Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRỊNH THỊ THANH HÀ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CO2 (DIOXITCACBON)
TRONG ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN VÙNG CỬA SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRỊNH THỊ THANH HÀ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CO2 (DIOXITCACBON)
TRONG ĐẤT CỦA RỪNG NGẬP MẶN VÙNG CỬA SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Đinh Văn Thuận



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo
TS. Đinh Văn Thuận đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Học viên xin chân thành tới Ban Giám hiệu trường đại học Khoa học
Tự nhiên; các thầy cô giáo khoa Địa lý, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hồn thành chương trình học tập và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, tập thể cán bộ Phòng Địa chất Đệ tứ - Viện
Địa chất, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

HỌC VIÊN

Trịnh Thị Thanh Hà


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các đặc trưng khí hậu trung bình tháng và năm tại trạm Văn Lý, tỉnh
Nam Định từ năm 2009 – 2012 .................................................................................. 7
Bảng 1.2: Đặc điểm rừng trang trồng khu vực nghiên cứu tháng 10/2013 .............. 14
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Giao Thủy ......................................... 15
Bảng 3.1: Lượng cacbon trong đất RNM (%) tháng 4/2012 ................................... 23
Bảng 3.2: Mô tả thạch học và hàm lượng cacbon trong mẫu bề mặt ...................... 25

Bảng 3.3: Mô tả thạch học và hàm lượng cacbon trong mẫu ống phóng OP1 ........ 26
Bảng 3.4: Mơ tả thạch học và hàm lượng cacbon trong mẫu ống phóng OP2 ........ 27
Bảng 3.5: Hàm lượng cacbon trong đất của các mẫu bề mặt ................................... 29
Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ hạt trầm tích bãi bồi cao tại vùng nghiên cứu ....... 31
Bảng 3.7: Kết quả phân tích độ hạt trầm tích bãi bồi thấp tại vùng nghiên cứu ...... 32
Bảng 3.8: Kết quả phân tích hàm lượng cacbon trong đất theo độ sâu tại BTC ...... 34
Bảng 3.9: Kết quả phân tích hàm lượng cacbon trong đất theo độ sâu tại BTT ...... 35
Bảng 3.10: Lượng CO2 tích lũy trong đất tại bãi triều cao (OP1) – tấn/ha ............. 40
Bảng 3.11: Lượng CO2 tích lũy trong đất tại bãi triều thấp (OP2) – tấn/ha ............ 40


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu .......................................................................... 6
Hình 1.2: Sơ đồ trầm tích vùng cửa sơng Hồng ....................................................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ vịng tuần hồn cacbon trong đất rừng .......................................... 22
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu ............................................ 24
Hình 3.3: Mẫu ống phóng OP1 ................................................................................ 27
Hình 3.4: Mẫu ống phóng OP2 ................................................................................ 28
Hình 3.5: Hàm lượng cacbon trong đất tại BTC và BTT ........................................ 30
Hình 3.6: Hàm lượng cacbon tích lũy trong trầm tích ............................................. 33
Hình 3.7: Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất theo độ sâu tại BTC (OP1) ........... 34
Hình 3.8: Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất theo độ sâu tại BTT (OP2) ........... 36
Hình 3.9: Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất theo tuổi rừng (tấn/ha) ................. 37
Hình 3.10: Hàm lượng cacbon tích lũy theo độ sâu của các tuổi rừng .................... 38
Hình 3.11: Khả năng tích lũy cacbon theo thành phần thạch học và độ sâu ........... 41
Hình 3.12: Lượng CO2 tích lũy trong đất theo tuổi rừng (tấn/ha) ........................... 42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTC

:

Bãi triều cao

BTT

:

Bãi triều thấp

CDM

:

Cơ chế phát triển sạch

C

:

Cacbon

HST

:

Hệ sinh thái


HST RNM

:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

RNM

:

Rừng ngập mặn

R13T

:

Rừng 13 tuổi

R12T

:

Rừng 12 tuổi

R9T

:

Rừng 9 tuổi


R8T

:

Rừng 8 tuổi

R6T

:

Rừng 6 tuổi

R5T

:

Rừng 5 tuổi

R1T

:

Rừng 1 tuổi

KR

:

Không rừng



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
I.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 3
I.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ................................................. 5
I.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 5
I.2.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn .................................................................. 6
I.2.3. Các yếu tố địa hình, địa mạo, địa chất ................................................................. 9
I.2.4. Đặc điểm trầm tích tầng mặt .............................................................................. 10
I.2.5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................................................................... 12
I.3. Tổng quan về kinh tế xã hội ................................................................................... 14
I.3.1. Dân cư ................................................................................................................ 14
I.3.2. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................................ 15
1.3.3. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội ................................................................ 16
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU ................................................ 17
II.1. Phƣơng pháp luận.................................................................................................. 17
II.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
II.2.1. Phương pháp ngồi trời .................................................................................... 18
II.2.2. Phương pháp trong phịng ................................................................................ 19
II.3. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................... 21
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 22
III.1. Cơ chế tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn ............................................. 22
III.2. Các kết quả phân tích .......................................................................................... 23
III.2.1. Các kết quả thu thập ........................................................................................ 23
III.2.2. Kết quả phân tích ............................................................................................. 24
III.3. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất .................................................... 29
III.3.1. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo địa hình ........................... 29
III.3.2. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo đặc điểm trầm tích .......... 30

