Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu năng mạng thông tin vệ tinh bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 109 trang )

-1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
------&------

TRANG PHỤ BÌA

NGUYỄN DUY TÙNG

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU NĂNG
MẠNG THƠNG TIN VỆ TINH BỘ CƠNG AN
Ngành: Cơng nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 605270

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.THÁI HỒNG NHỊ

HÀ NỘI – 2012


-3-

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC KÝ HIỆU .............................................................................................. 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ 10


MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƠNG TIN VỆ TINH ...................................... 14

1.1. Tóm lược lịch sử phát triển ......................................................... 14
1.2. Hệ thống thông tin vệ tinh ........................................................... 16
1.3. Vệ tinh thông tin .......................................................................... 17
1.3.1. Khái niệm và phân loại ........................................................... 17
1.3.2. Cấu trúc, thông số cơ bản của vệ tinh ..................................... 20
1.3.3. Vệ tinh thông tin Vinasat-I và Vinasat-II ................................. 23
1.4. Trạm mặt đất ............................................................................... 25
1.4.1 Trạm mặt đất trung tâm - trạm Hub ......................................... 26
1.4.2. Trạm mặt đất đầu cuối ............................................................ 29
1.5. Mạng thông tin vệ tinh ................................................................ 30
1.6. Hiệu năng mạng thông tin vệ tinh............................................... 33
CHƯƠNG 2: NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG MẠNG THÔNG TIN VỆ TINH
NGÀNH CƠNG AN ........................................................................................................... 35

2.1. Nhu cầu thơng tin vệ tinh ngành Công an .................................. 35
2.2. Thực trạng mạng thông tin vệ tinh ngành Công an ................... 37
2.2.1. Cấu hình mạng........................................................................ 37
2.2.2. Cơng nghệ DVB-S2 sử dụng trong mạng thông tin vệ tinh ngành
công an ..................................................................................................... 40
2.2.3. Các loại trạm mặt đất ............................................................. 43
2.2.4. Địa điểm lắp đặt, trang bị ....................................................... 60
2.2.5. Một số vấn đề tồn tại............................................................... 65
CHƯƠNG 3: TÍNH TỐN NĂNG LƯỢNG ĐƯỜNG TRUYỀN .......................... 68

3.1. Cơ sở tính tốn năng lượng đường truyền ................................. 68



-43.2. Phương pháp tính tốn và một số giá trị kinh nghiệm phục vụ
thiết kế ......................................................................................................... 71
3.3. Áp dụng tính tốn năng lượng đường truyền kết nối lưới mạng
thơng tin vệ tinh ngành cơng an................................................................. 78
CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN MƠ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU NĂNG MẠNG ................................................................................... 87

4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng kết nối kiểu lưới trong mạng
thông tin vệ tinh ngành công an................................................................. 87
4.1.1. Nâng cao chất lượng kết nối lưới giữa trạm VSAT cố định có
truyền hình với xe thơng tin cơ động......................................................... 87
4.1.2. Nâng cao chất lượng kết nối lưới giữa trạm VSAT cơ động có
truyền hình với xe thơng tin cơ động......................................................... 91
4.2. Giải pháp tiết kiệm băng thông sử dụng .................................... 95
4.2.1. Tăng mức điều chế sóng mang ................................................ 95
4.2.2. Thay đổi hệ số mã sửa lỗi ....................................................... 97
4.2.3. Giảm tốc độ thông tin của tuyến bằng cách tăng cường tỉ lệ nén
tin đầu vào................................................................................................ 98
4.2.4. Giảm tỉ lệ % các trạm hoạt động đồng thời............................. 98
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu năng hoạt động của trạm Hub Hà Nội
..................................................................................................................... 99
4.3.1. Bố trí nhà trạm ....................................................................... 99
4.3.2. Thay đổi hệ thống điều hòa làm mát ..................................... 101
4.3.3. Xây dựng hệ các quy trình khai thác vận hành ...................... 105
4.3.4. Các giải pháp bổ sung khác .................................................. 107
KẾT LUẬN, ĐÓNG GÓP MỚI, VÀ ĐỀ XUẤT .................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 110


-5-


DANH MỤC KÝ HIỆU
ρ
Rsym (symbol/sec)
Rbit (bit/sec)
G (gain)
D (m)
λ (m)
ηI

Ps (W)
PT (W)
L1 (dB)
TA (K)
T0 (K)
TLNB (K)
d (m)
Rearth (m)
AGSO (m)
φE
φSS
λE
Al
El
FSL (dB)
R (m)
EIRP (dBW)
G/TSAT
Losses (dB)
K (Joule/K)

BN (Hz):
Balloc (Hz)
G/TES
EIRPSAT (dBW)
Rb (bit/sec)

Hệ số rolloff
Tốc độ ký hiệu của luồng tín hiệu
Tốc độ bit của luồng tin.
Độ lợi ăng ten
Đường kính ăng ten
Bước sóng phát
Hệ số mặt phản xạ ăng ten (illumination efficiency)
Công suất đầu vào ăng ten
Công suất đầu ra bộ khuếch đại
Mất mát khi truyền sóng qua feeder và ống dẫn sóng
Nhiệt tạp âm đầu vào ăng ten
Nhiệt độ tạp âm môi trường. Thường lấy giá trị 3000K.
Nhiệt độ tạp âm đầu vào bộ khuếch đại tạp âm thấp và hạ
tần
Khoảng cách từ ăng ten trạm mặt đất đến ăng ten vệ tinh
Giá trị trung bình bán kính trái đất.
Bán kính quỹ đạo trịn suy ra từ định luật Kepler III
Kinh độ trạm mặt đất
Kinh độ vệ tinh
Vĩ độ trạm mặt đất
Góc phương vị ăng ten
Góc ngẩng ăng ten
Mất mát tín hiệu trong khơng gian tự do (free space loss)
Khoảng cách từ ăng ten trạm mặt đất đến ăng ten vệ tinh

Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
Hệ số phẩm chất ăng ten thu của vệ tinh
Mất mát đường truyền
Hằng số Boltzmann 1,38*10-23 Joule/K, hoặc tính theo
dB là -228,6 dB Joule/K
Băng thơng nhiễu đầu vào máy thu
Băng thơng chiếm dụng của sóng vơ tuyến
Hệ số phẩm chất ăng ten thu tại trạm mặt đất
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ vệ tinh
xuống mặt đất, tại vị trí đặt trạm
Tốc độ bit của luồng tín hiệu


-6-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACI
ACK
AMP
BEP
BER
BPF
BPSK
BSS
CCI
C/N
DAMA
dB
D/C
DEMOD

DVB-S
EIRP
EIRP ES
EIRP SL
ES
FDMA
FEC
FSK
HPA
IBO
IDU
IF
IMUX
IP
LAN

Adjacent Channel Interference
ACKnowledgement
Amplifier
Bit Error Probability
Bit Error Rate
Band Pass Filter
Binary Phase Shift Keying
Broadcasting Satellite Service
Co-Channel Interference
Carrier to Noise ratio
Demand Assignment Multiple
Access
deciBel
Down-Converter

DEMODulator
Digital Video Broadcasting by
Satellite
Effective Isotropic Radiated
Power
Effective Isotropic Radiated
Power of earth
Effective Isotropic Radiated
Power of satellite
Earth Station
Frequency Division Multiple
Access
Forward Error Correction
Frequency Shift Keying
High Power Amplifier
Input Back-Off
InDoor Unit
Intermediate Frequency
Input Multiplexer
Internet Protocol
Local Area Network

Xuyên nhiễu kênh lân cận
Báo nhận
Bộ khuếch đại
Xác suất lỗi bit
Tỉ lệ lỗi bit
Lọc thông dải
Điều chế dịch pha 2 mức
Dịch vụ vệ tinh quảng bá

Nhiễu đồng kênh
Tỉ số sóng mạng trên nhiễu
Đa truy nhập theo yêu cầu
Decibel
Bộ đổi tần xuống
Bộ giải điều chế
Quảng bá video qua vệ tinh
Công suất bức xạ đẳng hướng
hiệu dụng
Công suất bức xạ đẳng hướng
hiệu dụng của trạm mặt đất
Công suất bức xạ đẳng hướng
hiệu dụng của vệ tinh
Trạm mặt đất
Đa truy nhập theo tần số
Mã sửa lỗi trước
Khóa dịch pha
Bộ khuếch đại công suất
Lùi công suất đầu vào
Khối trong nhà
Trung tần
Đầu vào bộ ghép kênh
Giao thức Internet
Mạng nội bộ


-7LNA
LO
LNB
MCPC

MOD
MUX
FTDMA
NMS
OBO
ODU
PABX
PBX
PC
PSD
PSK
QPSK
RF
RX
SCPC
SNG
SSPA
TCP
TDM
TDMA
TTC
TV
TX
VSAT

Low Noise Amplifier
Local Oscillator
Low Noise Block

Bộ khuếch đại tạp âm thấp

Bộ dao động nội
Bộ khuếch đại tạp âm thấp và hạ
tần
Multiple Channels Per Carrier Đa kênh trên một sóng mang
MODulator
Bộ điều chế
MUltipleXer
Bộ ghép kênh
Frequency-Time
Division Đa truy nhập theo tần số và thời
Multiple Access
gian
Network Management System Hệ thống quản lý mạng
Output Back-Off
Lùi cơng suất đầu ra
OutDoor Unit
Khối ngồi trời
Private Automatic Branch Tổng đài chuyển mạch tự động
eXchange
Private (automatic) Branch Tổng đài nhỏ chuyển mạch tự
eXchange
động
Personal Computer
Máy tính cá nhân
Power Spectral Density
Mật độ phổ cơng suất
Phase Shift Keying
Khóa dịch pha
Quaternary Phase Shift Keying Khóa dịch pha 4 mức
Radio Frequency

Cao tần
Receiver
Bộ thu
Single Channel Per Carrier
Đơn kênh trên một sóng mang
Satellite News Gathering
Xe thơng tin vệ tinh
Solid State Power Amplifier
Khuếch đại công suất thể rắn
Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển phát
Time Division Multiplex
Ghép kênh theo thời gian
Time
Division
Multiple Đa truy nhập theo thời gian
Access
Telemetry,
Tracking
and Đo xa, bám và điều khiển
Command
TeleVision
Truyền hình
Transmitter
Bộ phát
Very Small Aperture Terminal Trạm đầu cuối khẩu độ nhỏ


-8-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Quy hoạch băng tần số vô tuyến ............................................... 15
Bảng 1.2: Độ cao quỹ đạo và chu kỳ quay của vệ tinh quanh trái đất ....... 18
Bảng 1.3: Thông số vệ tinh Intelsat IS-23 ................................................. 21
Bảng 1.4: Thông số kỹ thuật vệ tinh IS-23................................................ 23
Bảng 1.5: Thông tin cơ bản của vệ tinh Vinasat - I, II .............................. 24
Bảng 1.6: EIRP phát đáp băng Ku của vệ tinh Vinasat-I tại một số thành
phố lớn ............................................................................................................. 25
Bảng 1.7: Phân loại trạm mặt đất theo chuẩn của Intelsat ......................... 26
Bảng 2.1: Danh mục thiết bị trạm cố định có truyền hình ......................... 53
Bảng 2.2: Danh mục thiết bị trạm cơ động có truyền hình ........................ 55
Bảng 2.3: Danh mục thiết bị trạm thoại cố định........................................ 56
Bảng 2.4: Thống kê thiết bị của xe thông tin vệ tinh cơ động ................... 58
Bảng 2.5: Địa điểm trang bị 16 trạm cố định có truyền ảnh ...................... 61
Bảng 2.6: Địa điểm trang bị 04 trạm cơ động có truyền ảnh ..................... 61
Bảng 2.7: Địa điểm trang bị 03 xe thông tin vệ tinh cơ động loại lớn ....... 61
Bảng 2.8: Địa điểm trang bị 26 xe thông tin vệ tinh cơ động loại nhỏ ...... 62
Bảng 2.9: Địa điểm trang bị 106 trạm thoại cố định và cơ động ............... 65
Bảng 3.1: Cách xác định góc phương vị ăng ten trạm mặt đất .................. 74
Bảng 3.2: Thơng số đầu vào tính tốn mô phỏng tuyến thông tin vệ tinh.. 79
Bảng 3.3: Thông số đầu ra tính tốn mơ phỏng tuyến thơng tin vệ tinh .... 80
Bảng 3.4: Kết quả tính tốn đường truyền kết nối hình lưới giữa xe thơng
tin cơ động và Hub ........................................................................................... 82
Bảng 3.5: Kết quả tính tốn đường truyền kết nối kiểu lưới giữa trạm
VSAT cố định có truyền hình và xe thơng tin cơ động ..................................... 84
Bảng 3.6: Kết quả tính tốn đường truyền kết nối kiểu lưới giữa trạm
VSAT cơ động có truyền hình và xe thơng tin cơ động .................................... 85
Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả tính tốn đường truyền kết nối lưới giữa trạm
VSAT cố định có truyền hình và xe thơng tin cơ động ..................................... 88
Bảng 4.2: Kết quả tính tốn mơ phỏng kết nối lưới giữa xe thông tin cơ
động và VSAT cố định có truyền hình áp dụng tổng hợp ba giải pháp nâng cao

