Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
240
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUY HOẠCH VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN BÀ NÀ - NÚI CHÚA
RESEARCHING PROJECT AND ENCOTOUR DEVELOPING SOLUTION IN
BANA-NUI CHUA RESERVE
SVTH: ĐỖ DIỆP UYÊN PHƢƠNG
Lớp : 05CDL2, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. ĐẬU THỊ HOÀ
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bà Nà – Núi Chúa được xem là một cao nguyên giữa lòng miền Trung, một khu du lịch sinh
thái đầy tiềm năng. Vì vậy, việc “nghiên cứu quy hoạch và các giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà- Núi Chúa” sẽ là nền tảng quan trọng góp phần đẩy
mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của khu du lịch, nhằm gắn kết du lịch với bảo tồn phát triển
kinh tế cộng đồng địa phương. Bài báo này nghiên cứu một số các dự án quy hoạch khu
BTTN và tác động của nó đối với việc phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, đề xuất những biện
pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững rừng Bà Nà gắn liền với hoạt động du lịch sinh thái.
SUMMARY
“Bana-Nui Chua” is consider the hightland of the middle Vietnam. It thought that it is the
patential ecotour. So plan research ecoutour developing solution in Bana nature reserve is the
important foundation the connection tour with local community development. This article aims
to reseach some planning poject of naute reserve, as well as its effect to ecotour development.
From there, it is the solutions are given to reserve development Bana forest firmly together with
ecotour activities.
1. Mở đầu
Ngày nay, cùng với sự hội nhập và chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, dịch vụ du
lịch đóng vai trò lớn trong thành phần kinh tế của mỗi quốc gia. Với xu hƣớng chung của toàn
cầu, việc tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch
nói riêng đang là vấn đề cần đƣợc đặt ra. Việc nghiên cứu tình hình quy hoạch và các giải
pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà- Núi Chúa” sẽ là nền tảng
quan trọng thúc đẩy du lịch Bà Nà nói riêng và du lịch Đà Nẵng nói chung.
Với mục đích chính của đề tài là nhằm Đánh giá các dự án quy hoạch khu BTTN, tác
động của nó đối với việc phát triển du lịch sinh thái và đề xuất những biện pháp bảo tồn và
phát triển bền vững rừng Bà Nà gắn liền với hoạt động du lịch sinh thái.
Đối tuợng nghiên cứu của đề tài là những vùng đất nằm trong khuôn khổ quy hoạch
của khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa.
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên những quan điểm sau: quan điểm hệ thống, quan điểm
sinh thái, quan điểm thực tiễn.
Sử dụng phƣơng pháp chủ yếu là thu thập để xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Ngoài ra, phƣơng pháp bản đồ cũng đƣợc vận dụng nhằm mang lại một cái nhìn tổng quan,
trực diện.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
241
2. Nội dung
Qua việc khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Bà Nà - Núi
Chúa cho thấy rằng đây là một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng.
2.1 Cơ sở để phát triển khu du lịch sinh thái Bà Nà- Núi Chúa
Bà Nà- Núi Chúa đã đƣợc khai thác từ rất lâu(1901) và đƣợc đánh giá cao bởi các
chuyên gia ngƣời Pháp. Đại uý Debay- ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ thám sát và nghiên cứƣ về
Bà Nà đã nhận xét rằng: Bà Nà là nơi nghỉ dƣỡng tốt nhất vì những lý do sau đây:
- Không khí trong lành, rất thích hợp với ngƣời Âu Châu
- Vị trí gần thành phố Đà Nẵng, chỉ cách trung tâm 30km, đi lại tƣơng đối dễ dàng
- Có hàng loạt những cao nguyên bé nhỏ từ 1-2 ha cách nhau không xa
- Lớp đất mặt có thể cày cấy, không dày và không có mùn
- Quang cảnh lý tƣởng, có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn
2.2 Những tiềm năng chính để phát triển du lịch Bà Nà- Núi Chúa
Do có những ƣu đăi của thiên nhiên về địa hình, đất đai, khí hậu đặc biệt là tài nguyên
sinh vật rừng, khu bảo tồn này đă đang trở thành một địa điểm lý tƣởng để phát triển loại hình
du lịch sinh thái. Địa hình ở đây đa dạng, phức tạp tạo nên những nét độc đáo rất hấp dẫn du
khách.
