Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vận dụng các quy luật của phép duy vật biện chứng trong giảng dạy sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.09 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRỊNH XUÂN CƯƠNG
MSHV: 19C68001

VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC
Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
khơng chun ngành Triết học

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC
Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
khơng chun ngành Triết học

TRỊNH XUÂN CƯƠNG
MSHV: 19C68001
Học viên tự do

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT .................................... 3
1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng ....................................................... 3
1.1.2. Những hình thức cơ bản của phép biện chứng............................................... 3
1.2. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật ......................................................... 4
1.2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ................................................................ 4
1.2.2. Nguyên lý về sự phát triển ............................................................................. 6
1.3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ................................................ 6
1.3.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.................................. 7
1.3.2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại ...................................................................................................... 8
1.3.3. Quy luật phủ định của phủ định ..................................................................... 9
1.4. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật ...................................... 10
1.4.1. Cái riêng và cái chung .................................................................................. 10
1.4.2. Nguyên nhân và kết quả ............................................................................... 11
1.4.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên ............................................................................... 11
1.4.4. Nội dung và hình thức .................................................................................. 11
1.4.5. Bản chất và hiện tượng................................................................................. 12
1.4.6. Khả năng và hiện thực.................................................................................. 12
Chương 2. VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC ..................................................................... 13
2.1. Mối quan hệ giữa Triết học và Sinh học ............................................................. 13
2.2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong giảng dạy
Sinh học ...................................................................................................................... 13
2.3. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất và ngược lại trong giảng dạy Sinh học .......................................................... 15

2.4. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong giảng dạy Sinh học ................. 16
Chương 3. KẾT LUẬN .................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 20



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính từ thời điểm lồi người xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm, xã hội lồi
người khơng ngừng phát triển. Xã hội đã trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau từ thấp lên cao, từ chưa phát triền đến phát triển hơn; tương ứng với sự phát triển
của các cuộc cách mạng công nghệ. Thế kỉ XXI đánh dấu cho sự khởi đầu của cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ 4 ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhóm ngành khoa học - cơng
nghệ. Khơng khó để nhận ra rằng, bất cứ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển đều
có một sự đầu tư vào khoa học - công nghệ tương ứng. Bởi lẽ nó là một trong những
nhân tố chính thúc đẩy sản xuất phát triển, các thành tựu của khoa học - công nghệ giúp
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giúp con người chinh phục thiên nhiên để cải
thiện đời sống của chính mình. Vì vậy, quan tâm đến phát triển khoa học - công nghệ,
trong đó, trước hết là quan tâm đến việc đào tạo con người khoa học là vô cùng quan
trọng và cần thiết.
Trong tất cả các ngành khoa học, thì Sinh học là ngành duy nhất nghiên cứu về thế
giới sống, về những quy luật vân động, phát triển của sự sống cũng như mối quan hệ của
nó với mơi trường. Các thành tựu của Sinh học có tác động trực tiếp tới con người nên
cần được nghiên cứu một cách cẩn thận với thế giới quan đúng đắn và phương pháp tư
duy hợp lý. Để có thể làm được điều đó thì việc tìm hiểu về Triết học là vơ cùng quan
trọng. Bởi Triết học là hệ thống tri thức lý luận phổ quát nhất của con người về thế giới,
về vị thế và khả năng của con người trong thế giới ấy. Triết học có vai trị định hướng
về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho các hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người. Trong đó, phép biện chứng duy vật là cơ sở thế giới quan và phương

pháp luận của Triết học hiện đại, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới, định hướng
phát triển khoa học. Nội dung của phép biện chứng duy vật được khái quát thành hai
nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Hai nguyên
lý này được cụ thể hóa thành các quy luật cơ bản và quy luật không cơ bản (các cặp
phạm trù). Việc nghiên cứu các quy luật này của Triết học sẽ giúp các nhà Sinh học có
thể xây dựng được một nền tảng thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho bản
thân, góp phần khái quát đúng đắn các thành tựu khoa học của họ làm tăng giá trị các
thành đến mức tối ưu mà nó có thể đạt được, đồng thời tránh được cá cuộc khủng hoảng
tư tưởng không cần thiết trong khoa học và trong đời sống.
Bên cạnh đó, các thành tựu của Sinh học cũng có tác động lên Triết học với vai
trò là tư liệu để Triết học có thể điều chỉnh và rút ra các kết luận chung nhất về thế giới
quan và phương pháp luận. Lịch sử hình thành và phát triển Triết học đã chứng minh
rằng Triết học duy vật biện chứng ra đời không chỉ dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội
và cơ sở lý luận mà còn dựa trên ba phát minh khoa học lớn, có tính thời đại. Trong đó,
có hai phát minh thuộc về Sinh học đó là: học thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết tế bào
của Schwann và Schleiden cùng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của
Robert Mayer, Joule và Helmholtz. Giống như Ăngghen đã từng nhấn mạnh: “Mỗi lần


2

có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự
nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại khơng tránh khỏi thay đổi hình thức của nó” [4, tr. 409].
Tuy nhiên, khơng phải nhà Sinh học nào cũng nhận thức đúng về vai trị của Triết
học đối với lĩnh vực của mình, một phần vì các kiến thức của Triết học là kiến thức
chung nhất của tất cả các ngành khoa học nên nó thường khó và trừu tượng, phần khác
vì một số người cho rằng việc khơng tìm hiểu về Triết học khơng có ảnh hưởng gì đến
việc nghiên cứu ngành khoa học cụ thể của họ. Và lịch sử đã chứng kiến nhiều trường
hợp cản trở sự phát triển của Sinh học mà nguyên nhân là do sự hạn chế trong tư tưởng
Triết học như việc đàn áp di truyền học do Trofim Denisovich Lưxenko (Chủ tịch Viện

hàn lâm khoa học nông nghiệp Liên Xô) phát động gây nên hậu quả là kéo lùi toàn bộ
nền Sinh học của đất nước này; hay sự áp dụng một cách máy móc thuyết tiến hóa Darwin
vào xã hội lồi người; tư tưởng giáo điều, định kiến về ưu sinh học (Eugenics)... Đề cập
đến điều này, Ăngghen cũng đã nói “...dù các nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì
họ vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học
tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên
sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó” [4, tr. 693].
Chính vì vậy, việc nhận thức được mối liên hệ giữa Sinh học và Triết học, đặc
biệt là mối liên hệ giữa phép biện chứng duy vật với Sinh học là vấn đề quan trọng và
cần thiết. Bằng cách lồng ghép các quy luật của Triết học trong giảng dạy Sinh học,
người học có thể tiếp thu thành tựu của Triết học một cách tự nhiên nhất và vận dụng tốt
các thành tựu đó trong lĩnh vực của mình. Nhưng do thời gian, năng lực và sự hiểu biết
có hạn nên trong đề tài này, tơi chỉ tìm hiểu về việc “Vận dụng các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật trong giảng dạy Sinh học”.