III.3.3. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo độ sâu .............................. 33
III.3.4. Đánh giá khả năngtích lũy cacbon trong đất theo theo tuổi rừng ................... 37
III.4. Đánh giá khả năng tích lũy CO2 trong đất rừng ngập mặn ............................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 45
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 49


MỞ ĐẦU
Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới cịn khoảng 150.000 km2 và phân bố ở
123 nước. Trong đó, châu Á chiếm 42% diện tích rừng ngập mặn, tiếp theo là 21%
ở Châu Phi, 15% ở Bắc và Trung Mỹ, 12% ở châu Đại Dương và 11% ở Nam Mỹ.
Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới 21%, Braxin chiếm
khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới.
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.260 km và hầu hết có RNM phát triển ở
các mức độ khác nhau. Rừng ngập mặn được đánh giá như là bức tường xanh vững
chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Do vậy, rừng
ngập mặn đóng một vai trị quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân
ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển đơ thị, cơng nghiệp
và dân sinh, hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì những nguyên
nhân do con người gây ra. Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển
sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nơng nghiệp, ni trồng thuỷ sản,…
Điển hình là do phá rừng để ni tơm nên rừng ngập mặn của Việt Nam trước đây
có 400.000 ha, hiện nay chỉ còn lại trên 175.000 ha.
Dải ven biển Việt Nam hiện tại và trong tương lai sẽ là khu vực phát triển kinh
tế về nuôi trồng thủy sản, xây dựng cầu cảng, nhà máy đóng tầu, lọc hóa dầu, du
lịch… và là nguồn thải khí nhà kính đáng kể vào khí quyển. Dải ven biển cũng là
vùng sẽ bị tác động trực tiếp và nguy hiểm nhất bởi hiện tượng nước biển dâng do
biến đổi khí hậu.
Khu vực nghiên cứu - vùng cửa sông Hồng, cụ thể là dải ven biển thuộc huyện

Giao Thủy - tỉnh Nam Định là một huyện nông nghiệp, dân cư tập trung đông ở
vùng cửa sông để phát triển nghề làm muối, nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản... Việc phát triển kinh tế biển đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho người dân nơi
đây, thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên, phát triển kinh tế một
cách ồ ạt khơng có quy hoạch kéo theo rất nhiều vấn nạn về môi trường, làm biến
đổi sâu sắc các thành phần và các yếu tố môi trường khu vực.

1


RNM các xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định, đã thống kê
được tổng số 184 loài thuộc 137 chi của 60 họ thuộc thực vật ngập mặn. Hệ thực vật
ngập mặn phong phú nhất tập trung ở Vườn quốc gia Xuân Thủy vì đây là nơi tập
trung một số loài cây ngập mặn thực thụ phân bố ở miền Bắc Việt Nam và một số
loài tham gia RNM.
Với những nhận thức trên, học viên tiến hành thực hiện Luận văn “Nghiên cứu
khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa
sông Hồng”. Luận văn được thực hiện sẽ là một cơ sở dữ liệu để khẳng định đất
RNM có khả năng tích lũy cacbon và bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau - hay nói
cách khác đó là một “bể chứa khí nhà kính” khơng chỉ đối với vùng nghiên cứu mà
cịn nhằm đóng góp cho định hướng bảo tồn và phát triển RNM trong cả nước.
Ngoài ra, trồng và bảo vệ RNM cịn có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án trồng
rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) ở Việt Nam.
Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn:
- Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn vùng cửa sơng
Hồng, nhằm góp phần đánh giá vai trị tạo bể chứa khí nhà kính.
- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc triển khai các dự án trồng và khai
thác rừng ngập mặn theo cơ chế phát triển sạch (CDM) ở dải ven biển Việt Nam với
tiêu chí “bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững”.
Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố địa mạo địa chất và hệ sinh thái vùng nghiên
cứu.
- Đánh giá mối tương quan khả năng tích lũy CO2 với các yếu tố địa hình, đặc
điểm trầm tích, độ sâu của tầng đất, tuổi rừng ngập mặn.
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên, bố cục của luận văn gồm 3
chương (không kể phần mở đầu và kết luận):
Chương 1: Tổng quan vùng nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và cơ sở tài liệu
Chương 3: Kết quả và thảo luận.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

I.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cacbon điôxit (CO2) chiếm tới 55 % trong khí nhà kính và được coi là khí chính
của khí nhà kính (Houhgton J. T. và cs, 2001)[24]. Sự gia tăng nhanh chóng nồng
độ khí CO2 trong khí quyển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi
khí hậu làm cho Trái đất nóng dần lên. Nhằm hạn chế sự gia tăng khí CO 2, các nhà
khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu chu trình cacbon trong hệ sinh thái rừng trong đó
có hệ sinh thái rừng ngập mặn (HST RNM), tìm ra cơ sở khoa học để đánh giá
chính xác khả năng tích lũy và tích luỹ CO2 của cây và đất rừng.
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về hàm lượng cacbon hữu cơ dự trữ trong
đất rừng ngập mặn (RNM). Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước một số nhà khoa học
bắt đầu quan tâm đến vai trò của RNM trong việc tích luỹ cacbon trong đất. Ong
(1993) [27] đã nghiên cứu hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất rừng ngập mặn
Matang và Sungai ở Peninsular, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng
cacbon tích luỹ trong đất RNM là 1,5 tấn/ha/năm. Tiếp theo là Sotomayor và cộng
sự (1994) [28] đã nghiên cứu hàm lượng cacbon trong đất RNM ở miền Nam Ấn