Khí hậu chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghỉ dƣỡng tại nơi
đây. Với biên độ nhiệt dao động từ 18
0
-26
0
, khí hậu ôn hoà, suối chảy róc rách, rừng cây xào
xạc làm cho nơi đây có thể so sánh với những khu nghỉ mát nhƣ Tam Đảo, Đà Lạt…
Sự đa dạng sinh học cũng góp phần tạo nên cảnh quan sinh thái tại nơi đây. Tài nguyên
sinh vật rừng khá phong phú kể cả số lƣợng và chủng loại. Hệ thực vật gồm 543 loài, thuộc
379 chi và 136 họ. Hệ động vật gồm 256 loài, trong đó lớp thú có 62 loài, lớp chim 179 loài,
lớp bò sát 17 loài và 44 loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Viêt Nam.
Cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng cùng với những địa danh nổi tiếng ở đây nhƣ: Thác
Cầu Vồng, nhà hát Opera, Miếu Bà, Chùa Linh Ứng, đồi Vọng Nguyệt …sẽ góp phần làm
phong phú thêm các điểm tham quan và các loại hình du lịch sinh thái ở nơi đây.
2.3 Những quy hoạch tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch sinh thái
Dựa vào việc phân tích những tiềm năng trên để đƣa ra các dự án quy hoạch phục vụ
cho việc phát triển du lịch sinh thái Bà Nà- Núi Chúa.
2.3.1 Quy hoạch xây dựng và bảo tồn đa dạng sinh học
Mục đích
- Đánh giá thực trạng môi trƣờng sinh thái và tài nguyên sinh vật ở KBT
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
242
- Tìm hiểu vai trò ảnh hƣởng và khả năng phục hồi môi trƣờng sinh thái KBT
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn môi trƣờng sinh thái và tài nguyên sinh vật ở KBT
- Góp phần nâng cao dân trí, nâng lực quản lý bảo vệ tài nguyên sinh vật của cán bộ và cƣ
dân vùng đệm nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững KBT
Cơ sở thực hiện
- Điều kiện sinh thái: Vì vậy, nơi đây chính là khu vực giao thoa với các luồng động thực vật
vô cùng phong phú và đa dang, đặc biệt là những loài động thực vật quy hiếm, có giá trị về
kinh tế và ý nghĩa khoa học cao.
- Cơ sở vật chất: Đề án quy hoạch với mục tiêu đa ngành bao gồm địa lý, môi truờng, kinh tế
nông lâm nghiệp, xã hội, dịch vụ du lịch. Trong quá trình thực hiện, các chuyên đề của các
chuyên ngành sẽ do các nhóm chuyên gia thực hiện.
Cơ quan quản lý dự án là Sở du lịch thành phố Đà Nẵng và tổ chức chuyên gia hỗ trợ dự án là
ông Antione Eroute với kinh phí 110.000 euro.
Dự kiến đóng góp của dự án
+ Về mặt khoa học: Làm cơ sở khoa học vững chắc để xây dựng, bảo tồn và phát triển bền
vững KBT. Phát hiện và khuyến cáo bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm.
+Về mặt kinh tế: Bảo tồn và phát triển nguồn gen, phát triển du lịch, dịch vụ…từ đó góp phần
nâng cao đời sống cho cƣ dân quanh KBT.
+Về mặt xã hội: phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao
nhận thức và vai trò bảo vệ của cƣ dân
2.3.2. Quy hoạch phát triển và trồng thử nghiệm vườn Hoa Đào Chuông ở khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa
Mục đích
- Xác định đƣợc sự phân bố và độ phong phú, tiềm năng phát triển cây Đào Chuông.
- Xác định nhu cầu sinh lý, sinh thái cần thiết để cây phát triển tốt trong điều kiện trồng trong
vƣờn.
- Tạo đuợc nguồn giống và đƣa ra đƣợc quy trình trồng vƣờn cây ở KBT và các vùng lân cận.
- Đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Đào Chuông.
- Đào tạo một đội ngũ có đủ năng lực để nhân giống và phổ biến cây Đào Chuông trên diện
rộng ở KBT và các vùng khác.
Cơ sở thực hiện
- Điều kiện sinh thái: Cây Đào Chuông, hay còn gọi là Trợ hoa. Là loại cây tiểu mộc , có chiều
cao khoảng 5m, nhánh non không lông. Hoa rất đẹp có màu đỏ, chỉ nở vào dịp Tết Nguyên
Đán.Theo nguồn tài liệu thì cây Đào Chuông có mặt với mật độ cao ở Bạch Mã Hải Vân và Bà
Nà- Núi Chúa.
