Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nạo vét, kè bờ đông sông vân thuộc các phường nam bình, ninh phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐOÀN THU LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN NẠO VÉT, KÈ BỜ
ĐÔNG SÔNG VÂN THUỘC CÁC PHƢỜNG NAM BÌNH,
NINH PHONG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐOÀN THU LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN NẠO VÉT, KÈ BỜ ĐÔNG
SÔNG VÂN THUỘC CÁC PHƢỜNG NAM BÌNH, NINH PHONG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Hà Thành

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

ĐOÀN THU LINH


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và sự giúp đỡ
nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành
bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hà Thành đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo Khoa Địa
lý - Bộ mơn Địa chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài ngun và Mơi trường Ninh Bình, Ban
giải phóng mặt bằng thành phố Ninh Bình; các phịng Tài ngun và Mơi

trường, phịng Tài chính thành phố Ninh Bình; chính quyền các phường cùng
nhân dân nơi có dự án GPMB đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Luận văn

ĐOÀN THU LINH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
5. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài ................................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI
THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ .................................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất ........................................ 6
1.1.1. Các khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................... 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ......... 7
1.2. Các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở
nƣớc ta .......................................................................................................................... 11
1.2.1. Trước khi có Luật Đất đai năm 1993 ............................................................ 11
1.2.2. Thời kỳ 1993 đến 2003 ................................................................................... 14
1.2.3. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 .................................................................. 19
1.2.4. Nhận xét, đánh giá ......................................................................................... 25

1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ ở nƣớc ta.................................................................................................... 27
1.3.1. Về việc áp dụng, thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư ...................................................................................................................... 27
1.3.2. Về giá đất áp dụng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng......................... 29
1.3.3. Về vấn đề việc làm cho các hộ dân có đất bị thu hồi .................................... 31
1.3.4. Về tình hình đời sống của các hộ dân tại nơi tái định cư sau khi bị thu hồi
đất .............................................................................................................................. 32
1.4. Khái quát thực trạng thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB ở tỉnh Ninh Bình ........ 34
1.4.1. Các văn bản pháp lý chủ yếu của tỉnh Ninh Bình về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: ..................................................................... 34
1.4.2. Tình hình thu hồi, GPMB của tỉnh Ninh Bình ............................................ 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI
ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN NẠO VÉT, KÈ BỜ ĐÔNG SÔNG VÂN ......................... 40
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Ninh Bình ..................................... 40
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 40
2.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................... 41


2.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 41
2.1.4. Thủy văn, nguồn nước ................................................................................... 42
2.1.5. Các nguồn tài nguyên..................................................................................... 42
2.2. Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................. 43
2.2.1.Thực trạng phát triển ngành kinh tế .............................................................. 43
2.2.2. Dân số và lao động ......................................................................................... 45
2.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .......................................................... 45
2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................ 47
2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn ..................................................... 48
2.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ......................................................... 48
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động diện tích theo mục đích sử dụng ...... 51

2.3.3. Giới thiệu sơ lược về một số dự án lớn được triển khai trên địa bàn những
năm gần đây .............................................................................................................. 56
2.4. Đánh giá thực trạng thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án
nạo vét, kè bờ Đông sông Vân .................................................................................... 58
2.4.1. Khái quát về dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân ....................................... 58
2.4.2. Các căn cứ pháp lý để tiến hành thu hồi và bồi thường ............................... 61
2.4.3. Công tác thu hồi đất ....................................................................................... 63
2.4.4. Thực trạng bồi thường về đất ........................................................................ 67
2.4.5. Bồi thường thiệt hại, hỗ trợ về tài sản trên đất ............................................. 74
2.4.6. Chính sách hỗ trợ ........................................................................................... 75
2.4.7. Tái định cư ...................................................................................................... 78
2.4.8. Đánh giá chung .............................................................................................. 82
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI
THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ ĐẾN NGƢỜI DÂN TẠI DỰ ÁN NẠO
VÉT, KÈ BỜ ĐÔNG SÔNG VÂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP............. 85
3.1. Khái quát về thơng tin của các hộ gia đình đƣợc điều tra ................................ 85
3.1.1. Đặc điểm dân cư, lao động ............................................................................. 85
3.1.2. Diện tích đất bị thu hồi ................................................................................... 87
3.1.3 Số tiền bồi thường ........................................................................................... 88
3.2. Những thay đổi của các hộ gia đình sau khi tái định cƣ ................................... 90
3.2.1. Thay đổi về quy mơ hộ gia đình ..................................................................... 90
3.2.2. Thay đổi về cơ cấu lao động ........................................................................... 91
3.2.3. Thay đổi về nhà ở ........................................................................................... 95
3.2.4. Thay đổi về thu nhập ...................................................................................... 98
3.2.5. Một số thay đổi khác ..................................................................................... 102


