Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu khả năng phát thải của hexaclobenzen (HCB) và đánh giá mức độ rủi ro từ sự phát thải trong quá trình đốt cháy của các hoạt động công nghiệp đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHÍ THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT THẢI CỦA
HEXACLOBENZEN (HCB) VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO
TỪ SỰ PHÁT THẢI TRONG Q TRÌNH ĐỐT CHÁY CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHÍ THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT THẢI CỦA
HEXACLOBENZEN (HCB) VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO
TỪ SỰ PHÁT THẢI TRONG Q TRÌNH ĐỐT CHÁY CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHIỆP ĐẾN MƠI TRƯỜNG

Chun ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường – Viện Hàn Lâm Khoa học và Cơng
nghệ Việt Nam, Th.S. Nguyễn Hồng Tùng – Viện Công nghệ Môi trường, cùng
các anh chị cán bộ trong Viện Công nghệ Môi Trường .Những người đã tận tình
chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Hóa học – Trường đại học
Khoa học Tự nhiên, ban lãnh đạo Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi trân trọng và biết ơn
sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn để
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên
Phí Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3
1.1.Công ước Stockholm về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy..................3
1.2.Một số tính chất của Hexaclobenzen....................................................................4
1.3.Độc tính của Hexaclobenzen ................................................................................5

1.4.Một số nguồn phát thải HCB................................................................................8
1.4.1.Phát thải HCB từ các hoạt động sản xuất công nghiệp..................................8
1.4.2. Phát thải HCB từ các lị đốt cơng nghiệp...................................................10
1.5. Cơ chế hình thành HCB từ quá trình đốt cháy...................................................12
1.6. Hệ số phát thải HCB từ quá trình đốt.................................................................13
1.7. Các phương pháp xử lý, phân tích mẫu trong mẫu chất thải rắn........................15
1.7.1. Phương pháp lấy mẫu …….....................................................................…16
1.7.2. Phương pháp bảo quản mẫu…....................................................................16
1.7.3.Các phương pháp xử lý mẫu…………………….……………………..….17
1.7.4.Phương pháp sắc kí khí và ứng dụng trong phân tích mẫu mơi trường.......21
1.7.5.Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định HCB................................25
1.7.6.Quy trình phân tích HCB của tổ chức Bảo vệ Mơi trường Mỹ(US EPA) ..26
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................…27
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................27
2.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.......................................................................27
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………27
2.2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………...27
2.3. Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và thiết bị............................................................31
2.3.1 Hóa chất ......................................................................................................31
2.3.2. Thiết bị........................................................................................................32
2.4. Chuẩn bị mẫu phân tích hàm lượng HCB trên thiết bị GC/ECD …..................33


2.4.1 Chuẩn bị mẫu…….......................................................................................33
2.4.2. Quy trình phân tích và tính tốn kết quả….............................................…34
2.4.3. Tính tốn hệ số phát thải.............................................................................38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... ...........39
3.1. Nghiên cứu, khảo sát các điều kiện tối ưu trong quá trình tách chiết mẫu và xác
định hàm lượng HCB trong mẫu chuẩn.........................................................................39
3.1.1. Khảo sát các điều kiện tối ưu trong quá trình phân tích HCB ....…..........39

3.1.2. Xác định giá trị sử dụng của phương pháp phân tích HCB ............................47
3.1.3.Khảo sát các điều kiện tối ưu đến quá trình tách,chiết mẫu .......................49
3.1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định HCB............................51
3.1.5. Đánh giá điều kiện cần cho phương pháp phân tích HCB.........................53
3.2. Đánh giá hàm lượng HCB có trong mẫu tro và xỉ thải.....................................55
3.3. Tính tốn hệ số phát thải HCB..........................................................................59
3.4 Đánh giá sơ bộ về khả năng rủi ro đến môi trường của HCB...........................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................64
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66
PHỤC LỤC...................................................................................................................69


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của HCB.............................................................................4
Hình 1.2. Mơ phỏng kỹ thuật chiết Soxhlet...................................................................20
Hình 2.1. Tóm tắt quy trình phân tích mẫu tro thải để xác định hàm lượng HCB........35
Hình 3.1. Chế độ chia dịng tỉ lệ 1:5..............................................................................40
Hình 3.2. Chế độ chia dịng tỉ lệ 1:20...........................................................................40
Hình 3.3. Chế độ chia dịng tỉ lệ 1:10............................................................................41
Hình 3.4. Tốc độ khí mang 0,5 ml/phút.........................................................................42
Hình 3.5. Tốc độ khí mang 1 ml/phút............................................................................42
Hình 3.6. Tốc độ khí mang 1,5 ml/phút.........................................................................43
Hình 3.7. Sắc đồ HCB của tốc độ gia nhiệt 4°C/phút....................................................44
Hình 3.8. Sắc đồ HCB của tốc độ gia nhiệt 8°C/phút....................................................44
Hình 3.9. Sắc đồ HCB của tốc độ gia nhiệt 12°C/ phút.................................................45
Hình 3.10. Sắc đồ HCB của tốc độ gia nhiệt 20°C/phút................................................45
Hình 3.11. Đường chuẩn của HCB................................................................................47
Hình 3.12. Mẫu bị nhiễm bẩn este phtalat......................................................................52
Hình 3.13. Đánh giá giới hạn phát hiện của phương pháp đối với HCB ở nồng độ 1ng/g

trọng lượng khơ..............................................................................................................54
Hình 3.14. Sắc đồ đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với HCB...............54
Hình 3.15. Hàm lượng HCB trong tro thải…………………………………………….57
Hình 3.16. Hàm lượng HCB trong xỉ thải…………………………………………..…57
Hình 3.17. So sánh hàm lượng HCB trong các loại lò đốt…………………………….59


