ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN THỊ HẢI
Hà Nội - 2015
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành cơng của hoạt động DLCĐ
17
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla – Ventanilla
20
Hình 1.3 Mơ hình DLST cộng đồng ở Ventanilla
21
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ
35
Hình 2.2 Thành phần dân tộc xã An Lạc
38
Hình 2.3 Diện tích rừng của KBTTN Khe Rỗ
47
Hình 2.4 Bản đồ tài nguyên du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ
57
Hình 2.5 Bản đồ hiện trạng du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ
70
Hình 2.6 Thái độ của cộng đồng đối với du lịch
77
Hình 2.7 Cơ sở kinh doanh thương mại - du lịch huyện Sơn Động
79
Hình 2.8 Trình độ lao động tham gia du lịch
80
Hình 3.1 Mơ hình Ban quản lý DLCĐ ở xã An Lạc
97
Hình 3.2 Bản đồ định hướng phát triển du lịch tại KBTTN Khe Rỗ
109
1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Phân loại khí hậu sinh học
36
Bảng 2.2
Thống kê lao động phân theo khối trong xã An Lạc
39
Bảng 2.3
Mức độ khai thác các loại lâm sản ngồi gỗ
44
Bảng 2.4
Diện dích rừng trên địa bàn xã An Lạc
47
Bảng 2.5
Sự đa dạng của thảm thực vật thân gỗ của KBT TN Khe Rỗ
50
Bảng 2.6
Đa dạng thực vật của KBTTN Khe Rỗ
50
Bảng 2.7
Số lượng các loài thuộc lớp động vật có xương sống của rừng
52
Khe Rỗ
Bảng 2.8
Số lượng các lồi được ghi nhận trong mơi trường sống
52
Bảng 2.9
Lượng khách du lịch đến thăm quan KBTTN Khe Rỗ
68
Bảng 2.10
Doanh thu từ du lịch thăm quan KBTTN Khe Rỗ.
69
Bảng 2.11
Đánh giá của khách về tài nguyên tự nhiên KBTTN Khe Rỗ
71
Bảng 2.12
Đánh giá của khách về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
72
tại KBTTN Khe Rỗ
Bảng 2.13
Các hoạt động du lịch cần được phát triển tại KBTTN Khe Rỗ
73
Bảng 2.14
Loại hình cơ sở lưu trú cần được đầu tư xây dựng tại KBTTN
73
Khe Rỗ
Bảng 2.15
Nguyện vọng của khách khi quay trở lại KBTTN Khe Rỗ
74
Bảng 2.16
Dự định của khách về KBTTN Khe Rỗ
74
Bảng 2.17
Nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch địa phương
75
Bảng 2.18
Thu nhập hộ gia đình
78
Bảng 2.19
Tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã An Lạc
81
Bảng 2.20
Nguyện vọng tham gia du lịch của cộng đồng địa phương
82
Bảng 2.21
Ảnh hưởng tới người dân tham gia du lịch
86
Bảng 2.22
Ảnh hưởng đến nông nghiệp của người dân
87
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BINP Bwindi Impenetrable National Park
CĐĐP Cộng đồng địa phương
GTV Tổ chức Phi chính phủ Italia
IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
KBT Khu bảo tồn
KDL Khách du lịch
MCD Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng
NGO Tổ chức phi chính phủ
SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
VQG Vườn Quốc Gia
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
HST Hệ sinh thái
3
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………………...1.
