Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® identifiler® plus kit) của một số tộc người việt nam để ứng dụng trong giám định ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________________

Trịnh Tuấn Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG TẦN SUẤT ALEN
HỆ NHẬN DẠNG STR (AMPFlSTR® IDENTIFILER® PLUS KIT)
CỦA MỘT SỐ TỘC NGƢỜI VIỆT NAM ĐỂ ỨNG DỤNG
TRONG GIÁM ĐỊNH ADN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________________

Trịnh Tuấn Toàn

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG TẦN SUẤT ALEN
HỆ NHẬN DẠNG STR (AMPFlSTR® IDENTIFILER® PLUS KIT)
CỦA MỘT SỐ TỘC NGƢỜI VIỆT NAM ĐỂ ỨNG DỤNG
TRONG GIÁM ĐỊNH ADN
Chuyên ngành

: Hóa sinh học

Mã số



: 9420101.16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
2. PGS.TS. Trịnh Hồng Thái
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Nguyễn Quang Huy

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu đặc trưng tần suất
alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® Identifiler® Plus Kit) của một số tộc người
Việt Nam để ứng dụng trong giám định ADN" là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận án

Trịnh Tuấn Toàn


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô Bộ mơn Hóa Sinh - Sinh học phân tử, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và các
bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành luận án. Đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của hai thầy giáo là PGS.TS. Nguyễn Quang Huy và
PGS.TS. Trịnh Hồng Thái - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã
giúp tơi hồn thành tốt đề tài. Các Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu, tạo điều kiện để hồn thành luận án. Qua
đây, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô của Bộ mơn Hóa sinh học và Sinh
học phân tử, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã dạy dỗ tơi
trong q trình học tập tại Khoa, tại Trường.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp tại Viện
Khoa học hình sự - Bộ Công an đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong q trình thực
hiện nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Khoa
học hình sự - Bộ Cơng an, ban Lãnh đạo Khoa Sinh học, Phịng sau đại học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Trịnh Tuấn Toàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 10
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.................................................................... 11
3. Nội dung nghiên cứu của luận án ................................................................... 12
4. Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 12
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 14
1.1. Sơ lược về lịch sử nhận dạng cá thể người bằng ADN...................................... 14
1.2. Khái niệm các đoạn lặp STR và ứng dụng ........................................................ 15
1.3. Bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® Plus ................................................................. 21
1.4. Cơ sở khoa học cần phải xác định tần suất alen hệ STR của các tộc người
khác nhau .................................................................................................................. 24
1.4.1. Tỉ số khả dĩ (LR) áp dụng trong khoa học hình sự .................................. 24
1.4.2. Alen có tần suất thấp ................................................................................ 26
1.4.3. Alen có tần suất cao - Alen phổ biến ....................................................... 26

1.5. Các phương pháp đang được áp dụng trong giám định ADN .............................. 27
1.5.1. Các phương pháp tách chiết ADN ........................................................... 27
1.5.2. Các phương pháp định lượng ADN ......................................................... 29
1.5.3. Các phương pháp nhân bản ADN - PCR ................................................. 29
1.5.4. Các phương pháp điện di ADN, phát hiện sản phẩm PCR và thu dữ liệu
hồ sơ ADN của mẫu giám định................................................................................. 30
1.6. Tìm hiểu về tộc người phục vụ quá trình thu mẫu ............................................. 30

1


1.7. Các khu vực địa lý và các tộc người được lựa chọn nghiên cứu ....................... 31
1.7.1. Các khu vực địa lý tại Việt Nam .............................................................. 31
1.7.2. Các tộc người chính ở Việt Nam được lựa chọn nghiên cứu ................... 32
1.8. Tình hình nghiên cứu về tần suất alen các locus STR của các tộc người
trên thế giới và trong nước ........................................................................................ 37
1.9. Cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích xác định tần suất alen.................................... 44
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 45
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 45
2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu ......................................................................... 45
2.2.1. Hóa chất .................................................................................................... 45
2.2.2. Máy móc, thiết bị và dụng cụ ................................................................... 45
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 46
2.4.1. Các bước chính thực hiện nghiên cứu ...................................................... 46
2.4.2. Phương pháp thu mẫu máu ....................................................................... 47
2.4.3. Cơ sở chọn lựa các tộc người trong nghiên cứu....................................... 48
2.4.4. Địa điểm thu mẫu máu của các tộc người ................................................ 48
2.4.5. Phương pháp tách chiết ADN .................................................................. 50
2.4.6. Phương pháp định lượng ADN ................................................................ 51

2.4.7. Phương pháp PCR .................................................................................... 52
2.4.8. Phương pháp điện di mao quản ................................................................ 52
2.5. Phương pháp tính tần suất alen, kiểm định giả thuyết thống kê và các chỉ số
trong khoa học hình sự .............................................................................................. 52
2.5.1. Xác định và tính tần suất alen của tập hợp mẫu ....................................... 52
2.5.2. Phương pháp kiểm định giả thiết χ2 ......................................................... 54
2.5.3. Phương pháp tính các chỉ số sử dụng trong khoa học hình sự ................. 54
2


