Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên môi trường dải ven biển tỉnh khánh hòa và đề xuất giải pháp phân vùng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.26 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TẠ THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - MÔI TRƯỜNG
DẢI VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TẠ THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - MÔI TRƯỜNG
DẢI VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Vượng

HÀ NỘI – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Văn Vượng, khơng sao chép các
cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Tạ Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, học viên
đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên thiết thực, quý báu.
Trước hết, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Vượng và ThS. Lường Thị Thu Hồi, những người thầy cơ đã trực tiếp hướng dẫn,
động viên và khuyến khích học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cơ và tồn thể các cán bộ của Khoa Các
khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên
tiếp thu kiến thức và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Lời cuối cùng, học viên xin được cảm ơn sự động viên của bạn bè và sự ủng hộ
nhiệt tình của gia đình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên


Tạ Thị Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 7
1.1. Tổng quan vấn đề quy hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển Việt Nam .... 7
1.2. Yêu cầu phát triển và phát triển bền vững ở tỉnh Khánh Hòa .............................. 11
CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16
2.1. Cơ sở tài liệu của luận văn.................................................................................. 16
2.2. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 16
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 16
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu .......................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................ 16
2.3.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT thuận lợi-khó khăn-cơ hội-thách thức . 19
2.3.4. Phương pháp lập bản đồ phân vùng phát triển bền vững vùng nghiên cứu ....... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hòa.......................... 21
3.2. Phân tích thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
dải ven biển tỉnh Khánh Hòa ..................................................................................... 34
3.2.1. Tài nguyên vị thế ............................................................................................. 34

3.2.2. Tài nguyên đất ................................................................................................. 36
3.2.3. Tài nguyên nước mặt ....................................................................................... 38
3.2.4. Tài nguyên địa chất ......................................................................................... 39
3.2.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học............................................................... 40
iii


3.2.6. Tài nguyên thủy, hải sản .................................................................................. 41
3.2.7. Tài nguyên du lịch ........................................................................................... 42
3.3. Phân vùng phát triển bền vững dải ven biển tỉnh Khánh Hòa .............................. 43
3.3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 43
3.3.2. Phân tích mối quan hệ đa chiều bằng ma trận SWOT: Điều kiện tự nhiên-tài
nguyên thiên nhiên-môi trường trong mối quan hệ với kinh tế xã hội dải ven biển tỉnh
Khánh Hòa ................................................................................................................ 46
3.3.3. Hiện trạng phân vùng dải ven biển tỉnh Khánh Hòa ......................................... 50
3.3.4. Phân vùng phát triển bền vững ........................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 62
1. KẾT LUẬN........................................................................................................... 62
2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BTBVDHMT


Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GRDP

Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross Regional Domestic Product)

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources)

KT-XH

Kinh tế-xã hội

MICE

Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện, du lịch khen thưởng (Meeting Incentive Conference
Event)

PEMSEA

Tổ chức đối tác về Quản lý Môi trường biển Đông Á

(Partnerships in Environmental Management for the Seas of
East Asia)

SWOT

Ma trận phân tích thuận lợi-khó khăn-cơ hội-thách thức
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

TB

Trung bình

TP.

Thành phố

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh GDP của tỉnh Khánh Hòa với Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải
Miền Trung và cả nước giai đoạn 2010-2017 ............................................................ 12
Bảng 3.1. Một số đặc trưng khí hậu trạm Nha Trang (giai đoạn 1976-2010).............. 26
Bảng 3.2: Phân loại cảng biển loại I của Việt Nam theo quyết định số 70/2013/QĐTTg ngày 19/11/2013 của Chính phủ ........................................................................ 36
Bảng 3.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn về: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, mơi trường của dải ven biển tỉnh Khánh Hịa .................................................. 46
Bảng 3.4. Tương quan giữa tỉnh Khánh Hòa với các khu vực lân cận và thế giới ...... 49

