng mƣa lớn nhất trong năm trên sơng Bùi giai đoạn .................... 44
Hình 2.7. Biểu đồ lƣu lƣợng mƣa lớn nhất trong năm trên sơng Bùi giai đoạn 1974 2018 [24].......................................................................................................................... 44
Hình 2.8. Biểu đồ lƣợng mƣa và mực nƣớc trên sông Bùi giai đoạn 1974 - 2018 [24] ......... 45
Hình 2.9. Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5 [17] ............................... 46
Hình 2.10. Biến đổi của lƣợng mƣa 5 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP4.5
[17]................................................................................................................................... 47
Hình 2.11. Ranh giới hành lang thoát lũ huyện Chƣơng Mỹ [13] ................................. 49
Hình 2.12. Ranh giới Quy hoạch đơ thị vệ tinh Xuân Mai, khu vực nằm trong hành lang
thoát lũ huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội [13] ........................................................................ 50
vii


Hình 2.13. Phƣơng pháp chồng lớp bản đồ, bản vẽ ........................................................ 52
Hình 3.1. Bản vẽ xác định nguy cơ ngập lụt của khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai chƣa
xét đến tác động dự tính của BĐKH ............................................................................... 58

Hình 3.2. Bản vẽ xác định nguy cơ ngập lụt của khu đơ thị vệ tinh Xn Mai xét đến dự
tính BĐKH giữa thế kỷ theo kịch bản RCP 4.5 .............................................................. 59
Hình 3.3. Bản vẽ phân vùng ảnh hƣởng do tác động của BĐKH tại khu đô thị vệ tinh
Xuân Mai, Hà Nội ........................................................................................................... 60
Hình 3.4. Bản vẽ đề xuất quy hoạch theo mức độ ngập tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai,
Hà Nội.............................................................................................................................. 61
Hình 3.5. Mặt cắt đề xuất quy hoạch theo cấp độ ngập tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai,
Hà Nội.............................................................................................................................. 63

viii


MỞ ĐẦU
1.1. Lý do, sự cần thiết chọn đề tài
Đô thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lƣợng sản xuất trong nền
kinh tế quốc dân, bố trí dân cƣ, hình thành và phát triển các hình thức và điều kiện
sống theo kiểu đơ thị, đồng thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu, trên cơ sở hiện
đại hóa hệ thống hạ tầng và tăng quy mô dân số. Trong những năm cuối của thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI, đơ thị hóa nhanh đã khiến các thành phố trở thành nơi sinh sống
“chuẩn mực” của nhiều ngƣời trên toàn cầu. Phần lớn dân cƣ đô thị của thế giới hiện
sống tại 408 thành phố có số dân trên 1 triệu ngƣời và 20 siêu đô thị với số dân trên 10
triệu ngƣời. Trong số 408 “thành phố trên 1 triệu dân”, có tới 377 thành phố thuộc các
nƣớc đang phát triển. Châu Á chiếm 67% trong số 377 thành phố đó. Thực tế là, tuy
chỉ chiếm chƣa đầy 1% diện tích bề mặt Trái đất, các thành phố là nơi sinh sống của
trên 50% dân số thế giới, tiêu thụ 75% nguồn năng lƣợng, phát thải 78% lƣợng cacbon
và tạo ra 75% lƣợng khí gây hiệu ứng nhà kính [23]
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trƣớc hết là sự nóng lên tồn cầu và nƣớc biển
dâng đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21,
nhất là đối với các đô thị. BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực: tài nguyên, môi
trƣờng, kinh tế - xã hội và sức khoẻ con ngƣời trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại

của Trái đất và của nhân loại. Các chuyên gia cho rằng BĐKH đối với Việt Nam là
một nguy cơ lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu
Thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc.
Với những dự tính về BĐKH, Hà Nội là thành phố nằm ở vùng Đông Bắc Bộ,
một trong những vùng dễ bị tổn thƣơng nhất theo kịch bản BĐKH. Theo dự tính và
kịch bản Biến đổi khí hậu, nhiệt độ và lƣợng mƣa ngày càng gia tăng ở hầu khắp các
vùng địa phƣơng trong cả nƣớc ở giai đoạn giữa và cuối thế kỷ 21. (Nhiệt độ và lƣợng
mƣa ngày càng gia tăng ở hầu khắp các vùng địa phƣơng trong cả nƣớc ở giai đoạn
giữa và cuối thế kỷ 21. Với kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa mùa hè có xu
thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 3†12%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng phổ biến
từ 5†15% trên phần lớn lãnh thổ, trừ Nam Trung Bộ, đông Tây Nguyên và một phần
phía tây Nam Bộ có xu thế giảm từ 3†15%. Tăng nhiều nhất ở Đơng Bắc và Tây Bắc;
ít nhất ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, sự biến đổi có xu
1