hiệu năng .......................................................................................................... 90


-9Bảng 4.3: Tính tốn mơ phỏng giải pháp tăng cơng suất bộ khuếch đại lên
20W ................................................................................................................. 91
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả tính tốn mơ phỏng kết nối lưới giữa trạm VSAT
cơ động có truyền hình và xe thơng tin cơ động ............................................... 92
Bảng 4.5: Kết quả tính tốn mơ phỏng kết nối lưới giữa xe thông tin cơ
động và VSAT cơ động có truyền hình áp dụng tổng hợp ba giải pháp nâng cao
hiệu năng .......................................................................................................... 93
Bảng 4.6: Tính tốn mơ phỏng giải pháp tăng cơng suất bộ khuếch đại lên
24W ................................................................................................................. 94
Bảng 4.7: Kết quả mơ phỏng tính toán giải pháp nâng mức điều chế lên
8PSK đối với kết nối giữa xe thông tin với Hub ............................................... 96
Bảng 4.8: Thống kê yêu cầu diện tích nhà trạm ...................................... 100
Bảng 4.9: Thống kê công suất tiêu thụ, công suất tỏa nhiệt của thiết bị trung
tần và băng cơ sở ............................................................................................ 103
Bảng 4.10: Kết quả tính tốn hệ cấp nguồn và điều hòa làm mát trạm Hub
....................................................................................................................... 104


- 10 -

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các phân đoạn của hệ thống thơng tin vệ tinh ........................... 17
Hình 1.2: Các quỹ đạo vệ tinh .................................................................. 18
Hình 1.3: Vệ tinh quỹ đạo tia chớp ........................................................... 19
Hình 1.4: Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh ............................................................ 20
Hình 1.5: Các khối chức năng cơ bản của vệ tinh ..................................... 21
Hình 1.6: Vùng phủ búp sóng hướng tây của IS-23 .................................. 22

Hình 1.7: Vùng phủ sóng búp sóng hướng đơng của IS-23 ....................... 22
Hình 1.8: EIRP phát đáp băng Ku của vệ tinh Vinasat-I ........................... 24
Hình 1.9: Sơ đồ khối trạm Hub ................................................................. 27
Hình 1.10: Sơ đồ khối trạm đầu cuối điển hình......................................... 29
Hình 1.11: Mạng thơng tin vệ tinh ............................................................ 31
Hình 1.12: Cấu trúc mạng hình sao........................................................... 31
Hình 1.13: Cấu trúc mạng hình lưới ......................................................... 32
Hình 2.1: Kết nối kiểu sao trong mạng thơng tin vệ tinh ngành cơng an ... 38
Hình 2.2: Kết nối kiểu lưới trong mạng thông tin vệ tinh ngành cơng an .. 39
Hình 2.3: Mạng thơng tin vệ tinh Bộ Cơng an .......................................... 40
Hình 2.4: Sơ đồ khối chức năng của hệ thống DVB-S2 ............................ 42
Hình 2.5: Mặt trước rack thiết bị cao tần và băng cơ sở trạm Hub ............ 46
Hình 2.6: Mặt sau rack thiết bị cao tần và băng cơ sở trạm Hub ............... 47
Hình 2.7: Bộ khuếch đại công suất MPKO đang sử dụng ......................... 48
Hình 2.8: Bố trí nhà trạm tại Hub Hà Nội ................................................. 49
Hình 2.9: Sơ đồ các nguồn điện đầu vào của Hub..................................... 51
Hình 2.10: Sơ đồ cấp nguồn phịng máy trạm Hub ................................... 52
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý trạm cố định có truyền hình .......................... 54
Hình 2.12: Ăng ten trạm cơ động triển khai nhanh ................................... 55
Hình 2.13: Sơ đồ nguyên lý trạm thoại cố định......................................... 56
Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống tự động dị tìm vệ tinh của xe thơng tin cơ động
......................................................................................................................... 59
Hình 2.15: Xe thơng tin vệ tinh cơ động ................................................... 60
Hình 3.1: Đường lên và đường xuống trong thơng tin vệ tinh ................... 69
Hình 3.2: Sơ đồ các tầng xử lý tín hiệu của bộ phát đáp ........................... 70


- 11 Hình 3.3: Các tầng xử lý tín hiệu của trạm mặt đất và thơng số chính ...... 70
Hình 3.4: Ăng ten phát (a) và ăng ten thu (b) ............................................ 72
Hình 3.5: Tính khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh........................... 74

Hình 3.6: Quan hệ tỉ lệ lỗi bit BER và tỉ số Eb/No ................................... 77
Hình 3.7: Mơ hình kết nối lưới trong mạng thơng tin vệ tinh ngành Cơng an
......................................................................................................................... 78
Hình 4.1: Chạy đồng thời 03 máy điều hịa trong buồng cao tần............. 102
Hình 4.2: Ảnh chụp phía sau bộ khuếch đại cơng suất, rack cao tần ....... 105