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu (hình chữ nhật màu đỏ)............................................... 5
Hình 1.1. Sơ đồ phân vùng quy hoạch vùng bờ vịnh Hạ Long ................................... 10
Hình 1.2. Xếp hạng các tỉnh thành theo tổng thu ngân sách năm 2018....................... 11
Hình 1.3. Biểu đồ biểu hiện GDP Cơng nghiệp và xây dựng của tỉnh Khánh Hòa với
Vùng BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017................................................ 13
Hình 1.4. Biểu đồ biểu hiện GDP Nông, lâm, thủy sản của tỉnh Khánh Hòa với Vùng
BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017 ......................................................... 14
Hình 1.5. Biểu đồ biểu hiện GDP Dịch vụ của tỉnh Khánh Hòa với Vùng
BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017 ......................................................... 15
Hình 2.1 Vịng đời q trình phân tích SWOT .......................................................... 19
Hình 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Khánh Hịa....................................................................... 21
Hình 3.2 Bản đồ địa hình tỉnh Khánh Hịa ................................................................. 23
Hình 3.3. Tồn cảnh vịnh Cam Ranh......................................................................... 24
Hình 3.4. Sơ đồ 3D thể hiện đặc điểm địa hình phần đất liền và thềm lục địa tỉnh
Khánh Hịa ................................................................................................................ 24
Hình 3.5. Hệ thống hạ tầng giao thơng ở Khánh Hịa văn minh - hiện đại ................. 29
Hình 3.6. Cảng Hàng khơng quốc tế Cam Ranh ........................................................ 30
Hình 3.7. Cảng Nha Trang ........................................................................................ 33
Hình 3.8. Tài ngun đất tỉnh Khánh Hịa ................................................................. 37
Hình 3.9. Rừng ngập mặn Phước Đồng ..................................................................... 40
Hình 3.10. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản năm 2018 tỉnh Khánh Hịa.
.................................................................................................................................. 42
Hình 3.11. Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hịa đến
2030 .......................................................................................................................... 51
Hình 3.12. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2025 ........... 52
Hình 3.13. Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Cam Ranh tỉnh Khánh Hịa đến năm
2035 .......................................................................................................................... 53
Hình 3.14. Sinh kế tạm bợ của người dân tại Bãi Dài, vịnh Cam Ranh ...................... 54

Hình 3.15. Phân vùng phát triển bền vững dải ven biển tỉnh Khánh Hòa ................... 55
vii


Hình 3.16. Nhà máy tàu biển Huyndai – Vinashin chuyên về các lĩnh vực sửa chữa,
đóng mới tàu biển và gia cơng thép xa bờ, vịnh Vân Phong ...................................... 57
Hình 3.17. Các khu cơng nghiệp tại Hịn Ngang, vịnh Vân Phong............................. 57
Hình 3.18. Khu nghỉ dưỡng cao cấp và đường mới mở tới khu nghỉ dưỡng, vịnh Vân
Phong ........................................................................................................................ 58
Hình 3.19. Thành phố Nha Trang với nhiều loại hình dịch vụ thương mại-du lịch (ngân
hàng, cho thuê xe, vé bay, tour du lịch,…) ................................................................ 59
Hình 3.20. Thành phố Nha Trang với các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, lịch sử,
văn hóa ..................................................................................................................... 59
Hình 3.21. Cảng hàng khơng quốc tế và cảng quốc tế Cam Ranh .............................. 60
Hình 3.22. Các khu nghỉ dưỡng sang trọng tại vịnh Cam Ranh ................................. 61

viii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
có nêu: “Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa
dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính tồn vẹn của hệ sinh thái từ
đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phịng ngừa, ngăn chặn ơ nhiễm, sự
cố mơi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.”