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………….…………….2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………….………3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................7
2. Lịch sử về du lịch cộng đồng ...........................................................................8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 11
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 12
5. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn .................................................................... 12
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài ......................................................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ....................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng ............................................................. 15
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng ............................................................... 15
1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng .............................................. 16
1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ............................... 17
1.1.4. Một số hình thức tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch ........ 18
1.1.5. Cách thức xây dựng mơ hình phát triển du lịch cộng đồng....................... 19
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Thế giới và Việt Nam ......... 19
1.2.1. Khái quát các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng ...................... 19
1.2.2. Du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk ...................................................... 21
1.2.3. Du lịch cộng đồng tại làng Yubeng, Vân Nam, Trung Quốc ..................... 23
1.2.4. Du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình, Việt Nam .............. 24
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 27
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................. 27
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 30
4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN KHE RỖ ............................................................................... 32
2.1. Giới thiệu khái quát khu BTTN Khe Rỗ ................................................. 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 37
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ .......................... 46
2.2.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 46
2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến ..................................................................... 60
2.2.3. Khả năng cung ứng dịch vụ du lịch .......................................................... 62
2.2.4. Cơng tác quảng bá du lịch ....................................................................... 64
2.2.5. Chính sách phát triển du lịch ................................................................... 65
2.3. Thực trạng du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ........................................ 66
2.3.1. Các tuyến, điểm du lịch chính .................................................................. 67
2.3.2. Lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch ...................................... 68
2.3.3. Khách du lịch........................................................................................... 71
2.3.5. Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan ....................................... 82
2.3.6. Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng ......................................................... 83
2.3.7. Quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với bảo vệ tài nguyên du lịch .. 84
2.3.8. Đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng ............................................. 84
2.4. Tác động của du lịch cộng đồng ở KNTTN Khe Rỗ.................................... 85
2.4.1. Tác động tới cộng đồng địa phương......................................................... 85
2.4.2. Bảo tồn các giá trị văn hóa ...................................................................... 88
2.4.3 Bảo vệ tài ngun và mơi trường .............................................................. 89
2.5. Đánh giá chung về hoạt động DLCĐ tại KBTTN Khe Rỗ ........................... 91
2.5.1. Những thuận lợi và cơ hội........................................................................ 91
2.5.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................. 92
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 95
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ ................................................... 96
3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng............................................. 96
3.1.1. Giải pháp về quản lý ................................................................................ 97
5
3.1.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................... 101
3.1.3. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá ............................................................. 103
3.1.4. Giải pháp về đào tạo lao động du lịch ................................................... 104
3.1.5. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch .................................. 105
3.1.6. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương ............................................ 107
3.1.7. Giải pháp liên kết, hợp tác ..................................................................... 110
3.2. Một số kiến nghị ....................................................................................... 110
3.2.1. Đối với cơ quan trung ương ................................................................... 110
3.2.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý địa phương.............................. 110
3.2.3. Đối với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch ........................... 113
3.2.4. Đối với khách du lịch ............................................................................. 114
3.2.5. Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch ................................ 114
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 115
KẾT LUẬN .................................................................................................... 116
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch Việt Nam đã và đang khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh
tế - xã hội. Hàng năm có hàng triệu lượt khách đi tham quan du lịch, đóng góp tỷ
trọng lớn cho nền kinh tế quốc gia. Theo Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt
Nam, từ chỗ chỉ đón 250.000 lượt khách quốc tế những năm 1990, đến hết tháng
12/2012 cả nước đón 6,847 triệu lượt khách quốc tế 32,5 triệu lượt khách nội địa
với thu nhập du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng. Du lịch được đánh giá là giải
pháp hữu hiệu cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và nâng cao vị thế chính trị
của Việt Nam trên trường quốc tế. Du lịch Bắc Giang cũng khơng nằm ngồi xu thế
phát triển chung của cả nước. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch
Bắc Giang, lượt khách đến Bắc Giang tăng từ 54.339 năm 2005 lên 197.852 lượt
khách năm 2012 cùng với sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh của cơ sở lưu trú,
cơ sở lữ hành trên địa bàn toàn tỉnh.
Các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư
đóng góp một phần khơng nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các điểm khu
du lịch bị mất lợi thế về kinh tế - xã hội và chính trị trong các hoạt động phát triển
du lịch. Do vậy, nếu chúng ta khơng có chiến lược tăng cường sự tham gia của
người dân vào các hoạt động du lịch, để họ thấy được vị trí, vai trị của mình trong
sự phát triển du lịch, lợi ích của họ được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địa
phương thì họ có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch và suy
giảm tài nguyên. Sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên tham gia, một
đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo những cân
bằng về lợi ích giữa các bên tham gia: Nhà nước – Các doanh nghiệp du lịch – Cộng
đồng – Du khách để hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai. Cách tiếp
cận này khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận từ trên xuống
nhằm huy động mọi nguồn lực sẵn có cho phát triển du lịch, góp phần vào q trình
gìn giữ bản sắc, tính đa dạng văn hóa của mỗi cộng đồng [6].
7
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Khe Rỗ tại xã An Lạc, huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Đây được coi là một
trong những điểm đến thú vị của tỉnh Bắc Giang với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc
trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam cùng sự phong phú và đa dạng trong văn hóa
người dân bản địa. Điều này tạo ra lợi thế phát triển du lịch nói chung, du lịch cộng
đồng nói riêng cho KBTTN Khe Rỗ, đồng thời cho phép phối hợp, gắn kết nhiều
loại hình và các điểm du lịch khác trong khu vực.