3

Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng [4, tr. 60]
Khái niệm biện chứng
Thuật ngữ “biện chứng”, theo nghĩa của Triết học Hy Lạp cổ đại là từ dùng để chỉ
nghệ thuật tranh luận, đàm thoại nhằm bảo vệ lập luận của mình và phát hiện ra mâu
thuẫn trong cách lập luận của đối phương. Thông thuoong72, biện chứng dùng để chỉ
nghệ thuật hùng biện.
Theo nghĩa của Triết học Trung Quốc cổ đại, “biện chứng” là “dịch”, có nghĩa là
sự vận động, biến hóa của vạn vật.
Theo nghĩa hiện đại, biện chứng là phạm trù dùng để chỉ mối liện hệ, vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khái niệm phép biện chứng
Phép biện chứng là một học thuyết nghiên cứu về các mối liện hệ, về sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Cụ thể hơn, phép biện chứng là hệ thống các nguyên
lý, quy luật, phạm trù nhằm phản ánh các thuộc tính biện chứng của thế giới khách quan
vào trong bộ não con người.
1.1.2. Những hình thức cơ bản của phép biện chứng [4, tr. 62 - 64]
Trong lịch sử Triết học, phép biện chứng trải qua ba hình thức cơ bản, đó là: phép
biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng chất phác
Phép biện chứng này mang tính tự phát, ngây thơ vì nó xuất phát chủ yếu từ sự
quan sát trực tiếp thế giới của các nhà Triết học cổ đại để phỏng đoán nên các quy luật
vận động, phát triển của thế giới, chưa có cở sở khoa học. Đó chỉ là những tư tưởng biện
chứng mang tính suy luận, phỏng đốn; mới chỉ dừng lại ở sự mơ tả tính biện chứng của
thế giới nên chưa trở thành hệ thống lý luận.
Chẳng hạn, trong Triết học phương Đông cổ đại, Phật giáo quan niệm rằng thế giới
luôn vận động, phát triển tuân theo luật nhân - quả; hay quan niệm Ngũ hành tương sinh,
Ngũ hành tương khắc trong thuyết Âm Dương - Ngũ Hành... cũng là kết quả rút ra từ sự
quan sát trực quan các hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
Trong Triết học phương tây cổ đại thì tiêu biểu có Triết học của Heraclit. Ơng cho
rằng mọi cái cứ trôi đi, chảy đi và không bao giờ dừng lại, ông cũng đã phát biểu một
luận điểm nổi tiếng là “Khơng ai tắm hai lần trên một dịng sơng”.
Phép biện chứng duy tâm
Phép biện chứng duy tâm cũng là học thuyết về các môi liên hệ, về sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng nhưng được đề ra bởi các nhà triết học duy tâm; trong
đó, người khởi xướng là Canto nhưng được phát triển đến đỉnh cao bởi Heghen.
Canto cho rằng, sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau giữa lực hút và lực đẩy là
động lực của sự vận động, phát triển. Quan niệm này đã có cơ sơ khoa học chứ khơng
đơn thuần là phỏng đoán như ở thời cổ đại.



4

Cịn đối với Heghen, ơng coi biện chứng của thế giới khách quan là sự phát triển
của ý niệm tuyệt đối: ý niệm là cái có trước, sản sinh ra thế giới; còn các sự vật, hiện
tượng đều chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Như vậy, hạn chế trong học thuyết của
Heghen là ơng cịn đứng trên quan điểm duy tâm. Tuy nhiên, cống hiến to lớn của ông
thể hiện ở chỗ ông là người đầu tiên nhận thức được toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tinh
thần trong một quá trình vận động, phát triển khơng ngừng và thể hiện được q trình ấy
thơng qua những nguyên lý, quy luật, phàm trù thành một hệ thống lý luận chặt chẽ.
Phép biện chứng duy vật
Là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng, được xây dựng bởi C. Mác
và Ph. Angghen trên cơ sở kế thừa trực tiếp những nội dung hợp lý trong phép biện
chứng của Heghen kết hợp với nền tảng của thế giới quan duy vật biện chứng.
Thế giới quan duy vật biện chứng (hay còn gọi là thế giới quan khoa học) là hệ
thống những quan niệm khoa học chung nhất về tự nhiên, xã hội và con người; gắn liền
với khoa học, phản ánh thế giới và định hướng hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người trên cơ sở tổng kết những thành tựu của nghiên cứu, thực nghiệm và dự báo khoa
học. Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thế giới quan khoa học khơng
ngừng được bổ sung, hồn thiện và phát triển.
Với sự ra đời của phép biện chứng duy vật, phép biện chứng đã phát triển từ tự phát
lên tự giác, là bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của tư duy triết học, khắc
phục những hạn chế của phép biện chứng cổ đại, đẩy lùi phép siêu hình thời cận đại, cải
tạo phép biện chứng duy tâm và trở thành phương pháp luận phổ biến định hướng hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người.
Nội dung của phép biện chứng duy vật được khái quát thành hai nguyên lý là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Hai nguyên lý này được
cụ thể hóa thành các quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại, quy luật phủ định của phủ định ) và quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù:
cái riêng - cái chung; nguyên nhân - kết quả; tất nhiên - ngẫu nhiên; nội dung - hình thức;

bản chất - hiện tượng; khả năng - hiện thực).
1.2. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật [1, tr. 113-121], [4, tr. 66-71]
1.2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Nội dung quy luật: Khơng có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, tách
rời khỏi các sự vật, hiện tượng khác mà chúng luôn nằm trong những mối liên hệ với
nhau.
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt, các yếu tố trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau, tồn tại phổ biến trong thế giới.
Các mối liên hệ có nhiều tính chất, trong đó cơ bản nhất là tính khách quan, tính
phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan


5

Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng, không do sự áp đặt từ
bên ngồi; khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, dù muốn hay khơng
thì bản thân các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phân của sự vật, hiện tượng ln ln
chứa đựng các mối liên hệ.
Tính khách quan của mối liên hệ xuất phát từ tính thống nhất của thế giới vật chất.
Theo đó, các sự vật, hiện tượng dù mn hình mn vẻ thế nào thì cũng chỉ là những
dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người
cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất là não bộ; và nội dung của ý thức cũng chỉ
là sự phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não con người.
Tính phổ biến
Mối liên hệ có trong mọi sự vât, hiện tượng; ở mọi giai đoạn, mọi quá trình; ở mọi
nơi trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người.
Tính phổ biến của sự vật, hiện tượng xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế
giới vật chất. Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc nội tại. Khơng có sự

vật, hiện tượng nào tồn tại cơ lập, tách rời khỏi các sự vật, hiện tượng khác; cũng như
khơng có các yếu tố hay bộ phận nào tồn tại tách biệt khỏi các yếu tố, bộ phận khác. Bản
thân các sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ giữa các bộ phận
cấu thành nó cũng như với các sự vật, hiện tượng khác.
Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật, hiện tượng khác nhau ở các không gian khác nhau, thời điểm khác
nhau sẽ có các mối liên hệ khác nhau. Trong thế giới có nhiểu kiểu mối liên hệ, mỗi mối
liên hệ lại có đặc điểm, vị trí, vai trị riêng đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng. Có mối liên hệ bên trong - bên ngồi, mối liên hệ cơ bản - khơng cơ bản,
mối liên hệ bản chất - hiện tượng...
Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận
thức và thực tiễn cần phải tuân theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm toàn diện
Khi nhận thức một sự vật, hiện tượng nào đó, ta phải xem xét tất cả các mặt, các
mối liên hệ mà nó có. Trong tất cả các mối liên hệ đó, phải rút ra được những mối liên
hệ cơ bản, chủ yếu, tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm, từ đó nắm được
bản chất của sự vật, hiện tượng.
Sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối chiếu với
các mối liên hệ cịn lại đề tránh mắc phải sai lầm trong nhận thức. Bên cạnh đó, phải
chống tư tưởng phiến diện, một chiều (chỉ thấy một hoặc một số mối liên hệ mà không
thấy những mối liên hệ khác) cũng như tư tưởng cào bằng, dàn trải (coi mọi mối liên hệ
đều như nhau).
Quan điểm lịch sử - cụ thể
Khi xem xét một sự vật, hiện tượng cần đặt nó trong từng hồn cảnh lịch sử - cụ
thể nhất định; trong đúng không gian, thời gian; trong đúng mối liên hệ, quan hệ của sự
vật, hiện tượng đó. Đồng thời phải chống tư tưởng hời hợt, đại khái (nhận thức và giải


6


quyết cùng một sự vật, hiện tượng ở các không gian, thời gian khác nhau theo cách như
nhau mà không tìm hiểu thêm).
1.2.2. Nguyên lý về sự phát triển
Nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng vận động trong
khuynh hướng chung là phát triển.
Vận động là khái niệm chỉ sự biến đổi nhưng chưa xác định chiều hướng. Phát triển
là khái niệm chỉ sự vận động theo chiều hướng từ thấp lên cao, từ chưa đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Sự phát triển có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan
Phát triển là thuộc tính vốn có, tất yếu của bản thân sự vật, hiện tượng; nó khơng
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; dù muốn hay khơng thì bản thân sự vật,
hiện tượng luôn luôn vận động trong quá trình phát triển.
Tính phổ biến
Q trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng; trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, tư duy.
Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật, hiện tượng khác nhau, trong những điều kiện không gian và thời gian
khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau. Sự phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng; nó thường diễn ra quanh co, phức tạp,
qua nhiều giai đoạn trung gian khác nhau, thậm chí có những bước thụt lùi tạm thời
nhưng vẫn trong khuynh hướng chung là phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi trong nhận thức và
thực tiển cần phải tuân theo quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển
Khi nhận thức một sự vật, hiện tượng cần nhận thức nó ở trạng thái động trong
khuynh hướng chung của sự phát triển. Cần nghiên cứu đề tìm ra nguồn gốc, cách thức
và khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó; tạo điều kiện cho cái mới tiến bộ
hơn ra đời. Mặt khác, cần phải chống lại quan điểm chủ quan, nóng vội (tạo ra cái mới
khi chưa đủ điều kiện) cũng như quan điểm bảo thủ, trì trệ (khăng khăng cái cũ, không

chịu tạo ra cái mới mặc dù điều kiện đã chín muồi).
1.3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật [1, tr. 122 - 126]
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu, phổ biến trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Nếu căn cứ vào mức độ, phạm vi tác động thì có quy luật đặc thù, quy luật chung,
quy luật phổ biến. Căn cứ vào lĩnh vực tác động người ta chia thành quy luật tự nhiên,
quy luật xã hội, quy luật tư duy.
Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng
duy vật nghiên cứu ba quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và trong tư
duy là: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật chuyển hóa từ


7

những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định
của phủ định.
1.3.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trị quan trọng nhất
trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là hạt nhận của phép biện chứng,
vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong quy luật này, mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất,
đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng. Như vậy, thực chất mâu thuẫn cũng là mối liên hệ nhưng không phải
bất kỳ mối liên hệ nào mà chỉ là mối liên hệ giữa các mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm
trù dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau, là tiền
đề tồn tại của nhau.
Tính chất của mâu thuẫn
Tính khách quan
Sự hình thành mâu thuẫn khơng phải bắt nguồn từ trong tư duy, ý thức chủ quan
mà do tính tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng tạo nên

mâu thuẫn. Đó là quá trình liên hệ, thống nhất, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong
mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để hình thành nên mâu
thuẫn biện chứng. Bản thân sụ vận động của thế giới vật chất, của sự sống chính là mâu
thuẫn.
Tính phổ biến
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực, tự nhiên, xã hội, tư duy; tồn tại trong
các sự vật, hiện tượng, quá trình; tồn tạo trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng từ khi sinh ra đến khi kết thúc.
Tính đa dạng, phong phú
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ khác nhau, trong những điều
kiện lịch sử - cụ thể khác nhau, vì vậy chúng có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, với vai
trị, vị rí khác nhau.
Q trình vận động của mâu thuẫn biểu hiện trong sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập, tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự chuyển hóa giữa
các mặt đối lập diễn ra phức tạp, phong phú, đa dạng, tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện cụ
thể. Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tính quy định lẫn nhau của hai mặt đối lập,
trong đó, sự tồn tại của mặt đối lập này là điều kiện cho sự tồn tại của mặt đối lập kia.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khuynh hướng bài trừ, phủ định nhau và phát triển
theo xu hướng ngược nhau giữa các mặt đối lập.
Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối
lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt, mâu thuẫn sẽ phát triển đến đỉnh điểm, chúng
sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn
mới ra đời và sự chuyển hóa của hai mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra.


