Tải bản đầy đủ (.pdf) (297 trang)

Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản lý tính gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 297 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
---------------------------

VĂN HỮU QUANG NHẬT

ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ TINH GỌN ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai – 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... xi
TÓM TẮT LUẬN ÁN ............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 1
Giới thiệu ...................................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................................. 3


1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 4
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.5.1 Phương pháp định tính .......................................................................................... 8
1.5.2 Phương pháp định lượng ...................................................................................... 8
1.6 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 9
1.6.1 Đóng góp lý luận của nghiên cứu ......................................................................... 9
1.6.2 Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu .................................................................... 13
1.7 Kết cấu của luận án ............................................................................................. 14
Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 15
Giới thiệu .................................................................................................................... 15
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................ 15


iv
2.1.1 Các nghiên cứu về quản lý tinh gọn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh ............................................................................................................................ 15
2.1.2 Các nghiên cứu về công nghệ thông tin ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh ............................................................................................................................ 22
2.1.3 Các nghiên cứu về công nghệ thông tin ảnh hưởng đến quản lý tinh gọn ......... 29
2.1.4 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ thông tin và quản lý
trên nền lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ .................................................... 32
2.1.5 Tổng kết các nghiên cứu liên quan ..................................................................... 34
2.1.6 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ........................................ 36
2.2 Các khái niệm nghiên cứu liên quan đến luận án............................................. 37

2.2.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 37
2.2.2 Công nghệ ........................................................................................................... 41
2.2.3 Quản lý tinh gọn ................................................................................................. 43
2.2.4 Công nghệ thông tin ........................................................................................... 48
2.2.5 Các nhân tố tác động đến công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn ................... 52
2.3 Các lý thuyết liên quan ........................................................................................ 58
2.3.1 Lý thuyết cạnh tranh (Theory of Competition) .................................................. 58
2.3.2 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and
Use of Technology) ..................................................................................................... 64
2.3.3 Lý thuyết quản lý (Stewardship Theory) ............................................................ 66
2.4 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ..................................................................... 67
2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 67
2.4.2 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 77
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 79
Giới thiệu .................................................................................................................... 79
3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................... 79
3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 80
3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................... 84
3.3.1 Phỏng vấn chuyên gia để xác định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .............. 84
3.3.2 Phỏng vấn chuyên gia để xác định thang đo các nhân tố ................................... 85


v
3.3.3 Thảo luận nhóm để xác định thang đo các nhân tố ............................................ 87
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................ 88
3.4.1 Kiểm định thang đo với cỡ mẫu nhỏ .................................................................. 88
3.4.2 Thang đo chính thức các nhân tố ........................................................................ 89
3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................... 96
3.4.4 Mẫu sử dụng trong nghiên cứu ........................................................................... 97

3.4.5 Phương pháp và các chỉ tiêu định lượng .......................................................... 100
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 106
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 107
Giới thiệu .................................................................................................................. 107
4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................. 107
4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................ 107
4.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát ........................................................................... 109
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo chính thức bằng cơng cụ Cronbach’s Alpha
................................................................................................................................... 112
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................. 114
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................................................ 117
4.4.1 Kiểm định mơ hình đo lường ............................................................................ 117
4.4.2 Kiểm định độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt ......................................... 119
4.5 Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ................................. 121
4.6 Kiểm định khác biệt trung bình các nhân tố .................................................. 126
4.6.1 Kiểm định khác biệt trung bình theo loại hình doanh nghiệp .......................... 126
4.6.2 Kiểm định khác biệt trung bình theo số năm hoạt động của doanh nghiệp...... 131
4.6.3 Kiểm định khác biệt trung bình theo quy mơ của doanh nghiệp ...................... 132
4.7 Thảo luận kết quả .............................................................................................. 136
4.7.1 Sự ảnh hưởng tích cực của quản lý tính gọn đối với kết quả hoạt động kinh
doanh .......................................................................................................................... 136
4.7.2 Sự ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin đối với kết quả hoạt động kinh
doanh .......................................................................................................................... 138
4.7.3 Sự ảnh hưởng tích cực của cơng nghệ thông tin đối với quản lý tinh gọn ....... 139
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 140


vi
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................ 141
Giới thiệu .................................................................................................................. 141

5.1 Kết luận............................................................................................................... 141
5.2 Hàm ý quản trị nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
................................................................................................................................... 143
5.2.1 Hàm ý quản trị tác động đến các thành phần kết quả hoạt động kinh doanh ... 143
5.2.2 Hàm ý quản trị dựa trên sự khác biệt kết quả hoạt động kinh doanh giữa loại
hình và quy mô doanh nghiệp .................................................................................... 144
5.2.3 Hàm ý quản trị dựa trên các nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động
kinh doanh.................................................................................................................. 145
5.3 Hàm ý quản trị nâng cao quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp ................... 146
5.3.1 Hàm ý quản trị tác động đến các thành phần của quản lý tinh gọn .................. 146
5.3.2 Hàm ý quản trị dựa trên sự khác biệt quản lý tinh gọn giữa loại hình và quy mơ
doanh nghiệp .............................................................................................................. 148
5.3.3 Hàm ý quản trị dựa trên các nhân tố tác động trực tiếp đến quản lý tinh gọn .. 148
5.4 Hàm ý quản trị nâng cao công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ............. 161
5.4.1 Hàm ý quản trị tác động đến các thành phần của công nghệ thông tin ............ 161
5.4.2 Hàm ý quản trị dựa trên sự khác biệt cơng nghệ thơng tin giữa loại hình và quy
mơ doanh nghiệp........................................................................................................ 164
5.4.3 Hàm ý quản trị dựa trên các nhân tố tác động trực tiếp đến công nghệ thông tin
................................................................................................................................... 165
5.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề xuất ................................. 171
5.5.1 Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 171
5.5.2 Hướng nghiên cứu đề xuất................................................................................ 172
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 173
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Tổng hợp thang đo gốc và thang đo việt hóa của các nhân tố
Phụ lục 1A: Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo về quản lý tinh gọn
Phụ lục 1B: Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo về công nghệ thông tin
Phụ lục 1C: Tổng hợp các giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo của mơ hình chấp
nhận và sử dụng công nghệ