thế tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên khu vực lƣợng mƣa giảm mở rộng hơn về phía
Bắc. Mức tăng ở Đông Bắc, Tây Bắc nhiều nhất cả nƣớc, phổ biến từ 15†25%.
Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội là khu vực nằm trong Quy hoạch vùng
thủ đơ đóng vai trị hành lang thốt lũ của thành phố. Với đặc thù điều kiện địa hình
khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai có các khu vực hành lang thốt lũ sơng Đáy, sơng Tích,
sơng Bùi và khu vực bị ảnh hƣởng bởi lũ rừng ngang: (lũ từ phía ngang thƣợng nguồn
Hịa Bình đổ về) cùng những cơn mƣa lớn và lƣợng mƣa gia tăng giai đoạn gần đây đã
làm cho huyện Chƣơng Mỹ nói chung và khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai trở thành vùng
rốn lũ của Hà Nội và khơng có biện pháp để khắc phục tình trạng ngập lụt kéo dài.
Nếu khơng kịp thời với các biện pháp ứng phó và giảm nhẹ thì tác động của BĐKH sẽ
còn gây ra những hệ quả với quy mơ ngày càng lớn và hệ quả khó lƣờng.
Ngồi yếu tố tự nhiên khiến dân cƣ bị động trong q trình đối phó với tình
trạng lũ lụt. Quy hoạch đô thị tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai cũng là vấn đề rất cần
chú trọng và xem xét trong giai đoạn thời tiết ngày càng cực đoan và tình trạng mƣa lũ

khó dự đốn. Hiện nay, việc thực thi liên quan đến quy hoạch đô thị đều chú trọng vào
mục tiêu phát triển kinh tế, nghịch lý của quy hoạch cịn tồn tại rất nhiều sau những
q trình bê tơng hóa đơ thị bằng cách xóa bỏ hệ sinh thái nƣớc và phát triển mạnh mẽ
vùng ven đô nhƣ khu đô thị vệ tinh Xuân Mai.
Để giảm thiểu đƣợc các vấn đề liên quan đến lũ lụt và có các phƣơng án ứng
phó với biến đổi khí hậu địi hỏi phản nhận diện và phân tích các tác động của BĐKH
đến Quy hoạch đô thị nhất là khu vực hành lang thốt lũ thuộc khu đơ thị vệ tinh Xuân
Mai đã đƣợc quy hoạch chung thành phố Hà Nội phê duyệt, các chính sách quản lý đơ
thị cũng nhƣ quản lý sử dụng đất từ đó có phƣơng án cụ thể giải quyết vấn đề một cách
bền vững. Trên cở sở đó Luận văn nghiên cứu “ Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với
thốt lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội” đƣợc đặt ra là hết sức cần
thiết và có ý nghĩa lớn trong nỗ lực ứng phó với BĐKH khơng chỉ đối với khu đơ thị
vệ tinh Xn Mai nói riêng mà còn thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển
bền vững của đất nƣớc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc cơ sở khoa học của phƣơng pháp tích hợp vấn đề BĐKH
trong quy hoạch thốt lũ qua đánh giá thực trạng tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai,
Hà Nội.
2


Làm rõ đƣợc những tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu, hiện trạng
Quy hoạch đô thị và quy hoạch thốt lũ từ đó phân tích đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH
đối với các phƣơng án quy hoạch nhằm giúp cho Quy hoạch đô thị định hƣớng và đảm
bảo đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội và phát triển bền vững
Áp dụng phƣơng pháp tích hợp vấn đề BĐKH với quy hoạch thốt lũ tại huyện
khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội để đƣa ra các giải pháp giải pháp nhằm giảm
thiểu ảnh hƣởng của BĐKH đến khu vực nghiên cứu nói riêng và phƣơng pháp tích
hợp BĐKH vào quy hoạch thốt lũ nói chung.
1.3. Dự kiến đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học về vấn đề tích hợp
BĐKH đối với quy hoạch thoát lũ. Luận văn đƣa ra đánh giá đƣợc tác động của việc
tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch thoát lũ tại khu vực nghiên cứu. Có giá trị tham
khảo phục vụ cho việc xây dựng, quy hoạch thoát lũ cho các khu vực bị ảnh hƣởng bởi
BĐKH.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng luận văn nghiên cứu là tích hợp vấn đề BĐKH trong quy hoạch thốt
lũ tại đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu vào khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
Theo quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 định hƣớng 2050.
- Phạm vi thời gian
Đến năm 2030 định hƣớng 2050 theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
1.5. Vấn đề nghiên cứu và giải thiết nghiên cứu
1.5.1. Vấn đề nghiên cứu
- Mức độ tác động của BĐKH đến quy hoạch thốt lũ tại khu đơ thị vệ tinh
Xn Mai, Hà Nội.
- Tích hợp vấn đề BĐKH trong quy hoạch thốt lũ tại khu đơ thị vệ tinh Xn
Mai, Hà Nội.
1.5.2. Giải thiết nghiên cứu
Do đặc thù địa hình thấp và bị ảnh hƣởng của lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về,
bên cạnh đó lại là vùng rốn lũ của thành phố Hà Nội. Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai là
3


khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng của mƣa lũ, những năm gần đây do ảnh hƣởng của
BĐKH, hàng năm khu vực đều bị ngập úng nghiêm trọng, thiệt hại về vật chất tài sản
của ngƣời dân, cũng nhƣ về cơ sở hạ tầng mơi trƣờng ơ nhiễm nặng nề. Vì thế cần phải

có những nghiên cứu cụ thể về những tác động của BĐKH và khu vực bị ảnh hƣởng
bởi lũ lụt để có cái nhìn tổng thể hơn trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp để giảm
thiểu BĐKH đến quy hoạch thốt lũ tại khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
2. Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tích hợp BĐKH vào quy
hoạch thốt lũ.
- Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến khu vực quy hoạch đô thị vệ
tinh Xuân Mai, Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích hiện trạng và đánh giá các tác động, đƣa ra đƣợc các giải
pháp nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của BĐKH đến khu vực nghiên cứu nói riêng và
phƣơng pháp tích hợp BĐKH vào quy hoạch thốt lũ nói chung.
3. Cấu trúc của luận văn
Ngồi các danh mục ký hiệu, chữ viết tắt; bảng; hình vẽ, sơ đồ và tài liệu tham
khảo, Luận án gồm 3 phần, 3 chƣơng, gồm:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
Chương 1: Tổng quan về thực trạng và những vấn đề về tích hợp BĐKH đối
với quy hoạch thốt lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tích hợp vấn đề biến đổi khí
hậu với quy hoạch thốt lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
Chương 3: Kết quả tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với quy hoạch thốt lũ tại
khu đơ thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.
- Phần kết luận, khuyến nghị.
- Tài liệu tham khảo

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ

TÍCH HỢP BĐKH VỚI THỐT LŨ TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VỆ TINH
XUÂN MAI, HUYỆN CHƢƠNG MỸ, HÀ NỘI
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
Khí hậu (Climate): Theo nghĩa hẹp, khí hậu thƣờng đƣợc định nghĩa là „thời
tiết trung bình‟, hoặc cụ thể hơn, là sự mơ tả thống kê về dao động trung bình của các
biến số khí hậu trong khoảng thời gian từ hàng tháng cho đến hàng nghìn hoặc hàng
triệu năm. Khoảng thời gian chung thƣờng đƣợc áp dụng là 30 năm theo định nghĩa
của Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO). Những biến số này thƣờng là các chỉ số bề
mặt, nhƣ nhiệt độ, mƣa và gió. Theo nghĩa rộng, khí hậu là trạng thái của hệ thống khí
hậu, bao gồm cả mơ tả thống kê.
Biến đổi khí hậu (Climate change): Sự thay đổi của khí hậu do hoạt động của
con ngƣời trực tiếp hay gián tiếp gây ra, làm thay đổi thành phần khí quyển tồn cầu.
BĐKH bổ sung cho các dao động khí hậu quan sát đƣợc trong các khoản thời gian có
thể so sánh đƣợc.
Các tác động tích hợp (Aggregate impacts): Tổng các tác động đƣợc tích hợp
với nhau giữa các ngành và/hoặc các vùng. Sự tích hợp các tác động địi hỏi phải hiểu
rõ (hoặc có các giả định về) tầm quan trọng tƣơng đối của các tác động ở các ngành và
các vùng khác nhau. Một ví dụ của số đo về các tác động tích hợp là tổng số ngƣời bị
ảnh hƣởng hoặc tổng thiệt hại về kinh tế.
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị: Là công tác quy hoạch bao gồm một hệ
thống đồ án ở 3 cấp:
1. Chiến lƣợc phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận của chiến lƣợc ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nƣớc
2. Sơ đồ quy hoạch vùng áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm liên tỉnh hoặc
miền, các vùng liên tỉnh, các vùng thành phố lớn và các vùng chuyên ngành đặc trƣng.
3. Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị cho từng đô thị riêng lẻ hoặc các chùm
và cụm đô thị, quy hoạch chi tiết các bộ phận chức năng trong đô thị và các dự án đầu
tƣ xây dựng
Quy hoạch chung xây dựng đơ thị (cịn đƣợc gọi là quy hoạch tổng thể xây
dựng đô thị): là quy hoạch xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ cải tạo và xây dựng đô

thị về phát triển không gian, cơ sở hạ tầng và tạo lập môi trƣờng sống thích hợp với
các hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khác.
5