3.3. Một số ý kiến đánh giá và nguyện vọng của ngƣời dân .................................. 106
3.4. Nhận xét chung ................................................................................................... 108
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ

trợ và tái định cƣ ....................................................................................................... 110
3.5.1. Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................ 110
3.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện .................................................................... 111
3.5.3. Một số giải pháp khác .................................................................................. 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 118
PHỤ LỤC ............................. duy trì cuộc sống hằng ngày. Do
vậy cần phải có những chính sách để cải thiện cuộc sống của người dân sau khi
bị thu hồi đất, đặc biệt nên chú trọng giúp đỡ những gia đình có hồn cảnh khó
khăn (đơng người, nhận được tiền đền bù ít).
Mặt khác, cuộc sống của người dân sau khi chuyển ra khu tái định cư
cũng chưa được các cấp chính quyền quan tâm: 41% hộ gia đình thấy điều kiện
an ninh trật tự kém hơn so với nơi ở cũ, 35% gia đình cảm thấy quan hệ hàng
xóm kém hơn so với trước khi tái định cư.
Một vấn đề nữa là việc xây dựng hạ tầng khu TĐC một số nơi cịn chậm,
28% hộ gia đình ý kiến về việc rị rỉ trong hệ thống cấp thốt nước tại khu tái
định cư, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.


3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ

Để nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Ninh Bình nói
riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung, tơi đề xuất một số giải pháp sau:
3.5.1. Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Sau khi thực hiện mỗi dự án thu hồi đất cần tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và TĐC từ đó sửa đổi, bổ sung, hồn thiện

chính sách đồng bộ, kịp thời; xây dựng và ban hành các văn bản quy định đơn
giá về bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương và từng dự án.
- Khi mỗi dự án được đề ra, trước hết cần có các cuộc điều tra xã hội học
để tìm hiểu đầy đủ thông tin về phong tục tập quán, phương thức kiếm sống,
thực trạng cuộc sống và thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án
cũng như nhu cầu của họ. Tổ chức các cuộc tham quan chính thức địa điểm tái
định cư cho các hộ phải di dời, khảo sát nguyện vọng của các đối tượng này. Từ
đó có thể có những chính sách bồi thường, giải toả và tái định cư thích hợp.
Đồng thời, cần thành lập một cơ quan chuyên trách về “hậu thu hồi đất” bao
gồm các nhân viên công tác xã hội, là những người có kỹ năng đi sâu sát vào
tình hình cuộc sống của người dân, để theo dõi cuộc sống các hộ gia đình sau tái
định cư về tất cả các mặt như: kinh tế, giáo dục con em, điều kiện sinh hoạt, và
tất cả các vấn đề khác. Việc nghiên cứu, theo dõi, điều tra lặp trong khoảng thời
gian 3 - 5 năm nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn của người
dân, đồng thời để rút kinh nghiệm cho các dự án sau có những chuẩn bị ban đầu
tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại và khó khăn cho người dân.
- Bên cạnh các quy định hiện hành về giải quyết vấn đề công ăn, việc làm
bảo đảm đời sống của người dân; nên xây dựng, bổ sung quy định về việc thành