vii
Phụ lục 1D: Tổng hợp thang đo gốc và thang đo việt hóa của các nhân tố
Phụ lục 2: Kịch bản phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 3: Kết quả phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 4: Kịch bản thảo luận nhóm
Phụ lục 5: Kết quả thảo luận nhóm
Phụ lục 6: Danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu định tính
Phụ lục 7: Bảng khảo sát định lượng cỡ mẫu nhỏ
Phụ lục 8: Bảng khảo sát định lượng chính thức
Phụ lục 9: Kết quả nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu nhỏ
Phụ lục 10: Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
Phụ lục 10A: Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Phụ lục 10B: Kiểm định thang đo bằng Cronbach's Alpha nghiên cứu chính thức
Phụ lục 10C: Phân tích nhân tố khám phá
Phụ lục 10D: Phân tích nhân tố khẳng định
Phụ lục 10E: Kiểm định mơ hình SEM
Phụ lục 10F: Kiểm định khác biệt trung bình theo loại hình doanh nghiệp
Phụ lục 10G: Kiểm định khác biệt trung bình theo số năm hoạt động
Phụ lục 10H: Khác biệt trị trunh bình theo quy mô doanh nghiệp
Phụ lục 11: Kiểm đinh Bootstrap với cỡ mẫu 1.000


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình 5 tác lực ......................................................................................... 60
Hình 2.2: Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ .................................................. 64
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 77
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 81

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 84
Hình 4.1: Mơ hình đo lường tới hạn chuẩn hóa......................................................... 118
Hình 4.2: Phân tính SEM với mơ hình nghiên cứu chuẩn hóa .................................. 122
Hình 5.1: Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 142


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 76
Bảng 3.1: Thang đo của nhân tố kết quả hoạt động .................................................... 89
Bảng 3.2: Thang đo của nhân tố quản lý tinh gọn ....................................................... 90
Bảng 3.1: Thang đo của nhân tố kết quả hoạt động .................................................... 89
Bảng 3.2: Thang đo của nhân tố quản lý tinh gọn ....................................................... 90
Bảng 3.3: Thang đo của nhân tố công nghệ thông tin ................................................. 91
Bảng 3.4: Thang đo của nhân tố điều kiện thuận lợi ................................................... 93
Bảng 3.5: Thang đo của nhân tố kỳ vọng kết quả ....................................................... 94
Bảng 3.6: Thang đo của nhân tố kỳ vọng nỗ lực ......................................................... 95
Bảng 3.7: Thang đo của nhân tố ảnh hưởng xã hội ..................................................... 96
Bảng 3.8: Lựa chọn hệ số tải nhân tố theo cỡ mẫu.................................................... 102
Bảng 3.9: Các thước đo kiểm định mức độ phù hợp ................................................. 103
Bảng 3.10: Chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt ..................... 104
Bảng 3.11: Các hệ số kiểm định sử dụng trong phân tích cấu trúc tuyến tính .......... 105
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................ 107
Bảng 4.2: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh và các biến tác động ................. 109
Bảng 4.3: Thống kê biến tác động của công nghệ thông tin ..................................... 110
Bảng 4.4: Thống kê các biến tác động của quản lý tinh gọn ..................................... 111
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo ........................................................... 113
Bảng 4.6: Kết quả KMO và Bartlett .......................................................................... 114
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................ 115

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định CFA .................................................... 117
Bảng 4.9: Hệ số tải chuẩn hóa ................................................................................... 120
Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ hội tụ và giá trị phân biệt ...................................... 121
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình ................... 121
Bảng 4.12: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ chưa chuẩn hóa .............................. 123
Bảng 4.13: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ chuẩn hóa ....................................... 124
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................ 125


x
Bảng 4.15: Tổng hợp kiểm định Homogeneity và ANOVA đối với loại hình doanh
nghiệp......................................................................................................................... 126
Bảng 4.16: So sánh khác biệt kết quả hoạt động kinh doanh giữa các loại hình doanh
nghiệp......................................................................................................................... 127
Bảng 4.17: So sánh khác biệt quản lý tinh gọn giữa các loại hình doanh nghiệp ..... 128
Bảng 4.18 : So sánh khác biệt công nghệ thông tin giữa các loại hình doanh nghiệp
................................................................................................................................... 129
Bảng 4.19: So sánh khác biệt kỳ vọng kết quả giữa các loại hình doanh nghiệp ...... 130
Bảng 4.20: So sánh khác biệt ảnh hưởng xã hội giữa các loại hình doanh nghiệp ... 131
Bảng 4.21: Tổng hợp kiểm định Homogeneity và ANOVA đối với số năm hoạt động
................................................................................................................................... 131
Bảng 4.22: Tổng hợp kiểm định Homogeneity và ANOVA đối với quy mô doanh
nghiệp......................................................................................................................... 132
Bảng 4.23: So sánh khác biệt kết quả hoạt động kinh doanh giữa các quy mô doanh
nghiệp......................................................................................................................... 133
Bảng 4.24: So sánh khác biệt quản lý tinh gọn giữa các quy mô doanh nghiệp ....... 134
Bảng 4.25: So sánh khác biệt công nghệ thông tin giữa các quy mô doanh nghiệp . 135
Bảng 4.26: So sánh khác biệt kỳ vọng kết quả giữa các quy mô doanh nghiệp........ 135
Bảng 5.1: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh ................ 143
Bảng 5.2: Tổng hợp các nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh

................................................................................................................................... 146
Bảng 5.3: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh ................ 147
Bảng 5.4: Tổng hợp các nhân tố tác động trực tiếp đến quản lý tinh gọn ................. 149
Bảng 5.5: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố ảnh hưởng xã hội ................................... 150
Bảng 5.6: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố kỳ vọng kết quả ...................................... 157
Bảng 5.7: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố công nghệ thông tin................................ 161
Bảng 5.8: Thống kê mô tả chi tiết nhân tố điều kiện thuận lợi ................................. 165