- 12 -

MỞ ĐẦU
Năm 2008, vệ tinh VINASAT, vệ tinh thông tin đầu tiên của Việt Nam
được đưa lên quỹ đạo, mở ra một trang mới cho lĩnh vực viễn thơng Việt Nam
nói riêng và khoa học cơng nghệ vũ trụ Việt nói chung. Mạng thơng tin liên lạc
mặt đất của các Bộ, Ban ngành được định hướng ưu tiên sử dụng phương án vệ
tinh nhằm sớm đưa điện thoại, truyền hình, Internet đến với vùng sâu, vùng xa,
biên giới hải đảo đồng thời thúc đẩy dự án Vinasat quốc gia, khai thác hiệu quả
tài nguyên băng thông của vệ tinh.
Trong bối cảnh đó, Bộ Cơng an đã sớm xây dựng và đưa vào hoạt động
Mạng thông tin vệ tinh ngành cơng an. Mạng đã chính thức thơng luồng kỹ thuật
đầu năm 2010. Trong quá trình vận hành khai thác 02 năm qua đã nảy sinh một
số vấn đề cần thực hiện: (1) nâng cao chất lượng tuyến truyền dẫn mạng lưới và
(2) nhu cầu vừa giảm thiểu băng thông vệ tinh để tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo
chất lượng thơng tin trong mạng. Bên cạnh đó, khi khai thác trạm Hub cũng xuất
hiện một số bất cập: thiếu thốn diện tích buồng phịng, hệ thống làm mát điều
hịa buồng cao tần khơng hiệu quả, nhân viên chưa có hướng dẫn khai thác vận
hành chuẩn trong nhiều tình huống...
Trên cơ sở những tồn tại nhận thấy trong quá trình khai thác vận hành, luận
văn đã phân tích và xác định được nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu năng mạng, cụ thể là các giải pháp: nâng cao chất lượng kết nối mạng
lưới; tiết giảm băng thông vệ tinh sử dụng. Bên cạnh hai vấn đề nêu trên, luận

văn cũng đề cập, chỉ rõ nguyên nhân, nêu giải pháp cho một số tồn tại trong thực
tế như việc bố trí nhà trạm, lắp đặt thiết bị và hệ thống điều hòa phụ trợ của trạm
Hub tại Hà Nội.
Luận văn bao gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh đề cập những vấn đề
chung của thông tin vệ tinh như trạm mặt đất, vệ tinh, mạng thông tin vệ tinh,
hiệu năng mạng.
Chương 2: Nhu cầu và thực trạng hệ thống mạng thông tin vệ tinh ngành
cơng an.
Chương 3: Tính tốn năng lượng đường truyền làm cơ sở để phân tích và
chỉ ra nguyên nhân sự giảm cấp chất lượng kết nối kiểu lưới cũng như những tác
động đến băng thông chiếm dụng của mạng.


- 13 Chương 4: Tính tốn mơ phỏng và tiến hành thực nghiệm các giải pháp
nâng cao hiệu năng mạng. Một số nội dung trong Chương 4 đã được thực
nghiệm cho kết quả tốt và đang được áp dụng trong thực tế.
Phần kết luận tóm lược các giải pháp nâng cao hiệu năng mạng thông tin
vệ tinh ngành công an, nêu bật các đóng góp và đề xuất áp dụng.
Một số giải pháp đề xuất đã được kiểm nghiệm, đánh giá và đang được áp
dụng hiệu quả trong vận hành khai thác thực tế của mạng thông tin vệ tinh.
Trải qua thời gian khai thác vận hành, các vấn đề cũ được làm rõ thì đồng
thời vấn đề mới cũng nảy sinh cần được giải quyết.
Phạm vi của Luận văn khơng tham vọng giải quyết tồn bộ vấn đề nâng cao
hiệu năng mà tập trung giải quyết một số vấn đề đặt ra trước mắt, kịp thời đáp
ứng yêu cầu của công tác chuyên môn của mạng thông tin vệ tinh ngành công
an.


- 14 -


CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH
1.1. Tóm lược lịch sử phát triển
Năm 1945, Arthur Charles Clarke, một nhà khoa học và nhà văn viễn tưởng
đã mơ tả việc sử dụng các vệ tinh có người lái trong các quỹ đạo cao có chu kỳ
quay quanh trái đất 24 giờ trên những vùng đất của thế giới để phân phối các
chương trình truyền hình. Mặc dù ý tưởng này được Clarke nhắc đi nhắc lại
nhiều lần cho đến đầu những năm 50 cùng thế kỷ song đã không nhận được
nhiều sự quan tâm của giới khoa học.
Đến năm 1954, John Robinson Pierce, AT&T's Bell Telephone
Laboratories, có bài viết đánh giá nêu khá rõ ràng về khả năng sử dụng vệ tinh
như tấm gương phản xạ thông tin ở quỹ đạo tầm trung và quỹ đạo địa tĩnh ổn
định 24/24 giờ.
Tuy người Mỹ nghĩ đến thông tin vệ tinh đầu tiên song Liên Xô mới là
nước đi đầu trong ngành cơng nghệ cao hướng ra ngồi trái đất này. Vệ tinh
nhân tạo đầu tiên đồng thời là vệ tinh thông tin đầu tiên: Sputnik-1 được Liên
bang Xơ viết phóng ngày 4 tháng 10 năm 1957. Sputnik được trang bị máy phát
radio làm việc trên hai tần số 20,005 và 40,002 MHz và phát ra tiếng bip, bip
trên đầu mọi người tại nơi bay qua.
Cuộc chạy đua vào vũ trụ trong thời kỳ chiến tranh lạnh không cho phép
Mỹ chấp nhận vị trí thứ II. Năm 1960, Mỹ phóng vệ tinh ECHO là một quả cầu
có thể phản xạ sóng điện từ làm nhiệm vụ chuyển tiếp tín hiệu một cách thụ
động. Ngày 10 tháng 7 năm 1962, Telstar là vệ tinh liên lạc tiếp âm trực tiếp và
động đầu tiên trên thế giới được NASA phóng lên từ mũi Canaveral. Vệ
tinhTelstar thuộc về công ty điện thoại, điện báo Mỹ (AT&T) như là một phần
của hợp đồng đa quốc gia giữa AT&T, phịng thí nghiệm điện thoại Bell,
NASA, bưu điện Anh, viễn thông Pháp để phát triển liên lạc vệ tinh. Telstar
được đặt trên một quỹ đạo elip (hoàn thành một chu kỳ sau 2 giờ and 37 phút),
và quay ở một góc 45° trên xích đạo.