Đối với các tỉnh thành và các ngành trong cả nước, đều có quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội được chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát triển ngành được
các bộ chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, đối với các tỉnh ven biển, dải ven biển là nơi
tương tác giữa biển và lục địa có nhiều điểm riêng biệt về mặt địa lý tự nhiên và là nơi
hoạt động kinh tế, xã hội, giao thông biển…. và là một vùng không gian sống động.
Trong những năm gần đây, việc quy hoạch không gian biển bao gồm cả dải ven bờ
đang được các bộ ngành chú ý nghiên cứu.
Khái niệm phân vùng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự nhiên cũng như
địa lý kinh tế. Bản chất của việc phân vùng nói chung là dựa trên các nét tương đồng
về điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái, các đặc điểm tương tự về xã hội để phân chia
khu vực nghiên cứu thành các đơn vị không gian nhỏ hơn với các chức năng kinh tế xã
hội môi tường khác nhau. Việc gán các chức năng kinh tế, xã hội, môi trường khác
nhau tùy thuộc vào định hướng phát triển của chính quyền. Nếu các chức năng được
gán như vậy phù hợp với các đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và
vị thế của vùng trong mối tương quan với các vùng lân cận là điều kiện cần cho sự
phát triển bền vững. Việc kết hợp khái niệm “phân vùng” và “phát triển bền vững”
trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường hướng tới mục tiêu
phân vùng phát triển bền vững hài hịa giữa kinh tế, bình đẳng xã hội và bảo tồn môi
trường sống là một cách tiếp cận tổng hợp.
1


Khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển kinh tế xã hội. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như khu bảo tồn biển
Vịnh Nha Trang, Hòn Bà, Hịn Mun, Rạn Trào tỉnh Khánh Hịa. Có nguồn tài nguyên
du lịch phong phú đáp ứng được khả năng đưa ngành kinh tế du lịch trở thành mũi
nhọn. Ngư trường biển sâu phong phú nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái đa dạng.
Hoạt động kinh tế xã hội cùng với xu thế đơ thị hóa phát triển tương đối nhanh như
đánh bắt thủy hải sản; hoạt động khai thác dầu khí; hoạt động của các khu cơng nghiệp
Suối Dầu, Ninh Hịa, khu cơng nghiệp Bắc và Nam Nha Trang; hoạt động của các

cảng biển như Vân Phong, Cam Ranh. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế xã hội đó cũng
có tiềm năng gây ơ nhiễm mơi trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
dải ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Tuy nhiên, mức độ phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hồ cịn thấp, xếp 11/63
tỉnh thành theo tổng thu ngân sách nhưng thua xa các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ,
đặc biệt so với Đà Nẵng – một thành phố mới tập trung phát triển kinh tế 10 năm trở
lại đây và có diện tích nhỏ hơn (Tổng cục thống kê, 2018). Khánh Hồ cũng đã có quy
hoạch phát triển các ngành đơn lẻ, nhưng vẫn bộc lộ tính khơng bền vững. Ví dụ
ngành thủy sản: Một số vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã phải thay đổi như ở
Vân Phong do không hiệu quả, xung đột với các ngành khác.
Vấn đề đặt ra là tại sao Khánh Hoà chưa phát triển tương xứng với các lợi thế
tự nhiên và tại sao quá trình phát triển kinh tế xã hội vẫn chưa bền vững. Và làm thế
nào để có thể phân vùng khơng gian dải ven biển tỉnh Khánh Hòa phù hợp với các đặc
thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội hiện
có theo định hướng phát triển bền vững.
Vì vậy học viên lựa chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên - tài
nguyên thiên nhiên - môi trường dải ven biển tỉnh Khánh Hòa và đề xuất giải
pháp phân vùng phát triển bền vững”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác lập được các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên
thiên nhiên và hiện trạng môi trường dải ven biển và ven bờ tỉnh Khánh Hòa để làm cơ
sở khoa học cho việc phân vùng phát triển bền vững.
2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
-

Khảo sát thực địa khu vực ven biển tỉnh Khánh Hịa;


-

Thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, mơi trường, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hịa;

-

Thu thập các tài liệu liên quan đến lý luận về phát triển bền vững, quy hoạch,
phân vùng và phương pháp thành lập bản đồ phân vùng

-

Thu thập tài liệu về phương pháp phân tích SWOT để áp dụng trong luận văn

-

Viết và hoàn thành luận văn.

4. Ý nghĩa của đề tài
+ Về mặt khoa học:
-

Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân vùng
phát triển bền vững dải ven biển và ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

-

Trên cơ sở mối quan hệ đa chiều giữa điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên
nhiên-môi trường với kinh tế xã hội dải ven biển tỉnh Khánh Hòa đề tài nghiên

cứu sẽ đưa ra những giải pháp phân vùng phát triển bền vững dải ven biển và
ven bờ tỉnh Khánh Hịa mang tính tồn diện hơn, phù hợp với điều kiện tự
nhiên-tài ngun thiên nhiên-mơi trường địa phương, có tính ứng dụng rộng
trong cộng đồng nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng.