Độ và cho biết hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất RNM trung bình là 5,7- 8,3 %.
Năm 1996, Cahoon và cộng sự [19] cũng nghiên cứu hàm lượng cacbon trong đất
RNM ở cửa sông Tijuana Mexico và cho kết quả là hàm lượng cacbon tích luỹ trong
đất RNM trung bình là 343 g/m2/năm tương ứng là 3,4 tấn/ha/năm. Kết quả nghiên
cứu của Cahoon tương tự với kết quả nghiên cứu của Matsui (1998) [25] khi ông
nghiên cứu hàm lượng cacbon trong rễ và trầm tích của RNM ở Australia, hàng năm
HST RNM tích luỹ vào khoảng 3,7 tấn/ha/năm. Năm 1999, Fujimoto và cộng sự
[20] nghiên cứu sự tích luỹ cacbon trong RNM ở đảo Pohnpei, Micronesian và cho
kết quả là trung bình 1 năm đất RNM tích luỹ 93g/m2/năm tương ứng là 0,9
tấn/ha/năm.
Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn đến chu trình
cacbon trong các HST ven biển nhiệt đới. Các cơng trình nghiên cứu như của Batjes

3


(2001) [17], nghiên cứu hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất RNM ở đầm lầy Senegal
và cho kết quả về hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất RNM là 90- 257 tấn/ha. Năm
2003, Bouillon và cộng sự [18] nghiên cứu nguồn cacbon tích luỹ trong trầm tích RNM
ở châu thổ sơng Godovari, Ấn Độ và phía Tây Nam Srilanka và cho biết kết quả nghiên
cứu về hàm lượng cacbon tích luỹ trong trầm tích RNM trung bình là 0,6- 31 % trọng
lượng khơ, có khi lên tới 75 %.
Năm 2000, Fujimoto và cộng sự [22] đã nghiên cứu một số loại RNM ở Thái
Lan và đã tính hàm lượng cacbon trong đất ở các độ sâu khác nhau. Kết quả cho
thấy, hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất RNM giảm dần theo độ sâu của đất.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của Fujimoto cũng chỉ ra rằng, hàm lượng
cacbon tích luỹ trong đất RNM phụ thuộc vào loại rừng. Rừng đước
(Rhizophora apiculata) thuần loại có khả năng tích luỹ cacbon cao hơn các loại
rừng khác.
Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sự tích luỹ cacbon trong RNM cịn phụ

thuộc vào loài cây. Theo những nghiên cứu của Matsui và cộng sự (2000) [26] về sự
tích luỹ cacbon trong RNM ở vịnh Sawi của miền Nam Thái Lan và của Alongi
(2003) [13] ở Australia cũng chỉ ra điều này.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về sự tích luỹ cacbon trong đất RNM
chưa nhiều. Năm 2000, Fujimoto và cộng sự [21] nghiên cứu sự tích luỹ cacbon
dưới mặt đất của RNM hỗn hợp rừng tự nhiên và rừng trồng ở Cà Mau và Cần Giờ,
miền Nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng cacbon tích luỹ
trong trầm tích RNM ở Cà Mau cao hơn so với RNM ở Cần Giờ.
Năm 2004, Nguyễn Thanh Hà và cộng sự [23] đã nghiên cứu sự tích luỹ
cacbon dưới mặt đất (cacbon trong đất, rễ sống, rễ chết) của rừng trang
(Kandelia obovata) 9, 8, 6, 4 và 3 tuổi trồng ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Kết quả nghiên cứu cho biết, hàm lượng cacbon tích luỹ dưới mặt đất ở rừng có
tuổi càng cao thì càng lớn. Nguyễn Hồng Hạnh (2009) [1] với luận án tiến sĩ
“Nghiên cứu sự phân huỷ lượng rơi trong chu trình chuyển hố cacbon và nitơ của
rừng ngập mặn ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định” đã xác định q trình tích luỹ