Năm 1965, vệ tinh Intelsat-1 được đưa lên quỹ đạo địa tĩnh và tổ chức
Intelsat được thành lập mở đầu cho kỷ ngun thơng tin tồn cầu bằng vệ tinh.
Do hạn chế của vệ tinh liên lạc tầm thấp, tầm trung là thời gian “gặp” trạm
mặt đất mỗi ngày rất ngắn, vệ tinh địa tĩnh được sử dụng ngày càng nhiều cho
thông tin quảng bá và liên lạc. Từ 1975, Liên xô sản xuất thành công tên lửa


- 15 Proton đủ sức đưa vệ tinh lên thẳng quỹ đạo địa tĩnh, đã phóng một loạt vệ tinh
địa tĩnh dùng cho viễn thơng.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và cơng nghệ cũng
cho phép phát triển hệ thống các vệ tinh tầm thấp có thể trao đổi thông tin giữa
các vệ tinh với nhau để phục vụ nhu cầu liên lạc. Tuy nhiên chi phí thiết lập và
duy trì hoạt động cho hệ thống kiểu này là khơng nhỏ, ví dụ như hệ thống
Globalstar, Iridium. Vệ tinh hiện đại ngày nay không chỉ thụ động thu-phát tín
hiệu như trạm lặp mà cịn có khả năng xử lý tại chỗ (OBP-onboard proccessing)
như: tách ghép kênh, điều chế, mã hóa, chuyển mạch, tái sử dụng tần số, phủ
sóng đốm... Thơng tin vệ tinh đã phát triển băng tần sử dụng từ băng C, Ku, L,
X đến các băng có tần số rất cao như Ka, V (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1: Quy hoạch băng tần số vô tuyến

Sự hạn chế trong năng lượng mang theo lên vệ tinh khiến tuổi thọ của mọi
vệ tinh đều hạn chế trong khoảng 10-15 năm. Tuy nhiên, lợi ích về thơng tin,
truyền thông do vệ tinh mang lại là rất đáng kể. Ưu thế về băng thông rộng,
truyền dẫn với khoảng cách cực lớn, triển khai các hệ thông tin mặt đất trong
thời gian ngắn mà không cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng truyền dẫn đã đưa
thông tin vệ tinh thành một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Hầu
hết các cuộc gọi xuyên đại dương được thực hiện qua vệ tinh.
Từ đầu những năm 80, nước ta đã sử dụng thông tin vệ tinh, bắt đầu bằng
trạm mặt đất Hoa Sen ở Phủ Lý. Việt Nam tham gia cả 2 tổ chức thơng tin vệ

tinh có quy mơ tồn cầu là Intelsat và Intersputnik với 8 trạm mặt đất.
Năm 2008 Việt Nam đã có vệ tinh thơng tin riêng (Vinasat-I). Tồn bộ 20
bộ phát đáp (08 bộ phát đáp băng tần C mở rộng, 12 bộ phát đáp băng tần Ku)
của Vinasat-I đã được sử dụng hết chỉ sau 02 năm đưa lên không gian. Bốn năm


- 16 sau ngày phóng vệ tinh đầu tiên, ngày 16/05/2012, Việt Nam đưa vệ tinh thứ hai
lên quỹ đạo địa tĩnh, hình thành hệ thống vệ tinh thơng tin Việt Nam.
Nhu cầu và tiềm năng phát triển của thông tin vệ tinh ở Việt Nam nói
chung và của Vinasat-II là rất đáng chú ý. Hiện tại mạng Thông tin vệ tinh của
nhiều Bộ, Ban ngành và các cơ quan Chính phủ đang sử dụng Vinasat-I.
Trong khi Vinasat-I chỉ có 12 bộ băng tần Ku thì tồn bộ 24 bộ phát đáp
của Vinasat-II đều ở băng tần Ku. Vinasat-II chú trọng vào băng Ku vì lượng
khách hàng có nhu cầu sử dụng băng tần này nhiều hơn. Chính vì vậy khả năng
đáp ứng, phục vụ thương mại của Vinasat-II tại Việt Nam chắc chắn sẽ lớn hơn
nhiều so với Vinasat-I.
Ngoài phục vụ thông tin liên lạc cho vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo,
vệ tinh Vinasat đáp ứng một lượng khơng nhỏ nhu cầu về phát thanh, truyền
hình, đa dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng thông tin vệ tinh đều xác định ưu tiên số
một là vệ tinh Vinasat, có thể kể đến những tên tuổi lớn đang dùng vệ tinh này
như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, VNPT, VTC,
Vietsovpetro, các công ty viễn thông Lào, Thái Lan, Singapore.. và những khách
hàng tiềm năng như K+, HTV, SCTV, ngơi sao mới nổi AVG...
Trong các cơ quan Chính phủ, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an đều có mạng
Thơng tin vệ tinh riêng hoạt động với vệ tinh Vinasat-I.
1.2. Hệ thống thông tin vệ tinh
Hệ thống thông tin vệ tinh cơ bản được chia làm hai phân đoạn: phân đoạn
không gian (space segment) và phân đoạn mặt đất (ground segment). Một số tài
liệu còn phân chia chi tiết hơn thành các phân đoạn điều khiển (control segment)

và phân đoạn người dùng (user segment).
Phân đoạn không gian bao gồm vệ tinh hoặc hệ thống vệ tinh cùng với các
trạm điều khiển giúp cho vệ tinh hoạt động bình thường trên quỹ đạo. Trạm điều
khiển có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, điều khiển hoạt động của vệ tinh, căn
chỉnh thông số để đảm bảo vệ tinh ln được an tồn và đáp ứng tốt nhất yêu
cầu thông tin liên lạc.
Phân đoạn mặt đất gồm các trạm mặt đất (trạm quản lý điều hành mạng và
trạm đầu cuối). Trạm mặt đất gồm trạm trung tâm điều hành quản lý nhiều trạm
đầu cuối. Trạm đầu cuối là trạm có giao tiếp với người sử dụng, là nơi cho phép
người dùng gọi điện thoại, xem truyền hình, truy nhập mạng...