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thời gian bán phân hủy của HCB trong mơi trường……………………..….5
Bảng 1.2. Ước tính trung bình phát thải khí tồn cầu của HCB....................................15
Bảng 1.3. Một số đặc tính quan trọng của các detector sắc kí khí.................................24
Bảng 2.1. Danh sách mẫu lấy từ lị đốt rác…................................................................28
Bảng 3.1.Thơng số tối ưu khi phân tích HCB trên thiết bị GC-ECD 2010....................46
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá độ ổn định HCB ở nồng độ 25 ppb bằng GC-EC..............48
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá giới hạn phát hiện của thiết bị với HCB............................48
Bảng 3.4. Kết quả hiệu suất thu hồi của quá trình chiết mẫu.........................................49
Bảng 3.5. Hiệu suất của quá trình rửa giải qua cột........................................................51
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích HCB.........53
Bảng 3.7. Hiệu suất thu hồi của HCB............................................................................55
Bảng 3.8. Danh sách mẫu lấy từ lị đốt cho các hoạt động cơng nghiệp........................56
Bảng 3.9. Một số thơng tin cơ bản về các loại lị đốt và hệ số phát thải của HCB........60
Bảng 3.10. Lượng phát thải hàng năm của HCB (g/năm)..............................................62


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt


Axe

Acetone

Axeton

CB209

Decachlorobiphenyl

Decaclorobiphenyl

CV

Coefficient of Variation

Hệ số biến thiên

DWI

Domestic waste incinerator

Lò đốt rác thải sinh hoạt

EF

Emission factor

Hệ số phát thải


ES

External Standard

Chất chuẩn đồng hành

GC-ECD

Gas Chromatography-Electron Sắc kí khí-Detector bắt giữ
Capture Detector

điện tử ECD

HCB

Hexachlorobenzene

Hexaclobenzen

IDL

Instrument Detection Limit

Giới hạn phát hiện của thiết bị

IS

Internal Standard


Chất chuẩn nội

IWI

Industrial waste incinerator

Lò đốt rác thải cơng nghiệp

LOD

Limit of Detection

Giới hạn định tính

LOQ

Limit of Quantitation

Giới hạn định lượng

MDL

Method Detection Limit

Giới hạn phát hiện của phương
pháp

MRL

Miniral Risk Level


Mức rủi ro tối thiểu

MWI

Medical waste incinerator

Lò đốt rác thải y tế

n-Hec

n-Hexane

n-Hecxan

PBDE

Polychlorinated biphenylether

Polyclorin biphenylete

PCBs

Polychlorinated biphenyls

Polyclorin biphenyl

PCDD

Polychlorinated dibenzodioxin


Polyclorin dibenzodioxin

PCDF

Polychlorinated dibenzofuran

Polychlorin dibenzofuran


Kí hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

PeCBz

Pentachlorobenzene

Pentaclobenzen

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

U-POPs


Unintentional Persistant

Hợp chất ơ nhiễm hữu cơ khó

organic pollutants

phân hủy phát sinh khơng chủ
định


MỞ ĐẦU
Theo Phụ lục C-Công ước Stockhom (2001), Hexaclobenzen (HCB) là hợp chất
thuộc nhóm hợp chất hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định (U-POPs), được
tạo ra và phát thải khơng có chủ định từ các q trình nhiệt liên quan đến chất hữu cơ
và clo, do đốt cháy khơng hồn tồn hay do các phản ứng hóa học. HCB có độc tính
cao, ở nồng độ vài μg/g gây độc hại cho con người, sinh vật và môi trường [8,10],
HCB bền vững trong môi trường, phân tán rộng [8,10] và có khả năng tích tụ sinh học,
phá huỷ hệ thần kinh, gan và thận [6].
Một số nguồn công nghiệp có khả năng phát thải ra mơi trường tương đối cao
HCB như: lò thiêu hủy chất thải (chất thải đô thị, chất thải nguy hại, y tế hoặc bùn
cống); các lò nung xi-măng kết hợp đốt chất thải nguy hại; sản xuất bột giấy có sử
dụng clo phân tử hoặc sử dụng các hóa chất phát sinh clo phân tử trong tẩy trắng; các
q trình nhiệt trong cơng nghiệp luyện kim: tinh luyện đồng, các xưởng nung quặng
trong công nghiệp thép, tinh luyện nhôm, tinh luyện kẽm.
Một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản đã nghiên cứu
với quy mô sâu và rộng về sự phát thải các hợp chất U-POPs từ các quá trình đốt cháy
của các hoạt động cơng nghiệp có sinh ra dioxin, furan, dioxin-like PCBs,...Tuy nhiên,
các nghiên cứu về sự phát thải HCB cịn rất ít và rất hạn chế. Các nghiên cứu này chỉ
tập trung vào một số ngành nghề như luyện kim và đốt các loại rác thải sinh hoạt.
Tại Việt Nam, hoạt động sản xuất công nghiệp không ngừng được đẩy mạnh

trong nhiều năm qua, đặc biệt là một số loại hình cơng nghiệp có khả năng phát thải
HCB như luyện kim, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, đốt rác thải,...Đối với một số hợp
chất dạng này hiện vẫn chưa được đánh giá mức độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng của
chúng đến sức khỏe con người [1].
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu khả năng phát thải
của Hexaclobenzen ( HCB) và đánh giá mức độ rủi ro từ sự phát thải trong quá

1


trình đốt cháy của các hoạt động cơng nghiệp đến môi trƣờng.” được thực hiện.
Trong nghiên cứu này, những nội dung chính được thực hiện như sau:
-

Phân tích, xác định hàm lượng HCB trong mẫu tro thải của một số lị đốt rác và sản
xuất cơng nghiệp.

-

Tính tốn hệ số phát thải.