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

Tiếng Anh

AVE

Phương sai trung bình được trích

Average Variance Extracted

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

3

CFI


Chỉ số thích hợp so sánh

Comparative fit index

4

CMIN

Chi bình phương

Chi Square

5

CMIN/df

Chi-bình phương/bậc tự do

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

ctg

Các tác giả


8

CR

Độ tin cậy tổng hợp

9

DBMS

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu

10

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

11

ERP

Hệ thống thông tin hoạch định

Enterprise Resource

nguồn lực doanh nghiệp


Planning

12

EMIS

Hệ thống thông tin quản lý môi

Environmental Management

trường

Information System

13

GFI

Chỉ số thích hợp tốt

Good of Fitness Index

14

ICT

Cơng nghệ thông tin và truyền

Information &


thông

Communication Technology

15

IDT

Lý thuyết khuếch tán đổi mới

16

ITRM

Hệ thống thông tin quản trị rủi ro

17

JIT

Sản xuất liên tục

Just In Time

18

MSV

Phương sai chung lớn nhất


Maximum Share Variance

19

MBV

Quan điểm tiếp cận thị trường

Market-Based View

STT
1
2

Viết tắt

Confirmatory Factor
Analysis

Chi square/degree of
freedom ratio
Information Technology

Composite Reliability
Database Management
System

Diffusion Of Innovations
Theory
Information technology risk

management


xii
Quản lý tinh gọn

Lean Management

Căn bậc hai sai số trung bình của

Root mean square error

giá trị gần đúng

approximation

RBV

Quan điểm tiếp cận nguồn lực

Resource-Based View

SCT

Lý thuyết nhận thức xã hội

Social cognitive theory

SCP


Cấu trúc – Hành vi – Kết quả

24

SEM

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

25

SQRTAVE

26

TLI

Chỉ số của Tucker và Liwis

27

TNHH

Trách nhiệm hữu han

28

TPS

Hệ thống sản xuất Toyota


29

Tp.

Thành phố

20

QLTG

21

RMSEA

22
23

Căn bậc hai của phương sai trung
bình được trích

Structure – Conduct Performance
Structure Model
Square Root of AVE
Tucker & Liwis index

Toyota Production System


xiii


TÓM TẮT LUẬN ÁN
Trong bối cảnh nghiên cứu, đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam đại đa số
là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nhận thức, nguồn lực, khả năng triển khai áp
dụng công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn đang ở mức độ rất thấp, chưa phổ biến.
Nghiên cứu này, mục tiêu nghiên cứu chính là xác định vai trò của quản lý tinh gọn
và công nghệ thông tin đối với việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, tạo cơ sở khoa học để giúp các doanh nghiệp có nhận thức rõ ràng hơn
về vấn đề này và đưa ra những hàm ý quản trị phù hợp. Để thực hiện được mục tiêu
đã đề ra này, thiết kế nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng được lựa chọn.
Với phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu trải qua các bước lược
khảo tài liệu, lược khảo lý thuyết, phỏng vấn chun gia và thảo luận nhóm. Thơng
qua khảo lược lý thuyết, các nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu
đã xác định được các khái niệm và mô hình nghiên lý thuyết dự kiến. Đồng thời, kết
hợp với thảo luận nhóm, các thang đo nghiên cứu được điều chỉnh và bổ sung nhằm
phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Phương pháp nghiên cứu
định tính cịn được thực hiện sau khi kết quả nghiên cứu định lượng, nhằm đánh giá
kết quả và góp ý xây dựng các hàm ý quản trị.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu trải qua bước định lượng
với cỡ mẫu nhỏ và định lượng chính thức. Trong đó, định lượng với cỡ mẫu nhỏ giúp
đánh giá thang đo để xây dựng bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu định chính thức
thu thập được 556 phiếu khảo sát hợp lệ. Kết quả phân tích cho thấy các giả thuyết
nghiên cứu đều được chấp nhận, xác nhận vai trò của các nhân tố đối với kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hàm ý quản trị liên quan đến được đề xuất, bao gồm: nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao quản lý tinh gọn của doanh
nghiệp; nâng cao công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Giới hạn của nghiên cứu
cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập.



1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương 1 của luận án, tác giả tập trung mô tả các vấn đề liên quan đến lý do
chọn đề tài như bối cảnh nghiên cứu, bao gồm bối cảnh lý thuyết và thực tiễn, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, bối cảnh và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời tác
giả cũng mơ tả các đóng góp mới của luận án đối với lý thuyết và thực tiễn; giới thiệu
thêm bố cục các chương của luận án.
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Với tiêu chí tối giản quy trình và loại bỏ các hao phí khơng đáng có, quản lý
tinh gọn (QLTG) trở thành một định hướng quản lý quan trọng, đóng vai trò như một
giải pháp hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn trong điều kiện hạn hẹp tài
nguyên. Các phương pháp sản xuất tinh gọn sử dụng một số kỹ thuật như Just In Time
(JIT), cải tiến liên tục, giảm thời gian và hàng tồn kho, cải tiến quy trình và loại bỏ
chất thải để cải thiện sự hài lòng của khách hàng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, và
tính linh hoạt của tổ chức (Garza-Reyes, 2015). Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các
quan điểm và hướng tiếp cận với khái niệm này (Krafcik, 1988; Ballard và
Tommelein, 2012; Garza-Reyes, 2015; Rafique và ctg, 2017; Jing và ctg, 2020). Tuy
nhiên, việc tiếp cận quản lý tinh gọn ở khía cạnh sản xuất lại hồn tồn khác biệt. Ở
bối cảnh sản xuất, việc tinh gọn hệ thống sản xuất hướng đến giảm thiểu hao phí phát
sinh (Womack và ctg, 1990; Martı´nez-Jurado và Moyano-Fuentes, 2014). Ngược lại,
với hoạt động ngoài sản xuất, QLTG lại được đặt trọng tâm vào khía cạnh chất lượng
thay vì chi phí (Shah và Ward 2003, 2007). Đây là hạn chế về mặt lý thuyết mà
nghiên cứu cần giải quyết để xác định một hướng tiếp cận tổng thể đối với khái niệm
này.
Song song với QLTG, công nghệ hiện đang được phổ biến rộng rãi đến tất cả
các cấp tổ chức (Nordin và Othman, 2014). Các phương pháp, hệ thống QLTG hiện
tại phụ thuộc và chịu nhiều chi phối bởi các ứng dụng trên nền công nghệ thông tin
(CNTT). Nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nên được giải quyết thơng qua một q trình điều chỉnh liên tục (một

khía cạnh của triết lý tinh gọn), có thể được tạo điều kiện bởi các khả năng thích nghi
(Eikelenboom và de Jong, 2019) vốn có thể được tạo nên dựa vào việc áp dụng các