8

Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập có thể diễn ra theo hai cách: một là các mặt đối lập
chuyển hóa lẫn nhau; hai là cả hai đều trở thành những chất mới.
Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập gắn liền với nhau: nếu khơng có
thống nhất sẽ khơng có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh; đấu tranh là nguồn
gốc, động lực của sự phát triển. Sự thống nhất phản ánh trạng thái ổn định, đứng im
tương đối; còn sự đấu tranh phản ánh trạng thái vận động tuyệt đối của sự vật, hiện tượng.
Nhờ có thống nhất, sự vật, hiện tượng mới tồn tại; nhờ có đấu tranh, sự vật, hiện tượng
mới phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận
Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến, nên cần khẳng định sự tồn tại mâu thuẫn
là tất yếu trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên cần phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn
khác nhau như mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản - không cơ bản, mâu
thuẫn chủ yếu - thứ yếu... để có phương pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp.
Khơng được điều hòa mâu thuẫn mà phải giải quyết mâu thuẫn vì điều hịa mâu
thuẫn là kìm hãm sự phát triển, còn giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cho sự
phát triển.
1.3.2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại
Quy luật này có vị trí vạch ra cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng,
tức là quá trình phát triển từ lượng đến chất và sự tác động từ chất đến lượng, tồn tại
khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực.
Khái niệm chất, lượng
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định của sự vật, hiện tượng, là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng đó, phân biệt với sự vật, hiện
tượng khác. Để xác định chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải xác định các thuộc tính
của nó. Thuộc tính bao gồm hai loại: thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản nhưng
chỉ có các thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, việc
phân biệt thuộc tính cơ bản hay thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối
vì tùy vào từng mối liên hệ nhất định. Trong mối liên hệ này, nó là thuộc tính cơ bản
nhưng trong mối liên hệ khác nó lại là thuộc tính khơng cơ bản và ngược lại.
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng

về quy mơ, trình độ phát triển, biểu thị bằng con số các yếu tố, các thuộc tính cấu thành
nó. Mỗi sự vật, hiện tượng có vơ vàn chất nên nó cũng có vơ vàn lượng. Mỗi loại lượng
lại có phương thức xác định khác nhau, có những loại được xác định bằng con số chính
xác nhưng cũng có những loại phải bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa mới xác định
được nó.


9

Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng
mối liên hệ nhất định, nghĩa là trong mối liên hệ này nó là chất nhưng trong mối liên hệ
khác nó là lượng của sự vật, hiện tượng hoặc ngược lại.
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Thứ nhất, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng, hai mặt đó khơng tách rời nhau mà có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau một
cách biện chứng. Trong đó, chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt thường
xuyên biến đổi.
Độ là mối liên hệ biện chứng, là tính quy định lẫn nhau giữa chất và lượng, mà
trong mối liên hệ đó, sự vật, hiện tượng vẫn cịn là nó chứ chưa chuyển hóa thành sự vật,
hiện tượng khác. Trong điều kiện bình thường, sự vật, hiện tượng thống nhất ở một độ
nhất định. Khi lượng thay đổi đến một điểm giới hạn vượt quá độ thì sự vật, hiện tượng
sẽ thực hiện bước nhảy để chuyển hóa về chất. Điểm giới hạn ấy gọi là điểm nút. Bước
nhảy được thực hiện với quy mô và nhịp độ khác nhau.
Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Khi chất mới ra đời, chất mới tác động đến lượng mới trên nhiều phương diện như
làm thay đổi về kết cấu, quy mô, tốc độ vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải coi trọng cả hai mặt chất và lượng của sự
vật, hiện tượng.

Cần khắc phục khuynh hướng tả khuynh (nóng vội, chủ quan, khi lượng chưa biến
đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bước nhảy) và khuynh hướng hữu khuynh
(bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không chịu thực hiện bước
nhảy) trong mọi hoạt động của con người.
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người trong nhận thức và vận dụng quy
luật vào cải biến tự nhiên và xã hội.
1.3.3. Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Quy luật này vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác bao
hàm mọi tính chất và mọi khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng là sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Cái
mới ra đời tiến bộ hơn cái cũ, có mối liên hệ với cái cũ để phát triển thành cái mới. Phủ
định biện chứng có hai tính chất là tính khách quan và tính kế thừa.
Tính khách quan
Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay bên trong của bản thân sự vật, hiện tượng.
Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng, là kết quả


10

của q trình tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng. Như vậy, phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định.
Tính kế thừa
Phủ định biện chứng là kết của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân
sự vật, hiện tượng và của q trình tích lũy về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, cho
nên cái mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ
mà là sự phủ định có kế thừa.
Nội dung quy luật

Gọi là phủ định của phủ định khi sự vật, hiện tượng đã trải qua ít nhất hai lần phủ
định biện chứng để hình thành một chu kì của sự phát triển. Số làn phủ định biện chứng
tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, tính chất, mối liên hệ của sự vật, hiện tượng nhưng ít nhất
phải trải qua hai lần phủ định biện chứng.
Cái mới ra đời theo quy luật phủ định của phủ định là cái cao hơn cái cũ, vì nó kế
thừa hạt nhân hợp lý của cái ban đầu và của các lần phủ định biện chứng kế tiếp, tạo nên
cái mới với tính chất kế thừa, lặp lại, tiến lên của sự vật và hiện tượng. Vì vậy, sự phát
triển khơng theo đường thẳng mà theo đường “xốy ốc”, biểu thị tính vơ tận, tiến lên và
lặp lại của sự phát triển.
Phủ định của phủ định đánh dấu sự kết thúc của một chu kì vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ vận động, phát
triển mới tiếp theo.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn, cần tuân theo quan điểm phủ định biện chứng, khắc
phục các khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh.
Cần khẳng định tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú của quy
luật trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy.
Có thái độ tích cực ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi vì theo quy luật
tất yếu, cái mới bao giờ cũng tiến bộ hơn so với cái cũ.
1.4. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phạm trù là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính
cơ bản và phổ biến của sự vật, hiện trong những lĩnh vực nhất định của đời sống hiện
thực. Mỗi lĩnh vực khoa học có một hệ thống phạm trù phản ánh đối tượng nghiên cứu
riêng trong lĩnh vực đó. Trong phép biện chứng duy vật, có 6 cặp phạm trù cơ bản là cái
riêng - cái chung; nguyên nhân - kết quả; tất nhiên - ngẫu nhiên; nội dung - hình thức;
bản chất - hiện tượng; khả năng - hiện thực
1.4.1. Cái riêng và cái chung
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng hay quá trình
riêng biệt nhất định. Cái chung là phạm trù chỉ mối liên hệ giống nhau ở nhiều sự vật,
hiện tượng.