- Cơ sở vật chất: Bên cạnh sự hợp tác của các chuyên gia thuộc các ngành liên quan nhƣ địa
lý, môi trƣờng sinh thái…thì còn có chuyên ngành dịch vụ du lịch nhằm nghiên cứu về
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
243
phƣơng thức tác động và đánh giá hiệu quả của dịch vụ đến sự pháy triển của KBT. Ngoài ra
dự án còn lấy hƣớng và sự quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành du lịch thành phố
Đà Nẵng làm cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu.
Dự án do Ban quản lý khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ làm chủ dự án với nguồn kinh
phí hỗ trợ 90.000 euro của ông Antione Eroute, Cộng hoà Pháp.
Dự kiến đóng góp của dự án
- Về mặt thẩm mĩ : xây dựng một vƣờn cây Đào Chuông có diện tích 150-200m
2
tại KBT và
một khu vƣờn ƣơm giống cây Đào Chuông khoảng 30-50m
2
, góp phần tạo nên cảnh sắc thiên
nhiên đặc trƣng của KBT.
- Về mặt khoa học: Làm cơ sở khoa học vững chắc để xây dựng, và phát triển kinh tế du lịch
sinh thái ở Khu bảo tồn và Vƣờn quốc gia. Có quy trình chuẩn để bảo vệ nhân giống loaì Đào
Chuông quý hiếm.
- Về kinh tế: góp phần phát triển du lịch, dịch vụ KBT, từ đó góp phần nâng cao đời sống cho
dân cƣ xung quanh.
- Về mặt xã hội: góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho cƣ dân, làm cho ngƣời dân an tâm
sinh sống, gắn với KBT.
Địa điểm thực hiện: các khu vực vƣờn hoa tại khu Núi Chúa và khu Lệ Nim, đặc biệt
là khu vực ngay tại cổng khu Núi Chúa
2.3.3. Xây dựng vườn chim thú Bà Nà
Mục đích
Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà là cần thết và cấp bách nhằm bảo vệ và phát
triển các loài quý hiếm hoặc sắp bị diệt vong, đồng thời nuôi dƣỡng gây trồng các loại có giá
trị về kinh tế, khoa học văn hoá. Do vậy mục tiêu của dự án là xây dựng sản phẩm du lịch sinh
thái để tạo đi thu hút khách tham quan và đồng thời xây dựng Bà Nà thành khu bảo tồn đặc sắc
của quốc gia có nhiều hệ động thực vật quý hiếm.
Cơ sở thực hiện
- Điều kiện sinh thái: khí hậu ôn hoà, mát mẻ tạo yếu tố thuận lợi để các loài động vật sinh
sống.
- Cơ sở vật chất: Khu du lịch Bà Nà đã đƣợc trang bị khá đầy đủ về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất để phục vụ cho công tác bảo vệ các vƣờn thú. Dự án sẽ đƣợc Ban quản lý khu du lịch
Bà Nà- Suối Mơ thực hiện dƣới sự chỉ đạo của Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng. Nguồn vốn
đƣợc cung cấp bởi vùng Nord pas de clais- Prance với tổng kinh phí dự trù cho dự án là:
7.000.000.000đ.
Dự kiến đóng góp của dự án
- Dự án đầu tƣ xây dựng Vƣờn chim thú Bà Nà bảo vệ đƣợc một diện tích lớn trong Khu
du lịch Bà Nà- Suối Mơ, thể hiện đƣợc các sinh cảnh rất đa dạng với các loài động thực vật
đặc trƣng. Dự án sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch Bà Nà- Núi Chúa nói riêng và du lịch
Đà Nẵng nói chung , góp phần nâng tầm du lịch Đà Nẵng thành trung tâm thu hút du lịch của
cả nƣớc hay của khu vực trong tƣơng lai.
Địa điểm xây dựng dự án: khu thung lũng hoa
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
244
2.4. Các giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái Bà Nà- Núi Chúa
2.4.1. Giải pháp về mặt qui hoạch
Trƣớc hết cần có một qui hoạch tổng thể khi phát triển du lịch Bà Nà trên cơ sở đảm
bảo 3 mục tiêu cơ bản: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế cộng đồng. Đặc
biệt, việc đƣa 3 quy hoạch về: bảo tồn sinh học, trồng vƣờn cây Đào Chuông và xây dựng
vƣờn chim thú cần đƣợc ƣu tiên thực hiện trong toàn bộ quy hoạch tổng thể khu du lịch Bà Nà.
Có chính sách thu hút các nhà khoa học, các tổ chƣc quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên các trƣờng tham quan du lịch. Qua đây nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi
trƣờng và tranh thủ các nguồn vốn của tổ chức quốc tế và các đóng góp của các nhà khoa học
vào việc thực hiện các dự án quy hoạch.