4


cacbon và nitơ trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của cây rừng, sự phân
giải vật chất hữu cơ trong đất, sự ngập triều và loài cây trồng. Trong đó, sinh khối rễ và
sự ngập nước thường xuyên của thuỷ triều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng
cacbon tích luỹ trong đất, cịn lượng nitơ tích luỹ trong đất phụ thuộc chủ yếu vào sự
bồi tụ trầm tích và năng suất lượng rơi.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu nêu trên chưa đề cập cụ thể khả năng tích lũy
cacbon trong đất RNM theo các tiêu chí địa mạo, địa chất như đặc điểm địa hình; đặc
điểm thạch học trầm tích. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần làm
sáng tỏ vấn đề này.
I.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
I.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Giao Thuỷ là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, thuộc vùng châu
thổ sơng Hồng với diện tích bãi bồi trên 10.000 ha. Dân số khoảng 20 vạn người, tỷ lệ
gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,2 %, số người nghèo chiếm 14,8 % dân số. Sản
xuất nông nghiệp chiếm 78,6 %, còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch
vụ chiếm 2 %, công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 3,2 %, thuỷ sản
chiếm 16,2 % (Theo niên giám thống kê huyện Giao Thủy 2012). Huyện Giao Thuỷ có
22 xã và thị trấn, trong đó có 9 xã tiếp giáp với biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc,
Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Bạch Long, Giao Phong và Giao Lâm với 32 km
đường bờ biển, nằm giữa hai cửa sông Ba Lạt (sơng Hồng) và cửa Hà Lận (thuộc sơng
Sị). Trong 9 xã giáp biển này thì xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân có
hệ thống RNM phát triển, tuy nhiên luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu khả năng
tích lũy cacbon trong đất của RNM tại vùng bãi triều thuộc xã Giao Lạc, Giao An và
Giao Xuân.

5


Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
I.2.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn
Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng ven biển và mang đầy đủ những thuộc tính
cơ bản của khí hậu miền Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm:
+ Mùa đơng – xuân hay mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): khí hậu
lạnh và khơ, ít mưa, gió có hướng chính là đơng bắc và đơng.
+ Mùa hè hay mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9): khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều, gió có hướng nam và đơng nam là hướng chính, bão thường xuất hiện
vào tháng 5- 6 và kết thúc vào tháng 10.
+ Tháng 4 và tháng 10 hàng năm là các tháng chuyển tiếp từ mùa đơng sang
mùa hè và ngược lại nên khí hậu trong các tháng này thường mát mẻ.
a. Nhiệt độ
Vùng nghiên cứu nằm ở vĩ độ thấp, chịu sự chi phối của chế độ mặt trời nội

chí tuyến nên nhiệt độ vùng này khá cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 23- 240C.
Nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 29- 310C, nhiệt độ trung bình vào mùa đơng từ

6


17- 180C. Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 1, có lúc nhiệt độ xuống thấp xuống
70C.
b. Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình của khu vực nghiên cứu từ 1.056 –
1.470mm/năm. Lượng mưa cao nhất thường vào tháng 7 và tháng 8 (trung bình
227mm - 315 mm/tháng), lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 (trung bình
25mm/tháng). Nắng nóng và mưa nhiều tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển.
c. Độ ẩm khơng khí
Do nằm sát biển nên độ ẩm khơng khí cao , trung bình năm khoảng 86%. Độ
ẩm không đều trong các tháng , cao nhất là tháng 2 (92%), thấp nhất là tháng 12
(81%).
Bảng 1.1: Các đặc trưng khí hậu trung bình tháng và năm tại trạm Văn Lý,
tỉnh Nam Định từ năm 2009 - 2012
Nhiệt độ

Độ ẩm

Lượng mưa

Tổng số giờ nắng

Gió cực đại


(0C)

(%)

(mm)

(giờ)

(m/s)

1

16,7

86

25

77,1

18

2

17,3

92

30,2


43,7

18

3

19,2

91

40,7

42,8

18

4

23,1

90

61

95,9

33

5


27,1

87

150,8

204,3

40

6

29

84

163,1

196

28

7

29,4

83

208


215,2

40

8

28,8

84

315,2

177,6

45

9

27,6

84

312

174,6

48

10


25,2

83

215,3

172,2

40

11

22

82

72,9

145,2

20

12

18,6

81

24,9


118,8

20

TB năm

23,7

86

1.472,2

1.663,2

48

Tháng

(Nguồn: Viện khí tượng thủy văn)

7


d. Sơng ngịi
Huyện Giao Thuỷ được bao bọc bởi hai sơng chính là sơng Hồng, sơng Sị và
biển với chiều dài bờ biển khoảng 32 km. Hàng năm, huyện Giao Thuỷ được mở
rộng ra biển khoảng 200 ha đất bãi bồi màu mỡ từ nguồn phù sa tại hai cửa sông lớn
tại cửa Ba Lạt và Hà Lận. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và
tỉnh Thái Bình, sơng chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam và đổ ra biển tại cửa Ba
Lạt. Mực nước sông Hồng thay đổi theo mùa rõ rệt, cao nhất là tháng 8 (481 cm),

thấp nhất là tháng 4 (10cm). Ngồi ra, cịn có hệ thống sơng nhỏ, kênh tưới tiêu
phục vụ mục đích sản xuất nơng nghiệp. Sơng Sị là ranh giới tự nhiên giữa huyện
Xuân Trường, Giao Thuỷ và Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra cửa Hà Lận.
Mạng lưới giao thông đường thuỷ của huyện Giao Thuỷ rất phát triển.
e. Chế độ sóng
Chiều cao sóng khoảng 2,3 – 2,6m (đối với bão cấp 7, cấp 8), cao 2,9 – 3,4m
(đối với bão cấp 9, cấp 10).
g. Chế độ thủy triều
Khu vực ven biển cửa Ba Lạt có chế độ nhật triều khá thuần nhất, triều có
chu kỳ trung bình 24h45’. Biên độ giao động tối đa 3,0-3,5 m, trung bình 1,7-1,9 m
và tối thiểu 0,3-0,5 m. Mực nước triều lớn nhất khoảng 4,0 m và thấp nhất khoảng
0,08 m. Hàng tháng trung bình có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày
với biên độ ngày đêm từ 1,5 - 3,0 m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo
dài 2-3 ngày, với biên độ giao động nhỏ từ 0,5-0,8 m.
Chế độ thủy văn của vùng chị u ảnh hưởng trực tiếp của gió