2
công nghệ hiện đại vào hoạt động. Các bằng chứng về mối quan hệ giữa CNTT,
QLTG và hoạt động của doanh nghiệp được tìm thấy một cách rời rạc trong nhiều bối
cảnh (Riezebos và Klingenberg, 2009; Li và ctg ,2019; Cai và ctg, 2019; MeliánAlzola, 2020). Sự rời rạc này chính là hạn chế chính của chủ đề nghiên cứu về CNTT,
tạo nên sự phân tán của cơ sở lý thuyết. Những nghiên cứu không liên kết về CNTT
trong tổ chức đã phân mảng khái niệm này theo những hướng tiếp cận khác nhau,
khơng có điểm chung. Điển hình như Cai và ctg (2019) đưa ra 5 thành phần CNTT
trong một tổ chức, trong khi Melián-Alzola (2020) chỉ quan tâm đến hai thành phần.
Từ đó, việc so sánh các hệ thống CNTT, đánh giá chung về CNTT trong tổ chức cần
được xây dựng một nền tảng lý thuyết vững chắc hơn.
Về mặt thực tiễn, sự thành công của QLTG đã là chủ đề nghiên cứu gây tranh
cãi khi vẫn tồn tại nhiều trường hợp triển khai thất bại mơ hình hoạt động kinh doanh
dựa trên triết lý này. Theo thống kê, có từ 60- 90% chương trình cải tiến quản lý theo
hướng tinh gọn tại New Zealand thất bại (Pearce, 2019). Điều này đặt ra câu hỏi về
việc QLTG có thể thành công hay không, phụ thuộc và chịu tác động bởi những yếu
tố nào. Nghiên cứu về vấn đề thành công của triết lý tinh gọn, hầu hết các nhà nghiên
cứu tin rằng sự thất bại của việc áp dụng QLTG là do các rào cản về văn hóa, quản lý,
kỹ thuật và quá trình thực hiện thực tế (Rafique và ctg, 2017). Mặt khác, dù nhận
được sự ủng hộ từ nhiều nghiên cứu về sự tác động của các phương pháp tinh gọn đối
với hoạt động thực tiễn nhưng lợi ích thực sự của tinh gọn vẫn rất khó có thể được
định lượng (Bhasin, 2008).
Đồng thời, trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập khu vực và thế
giới, các lý thuyết về phát triển kinh tế nói chung và quản trị nói riêng có những đặc
điểm riêng. Đặc biệt là bối cảnh khủng hoảng Covid - 19, những đổi thay sau khủng
hoảng y tế, giãn cách xã hội, vai trò của CNTT trong kết nối sản xuất kinh doanh và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị điều hành doanh nghiệp có sự thay đổi

và phát triển nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, sản xuất từ quy mô lớn sang quy
mô nhỏ, linh hoạt, từ tập trung quy mô lớn sang phân tán tận dụng ưu thế cạnh tranh ở
từng mắt xích của chuỗi giá trị của quy trình sản xuất kinh doanh trên quy mơ tồn
cầu. Tuy nhiên, quản trị điều hành của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và
Tp. Hồ Chí Minh nói riêng cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc ứng dụng CNTT trong kết


3
nối, điều hành và quan điểm sản xuất tinh gọn vẫn chưa phổ biến... dẫn tới hiệu quả
hoạt động, tính bền vững của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Bằng chứng là
riêng trong năm 2019, có đến gần 90 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng
20,2% so với năm 2018 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019) cả nước có 714.000 doanh nghiệp đang
hoạt động, trong đó Tp. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 228.267 doanh nghiệp (chiếm 32%
tổng số doanh nghiệp trong cả nước). Đồng thời, thành phố luôn là địa phương có nền
kinh tế sơi động, phát triển bậc nhất. Bằng chứng là năm 2019, tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) Tp. Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng lên đến 7,86% và đóng góp đến
22,27% cho GDP cả nước. Đây là một mức tăng trưởng và đóng góp cao khi mà tăng
trưởng của cả nước chỉ đạt đến con số 7,02%. Với vị thế dẫn đầu của nền kinh tế, việc
thực hiện các nghiên cứu tại bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh sẽ mang ý nghĩa khoa học và
thực tế cao, mở rộng khả năng áp dụng và tính khái quát của kết quả nghiên cứu.
Những lý do thực tiễn và lý luận đó đã nêu bật sự cần thiết đối với việc thực hiện
nghiên cứu “Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản lý
tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp
nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu
tổng quát và cụ thể được trình bày tiếp theo sau đây.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tìm hiểu mối quan hệ giữa
CNTT, QLTG và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả

xác định mối quan hệ giữa các thành phần này, nghiên cứu sẽ đưa ra các hàm ý quản
trị tương ứng nhằm hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp để cải thiện kết quả hoạt
động kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, nghiên cứu xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
 Xác định chiều hướng tác động và mức độ tác động của công nghệ thông
tin, quản lý tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến công
nghệ thông tin, quản lý tinh gọn.