2.6. Các chỉ số kết hợp đánh giá giá trị bảng tần suất alen ....................................... 56
2.6.1. Chỉ số kết hợp khả năng loại trừ - combined power of exclusion (CPE)...... 56
2.6.2. Chỉ số kết hợp khả năng phân biệt - power of discrimination (CPD) ........... 57
2.6.3. Chỉ số quan hệ huyết thống - paternity index (PI) .......................................... 57
2.6.4. Nguyên tắc xác định đặc trưng tần suất của từng quần thể ............................ 58
2.6.5. Xây dựng cây phân loại di truyền (phylogenetic tree) bằng phần mềm
POPTREE ........................................................................................................................... 58
2.6.6. Xây dựng bảng tính ứng dụng và áp dụng vào thực tế giám định ................. 59
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 62
3.1. Phân bố số lượng mẫu thu được theo tộc người ................................................ 62
3.2. Kết quả tách chiết, phân tích xác định hồ sơ ADN............................................ 64
3.3. Số lượng và tần suất alen các locus thuộc các tộc người nghiên cứu ................ 70
3.3.1. Số lượng alen của các locus STR ............................................................. 70
3.3.2. Tần suất alen của các locus theo tộc người .............................................. 71
3.4. Phân bố alen của các locus theo tộc người ........................................................ 77
3.4.1. Locus D8S1179 ........................................................................................ 77
3.4.2. Locus D21S11 .......................................................................................... 78
3.4.3. Locus D7S820 .......................................................................................... 79
3.4.4. Locus CSF1PO ......................................................................................... 81
3.4.5. Locus D3S1358 ........................................................................................ 82

3.4.6. Locus TH01 .............................................................................................. 83
3.4.7. Locus D13S317 ........................................................................................ 84
3.4.8. Locus D16S539 ........................................................................................ 86
3.4.9. Locus D2S1338 ........................................................................................ 87
3.4.10. Locus D19S433 ...................................................................................... 89
3.4.11. Locus vWA ............................................................................................ 91
3.4.12. Locus TPOX ........................................................................................... 92
3.4.13. Locus D18S51 ........................................................................................ 94
3.4.14. Locus D5S818 ........................................................................................ 95
3.4.15. Locus FGA ............................................................................................. 96

3


3.5. Các alen đặc trưng theo tộc người ................................................................... 100
3.5.1. Các alen đặc trưng của tộc người Kinh ................................................. 100
3.5.2. Các alen đặc trưng của tộc người Tày ................................................... 102
3.5.3. Các alen đặc trưng của tộc người Thái ................................................. 103
3.5.4. Các alen đặc trưng của tộc người Khmer .............................................. 104
3.5.5. Các alen đặc trưng của tộc người Hoa .................................................. 105
3.5.6. Các alen đặc trưng của tộc người H’mông............................................ 106
3.5.7. Các alen đặc trưng của tộc người Dao .................................................. 108
3.6. Các chỉ số đánh giá trong giám định ADN hình sự ......................................... 110
3.7. Xây dựng khoảng cách di truyền giữa các tộc người ...................................... 115
3.8. Bảng tính Excel ứng dụng tần suất các tộc người ........................................... 117
3.9. Một số ví dụ về ứng dụng kết quả của luận án ................................................ 121
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 126
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 128
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 130
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Axít Đêơxiribơnuclêic

ARN

Axít Ribơnuclêic

bp

Base pair - Cặp bazơ

CHI

Giá trị kiểm định 2 ở các trạng thái cân bằng theo định luật
Hác đi - Van béc của locus

CHI(c)

