Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.57 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

Trần Duy Phiên

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH KONTUM,
TỶ LỆ 1 : 100.000

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Duy Phiên

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH KONTUM,
TỶ LỆ 1 : 100.000

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60 440 201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Xuân Phong

Hà Nội – Năm 2014

2


Lời cảm ơn !

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Xuân PhongViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Qua đây, học viên muốn gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đặng Xuân Phong, người đã tận tình hướng
dẫn để học viện thực hiện thành công luận văn này cũng như đã giúp cho học viên
có thể tiếp cận và làm chủ một phương pháp mới trong nghiên cứu tài nguyên nước
dưới đất.
Về cơ sở đào tạo, học viên gửi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô
trong Ban Chủ nhiệm Khoa Địa chất, bộ phận phụ trách Sau Đại học của Khoa Địa
chất, các thầy cô trong Khoa Địa chất; cán bộ Phòng Sau Đại học - Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho học viên trong quá trình học tập cũng như trong q trình thực luận văn này.
Về cơ quan cơng tác, học viên muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Lê Thị Thanh Tâm, chuyên gia Địa chất thủy văn, người ln có những góp ý và
nhận xét q báu giúp học viên thực hiện luận văn này. Ngoài ra, học viên xin chân
thành cảm ơn Lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu của Viện Địa lý và đặc biệt là các
cán bộ Phòng Tài nguyên nước dưới đất đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên để học
viên hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Học viên
Trần Duy Phiên


3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................6
*Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................6
*Mục tiêu của đề tài:................................................................................................7
*Nhiệm vụ đề tài: .....................................................................................................7
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu: .................................................8
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................9
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu ĐCTV của khu vực nghiên cứu ......................................10
1.2. Bản đồ ĐCTV truyền thống ............................................................................14
1.3. Khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất ............17
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM ... 20

2.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................20
2.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................................22
2.1.3. Đặc điểm địa chất.....................................................................................27
2.1.4. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................33
2.1.5. Đặc điểm thuỷ văn ....................................................................................36
2.1.7. Đặc điểm tài nguyên rừng ........................................................................38
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................40
2.2.1. Dân số và dự báo phát triển dân số .........................................................40

2.2.2. Lao động, trình độ nguồn nhân lực ..........................................................41
2.2.3. Thành phần dân tộc và tôn giáo ...............................................................42
2.2.4. Cơ cấu kinh tế ...........................................................................................44
2.2.5. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và nhu cầu sử dụng nước................45

1


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 48

3.1. Phương pháp GIS trong thành lập bản đồ tiềm năng nước dưới đất ..............48
3.1.1. Cơ sở của phương pháp GIS trong thành lập bản đồ tiềm năng nước dưới
đất ............................................................................................................48
3.1.2. Qui trình xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất bằng mơ hình tích
hợp GIS và MCE ......................................................................................50
3.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất ........................51
3.2.1. Yếu tố địa chất ..........................................................................................51
3.2.2. Yếu tố địa hình ..........................................................................................56
3.2.3. Yếu tố lượng mưa .....................................................................................58
3.2.4. Yếu tố lượng bốc hơi ................................................................................59
3.2.5. Yếu tố thảm thực vật .................................................................................59
3.2.6. Các yếu tố khác ........................................................................................61
3.3. Trọng số của các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất .................62
3.3.1. Phương pháp AHP trong đánh giá vai trò của các yếu tố .......................62
3.3.2. Xác định trọng số của các yếu tố .............................................................68
3.3.3. Phân cấp các yếu tố và cho điểm .............................................................70
Chương 4: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH KON
TUM ............................................................................................................... 89

4.1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ ...............................................................................89

4.1.1. Hệ tọa độ, kích thước các ơ raster ...........................................................89
4.1.2. Chuẩn hóa định dạng dữ liệu ...................................................................89
4.1.3. Sửa các lỗi hình học .................................................................................92
4.2. Thành lập bản đồ tiềm năng nước dưới đất bằng GIS ....................................93
4.3. Độ chính xác của bản đồ tiềm năng nước dưới đất thành lập bằng GIS ........97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................108