4
 Xác định các thành phần của công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn.
 Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra, nghiên cứu tập trung trả
lời các câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Cụ thể như sau:
 Hướng tác động và mức độ tác động của công nghệ thông tin và quản lý
tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
 Các nhân tố nào tác động đến công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn và
mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào?
 Công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn cấu thành bởi những thành phần
nào?
 Những hàm ý quản trị nào là phù hợp để các doanh nghiệp có thể cải thiện
kết quả hoạt động kinh doanh?
Tồn bộ quy trình nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên
cứu đã được đặt ra. Từ đó, tác giả cũng đồng thời đạt được mục tiêu nghiên cứu chính
của luận án.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời một cách đầy đủ và thỏa
đáng các câu hỏi nghiên cứu được đề ra, nghiên cứu xác định đối tượng nghiên cứu
một cách cụ thể bao gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh, Công nghệ thông tin, Quản
lý tinh gọn và mối quan hệ giữa các nhân tố này.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Thông qua việc xác định đối tượng nghiên cứu, tác giả cũng đồng thời xác
định được đối tượng khảo sát để thực hiện quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho giai
đoạn nghiên cứu định lượng cụ thể là: Quản lý cấp trung đang làm việc tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
1.4.3. Đối tượng phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được tác giả sử dụng trong một số bước của quy trình
nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng với mục tiêu điều chỉnh mơ hình và giả


5
thuyết nghiên cứu, đồng thời xác định thành phần thang đo các nhân tố tương ứng với
hướng tiếp cận các khái niệm.
Các chuyên gia được chọn mời phỏng vấn là các nhà quản lý cấp cao tại các
doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc và sẵn lòng chia sẻ quan điểm, sẵn lòng hỗ trợ
thực hiện nghiên cứu. Các chuyên gia được ưu tiên lựa chọn cho bước nghiên cứu
phỏng vấn chỉ hướng đến các nhà quản lý doanh nghiệp, đang làm việc thực tế. Điều
này giúp cho các phát hiện của giai đoạn nghiên cứu này mang tính thời sự và phù
hợp với bối cảnh thực tiễn nghiên cứu.
1.4.4. Đối tượng thảo luận nhóm
Nhằm mục tiêu hồn chỉnh thang đo trước khi thực hiện giai đoạn nghiên cứu
định lượng, phương pháp thảo luận nhóm được luận án sử dụng để thực hiện mục tiêu
này. Đối tượng được mời thảo luận nhóm trong giai đoạn này chỉ bao gồm quản lý
cấp trung tại các doanh nghiệp. Do mục tiêu của bước này là đồng nhất cách hiểu các
mục hỏi giữa đối tượng khảo sát (quản lý cấp trung đang làm việc tại các doanh

nghiệp) và nội dung mục hỏi mà nghiên cứu muốn hướng đến nên các đối tượng
chuyên gia khác (như giảng viên, nhà nghiên cứu, quản lý cấp cao…) không được
mời trong thảo luận này.
1.4.5 Phạm vi nghiên cứu
1.4.5.1 Phạm vi không gian
Với những luận điểm đã được phân tích ở bối cảnh nghiên cứu của luân án, Tp.
Hồ Chí Minh như là địa phương ln dẫn đầu với nền kinh tế sôi động và phát triển
bậc nhất, có với số lượng doanh nghiệp lớn và tỷ lệ đóng góp cao cho tổng sản phẩm
quốc nội. Nghiên cứu lựa chọn pham vi khơng gian là Tp. Hồ Chí Minh, từ đó tập
trung nghiên cứu các doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi không gian này.
1.4.5.2 Phạm vi thời gian
Để thực hiện và hồn tất quy trình nghiên cứu, phạm vi thời gian của luận án
được bắt đầu từ 2017 đến 2020. Đây là giai đoạn Tp. Hồ Chí Minh triển khai thực
hiện phát triển ngành cơng nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ cơ bản của cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 và ngành công nghiệp hỗ trợ.
Quá trình khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2019 đến
tháng 9/2019.


6
1.4.5.3. Phạm vi nội dung của các vấn đề nghiên cứu
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được đánh giá bằng số liệu công bố hoặc
nhận định/cảm nhận chủ quan của nhà quản lý. Do những hạn chế của việc thu thập
số liệu (các doanh nghiệp không công khai kết quả kinh doanh thực tế vì lý do bảo
mật, hoặc số liệu công khai của doanh nghiệp đã được điều chỉnh theo mục tiêu quản
trị lợi nhuận của doanh nghiệp), nghiên cứu giới hạn khái niệm kết quả hoạt động
kinh doanh là cảm nhận, nhận định chủ quan của nhà quản lý về kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Giới hạn này phù hợp với phương pháp đo lường kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chủ quan.
Đối với khái niệm QLTG, đây là một khái niệm rộng bao gồm nhiều khía cạnh

khác nhau của triết lý tinh gọn. Các phương pháp tinh gọn được phát triển và ứng
dụng trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Do đó, để giải quyết mục tiêu và
trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra, khái niệm QLTG được giới hạn ở mức
độ ứng dụng các phương pháp tinh gọn vào quản lý doanh nghiệp.
Tương tự đối với khái niệm CNTT, đây cũng là khái niệm rộng, bao gồm nhiều
khía cạnh khác nhau, do đó nghiên cứu giới hạn khái niệm CNTT của doanh nghiệp là
mức độ ứng dụng CNTT tổng quát trong doanh nghiệp, không hướng đến việc đánh
giá mức độ ứng dụng hay triển khai một hệ thống CNTT cụ thể nào.
Đối với các nhân tố tác động đến CNTT cũng như QLTG, việc tổng quan các
cơng trình nghiên cứu trước cho thấy các nhân tố này rất đa dạng và thuộc nhiều khía
cạnh quản lý khác nhau. Với góc độ tiếp cận khái niệm CNTT và QLTG như đã đề
cập là các hệ thống công nghệ mới áp dụng vào doanh nghiệp, các nhân tố tác động
đến hai khái niệm này trong nghiên cứu được giới hạn trong các nhân tố được ủng hộ
bởi lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu là xem xét mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ giữa
CNTT và QLTG đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra các hàm
ý quản trị giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu gia tăng kết quả hoạt động kinh
doanh, luận án lựa phương pháp hỗn hợp để thực hiện nghiên cứu. Đây là phương
pháp nghiên cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.