2.4.2. Giải pháp về đầu tư và các điều kiện liên quan hoạt động du lịch
- Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các cuộc thi, các buổi hội nghị nhằm tìm ra
những ý tƣởng mới phục vụ cho phát triển du lịch Bà Nà.
- Có giải pháp cải tạo tuyến đƣờng chính lên đỉnh Bà Nà tạo điều kiện an toàn cho du khách.
- Thiết kế logo và slogan nhằm tạo nên một thƣơng hiệu riêng cho khu du lịch Bà Nà.
- Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá du lịch
- Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch, hạn chế sự tác động vào tài
nguyên rừng bằng cách phục hồi các ngành nghề thủ công truyền thống, các tập tục, lễ hội của
đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản phẩm du lịch.
2.4.3. Giải pháp về Giáo dục Đào tạo
- Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ hƣớng dẫn viên du lịch nhằm đảm bảo
các kiến thức về du lịch, môi trƣờng, văn hoá bản địa
- Xây dựng phòng trƣng bày giới thiệu tài nguyên sinh vật rừng nói riêng và tài nguyên du lịch
nói chung để tạo sự hấp dẫn cho du khách.
- Tranh thủ các chƣơng trình hợp tác về bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng gắn kết với du
lịch sinh thái của các tổ chức trong và ngoài nƣớc . Qua đó tạo điều kiện cho cán bộ trẻ giao
lƣu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, tham gia các lớp đào tạo theo các chƣơng tŕ nh viện trợ.
3. Kết luận
Bà Nà- Núi Chúa là một nơi có nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là tiềm năng về du
lịch sinh thái.
Để phát triển du lịch sinh thái Bà Nà- Núi Chúa cần phải quy hoạch thành các khu sinh
thái điển hình nhƣ: các khu nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà- Núi Chúa, vƣờn hoa Đào
Chuông, vƣờn chim thú Bà Nà. Đây sẽ chính là những điểm du lịch nổi bật của khu du lịch Bà
Nà-Núi Chúa. Tuy nhiên, để thu hút du khách đến với khu du lịch này nhiều hơn, các khu này
cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên các tuyến du lịch.
Để hình thành những khu du lịch sinh thái này cần phải có một đội ngũ nghiên cứu
khoa học đa ngành và các chính sách thu hút nguồn vốn tài trợ và vốn đầu tƣ.
Việc đầu tƣ xây dựng các dự án quy hoạch trên là tận dụng khai thác hiệu quả những
tiềm năng và lợi thế sẵn có về lĩnh vực du lịch của Đà Nẵng. Mặt khác, những dự án này sẽ
góp phần phát hiện sự đặc sắc của khu du lịch Bà Nà- Núi Chúa nói riêng hay du lịch Đà Nẵng
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
245
nói chung, góp phần nâng tầm du lịch Đà Nẵng thành trung tâm thu hút du lịch của cả nƣớc
hay của khu vực trong trong tƣơng lai.
4. Kiến nghị
Các dự án quy hoạch này là loại hình đƣợc đầu tƣ nhƣ công viên sinh thái- loại hình
vui chơi giải trí. Song các dự án này lại đƣợc xây dựng trên các khu vực có địa hình phức tạp,
có nhiều mặt hạn chế và khó khăn về điều kiện kinh tế cũng nhƣ xã hội. Hầu hết các khu xây
dựng dự án đều nằm trong vùng khuyến khích và ƣu đãi. Vì vậy các cơ quan chức năng thẩm
quyền của thành phố Đà Nẵng cần phải đƣa ra những chính sách thuế và tài chính ƣu đãi nhất,
cụ thể nhƣ: cho các dự án đƣợc miễn tiền thuê đất, sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc các nguồn
quỹ hay tín dụng ƣu đãi nhất để đầu tƣ và hƣởng các chính sách thuế ƣu đãi nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thái Bá Lợi, Phạm Phúc(2006), Bà Nà Danh sơn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng
[2] Ngô Trƣờng Thọ (1999), Tài liệu thuyết minh về khu du lịch Bà Nà- Núi Chúa
[3] Sở du lịch thành phố Đà Nẵng, tài liệu tóm tắt về quy hoạch tổng thể và một số dự án phát
triển khu du lịch Bà Nà- Núi Chúa.
[4] Viện quy hoạch thành phố Đà Nẵng, tài liệu về bản đồ quy hoạch Bà Nà- Núi Chúa
.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
246