Quy hoạch chi tiết: Cụ thể hoá ý đồ của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đồ
án quy hoạch chi tiết phân chia và quy định cụ thể chế độ sử dụng đất đai cho từng
chức năng công cộng hoặc riêng lẻ, xác định các chỉ giới xây dựng, phân rõ chức năng
cụ thể và tỷ trọng xây dựng cho từng loại đất theo một cơ cấu thống nhất. Ngồi ra, nó
cịn nghiên cứu bố trí các hạng mục cơng trình xây dựng trong từng lơ đất nhằm nêu
rõ ý đồ về bố cục không gian kiến trúc quy hoạch. Tỷ lệ của quy hoạch chi tiết thƣơng
nghiên cứu ở mức 1/2000, 1/1000, 1/500 tuỳ theo quy mô và mức độ yêu cầu của
nhiệm vụ đặt ra
Quy hoạch vùng: Xác lập sự phân bố các lực lƣợng sản xuất, hệ thống dân cƣ
đô thị và nông thôn trên phạm vi không gian lãnh thổ của một miền, một tỉnh hay một
vùng đô thị lớn. Sơ đồ quy hoạch vùng đƣợc lập cho các loại vùng lãnh thổ có chức
năng tổng hợp chuyên ngành nhƣ: Quy hoạch vùng công nghiệp, quy hoạch vùng nông
nghiệp, Quy hoạch vùng du lịch, nghỉ ngơi, quy hoạch vùng phân bố dân cƣ đô thị và
nông thôn, Quy hoạch vùng ngoại thành các thành phố lớn.
Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
Trong tiếng Latin, tích hợp (integratus) đƣợc hiểu là tạo ra một tổng thể thông
qua phối hợp các thành phần. Trong tiếng Anh, từ điển Cambridge định nghĩa tích hợp
(integration) là kết hợp hai hoặc nhiều thứ để chúng làm việc với nhau hiệu quả hơn.
“Tích hợp” là một loại hành động nhằm liên kết nhiều thành phần riêng biệt vào trong
một quy luật hệ thống, chấm dứt tính trạng rời rạc của chúng, khiến chúng phối hợp
hoạt động với nhau hiệu quả hơn. Tích hợp đồng nghĩa với hội nhập hệ thống, và trái
nghĩa với phân mảnh. “Tƣ duy tích hợp” đồng nghĩa với “tƣ duy hệ thống”. “Tích
hợp” khơng đồng nghĩa với “sáp nhập” bởi nó khơng xóa bỏ sự tồn tại tồn vẹn của
mỗi cá thể.
Định nghĩa „tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu‟ đƣợc rút ra từ định nghĩa về “tích

hợp chính sách” (policy integration) của Underdal (1980) [20] và định nghĩa về “tích
hợp chính sách mơi trƣờng” (environmental policy integration) của Laffty và Hovden
(2003) [24] bằng cách thay „mơi trƣờng‟ bằng „khí hậu‟. Theo cách này, định nghĩa
của „tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu‟ (climate policy integration) có thể diễn giải nhƣ
sau: Đƣa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu vào tất cả các bƣớc của
q trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành; Tổng hợp các tác động đến các
hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong khi tiến hành đánh giá và xây
6


dựng chính sách tổng thể, do đó, sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa các chính sách liên quan
đến biến đổi khí hậu và các chính sách khác. Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu do đó
có thể đảm bảo rằng các chƣơng trình phát triển chính sách khơng làm tăng rủi ro
trƣớc những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và tƣơng lai. [18]
Tích hợp vấn đề khí hậu đang trở thành khái niệm trọng tâm trong việc tích
hợp phát triển bền vững vào các chính sách ngành năng lƣợng, giao thơng và cơng
nghiệp, tuy nhiên vẫn cịn là một khái niệm cần đƣợc làm rõ hơn. Dựa vào những phân
tích, đánh giá của Collier, Lafferty và Hovden (2003) [24] đã xây dựng khái niệm về
tích hợp chính sách mơi trƣờng đƣợc cơng nhận rộng rãi. Tích hợp vấn đề BĐKH
không đơn giản chỉ dựa trên khái niệm nhƣ tích hợp chính sách mơi trƣờng mà cần
cách tiếp cận với nhiều cơng cụ chính sách khác biệt và là một dạng khác của tích hợp
chính sách. Thực tế cho thấy vấn đề BĐKH cũng thƣờng đƣợc xem nhƣ là vấ đề về
mơi trƣờng tuy nhiên BĐKH khó có thể xác định một cách chính xác vì nó khơng tn
theo bất kỳ một quy luật mơi trƣờng nào. Nó cũng thiếu những yếu tố “dễ dàng định
dạng” hay có thể giải quyết bằng cơng nghệ. Bên cạnh đó, những trở ngại liên quan
đến hoạt động về tài chính, cơng nghệ, thể chế, quản lý cũng làm cho vấn đề BĐKH là
một thách thức khác hẳn các vấn đề môi trƣờng.
Với quan điểm tiếp cận hƣớng tới ứng phó với BĐKH, tích hợp vấn đề
BĐKH gồm hai nội dung là tích hợp việc thích ứng với BĐKH và tích hợp việc giảm
nhẹ BĐKH vào các chính sách. Dựa vào khái niệm của Uderal (1980), Lafferty và