- 17 -

Hình 1.1: Các phân đoạn của hệ thống thông tin vệ tinh

Đối với hệ thống Vinasat, phân đoạn không gian là vệ tinh địa tĩnh Vinasat
I, II và trạm điều khiển vệ tinh đặt tại Quế Dương. Phân đoạn mặt đất gồm trạm
mặt đất của các đơn vị, tổ chức, Bộ Ban ngành đặt rải rác trên khắp cả nước.
1.3. Vệ tinh thông tin
1.3.1. Khái niệm và phân loại

Vệ tinh là vật thể bay theo quỹ đạo xung quanh một hành tinh hay một ngôi
sao. Vệ tinh tự nhiên chiếm một số lượng rất nhỏ so với vệ tinh nhân tạo của trái
đất. Vệ tinh nhân tạo thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trên quỹ đạo: chụp ảnh, đo
đạc bề mặt trái đất, quan sát thiên hà xa xơi, dẫn đường cho xe cộ tàu bè, thu tín
hiệu phát ra từ các hành tinh khác, khám phá lỗ đen, tìm kiếm vật chất tối.. song
chiếm số lượng đơng đảo nhất vẫn là các vệ tinh thông tin.
Vệ tinh thơng tin có thể được phân chia theo loại hình quỹ đạo hoặc chức
năng thơng tin.

Theo loại hình quỹ đạo có thể phân chia thành một số loại vệ tinh như sau:


- 18 -

Hình 1.2: Các quỹ đạo vệ tinh

Vệ tinh quỹ đạo thấp: Quỹ đạo thấp LEO (Low Earth Orbit) là những quỹ
đạo tròn ở độ cao 400~1200 km. Độ cao của quỹ đạo quyết định chu kỳ quay
của vệ tinh quanh trái đất (xem trong bảng 1.2).
Độ cao (km)

Tốc độ (km/s)

Chu kỳ quay

300

7.72

90,5

1.000

7.35

105

36.000


3.1

23h56’

Bảng 1.2: Độ cao quỹ đạo và chu kỳ quay của vệ tinh quanh trái đất

Quỹ đạo của các chịm vệ tinh thơng tin di động là những quỹ đạo thấp có
mặt phẳng quỹ đạo nằm nghiêng (độ nghiêng phụ thuộc vào nhiệm vụ của vệ
tinh, nhưng càng gần 900 thì vùng bao phủ càng lớn). Ví dụ cho vệ tinh tầm thấp
là hệ thống Iridium với 66 vệ tinh, tầm cao 780km, có 06 quỹ đạo với 11 vệ tinh
trên mỗi quỹ đạo, chu kỳ quay 100 phút.
Vệ tinh quỹ đạo trung bình: Quỹ đạo trung bình MEO ở độ cao 10.000km ~
20.000 km. Ở độ cao này, chỉ cần 10 vệ tinh là phủ sóng tồn cầu, trong khi ở
quỹ đạo thấp có thể cần đến hàng trăm quả.
So với vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh quỹ đạo trung bình cho chất lượng truyền
thơng tốt hơn (ít tiếng vọng, thời gian trễ ngắn), dùng ít cơng suất hơn để truyền
tin. Ví dụ điển hình cho vệ tinh thông tin quỹ đạo thấp là hệ thống GlobalStar


- 19 với 48 vệ tinh ở tầm cao 14.000km và quỹ đạo nghiêng 520 so với mặt phẳng
xích đạo.
Vệ tinh quỹ đạo elip: Vệ tinh thông tin cho những vùng vĩ độ cao phải dùng
quỹ đạo ellip dẹt.

Hình 1.3: Vệ tinh quỹ đạo tia chớp

Vệ tinh Molnya của Liên Xô cũ, với cận điểm ở 400-600 km trên nam bán
cầu và viễn điểm ở 40.000 km trên bắc bán cầu, mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 630,
chu kỳ T = 12 giờ. Mỗi vệ tinh bay ở phần trên của quỹ đạo trong 2/3T ở trong
tầm nhìn của phần lớn bán cầu Bắc và lướt nhanh qua cận điểm. Do vậy vệ tinh

này có tên là tia chớp. Để thơng tin 24/24 giờ, cần có 3 vệ tinh bố trí cách đều
nhau trên cùng một quỹ đạo (hình 1.3).
Vệ tinh địa tĩnh: là vệ tinh nằm trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng xích đạo,
cao độ 35.800 km, thời gian vệ tinh bay một vòng bằng thời gian quay của trái
đất, do đó hầu như nằm bất động ở thiên đỉnh một điểm nào đó trên mặt đất.
Xem hình 1.4.
Do ảnh hưởng của một số yếu tố: quả đất không phải hình cầu lí tưởng, tác
động trọng trường của Mặt trời, Mặt trăng.., vị trí vệ tinh trên quỹ đạo bị xê


- 20 dịch, trạm điều khiển ở mặt đất phải định kỳ dùng các tên lửa đẩy trên vệ tinh
đưa nó về đúng vị trí (dung sai cho phép: 0,05 0 theo hướng Bắc-Nam, 0,050 theo
hướng Đông-Tây, tức là trong một hình vng mỗi bề 0,10, hoặc 74 km).