lập “quỹ phục hồi thu nhập” sau thu hồi đất để hỗ trợ lâu dài cho người dân
trong khoảng từ 3 - 5 năm. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các
doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của người dân đóng góp. Ngoài
ra, huy động ngân sách Nhà nước và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội, tổ chức quốc tế. Quỹ này có thể dùng để: trợ cấp thất nghiệp, cho vay
vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm,… cho người bị thu hồi
đất.
- Đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo hoặc những hộ nhận được số
tiền đền bù ít thì ngồi những chính sách như trên, cần có thêm các ưu đãi như:

tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ
trợ giáo dục cho con em họ hoặc khi tái định cư có thể ưu tiên bố trí cho họ ở
gần các vị trí thuận lợi phát triển kinh doanh, dịch vụ (gần ngã ba, ngã tư, chợ,
trường học, khu công nghiệp,…) giúp họ cải thiện đời sống.
3.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Trước khi triển khai kế hoạch thu hồi đất, chính quyền địa phương nên
có những buổi tập huấn cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất như: tầm quan trọng của việc thu hồi đất, tư vấn định hướng
nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
- Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội (ở cấp huyện là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) cần
phối hợp thành lập một tổ chuyên trách để xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện, chịu trách nhiệm về chuyển đổi nghề nghiệp hoặc sắp xếp việc làm cho
người dân có đất bị thu hồi, thực hiện các chức năng:
+ Tư vấn định hướng nghề nghiệp, giới thiệu, cung cấp thông tin về việc
làm cho người dân.


+ Liên hệ với các Trường dạy nghề để giới thiệu người dân đến học hoặc
các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… nơi có đào tạo nghề gắn với làm việc để
người dân có thể vừa học và làm việc.
- Thành lập một tổ chức có chức năng tư vấn, hướng dẫn người dân về
cách quản lý tài chính, lập kế hoạch chi tiêu để sử dụng tiền đền bù một cách
thiết thực và có hiệu quả nhất (đầu tư vào giáo dục, sản xuất, kinh doanh,..) tùy
theo điều kiện mỗi gia đình và số tiền đền bù mà họ nhận được.
- Khi lập kế hoạch chương trình tái định cư, Ban quản lý các dự án cần
làm việc và thảo luận trước với chính quyền địa phương các khu vực dự định
xây dựng các khu tái định cư để họ chuẩn bị những kế hoạch tiếp đón và giúp đỡ
cộng đồng dân cư mới này. Chính quyền địa phương nên tổ chức các hoạt động

giao lưu, sinh hoạt cộng đồng hàng tháng để giúp người dân dễ dàng hòa nhập
với nơi ở mới, đồng thời giúp họ cải thiện quan hệ hàng xóm.
- Cần quan tâm chỉ đạo việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, vệ sinh môi trường tại các khu tái định cư. Trong khi quy hoạch tái
định cư, phải tính tốn đến tất cả các vấn đề, tất cả các nhóm đối tượng để có thể
đảm bảo cơng bằng và sự ổn định tốt nhất cho tất cả mọi người dân.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quá trình thực hiện việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư nhằm phát hiện và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm
những trường hợp khiếu kiện của nhân dân.
3.5.3. Một số giải pháp khác

3.5.3.1. Giải pháp về đào tạo và công tác cán bộ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức cũng như trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo kỹ lưỡng về các chính sách liên quan
đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thành lập bộ phận chuyên trách đối với


công tác này (không kiêm nhiệm) để trực tiếp thực hiện hoặc tăng cường cho
Hội đồng hoặc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường của đơn vị cấp dưới trực tiếp.
- Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ
máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp
thời tình hình trên địa bàn.
- Khơng ngừng nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự thuân thủ
pháp luật cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB từ cấp trung
ương đến cấp cơ sở. Có các hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.
- Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách
nhiệm cao trong thực thực thi công vụ của đội ngũ công chức chuyên trách này, để
khắc phục tâm lý thiếu an tâm, lo ngại trong môi trường làm việc đôi khi rất căng
thẳng.