Tuy tài nguyên du lịch của KBTTN Khe Rỗ khá lớn nhưng do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà các hoạt động du lịch tại KBTTN Khe Rỗ, huyện Sơn Động
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Đời sống người dân trên địa bàn
chủ yếu là thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong một xã An Lạc cịn có tới
9 hộ (52 khẩu) đời sống kinh tế hết sức khó khăn. Mặt khác, người dân thường trú
trong KBTTN Khe Rỗ chưa được khuyến khích tham gia và thu lợi từ hoạt động du
lịch. Trước thực tế đó và đặt mục tiêu bảo vệ giá trị cảnh quan sinh thái của khu
rừng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi đây đồng thời phát
triển đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ, huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang” cho hướng nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử về du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất
hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản
và tìm hiểu văn hóa kết hợp khám phá tự nhiên. Lúc bấy giờ các chuyến tham quan
này diễn ra ở các vùng xa xôi, thiên nhiên cịn hoang sơ. Vì vậy, khách du lịch cần
có sự giúp đỡ của người dân bản địa. Đây chính là tiền đề cho phát triển du lịch
cộng đồng. [6].
Du lịch cộng đồng được nghiên cứu từ sự kết hợp du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm, du lịch văn hóa. Du lịch cộng đồng hướng đến vai trò của cộng đồng
trong hoạt động du lịch mà hình thức cao nhất là quyền điều hành hoạt động du lịch
của cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng được coi là một biện pháp hữu hiệu
nhằm xóa đói giảm nghèo đối với khu vực kém phát triển, nâng cao thu nhập của
cộng đồng từ du lịch thông qua nỗ lực bản thân họ.
8
Ở các nước ASEAN, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi từ Hội thảo “Xây
dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại Indonesia
tháng 5 năm 1995. Sau đó các quốc gia Đơng Nam Á khác cũng tổ chức nhiều cuộc
hội thảo trao đổi quan điểm, khái niệm, điều kiện, cách thức kinh nghiệm xây dựng
mơ hình du lịch cộng đồng.
Ở Việt Nam, tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt
Nam - 2003 được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn về vấn đề phát triển
DLCĐ. DLCĐ ngày càng phát triển phải kể đến sự đóng góp khơng nhỏ của các tổ
chức quốc tế, đáng kể là SNV (tổ chức phát triển Hà Lan), UNDP, MCD (trung tâm
bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng). Năm 2007, với sự hợp tác giữa SNV,
MCD, Viện Đại học Mở, Công ty du lịch Footprints, Công ty lữ hành Intrepid, dự
thảo về "Mạng lưới du lịch cộng đồng của Việt Nam” đã được thiết lập. Đây có thể
coi là hình thức đầu tiên trên quy mơ quốc gia về DLCĐ, tạo tiếng nói chung giữa
các nhà điều hành tour, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, trung tâm giáo dục
với cộng đồng địa phương, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ tài chính trong và ngồi
nước trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và bình đẳng xã hội.
Du lịch cộng đồng được các ban ngành, tổ chức các nước quan tâm nên đã
trở thành lĩnh vực mới trong ngành du lịch. Đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu,
cơng trình nghiên cứu khác nhau về du lịch cộng đồng. Vì thế mà lý thuyết về
DLCĐ dần được hình thành.
Tài liệu “Community Based Tourism for Conversation and Development”
xuất bản năm 2003 của học viện The Mountain Institute, Hoa Kỳ đã đưa ra các khái
niệm về du lịch cộng đồng, vai trò, yếu tố phát triển. Các tác giả cũng đưa ra các ví
dụ về mơ hình du lịch cộng đồng ở vùng Nam Mỹ và Malaysia. Ngoài ra tài liệu
cũng đã đưa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thu hút khách du lịch tham gia
du lịch cộng đồng.
Ở Việt Nam, tác giả Võ Quế có cuốn sách “Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và
vận dụng”, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nội dung sách đã đề cập
đến các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các khái niệm cộng đồng và bản
chất cộng đồng. Qua đó tác giả cũng đã nêu lên mục tiêu, ý nghĩa phát triển du lịch
9
dựa vào cộng đồng, các điều kiện và nguyên tắc để hình thành và phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng. Không chỉ tiếp cận về mặt lý thuyết tác giả còn rút ra những bài
học kinh nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu mơ hình phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng trong nước và của một số nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế
giới[24].
Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2003 do Võ Quế làm Chủ nhiệm đề
tài ‘‘Nghiên cứu xây dựng mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa
Hương – Hà Tây’’, đã đề cập đến vấn đề du lịch và cộng đồng như: khái niệm về
cộng đồng, bản chất và đặc trưng của cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng...
Dựa trên nền tảng hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng du lịch, vai trò của
cộng đồng dân cư tại chùa Hương đề tài đã xây dựng mơ hình mẫu về phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải
pháp thực hiện.
Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung
Lương làm Chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với
sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà –
Hải Phịng”, đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du
lịch, môi trường và phát triển cộng đồng... Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài
phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới đồng thời đề xuất mơ hình bảo
vệ mơi trường với sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ
và quyền lợi cụ thể và các giải pháp để áp dụng mơ hình đã đề xuất tại đảo Cát Bà.
Đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
do PGS.TS Nguyễn Thị Hải nghiên cứu năm 2010-2011: “Nghiên cứu phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt
Nam (nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia Hoàng Liên và Xuân Thủy)”. Đề tài đã
nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng và khả năng phát triển du
lịch sinh thái cộng đồng ở các vườn quốc gia. Tham khảo bài học kinh nghiệm du
lịch cộng đồng ở một số khu vực trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của 14 vườn quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề tài đã phân
tích đánh giá sơ bộ tiềm năng du lịch sinh thái của các vườn quốc gia này. Dựa trên
các điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở hai khu vực nghiên cứu là
10
VQG Hoàng Liên và VQG Xuân Thủy, đề tài đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các
giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu về du
lịch cộng đồng ở một số điểm đến du lịch của Việt Nam như : Phát triển du lịch
cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk của Nguyễn Thị Mai ; Nghiên cứu
điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang của
Nguyễn Đức Khoa; Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển
Nam Định của Trần Thị Lan; Nghiên cứu du lịch sinh thái cộng đồng và đề xuất các
giải pháp phát triển bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh...
Riêng về KBTTN Khe Rỗ, năm 2009, tổ chức phi chính phủ GTV và tỉnh tự
trị Trento (Italia) đã lập dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng với tổng kinh phí
đầu tư gần 200 nghìn euro nhằm góp phần nâng cao đời sống và ý thức bảo vệ môi
trường cho103 hộ thuộc địa bàn 4 thơn, Biểng, Nà Ĩ, Đồng Bây và Đội Mới . Thực
tế cho thấy hoạt động du lịch nơi đây vẫn chưa thực sự phát triển theo đúng tiềm
năng sẵn có. Do vậy, đề tài nghiên cứu này của tác giả sẽ nghiên cứu phát triển du
lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ cụ thể hơn để người dân nhận thức rõ hơn về vai
trị, lợi ích của mơ hình du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc phát triển du lịch
cộng đồng, áp dụng cụ thể vào địa bàn KBTTN Khe Rỗ, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang.
Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại đây, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống và giảm thiểu đói nghèo cho người dân.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu, cơng trình nghiên cứu trước đó tại
khu vực nghiên cứu.
11
- Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu du lịch cộng đồng tại KBTTN
Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội
phục vụ phát triển du lịch của KBTTN Khe Rỗ, trên cơ sở đó xác định được giá trị
du lịch của chúng.
- Tiến hành phỏng vấn, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng phát triển du
lịch của KBTTN Khe Rỗ dựa vào nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DLCĐ tại KBTTN Khe Rỗ,
xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Xây dựng mơ hình mẫu về phát triển
du lịch cộng đồng tại đây.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt khơng gian đề
tài thực hiện nghiên cứu và điều tra xã hội học trên địa bàn KBTTN Khe Rỗ nằm
trong hệ thống KBT TN Tây Yên Tử, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang,
trong mối liên hệ với khu vực lân cận.
Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, phát triển du lịch cộng đồng
KBTTN Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang dựa trên cơ sở
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại
khu vực nghiên cứu.
5. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
Để thực hiện luận văn tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo, quyết định của chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Giang, Ban quản lý KBT TN Tây Yên Tử, Sở Văn Hóa TTDL tỉnh Bắc
Giang, trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch tỉnh Bắc Giang; Đặc điểm tự nhiên
và kinh tế - xã hội.
Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu sở lí luận của các cơng trình liên quan: Du
lịch cộng đồng; cộng đồng làng xã Việt Nam; Phát triển cộng đồng (lý luận và vận
dụng); Cộng đồng các vấn đề xã hội; Nghiên cứu xây dựng mơ hình phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương – Hà Tây; “Một số giải pháp xây dựng sản
phẩm du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang” Ths. Lưu Xuân San; “Kế hoạch hoạt động
của khu bảo tồn Tây Yên Tử - phân ban Khe Rỗ - giai đoạn 2012 – 2016” của tác
12
giả Dario cesarini ;"Phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn sinh thái Khe Rỗ
thông qua phương pháp tiếp cận lồng ghép góp phần xóa đói giảm nghèo cho người
dân” đã được tổ chức “ Gruppo Trentino di Volontrariato” (GTV-Italy) thực hiện
trong năm 2011 và 2012 với kinh phí 180 000 Euro, do tỉnh tự trị Trento (Italy) tài
trợ…
Bản đồ địa hình của Khe Rỗ với việc loại bỏ các trạm kiểm lâm và điểm bảo
vệ Vũng Tròn; bản đồ sử dụng đất trên quy mô khu vực; bản đồ sử dụng đất của
rừng Khe Rỗ các khu lang; bản đồ phân bố các nhóm dân tộc trong các khu làng
phụ cận của Rừng Khe Rỗ; bản đồ cơ sở hạ tầng công cộng trong khu vực rừng Khe
Rỗ…
Tài liệu điều tra xã hội học theo các bảng hỏi cho: khách du lịch, cộng đồng
địa phương, cơ quan chính quyền, ban quản lý KBT Tây Yên Tử, phân ban Khe Rỗ.
Bên cạnh đó cịn tiến hành phỏng vấn nhanh tại đây.
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
a. Kết quả
- Tập bản đồ: chuyên đề và tổng hợp: Vị trí khu vực nghiên cứu, , bản đồ tài
nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng và bản đồ định hướng phát triển du lịch cộng
đồng KBTTN Khe Rỗ.
- Đánh giá tác động của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tới các vấn
đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.
- Đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng
ở KBTTN Khe Rỗ.
b. Ý nghĩa
* Ý nghĩa khoa học
- Củng cố cơ sở lý luận, đưa ra cách nhìn đúng đắn về DLCĐ trên cơ sở tổng
hợp các định nghĩa, nguyên tắc của nhiều tác giả và tổ chức du lịch thế giới.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu đáng tin cậy và góp phần
xác lập căn cứu khoa học cho việc cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ của khu
vực nghiên cứu.
13
- Kết quả nghiên cứu và những định hướng, giải pháp cho việc phát triển
DLCĐ tại KBTTN Khe Rỗ nói riêng và các khu vực có điều kiện tương đồng trên
phạm vi cả nước. Kết quả sẽ là bài học kinh nghiệm cho việc phát triển bền vững.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay Du lịch dựa vào cộng đồng (Community tourism/
Community-based tourism) được phát triển đầu tiên tại Mandeville, Jamaica vào
năm 1978 và dần lan tỏa ra các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển như
Thái Lan, Malaysia, Costa Rica... Ở Việt Nam, DLCĐ đặc biệt phát triển ở các khu
vực miền núi. Sapa (Lào Cai) và Mai Châu (Hịa Bình) là những điểm có sức hấp
dẫn đối với du khách trong và ngồi nước [24].
* Các khái niệm về DLCĐ
Khi nghiên cứu về DLCĐ, các tác giả chưa có sự thống nhất. Cũng như khái
niệm DLST, mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng.
Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng “DLCĐ là một loại hình du
lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích
kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [24]. Trong định
nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trị và lợi ích kinh tế mà DLCĐ
đem lại cho người dân địa phương.
Một quan niệm khác cho rằng: “DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng
đồng (chủ), và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại
các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương”. Rõ ràng, tác
giả của quan niệm này thiên về khía cạnh xã hội học, nhìn hoạt động du lịch như
một môi trường nảy sinh và phát triển các quan hệ xã hội.
Các nhà khoa học theo quan điểm bảo tồn thì cho rằng “DLCĐ là nhằm bảo
tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững.
DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ
chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng” [13].