+ Về mặt thực tiễn:
-

Với những giải pháp phân vùng phát triển bền vững dải ven biển và ven bờ tỉnh
Khánh Hịa sẽ góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế; đảm bảo an
ninh về năng lượng, tài nguyên; bảo tồn đa dạng sinh học… giúp người dân địa
phương phát triển kinh tế. Từ đó, sẽ tác động ngược trở lại, giúp bảo vệ môi
trường, bảo tồn hệ sinh thái.

-

Đề xuất giải pháp phân vùng phát triển bền vững dải ven biển và ven bờ phù
hợp với thực tế khu vực, từ đó làm cơ sở và làm nguồn tài liệu tham khảo để
các cơ quan có thẩm quyền xây dựng chính sách, kế hoạch hành động cụ thể
cũng như mở rộng hơn với các khu vực có những điều kiện tương tự.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3


+ Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên thiên
nhiên và hiện trạng mơi trường của dải ven biển tỉnh Khánh Hịa có tham chiếu tính
đến các điều kiện kinh tế xã hội và mức độ đơ thị hóa. Khi nghiên cứu dải ven biển
tỉnh Khánh Hòa cần đặt khu vực nghiên cứu trong bối cảnh của tỉnh Khánh Hịa, vì các
xã ven biển là một phần không thể tách rời trong quan hệ về điều kiện tự nhiên-tài

nguyên thiên nhiên-môi trường của cả tỉnh Khánh Hịa. Do đó, trong luận văn sử dụng
các đặc điểm về điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên-mơi trường tỉnh Khánh Hịa
để phân tích.
+ Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Hiện nay, các quốc gia khác nhau đều đưa ra phạm vi giới hạn
vùng bờ, dải ven bờ hoàn toàn khác nhau. Trong luận văn, khái niệm dải ven bờ
được hiểu là vùng không gian bao gồm các xã ven biển trên đất liền và vùng
nước biển, vũng vịnh, đầm tiếp giáp kéo dài ra đến đường đẳng sâu 100m nước
(hình 2). Phạm vi nghiên cứu kéo dài ra đến độ sâu 100m để phục vụ vấn đề
nghiên cứu bởi vùng nước này phục vụ phát triển nghề đánh bắt thuỷ hải sản và
khai thác khoáng sản, tài nguyên.

-

Về thời gian: Dữ liệu về các yếu tố của tỉnh Khánh Hoà năm 2018.

4


Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu (hình chữ nhật màu đỏ)
(Nguồn: Ảnh vệ tinh từ , tỉ lệ 1:2000000)
6. Giả thuyết nghiên cứu
+ Tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên quan trọng bao gồm tài nguyên đất, nước,
rừng, thủy hải sản biển, du lịch vùng ven biển, đặc biệt tại dải ven biển tỉnh Khánh
Hòa còn nhiều vấn đề mâu thuẫn, chưa thích hợp vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên
trong khu vực nghiên cứu.
+ Hoạt động sinh kế của người dân với phương thức khai thác thủy hải sản và phát
triển du lịch chưa theo hướng phát triển bền vững, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây

tác động bất lợi đến hệ thống tự nhiên – xã hội trong khu vực nên cần có giải pháp sử
dụng và khai thác hợp lý.
7. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương, khơng kể phần
Mở đầu và Kết luận, bao gồm:
5