7
Phương pháp hỗn hợp là phù hợp trong trường hợp nghiên cứu do có thể trả lời
đầy đủ các câu hỏi nghiên cứu, giải thích rõ hơn các vấn đề nghiên cứu so với việc sử
dụng riêng lẻ phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng. Kết quả nghiên cứu
sử dụng phương pháp hỗn hợp sẽ có giá trị và đáng tin cậy hơn. Phương pháp hỗn
hợp thích hợp trong việc lựa chọn đối tượng, cỡ mẫu, công cụ, thu thập dữ liệu và
phân tích thống kê. Tuy nhiên, phương pháp hỗn hợp vẫn là sự kết hợp của nghiên
cứu định tính và định lượng. Để đạt được kết quả cần thiết và giải quyết được mục

tiêu nghiên cứu thì vần đề xác định và lựa chọn được phương pháp phù hợp là điều
hết sức quan trọng. Các phương pháp nghiên cứu được đưa vào xem xét, đánh giá bao
gồm: phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp.
Trong những mục tiêu mà nghiên cứu đã đặt ra, có những mục tiêu địi hỏi
phải được thực hiện bằng phương pháp định tính, đồng thời cũng tồn tại những mục
tiêu chỉ có thể giải quyết triệt để bằng phương pháp định lượng. Cụ thể như việc xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là kết quả hoạt động kinh doanh để
xây dựng mơ hình và giả thuyết cần phải được thực hiện thông qua khảo cứu tài liệu
và sử dụng ý kiến của chuyên gia hay các đối tượng có liên quan, phương pháp định
tính. Trong khi việc xác định mức độ ảnh hưởng cũng như chiều hướng ảnh hưởng
của các nhân tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh chỉ được trả lời thông qua các
phép kiểm định của phương pháp định lượng. Do đó, phương pháp phù hợp được lựa
chọn và sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp hỗn hợp. Kết hợp định tính và
định lượng trong quy trình nghiên cứu sẽ phát huy thế mạnh, đồng thời hạn chế những
khuyết điểm của từng phương pháp được sử dụng. Sự kết hợp này sẽ giúp kết quả
nghiên cứu mang tính chất khái quát hơn, giải thích và trả lời được đầy đủ hơn các
câu hỏi nghiên cứu.
Phương pháp hỗn hợp là phương pháp kết hợp cả định tính là định lượng. Tuy
nhiên sự kết hợp này là việc đan xen, thay thế giữa hai phương pháp trong quy trình
thực hiện nhằm giải quyết từng vấn đề, mục tiêu cụ thể mà thiết kế nghiên cứu đã đặt
ra. Nói cách khác, hai phương pháp này sẽ khơng được sử dụng đồng thời mà phải lần
lượt được sử dụng ở những giai đoạn cụ thể trong quy trình nghiên cứu. Việc sử dụng


8
đan xen này cũng yêu cầu phải nắm rõ phương pháp cụ thể khi thực hiện từng giai
đoạn định tính và định lượng.
1.5.1 Phương pháp định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được chọn bao gồm phương pháp nghiên

cứu tư liệu. Thông qua khảo cứu các tư liệu nghiên cứu liên quan, vấn đề nghiên cứu
được làm rõ. Từ đó, các nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu cũng được xác định. Phương pháp nghiên cứu tư liệu cịn đóng vai trị quan trọng
trong việc giúp xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu đề
xuất, thang đo dự kiến trước khi thực hiện giai đoạn phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được lựa chọn sử dụng nhằm lấy ý kiến về
mơ hình nghiên cứu. Dựa vào ý kiến phỏng vấn chun gia, mơ hình nghiên cứu sẽ
được căn nhắc điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung các nhân tố nếu cần. Phỏng vấn
chuyên gia cũng được sử dụng để hiệu chỉnh thang đo, xác định các thành phần thang
đo phù hợp nhất trong bối cảnh nghiên cứu.
Bên cạnh đó phương pháp thảo luận nhóm cũng được dùng như là một phương
pháp định tính bổ sung để điều chỉnh thang đo cho phù hợp hơn với bối cảnh nghiên
cứu. Đây là giai đoạn định tính quan trọng, giúp hồn thiện bộ thang đo các nhân tố,
chuẩn bị cho giai đoạn định lượng.
Tóm lại, để giải quyết vấn đề nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã
đặt ra, các phương pháp định tính chính được lựa chọn sử dụng là phương pháp khảo
cứu tư liệu, phương pháp chuyên gia và phương pháp thảo luận nhóm.
1.5.2 Phương pháp định lượng
Tương ứng với mục tiêu nghiên cứu, phương pháp định lượng được thực hiện
trong nghiên cứu bằng cách thu thập dữ liệu định lượng thông qua khảo sát với bảng
câu hỏi đã được xây dựng sẵn. Thông qua giai đoạn định tính như đã đề cập, các
thang đo được xác định và tinh chỉnh, từ đó hình thành nên phiếu khảo sát để thu thập
dữ liệu nghiên cứu cần thiết. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhà quản lý
cấp trung đang làm việc tại các doanh nghiệp. Thông qua phiếu khảo sát, nghiên cứu
sẽ thu thập được dữ liệu thực tế về nhận định của các nhà quản lý đối với các vấn đề
và đối tượng nghiên cứu.