Giá trị tới hạn 5% của việc kiểm định 2

CPD


(Combined Power of Discrimination) Chỉ số kết hợp khả năng phân biệt

CPE

(Combined Power of Exclution) Chỉ số kết hợp khả năng loại trừ

CE

(Capillary electrophoresis) Điện di mao quản

EH

Tần suất hồ sơ ADN dị hợp tử lý thuyết

FTA

Tên loại giấy thu mẫu máu phục vụ phân tích giám định ADN

ID

Identifiler

LR

(Likelihood ratio) Tỷ số khả dĩ

NST

Nhiễm sắc thể


OH

Tần suất alen dị hợp tử quan sát

PCR

(Polymerase Chain Reaction) Phản ứng chuỗi trùng hợp

PD

(Power of Discrimination) Khả năng phân biệt

PE

(Power of Exclution) Khả năng loại trừ

PI

(Paternity Index) Chỉ số quan hệ huyết thống

SNP

(Single nucleotide polymorphism) Đa hình nucleotit đơn

STR

Short Tandem Repeat - Đoạn ngắn lặp liên tiếp

TPI


(Typical Paternity Index) Giá trị xác định huyết thống cha con điển hình

VNTR

(Variable Number of Tandem Repeat ) Đoạn lặp liên tiếp với số lượng
thay đổi

5


Ký hiệu viết tắt tên các tộc người dùng trong các bảng tính của luận án
DO

Tộc người Dao

DT

Tộc người

HA

Tộc người Hoa tại Việt Nam

HM

Tộc người H‟mông

KB

Tộc người Kinh sống tại các tỉnh phía Bắc


KM

Tộc người Khmer

KN

Tộc người Kinh sống tại các tỉnh phía Nam

KT

Tộc người Kinh sống tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên

MG

Tộc người Mường

NG

Tộc người Nùng

TI

Tộc người Thái

TY

Tộc người Tày

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các bộ kít thương mại và các locus STR phổ biến ..................................... 19
Bảng 1.2. Các alen của các locus có trong một số bộ kit thương mại phổ biến ......... 20
Bảng 1.3. Các locus và alen tương ứng của bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® Plus ..... 23
Bảng 1.4. Khả năng phân biệt của các locus trong bộ kit Identifiler và một số
bộ kít thương mại khác.................................................................................................. 24
Bảng 3.1. Số lượng mẫu thu với mỗi tộc người dùng cho nghiên cứu ....................... 63
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nồng độ ADN của một số mẫu thu được ........................ 65
Bảng 3.3. Kết quả đường cong chuẩn định lượng ADN một số mẫu nghiên cứu ...... 65
Bảng 3.4. Hồ sơ ADN 16 locus STR của mẫu ký hiệu 19300 .................................... 69
Bảng 3.5. Tổng hợp số alen được phát hiện ở mỗi locus của từng tộc người ............ 71
Bảng 3.6. Các alen cịn thiếu hoặc khác với bộ kít Identifiler Plus ............................ 73
Bảng 3.7. Tần suất các alen của 15 locus STR trong quần thể người Kinh ............... 74
Bảng 3.8. Số lượng alen phổ biến và tỷ lệ % của các alen này trong tổng tần suất
alen được phát hiện ở mỗi locus của các tộc người ..................................................... 98
Bảng 3.9. Thống kê các alen đặc trưng của các tộc người ........................................ 109
Bảng 3.10. So sánh các alen có tần suất thấp nhất của nghiên cứu và một số
quần thể khác ở châu Á ............................................................................................... 110
Bảng 3.11. Chỉ số khả năng phân biệt (PD) của 15 locus của các tộc người
nghiên cứu ................................................................................................................... 111
Bảng 3.12. Chỉ số khả năng loại trừ (PE) của 15 locus trong nghiên cứu
các tộc người ............................................................................................................... 112
Bảng 3.13. Chỉ số xác định quan hệ huyết thống cha con (PI) dựa vào tần suất
alen của các tộc người ................................................................................................. 113
Bảng 3.14. Tổng hợp các chỉ số đánh giá giá trị các bảng tần suất thu được ........... 114
Bảng 3.15. So sánh các chỉ số đánh giá giá trị CPE, CPD với nghiên cứu khác...... 115
Bảng 3.16. Giá trị khoảng cách di truyền giữa các tộc người ................................... 115


7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí một số locus trên NST sử dụng trong nhận dạng cá thể
của một số bộ kít sử dụng phổ biến hiện nay............................................................ 17
Hình 2.1. Sơ đồ các bước chính xây dựng tần suất alen phục vụ giám định ADN .... 46
Hình 2.2. Thu mẫu máu trên giấy FTA và ghi thơng tin trích ngang cá nhân ......... 47
Hình 2.3. Quy trình tách chiết ADN bằng kít PrepFiler .......................................... 51
Hình 2.4. Các alen trong thang alen chuẩn AmpFlSTR Identifiler™ ...................... 53
Hình 3.1. Ảnh kết quả định lượng ADN của một số mẫu nghiên cứu ..................... 64
Hình 3.2. Ảnh hồ sơ ADN dạng tập hợp các đỉnh từ mẫu ký hiệu 14301 ............... 66
Hình 3.3. Ảnh hồ sơ ADN dạng tập hợp các đỉnh từ mẫu ký hiệu 19300 ............... 67
Hình 3.4. Ảnh hồ sơ ADN dạng tập hợp các đỉnh từ mẫu ký hiệu 48123 ............... 68
Hình 3.5. Tần suất alen của tộc người Kinh ............................................................. 72
Hình 3.6. Phân bố alen của locus D8S1179 trong các tộc người nghiên cứu .......... 78
Hình 3.7. Phân bố alen của locus D21S11 trong các tộc người nghiên cứu ............ 79
Hình 3.8. Phân bố alen của locus D7S820 trong các tộc người nghiên cứu ............ 80
Hình 3.9. Phân bố alen của locus CSF1PO trong các tộc người nghiên cứu ........... 81
Hình 3.10. Phân bố alen của locus D3S1358 trong các tộc người nghiên cứu ........ 83
Hình 3.11. Phân bố alen của locus TH01 trong các tộc người nghiên cứu .............. 84
Hình 3.12. Phân bố alen của locus D13S317 trong các tộc người nghiên cứu ........ 85
Hình 3.13. Phân bố alen của locus D16S539 trong các tộc người nghiên cứu ........ 87
Hình 3.14. Phân bố alen của locus D2S1338 trong các tộc người nghiên cứu ........ 89
Hình 3.15. Phân bố alen của locus D19S433 trong các tộc người nghiên cứu ........ 90
Hình 3.16. Phân bố alen của locus vWA trong các tộc người nghiên cứu .............. 92
Hình 3.17. Phân bố alen của locus TPOX trong các tộc người nghiên cứu............. 93
Hình 3.18. Phân bố alen của locus D18S51 trong các tộc người nghiên cứu .......... 95
Hình 3.19. Phân bố alen của locus D5S818 trong các tộc người nghiên cứu .......... 96
Hình 3.20. Phân bố alen của locus FGA trong các tộc người nghiên cứu ............... 97

Hình 3.21. Alen 19 của locus D16S539 ................................................................. 101
Hình 3.22. Alen 14.2 của locus D2S1338 .............................................................. 101

8


Hình 3.23. Alen số 8 của locus vWA ..................................................................... 102
Hình 3.24. Alen 10.2 đặc trưng tộc người Kinh của locus CSF1PO ..................... 102
Hình 3.25. Alen số 14 và 15 của locus TPOX ....................................................... 103
Hình 3.26. Alen 9.2 của locus D18S51 .................................................................. 104
Hình 3.27. Alen số 23 của locus D5S818 .............................................................. 105
Hình 3.28. Alen số 19 của locus D8S1179 ............................................................ 105
Hình 3.29. Alen số 19 của locus D21S11 .............................................................. 106
Hình 3.30. Alen 16 của locus D13S317 ................................................................. 107
Hình 3.31. Alen 17 của locus D19S433 ................................................................. 107
Hình 3.32. Alen số 7 của locus D3S1358 .............................................................. 108
Hình 3.33. Cây phân loại di truyền giữa các tộc người nghiên cứu và 3 nhóm
người Kinh .............................................................................................................. 116
Hình 3.34. Hình ảnh giao diện bảng tính tính tốn truy ngun cá thể ................. 118
Hình 3.35. Hình ảnh giao diện bảng tính tính tốn mối quan hệ huyết thống
cha con .................................................................................................................... 118