Chương 1: Tổng quan về vùng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề quy hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển Việt
Nam
Trên thế giới, khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững đã được đề
cập đến từ những năm đầu của thập niên 1980. Liên quan đến khái niệm bền vững,
trên thế giới đã có nhiều khái niệm mở rộng như quy hoạch sử dụng đất bền vững,
phân vùng phát triển nông nghiệp bền vững (Xu aet al., 2006), phân vùng sinh thái cho
phát triển bền vững (Liu et al., 2017). Từ những năm 2014 trở lại đây, khái niệm phân
vùng phát triển bền vững (Zoning for sustainable development) cho một số lĩnh vực đã
được đề cập đến (Jepson et al., 2014). Việc phân vùng hoặc quy hoạch đều dựa trên
các yếu tố tự nhiên, môi trường và hệ sinh thái kết hợp với định hướng phát triển của
địa phương hoặc của ngành.
Ở Việt Nam, Viện Chiến lược chính sách Tài ngun và Mơi trường từ những
năm 2012 cũng đã tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ về Nghiên cứu cơ sở khoa học
quy hoạch không gian phát triển đới bờ hướng tới sự hài hịa giữa khơng gian phát

triển kinh tế xã hội đất liền với phát triển kinh tế biển hay như đề án “Xác định phương
hướng và lộ trình thực hiện quy hoạch chức năng làm cơ sở cho quy hoạch phát triển
bền vững”. Phần lớn các nghiên cứu chuyên sâu về phát triển bền vững tập trung vào 2
hướng nghiên cứu chính; i) theo hướng đơn ngành và ii) nghiên cứu tổng hợp với định
hướng xây dựng các bộ tiêu chí nhằm lượng hóa khái niệm phát triển bền vững.
Vùng ven biển là không gian chuyển tiếp giữa lục địa và biển, tập trung các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái quan trọng bậc nhất, tạo tiền đề cho phát
triển đa ngành, đa mục tiêu. Vùng ven biển Việt Nam tập trung khoảng trên 30% dân
số cả nước (tính cho các huyện ven biển) và khoảng 50% dân số tính cho 28 tỉnh ven
biển; khoảng 50% số đơ thị lớn của cả nước với kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và
nhiều khu công nghiệp lớn đang được đầu tư phát triển mạnh, trong đó có ba vùng
kinh tế trọng điểm quốc gia.
Vùng ven biển được xem là vùng kinh tế động lực, có khả năng phát triển
nghiều ngành, nghề khác nhau (du lịch, cảng biển, thủy sản, khai khoáng,…), cho nên
đầu tư vào khu vực này một cách hiệu quả sẽ tạo ảnh hưởng lan toả hỗ trợ cho phát
7


triển vùng nội địa (khu vực trung du-miền núi), đồng thời tạo cơ sở cho phát triển một
nền kinh tế biển hiệu quả lâu dài. Các hệ sinh thái vùng bờ cung cấp tiềm năng bảo tồn
đa dạng sinh học biển, làm cơ sở cho phát triển các ngành kinh tế dựa vào tài nguyên
thiên nhiên như thủy sản, du lịch sinh thái,… Các hệ sinh thái này cũng là “cơ sở hạ
tầng tự nhiên” của vùng bờ có tính liên kết tự nhiên mật thiết với nhau và tạo ra những
“dây xích sinh thái” quan trọng đối với tồn vùng biển.
Việc phân vùng phát triển bền vững dải ven biển là một bộ phận của công tác
quy hoạch không gian biển và là một công cụ của công tác quản lý tài nguyên môi
trường biển. Đảng và Nhà nước đã ban hành chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó nêu rõ và nhấn mạnh
việc “tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển,
bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến

đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng
sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính tồn vẹn của hệ sinh thái từ đất
liền ra biển. Gắn liền bảo vệ môi trường biển với phịng ngừa, ngăn chặn ơ nhiễm, sự
cố mơi trường, tăng cường hợp tác giữa khu vực và toàn cầu”. Đây là vấn đề lớn mang
tầm Quốc gia.
Năm 2017, Quốc hội chính thức thơng qua Luật Quy hoạch, trong đó quy hoạch
không gian biển quốc gia được quy định tại Điều 23 của Luật. Bộ Tài nguyên Môi
trường cũng đang tiến hành Quy hoạch khơng gian biển cho tồn vùng biển Việt Nam
đến 2035. Ở quy mô khu vực, việc phân tích đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội
và bảo vệ môi trường cũng đã được tiến hành ở một số khu vực trên đất liền và một số
vùng ven biển Việt Nam.
Ở Việt Nam, phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ lần đầu
tiên được thực hiện với sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ cho Kế
hoạch hành động quản lý tổng hợp đới bờ thành phố Đà Nẵng. Kế hoạch này đã giúp
Đà Nẵng tham khảo khi lập kế hoạch phát triển thành phố ‘xanh, sạch’ như ngày nay.
Ngồi ra có thể kể đến dự án quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ Vịnh Hạ Long được
thực hiện 2006 là sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN. Dự án đã lập
8