Hovden (2003), Chƣơng trình Hợp tác nghiên cứu về môi trƣờng của Châu Âu (PEER)
đã đƣa ra một khái niệm khá tồn diện về tích hợp vấn đề BĐKH vào chính sách phát
triển nhƣ sau: “Tích hợp vấn đề BĐKH là một q trình: (1) Kết hợp các mục tiêu
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bƣớc của q trình lập chính sách của mọi
lĩnh vực; (2) Đánh giá kết quả của việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cũng nhƣ các
cam kết giảm thiểu mâu thuẫn giữa chính sách liên quan đến BĐKH với các chính
sách khác”.
1.2. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và tác động của Biến đổi khí hậu lên đơ thị
hiện nay
1.2.1. Biểu hiện của BĐKH tồn cầu
Biến đổi khí hậu hiện nay là một thực tế đƣợc minh chứng bằng số liệu quan
trắc khí hậu tồn cầu và những kết quả nghiên cứu khoa học về sự biến đổi của các
7


thành phần khí quyển trong hệ thống khí hậu Trái đất và những nguyên nhân chủ yếu.
Biểu hiện nổi bất nhất của biến đổi khí hậu là sự nóng lên tồn cầu xảy ra từ thời kỳ
tiền cơng nghiệp (khoảng từ năm 1750) đến nay. Nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng
0,74oC ± 0,18oC theo ƣớc tính bằng xu thế tuyến tính từ 1906-2005, mức tăng trong 50
năm cuối hầu nhƣ gấp đôi giai đoạn đầu (0.13°C ± 0.03°C so 0.07°C ± 0.02°C trên 1
thập kỷ). Các vùng đất liền ấm lên nhanh hơn các vùng đại dƣơng và rõ ràng ở tất cả
các vĩ độ

Biến đổi của nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình các vùng trên Trái đất

Hình 1.1. Biểu hiện biến đổi của nhiệt độ ttừ thời kỳ tiền công nghiệp
Trong thời kỳ 1901-2005, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa rất khác nhau. Trên
phạm vi toàn cầu, lƣợng mƣa cũng tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30o thời kỳ 19012005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Ở khu vực vĩ độ thấp,

nhiệt đới, lƣợng mƣa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế 7,5% cho thời kỳ
1901-2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lƣợng mƣa tăng lên rõ rệt ở miền
Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á, và Trung Á. Tần số lƣợng mƣa lớn bất
thƣờng tăng lên ở nhiều khu vực, kể cả ở những nơi mà lƣợng mƣa có xu thế giảm đi.

Hình 1.2. Thay đổi phạm vi lƣợng mƣa trung bình hàng năm [21]
8


Xu thế nóng lên tồn cầu sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khu vực và
địa phƣơng trong một thời gian dài (thập kỷ và thế kỷ). Năm 2017, nhiệt độ trung bình
tồn cầu cao hơn mức trung bình thời kỳ tiền cơng nghiệp 1.1oC. Năm 2017 cũng là
một trong 4 năm liên tục nóng nhất gần đây, chỉ đứng thứ hai, sau năm 2016 - năm
nóng nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ với nhiệt độ trung bình năm cao hơn trung
bình thời kỳ tiền công nghiệp (1885) 1,1oC. Đáng chú ý là trị số này chỉ cách mục tiêu
của Thỏa thuận Paris 0,4oC - 0,9oC vào năm 2100. Nhiệt độ trung bình 5 năm (20132017) cao hơn gần 1oC so với trung bình thời kỳ 1850-1990, cũng là trị số cao nhất kỷ
lục của các trị số trung bình 5 năm trong chuỗi số liệu khí hậu lịch sử. [12]
Bảng 1.1. Độ lệch chuẩn nhiệt độ (oC) trung bình năm 2017 của các lục địa và đại
dƣơng so với trung bình thời kỳ 1981-2010 [27]
Các lục địa; Bắc Mỹ

Nam Mỹ

Châu Âu

Châu Á

Châu Phi Đại dƣơng

Đại dƣơng

Độ lệch chuẩn

+0.84

+0,54

+ 0.73

+0.88

+0.54

+0.51

Trị số kỷ lục

+1.32

+0.69

+1.18

+0.92

+0.83

+0.73

Năm kỷ lục


2016

2015

2014

2015

2010

2013

Theo xu hƣớng hiện nay, nhiệt độ trung bình tồn cầu có thể tăng từ 2-3oC vào
giữa thế kỷ. Về lâu dài, sẽ có trên 50% khả năng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ vƣợt mức
5oC. Mức tăng này thực sự nguy hiểm bởi nó tƣơng đƣơng với sự thay đổi nhiệt độ
trung bình từ kỷ băng hà cuối cùng cho đến giai đoạn hiện tại. Những sự thay đổi lớn
trong địa lý vật lý đó sẽ dẫn đến những thay đổi khó lƣờng trong địa lý nhân văn và có
những thay đổi mang tính chất tiêu cực ảnh hƣởng vơ cùng nghiêm trọng trên Trái Đất
từ các góc độ: tiếp cận nguồn nƣớc, sản xuất lƣơng thực, sức khoẻ, mơi trƣờng.