9


MỞ ĐẦU
Vào những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà khoa học đã thành cơng trong giải
mã tồn bộ hệ gen của người, việc giải mã hệ gen của người, nghiên cứu ở mức độ
phân tử nhằm hiểu rõ hơn, làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan tới các nghiên cứu
của các nhà khoa học mà trước đây chưa giải quyết được, đặc biệt có ý nghĩa về ứng

dụng trong y học liên quan đến sức khỏe, phòng và điều trị bệnh và ứng dụng vào
các lĩnh vực khoa học khác.
Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phục vụ
đời sống con người đã được áp dụng từ rất sớm. Trong đời sống xã hội, bên cạnh sự
phát triển và tiến bộ của tồn xã hội thì mặt trái, mặt tiêu cực như tình hình tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật khác có xu hướng phát triển và ngày càng tinh vi
hơn đòi hỏi lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm cần có những cơng cụ có
hiệu quả để bảo vệ và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Một trong những ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong điều tra tội
phạm là kỹ thuật phân tích ADN. Kỹ thuật này có tính ứng dụng cao trong việc điều
tra phá án, bởi nó cho phép truy nguyên cá thể người với độ chính xác cao hơn
nhiều so với các phương pháp nhận dạng hoặc phân tích truyền thống. Dấu vết sinh
học, tế bào trong đó có ADN thu được ở hiện trường của các vụ án thường là rất ít
hoặc bị biến tính, phân hủy nhưng lại là chứng cứ quan trọng giúp truy tìm thủ
phạm của vụ án hoặc xác định tung tích nạn nhân chính xác, khách quan, đồng thời nó
cũng là phương pháp quan trọng trong việc xác định quan hệ huyết thống cha, mẹ con, xác định mối quan hệ anh - em, dịng tộc.
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thống kê của Bộ Công an trong thời gian gần đây cho thấy, tình trạng vi
phạm pháp luật trong vùng đồng bào tộc người thiểu số ở địa bàn miền núi, vùng
xa có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Trong các vụ
phạm pháp hình sự, những vụ việc xâm hại về nhân thân như xâm hại tình dục,
giết người, cố ý gây thương tích ngày càng xảy ra nhiều, có những vụ án có tính

10


chất đặc biệt nghiêm trọng. Thời gian qua đã xảy ra một số vụ thảm án mà đối
tượng là người thuộc các tộc người có dân số ít trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt
nổi lên là tình hình tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại các
địa bàn vùng sâu, vùng xa, là địa bàn của tộc người thiểu số sinh sống có xu

hướng tăng đột biến và diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều tội phạm hình sự khác
ngày một gia tăng [12].
Mỗi tộc người đều có những đặc trưng sinh học nhất định, trong đó ở mức
ADN trong các locus STR được thể hiện bằng sự khác nhau về tần suất các alen đối
với mỗi tộc người vì vậy, khơng thể áp dụng cơ sở dữ liệu của tộc người này cho
một tộc người khác. Do đó, đối với mỗi tộc người, để đảm bảo tính khoa học, tính
chính xác và khách quan trong kết luận giám định, cần thiết phải tiến hành khảo sát
tần suất các alen của các locus STR, dùng trong giám định ADN hình sự.
Việc khảo sát tần suất các alen của các locus STR đang được áp dụng hiện
nay đối với các tộc người, trước hết là các tộc người có số dân đơng, trên tồn lãnh
thổ Việt Nam áp dụng trong khoa học hình sự là một việc làm cấp bách, do vậy
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu đặc trưng tần suất alen
hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® Identifiler® Plus Kit) của một số tộc người Việt
Nam để ứng dụng trong giám định ADN"
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Xác định được tần suất alen của 15 locus STR thuộc bộ kít AmpFlSTR®
Identifiler® Plus gồm D8S1179, D21S11, D7S820, CSF1PO, D3S1358, TH01,
D13S317, D16S539, D2S1338, D19S433, vWA, TPOX, D18S51, D5S818, FGA và
một locus xác định giới tính X,Y của 9 tộc người có dân số đơng ở Việt Nam (người
Kinh, Tày, Thái, Mường, Khmer, H‟mơng, Nùng, Hoa và Dao).
- Đánh giá tính đặc trưng tần suất alen của 9 tộc người và đưa ra được bảng
tần suất alen của 15 locus STR đối với 9 tộc người tại Việt Nam.
- Xây dựng được bảng tính ứng dụng dựa vào phần mềm Excel có sử dụng
tần suất alen của các tộc người đã có để tính chỉ số truy ngun cá thể và xác định
quan hệ huyết thống trong giám định ADN.

11


3. Nội dung nghiên cứu của luận án

- Thu thập mẫu của các cá thể của các tộc người, sắp xếp các mẫu thu được
theo từng tộc người dựa trên hồ sơ lý lịch được quản lý bởi lực lượng Cơng an và
chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
- Phân tích, xác định hồ sơ ADN (DNA profile) của tất cả các mẫu đã thống
kê, thu thập được và tính tần suất alen của các tộc người, kiểm định giả thiết 2, xác
định và đánh giá một số thơng số điển hình của bảng tần suất alen sử dụng trong
khoa học hình sự cho từng tộc người, nhóm tộc người theo vùng địa lý hành chính.
- Xác định đặc trưng tần suất alen của từng tộc người dựa vào sự phân bố
tần suất của các alen của bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® Plus và đánh giá các alen
có tần suất cao, các alen có tần suất thấp của các tộc người, alen đặc trưng của từng
tộc người (nếu có). Đồng thời xây dựng cây phân loại di truyền (phylogenetic trees)
dựa vào tần suất các alen của các tộc người.
- Xây dựng bảng tính Excel để xác định các chỉ số truy nguyên cá thể, chỉ
số quan hệ huyết thống và áp dụng các bảng tính vào thực tế cơng tác giám định
ADN phục vụ điều tra tội phạm và xác định huyết thống cha, mẹ - con.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đây là cơng trình đầu tiên thu thập và phân tích ADN bằng bộ kít
AmpFlSTR® Identifiler® Plus của 13.396 mẫu máu của các cá thể khơng có quan hệ
huyết thống của 9 tộc người có số dân đơng nhất tại Việt Nam.
- Đã phân tích, xác định được tần suất alen thuộc 15 locus STR bằng bộ kít
AmpFlSTR® Identifiler® Plus của 9 tộc người có số dân đông nhất sinh sống tại
Việt Nam, đủ điều kiện để sử dụng cho giám định ADN hình sự, thơng qua đó đã
xác định được:
+ 54 alen tần suất thấp hiện chưa có trong thang alen chuẩn quốc tế trên tất
cả các tộc người được nghiên cứu khảo sát.
+ Trên cơ sở tính khoảng cách di truyền (D) và lập cây phân loại di truyền
có thể nhận xét: tộc người Kinh ba miền Bắc, Trung, Nam có quan hệ gần nhau nếu
áp dụng trong phân tích ADN trong truy nguyên cá thể và xác định huyết thống cha