Những hướng tiếp cận trên đều chú ý đến tính bền vững của hoạt động du
lịch này, xem nó cũng là một bộ phận của phát triển bền vững. Đại diện cho tư
15
tưởng này là hai định nghĩa sau: DLCĐ là du lịch chú ý đến tính bền vững của mơi
trường tự nhiên, văn hóa và xã hội. DLCĐ được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng
địa phương và phục vụ chính cộng đồng, với mục tiêu tăng cường nhận thức và hiểu
biết của du khách về đời sống của người dân địa phương (REST, 1997); và “DLCĐ
là du lịch bền vững về mặt xã hội, được thực hiện và điều hành phần lớn bởi cộng
đồng địa phương hay người bản địa và có sự kiểm sốt chung. Sự kiểm sốt chung
là chú trọng đến lợi ích của cả cộng đồng hơn là lợi ích của mỗi cá nhân, sự bình
đẳng về quyền lực trong cộng đồng, và sự củng cố giá trị văn hóa truyền thống,
nâng cao cơng tác bảo tồn và quản lý có trách nhiệm tài nguyên.”
Có thể nhận định rằng DLCĐ thực chất là tiếp cận cộng đồng trong hoạt
động du lịch, trong đó vai trị của cộng đồng được đề cao, thể hiện ở sự tham gia
chủ động và tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch trên địa bàn sinh
sống của họ.
1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng, một điểm du lịch cần đảm bảo các
điều kiện cơ bản sau:
- Thái độ cư xử giữa cộng đồng và du khách.
- Khả năng tiếp cận điểm du lịch.
- Khả năng cung ứng các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại.
- Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hút lớn
- Cơng tác quảng bá du lịch.
16
Thái độ ứng xử
Khả năng
giữa cộng đồng
tiếp cận
và du khách
điểm DL
Khả năng cung
Du lịch
ứng các dịch vụ
Nguồn tài nguyên
DL phong phú, đa
cộng đồng
du lịch cơ bản
dạng
Công tác quảng
Các yếu tố
bá, xúc tiến DL
khác
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động[24]
- Các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu phát triển hệ thống
nhà nghỉ nhưng công tác xúc tiến không tốt thì sẽ khơng có khách hoặc lượng khách
sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu công tác tiếp thị tốt nhưng thái độ làm du lịch của người
dân không tốt sẽ làm mất lòng tin của khách du lịch.
- Để các khâu đều hoạt động tốt, ngoài sự cố gắng của bản thân cộng đồng
cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm.
1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
a. Mục tiêu
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nhằm đạt đến 4 mục tiêu cơ bản về
mặt kinh tế, xã hội và mơi trường sau:
- Góp phần bảo vệ tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và mơi trường;
- Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu
về du lịch và những lợi ích kinh tế khác cho CĐĐP;
- Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng;
- Mang đến cho du khách một sản phẩm DL có trách nhiệm đối với môi
trường và xã hội.
17
b. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
- Có sự đồng thuận của CĐĐP và các bên tham gia (bao gồm chính quyền và
cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp du lịch, các nhà nghiên cứu, các tổ chức
phi lợi nhuận và chính cộng đồng);
- Có sự đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng từ quá trình lập kế hoạch,
quy hoạch và quản lý;
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng;
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, đảm bảo sự phân chia công bằng
cho mọi thành viên tham gia và một phần dành để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục;
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
1.1.4. Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng địa phương trong du
lịch
DLCĐ thường không tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ với các loại
hình du lịch khác để tạo thành những sản phầm du lịch đảm bảo các nội dung đã
nêu ở trên. Trong giai đoạn hiện nay, các dạng tham gia phổ biến của cộng đồng
trong hoạt động du lịch có thể kể đến như:
- Cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà dân;
- Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc có
đóng góp cho cộng đồng;
- Người dân tìm việc trong ngành du lịch như làm hướng dẫn viên, làm lễ
tân, nấu ăn phục vụ du khách....;
- Tham gia các hoạt động như hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động của du khách
(chẳng hạn như hướng dẫn một số phương thức làm đồng, hướng dẫn leo núi...);
- Sản xuất hàng hóa và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách không
qua trung gian;
18
Ngồi ra, cộng động có thể tham gia gián tiếp vào du lịch thông qua sản xuất
và cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng...
1.1.5. Cách thức xây dựng mơ hình phát triển du lịch cộng đồng
Kế hoạch xây dựng mơ hình phát triển dựa vào cộng đồng là một chương
trình hoạt động có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong xã hội. Trong đó cộng
đồng dân cư đóng vai trị quan trọng nhằm phát huy các nguồn lực, sử dụng các
nguồn lực một cách hợp lý để tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại các điểm có tài
nguyên du lịch phong phú, đồng thời nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát
triển du lịch của dân, do dân và vì dân. Các bước xây dựng mơ hình phát triển du
lịch [11]
Bước 1: Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
nhận diện cộng đồng tại điểm du lịch.