11

Cái riêng và cái chung tồn tại khách quan, có mối quan hệ thống nhất biện chứng.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Cái chung biểu hiện tính quy luật,
cái riêng biểu hiện tính đa dạng, phong phú.
Trong nhận thức và thực tiễn, cần vận dung cái chung để định hướng cho sự phát
triển của cái riêng. Mặt khác, nhận thức và vận dung cái chung phải dựa trên hoàn cảnh,
điều kiện lịch sử cụ thể để vận dụng cho phù hợp.
1.4.2. Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa
các mặt, các yếu tố trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau thì gây nên một biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác
động đó tạo nên.
Nguyên nhân và kết quả có mơi quan hệ thơng nhất biện chứng. Nguyên nhân sinh
ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau. Một nguyên nhân có thể sinh ra
một hoặc nhiều kết quả; một kết quả có thể do một hoặc nhiều ngun nhân sinh ra.
Khơng có hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên, cũng khơng có kết quả nào
được coi là kết quả cuối cùng. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng khi xuất hiện kết quả
khơng tồn tại thụ động mà có sự tác động trở lại đối với nguyên nhân.
Trong đời sống hiện thực, phải phân biệt vị trí khác nhau của mối quan hệ nhân
quả để nhận thức và vận dụng phù hợp. Cần khai thác, vận dụng tốt các kết quả để nâng
cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển.
1.4.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên chỉ mối liên hệ tất yếu bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng, cho
nên trong những điều kiện nhất định, tất yếu nó phải xảy ra như thế, chứ không thể khác.
Phạm trù ngẫu nhiên chỉ mối liên hệ bên ngồi, nên có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra, có
thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan, có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thơng qua vơ số cái ngẫu nhiên, cịn
cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất
nhiên. Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối vì chúng có thể
chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải căn cứ vào cái tất nhiên (cái nhất
định xảy ra). Bên cạnh đó, cũng khơng nên xem nhẹ ngẫu nhiên vì để nhận thức được
cái tất nhiên cần phải thông qua rất nhiều cái ngẫu nhiên; và ngẫu nhiễn cũng có thể
chuyển hóa thành tất nhiên.
1.4.4. Nội dung và hình thức
Nội dung là phạm trù chỉ sự tổng hợp những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật,
hiện tượng. Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, sự liên kết các yếu tố của nội
dụng.
Nội dung và hình thức là một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Khơng có
hình thức nào là khơng có nội dung và khơng có nội dung nào khơng tồn tại trong một


12

hình thức nhất định. Một nội dung có thể tồn tại trong một hay nhiều hình thức, một hình
thức có thể chứa đựng một hay nhiều nội dung. Nội dung quyết định hình thức, nó thường
xun thay đổi; hình thức có tính ổn định tương đối, tác động trở lại nội dung.
Trong nhận thức và thực tiễn, khi xem xét một sự vật, hiện tượng, trước hết phải
căn cứ vào nội dung. Nhưng vì hình thức cũng có tác động trở lại đối với nội dung nên
không được xem nhẹ hình thức mà phải theo dõi mối liên hệ giữa nội dung và hình thức
để có những điều chỉnh, tác động nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng ngày càng phát triển.
1.4.5. Bản chất và hiện tượng
Phạm trù bản chất chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
ổn định, phổ biến, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Phạm trù
hiện tượng chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.
Bản chất và hiện tượng tồn tại tất yếu, có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa

thống nhất, vừa đối lập. Sự thống nhất biểu hiện ở chỗ: bản chất bao giờ cũng bộc lộ
thơng qua hiện tượng, cịn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất; khơng
có bản chất hay hiện tượng nào tồn tại tách rời nhau. Sự đối lập thể hiện ở chỗ: bản chất
là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất thế hiện tính quy luật, sâu sắc,
hiện tượng thể hiện tính chung, đa dạng, phong phú; bản chất là cái tương đối ổn định,
còn hiện tượng thường xuyên biến đổi.
Trong các hoạt động thực tiễn và nhận thức, phải căn cứ vào bản chất để nhận thức
sự vật, hiện tượng; đồng thời phải đi từ hiện tượng để có thể nhận thức bản chất. Biết
phân tích cặn kẽ, loại bỏ giả tượng để có thể nhận thức đúng hiện tượng và bản chất.
1.4.6. Khả năng và hiện thực
Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa có, nhưng rồi sẽ có trong những điều kiện nhất
định. Hiện thực là cái đang tồn tại trong thực tế khách quan.
Khả năng và hiện thực khơng tách rời nhau, giữa chúng có sự chuyển hóa lẫn nhau.
Trong những điều kiện nhất định có thể tồn tại nhiều khả năng. Không phải mọi khả
năng đều trở thành hiện thực, để biến khả năng thành hiện thực cần hội tụ nhiều điều
kiện khách quan cũng như chủ quan.
Trong thực tế, cần căn cứ vào hiện thực chứ không thể căn cứ vào khả năng. Phải
phát huy tối đa năng lực chủ quan cũng như nắm bắt kịp thời các điều kiện khách quan
để có thể chuyển hóa khả năng thành hiện thực, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ, thụ động.


13

Chương 2. VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC
2.1. Mối quan hệ giữa Triết học và Sinh học
Nếu như Sinh học là ngành khoa học duy nhất nghiên cứu vê sự sống, về các quy
luật vận động, phát triển của sinh vật cũng như môi quan hệ của chúng với mơi trường
thì Triết học là ngành khoa học duy nhất nghiên cứu các quy luật chung nhất của tất cả
các khoa học về tự nhiên, xã hội, tự duy; về vai trị, vị trí của con người trong thế giới.

Giữa Sinh học và Triết học có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Điều này
được thể hiện thơng qua vai trị của Triết học đối với Sinh học và ngược lại.
Vai trò của Triết học đối với Sinh học
Triết học trang bị cho các nhà sinh học một nền tảng thế giới quan khoa học và
phương pháp luận đúng đắn, giúp cho các nhà sinh học vận dụng tốt kiến thức chun
mơn của mình, tìm ra các phương pháp nghiên cứu, hướng đi thích hợp để có thể tiến xa
hơn và đạt được những thành tựu tối ưu trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Chẳng hạn, nhờ dựa trên cơ sở lập trường duy vật và phương pháp tiếp cận biện
chứng mà sinh học hiện đại đã ngày càng hồn thiện hơn về học thuyết tiến hóa, lý giải
ngày càng đầy đủ hơn về nguồn gốc xuất hiện của sự sống và sự hình thành của lồi
người. Hay nhờ có phương pháp luận và nghiên cứu đúng đắn mà Menđen mới có thể
tìm ra các quy luật di truyền phân li, phân li độc lập mà các nhà khoa học trước đó chưa
làm được.
Vai trị của Sinh học đối với Triết học
Những thành tựu của Sinh học từ tư liệu để từ đó Triết học khái quát nên những
nguyên lý và quy luật chung nhất của mình. Những thành tựu, tri thức mà Sinh học cung
cấp cho Triết học càng nhiều thì càng làm cho những nội dung của Triết học được điều
chỉnh cho chính xác hơn, góp phần phong phú và đa dạng hơn. Điều này được thể hiện
bởi lịch sử ra đời của Triết học Mác - Lê nin. Ngoài cơ sở về kinh tế xã hội, tiền đề về
lý luận, thì sự ra đời của triết học Mác - Lê nin còn bị ảnh hưởng bởi ba phát minh đầu
thế kỷ XIX. Trong đó, có hai phát minh là thành tựu vĩ đại của sinh học đó là: Học thuyết
tiến hóa của Đác Uyn và Học thuyết tế bào của Svan và Slayden.
Như vậy, giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động biện chứng
qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng nhau góp phần thúc đẩy nhau cùng
phát triển. Ngày nay, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của khoa học đã xuất hiện hàng
loạt các vấn đề mới, phức tạp và cấp bách cần có sự giải quyết bởi nhiều ngành khoa học
với nhau. Vì vậy, mối quan hệ giữa Triết học và Sinh học cũng như tất cả các ngành
khoa học khác phải ngày càng thống nhất và chặt chẽ hơn nữa để cùng chung tay giải
quyết những vấn đề này, thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng văn minh.
2.2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong giảng

dạy Sinh học
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (hay còn gọi là quy luật mâu
thuẫn) chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Như vậy, trong quá trình giảng dạy