Hình 1.4: Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh

Ngoài cách phân loại theo quỹ đạo, vệ tinh còn được phân loại theo đối
tượng phục vụ: vệ tinh dân sự, vệ dành cho an ninh-quốc phịng, vệ tinh phục vụ
cơng tác nghiên cứu, vệ tinh tư nhân... Vệ tinh thông tin cũng được phân chia
theo loại hình dịch vụ thơng tin như: vệ tinh phát thanh-truyền hình, vệ tinh định
vị dẫn đường, vệ tinh thám sát, vệ tinh liên lạc...
1.3.2. Cấu trúc, thông số cơ bản của vệ tinh

Cấu trúc vệ tinh gồm hai thành phần chính là khung vệ tinh (bus) và tải vệ
tinh (payload). Tải vệ tinh là toàn bộ thiết bị lắp đặt trên vệ tinh nhằm phục vụ
nhu cầu của người sử dụng. Khung vệ tinh là vật mang tải vệ tinh, đồng thời
cung cấp các hệ thống phụ trợ (subsystems) như năng lượng, điều khiển quỹ
đạo, điều khiển vĩ độ, điều khiển nhiệt, đo xa.. để tải vệ tinh hoạt động.
Vệ tinh thông tin thường kèm theo khái niệm bộ phát đáp: là thiết bị tạo
đường kết nối giữa đường lên và đường xuống của tín hiệu, giữa ăng ten thu và

ăng ten phát của vệ tinh. Tải vệ tinh thơng tin được hình thành từ các bộ phát
đáp và ăng ten thu phát.
Thành phần của vệ tinh chi tiết bao gồm: ăng ten thu/ phát, các bộ phát đáp,
hệ thống cấp nguồn, hệ điều khiển quỹ đạo và độ cao, khối xử lý lệnh và dữ liệu,


- 21 hệ điều khiển nhiệt, hệ thông tin dùng để trao đổi thông tin với trung tâm điều
khiẻn vệ tinh dưới mặt đất, tên lửa đẩy để điều chỉnh vị trí vệ tinh, khung và các
cấu trúc cơ khí. Tùy thuộc vào chức năng, mục đích hoạt động mà vệ tinh có thể
được trang bị một vài hệ thống khác bổ sung như camera chụp ảnh, máy dò quét
trên dải sóng nhìn thấy và khơng nhìn thấy (vệ tinh viễn thám), máy phát tia
laser công suất cao (vệ tinh quốc phịng), kính viễn vọng (vệ tinh khoa học, ví
dụ vệ tinh Hubble)...

Hình 1.5: Các khối chức năng cơ bản của vệ tinh

Các thông số cơ bản của vệ tinh bao gồm thông số bản thân vệ tinh và
thông số dịch vụ do vệ tinh đem đến cho người sử dụng. Thông tin về vệ tinh
thường đề cập là chủ sở hữu/nhà điều hành, ngày phóng lên quỹ đạo, tuổi thọ,
chức năng nhiệm vụ, vùng phủ sóng, quỹ đạo hoạt động, thơng tin về hệ thống
vệ tinh (nếu có), dung lượng phục vụ.. ngoài ra đối với các vệ tinh thơng tin có
thể đề cập đến sơ đồ EIRP của phát đáp, SFD, OBO, IBO, băng thông phát đáp,
tần số hoạt động... Ví dụ thơng số cơ bản của vệ tinh Intelsat IS-23 tại 530W
(xem bảng 1.3).
IS-23 là vệ tinh chuẩn bị phóng lên quỹ đạo thuộc hệ thống Intelsat, dự
kiến để dành cho nhu cầu tương lai gần.
Tên vệ tinh:
Trạng thái:
Vị trí:
Nhà điều hành:

Ngày phóng:
Bãi phóng:
Tàu phóng:
Khối lượng phóng (kg):
Khối lượng khô (kg):
Nhà sản xuất:
Model (bus):
Quỹ đạo:
Tuổi thọ:

Intelsat 23 (IS-23)
nằm trong kế hoạch
53° W (53° W)
Intelsat, Ltd.
dự kiến 1-7-2012 đến 12-8-2012
Baikonur Cosmodrome
Proton M
3200
1503
Orbital Sciences Corporation (OSC)
GEOStar-2.4 Bus
GEO
15 năm.

Bảng 1.3: Thông số vệ tinh Intelsat IS-23


- 22 IS-23 hoạt động trên cả băng tần C và Ku. Hình 1.6 và hình 1.7 mơ tả vùng
phủ của búp sóng băng C hướng tây và hướng đơng.


Hình 1.6: Vùng phủ búp sóng hướng tây của IS-23

Hình 1.7: Vùng phủ sóng búp sóng hướng đơng của IS-23


- 23 Thông số kỹ thuật cơ bản của vệ tinh IS-23 cho băng C như trong bảng 1.4.
Phát đáp

Phân cực
Tần số đường xuống
Tần số đường lên
G/T

SFD

Thông số vệ tinh IS-23, băng C
Tổng cộng 24 phát đáp, băng thông phát đáp
36, 41, 72MHz; tổng băng thông tương
đương 46 phát đáp 36MHz
Tròn - Quay phải hoặc quay trái
3700 – 4200MHz
5925 – 6425MHz
Hướng tây
-8.4 đến -0.2 dB/K
Hướng đơng -7.6 đến 0.9 dB/K
Tồn cầu
-9.6 đến -5.8 dB/K
-97.0 đến -76.0 dBW/m2
Hướng tây
GT = -8.4 dB/K

Hướng đơng GT = -7.6 dB/K
Tồn cầu
GT = -9.6 dB/K

Bảng 1.4: Thông số kỹ thuật vệ tinh IS-23
1.3.3. Vệ tinh thông tin Vinasat-I và Vinasat-II