Hình 1.3. Biến đổi của các hiện tƣợng cực đoan [29]
Sử dụng kết quả từ các mơ hình kinh tế BĐKH, ƣớc tính rằng nếu các quốc gia
khơng hành động, tổng chi phí và rủi ro của BĐKH sẽ mất ít nhất khoảng 5%GDP
9


toàn cầu. Ở một phạm vi nghiên cứu rộng hơn về tác động và các rủi ro, dự tính thiệt
hại có thể tăng lên đến mức 20% GDP tồn cầu. Ngƣợc lại, nếu nhƣ tập trung các chi
phí hoạt động, giảm phát thải và thích ứng với BĐKH thì chi phí sẽ giới hạn trong chỉ
khoảng 1%GDP tồn cầu mỗi năm. [28]

1.2.2. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trọn trong vùng vành
đai nội chí tuyến Bắc bán cầu (0-23o27‟), nằm ở phía Đơng của bán đảo Đơng Dƣơng,
kéo dài theo phƣơng Bắc-Nam, hẹp theo phƣơng Đông – Tây, phía Đơng và phía Nam
giáp biển Đơng, một ổ bão của khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, trải dài trên 15 vĩ độ
với ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi và hệ thống sơng ngịi khá dày đặc với các thuỷ vực
chính nhƣ sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Gianh, Thu Bồn, Trà Khúc, Mêkông,..
Trong nửa cuối thế kỷ 20 (1951-2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng lên khoảng 0,5oC, nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 cao hơn trung
bình năm của thời kỳ 1931-1940 lần lƣợt là 0,8;0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ
trung bình năm của cả 3 địa phƣơng đều hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940
khoảng từ 0,7-1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991-2000 khoảng 0,4-0,5oC

Hình 1.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình

Hình 1.5. Mức thay đổi lƣợng mƣa (%)

năm (oC)

[17]

Biến đổi của lƣợng mƣa tại Việt Nam nói chung phức tạp hơn nhiều so với sự
biến đổi của nhiệt độ. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa năm không giống nhau giữa các
trạm. Có dấu hiệu khá rõ của giảm lƣợng mƣa trên các vùng khí hậu phía Bắc, trừ cực
10


Nam của Bắc Trung Bộ và tăng lƣợng mƣa ở các vùng khí hậu phía Nam, nhất là Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên.


Hình 1.6. Chuỗi thời gian và xu thế của lƣợng mƣa năm tại một số trạm khí
tƣợng [3]
Số XTNĐ ảnh hƣởng đến Việt Nam là 74 trong thập kỷ 1961-1970, lên đến 7677 trong hai thập kỷ tiếp đó, 1971-1980 và 1981-1990. Đến thập kỷ 1991-2000, số
XTNĐ giảm đi đáng kể, chỉ còn 68. Trên thực tế, xu thế giảm đi bắt đầu vào thập kỷ
1971-1980 và tƣơng đối rõ vào những năm gần đây.
Sự biến đổi và biểu hiện thời tiết ở Việt Nam gây ra những biến đổi của các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên ở hầu hết các vùng
ở nƣớc ta. Số ngày rét đậm, rét hại trung bình năm có xu thế giảm đi ở các vùng thuộc
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Hình1.7. Tần số XTNĐ ở khu vực Biển Đông (1945 – 2007) chia theo cấp gió [30]

11


Lƣợng mƣa cũng có xu thế tăng ở hầu hết các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5,
giữa thế kỷ, lƣợng mƣa có mức tăng phổ biến 5-15%, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng 20%. Theo kịch bản RCP8.5, cuối thể kỷ,
bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Việt Nam có khả năng giảm về tần suất, bão và
áp thấp nhiệt đới có xu thế giảm ở các tháng đầu mùa bão nhƣng lại có xu thế tăng vào
cuối mùa bão, bão mạnh và rất mạnh có xu thế tăng rõ rệt. Số ngày rét đậm, rét hại có
xu thế giảm và số ngày nắng nóng ngƣợc lại có xu thế tăng lên và nhiều ở Bắc Trung
Bộ và Nam Trung Bộ, hạn hán có thể trở nên khắc nghiệt hơn [17].
1.3. Kinh nghiệm về tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch đô thị tại Việt Nam và
trên Thế giới
1.3.1.Kinh nghiệm về tích hợp BĐKH và quy hoạch đơ thị trên thế giới
BĐKH là một nội dung mới trong quy hoạch và các cơ chế để lồng ghép BĐKH
trong QHĐT dƣờng nhƣ vẫn còn khá mới mẻ với các nhà chuyên môn, hoặc chƣa từng
đƣợc mô tả trong các thông tin phổ biến cho cộng đồng và các lĩnh vực chun mơn.
Các biện pháp thích ứng cần phải đƣợc sửa đổi dựa trên kinh nghiệm, và dựa trên sự