Bước 2: Xác định thị trường
Bước 3: Xây dựng mục tiêu tổng quát cụ thể
Bước 4: Xác định nguồn lực xây dựng mơ hình và các trở ngại
Bước 5: Hoạch định chương trình hoạt động của mơ hình
Bước 6: Triển khai mơ hình
Bước 7: Áp dụng mơ hình vào thực tế
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của thế giới và Việt Nam
1.2.1. Khái quát các cơng trình nghiên cứu theo hướng du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Khơng có một
mơ hình chung áp dụng cho mọi VQG hay khu bảo tồn. Tuy nhiên, để có một hình
dung rõ ràng hơn về DLST dựa vào cộng đồng, chúng tôi xin đưa ra dưới đây một
mô hình DLST dựa vào cộng đồng đã được chứng minh là tương đối thành công bởi
Foucat (2004). Sử dụng những tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội, mơi
trường, kinh tế và chính trị, tác giả đã chứng minh DLST dựa vào cộng đồng ở
Ventanilla đang hướng tới sự bền vững, [9].
Giới thiệu sơ lược về cộng đồng Ventanilla
19
Cộng đồng Ventanilla thuộc bang Oaxaca, bang đa dạng nhất về dân tộc và
sinh học của Mêhicô, nằm ở bờ biển Nam Thái Bình Dương. Làng Ventanilla được
thành lập cách đây 30 năm khi các hộ dân di cư xuống vùng bờ biển, chủ yếu từ hai
làng La Florida và Tonameca. Cộng đồng có quy mơ nhỏ với 19 hộ gia đình, 90 hộ
dân. Nhà cửa được dựng chủ yếu bằng cây cọ dừa và gỗ.
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ
Huatulco và Puerto Esscondido. Mazunte và Puerto Angel là hai điểm du lịch khác
trong vùng[24]
Sơ lược về lịch sử phát triển và hiện trạng du lịch ở Ventanilla
Mơ hình DLST dựa vào cộng đồng ở Ventanilla
Cộng đồng Ventanilla có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển DLST - hấp
dẫn về tự nhiên và văn hóa. Bản thân cộng đồng là người khởi nguồn DLST ở đây
bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ. Trong suốt q trình phát triển DLST, họ
ln giữ thế chủ động và trung tâm, các đơn vị khác, gồm các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, trường đại học cũng tham gia nhưng với vai trò hỗ trợ cộng đồng.
20
Tổ chức chính phủ
Các đơn
Cơ sở
DLST địa
Liên kết
doanh du
phương
Tổ chức phi chính phủ
vị kinh
lịch bên
Hỗ trợ
Hợp
ngồi
tác
Trường đại học
Giữ vai trị quản lý và vận hành hoạt
động kinh doanh DLST, bảo tồn
mơi trường
Hình 1.3: Mơ hình DLST dựa vào cộng đồng ở Ventanilla [24]
1.2.1. Du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk
Đặc điểm làng Ghandruk
Làng Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng AnnapuraNepan. Dân trong vùng thuộc nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau bao gồm các dân
tộc thiểu số là Gurung, Thakali và Managba…, họ đã sinh sống ở đây qua nhiều thế
kỷ, nên hình thành nền văn hóa, phong tục tập quán và nhiều lễ hội lâu đời, hấp dẫn
du khách. Làng Annapurna nằm trong điều kiện khí hậu khác nhau từ cận đới đến
ơn đới, sa mạc và khơ. Khu bảo tồn có nhiều điều kiện tự nhiên phong phú như hệ
động thực vật phát triển đặc biệt ở đây có các lồi Báo Tuyết, Cừu Xanh, hàng trăm
loài phong lan và nơi có khu rừng cây Đỗ Quyên lớn nhất thế giới.
Địa hình vùng Annapurna có rất nhiều núi cao, hiểm trở như đỉnh núi
Hymalaya cao nhất thế giới, nhưng lại rất độc đáo phù hợp cho những cuộc đi bộ
thám hiểm.
Hoạt động du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn Annapurna
Năm 1986, được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng
Annapurna, vùng đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích
21
chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ mơi trường với phát triển cộng đồng bền vững.
Phát triển du lịch cộng đồng tại làng Ghandruk đặt ra các tiêu chí:
- Xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, đặc biệt là các cộng đồng
chỉ sống dựa vào điều kiện tự nhiên.