-

Đánh giá sơ bộ ban đầu về mức độ rủi ro từ sự phát thải trong quá trình đốt cháy của
các hoạt động công nghiệp đến môi trường làm tiền đề cho đánh giá mức độ rủi ro sau
này.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Công ƣớc Stockholm về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Cơng ước Stockholm về các hợp chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (Persistant
Organic Pollutants – POPs, gọi tắt là Công ước Stockholm) là một Hiệp ước mơi
trường lớn, có tính tồn cầu và đã được các nước ký kết thực hiện nhằm mục đích bảo
vệ sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và môi trường trước những nguy cơ, rủi ro do
các hợp chất POPs gây ra. Công ước Stockholm được ký ngày 22 tháng 5 năm 2001 tại
Stockholm và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 17 tháng 5 năm 2004. Việt Nam phê duyệt
Công uớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào ngày 22 tháng 7
năm 2002, trở thành thành viên thứ 14 của Công uớc. Công ước Stockholm quy định
việc ngừng sản xuất, hạn chế sử dụng và tiêu hủy hồn tồn một số hợp chất ơ nhiễm
hữu cơ khó phân hủy do con người tạo ra, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết
để giảm thiểu liên tục sự phát thải không chủ định của các chất ơ nhiễm hữu cơ khó
phân hủy do các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải sinh ra.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ là các chất hữu cơ tồn tại bền vững trong mơi
trường, phát tán rộng, có khả năng tích tụ sinh học và có tính chất độc hại cao. Các chất
POPs có thể gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các bệnh về sinh
sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư,...), đa dạng sinh học và mơi trường [5,8,10].
Số nhóm chất mà Cơng ước Stockholm quy định để quản lý gồm hàng trăm đơn
chất khác nhau bao gồm các dạng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất cơng nghiệp, hóa
chất hình thành và phát sinh không chủ định từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và
cuộc sống.
Hexaclobenzen là một trong 12 chất ban đầu được công ước Stockkholm liệt kê
vào cả phụ lục A (loại bỏ) và C (vô ý sản xuất ra), sau đó tại hội nghị lần thứ tư (tháng
5 năm 2009). Ngồi ra cịn rất nhiều chất khác như: Alpha hexaclocyclohecxan và Beta
hexaclocyclohecxan là hai hợp chất đồng thời sinh ra trong khi sản xuất lindan...

3



Những hợp chất này đều có tính độc cao đối với con người và sinh vật, chậm phân hủy
trong tự nhiên, có khả năng tích lũy sinh học thơng qua chuỗi thức ăn.
Một số u cầu chính của Cơng ước như: cập nhật kế hoạch thực hiện quốc gia,
bổ sung khung chính sách pháp luật để đảm bảo quản lý an tồn các chất ơ nhiễm hữu
cơ khó phân hủy mới, kiểm kê, quan trắc và báo cáo,... nhằm nâng cao cơng tác quản lý
các hợp chất POPs trên tồn thế giới.
Tại Việt Nam, cơ chế chính sách quản lý các hợp chất POPs mới nói chung và POPs
phát sinh khơng chủ định (U-POPs) nói riêng cịn nhiều bất cập.
1.2. Một số tính chất của Hexaclobenzen

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của HCB
Hexaclobenzen (HCB) là một hóa chất cơng nghiệp polyclobenzen với công
thức phân tử C6Cl6, không tan trong nước, nhưng là rất dễ tan trong chất béo, dầu và
các dung môi hữu cơ.
HCB nguyên chất ở dạng tinh khiết màu trắng, gồm nhiều đồng phân khơng
gian, trong đó có đồng phân gammar có khả năng thăng hoa ở nhiệt độ cao. HCB là
chất khá bền vững trong điều kiện thường, bền với tác động của ánh sáng, chất oxy hóa
và mơi trường axit.
Trong nước HCB liên kết với trầm tích và các chất lơ lửng. Thời gian bán
phân hủy của HCB trong nước là rất khó ước tính, khoảng trên 6 năm, nó liên quan
đến khả năng hịa tan thấp và áp suất hơi cao. Theo Barber và các cộng sự (2005),
áp suất hơi cho phép HCB được tìm thấy gần như độc quyền trong pha khí (70%).
Trong khơng khí, lượng HCB giảm bằng cách phản ứng với các gốc hydroxyl (OH-)

4


hay quang phân. Thời gian bán phân hủy của HCB trong mơi trường được trình bày
ở bảng 1.1 [4].
Bảng 1.1. Thời gian bán phân hủy của HCB trong môi trường

Môi trƣờng

Thời gian bán phân hủy (năm)

Tài liệu tham khảo

>6

Mackay et al (1992)

2,7 - 5,7

Howard et al (1991)

Đất

2,7 - 22

Euro Chlor (2002)

Khơng khí

1

Prinn et al (1995)

Nước

Hexaclobenzen là một trong những chất gây ơ nhiễm mơi trường dai dẳng nhất,
có khả năng tích lũy sinh học trong mơi trường, động vật và ở người. HCB được liệt kê

vào phụ lục A & C (cần loại bỏ và hình thành khơng chủ đích) của công ước
Stockholm. Hầu như tất cả các sản phẩm thương mại của HCB kết thúc vào cuối năm
1970. Tuy nhiên, HCB tiếp tục được thải ra môi trường từ nhiều nguồn khác nhau.
Điều này có thể xảy ra thơng qua việc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu clo (nó tồn tại
như một tạp chất trong một số loại thuốc trừ sâu cơ clo), tái phát thải từ đất “cũ” chứa
HCB do việc sử dụng HCB làm thuốc trừ sâu trước đây, cũng có thể phát sinh trong
quá trình cháy khơng hồn tồn...[7].
Khí thải HCB đến từ các q trình nhiệt và hóa chất tương tự như
Dioxin/Furan, nó bắt nguồn từ việc phát sinh không chủ định trong q trình cơng
nghiệp liên quan đến việc đốt cháy khơng hồn tồn, như q trình luyện kim, sản xuất
xi măng, đốt rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, sản xuất các hóa chất cơng nghiệp
khác (chủ yếu là các dung mơi clo, chất thơm clo).
1.3. Độc tính của Hexaclobenzen
Hexaclobenzen là chất gây độc cho sinh vật và con người. Cơ quan quốc tế
nghiên cứu về ung thư (IARC) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại HCB
là một chất có thể gây ung thư nhón 2B.