thay đổi về điều kiện khí hậu, cơ sở hạ tầng đơ thị và cơng nghệ. Các giải pháp thích
ứng trong QHĐT địi hỏi phải có tính linh hoạt, mềm dẻo, đổi mới và sáng tạo.
Tại Singapore có đƣợc thành cơng lớn đó là đa dạng hóa nguồn cung cấp nƣớc,
do đó nó có thể cung cấp đủ nƣớc để đáp ứng nhu cầu trong tƣơng lai của Singapore,
bằng cách xây dựng một hệ thống 14 hồ chứa và một hệ thống thoát nƣớc rộng lớn
gồm kênh nƣớc mƣa kết nối với hồ chứa. Các mục tiêu và chƣơng trình nghiên cứu và
công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Bảo đảm ổn định, an toàn dân cƣ cho
các đơ thị, các vùng, miền, giữ an tồn hệ thống đê điều, các cơng trình dân sinh, hạ
tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai [4].

12


Hình 1.8. Quy hoạch đơ thị Singapore chặt chẽ nhiều cây xanh giảm thiểu hiệu
ứng nhà kính
Tokyo đã có phƣơng pháp rất hữu hiệu là trồng cây xanh tạo vƣờn trên mái nhà
nhằm giảm tác động của hiệu ứng nhiệt. Thích ứng với lụt, bão: Nghiên cứu và quy
hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng có nguy cơ ngập lụt trong điều kiện nƣớc biển dâng;
quy hoạch chống lũ cho các hệ thống sông, kênh rạch ở các đô thị... Cơng tác thủy lợi
có thêm nhiệm vụ chống úng ngập cho các vùng đồng bằng trũng, thấp bảo vệ đất canh
tác, bảo vệ nhà cửa dân cƣ trong khu vực này, đồng thời chống úng, ngập cho các đô
thị, khu công nghiệp ở những vùng đất thấp ven biển.... [15]
Navotas, Philippines là thành phố tƣơng đối thấp, có đến 165 ngày trong một
năm thành phố nằm dƣới mực nƣớc biển do thủy triều. Do đó vấn đề đƣợc quan tâm
hàng đầu tại đây là xây dựng đê biển và các trạm bơm dọc theo các khu vực ngập lụt
dễ bị tổn thƣơng nhất. Hệ thống tƣờng biển đƣợc hình thành để giảm thiểu các tác
động của sóng biển, gió bão và lũ lụt. Phát triển CSHT khác nhƣ du lịch, dịch vụ, giao
thông khai thác tiềm năng sông nƣớc, từ đó đề xuất quy mơ đầu tƣ xây dựng cơng trình
chỉnh trị sơng theo quy hoạch, có nhƣ vậy thì hạn chế lƣợng giao thông ngày càng
đông ở đƣờng bộ, và từ đó ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc rằng cần phải bảo vệ cảnh

quan ở các dịng sơng chính bảo vệ phƣơng tiện giao thông mà họ đi lại hàng ngày. Đô
thị ven biển Navotas – Philipines hiện nay cũng đang bị chịu ảnh hƣởng rõ rệt của
triều cƣờng, bão và nƣớc biển dâng gây úng lụt.Chính quyền đơ thị đã xây dựng hệ
thống đê bao cho các khu vực chịu rủi ro ngập lụt cao hiện nay và trầm trọng hơn
trong tƣơng lai. Cùng với hệ thống đê này, là một loạt các trạm bơm tiêu nƣớc hỗ trợ
giải quyết trong trƣờng hợp có mƣa lớn và bão nhằm đảm bảo thoát nƣớc cho khu vực
trong đê. Bão lũ, lốc xoáy ảnh hƣởng rất lớn tới CSHT, nhà cửa, đƣờng sá, mùa màng.
Nhà cửa, đƣờng sá có nguy cơ bị sụt lún, CSHT, mùa màng bị tàn phá. Vì vậy cần phải
13


tăng khả năng giám sát các hệ thống chắn gió, hệ thống thoát nƣớc, bổ sung các cấu
trúc nhằm duy trì độ dốc và các cơ sở nhằm chống lại q trình lở đất, sụt lún, xói mịn
của các đơ thị [19].
Chƣơng trình “Dành chỗ cho Nƣớc” (Room for Water) của Hà Lan. Thay vì
xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nƣớc lũ, các giải pháp quy hoạch cần
tạo ra nhiều không gian hơn cho nƣớc, để nƣớc có thể thâm nhập vào đơ thị theo cách
có kiểm sốt, qua đó giúp cải thiện vi khí hậu, cải thiện cảnh quan, cải thiện chất lƣợng
nƣớc, giảm thiểu chi phí xây dựng các cơng trình ngăn lũ và thốt nƣớc…