2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ phân vùng mức độ chứa nước dưới đất tỉnh Kon Tum................. 13
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum ............................................................. 21
Hình 2.2. Bản đồ mơ hình số độ cao DEM tỉnh Kon Tum ....................................... 23
Hình 2.3. Mơ hình số độ cao DEM tỉnh Kon Tum trong không gian ba chiều ........ 24
Hình 2.4. Bản đồ độ dốc địa hình tỉnh Kon Tum ...................................................... 25
Hình 2.5. Bản đồ địa chất tỉnh Kon Tum .................................................................. 31
Hình 2.6. Bản đồ các lưu vực sơng trên địa bàn tỉnh Kon Tum ............................... 37
Hình 2.7. Bản đồ thảm thực vật Tỉnh Kon Tum ....................................................... 39
Hình 3.1. Quy trình xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất bằng GIS ............... 50
Hình 3.2. Xác định mật độ đứt gãy ........................................................................... 53
Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, T.L., 1980) ............................................... 62
Hình 3.4. Thang điểm phân cấp tiềm năng ............................................................... 70
Hình 3.5. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo đặc
điểm thạch học ......................................................................................... 78
Hình 3.6. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo độ dốc
địa hình .................................................................................................... 80
Hình 3.7. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo mật độ
đứt gãy ..................................................................................................... 81

Hình 3.8. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo lượng
mưa trung bình năm ................................................................................. 83
Hình 3.9. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo lượng
bốc hơi tiềm năng trung bình năm ........................................................... 85
Hình 3.10. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo thảm
thực vật .................................................................................................... 88
Hình 4.1. Một số lỗi hình học cơ bản ........................................................................ 92
Hình 4.2. Mơ hình chồng chập các lớp thơng tin yếu tố thành phần ........................ 94
Hình 4.3. Cửa sổ giao diện chức năng Raster Calculator của ArcGIS ..................... 95
Hình 4.4. Chức năng ModelBuilder của ArcGIS ...................................................... 95
Hình 4.5. Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum ....................................... 96
Hình 4.6. Mơ hình chồng chập Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum
và Bản đồ phân vùng mức độ chứa nước dưới đất tỉnh Kon Tum .......... 99
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa diện tích các nhóm giá trị tiềm
năng I theo bốn mức độ chứa nước ....................................................... 101
Hình 4.8. Bản đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum ................... 102
Hình 4.9. Bản đồ vị trí sai lệch giữa Bản đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất
tỉnh Kon Tum và Bản đồ phân vùng mức độ chứa nước dưới đất tỉnh
Kon Tum ................................................................................................ 106

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum ..........................20
Bảng 2.2. Thống kê diện tích các khoảng độ dốc địa hình .......................................22
Bảng 2.3. Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng trong năm, (0C) .......................33
Bảng 2.4. Số giờ nắng qua các tháng trong năm, (giờ) .............................................34
Bảng 2.5. Lượng mưa các tháng trong năm, (mm) ...................................................34
Bảng 2.6. Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm (%) ............................35

Bảng 2.7. Dân số các huyện, thành phố các năm 2005-2009 ...................................40
Bảng 2.8. Dự báo phát triển dân số và lao động tỉnh Kon Tum,(nghìn người, %) ...41
Bảng 2.9. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu lao động Kon Tum qua các năm ..............42
Bảng 2.10. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum ..................................................43
Bảng 2.11. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế (%) ...........................44
Bảng 2.12. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế (%) ...................44
Bảng 2.13. Lượng nước khai thác tỉnh Kon Tum .....................................................46
Bảng 2.14. Nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau theo các năm........46
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa loại đứt gãy và tiềm năng nước dưới đất .....................54
Bảng 3.2. Triển vọng nước dưới đất của một số cấu trúc địa chất chính..................56
Bảng 3.3. Chỉ tiêu Saaty trong so sánh cặp đôi các yếu tố (aij) ................................65
Bảng 3.4. Tra giá trị RI .............................................................................................67
Bảng 3.5. So sánh cặp tầm quan trọng giữa các yếu tố.............................................68
Bảng 3.6. Tính tốn vectơ trọng số W ......................................................................69
Bảng 3.7. Điểm đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm thạch học ..................................73
Bảng 3.8. Điểm đánh giá ảnh hưởng của độ dốc địa hình ........................................79
Bảng 3.9. Điểm đánh giá ảnh hưởng của mật độ đứt gãy .........................................79
Bảng 3.10. Điểm đánh giá ảnh hưởng của lượng mưa trung bình năm ....................82
Bảng 3.11. Điểm đánh giá ảnh hưởng của lượng bốc hơi trung bình năm ...............84
Bảng 3.12. Điểm đánh giá ảnh hưởng của thảm thực vật .........................................86
Bảng 4.1. Các tài liệu bản đồ được thu thập và nguồn tài liệu .................................90
Bảng 4.2. Các tài liệu đã qua xử lý và chuyển về định dạng raster ..........................91
Bảng 4.3. Thống kê diện tích các nhóm giá trị tiềm năng I theo bốn mức độ
chứa nước (Rất nghèo(A), Nghèo(A), Trung bình(A), Giàu(A)) .......... 100
Bảng 4.4. Phân chia mức độ chứa nước theo giá trị tiềm năng I ............................101
Bảng 4.5. Diện tích trùng nhau giữa các nhóm mức độ chứa nước tương ứng
của hai bản đồ ........................................................................................ 104
Bảng 1.1. Ý nghĩa của hệ số Kappa..........................................................................104