5


Theo QCVN08:2008/BTNMT (B1), mức dư lượng tối đa cho phép trong đất là
0,01mg/kg đất khô theo QCVN:04:2008/BTNMT; trong nước mặt là 0,13 ug/l.
Con người và dân số nói chung thường khơng có khả năng được tiếp xúc với một
lượng lớn HCB, nhưng họ có khả năng phơi nhiễm qua con đường ăn uống, nhiều
nghiên cứu đã phát hiện một lượng nhỏ trong các mẫu thực phẩm cá, thịt. Trẻ nhỏ có
thể có nguy cơ phơi nhiễm với HCB khi vui chơi tại các khu vực đất bị ô nhiễm HCB
qua da và đường hơ hấp, cũng có thể phơi nhiễm qua đường ăn uống khi trẻ gặm đồ
chơi bị dính đất chứa HCB.
Ở động vật và con người, HCB tích tụ trong mô giàu lipid, chẳng hạn như mô
mỡ, vỏ thượng thận, tủy xương, da và một số mô nội tiết, và có thể truyền cho con qua

nhau thai và qua sữa mẹ. Hexaclobenzen chuyển hóa hạn chế thành pentaclophenol,
tetraclohydroquinone và pentaclothiophenol như các chất chuyển hóa chủ yếu qua
nước tiểu ....
Hầu hết các dữ liệu về việc phơi nhiễm HCB qua đường hơ hấp ở con người đã
được trình bày bởi các nghiên cứu của công nhân từ một nhà máy organoclobenzen và
các cư dân của một thị trấn Flix, Tây Ban Nha. Tiếp xúc với hexaclobenzen (chủ yếu là
khơng khí) có liên quan với nồng độ HCB cao trong máu và hiệu ứng gan (tăng
porphyrin và enzyme của gan), tác động tuyến giáp (giảm nồng độ thyroxin; yếu với
suy giáp, bướu cổ, và ung thư tuyến giáp) và làm suy giảm của kỹ năng vận động ở trẻ
[4]. Bằng chứng dịch tễ học đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của người dân tiếp
xúc với HCB bằng miệng ở Đông Nam Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm 1950,
khi người dân ăn bánh mì làm từ ngũ cốc được sử dụng thuốc trừ sâu HCB gây ra một
đại dịch trong khu vực này. Liều lượng hấp thu qua đường ăn của HCB được ước tính
là trong khoảng 0,05 - 0,2g/ngày, tương đương với 0,7 - 2,9 mg/kg/ngày cho một người
bình 70 kg. Kết quả khám lâm sàng của tất cả bệnh nhân bao gồm cả chuyển hóa
porphyrin cao, tổn thương da, nhiều hiệu ứng thần kinh, gan lớn, và tuyến giáp to lên
[4].

6


Tỉ lệ tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi là 95%, do chúng được bú sữa mẹ bởi bà
mẹ đã ăn bánh mì bị ơ nhiễm. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc hiển thị một tình trạng gọi là Yara
Pembe (các tổn thương da hình khuyên ban đỏ). Các trường hợp tử vong trẻ sơ sinh
chủ yếu liên quan đến suy tim phổi ,co giật... Ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi,
một căn bệnh được gọi là kara Yara hoặc "đau đen" đã được quan sát. Hiện tượng này
xuất hiện sau khoảng 6 tháng tiếp xúc; triệu chứng bao gồm loét da, tăng sắc tố và rậm
lơng (tăng trưởng của tóc với số lượng và vị trí bất thường), tỷ lệ tử vong là 10%. Các
tổn thương da đã được chẩn đoán là do chuyển hóa muộn porphyrin da, porphyrin tích
lũy trong da được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời để tạo ra hàng loạt phản ứng, gây tổn

thương mô. Kết quả là tổn thương da thường xảy ra nhất trên khu vực tiếp xúc với ánh
sáng mặt trời, chẳng hạn như bàn tay và khuôn mặt. Các porphyria là một lớp các bệnh
di truyền và mắc phải gây ra bởi khiếm khuyết enzym trong sinh tổng hợp heme, dẫn
đến việc tạo ra porphyrin, mà có thể gây tổn thương mơ, đặc biệt trong da. Các nghiên
cứu con người và nghiên cứu động vật hỗ trợ đã chứng minh rõ ràng rằng HCB gây
loạn chuyển hóa porphyrin.
Ở trẻ em ( ở độ tuổi trung bình là 7 tuổi ) ăn ngũ cốc bị nhiễm HCB, hiệu ứng thần
kinh tồn tại đến tuổi trưởng thành (yếu ớt, chứng dị cảm, mất cảm giác, loạn lực cơ... run rẩy
bất thường của sự vận động do tăng trương lực cơ bắp như trong bệnh Parkinson). Ngoài ra,
báo cáo sơ bộ giữa trẻ sơ sinh và bà mẹ từ Flix, Tây Ban Nha (nơi nồng độ HCB trong máu
cao nhất đã được ghi nhận) có mối liên quan giữa phơi nhiễm trước khi sinh, sự phát triển
các kỹ năng vận động bị suy giảm.
Thí nghiệm độc chất học đã được Goldey và Taylor nghiên cứu ở chuột (1992)
[9] cung cấp các dữ liệu để đưa ra giá trị nguy cơ tối thiểu cho con người (MRL) cấp
tính qua đường uống của HCB. LOAEL được xác định bằng cách cho chuột cái uống
2,5 hoặc 25 mg/kg/ngày hexaclobenzenbằng đường uống 4 ngày, 2 tuần trước khi giao
phối với con đực chưa phơi nhiễm, và sự ảnh hưởng của hexaclobenzenđến hệ thần
kinh đã được đánh giá ở con cái. Nghiên cứu xác định được giá trị LOAEL là 2,5