Hình 1.9. Sơ đồ phổ biến của các polder tại Hà Lan [1]
1.3.2. Kinh nghiệm về tích hợp BĐKH vào Quy hoạch đô thị tại Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH và đang
thu hút đƣợc rất nhiều hỗ trợ quốc tế trong cơng tác thích ứng và giảm thiểu BĐKH.
Tuy nhiên, công tác lập QHĐT hiện nay ở Việt Nam dƣờng nhƣ chƣa có những hƣớng
dẫn, cách tiếp cận bài bản nhằm ứng phó với những tác động của BĐKH và nƣớc biển
dâng. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu, dự án thậm chí là một số quy hoạch đang
đƣợc lập hiện nay bƣớc đầu đã xem xét các vấn đề về BĐKH trong quy hoạch nhƣ rủi
ro lũ lụt, nƣớc biển dâng. Một trong các nghiên cứu quốc tế có liên quan mật thiết tới
cơng tác phát triển và QHĐT là ACCCRN (Mạng lƣới các thành phố có khả năng

chống chịu với BĐKH tại châu Á). Mục tiêu chung của nghiên cứu là nâng cao khả
14


năng chống chịu với BĐKH cho đô thị. Hiện nay, 3 đô thị Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy
Nhơn đƣợc chọn là đô thị mục tiêu của nghiên cứu tại Việt Nam.
Các hợp phần đang thực hiện tại các đô thị này cấp những thông tin, các hành
động cụ thể nhằm đẩy mạnh việc cân nhắc các vấn đề BĐKH trong phát triển và
QHĐT. Ngoài ra, một số đồ án QHĐT, thiết kế Quy hoạch chi tiết tại các đô thị nhƣ
Cần Thơ, Hà Nội cũng đã bƣớc đầu cân nhắc các vấn đề về BĐKH chủ yếu tập trung
vào lũ lụt.
Tại Việt Nam, cho đến nay cơng tác tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến
lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện.
Trong dự thảo Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Việt
Nam, thuật ngữ “biến đổi khí hậu” đã đƣợc đề cập đến trong phần “Bối cảnh quốc tế”,
trong phần “Mục tiêu chủ yếu về môi trƣờng” và là một trong 12 nội dung chính của
phần “Định hƣớng phát triển, đổi mới mơ hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế”.
Cam kết chính trị về tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chính sách phát triển lần
đầu tiên đƣợc thể hiện rõ ràng trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu. Chƣơng trình này đã đánh mốc trong việc xây dựng các kế hoạch phát
triển của Việt Nam vì tất cả các chính sách và chiến lƣợc mới đều đƣợc yêu cầu phải
tích hợp nội dung biến đổi khí hậu. Về lĩnh vực năng lƣợng, mặc dù chƣa có chính
sách nào đƣợc tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu, trong những năm vừa qua Việt
Nam đã xây dựng đƣợc một số Chiến lƣợc và kế hoạch đồng thuận với mục tiêu giảm
phát thải. Dù mục đích ban đầu của những chiến lƣợc và kế hoạch này là an ninh năng
lƣợng, chúng cũng đồng thời mang lại những lợi ích cho khí hậu. Những chiến lƣợc và
kế hoạch phát triển ngành năng lƣợng có nội dung đồng thuận với mục tiêu giảm nhẹ
biến đổi khí hậu [16].
Trong “Nghiên cứu trao đổi tính tổn thƣơng do lũ trong điều kiện BĐKH tại
Đồng Tháp” thí điểm tại huyện Tam Nơng, thơng qua việc áp dụng phƣơng pháp luận

của Chƣơng trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP) thuộc Uỷ ban sông Mê Kơng,
nhóm nghiên cứu đã đánh giá tổn thƣơng do lũ gây ra về mặt kinh tế - xã hội và đề
xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Từ số liệu về mức nƣớc, nghiên cứu chỉ ra lƣợng
phân bố mức nƣớc lũ lớn nhất theo các tần suất khác nhau. Trên cơ sở quan hệ thiệt
hại và mực nƣớc lớn nhất xuất hiện cùng các nghiên cứu nguy cơ về thuỷ văn, đƣờng
cong xác suất xuất hiện thiệt hại do lũ đƣợc xây dựng. Tại Tam Nông, ứng với các
15


×