4



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

KÍ HIỆU

GIẢI THÍCH

AHP

Analytic Hierarchy Process – Phân tích thứ bậc

DEM

Digital Elevation Model – Mơ hình số độ cao

ĐCTV

Địa chất thủy văn

GIS

Geographic Information System-Hệ thống thông tin địa lý

NDĐ

Nước dưới đất

MCE


Multi-Criteria Evaluation – Đánh giá đa tiêu chuẩn

5


MỞ ĐẦU

*Tính cấp thiết của đề tài:
Kon Tum là tỉnh miền núi nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc của vùng Tây
Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước là Lào và Campuchia (có ngã ba
biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia) và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đơng Tây. Do vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên Tỉnh khơng những có một vị thế địa chính
trị, an ninh quốc phịng quan trọng mà còn là một trong những nhân tố chủ đạo
trong phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung [26].
Ngồi ra, hiện nay tỉnh Kon Tum đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá,
hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực cùng với việc phát huy
tối đa các lợi thế của tỉnh như: lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thủy
điện,…nhiều các khu công nghiệp cũng đang được triển khai xây dựng, các hoạt
động giao thương biên giới phát triển,....tất cả những điều này đang mở ra cơ hội
lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, cùng với nó là hàng loạt
những thách thức cần phải giải quyết như: vấn đề nguồn nhân lực, tình hình di dân,
đơ thị hóa…đặc biệt là giải quyết về nhu cầu nước của Tỉnh vốn đang hết sức cấp
thiết bởi Tỉnh nằm trong khu vực được đánh giá là khó khăn về nước của khu vực
Tây Nguyên [ 3]. Để đảm bảo nhu cầu về nước, các nguồn nước bao gồm: nước
mặt, nước dưới đất, nước mưa cần được kết hợp sử dụng hợp lý. Trong đó,
nguồn nước dưới đất được chú ý hơn cả, bởi đây là nguồn có khả năng cung ổn
định và ít bị nhiễm bẩn hơn. Từ đó, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò nước nước
dưới đất trên địa bàn Tỉnh cũng được đặc biệt quan tâm.
Thông thường để đánh giá điều kiện - đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV)
của một khu vực nghiên cứu nào đó, thường phải tiến hành các công tác để thành
lập bản đồ ĐCTV khu vực đó. Đây là dạng bản đồ chun mơn mà trên đó thể

hiện nhiều các thơng tin chun mơn có giá trị như: mức độ chứa nước của các
tầng chứa nước, chất lượng nước, mối quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa
nước, các mặt cắt ĐCTV…Tuy nhiên, để có thể xây dựng được bản đồ này (đảm