7


mg/kg/ngày cho sự hiếu động thái quá ở con chuột. Giá trị MRL trong nghiên cứu này
là 0,008 mg/kg/ngày, nó được tính tốn dựa trên việc lấy mức ảnh hưởng bất lợi thấp
nhất quan sát được (LOAEL) là 2,5 mg/kg/ngày chia cho hệ số không chắc chắn là 300
(10 cho phép ngoại suy từ chuột sang người, 10 cho biến đổi con người và 3 cho việc
sử dụng một LOAEL tối thiểu).
1.4. Một số nguồn phát thải HCB
Theo thông tin từ nhiều nguồn đã được tổng hợp để đưa ra một bức tranh tổng
thể về sự phát thải HCB vào giai đoạn 1990. Khơng có nguồn phát thải HCB duy nhất

nào được xác định. Ước tính về sự phát thải HCB toàn cầu từ các nguồn như sau: từ
thuốc trừ sâu 6500 kg/năm; từ sản xuất 9500 kg/năm; từ các lị đốt 7000 kg/năm, trong
đó từ việc đốt sinh khối là 500 kg. Tổng lượng ước tính là khoảng 23000 kg/năm. Một
phần đáng kể của HCB được đo trong bầu khí quyển là xuất phát từ sự bay hơi của
HCB “cũ” ở trong đất từ sự nhiễm bẩn cũ trong quá khứ từ các nguồn không xác định
[6].
1.4.1. Phát thải HCB từ các hoạt động sản xuất công nghiệp
Trong lịch sử, HCB đã sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và nông
nghiệp. HCB lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1933 như là một thuốc diệt nấm trên
những hạt giống của hành tây, lúa miến và cây trồng như lúa mì, lúa mạch, yến mạch
và lúa mạch đen [7] . Việc cấm HCB sử dụng trong nông nghiệp trong những năm 1970
đã loại bỏ nguồn HCB lớn nhất trong mơi trường, và do đó lượng phát thải HCB giảm
mạnh trong những năm 1980, tiếp theo là sự sụt giảm ổn định trong suốt những năm 1990
[7], với tổng ước tính phát thải tồn cầu là 22,7 tấn/năm trong đó phát thải từ ngành công
nghiệp luyện kim màu là lớn nhất 35%, tiếp theo là phát thải từ các lò đốt rác, phát thải từ
việc sử dụng thuốc trừ sâu là 24%, cịn lại là phát thải từ ngành cơng nghiệp hóa chất, cơng
nghiệp sắt thép, đốt nhiên liệu, sử dụng dung mơi...[7].
Các hoạt động sản xuất cơng nghiệp có thể xem là nguồn phát thải HCB từ
nguyên liệu hoặc phụ gia của q trình sản xuất có chứa hóa chất ơ nhiễm, q trình

8


sản xuất sinh ra các chất ơ nhiễm nước/ khí/ rác thải của các khu cơng nghiệp, các nhà
máy hóa chất, các xưởng sản xuất có chứa hóa chất ơ nhiễm… Tất cả các yếu tố này
đều được xem xét và đánh giá trước khi đưa ra những nhận định hoặc kết luận liên
quan đến nguồn phát thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Một trong những nguồn phát thải khó kiểm sốt nhất là phát thải gián tiếp từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp, cũng như là các nguồn phát thải không chủ định do
các hoạt động giao thông vận tải, hoạt động tưới tiêu,… Sự phát thải gián tiếp có thể do

ơ nhiễm nước từ đầu nguồn, sự phát tán chất thải (nước, khí, rác thải) từ các khu cơng
nghiệp. Việc tìm hiểu các nguồn phát thải gián tiếp tương đối phức tạp và khó khăn,
cần tổng hợp các nguồn thơng tin, cần phải có những chiến lược và phương pháp luận
để tìm hiểu và đưa ra những nhận định về nguồn phát thải.
HCB thải ra từ các nhà máy xử lý gỗ đi vào môi trường đất và nước dưới các
hình thức khác nhau. Gỗ đã qua xử lý, hoặc các thành phẩm cũng tồn tại các hợp chất
HCB. Rất nhiều quốc gia ở liên minh Châu Âu đã cấm sử dụng HCB, nhưng vẫn xuất
hiện ở Châu Âu (mặc dù ở nồng độ thấp) do quá trình sử dụng gỗ.
HCB cũng được phát sinh từ các nguồn khác như quá trình sản xuất và sử dụng
các dung môi chứa clo, chất thải từ các nhà máy sản xuất giấy, gang thép, nhà máy lọc
dầu và các nhà máy xử lý cặn bùn thải.
Liu và cộng sự (2013) [13] đã nghiên cứu sự hình thành HCB trong quá trình
sản xuất 2,4-D tại một số cơ sở ở Trung Quốc. Hai giai đoạn trong quá trình sản xuất
2,4-D đã được nghiên cứu là giai đoạn sản xuất axít 2,4-D và 2,4-D butyl este. Đối với
giai đoạn sản xuất axít 2,4-D, nồng độ HCB trong khoảng 709 – 2,490 ng/kg sản phẩm.
Giai đoạn sản xuất 2,4-D butyl este, nồng độ HCB trong khoảng 667 – 2,907 ng/kg sản
phẩm.
Bên cạnh đó, q trình sản xuất chloranil (được sử dụng với nhiều mục đích
như: thuốc diệt nấm, tác nhân oxi hóa sử dụng trong tổng hợp hữu cơ, chất trung gian
trong quá trình tổng hợp thuốc và thuốc trừ sâu,...) cũng hình thành HCB. Theo nghiên