, lượng mưa và

lưu lượng nước sông, đặc biệt là lưu lượng nước sôn g Hồng vào mùa lũ (từ tháng 6
đến tháng 10). Hướng của dòng triều là hướng Đông Bắc- Tây Nam. Điều kiện ngập
nước kéo dài cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây.
h. Chế độ dòng chảy
Mùa hè dòng chảy ven bờ thường chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc,
mùa khô chảy theo hướng ngược lại Đông Bắc - Tây Nam. Về cường độ: trong mùa
khơ có Vmax = 0,80 – 1,12 m/s, trong điều kiện thời tiết bình thường có Vmax =

8


0,50 – 0,60m/s, trong các cơn bão mùa hè có Vmax = 2,5 m/s. Dịng triều mạnh gây

xói lở các bãi lầy ven biển và hạn chế sự định cư của cây con , quả, hạt của cây ngập
mặn.
I.2.3. Các yếu tố địa hình, địa mạo, địa chất
Địa hình khu vực nghiên cứu hoàn toàn nằm trong vùng bãi triều cửa sơng
tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Sự có mặt của một
số dạng địa hình đặc trưng ở đây là các gờ sơng, cồn cát nguồn gốc biển và các ô
trũng thấp,… làm cho địa hình bãi triều bằng phẳng bớt đi tính đơn điệu. Độ cao
trung bình vùng bãi triều dao động từ 0-2,0m.
Ngồi địa hình tự nhiên, một điểm đặc biệt ở khu vực nghiên cứu là các địa
hình nhân tạo, tiêu biểu là hệ thống đê ngăn lũ và đê biển được đắp bằng đất qua
nhiều giai đoạn trong khoảng một đến hai trăm năm trở lại đây, có tổng chiều dài
lên tới gần 32.700 m.
Ở cửa sông Ba Lạt, do động lực của sơng cũng mạnh thường có các dạng địa
hình tích tụ của hỗn hợp sơng biển. Đó là các bãi triều, bãi lầy có ảnh hưởng của
sơng với thành phần vật chất chủ yếu là bột sét màu nâu, nâu đen xen nâu hồng. Ở
khu vực cửa các sơng này cũng thường có các bar chắn mà dân địa phương thường
gọi là các cồn cát. Đây là các bar cát hạt mịn thành tạo chủ yếu bởi sóng, chúng có
tác dụng che chắn tạo điều kiện tích tụ vật liệu hạt mịn trong các bãi đầm lầy phía
sau. Hiện nay các bãi khu vực cửa sơng ln được quai đê khai hoang lấn biển để
nuôi trồng thuỷ sản nên địa hình thường có dạng ơ trũng.
Địa tầng khu vực bao gồm các thành tạo trầm tích có tuổi Holocen, bề dày dao
động khoảng 50 m – 60 m.
- Hệ tầng Hải Hưng: Trầm tích thuộc hệ tầng Hải Hưng có các nguồn gốc
sơng – biển (amQ21-2 hh), biển – đầm lầy (mbQ21-2 hh) và biển (mQ21-2 hh) trong đó
phổ biến nhất là trầm tích có nguồn gốc biển.
- Hệ tầng Thái Bình: Trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình có các nguồn gốc:
Trầm tích hỗn hợp sơng - biển (amQ22-3 tb), trầm tích hỗn hợp sơng - biển - đầm lầy
(ambQ22-3 tb), trầm tích biển – gió (mvQ22-3 tb), trầm tích biển (mQ22-3 tb)

9



I.2.4. Đặc điểm trầm tích tầng mặt
Đặc điểm của lớp đất phủ gồm lớp bùn loãng và nền đất đã ổn định giữ một
vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn và
động thực vật vùng bãi triều. Về cơ bản vùng bãi triều gồm hai lớp là lớp bùn lỗng
phía trên và lớp đất nền ổn định ở phía dưới.
Dựa vào thành phần độ hạt có thể phân trầm tích vùng bãi triều khu vực
nghiên cứu thành 4 loại là sét, sét bột, cát bột, cát mịn. Hầu như ở vùng bãi triều độ
hạt thay đổi từ sét (≤ 0,001mm) đến cát mịn (0,25-0,05 mm). Lớp bùn loãng thành
phần vật chất kém ổn định.
Theo mặt cắt ngang có:
Bãi triều cao (BTC) với ưu thế là bột, bột sét, sét bùn, với tỷ lệ trung bình sét
chiếm từ 30-38%, bột từ 30-55% và cát từ 2-4%; kích thước hạt trung bình (Md) từ
0,008 - 0,015; hệ số chọn lọc (So) từ 2,2 - 3,0; hệ số bất đối xứng (Sk) từ 0,7 - 1,0.
Bãi triều thấp (BTT) với ưu thế là sét bột, bột cát và cát mịn, tỷ lệ trung bình
sét chiếm 28 - 42%, bột 40-50% và cát 10 - 20%; kích thước hạt trung bình (Md) từ
0,02 - 0,055; hệ số chọn lọc (So) từ 2,5 - 3,1; hệ số bất đối xứng (Sk) từ 0,6 - 0,9.
Về thành phần hoá học, hàm lượng các oxyt SiO2, TiO2 thường cao hơn trong
trầm tích hạt thơ cịn các oxyt Al2O3, K2O, MgO … thường cao hơn trong trầm tích
hạt mịn. Đặc điểm thành phần khoáng vật chi phối rất nhiều tới đặc điểm và các tính
chất cơ bản của các loại trầm tích.
Về chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng trong trầm tích bãi triều ở dải ven
biển vùng cửa sơng Hồng đều nằm trong giới hạn có lợi cho sự phát triển động thực
vật. Một vài nơi có hàm lượng As cao hơn phơng chung nhưng ít gây ảnh hưởng tới
động thực vật.
Về đặc điểm môi trường địa hoá: giá trị pH thường dao động từ 6,5-8,4 (môi
trường axit yếu đến kiềm), Eh dao động từ 87 đến 111 thể hiện mơi trường yếm khí
và oxy hố kém. Hiện nay một vài vùng có biểu hiện mơi trường bị suy thối,
ngun nhân có thể do lớp bùn lỗng bị ơ nhiễm, mơi trường bị yếm khí và các chất