3.5.3.2. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tham gia GPMB
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở
nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ
ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của
tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.
Từ đó tạo sự đồng tình ủng hộ, tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước.
- Thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong từng
bước công việc. Người dân phải được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở
pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ,
vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định
cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình được tham gia ý kiến bàn bạc
về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai. Đồng thời tăng cường sự giám sát
của quần chúng nhân dân trong việc bồi thường GPMB.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được Nhà
nước đưa vào trong Luật, những Nghị định, thông tư liên tục được ban hành và sửa đổi
bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nhằm làm ổn
định đời sống, ổn định sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, đây là
công việc hết sức khó khăn, ln có sự biến động theo thực tế.
- Ninh Bình là một thành phố có tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra khá nhanh. Việc
thu hồi đất để triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã mang lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế, cải thiện bộ mặt cảnh quan đô thị, nhưng cũng đem lại khơng ít khó khăn
cho một bộ phận không nhỏ người dân bị thu hồi đất.
- Dự án hoàn chỉnh việc nạo vét, kè và thực hiện quy hoạch công viên cây xanh

bờ Đông sông Vân được coi là dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần
làm cải thiện bộ mặt cảnh quan đơ thị và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường của
thành phố Ninh Bình.

- Nhìn chung, dự án nạo vét, kè bờ Đông sông Vân đã đạt được những kết
quả khả quan như sau:
+ Các nội dung xung quanh vấn đề bồi thường GPMB khi Nhà nước thu
hồi đất tại dự án đã được triển khai tốt về cơ bản theo quy định của Nhà nước
cùng với các quy định của UBND tỉnh Ninh Bình quy định về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
+ Vận dụng linh hoạt, dân chủ, công khai trong xác định giá bồi thường,
hỗ trợ và xét duyệt đối tượng thuộc diện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình
bị thu hồi đất.
+ Việc di dời các hộ dân sống dọc bờ Đông sông Vân ra khu tái định cư
mới đã phần nào thay đổi cuộc sống của họ qua việc nâng cao điều kiện nhà ở
(trước khi bị thu hồi đất 48% hộ gia đình sở hữu nhà với diện tích dưới 50m²,


sau tái định cư 100% các hộ đều có nhà diện tích trên 50m²; 81% số hộ được
phỏng vấn cho rằng điều kiện nhà ở tốt hơn) và góp phần làm giảm thiểu tình
trạng ơ nhiễm mơi trường (78% số hộ trả lời tình trạng vệ sinh mơi trường được
cải thiện).
- Tuy nhiên, dự án cũng còn một số tồn tại như sau:
+ Vấn đề khôi phục cuộc sống, quan tâm đến đời sống tinh thần, tạo điều
kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập sau khi bi mất đất chưa được
chú trọng (35% cho rằng quan hệ hàng xóm kém hơn trước, 41% số hộ được
phỏng vấn thấy điều kiện an ninh trật tự kém hơn trước).
+ Chưa có những chính sách cụ thể để giúp đỡ những người khơng có
việc làm hay những gia đình có mức đền bù thấp (< 200 triệu đồng) để họ có thể
ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất (sau khi tái định cư có 16,08% số người

trong độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm, 51% số hộ được hỏi có thu
nhập giảm so với trước khi thu hồi đất).
+ Nhiều trường hợp xác định nguồn gốc đất đai và tính hợp pháp của tài
sản vật kiến trúc trong quá trình thực hiện dự án cịn gặp nhiều khó khăn.
+ Cơng tác tun truyền chính sách bồi thường, GPMB cho người dân bị
thu hồi đất vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện thống nhất,
đồng bộ nên xảy ra tình trạng khi có khiếu kiện, thắc mắc về chính sách bồi
thường thì cơ quan chức năng mới tổ chức họp công khai, tuyên truyền, vận động
cho nhân dân hiểu.
Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn thành phố Ninh Bình nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung như: các giải
pháp về chính sách, giải pháp về tổ chức thực hiện, một số giải pháp khác.