9


cứu của Liu và cộng sự (2012) [14] tại 3 nhà máy công nghiệp Ody Chemical Plant,
Qsd Chemical Plant và Yueh Chemical Plant cho thấy: hệ số phát thải trung bình trong
quá trình sản xuất chloranil đối với HCB là 32,6 mg/tấn sản phẩm. Vì vậy việc tinh chế
các sản phẩm chloranil có thể làm giảm sự phát tán của HCB và bảo vệ môi trường.
1.4.2. Phát thải HCB từ các lị đốt cơng nghiệp
Nguồn phát thải HCB quan trọng và khó kiểm sốt nhất là sự phát sinh HCB

khơng chủ định từ q trình nhiệt phân khơng hồn tồn ở hầu hết các nhiên liệu có
chứa gốc clo, đặc biệt là sinh khối và từ đốt chất thải công nghiệp luyện kim, các lò đốt
chất thải, đốt gỗ, thuốc trừ sâu, dung dịch điện mơi, ....
Q trình đốt chất thải rắn là nguồn phát thải tiềm ẩn các hợp chất chứa
polyclobenzen, PeCBz và HCB. Lượng HCB tạo thành phụ thuộc nhiều vào điều kiện
đốt cháy và sự có mặt của chất xúc tác. Ví dụ, trong tầng giả hóa lỏng của lò đốt chất
thải rắn, tổng lượng polyclobenzen tăng gấp 20 lần so với trong các kim loại tích lũy
trong cát [24]. Ở nhiệt độ thấp, HCB được tạo thành nhiều hơn so với ở nhiệt độ cao.
Sản phẩm thải của quá trình đốt các sản phẩm gia dụng cũng tạo ra một lượng lớn hợp
chất polyclobenzen và là một nguồn phát thải rất lớn HCB. Nguồn HCB không chủ
định từ lị đốt, có thể đi vào mơi trường ở dạng khí (khói lị), lỏng (nước thải của hệ
thống xử lý khí thải) hoặc chất thải rắn (tro, xỉ lị) [1].
Q trình luyện cốc là một nguồn phát sinh đáng kể các chất gây ra các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy (U-POPs). Khí được sinh ra từ một số loại lò luyện cốc ở
Trung Quốc đã được thu thập để phân tích từ ngành cơng nghiệp luyện cốc đối với
HCB là 596 ng/tấn. Lượng phát thải hàng năm từ ngành luyện cốc tồn cầu được ước
tính là 333g/năm đối với HCB (tham khảo năm 2007) [12].
HCB được phát thải khơng chủ định từ q trình nhiệt của các hoạt động công
nghiệp như: luyện kim, luyện kim màu và đốt các loại rác thải sinh hoạt. Theo nghiên
cứu của Nie và cộng sự (2012) tại 2 lò tái chế mảnh kim loại ở 2 thành phố Ningbo và
Taizhou, Trung Quốc, nồng độ HCB trong tro xỉ lần lượt là 16,5 ng/g đến 23 ng/g[18].

10


Bên cạnh đó, Nie và cộng sự (2012) cũng thực hiện nghiên cứu sự phát thải của HCB
trong quá trình luyện kim màu (đồng và magiê) từ rất nhiều lò luyện kim khác nhau
của Trung Quốc. Đối với quá trình luyện đồng nồng độ HCB trong mẫu khí lị đốt từ
quá trình luyện đồng trong khoảng 19,6 ngN/m3 – 550 ngN/m3 và nồng độ HCB trong
mẫu tro bay của quá trình này trong khoảng 5,4 ng/g - 10,8 ng/g [17]. Tương tự Nie và

cộng sự (2011) đã nghiên cứu đối với quá trình sản xuất magiê, nồng độ HCB trong
mẫu khí lị đốt khoảng 2270 pgN/m3 - 22900 pgN/m3 và trong mẫu tro bay trong
khoảng 191 pg/g - 278 pg/g [19]. Tian và cộng sự (2012) đã nghiên cứu sự hình thành
HCB trong 4 loại lị nung quặng sắt (được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1980
đến 2000) cho thấy nồng độ HCB trong khí thải của các lị trong khoảng 136,2
ngN/m3- 754,3 ngN/m3 [22]. Công nghiệp luyện than cốc cũng gây ra sự phát thải
HCB, theo báo cáo của Liu và cộng sự nồng độ của HCB trong khí thải là 182 pgN/m3
- 816 pgN/m3 [12] và hệ số phát thải của HCB khoảng 264 – 4536 ng/tấn sản phẩm cốc
được tạo thành [11]. HCB cũng được phát hiện trong các lò đốt rác thải sinh hoạt, khi
nghiên cứu 20 lò đốt rác thải tại khu vực thành phố và nông thôn ở Trung Quốc và
Mexico, Zhang và cộng sự (2011) đã báo cáo hệ số phát thải của HCB trong khoảng 24
- 1300 ng/kg chất thải được đem đốt [25]. Ngồi ra 2 lị cơng nghiệp đốt rác thải sinh
hoạt đô thị tại Nhật Bản đã được Takaoka và cộng sự (2003) nghiên cứu và báo cáo
nồng độ HCB trong tro bay của các lò trong khoảng 45-320 ng/g; trong bùn thải sau
quá trình hoạt động của các lò từ 2600 – 73000 ng/g [21].
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Huệ và các cộng sự (2015) [16] đã nghiên cứu và
báo cáo nồng độ của các polyclobenzen trong mẫu tro bay, tro đáy lò, trong mẫu đất
xung quanh lò đốt của các lò đốt rác thải, sản xuất thép, kẽm, xi măng tại một số tỉnh
thuộc miền Bắc – Việt Nam như Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội. Hàm
lượng HCB trong mẫu tro bay, tro đáy lò, đất lần lượt trong khoảng 2,0 – 30,0 ng/g;
1,0 – 20,0 ng/g; 0,20 – 12,5 ng/g. Nghiên cứu, đánh giá về mức độ phát thải của HCB
trong quá trình đốt của các hoạt động cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế.