9
Sau khi thực hiện khảo sát, dữ liệu khảo sát sẽ được số hóa bằng cơng cụ

SPSS. Q trình số hóa bao gồm việc nhập dữ liệu, mã hóa dữ liệu. Dữ liệu khảo sát
cũng cần phải trải qua giai đoạn làm sạch. Giai đoạn này sẽ giúp cho bộ dữ liệu trở
nên hợp lý, đáng tin cậy hơn, do đó kết quả phân tích sẽ chính xác và phản ánh đúng
bản chất của vấn đề hơn. Để thực hiện mục tiêu này, trong giai đoạn làm sạch dữ liệu,
các phiếu khảo sát mang giá trị trả lời cho các mục hỏi không hợp lý, các lỗi mâu
thuẫn trong kết quả trả lời cũng như các phiếu khảo sát có mức độ trả lời bất thường
(chọn đa số mục hỏi ở mức tuyệt đối)… sẽ được loại bỏ khỏi bộ dữ liệu nghiên cứu
trước khi đưa vào phân tích.
Các bước phân tích dữ liệu được nghiên cứu thực hiện lần lượt trong quy trình
bao gồm kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mơ hình đo
lường thơng qua phân tích nhân tố khẳng định và cuối cùng là phân tích cấu trúc
tuyến tính. Ngồi ra, các kỹ thuật định lượng khác cũng được sử dụng để làm rõ các
vấn đề nghiên cứu, củng cố tính tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1 Đóng góp lý luận của nghiên cứu
1.6.1.1 Hướng tiếp cận mới với khái niệm quản lý tinh gọn
Quản lý tinh gọn nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa
học (Krafcik, 1988; Rafique và ctg, 2017; Garza-Reyes, 2015; Ballard và Tommelein,
2012; Jing và ctg, 2020). Tuy nhiên, trong những bối cảnh và góc nhìn khác nhau, các
quan điểm về quản lý tinh gọn vẫn chưa đồng nhất. Tiếp cận tinh gọn trong sản xuất,
quản lý tinh gọn tập trung vào việc giảm chi phí, giảm hao phí (Womack và ctg,
1990); Martı´nez-Jurado và Moyano-Fuentes, 2014). Ngược lại, tiếp cận dịch vụ đối
với khái niệm này lại tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí
khơng đổi (Shah và Ward, 2003; Shah và Ward, 2007). Cả hai hướng tiếp cận này đều
khơng tồn diện và có những mặt hạn chế. Luận án đưa ra khái niệm quản lý tinh gọn
mới, kết hợp cả hai hướng tiếp cận, bổ khuyết cho sự hạn chế về mặt lý thuyết của
khái niệm này.
Dựa vào hướng tiếp cận quản lý tinh gọn mới, công cụ định lượng nhằm đo
lường mức độ quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp được đề xuất. Trong khi đa số các
nghiên cứu về QLTG tập trung đánh giá các phương pháp, cách thức triển khai tinh



10
gọn trong bối cảnh ngành và sử dụng phương pháp định tính, nghiên cứu này tập
trung đánh giá mức độ ứng dụng các phương pháp tinh gọn vào quản trị vận hành
bằng việc điều chỉnh thang đo quản lý tinh gọn mới. Thang đo được thiết kế tổng
quát, loại bỏ các thuật ngữ chun mơn để có thể được sử dụng đánh giá mức độ tinh
gọn của các hệ thống đối với lĩnh vực sản xuất.
1.6.1.2 Xác định công cụ đo lường mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp từ hướng tiếp cận khái niệm công nghệ thông tin mới
Trong khi đa số nghiên cứu về CNTT thường thực hiện nghiên cứu trường hợp
đối với một ứng dụng một hệ thống thông tin hoặc một hệ thống thông tin cụ thể.
Việc đánh giá mức độ áp dụng CNTT một cách tổng quát là chưa được thực hiện.
Theo đánh giá của Cai và ctg (2019), CNTT thường được tiếp cận trong doanh nghiệp
ở 5 xu hướng khác nhau, bao gồm: loại tiến trình (type of processing), mục tiêu sử
dụng của tổ chức (organisational use), loại hỗ trợ (type of support), người dùng, và
loại truy cập (type of access). Tương tự, Melián-Alzola (2020) khi nghiên cứu về
CNTT đặt sự quan tâm vào hai khía cạnh là cơng dụng và năng lực CNTT. Từ đó
nghiên cứu tập trung nghiên cứu CNTT trong doanh nghiệp ở khía cạnh mức độ mức
độ ứng dụng CNTT tổng quát.
Với các hướng tiếp cận cũ, mỗi hệ thống CNTT trong doanh nghiệp được đánh
giá, xem xét dưới những tiêu chí hồn tồn khác nhau, từ đó việc nghiên cứu những
tác động của hệ thống này đến doanh nghiệp cũng theo những hướng khác nhau. Việc
tìm kiếm những tiêu chí, thước đo chung để đánh giá so sánh các hệ thống CNTT là
điều chưa thể thực hiện. Góc tiếp cận mới của luận án cho phép xác định công cụ đo
lường để đánh giá tổng thể mức độ áp dụng CNTT trong doanh nghiệp, không phụ
thuộc vào đặc điểm riêng của các hệ thống CNTT, từ đó có thể được dùng trong nhiều
bối cảnh khác nhau, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan, hướng đến việc đánh giá
và so sánh các hệ thống CNTT trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã thực hiện tổng hợp, chọn lọc và điều chỉnh thang đo để giải

quyết yêu cầu này. Đây cũng là đóng góp quan trọng của luận án cho cơ sở lý thuyết.


11
1.6.1.3 Xác định các điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp
Nhân tố điều kiện thuận lợi được khẳng định là ảnh hưởng đến việc chấp nhận
và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (Isaac và các tác giả,
2019; Venkatesh và ctg, 2003; Lee và ctg, 2010). Tuy nhiên, trong mỗi bối cảnh khác
nhau, các thành phần của nhân tố này được xác định khác nhau. Điển hình như: sự
cảm nhận vui thích (Kidd và Davis, 2012; Song và Han, 2009); năng lực bản thân
(Johnston và Warkentin, 2010); sự lo lắng (Spielberger, 1972; Carlsson và ctg,
2006)… Trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, các thành phần của điều kiện thuận
lợi được nghiên cứu bổ sung bao gồm “Sự sẵn lòng của sử dụng công nghệ thông tin
của cán bộ nhân viên” và “Sự cam kết của quản lý cấp cao”.
Bằng việc xác định hai thành phần mới của nhân tố điều kiện thuận lợi, nghiên
cứu cũng bổ sung hai thành phần tương ứng cho thang đo nhân tố này. Cụ thể là bổ
sung mục hỏi “Cán bộ nhân viên sẵn lịng sử dụng các ứng dụng CNTT cho cơng
việc” và “Quản lý cấp cao cam kết thực hiện mục tiêu tin học hóa tổ chức”. Đây là bổ
sung, đóng góp quan trọng của luận án về mặt lý thuyết.
1.6.1.4 Mở rộng lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để xác định
các ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình
Thơng qua việc khẳng định quan điểm của luận án về khái niệm công nghệ và
quản lý tinh gọn, nghiên cứu đồng thời khẳng định quan điểm nhìn nhận quản lý tinh
gọn như một công nghệ được sử dụng vào mục đích quản lý. Hướng tiếp cận này
tương đồng với quan điểm của Bloom và ctg (2016) khi nhìn nhận quản lý như một
cơng nghệ tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Quan điểm này cho phép luận án mở rộng phạm vi ứng dụng của lý thuyết chấp
nhận và sử dụng công nghệ. Lý thuyết này vốn được sử dụng làm cơ sở để xác định
các nhân tố tác động đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin (Isaac và các

