Hoa quả nên dùng sau bữa ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Hàn Quốc, ăn lê
sau khi ăn đồ chiên, nướng, đồ ăn nhiều dầu mỡ
được xem là phương thức ẩm thực tốt cho sức
khỏe.
nước lê ép dồi dào chất chống ung thư
1. Ăn lê sau khi ăn đồ chiên, nướng
Trong quá chiên hoặc nướng đồ ăn, sẽ sản sinh ra
nhiều benzopyrene gây ung thư. Lê, đặc biệt là nước
lê ép lại dồi dào chất chống ung thư, có tác dụng
phản ứng và làm mất các tế bào gây ung thư được
sản sinh trong quá trình chiên nướng đồ ăn, giúp bảo
vệ đường ruột.
2. Uống nước gừng hòa đường sau khi ăn cua
Theo quan niệm của Đông y, cua là thực phẩm có
tính hàn. Những người mắc phong hàn, viêm ruột
mãn tính ăn cua có thể bị đau bụng, ỉa chảy, nôn
mửa. Uống nước gừng hòa đường sau khi ăn cua có
tác dụng loại trừ tính hàn, tăng cường tuần hoàn
máu, kích thích bài tiết dịch dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý: Những người mắc bệnh tiểu đường không nên
áp dụng cách này.
3. Ăn quả hạnh đào (quả óc chó) sau bữa ăn
nhiều chất béo
Nếu cơ thể nạp nhiều chất béo, sau bữa ăn nên ăn
quả hạnh đào. Gốc a-min-nô (NH2) đặc biệt chứa
trong quả hạnh đào giúp “đánh tan” lượng mỡ có hại
ở động mạch, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng
uyển chuyển của động mạch, ngăn ngừa xơ cứng
động mạch. Đặc biệt, chất béo trong hạnh đào giúp
hạn chế lượng cholesterol trong máu, duy trì tính đàn
hồi cho động mạch.
4. Sau món mỳ ăn liền nên ăn hoa quả
Nên ăn một số loại quả: táo, dâu tây, cam, quýt…
để bổ sung lượng nước, vitamin và khoáng chất
Sau khi thưởng thức mỳ ăn liền, nên ăn một số loại
quả: táo, dâu tây, cam, quýt… để bổ sung lượng
nước, vitamin và khoáng chất còn thiếu giúp ích cho
quá trình tiêu hóa và không gây nóng trong hay nhiệt
miệng.
5. Sau khi ăn lẩu nên ăn sữa chua
Lẩu thường nóng và cay kích thích ruột và dạ dày,
dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, nên ăn
sữa chua sau khi ăn lẩu, bởi sữa chua có tác dụng
bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khuẩn lên men trong sữa
chua có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn,
phòng chống tiêu chảy, đau bụng.
6. Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính nên
ăn quả hồng sau mỗi bữa ăn
Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt, hạn chế hiện
tượng thiếu nước, trị ho, tiêu đờm, là một trong “ liều
thuốc” lý tưởng để bảo vệ sức khỏe những người
mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.
7. Tiêu hóa không tốt nên ăn dứa (quả thơm), đu
đủ hoặc uống trà đại mạch