Để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và phục vụ nhu cầu truyền thông của
nhân dân, năm 2008 Việt Nam quyết định phóng vệ tinh thông tin riêng
(Vinasat-I). Vinasat-I là khởi đầu thành công cho tham vọng hướng ra vũ trụ của
Việt Nam trong thế kỷ 21. Toàn bộ 20 bộ phát đáp (08 bộ phát đáp băng tần C
mở rộng, 12 bộ phát đáp băng tần Ku) của Vinasat-I đã được sử dụng hết chỉ sau
02 năm đưa lên không gian. Bốn năm sau ngày phóng vệ tinh đầu tiên, ngày
16/05/2012, Việt Nam đưa vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo địa tĩnh, hình thành hệ
thống vệ tinh thơng tin Việt Nam.
Thơng tin cơ bản của vệ tinh Vinasat-I, II xem trong bảng 1.5.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Nội dung

Chủ đầu tư
Kinh phí đầu tư
Đơn vị sản xuất vệ tinh
Tên lửa phóng
Bãi phóng
Ngày phóng
Nhà điều hành
Quỹ đạo
Vị trí
Tuổi thọ vệ tinh
Số bộ phát đáp

12

Tần số hoạt động

Vinasat-I
Chính phủ VN
Hơn 300 triệu USD
Lockheed Martin
Ariane 5 ECA
Kouru - Guyana
18/04/2008
VNPT
GEO
1320E
15 - 20 năm
12 phát đáp băng Ku
08 phát đáp băng C
3,4-6,725GHz

10,95-14,495GHz

Vinasat-II
VNPT
280 triệu USD
Lockheed Martin
Ariane 5 ECA
Kouru - Guyana
16/05/2012
VNPT
GEO
131,8 0E
15 năm
30 phát đáp Ku
10,95-14,495GHz


- 24 13

Vùng phủ sóng

Băng Ku: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan và
một phần Myanmar.
Băng C: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Đông Nam
Á, đông Trung Quốc,
Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật
Bản và Australia.


Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan,
Singapore, Myanmar và
một phần Malaysia.

Bảng 1.5: Thông tin cơ bản của vệ tinh Vinasat - I, II

Biểu đồ EIRP phát đáp băng Ku của vệ tinh Vinasat-1 xem hình 1.8.

Hình 1.8: EIRP phát đáp băng Ku của vệ tinh Vinasat-I

Chi tiết giá trị EIRP phát đáp tại một số thành phố lớn trong khu vực xem
trong bảng 1.6.


- 25 Thành phố

EIRP (dBW)

Hà Nội

55.5

Đà Nẵng

54.3

Tp Hồ Chí Minh

54.2


Phnom Penh

54.2

Vientiane

54.2

Bangkok

54.2

Hoàng Sa

49.1

Trường Sa

48.3

Sittwe

48.6

Yangon

51.4

Pattani


48.6

Phuket

50.5

Louang Namthon

54.5

Bảng 1.6: EIRP phát đáp băng Ku của vệ tinh Vinasat-I tại một số thành phố lớn

1.4. Trạm mặt đất
Trạm mặt đất được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Theo chức
năng trong mạng có thể phân chia thành: trạm trung tâm-trạm quản lý điều hành
mạng, trạm quản lý điều hành vệ tinh, trạm đầu cuối (remote site).
Phân chia theo khả năng cơ động của trạm mặt đất, có các loại: trạm cơ
động, trạm cố định, trạm di động.
Trạm di động là trạm có khả năng thực hiện liên lạc trong khi di chuyển.
Trước đây ITU quy ước sử dụng riêng băng tần L (1-2GHz) cho các trạm di
động song sự phát triển của công nghệ ăng ten giàn pha hiện đại đã cho phép
trạm di động sử dụng băng tần Ku (11-14GHz). Tuy nhiên, do chi phí cho trạm
di động loại này rất cao nên thường được dùng rất hạn chế trong các tình huống
yêu cầu đặc biệt trong lĩnh vực an ninh – quốc phịng.
Trạm cơ động là trạm có khả năng di chuyển đến vị trí mới để thực hiện
cuộc gọi. Phương thức di chuyển có thể là tự di chuyển (trạm lắp sẵn trên xe ô
tô) hoặc tháo dỡ trạm để vận chuyển sau đó lắp đặt lại nhanh chóng ở vị trí mới.
Trạm cố định là loại trạm mặt đất thơng dụng, được lắp đặt cố định tại một
điểm, hoạt động trong thời gian lâu dài. Phần lớn các trạm mặt đất dân sự đều là

loại cố định do yêu cầu độ chính xác của hướng ăng ten và hạn chế về chi phí.


- 26 Khi tổ chức Intelsat ra đời năm 1965, việc phân loại các trạm mặt đất được
xác định theo kích cỡ ăng ten và tương ứng là loại hình dịch vụ cung cấp. Trong
một thời gian dài, việc phân loại trạm mặt đất của Intelsat được coi là một chuẩn
để các nước, tổ chức khác tham khảo, áp dụng. Xem trong bảng 1.7.

Bảng 1.7: Phân loại trạm mặt đất theo chuẩn của Intelsat
1.4.1 Trạm mặt đất trung tâm - trạm Hub

Là trạm điều khiển, quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động của mạng, đồng
thời làm nhiệm vụ giao diện giữa mạng thông tin vệ tinh với các mạng viễn
thơng hiện có (PABX/PSTN, GSM, Internet, WAN...) để truyền tải và phân tải
lưu lượng thông tin. Một số hệ thống cịn phân định trạm Hub chính và trạm
Hub dự phịng (khi trạm Hub chính có sự cố sẽ chuyển ngay sang trạm HUB dự
phòng để điều khiển, đảm bảo khơng làm gián đoạn hoạt động của tồn bộ hệ
thống)
Trạm Hub thường được kết nối với Trung tâm điều khiển vệ tinh qua kênh
điện thoại hoặc kênh dành riêng để phối hợp sử dụng hiệu quả phát đáp vệ tinh
theo yêu cầu sử dụng.
Trạm Hub gồm các chức năng chính như sau:
- Điều khiển, quản lý và giám sát: phân chia, ấn định và cấp phát, thu hồi
kênh truyền qua vệ tinh của các trạm mặt đất; đặt tên và theo dõi, quản lý tình
trạng vận hành trạm mặt đất; cập nhật phần mềm từ xa; định tuyến cuộc gọi; tính
cước;


×