10


keo sét bị kết tủa nhanh, khơng có lợi cho sinh vật phù du phát triển và kìm hãm sự
phát triển của thực vật ngập mặn.

Hình 1.2: Sơ đồ trầm tích vùng cửa sơng Hồng

11


I.2.5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Qua khảo sát vùng RNM các xã ven biển ở vùng nghiên cứu, đã thống kê
được tổng số 184 loài thuộc 137 chi của 60 họ thực vật có mạch. Lớp Hai lá mầm
có số loài, chi và họ nhiều nhất, 124 loài (chiếm 67,4% tổng số lồi) thuộc 47 họ.
Ngành Dương xỉ có số lồi chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 lồi (4,3%) thuộc 6 chi của 5 họ.
Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 52 lồi (chiếm 28,3%) thuộc 8 họ
nhưng chúng là những lồi có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.
Ở những bãi bồi cao nhưng vẫn ngập triều trung bình có bùn sâu thì trang
(Kandelia obovata) chiếm tỷ lệ cao. Sau đó là sú (Aegiceras corniculatum) mọc xen,
có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít đâng (Rhizophora stylosa) và vẹt dù
(Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các lồi trên là
mắm biển (Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng
vươn cao hơn các lồi khác. Tuy nhiên số lượng khơng lớn và thường tập trung
thành những khóm nhỏ. Bốn lồi sau đều là những loài tái sinh tự nhiên sau khi
rừng trang được bảo vệ.
Cũng tại Vườn quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên
bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sơng tạo ra
những viền có mật độ khác nhau. Dưới tán bần là ơ rơ (Acanthus ilicifolius) mọc

thành khóm đơi khi lẫn vài cây ô rô trắng (Acanthus ebracteatus).
Các quần xã rừng ngập mặn: Khác với các quần xã RNM tự nhiên ở Tây Nam
Bộ, RNM Giao Thủy có nguồn gốc là rừng trang (Kandelia obovata) trồng để bảo
vệ đê biển. Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng
các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đê. Ở những nơi bảo vệ tốt rừng
trồng như Vườn Quốc gia Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, có nhiều
lồi khác nhau đến định cư như sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora
stylosa), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), mắm biển (Avicennia marina). Cịn dọc
theo bờ sơng, các bãi ven cồn, bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh tự nhiên tạo
ra kiểu rừng hỗn giao giữa trang trồng và các cây ngập mặn hoang dại.
Ở Vườn Quốc Gia quan sát thấy hai kiểu quần xã chính:

12




Quần xã sú (Aegiceras corniculatum) - bần (Sonneratia caseolaris) - mắm biển
(Avicennia marina) - ôrô (Acanthus ilicifolius) phân bố tại phía bắc vườn, các
lồi cây này mọc hỗn giao xen kẽ nhau.



Quần xã rừng trồng trang (Kandelia obovata) – sú (Aegiceras corniculatum): sau
14 năm trồng và được bảo vệ, cây có độ cao trung bình 4-5m phân bố ở phía
nam Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Rừng có 2 tầng, cây trang trồng (Kandelia
obovata) cùng với sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh tự nhiên chiếm ưu thế ở
tầng trên, tầng dưới là ơ rơ (Acanthus ilicifolius) và cói (Cyperus malaccensis).
Ngồi ra, trên một số bãi đất cát Cồn Lu phía ngồi biển của khu vực xã Giao