12



con. Các tộc người Mường, Tày, Nùng thành một nhóm có quan hệ gần với người
Kinh; tộc người Hoa, tộc người Thái và tộc người Khmer có khoảng cách di truyền
xa hơn. Tộc người H‟mông và Dao tách thành hai nhóm riêng, khác biệt nhau và
khác biệt với các tộc người cịn lại.
+ Đã xác định các locus có hiệu quả cao trong truy nguyên cá thể đối với
người Việt Nam là FGA, D2S1338, D18S51, D8S1179, D19S433. Các locus có
hiệu quả thấp trong truy nguyên cá thể là TPOX, CSF1PO, TH01, D3S1358.
- Đã xây dựng được Bảng tính chỉ số truy nguyên cá thể, quan hệ huyết
thống và bước đầu áp dụng vào thực tế giám định ADN.

13


Chƣơng 1

TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nhận dạng cá thể người bằng ADN
Năm 1987, kết quả phân tích ADN lần đầu tiên đã được đưa ra làm chứng cứ
trong một vụ xử án tại Hoa Kỳ. Ban đầu kết quả này được gọi là "DNA figerprinting dấu vân tay ADN", giờ đây được gọi là "DNA profiling - phân tích ADN" hoặc
"DNA testing - thử nghiệm ADN" để phân biệt với việc lấy dấu vân tay bề mặt da
truyền thống.
Mặc dù hiện tại mới chỉ được sử dụng chưa tới 1% của tất cả các vụ việc
hình sự, nhưng hồ sơ ADN (DNA profile) lại là bằng chứng trong những vụ án đặc
biệt nghiêm trọng, những vụ thảm án trong thời gian gần đây [49].
Gần như mọi tế bào trong cơ thể người đều chứa ADN, vật liệu di truyền
quyết định mọi hoạt động của tế bào. Hai người bất kỳ có thể có ADN giống nhau
tới 99,9%, có nghĩa chỉ có 0,1% ADN là khác biệt giữa các cá thể, trừ trường hợp
sinh đôi cùng trứng. Tuy nhiên, mỗi tế bào người chứa 3 tỷ cặp bazơ, sự khác nhau

0,1% lên tới 3 triệu cặp bazơ. Số lượng này là đủ để cung cấp thông tin ứng dụng trong
truy nguyên cá thể [57].
Hệ gen của người có các vùng ADN với trình tự lặp đi lặp lại. Các vùng này
có tính đa hình, trong đó trình tự thay đổi theo số lượng của đơn vị lặp lại. Số lượng
đơn vị lặp lại được biểu thị bằng cách gán thành tên alen. Ví dụ, 14 bản sao của đơn
vị lặp lại sẽ được gọi là alen 14. Vào đầu những năm 1980, các vùng này đã được
nghiên cứu nhằm mục đích đánh dấu hệ gen người tuy nhiên, một trong những
người sáng lập ra "DNA typing" là Alec Jeffreys, đã nhanh chóng nhận ra rằng
những dấu hiệu này có thể được sử dụng cho việc nhận dạng cá thể người [29, 30].
Tới tháng 10 năm 1990, tại Mỹ - Dự án hệ gen người (Human Genome Project HGP) chính thức được bắt đầu và đến 12/02/2001, HGP đã cơng bố trình tự đầy đủ của
hệ gen người. Theo công bố này, số lượng gen trong bộ gen người được dự đốn có
khoảng 20.000 đến 25.000 gen. Nhờ có thành tựu nghiên cứu này mà trong lĩnh vực
giám định ADN có tới hàng trăm locus gen và hàng nghìn SNP được nghiên cứu
ứng dụng để phục vụ trong khoa học hình sự [31].

14


Từ những nghiên cứu về hệ gen người, các nhà khoa học đã phát hiện có
các chuỗi ADN lặp đi lặp lại nhiều lần. Đoạn lặp lại chứa từ 16 -70 nucleotit, gọi
đơn vị này đó là “tiểu vệ tinh” (minisatellite - VNTR) hay đơn vị lặp lại nhỏ hơn
(microsatelite - STR). Các đoạn lặp đi lặp lại nhiều lần này theo trình tự chuỗi trên
tồn bộ chiều dài bộ gen. STR sau này là chìa khóa cho kỹ thuật giám định AND và
được phát triển từ đó cho tới nay.
1.2. Khái niệm các đoạn lặp STR và ứng dụng
Từ năm 1990 tới nay, các nhà khoa học hình sự sử dụng các kỹ thuật phân
tích các gen có trình tự lặp lại ngắn STR. Các trình tự lặp lại được phân loại như sau:
- Các trình tự có số lần lặp lại trung bình, có kích thước từ 100 kb - 1.000
kb: chiếm khoảng 25% - 40% bộ gen người. Các trình tự này khơng tập trung mà
phân tán trên tồn bộ hệ gen. Chúng có thể là những trình tự khơng mã hố với chức