tác giả, 2019; Venkatesh và ctg, 2003; Lee và ctg, 2010; Kidd và Davis, 2012; Song
và Han, 2009; Spielberger, 1972; Carlsson và ctg, 2006). Do đó, việc vận dụng lý
thuyết này để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tinh gọn, một loại hình
cơng nghệ khác, là hồn tồn mới và chưa được thực hiện trước đó. Đây chính là
đóng góp quan trọng khác của luận án cho cơ sở lý thuyết. Từ kết quả nghiên cứu với


12
hướng tiếp cận rộng về khái niệm công nghệ, luận án tạo cơ sở để mở rộng việc ứng
dụng lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ vào các loại hình cơng nghệ khác
nhau mà lý thuyết này chưa hướng đến.
Mặt khác, việc xác định rõ góc độ tiếp cận quản lý tinh gọn cũng như công
nghệ thông tin, trong đó cơng nghệ thơng tin là tổng thể mức độ áp dụng công nghệ
thông tin trong doanh nghiệp, cũng mở rộng phạm vi của mơ hình UTAUT. Mơ hình
lý thuyết này được Venkatesh và ctg (2003) khẳng định sẽ tác động đến hành vi sử
dụng công nghệ thông qua trung gian là ý định hành vi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu
đã khẳng định các nhân tố của mô hình tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả của
hành vi. Tác động trực tiếp thể hiện qua việc gia tăng mức độ ứng dụng tổng thể công
nghệ thông tin (kết quả của công nghệ) và gián tiếp đến kết quả của cả hệ thống (kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Đây là phần mở rộng quan trọng của
mơ hình UTAUT mà nghiên cứu đóng góp cho cơ sở lý thuyết.
1.6.1.5 Mở rộng lý thuyết chấp nhận và sử dụng cơng nghệ để giải thích hành vi
chấp nhận và sử dụng cơng nghệ ở góc độ tổ chức
Kết hợp lý thuyết quản lý (Davis và ctg, 1997) và lý thuyết chấp nhận và sử
dụng công nghệ, luận án mở rộng việc ứng dụng lý thuyết UTAUT, từ giới hạn trong
khả năng giải thích hành vi cá nhân, để giải thích cho hành vi tổ chức. Cụ thể là lý
giải cho hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ của tổ chức. Từ quan điểm của
thuyết quản lý cho thấy rằng các nhà quản lý đạt được sự hài lịng và có động lực khi
đạt được thành công cho tổ chức thông qua đồng nhất mục tiêu cá nhân vào mục tiêu
tổ chức (Sussman và Vecchio, 1982; Donaldson và Davis, 1991) và chấp nhận sứ

mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức (Kelman, 1958; Mael và Ashforth, 1992).
Người quản lý sẽ có xu hướng tiếp nhận các vấn đề của tổ chức như là vấn đề cá nhân
của họ. Từ đó, các quyết định vận hành doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
những quyết định của nhà quản lý, vốn có thể được lý giải và dự đoán bởi các thuyết
hành vi cá nhân. Quan điểm của thuyết quản lý cho phép giải thích các hành vi của tổ
chức dựa trên các lý thuyết hành vi cá nhân, điển hình như thuyết UTAUT. Từ đó,
bằng kết quả nghiên cứu, luận án đã minh chứng và mở rộng việc ứng dụng lý thuyết
này để giải thích cho hành vi của tổ chức, thơng qua mối liên hệ là hành vi cá nhân
của nhà quản lý.


13
1.6.1.6 Đánh giá đồng thời vai trị của cơng nghệ thông tin và quản lý tinh gọn
đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh cũng là một chủ đề nhận được nhiều sự quan
tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh thường thực hiện
theo hai hướng: xác định các thành phần và tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh; các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điển hình như các
nghiên cứu của Zin và Manaf (2019); Fernández-Torres và ctg (2019); Kruja và
Berberi (2020); Abreu-Ledón và ctg (2018); Esmaeel và ctg (2018)… Việc khẳng
định quản lý tinh gọn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh do đó cũng đã
được chứng minh bởi nhiều cơng trình khoa học có uy tín (Fliedner và Majeske,
2010; Rafique và ctg, 2017; Bhattacharya và ctg, 2019). Đối với khái niệm công nghệ
thông tin, mối quan hệ giữa nhân tố này đối với kết quả hoạt động kinh doanh cũng
không ngoại lệ, đã được khẳng định một cách mạnh mẽ qua nhiều nghiên cứu khác
nhau (Yeniyurt và ctg, 2019; Raut và ctg, 2019; Li và ctg, 2019…). Tuy nhiên việc
xem xét một cách đồng thời hai nhân tố này trong một tổng thể ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Bằng việc thực
hiện nghiên cứu, luận án xác định được vai trò cũng như cơ chế ảnh hưởng của hai
nhân tố đến kết quả của doanh nghiệp, đạt được đóng góp quan trọng của luận án đối

với khoa học.
1.6.2 Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố tác động cũng như mức độ tác
động của các nhân tố này đến CNTT và QLTG. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định
vai trò của CNTT, QLTG đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nền tảng để mở rộng nghiên cứu vai trò của CNTT, QLTG đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong những bối cảnh thế giới nói chung và nghiên
cứu trong nước nói riêng. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hình dung,
đánh giá được vai trị của CNTT đối với QLTG và kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, sự tác động tích cực của QLTG và CNTT đến kết quả hoạt động kinh
doanh trong doanh nghiệp được tìm thấy trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam
cũng là một vấn đề mang tính chất thực tế, tái khẳng định vai trò của các nhân tố này
đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào đó, các doanh


×