14

Sinh học nói riêng và các mơn học khác nói chung, người giáo viên phải tạo được động
lực để học sinh thích thú trong việc tìm hiểu kiến thức bằng cách tạo ra các tình huống
có vấn đề (tình huống mâu thuẫn). Đây là những tình huống gây mâu thuẫn với kiến thức
mà học sinh đã được học và không thể sử dụng các kiến thức cũ để giải quyết mà phải
tìm ra các kiến thức mới để giải quyết mâu thuẫn này.
Chẳng hạn khi học Bài 3: Thoát hơi nước ở lá trong Sách giáo khoa Sinh học 11,
học sinh biết được rằng cây thoát hơi nước qua tế bào khí khổng: khi khí khổng đóng thì
cây hạn chế thốt hơi nước, khi khổng mở thì cây thốt hơi nước nhiều. Ngồi ra, khi
khí khổng mở, nước đi từ lá ra ngồi khơng khí nhưng đồng thơi khí CO2 cũng đi từ
ngoài vào trong lá để tham gia quang hợp [2, tr. 15].
Sử dụng kiến thức ở trên mà học sinh đã biết, khi dạy Bài 9: Quang hợp ở các nhóm
thực vật C3, C4 và CAM, giáo viên có thể đặt ra tình huống chứa đựng mâu thuẫn như
sau: Đối với các cây CAM (những cây sống ở sa mạc, nơi khơ hạn) thì điều kiện mơi
trường sống rất nóng, nguồn nước lại rất hiếm nên chúng sẽ đóng khí khổng để hạn chế
sự thốt hơi nước, dự trữ nước cho cây. Nhưng khí khổng đóng thì CO2 không thể đi vào
bên trong lá để tiến hành quang hợp được. Như vậy cây phải giải quyết vấn đề này như
thế nào? Chọn giữ nước không quang hợp hay chấp nhận mất nước để tiến hành quang
hợp?
Như vậy, học sinh nhận thấy được sự mâu thuẫn với kiến thức cũ mà mình đã học
mà sử dụng kiến thức cũ khơng thể giải quyết được, bắt buộc phải tìm hiểu thêm kiến
thức mới. Trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh giải quyết mâu thuẫn trên của cây,
giáo viên lồng ghép quy luật mâu thuẫn, định hướng cho học sinh thấy rằng khi hai mặt
đối lập (ở đây là q trình thốt hơi nước và q trình quang hợp) xung đột gay gắt thì

mâu thuẫn được giải quyết bằng cách các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau hoặc chúng
trở thành những chất mới. Trong trường hợp trên, mâu thuẫn được giải quyết bằng cách
trở thành những chất mới.
Cụ thể, q trình quang hợp có sự biến đổi thành một quá trình quang hợp riêng
của các cây CAM, khác với quang hợp của cây C3 (cây sống ở vùng ơn đới, á nhiệt đới,
nguồn nước nhiều). Trong đó, khí khổng mở vào ban đêm để hạn chế sự thoát hơi nước
và cho CO2 đi vào để dự trữ; vào ban ngày khí khổng đóng lại, cây sử dụng CO2 được
dự trữ từ ban đêm đế tiến hành quang hợp [2, tr. 42]. Q trình thốt hơi nước cũng bị
hạn chế bằng cách lá sẽ tiêu biến thành gai (cây xương rồng), hạn chế sự thoát hơi nước.
Như vậy, cả hai q trình thốt hơi nước và quang hợp đều có sự biến đổi so với những
cây ở nơi khác, thoát hơi nước và quang hợp đều được đảm bảo, mâu thuẫn được giải
quyết, nhờ vậy cây có thể tồn tại và phát triển. Giáo viên có thể lưu ý với học sinh là khi
xuất hiện mâu thuẫn thì nó phải được giải quyết chứ khơng được điều hịa, vì điều hịa
là kìm hãm sự phát triển, tiến hóa của sinh vật. Ví dụ trong trường hợp trên cây khơng
thể điều hịa theo kiểu mở khí khổng một thời gian để quang hợp sau đó đóng lại một
thời gian để tránh mất nước rồi lặp lại. Vì như vậy cả hai q trình đều sẽ khơng hiệu
quả.


15

Một ví dụ khác về quy luật mâu thuẫn trong Sinh học là mối quan hệ giữa q trình
đồng hóa và q trình dị hóa. Đây là hai q trình đối lập nhau nhưng tồn tại thống nhất
với nhau. Đồng hóa là q trình tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng. Cịn dị hóa là
q trình phân giải các chất, giải phóng năng lượng. Như vậy, đây là hai quá trình đối
lập nhau (hai mặt đối lập). Nhưng hai quá trình này tồn tại trong một thể thống nhất,
đồng hóa khơng thế thiếu dị hóa và ngược lại. Vì ngun liệu của q trình đồng hóa là
sản phẩm của q trình dị hóa và ngược lại. Hai q trình này chuyển hóa lẫn nhau, hỗ
trợ nhau tạo nên quá trình trao đổi chất, là cơ sở để sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
2.3. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay

đổi về chất và ngược lại trong giảng dạy Sinh học
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại (hay còn gọi là quy luật lượng - chất) là quy luật thể hiện cách thức của sự vận
động phát triển. Trong Sinh học, sinh vật phát triển theo chiều hướng từ thấp lên cao, từ
chưa hoàn thiện, đến hoàn thiện hơn, từ chưa tiến hóa đến tiến hóa hơn... Quá trình này
cũng tuân theo các nội dung cơ bản của quy luật lượng chất trong Triết học.
Trong cuộc sống tự nhiên, đột biến (yếu tố lượng) luôn xảy ra trong cơ thể sinh vật,
khi các đột biến tích lũy đủ nhiều đến một mức độ nhất định làm cho một số cá thể khác
biệt hẳn so với các cá thể cịn lại (hay nói cách khác là sự phân hóa về tần số alen và
thành phần kiểu gen của một nhóm quần thể đạt đến sự khác biệt đủ lớn so với các quần
thể khác trong lồi) thì giữa chúng sẽ xảy hiện tượng cách li sinh sản, khi đó, một lồi
mới được hình thành, tức là một chất mới ra đời. Khi lồi mới ra đời thì nó cũng làm cho
các yếu tố đột biến thay đổi về tốc độ đột biến, quy mơ đột biến...
Ví dụ cụ thể về q trình hình thành lồi người từ linh trưởng cổ đại. Giống như
các loài khác, Linh trưởng cổ đại luôn xuất hiện nhiều dạng đột biến khác nhau trong cơ
thể và khi có thêm đột biến giúp nó có dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân, giải phóng
đơi tay, chúng chuyển thành Người vượn (Australopithecus). Người vượn có những
thuộc tính khác với Linh trưởng cổ đại, do khơng phải sống leo trèo trên cây, đơi tay
được giải phóng nên chúng sống chủ yếu bằng hái lượm thức ăn, tích lũy nhiều đột biến
khiến đôi tay dần trở nên khéo léo và linh hoạt. Khi số lượng đột biến tích lũy đến một
mức độ nhất định tạo ra sự khác biệt, một số Người vượn chuyển thành người khéo léo
(Homo habilis). Người khéo léo bắt đầu biết sử dụng công cụ, tìm ra lửa để sưởi ấm, nấu
chín thức ăn, từ đó các đột biến như răng nanh tiêu giảm, răng hàm nhai phát triển, khuôn
miệng thon lại, hệ tiêu hóa thay đổi để phù hợp với thức ăn chín, lơng rụng bớt, tuyến
mồ hơi xuất hiện... bắt đầu tích lũy dần. Mối quan hệ giữa người và người bắt đầu phức
tạp, từ đây đột biến mới xuất hiện làm ngôn ngữ ra đời và phát triển. Người khéo léo tiếp
tục chuyển thành loài người mới là Người đứng thẳng (Homo erectus). Lúc này người
đứng thẳng bắt đầu biết hình thành xã hội, phân chia giai cấp, các đột biến về ngoại hình
thể chất vẫn cịn nhưng ít dần, chủ yếu là các đột biến về ngôn ngữ, tư duy ngày càng
nhiều và phát triển dẫn đến sự chuyển hóa tiếp theo là hình thành nên lồi Người hiện

đại (Homo sapiens) như hiện nay. Đến đây, do xã hội và tư duy con người phát triển


16

mạnh, nhiều thành tựu khoa học ra đời phục vụ đời sống, con người khơng cịn lệ thuộc
vào thiên nhiên quá nhiều. Chính điều này tác động trở lại làm tốc độ và nhịp điệu đột
biến trở nên chậm lại, khơng cịn nhanh như ở các giai đoạn trước, mặc dù sự đột biến
vẫn luôn luôn diễn ra [3, tr. 185 - 186].
Như vậy trong ví dụ trên, yếu tố lượng là số lượng đột biến thường xuyên thay đổi
và khi nó đạt đến một mức độ nhất định (điểm nút) thì lồi mới hình thành (chất mới ra
đời). Khi lồi mới hình thành thì lồi mới có những thuộc tính khác với lồi cũ, những
thuộc tính này tác động trở lại đột biến, làm đột biến thay đổi về quy mơ, nhiệp điệu, tốc
độ của nó.
Xét một một ví dụ dụ khác với yếu tố lượng là số lượng tế bào. Khi sự sống mới
xuất hiện trên Trái Đất, đó chỉ là một tế bào duy nhất với cấu trúc đơn giản. Dưới sự tác
động của chọn lọc tự nhiên, các tế bào bắt đầu tập hợp lại với nhau tạo nên những sinh
vật vô cùng đa dạng, phong phú với số lượng tế bào khác nhau; từ sinh vật đơn bào →
sinh vật đa bào. Hay trong một cơ thể cũng tiến hóa theo hình thức giống như vậy, từ tế
bào → mô (nhiều tế bào cùng loại, chức năng) → cơ quan (tập hợp nhiều mô) → hệ cơ
quan (tập hợp nhiều cơ quan có thể có cùng hay khác loại tế bào) → cơ thể (tập hợp
nhiều hệ cơ quan). Trong đời sống của một cá thể, số lượng tế bào (yếu tố lượng) cũng
thay đổi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rồi già đi song song với sự thay đổi về sinh
lý, sinh hóa trong cơ thể (yếu tố chất). Sự thay đổi về sinh lý, sinh hóa đó quay trở lại
tác động làm sự tăng số lượng tế bào nhanh lên hay chậm đi tùy vào các giai đoạn khác
nhau.
Như vậy, trong q trình phát triển và phát tiến hóa của sinh vật sống, các quy luật
trong Sinh học vẫn tuân theo các quy luật cơ bản của Triết học, nó cho chúng ta thấy
được cách thức các loài sinh vật phát triển và tiến hóa. Trong giảng dạy, giáo viên có thể
lồng ghép quy luật lượng - chất vào Sinh học đồng thời vận dụng vào đời sống để giáo

dục học sinh về thái độ học tập, tích lũy đủ lượng kiến thức để phát triển lên chất cao
hơn,. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý cho học sinh tránh các thái độ nóng vội, chủ quan, khi
lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bước nhảy (khuynh hướng
tả khuynh) và thái độ bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không
chịu thực hiện bước nhảy (khuynh hướng hữu khuynh).
2.4. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong giảng dạy Sinh học
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Quy luật này vạch ra khuynh hướng của sự phát triển. Sự phát triển không
diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xốy ốc”, biểu thị tính vơ tận, tiến lên và lặp
lại của sự phát triển.
Trong Sinh học, quy luật phủ định của phủ định có mặt hầu như ở mọi phân ngành.
Ngay cả trong nội dung học thuyết của mình, C. Mác cũng đã lấy một ví dụ liên quan
đến Sinh học để mơ tả quy luật này như sau: Hạt thóc (1) → Cây mạ → Cây lúa → Hạt
thóc (2). Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần một ). Cây mạ cho ra đời cây
lúa (đây là phủ định lần hai). Cây lúa sẽ cho ra đời lại hạt thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng


17

lần này không chỉ là một hạt mà là nhiều hạt hơn. Tương tự như vậy, ta cũng có ở động
vật như sau: Trứng (1) → Tằm → Nhộng → Bướm → Trứng (2). Kết quả của hai vòng
đời trên là sinh vật kết thúc một chu trình phát triển của mình nhưng đồng thời mở ra
chu trình phát triển mới cho nhiều sinh vật khác. Hạt thóc (2) hay trứng (2) ra đời khơng
phủ định hồn tồn cái cũ là hạt thóc (1) hay trứng (1) mà nó vẫn kế thừa những đặc
điểm di truyền của chúng, nhưng bên cạnh đó, hạt thóc (2) và trứng (2) vẫn có những
đặc điểm di truyền riêng, thể hiện tính mới, tính phát triển và toàn diện hơn của chúng.
Cái sau tốt hơn cái trước.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng không
bao giờ đi theo một đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều
chu kỳ khác nhau.