năng chưa rõ hoặc cũng có thể là những trình tự mã hố (các gen mã hố cho ARN
riboxom, ARN vận chuyển...).
- Các trình tự lặp lại nhiều lần: Chiếm 10% - 15% bộ gen. Đó là những
trình tự ADN ngắn (10 kb - 200 kb), khơng mã hố, thường tập trung ở những vùng
riêng trên nhiễm sắc thể (vùng tâm động, vùng đầu nhiễm sắc thể).
- Các đoạn ADN có cấu trúc lặp lại từ 2 bp - 6 bp được gọi là các đoạn lặp
lại ngắn (STR). Số lần các đoạn lặp có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá thể,
chính đặc điểm này mang lại giá trị cao trong truy nguyên cá thể [24, 25].
Tuy nhiên, để một locus STR được sử dụng cho mục đích truy nguyên cá
thể và xác định huyết thống, phải thỏa mãn những yêu cầu bắt buộc sau:
Thứ nhất, các locus STR phải có tính đa hình và mức độ dị hợp tử cao.
Thứ hai, các locus STR có kích thước ngắn từ 100 bp - 500 bp, do các đoạn
ADN ngắn sẽ bền vững hơn, ít bị đứt gãy hơn khi có tác động của điều kiện tự
nhiên và quá trình nhân bản ADN diễn ra dễ dàng hơn, có hiệu suất cao hơn đối với
các đoạn ADN dài. Đối với những đoạn ADN có tính đa hình cao nhưng kích thước
lớn, trong thực tế chỉ có thể thực hiện kỹ thuật PCR cho ra kết quả tốt với những
mẫu dấu vết, mẫu so sánh còn mới hoặc được bảo quản trong những điều kiện tốt.

15


Thứ ba, các locus dùng trong hình sự phải di truyền độc lập nhau. Như vậy
chúng phải nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, điều này đảm bảo cho tính phân
ly độc lập của từng locus dẫn tới tính đa hình kiểu gen trong quần thể [34, 48].
Vì những lý do trên, những trình tự lặp lại chứa các đơn vị lặp lại gồm 4
nucleotit, ví dụ (AGTA)n được ứng dụng nhiều hơn so với các đoạn lặp hình thành
từ 2 hoặc 3 nucleotit, ví dụ (CAA)n, (CA)n hoặc những đoạn đa hình hình thành từ
các đoạn lặp chứa các đơn vị lặp lại gồm 5 nucleotit ví dụ (CCAAG)n hoặc 6
nucleotit như (CCAACA)n. Ngày nay, nhiều đoạn ADN đa hình có trình tự lặp lại
bộ 4 nucleotit đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhận dạng do nó đáp ứng

được những u cầu của cơng tác giám định ADN.
Một locus STR trong nhân tế bào thường được ứng dụng nếu nó có nhiều
alen khác nhau trong quần thể (nhiều hơn 5 alen) và hồ sơ ADN dị hợp tử của
các cá thể trong quần thể lớn hơn 70% [28, 36]. Do đó, càng nhiều locus STR
được phân tích để xác định đặc trưng cá thể thì khả năng kết luận mẫu dấu vết có
nguồn gốc cơ thể là của một người nào đó càng cao. Vì thế, việc xác định đặc
trưng và truy nguyên cá thể về phương diện ADN giữa mẫu sinh học thu được và
mẫu đối chứng của một nghi can hoặc với ngân hàng dữ liệu ADN là rất quan
trọng. Trên thực tế, tần suất của các locus STR trong quần thể ở các nước khác
nhau, các tộc người khác nhau cũng có sự khác biệt. Có những alen của locus
STR chỉ thấy xuất hiện ở tộc người này nhưng lại không thấy xuất hiện ở tộc
người khác hoặc rất hiếm gặp ở các tộc người khác. Vì thế, việc nghiên cứu tần
suất alen của các tộc người khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
và áp dụng có hiệu quả thơng qua phân tích các locus STR, giúp truy ngun cá
thể một cách nhanh chóng, chính xác và đúng quy định của luật pháp cũng như
quy định quốc tế [24, 26, 27, 34].
Đối với tên gọi của các locus STR, tên các locus được đặt theo tên của gen
nếu locus này nằm một phần hoặc nằm toàn bộ trong gen [30]. Ví dụ locus STR
TH01 có nguồn gốc từ tên gen tổng hợp enzym tyrosine hydroxylase của người,

16


nằm trên NST số 11. Chữ "TH" xuất phát từ chữ cái đầu tyrosine hydroxylase. Số
"01" của ký hiệu "TH01" xuất phát từ vùng intron 1 của gen tổng hợp enzym này.
Đôi khi tiết đầu ngữ HUM (human) được thêm vào đầu tên của locus này để xác
định đó là từ hệ gen người. Vì vậy, locus STR này được đặt tên là HUM - TH01
hay TH01.
Các trình tự ADN nằm ngồi vùng gen được định tên bằng vị trí của chúng
trên NST. Ví dụ, locus D5S818 và D7S820 đó là những tên gọi cho các locus STR

không nằm trong vùng gen. Trong trường hợp này chữ D có nghĩa là ADN. Chữ số
tiếp theo là số thứ tự của NST. Chữ "S" là trình tự đơn lẻ (single) của locus ADN.
Những số cuối là vị trí trình tự đoạn ADN nằm trên mỗi NST riêng biệt. Chữ số này
là duy nhất trong nhận dạng cá thể. Ví dụ, locus ADN D7S820 (Hình 1.1) được giải
nghĩa là D: ADN, 7: NST số 7, S: trình tự đơn lẻ (single copy sequence), 820: vị trí
thứ 820 xác định trên NST số 7 [27].