6


bảo các qui định hiện hành) đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, tốn nhiều nhân lực cơng sức, mất nhiều thời gian và đặc biệt là khi khu vực nghiên cứu có diện tích
rộng hoặc bản đồ xây dựng có tỷ lệ lớn. Do đó, nếu như có một phương pháp nào
đó với chi phí thấp lại nhanh chóng có thể xác định được những vị trí có khả năng
chứa nước dưới đất cao (với độ chính xác chấp nhận được), sau đó tiến hành các
cơng tác nghiên cứu ĐCTV chi tiết ở những khu vực có khả năng cao này thì sẽ tiết
kiệm được nhiều thời gian, cơng sức và chi phí.
Do tiềm năng nước dưới đất phụ thuộc đồng thời vào nhiều yếu tố (địa chất,
địa hình, lượng mưa, lượng bốc hơi, thủy văn, thảm thực vật…) và mối quan hệ này
có thể tuân theo những qui luật nhất định nên có cơ sở khoa học để đánh giá một
cách bán định lượng mối quan hệ đó. Từ đó, xây dựng được lớp thơng tin về tiềm
năng nước dưới đất của khu vực nghiên cứu. Do đó, đề tài “Ứng dụng Hệ thống
thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh
Kon Tum, tỷ lệ 1 : 100 000” được lựa chọn nhằm làm sáng tỏ khả năng ứng dụng
của nó trong đánh giá tiềm năng nước dưới đất.
*Mục tiêu của đề tài:
- Xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1 : 100 000
với độ chính xác chấp nhận được.
- Hỗ trợ cho cơng tác tìm kiếm thăm dị tài ngun nước dưới đất, đặc biệt ở
những khu vực thiếu tài liệu ĐCTV.
*Nhiệm vụ đề tài:
Thu thập, xử lý và chuẩn hóa các dữ liệu bản đồ liên quan về một cơ sở dữ
liệu thống nhất (cùng hệ tọa độ, định dạng dữ liệu chuẩn của ArcGIS).
Sử dụng phương pháp MCE (Multi-Criteria Evaluation) kết hợp với phân

tích các dữ liệu liên quan để đánh giá một cách bán định lượng mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng chứa nước dưới đất (địa
chất, địa hình, mạng lưới đứt gãy, lượng mưa, lớp phủ thực vật, thủy
văn,...) của tỉnh Kon Tum, nói cách khác là tính tốn trọng số của các yếu tố
ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất.

7


Các dữ liệu sau khi được chuẩn hóa sẽ được tích hợp các trọng số và đưa vào
xử lý, chồng chập trên phần mềm ArcGIS. Kết quả thu được là Bản đồ tiềm
năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum.
Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum được đánh giá mức độ chính
xác bằng cách so sánh với Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Kon Tum được
xây dựng bằng phương pháp truyền thống. Từ đó, rút ra nhận xét về khả
năng áp dụng của phương pháp GIS (Geographic Information System) kết
hợp phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn MCE trong nghiên cứu tiềm năng
nước dưới đất.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học:
- Nhanh chóng xây dựng được bản đồ tiềm năng nước dưới đất của khu vực
nghiên cứu (với độ chính xác chấp nhận được) từ các tài liệu sẵn có trên cơ
sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS kết hợp với phương pháp đánh giá
đa tiêu chuẩn MCE .
- Tiếp cận và dần hoàn thiện phương pháp đánh giá tiềm năng nước dưới đất
trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS kết hợp với phương pháp
đánh giá đa tiêu chuẩn MCE.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Là tài liệu tham khảo có giá trị cho giai đoạn đầu của cơng tác tìm kiếm,
thăm dị nước dưới đất, đặc biệt là những khu vực miền núi thiếu các tài liệu

về ĐCTV.
- Nhanh chóng khoanh vùng được những vị trí tiềm năng chứa nước cao, từ đó
thu hẹp được phạm vi khu vực nghiên cứu liên quan đến các cơng tác thực
địa, thí nghiệm hiện trường,…do đó giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và
nhân lực.

8


*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
 Khả năng chứa và giữ nước dưới đất trong các thành tạo địa chất lộ trên mặt
hoặc gần mặt đất của khu vực nghiên cứu.
 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất của khu vực
nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi trên bề mặt đất: ranh giới hành chính tỉnh Kon Tum.
 Phạm vi theo mặt cắt thẳng đứng: các thành tạo địa chất lộ hoặc sát bề mặt.
 Phạm vi về nội dung:
+ Chỉ tập trung nghiên cứu về tiềm năng trữ lượng nước dưới đất của khu
vực nghiên cứu mà không nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất.
+ Sự ảnh hưởng của các yếu tố (địa chất, địa hình, mạng lưới đứt gãy,
lượng mưa, lớp phủ thực vật,...) đến tiềm năng nước dưới đất trong khu
vực nghiên cứu.