11


1.5. Cơ chế hình thành HCB từ quá trình đốt cháy
U-POPs được phát sinh không chủ định từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ
các q trình nhiệt, trong đó q trình đốt cháy khơng kiểm sốt nguồn phát thải đáng
kể các chất U-POPs (PeCBz, HCB, PCB,PCDD/PCDF). Các hợp chất U-POPs được

thải ra từ quá trình nhiệt liên quan đến các chất hữu cơ và clo; là kết quả của phản ứng
khơng đầy đủ hoặc khơng đúng cách kiểm sốt trong q trình đốt cháy, hoặc q trình
hóa học liên quan đến vật liệu xúc tác.
Các loại nguồn công nghiệp sau đây có tiềm năng tương đối cao để sản xuất và
phát thải của các chất U-POPs vào môi trường: hoạt động đốt chất thải, q trình nhiệt
trong cơng nghiệp luyện kim (đốt hoặc sản xuất kim loại), cũng như sự đốt cháy từ
nguồn chất thải nguy hại (đặc biệt là những nguồn liên quan đến clo).
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự hình thành khơng chủ đích của HCB
trong q trình đốt cháy và kết quả cho thấy HCB được hình thành trong quá trình đốt cháy
khơng kiểm sốt theo một trong 3 cơ chế sau [15,20,24]:
-

Sự phá hủy khơng hồn tồn của vật liệu được đốt nhưng trong vật liệu này đã

có sẵn HCB.
-

Hình thành do sự chuyển hóa của các hợp chất là tiền chất của Dioxin và Furan.

Hình thành ở vùng nhiệt độ thấp từ các hạt cacbon và các hợp chất chứa clo – tổng hợp
denovo (denovo synthesis).
Tuy nhiên, hàm lượng phát thải HCB trong quá trình đốt cháy phụ thuộc rất
nhiều vào các điều kiện đốt cháy và sự có mặt hay khơng của các vật liệu xúc tác.
a.Hình thành từ q trình cháy khơng triệt để
Các chất U-POPs (PeCBz, PCB, HCB và PCDD/PCDF) có thể đã tồn tại trong
vật liệu được đem đốt, và khi đó chúng có thể thốt ra chính từ q trình cháy. Những
điều kiện cần thiết cho q trình cháy hồn tồn là nhiệt độ, thời gian lưu cháy và độ
trộn lẫn với oxy (được gọi là 3 T: Temperature, Time and Turbulance).
b.Trong quá trình cháy


12


Những chất hữu cơ có cấu trúc mạch vịng (tiền chất) có thể được hình thành
như là những sản phẩm trung gian của q trình cháy. Nếu khi đó có mặt của clo,
chúng có thể phản ứng với nhau để hình thành các chất U-POPs (PeCBz, PCB, HCB và
PCDD/PCDF). Các tiền chất đó có thể là clobenzen, clophenol và clorinated biphenyl.
Sự hình thành trong buồng đốt thường liên quan đến các q trình đốt khơng triệt để do
khơng đủ các điều kiện 3 T.
c.Hình thành các chất U-POPs (PeCBz, PCB, HCB và PCDD/PCDF) theo cơ
chế De novo
Quá trình hình thành U-POPs (PeCBz, PCBs, HCB và PCDD/PCDF) theo cơ
chế De novo này được xem như là một quá trình phá hủy mang tính oxy hóa và chuyển
hóa của các cấu trúc cacbon dạng cao phân tử thành các hợp chất mạch vịng
(aromatic) [11]. Q trình này xảy ra ở khoảng nhiệt độ từ 250 đến 400°C.
Oxy trong môi trường đốt là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành U-POPs
(PeCBz, HCB, PCBs, PCDD/PCDF) theo cơ chế này. Các nhà nghiên cứu cho rằng
cacbon (C) ở dạng cao phân tử như than, than củi (charcoal) và muội (soot) là tiền đề cho
việc hình thành U-POPs (PeCBz, HCB, PCBs, PCDD/PCDF) theo cơ chế De novo.
Đồng và một số kim loại khác thể hiện tính xúc tác rất mạnh cho sự hình thành U-POPs
(PeCBz, PCBs, HCB và PCDD/PCDF) theo cơ chế này, trong khi đó q trình làm nguội
nhanh và một số phụ gia lại làm ngăn cản hay ức chế quá trình De novo.
1.6. Hệ số phát thải HCB từ quá trình đốt
Hệ số phát thải của một hợp chất ô nhiễm trong một q trình hoạt động cơng
nghiệp vào mơi trường là tỉ số giữa khối lượng chất ơ nhiễm đó được tạo thành và khối
lượng nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động hoặc khối lượng sản phẩm được tạo
thành[11].
Dựa vào hệ số phát thải của HCB ta có thể tính được lượng HCB phát thải vào
mơi trường.
Phát thải (HCB) = Hệ số phát thải × Khối lƣợng chất thải đem đốt.