Ví dụ khi dạy về hệ sinh thái cũng là một minh chứng của quy luật phủ định của
phủ định, chúng là sự thay thế của ba trạng thái: Hệ sinh thái tự nhiên → Hệ sinh thái
nông thôn → Hệ sinh thái đô thị. Trong các hệ sinh thái này luôn tồn tại sự tác động qua
lại với con người, xã hội và môi trường.
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất của chúng ta.
Khi đó, nó chỉ bao gồm quần xã sinh vật (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật
phân giải) và môi trường sống của các quần xã sinh vật ấy. Hệ sinh thái lúc này khá cân
bằng và ổn định. Sau đó, con người xuất hiện. Ở thời kì đầu, con người sống chan hịa
với tự nhiên, hoạt động chủ yếu là sắn bắt, hái lượm; chất lượng cuộc sống cịn thấp; tác
động rất ít đến thiên nhiên.
Dần dần, con người phát triển, sản xuất phát triển. Khi đó, hệ sinh thái nơng nghiệp
ra đời, về cơ bản được coi là một sự phủ định thay thế hệ sinh thái tự nhiên, nó có sự
thay đổi về chất, trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hệ sinh thái tự nhiên đồng
thời cũng có sự bổ sung của các nhân tố mới hơn, tiến bộ hơn. Với một nền sản xuất
nông nghiệp và sự tiến bộ của cơng cụ lao động kéo theo đó là một nền sản xuất phát
triển hơn và năng suất lao động tăng lên đáng kể chất lượng cuộc sống của con người
cũng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên để phục vụ cho việc sản xuất nơng nghiệp
thì con người đã bắt đầu đó có những tác động mạnh và tàn phá lên môi trường tự nhiên.
Trước tiên là việc chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, làm nông trại chăn ni, trồng trọt
và xây dựng những xí nghiệp lớn và khu chế xuất... Đồng thời cũng lại thải ra môi trường
tự nhiên một lượng lớn giác thải, phế phẩm, hóa chất nhất định.
Nhờ có hệ sinh thái nơng nghiệp, sản xuất tiếp tục phát triển hơn nữa, cùng với các
thành tựu khoa học khác, hệ sinh thái đô thị ra đời. Nó là kết quả kế thừa những tinh hoa
của hai hệ sinh trước đó kết hợp với các thành tựu khoa học phát triển. Trong hệ sinh
thái này, con người giữ vị trí ưu thế, cuộc sống hầu như độc lập với tự nhiên và môi
trường xung quanh. Cùng với sự phát triển của hệ sinh thái đơ thị, q trình cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa ngày càng tăng nhanh. Một mặt, nó có những tác động tích cực đến xã
hội lồi người và lên mơi trường sống xung quanh: là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế,
văn hóa tư tưởng... giúp tạo ra nhiều thành tựu khoa học, cải thiện chất lượng đời sống



18

con người và một số loài sinh vật khác. Nhưng mặt khác, hệ sinh thái đơ thị cũng có
những mặt trái của nó so với các hệ sinh thái trước đó. Nó tạo ra nhiều chất thải làm ơ
nhiễm mơi trường, gây hiệu ứng nhà kính, băng tan... Nó làm mất nơi sinh sống của các
loài sinh vật khác, thậm chí khiến cho nhiều lồi bị tuyệt chủng. Những tác động này
đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà tự nhiên đã khơng cịn có thể điều chỉnh.
Lồi người đang có sự xung đột rất lớn với tự nhiên. Chính vì vậy, chúng ta nhận ra rằng
mình cần trở về với tự nhiên, khôi phục tự nhiên và xây dựng một xã hội cân bằng giữa
ba yếu tố con người - xã hội - tự nhiên.
Như vậy, cái mới ra đời ở đây là hệ sinh thái đô thị là giai đoạn phát triển cao và
cuối cùng của hệ sinh thái, dường như đang có xu hướng trở về, lặp lại trạng thái ban
đầu của chúng đó là hệ sinh thái tự nhiên, nhưng trên cơ sở cao hơn và tiến bộ hơn trong
đó, con người đã có tác động lớn đến tự nhiên nhằm duy trì sự cân bằng các mối quan
hệ trong tự nhiên.
Việc kết hợp quy luật phủ định của phủ định với Sinh học như các ví dụ trên phần
nào giúp học sinh nhận thức và hình thành được thái độ đúng đắn đối với cái mới, vì cái
mới là khuynh hướng của sự phát triển. Từ đó, học sinh biết cố gắng học tập, khơng nản
lịng trước những thất bại trước mắt, kế thừa kiến thức của các thế hệ trước đồng thời
sáng tạo ra cái mới, phát triển bản thân, xã hội, quốc gia.


19

Chương 3. KẾT LUẬN
Ngày nay, Triết học đã trở thành một khoa học độc lập khơng thể thiếu được, nó
đóng góp được tiếng nói của mình vào nhận thức khoa học nói chung và đứng cạnh tất
cả các khoa học khác. Bởi lẽ, trong mối quan hệ với với các khoa học khác, triết học
đóng một vai trị quan trọng là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học

trong hoạt động nhận thức nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của con người.
Ngược lại các khoa học khác cũng giữ một vai trò quan trọng không kém trong việc cung
cấp những tài liệu, tư liệu, bằng chứng cụ thể xác thực. Để từ đó triết học khái quát nên
thành những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản của mình.
Song trên thực tế, khoảng cách và sự tách biệt giữa Triết học với các khoa học khác
trong nhận thức một số người vẫn còn quá lớn. Mối liên hệ giữa Triết học với các khoa
học cụ thể trong đó có Sinh học vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức. Vì vậy,
vấn đề đặt ra là cần phải gắn kết hơn nữa Triết học với các khoa học cụ thể khác. Trong
đó, việc vận dụng và lồng ghép các nội dung Triết học vào giảng dạy Sinh học được coi
là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và cả về mặt thực tiễn.
Việc vận dụng này chỉ ra quy luật của sự tác động qua lại giữa Triết học với Sinh
học cũng như việc vận dụng tri thức Triết học vào trong giảng dạy Sinh học sẽ tạo ra
động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học nói chung, của Triết học và của Sinh học
nói riêng. Nó làm cho tri thức và sự hiểu biết của con người ngày càng toàn diện hơn,
sâu sắc hơn về thế giới và đặc biệt là về chính bản thân con người.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2008), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2015), Sinh học 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2015), Sinh học 12 (Nâng cao), Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Khá (2017), Chuyên đề Triết học, Nxb. Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.




×