Hình 1.1. Vị trí một số locus trên NST sử dụng trong nhận dạng cá thể
của một số bộ kít sử dụng phổ biến hiện nay [29]

17


Các trình tự STR lần đầu tiên được sử dụng và phát triển trong phịng thí
nghiệm của Thomas Laskey tại Đại học Y khoa Baylor (Mỹ) và Trung tâm Khoa học
hình sự của Anh. Từ những locus này, nhiều cơng ty đã tiến hành sản xuất thương
mại các locus STR theo tiêu chuẩn đồng thời tự phát triển thêm một số locus mới.
Hệ thống locus STR trong giám định ADN được chia làm bốn loại:
- Kiểu lặp lại đơn giản (simple repeats) có đơn vị ADN lặp giống nhau về
chiều dài và trình tự.
- Kiểu lặp phức (compound repeats) bao gồm hai hoặc nhiều hơn các đơn
vị ADN lặp lại đơn giản kế tiếp nhau.
- Kiểu lặp lại phức tạp (complex repeats) có thể bao gồm các phức hợp
ADN lặp có chiều dài và trình tự đơn vị lặp lại khác nhau và các trình tự khơng lặp
lại xen kẽ.
- Kiểu lặp lại siêu biến (complex hypervariable repeats) mang nhiều các
alen không đồng nhất, các alen này khác nhau về cả kích thước và trình tự, do đó
khó xác định hồ sơ ADN.
Năm 1993, Hãng Promega (Mỹ) đưa ra thương mại bộ kít đầu tiên gồm 3
locus STR là CSF1PO, TPOX, TH01 (bộ kít CTT) phát hiện bằng phương pháp điện

di nhuộm bạc. Bộ CTT cho xác suất trùng lặp ngẫu nhiên tương đối cao là 1/500, tuy
nhiên ưu điểm dễ sử dụng nên đã được áp dụng tại Mỹ và nhiều nước trên thể giới
[27, 31].
Bộ kít STR dành cho giám định ADN được đánh dấu huỳnh quang đầu tiên
gồm 4 locus là TH01, FES/FPS, vWA và F13A01. Với bộ kít thế hệ thứ nhất, xác
suất 2 cá thể trùng nhau ngẫu nhiên khi sử dụng đồng thời 4 locus là khoảng
1/10.000. Bộ kít thế hệ thứ hai gồm có 6 locus là TH01, vWA, FGA, D8S1179,
D18S51 và D21S11 với xác suất hai cá thể trùng nhau ngẫu nhiên là 1/5.000.000.
Những locus nêu trên đều sử dụng các phương pháp huỳnh quang để phát hiện nên
chi phí về hóa chất và trang thiết bị đều khá cao và cần đầu tư đồng bộ [27, 29].
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều công ty
thương mại đã phát triển các bộ kít nhận dạng có thể phân tích hàng chục locus
trong một phản ứng, giúp cho việc nhận dạng cá thể có độ chính xác gần như
tuyệt đối (Bảng 1.1) [27].

18


Bảng 1.1. Các bộ kít thương mại và các locus STR phổ biến [29]
Tên kít

Hãng
sản xuất

Năm
phát
hành

AmpFlSTR® Profiler PlusTM ID


Applied
Biosystems

2001

AmpFlSTR® SEfilerTM

Applied
Biosystems

2002

AmpFlSTR® IdentifilerTM Plus

Applied
Biosystems

2012

Promega

2013

Applied
Biosystems

2013

PowerPlex® Fusion System


GlobalFiler™ Express kit

Các locus STR
D3S1358, VWA, FGA, Amelogenin,
D8S1179, D21S11, D18S51, D5S818,
D13S317, D7S820
FGA, TH01, VWA, D3S1358, D8S1179,
D16S539, D18S51, D21S11, D2S1338,
D19S433, SE33, Amelogenin
CSF1PO, FGA, TPOX, TH01, VWA,
D3S1358, D5S818, D7S820, D8S1179,
D13S317, D16S539, D18S51, D21S11,
D2S1338, D19S433, Amelogenin
D3S1358, D1S1656, D2S441, D10S1248,
D13S317, Penta E, D16S539, D18S51,
D2S1338, CSF1PO, Penta D, TH01,
vWA, D21S11, D7S820, D5S818, TPOX,
D8S1179, D12S391, D19S433, FGA,
D22S1045, DYS391
D3S1358,vWA,D16S539,CS1FPO,
D8S1179, D21S11, D18S51, D2S441,
D19S433, TH01, FGA, D22S1045,
D5S818, D13S317, D7S820, SE33,
D10S1248, D1S1656, D12S391,
D2S1338, DYS391 và Y INDEL

Hiện nay, các bộ kít thương mại ngày càng được cải tiến cho kết quả chính
xác hơn so với trước đây. Đồng thời quy trình phân tích và thời gian thu nhận kết
quả cũng được rút ngắn nhiều lần do có thể nhân bản được nhiều locus STR trong
một phản ứng (multiplex PCR) và được tự động hóa. Hai bộ kít được sử dụng phổ

biến nhất trên thế giới là PowerPlex® 16 của hãng Promega và AmpFlSTR®
IdentifilerTM của hãng Applied Biosystems. Hai bộ kít này đều nhân đồng thời 16
locus trong một phản ứng (Bảng 1.2) [27, 29].
Cho đến nay, 2 bộ kít thương mại có số lượng locus gen nhiều nhất với 24
locus gen là GlobalFiler, PowerPlex Fusion dùng để phân tích các locus gen trên
nhiễm sắc thể thường. Độ tin cậy của hai bộ kit này theo tính tốn của các nhà
chuyên môn đạt trên 99,999999% [32].