Xuân xuất hiện một quần thể tương đối thuần loại mọc tự nhiên là mắm biển
(Avicennia marina) dạng cây bụi. Mặc dù với diện tích khơng lớn nhưng chúng là
điển hình cho các quần xã tiên phong trên đất ngập triều, cần được bảo vệ và phát
triển.
Ngược lại với rừng bán tự nhiên, tại khu vực rừng trồng trang xen lẫn với bần
chua, tầng thảm tươi chủ yếu là cây trang con tái sinh. Khu vực rừng trồng tại xã
Giao Xuân, mật độ cây trang tái sinh từ 7-22 cây/1m2, tùy tuổi rừng.
Đáng chú ý nhất là có tới 19 lồi cây được sử dụng bảo vệ các vùng đất bồi,
các bờ đầm và khu vực ni trồng thủy sản. Mặc dù tỷ lệ nhóm cây này thấp, chỉ
10,3% nhưng hầu như khơng tìm được các cây nội địa trồng thay thế. Trong số đó
tiêu biểu là các cây thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), cây mắm biển (Avicennia
marina), bần chua (Sonneratia caseolaris)… Các quần xã thực vật ngập mặn ở đây
là nơi dừng chân của nhiều loài chim nước, đặc biệt là nơi dừng chân của loài chim
mỏ thìa (Platalea minor) lồi q hiếm của thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trước năm 1991, RNM xã Giao Lạc và xã Giao Thủy, tỉnh Nam Định chủ yếu
là rừng tự nhiên nhưng đã bị chặt phá hồn tồn , điều này ảnh hưởng nhiều tới đời
sớng của người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay khi có gió bão

. Năm

1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển
Rừng bắt đầu được trồng lại là rừng thuần một loài là trang
nhưng diện tí ch trồng không đáng kể .

13

.

(Kandelia obovata)



Được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của
Trung tâm nghiên cứu HST RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể. Hiện nay,
xã có khoảng 407,7 ha rừng RNM. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây
Trang (Kandelia obovata) được trồng với mật độ trung bình 0,7m x 0,7m, thành
từng khu ở các độ tuổi khác nhau (gồm rừng 9 tuổi, rừng 10 tuổi, rừng 11tuổi, rừng
12 tuổi và rừng 13 tuổi), thỉnh thoảng xen lẫn ô rô (Acanthus ilicifolius), bần chua
(Sonneratia caseolaris), sú (Aegiceras corniculatum), đước (Rhizophora stylosa).
Khu vực các bãi cát sát mép nước còn gặp cây mắm biển mọc rải rác…
RNM tại xã Giao Lạc được trồng kéo dài 2,75 km dọc đê biển, hiện nay rừng
đang phát triển rất tốt bởi có phù sa bồi đắp cho vùng ven biển tạo nên những dải
cát, bãi bồi, các lạch triều lầy thuận lợi cho phát triển rừng phòng hộ ven biển.
Bảng 1.2: Đặc điểm rừng trang trồng khu vực nghiên cứu (tháng 10/2013)
Tuổi

Năm

Mật độ

Chiều cao

Đườngkính

rừng

trồng

(Số cây/ha)

(cm)


(cm)

R11T

2002

32.000

10/2013

310,12 ± 6,42

6,45 ± 3,24

R12T

2001

21.000

10/2013

340,24 ± 6,86

7,05 ± 4,17

R13T

2000


13.200

10/2013

450,32 ± 7,25

8,97 ± 5,22

Thời gian đo

Rừng 11 tuổi với mật độ 32.000 cây/ha; chiều cao trung bình 180 cm –
340 cm và đường kính trung bình của cây là 4 cm - 6 cm, rừng 12 tuổi với mật
độ 21.000 cây/ha chiều cao và đường kính trung bình của cây là 200 cm - 320
cm và 4 cm – 7 cm, rừng 13 tuổi với mật độ 13.200 cây/ha chiều cao và đường
kính trung bình của cây là 300 cm - 420 cm và 5 cm - 8 cm.
I.3. Tổng quan về kinh tế xã hội
I.3.1. Dân cư
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Giao Lạc, xã Giao An và xã Giao Xuân, huyện
Giao Thuỷ. Dân số cả huyện là 188.903 người (trong đó, nam 93.613 người, nữ
95.290 người). Đại bộ phận người dân sống ở nông thôn 174.312 người, chiếm

14


92,27% dân số toàn huyện. Dân thành thị 14.591 người, chiếm 7,73% dân số tồn
huyện.
I.3.2. Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông
nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du

lịch biển.
Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Giao Thuỷ (Đơn vị: %)
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông - lâm - ngư nghiệp

49,90


48,68

49,70

53,07

52,80

Công nghiệp - xây dựng

13,95

13,62

13,55

11,91

10,15

Thương mại - dịch vụ - du lịch

36,15

37,7

36,85

35,02


38,05

Nguồn: Phòng thống kê huyện Giao Thuỷ
Kinh tế từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên
1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng lương thực bình quân: 101,16 ngàn
tấn/năm. Giá trị sản xuất /ha canh tác năm 2012 đạt 64,6 triệu đồng. Giá trị sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nơng –
lâm – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản,
đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình qn 15,5%/năm.
Xã Giao Lạc có: diện tích đất tự nhiên là 704,67 ha, dân số 10.435 người, tập
trung ở 22 xóm dân cư. Sớ hợ : 2.375 hợ trong đó số hộ nghèo là