bản đồ phân vùng chức năng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1: 25.000 mang tính
khả thi và phù hợp với thực tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ này (Hình 1.7).
Những điều chỉnh kịp thời trong quy hoạch phân vùng phát triển hợp lý đã
mang lại cho Đà Nẵng, Quảng Ninh và một số địa phương khác trong cả nước những
điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa nguồn lực về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gia tăng đáng kể thu ngân sách trên địa
bàn trong những năm qua.

9



Hình 1.1. Sơ đồ phân vùng quy hoạch vùng bờ vịnh Hạ Long
(Nguồn: Nguyễn Chu Hồi và những người khác, Quy hoạch không gian biển – công cụ quản lý mới trong khai thác, sử dụng biển và
vùng bờ biển)
10


1.2. Yêu cầu phát triển và phát triển bền vững ở tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa là một địa phương có điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên
thiên nhiên phong phú, hoạt động kinh tế xã hội năng động, là đầu mối giao thông
quan trọng về đường biển, đường không, đường bộ với các tỉnh trong cả nước và với
các nước trong khu vực và Quốc tế, là tỉnh có truyền thống phát triển lâu dài.
Tuy nhiên, kết quả thống kê quốc gia cho thấy trong những năm gần đây, mặc
dù là một trong số ít tỉnh có quy mô phát triển kinh tế-xã hội lớn nhất nhưng các chỉ
tiêu kinh tế xã hội đạt được của tỉnh Khánh Hịa trong giai đoạn 2010-2017 lại thấp
hơn mức trung bình của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
(BTBVDHMT). Giá trị thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh Khánh Hòa năm 2018 chỉ
đứng thứ 11/63 tỉnh thành của cả nước, xếp sau cả thành phố Đà Nẵng là địa phương
có tiềm lực phát triển tương đương và xuất phát điểm chậm hơn.

Hình 1.2. Xếp hạng các tỉnh thành theo tổng thu ngân sách năm 2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017 và Niên giám thống
kê năm 2016 của Cục Thống kê Khánh Hòa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (theo giá
2010) năm 2015 đạt 43.847 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 51.344,7 tỷ đồng, đạt tốc độ
11


tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2015 là 6,48%. Giai đoạn 2011-2017 đạt tốc độ tăng

trưởng là 6,97%.
Tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 2011-2017 của Khánh Hịa đạt 6,97%,
thấp hơn so mức tăng trưởng chung của cả Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền
Trung (tăng tưởng của Vùng giai 2011-2017 là 11,44%), cao hơn mức bình quân của
cả nước 0,89% (tăng trưởng của cả nước giai đoạn 2011-2017 là 6,08%).
Bảng 1.1. So sánh GDP của tỉnh Khánh Hòa với Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
Hải Miền Trung và cả nước giai đoạn 2010-2017
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Tổng GDP

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

20112015

20112017


Cả nước

2157,8 2292,4 2412,7
2875,7
2543,6 2695,7
3
8
8
8

3054,
5

3262,
5

5,91%

6,08%

Vùng
BTBVDH
MT

291,98 329,69 379,33 437,04 504,23 531,04

576,1
4

623,2

0

12,71
%

11,44
%

Khánh Hòa

32,03

47,59

51,34

6,48%

6,97%

GDP Công nghiệp và xây dựng
1039,8
1056,
879,99 930,59 981,15
1140,1
2
8

1141,
4


6,69%

4,75%

34,61

37,47

40,58

44,09

43,85

1.