19


Bảng 1.2. Các alen của các locus có trong một số bộ kit thương mại phổ biến [27, 29]
Tên locus
CSF1PO
FGA
TH01
TPOX
VWA
D3S138
D5S818
D7S820
D8S1179
D13S317
D16S539
D18S51
D21S11
D2S1338
D19S433
Penta D
Penta E

SE33
Amelogenin
Tổng số Alen

PP1.1
Alen#
6-15 10
5-11 7
6-13 8
10-22 13
7-15 9
6-14 9
7-15 9
5.8-15 9

Kít của hãng Promega
PP2.1
PP16
Alen #
Alen #
6-15 10
17-46.2 19 16-46.2 28
4-13.3 10
4-13.3 10
6-13 8
6-13 8
10-22 13
10-22 13
12-20 9
12-20 9

7-16 10
6-14 9
7-18 12
7-18 12
7-15 9
5.8-15 9
8-27 22
8-27 22
24-38 24
24-38 24

5-24 20
X,Y 2
76

X,Y 2
137

PP ES
Alen #

ProfilerPlus
Alen #

16-46.2 28
4-13.3 10

17-30 14

10-22 13

12-20 9

11-21 11
12-19 8
7-16 10
6-15 10
8-19 12
8-15 8

7-18 12

8-27 22
24-38 24

9-26 21
24.2-38 22

Kít của hãng Applied Biosystems
COfiler
SGM Plus
Identifiler
Alens #
Alen #
Alen #
6-15 10
6-15 10
17-51.2 28
17-51.2 28
5-9.3,10 7
4-13.3 10

4-13.3 10
6-13 8
6-13 8
11-24 14
11-24 14
12-19 8
12-19 8
12-19 8
7-16 10
6-15 10
6-15 10
8-19 12
8-19 12
8-15 8
5.8-15 9
5.8-15 9
5.8-15 9
7.9-27 23
7.9-27 23
24-38 24
24-38 24
15-28 14
15-28 14
9-17.2 15
9-17.2 15

SEfiler
Alen #
17-51.2 28
4-13.3 10

11-24 14
12-19 8

8-19 12
5.8-15 9
7.9-27 23
24-38 24
15-28 14
9-17.2 15

2.2-17 14
5-24 20
X,Y 2
209

4.2-37 35
X,Y 2
155

X,Y 2
118

X,Y 2
54

X,Y 2
159

X,Y 2
205


4.2-37 35
X,Y 2
194

Chú thích viết tắt: #: Số alen cho từng locus; PP 1.1: Bộ kít Powerplex V 1.1; PP 2.1: Bộ kít Powerplex 2.1; PP 16 Bộ kít
Powerplex 16 locus; PP ES: Bộ kít Powerplex ES.

20


1.3. Bộ kít AmpFlSTR® IdentifilerTM Plus
Hãng Applied Biosystems đã giới thiệu bộ kít AmpFlSTR® Identifiler vào năm
2001. Đây là bộ kít đầu tiên sử dụng 5 màu trong hệ thống với 4 màu (6FAM, VIC,
NED và PET) để đánh dấu huỳnh quang sản phẩm PCR (những bộ kít trước đây chỉ sử
dụng 3 màu - 5FAM, JOE, NED hoặc FL, JOE, TMR như kít AmpFlSTR Profiler Plus
hoặc kít Powerplex), kèm theo 1 màu (dye) dùng làm thang kích thước nội chuẩn
(standard).
Bộ kít AmpFlSTR® IdentifilerTM Plus phiên bản khác ra đời vào năm 2012,
cho phép nhân bản trực tiếp 16 locus trong hệ nhận dạng cá thể nhưng với hiệu suất
cao, giảm ảnh hưởng của các tác nhân ức chế. Máu hoặc tế bào niêm mạc miệng,
mẫu trên thẻ FTA® có thể được đục lỗ, rửa chất ức chế và tiến hành ngay kỹ thuật
PCR mà không làm giảm nhiều chất lượng phân tích ADN.
Hiện nay, hầu hết các phịng thí nghiệm trên thế giới đều sử dụng bộ kít
AmpFlSTR® IdentifilerTM Plus của hãng Applied Biosystems (Mỹ) cho xét nghiệm
huyết thống, truy nguyên cá thể trong khoa học hình sự. Đây là bộ kít chuyên dụng
cho nhận dạng cá thể sử dụng 15 locus STR và một locus xác định giới tính gồm có
13 locus CODIS (CSF1PO, D3S1358, D5S818, D7S820, D8S1179, D13S317,
D16S539, D18S51, D21S11, FGA, TH01, TPOX, vWA) và 2 locus dạng 4 nucleotit
(D2S1338 và D19S433) [18, 59, 66].

Bộ kít sử dụng kỹ thuật huỳnh quang 5 màu, kết hợp với phần mềm phân tích
STR chuyên dụng GeneMapper - ID, đồng thời có thể tự động hóa tồn bộ q trình
từ chuẩn bị mẫu đến phân tích kết quả, do vậy cho kết quả phân tích của bộ kít chính
xác và nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Ở Việt Nam, các trung tâm
xét nghiệm như Viện Pháp y của Bộ Quốc phịng, Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ
Cơng an, phịng kỹ thuật hình sự một số tỉnh, thành phố… cũng đã và đang sử dụng
bộ kít này phục vụ công tác giám định ADN hoặc xác định huyết thống cha, mẹ - con.
Viện Khoa học hình sự cũng đã triển khai hệ thống robot tách chiết tự động (hệ thống
robot của hãng Tecan - Thụy Sĩ) kết hợp với sử dụng các bộ kít thuộc hệ nhận dạng
cá thể người khác nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng truy nguyên trong giám định
ADN [12, 87].
21


×