13


Hệ số phát thải của một chất ô nhiễm từ một đối tượng từ quá trình đốt
cháyđược xác định theo các bước sau [3]:
Bước 1. Xác định nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào.
Bước 2. .Xác định công nghệ đốt: loại lị đốt được sử dụng, chương trình đốt (lị
quay, lị tĩnh, lò điện hồ quang....).
Bước 3. Xác định loại thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm được sử dụng (máy lọc hơi đốt,
máy cyclone..)
Bước 4. Xác định các quá trình dẫn đến các trang thiết bị được xác định ở bước
3. Bước này có thể hữu ích để xác định thành phần cấu tạo của dịng q trình.
Bước 5. Điều tra, lấy mẫu, phân tích hàm lượng chất ơ nhiễm tạo thành.
Bước 6. Ước lượng tổng khối lượng các chất gây ô nhiễm được xác định trong
mỗi loại thiết bị. Ghi lại các chất thải bỏ đi có thể cung cấp được các thông tin này.
Bước 7. Ước lượng tổng khối lượng HCB tạo thành.
Hexaclobenzen được phát sinh không chủ định từ nhiều nguồn khác nhau, chủ
yếu từ các quá trình nhiệt, trong đó q trình đốt cháy khơng kiểm sốt và các quá
trình luyện kim là nguồn phát thải đáng kể HCB. Giá trị trung bình ước tính hệ số phát
thải khí tồn cầu của HCB được thể hiện trong bảng 1.2 [6].

14


Bảng 1.2. Ước tính trung bình phát thải khí tồn cầu của HCB.
Nguồn

Hệ số phát thải(µg/kg)


Lƣợng thải hàng
năm (kg/năm)

-

8154

2,2x106

7770

Nhà máy luyện đồng thứ cấp

39

104

Rác thải đô thị

29

5626

Rác thải nguy hại

19

95

Rác thải y tế


29

86

Than đá

0,08

350

Xi măng

0,17

43

sắt thiêu kết

1,5

70

Bùn thải

4,7

13

Sinh khối


0,06

496

Kim loại
Đúc nhôm sử dụng hexacloethane

1.7. Các phƣơng pháp xử lý, phân tích mẫu trong mẫu chất thải rắn
Phương pháp lấy và bảo quản mẫu phải đảm bảo các yếu tố: tính đại diện cho
đối tượng được đánh giá ô nhiễm, loại bỏ các yếu tố nhiễm bẩn (nhiễm bẩn chéo,
nhiễm bẩn từ dụng cụ lấy và bảo quản mẫu và nhiễm bẩn từ mơi trường), khơng làm
thay đổi các đặc tính lý hóa của mẫu, bảo vệ mơi trường và an toàn cho người lấy mẫu;
thực hiện QA/QC trong hoạt động quan trắc trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường
bao gồm các mẫu QA/QC như mẫu trắng phịng thí nghiệm, mẫu trắng hiện trường,
mẫu lặp [1].

15


1.7.1. Phương pháp lấy mẫu
Đối với mỗi vị trí lấy mẫu, 2 loại mẫu tro và xỉ thải được thu thập dưới dạng
mẫu điểm (spot sample). Các mẫu tro và xỉ thải đều được thu thập theo phương pháp
thủ công với các dụng cụ thu gom: chổi, xẻng và khay chuyên dụng dùng cho lấy mẫu,
các dụng cụ này được làm bằng các vật liệu không chứa HCB (inox, polyeste) để đảm
bảo khơng có sự nhiễm bẩn từ dụng cụ vào mẫu. Sau mỗi quá trình thu thập mẫu, các
dụng cụ thu gom được rửa và tráng sạch bằng nước deion có độ dẫn 18,2 MΩ, Axeton
và n-Hecxan để tránh khả năng nhiễm bẩn chéo với các mẫu trước. Mẫu sau khi thu
thập được chuyển vào túi đựng mẫu làm bằng nhựa PE (polyeste) có khóa kéo (zip
bag) để khơng nhiễm bẩn từ môi trường.

Mỗi mẫu thu thập đều được phân biệt bằng một nhãn mẫu riêng với đầy đủ các
thông tin: ngày, giờ, địa điểm, người lấy mẫu. Nhãn mẫu được dán chặt vào túi đựng
mẫu bằng băng dính trong để đảm bảo khơng bị bong tróc khỏi túi trong mọi điều kiện
ngoài hiện trường.
Với mỗi mẫu được thu thập đều có một báo cáo lấy mẫu kèm theo. Báo cáo này
ngồi các thơng tin: ngày giờ, địa điểm, tọa độ (kinh độ và vĩ độ), người lấy mẫu, khối
lượng, một số thông tin cơ bản về điều kiện thời tiết (nắng, mưa, nhiệt độ,…), một số
quan sát nhận dạng về tính chất vật lý cơ bản của mẫu và điều kiện bảo quản mẫu trong
quá trình chuyển về phịng thí nghiệm, cịn có mơ tả phương pháp và thiết bị lấy mẫu
đã dùng. Nếu quy trình lấy mẫu khác với phương pháp đã dự kiến thì sẽ được ghi lại kể
cả lý do của sự thay đổi đó.
Để đảm bảo an tồn cho người lấy mẫu, mũ, kính, áo bảo hộ, khẩu trang lọc bụi,
găng tay cao su và giầy chuyên dụng được sử dụng trong quá trình thu thập mẫu.
1.7.2. Phương pháp bảo quản mẫu
Phương pháp bảo quản mẫu có thể gây nhiều thay đổi về nồng độ HCB, do đó
việc bảo quản mẫu gồm phương pháp và tốc độ vận chuyển mẫu về phịng thí nghiệm
cần phải đảm bảo các yêu cầu nghiên cứu và độ đúng mong muốn của các kết quả phân

16


×