- Tạo ra thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng bằng các dịch
vụ du lịch thay cho việc đốn củi, khai thác săn bắn các loại động vật.
- Bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc.
Thành phần tham gia vào mơ hình du lịch cộng đồng: Đơn vị tổ chức ACAP
(Annapurna Conservation Area Project), Trung tâm đào tạo khách sạn, Đơn vị hỗ
trợ, Các già làng, trưởng bản, Cộng đồng dân cư.
Mơ hình phát triển du lịch cộng đồng hoạt động chịu sự tác động của các
nhân tố: Nhân tố quản lý (các tổ chức phi chính phủ, ACAP-đon vị tổ chức thành lập);
Yếu tố tài nguyên của địa phương; Cộng đồng tham gia; các Nhân tố tác động khác.
Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn
quốc gia Annapurna như sau:
- Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là rất quan trọng, ngoài ra sự hỗ trợ
của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú trọng công
tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn đề của dự án
cũng rất quan trọng.
- Nghiệp vụ về du lịch có ý nghĩa quyết định, chú trọng cơng tác đào tạo bồi
dưỡng và bảo tồn thông qua các lớp tập huấn, các báo cáo chuyên đề và các lớp học
tập về du lịch cho cộng đồng.
- Trong quá trình tổ chức, cần tôn trọng các giá trị tri thức văn hố bản địa
của cộng đồng trong suốt q trình triển khai dự án từ việc hỏi ý kiến, bàn bạc, nêu
kế hoạch và triển khai.
- Có sự cam kết đảm bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch
với cộng đồng.
- Tăng quyền lực cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch.
22
1.2.2. Du lịch cộng đồng tại làng Yubeng, Vân Nam, Trung Quốc
Đặc điểm của làng Yubeng
Làng Yubeng nằm ở phía đông quận Deqin, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Là
đặc trưng của một cộng đồng Tây Tạng nhỏ. Theo người Tây Tạng, Yubeng có
nghĩa là “nơi các tác phẩm kinh điển được tìm thấy”. Nằm ở chân núi Meili và bao
quanh bởi núi tuyết, rừng nguyên sinh, đồng cỏ đầm lầy, thung lũng và cánh đồng.
Những người đến làng phải đi bộ hay bằng ngựa một quãng đường núi dài 8km. Nơi
đây là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch sinh thái trong và ngoài nước,
những người yêu thích thiên nhiên, cuộc sống làng quê mộc mạc và văn hóa Tây
Tạng. Người dân ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề nông, một số nhà hoạt động
kinh doanh cho khách thuê nhà ở cùng.
Các nhà leo núi, du khách ưa mạo hiểm, người đi bộ đường dài và các nhà
nhiếp ảnh đã đến chinh phục và thám hiểm Yubeng. Yubeng ngày càng được nhiều
người biết đến và trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng trên toàn thế
giới. Đây là điểm du lịch ưa thích của những du khách yêu thích thiên nhiên, du lịch
sinh thái, phong tục tập qn và văn hóa tín ngưỡng truyền thống.
Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng Yubeng
Từ giữa năm 1990, dân làng bắt đầu hoạt động kinh doanh loại hình ở nhà
dân và cưỡi ngựa, cung cấp cho khách du lịch dịch vụ nhà ở, giao thông và một số
dịch vụ cơ bản khác. Với số lượng khách du lịch đến Yubeng ngày càng cao, những
người dân ở làng bắt đầu kinh doanh khách sạn gia đình nhiều hơn. Doanh thu về
phịng ở và thu nhập đánh xe ngựa mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho dân làng.
Điều này, đến một mức độ nhất định đã dẫn đến phe phái và thậm chí xung đột giữa
các người dân trong làng. A-Rong là một giáo viên tiểu học, khi tham quan Yubeng
vào năm 2002, ông xây dựng một đề án và kêu gọi dân làng đón khách du lịch theo
lượt quay vịng. Ban đầu đề án của ơng khơng được chấp thuận. Ơng giải thích nếu
khơng làm như vậy thì một số người sẽ khơng kiếm được tiền và nghèo hơn nhiều.
Sau đó, đề án của ơng được chấp thuận. Tuy nhiên, nếu khơng có cơ chế hiệu quả
cho việc phối hợp các hoạt động cạnh tranh hoặc để hòa giải các xung đột, các mối
quan hệ đơn giản giữa những người dân trong làng sẽ bị de dọa và phong tục dân
23