KIẾN NGHỊ


Để chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với tình hình thực
tế, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất,
tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Tăng mức hỗ trợ cho các hộ có hồn cảnh khó khăn, có nhiều thế hệ
cùng sống chung để họ có thể đảm bảo cuộc sống ổn định sau khi bị thu hồi đất.
- Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất
đai đến toàn thể người dân. Đồng thời các cấp chính quyền địa phương phải tìm
hiểu, lắng nghe ý kiến của người dân để điều chỉnh các chính sách, quy định cho
phù hợp.
- Địa phương có dự án cần thu hồi đất phải phối hợp với chủ đầu tư chuẩn
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ nhà với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt để
chủ động tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu

hồi đất phải được tiến hành song song với quá trình lập quy hoạch, kế hoạch thu
hồi đất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nơng
nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị
thu hồi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn
đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản”.
4. CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (2005), Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, NXB
Lao động - Xã hội.
5. Chu Văn Cấp (2009), Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính sách
thu hồi đất đối với nơng dân trong q trình CNH, HĐH.
6. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích cơng cộng.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP “Hướng dẫn thi hành Luật
đất đai”.
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP “về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất”.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP “Về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất”.
10. Chính phủ (2004), Nghị định 123 /2007/NĐ-CP "Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất".
11. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP "Quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử

dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”.


12. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009
của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
13. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), “Đánh giá thực
tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của pháp luật” Tạp chí khoa học và phát triển, 11(3), tr. 328-336.
14. Phan Trung Hiền (2011), Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải
phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
15. Nguyễn Thị Khuy (2004), Tìm hiểu đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Thanh
Xuân - thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội.
16. Bạch Song Lân (2002), Nghiên cứu, đánh giá thực hiện chính sách đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn đơ thị thị xã Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình,
Luận văn thạc sỹ nơng nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Minh (2001), “Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản”, Hội
thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam
ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.
18. Trần Thị Ngọc Minh (2010), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
ngoại thành Hà Nội.
19. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực
hành).
20. Ngân hàng Thế giới (2009), Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi
thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam.
21. Phạm Đức Phong (2002), “Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải

phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002), Hội thảo Đền bù và
giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13 tháng 9 năm
2002, Hà Nội.
22. Phòng Tài ngun và Mơi trường thành phố Ninh Bình (2012), Số liệu thống kê
đất đai năm 2012 thành phố Ninh Bình.


23. Quốc hội nước VNDCCH (1953), Luật Cải cách ruộng đất.
24. Quốc hội nước VNDCCH (1987), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
25. Quốc hội nước CHXHCNVN (1993), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội.
27. Quốc hội nước CHXHCNVN (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Luật Đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội.
28. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất
đai (2001), NXB Bản đồ, Hà Nội
29. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải
phóng mặt bằng và tái định cư, Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa
chính.
30. Amanda D.Carlier, Trần Thanh Sơn (2005), Khu vực tư nhân và vấn đề đất đai
(Quỹ đất, chi phí liên quan và quản lý).
31. Thủ tướng Chính phủ (1959), Nghị định số 151/TTg ngày 15/04/1959 về quy
định tạm thời về thể lệ trưng dụng ruộng đất.
32. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 1948/2007/QĐ-UBND ngày
21/8/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quy định đơn giá nhà cửa, vật
kiến trúc, cây cối hoa màu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
33. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 366/2008/QĐ-UBND ngày
22/02/2008 về điều chỉnh đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc và nội thất trên địa bàn
tỉnh Nình Bình.

34. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Quyết định số 2332/QĐ-UBND ngày
24/12/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt giá các loại đất trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2009.
35. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 423/2009/QĐ-UBND ngày
29/4/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chi tiết bờ Đông sơng Vân.
36. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 07/7/2009
của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định đơn giá, chính sách bồi


thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện GPMB khu bờ Đơng sơng Vân, thuộc
phường Nam Bình, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình.
37. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày
16/10/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành quy định chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
38. UBND thành phố Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
39. Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Thực trạng đời sống kinh tế xã
hội các hộ gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp.
40. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2006), Chính sách thu hút đầu tư
vào thị trường bất động sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


PHỤ LỤC



×