202 hộ (chiếm

8,5%).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đóng vai
trị chủ đạo trong hoạt động kinh tế địa phương, sản lượng khai thác và đánh bắt
hàng năm ước đạt 4.000 tấn/năm. Ngành nghề chăn nuôi cũng đang phát triển mạnh
theo hướng sản xuất hàng hóa, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt trên
250 tấn. Lúa là cây lương thực chính , năng suất lúa hàng năm đạt 135 tạ/ ha, bình
quân lương thực đầu người là 600 kg/người/năm. Diện tí ch nuôi trồng thủy , hải sản
của toàn xã đạt 690,7 ha. Hiện nay, xã đang đầu tư xây dựng và phát triển du lịch

15


biển gắn với du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, được huyện lựa chọn là
điểm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Năm 2012, tổng giá trị sản
xuất của xã đạt 111,4 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 11 triệu đồng/năm.
1.3.3. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội

Các xã thuộc khu vực nghiên cứu đã từng bước phát triển để phổ cập tiểu học,
trung học cơ sở. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông
các loại hình đạt trên 70%. Phong trào xây dựng nhà văn hố xóm, xây dựng cơ
quan, gia đình văn hố phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng:
18/22 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tích cực giải quyết việc làm cho người lao
động. Tạo việc làm mới bình quân 4.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 35%. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2012 còn 5,52%. Đời sống của các tầng lớp nhân
dân được tiếp tục cải thiện và nâng cao.

16


CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU
Nhiệm vụ của luận văn là nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng
ngập mặn vì vậy học viên lựa chọn phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
phù hợp để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Với đối tượng nghiên cứu là trầm tích
ven biển, khảo sát thực địa giúp quan sát, mô tả, và thu thập mẫu vật là cơng việc
cần thiết sau đó tiến hành xử lý và phân tích mẫu. Ngồi ra, học viên có sử dụng các
kết quả phân tích khác để tham khảo và làm rõ hơn mối liên quan giữa đặc điểm
trầm tích, địa hình, độ sâu của đất trong việc tích lũy cacbon trong đất của RNM tại
khu vực nghiên cứu.
II.1. Phƣơng pháp luận
Trong luận văn, học viên sử dụng các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Để đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất RNM cần
phải đánh giá tác động, ảnh hưởng của từng yếu tố, cũng như đánh giá tác động
tổng tổng hợp của các yếu tố. Tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải phân biệt và đánh giá
hệ thống các yếu tố chi phối, yếu tố bị chi phối, yếu tố độc lập hoặc trung gian; điều
kiện cần và đủ.
- Tiếp cận phát triển bền vững: Là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của luận văn,

là những quan điểm về phát triển bền vững bao gồm khai thác và quản lý tài nguyên
thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát triển kinh tế - xã hội. Nói
một cách khác, đó là sự kết hợp các khía cạnh tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường
theo hướng phát triển bền vững hơn.
- Tiếp cận liên ngành: Để có được những thơng tin đầy đủ, tin cậy, có hệ
thống về khả năng tích luỹ cacbon trong đất RNM, cần có sự nghiên cứu phối hợp,
đồng bộ của các chuyên ngành địa chất, địa lý, sinh thái, khí tượng thủy văn… Kết
quả của sự phối hợp nghiên cứu liên ngành mang lại hiệu quả về khoa học có tính
logic và chính xác.

17


II.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
II.2.1. Phương pháp ngoài trời
Hai phương pháp phổ biến để nghiên cứu cacbon trong đất đó là phương pháp
theo dõi biến đổi của đất trên các ô nghiên cứu định vị và phương pháp “lấy không
gian thay thế thời gian” theo Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung (2006) [7].
II.2.1.1. Phương pháp sử dụng hệ thống các ô định vị (Permanent sampling
techniques)
Phương pháp thu thập số liệu nhiều lần trên ô nghiên cứu định vị cho kết quả
trung thực nhất về động thái biến đổi cacbon trong đất, nhưng tốn kém, đòi hỏi thời
gian theo dõi dài và tính chính xác phụ thuộc nhiều vào mức độ chuẩn hóa của q
trình lấy, lưu trữ, phân tích mẫu. Vì vậy phương pháp này thơng thường khó áp
dụng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển nơi nguồn lực về tài chính và con
người đều rất hạn hẹp.
II.2.1.2 Phương pháp sử dụng hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời (Temporary sampling
techniques)
Theo phương pháp này, đất thuộc các hệ thống sử dụng đất liền kề nhau được
điều tra trong cùng một thời điểm, sau đó được so sánh. Phương pháp này được gọi

là “lấy mẫu sinh học tương đương” hoặc “phương pháp so sánh kiểu lập địa”
phương pháp “dùng không gian thay thế thời gian” hay “phương pháp suy diễn”
Giả định chính của phương pháp này là đất rừng và khơng rừng có cùng nguồn
gốc là một loại đất, tuy nhiên tính chất hiện tại của chúng khác nhau là do sự khác
nhau về kiểu sử dụng đất.
Có một số tồn tại khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu biến đổi tính
chất đất, chẳng hạn như, khả năng khu vực bị bỏ hóa là khu vực đất có độ phì kém
do đó khơng được trồng, hay sự khác biệt về khơng gian có thể dẫn đến nhầm lẫn
với thay đổi theo thời gian như cây ở các tuổi khác nhau được đo đếm tại một thời
điểm, và sự cải thiện tính chất của đất thường bị nhầm lẫn với cải thiện gen cây
trồng hoặc các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác. Những nhân tố có thể nhầm lẫn

18


×