Cả nước

824,9

Vùng
BTBVDH
MT

116,07 128,61 147,91

170,1

195,61


207,5

242,2

261,9

12,32
%

12,32
%

Khánh Hịa

13,23

16,78

17,92

21,53

14,1

15,2

10,23
%


2,00%

2.
GDP Nơng, lâm, thủy sản
407,65 424,05 435,41 446,91 473,63
485
468,8

482,4

3,54%

2,43%

Vùng
BTBVDH
MT

68,15

83,08

90,15

97,81

106,13

110,2


115,3

124,6

10,09
%

9,00%

Khánh Hịa

4,34

4,42

4,51

4,55

4,65

3,56

4,7

4,8

3,86%

1,45%


1528,
9

1638,
7

6,20%

8,5%

141,27 169,13 202,49 213,34

218,6
4

236,7

14,64
%

11,9%

17,09

28,8

31,3

5,33%


11,65
%

Cả nước

Cả nước

14,39

15,87

3.
GDP Dịch vụ
1046,7 1115,5 1182,2
925,28 988,44
1250
7
5
5

Vùng
BTBVDH
MT

107,76

118

Khánh Hòa


14,47

15,81

19,25

21,51

18,76

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
12


Biểu đồ thể hiện GDP Cơng nghiệp và xây dựng
1200
1000

Nghìn tỷ

800
600
400
Cả nước

200
0

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Vùng
BTBVDHMT
Khánh Hịa

Năm
Hình 1.3. Biểu đồ biểu hiện GDP Cơng nghiệp và xây dựng của tỉnh Khánh Hòa
với Vùng BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017
GDP Công nghiệp và xây dựng Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015 đạt 10,23%,
thấp hơn so với Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 2,09% (của Vùng đạt
12,32%), cao hơn so với cả nước 3,55% (cả nước đạt 6,69%). Thậm chí, năm 2016 và
năm 2019, GDP cơng nghiệp và xây dựng của Khánh Hịa cịn sụt hẳn xuống khoảng
15 nghìn tỷ đồng, so với năm 2015 là 21,53 nghìn tỷ đồng, chứng tỏ ngành công
nghiệp và xây dựng bị chững lại.

13



Biểu đồ thể hiện GDP Nơng, lâm, thủy sản
1200
1000

Nghìn tỷ

800
600
400
200

Cả nước

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


2017

Vùng
BTBVDHMT
Khánh Hịa

Năm
Hình 1.4. Biểu đồ biểu hiện GDP Nơng, lâm, thủy sản của tỉnh Khánh Hòa với
Vùng BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017
GDP Nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2015 của tỉnh đạt (-3,86%); trong
năm 2015 GDP của ngành chỉ đạt 3,56 ngàn tỷ đồng thấp hơn 1 ngàn tỷ đồng so với
năm 2014, kéo theo cả giai đoạn 2011-2015 giảm tăng trưởng. Trong đó cả Vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung tăng trưởng đạt 10,09% và cả nước đạt 3,54%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2017 của Khánh Hòa đạt 1,45%, thấp
hơn so mức tăng trưởng chung của cả Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
(tăng tưởng của Vùng giai 2011-2017 là 9%), thấp hơn mức bình quân của cả nước
(tăng trưởng của cả nước giai đoạn 2011-2017 là 2,43%).

14


Biểu đồ thể hiện GDP Dịch vụ

1200

Nghìn tỷ

1000
800

600
400
Cả nước

200
0

2010

2011

2012

2013

2014

Năm

2015

2016

2017

Vùng
BTBVDHMT
Khánh Hịa

Hình 1.5. Biểu đồ biểu hiện GDP Dịch vụ của tỉnh Khánh Hòa với Vùng

BTBVDHMT và cả nước giai đoạn 2010-2017
GDP Dịch vụ giai đoạn 2011-2015 của tỉnh đạt 5,33%, thấp hơn so với Vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 9,31%, thấp hơn mức bình quân của cả nước
0,87%. Trong khi, đáng lẽ Nha Trang cần là đầu tàu phát triển du lịch-dịch vụ của cả
vùng, thì Nha Trang lại đang phát triển chậm hơn dù có lịch sử phát triển du lịch từ
thời Pháp thuộc.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu quy hoạch phát triển hợp lý, khai thác đúng tiềm
năng thế mạnh địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho tỉnh Khánh
Hòa mà trọng tâm là dải ven biển tỉnh Khánh Hịa có ý nghĩa quan trọng, góp phần
đưa tỉnh Khánh Hịa phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
tỉnh.

15


×