9


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Lịch sử nghiên cứu ĐCTV của khu vực nghiên cứu
Có thể nói lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV) của tỉnh Kon Tum
gắn liền với lịch sử nghiên cứu ĐCTV của tồn khu vực Tây Ngun. Bởi lẽ, các
chương trình - dự án lớn của Nhà nước đã và đang thực hiện thường có phạm vi
nghiên cứu bao trùm trên tồn khu vực Tây Ngun, điển hình có thể kể đến là
Chương trình Tây Nguyên I (1976-1980), Tây Nguyên II (1984-1988) và Tây
Nguyên III (2011-2015)... Do đó, để hiểu được lịch sử nghiên cứu ĐCTV của tỉnh
Kon Tum thì cần hiểu rõ lịch sử nghiên cứu ĐCTV của khu vực Tây Nguyên.
Vào thời thuộc Pháp, về mặt ĐCTV, toàn khu vực Tây Ngun hầu như khơng
có một cơng trình nào đáng kể ngồi một ít tài liệu nghèo nàn về các nguồn nước
khống, nước nóng ở vùng Kon Tum. Trong khi đó, việc nghiên cứu địa chất được
chú ý khá sớm và đã có những cơng trình điều tra địa chất khu vực có giá trị của
người Pháp được cơng bố.
Thời kỳ 1945 – 1975, đáng chú ý nhất là tờ bản đồ ĐCTV trong tập “Atlas về
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế và xã hội của vùng hạ lưu sông Mêkông”
do Liên hiệp quốc xuất bản năm 1968, với diện bao trùm tồn miền Nam (trong đó
có Tây Nguyên). Tuy nhiên, do tỷ lệ quá nhỏ (1 : 2 500 000) nên bản đồ khơng có
nhiều ý nghĩa thực tiễn. Ngồi ra, trong giai đoạn này, có một số cơng trình nghiên
cứu tương đối có giá trị về ĐCTV của các nhà địa chất Mỹ nhưng hầu hết tập trung
ở vùng Nam Bộ [3].
Sau năm 1975, cùng với việc khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước sau
chiến tranh, công tác điều tra ĐCTV ở khu vực miền Nam mới được triển khai
mạnh mẽ. Tiêu biểu là Liên đoàn ĐCTV Miền Nam thuộc Tổng cục Địa chất đã tiến
hành cơng tác thăm dị tìm kiếm - thăm dò nước dưới đất trên hàng loạt vùng kinh

10


tế dân cư trọng điểm nhằm phục vụ công cuộc xây dựng các khu kinh tế mới và

phát triển đô thị. Đồng thời với việc tìm kiếm thăm dị nước dưới đất, công tác
thành lập bản đồ ĐCTV cũng được chú ý. Cụ thể là hai tờ bản đồ ĐCTV tỷ lệ
1 : 200 000 đầu tiên được thành lập là tờ là Pleiku - Buôn Ma Thuột (năm 1982 diện tích 19000 km2) và tờ Gia Nghĩa - Di Linh (1996 – diện tích 18000 km2). Sau
đó, các phần diện tích của Tây Ngun nằm ngồi 2 tờ bản đồ trên cũng đã được
phủ bởi các bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1: 200 000, ngoại trừ phần diện tích nửa phía Tây
tỉnh Kon Tum (6000 km2) cịn “trắng” (giáp tỉnh Attapeu của nước bạn Lào) do ít
có ý nghĩa kinh tế. Sau đó, loạt bản đồ ĐCTV tỷ lệ lớn hơn (1 : 50 000 và
1 : 25 000) cũng đã được thành lập cho một vài đô thị và vùng kinh tế quan trọng
với tổng diện tích đã được phủ khoảng 4.670 km2. Cụ thể là bản đồ ĐCTV tỷ lệ
1:50 000 đã phủ ở các vùng Đăk Nơng (1987), Tân Rai (1987), Pleiku (1991), cịn
bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:25 000 được thành lập trong khuôn khổ bộ bản đồ địa chất đô
thị ở các vùng Bảo Lộc (1995), Đà Lạt (1995), Pleiku (1997), Kon Tum (1997),
Buôn Ma Thuột (1997) [3].
Ngồi ra, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về điều kiện ĐCTV Tây
Nguyên cũng đã được hồn thành trong 20 năm qua, trong đó quan trọng nhất là :
Đề tài “Nước dưới đất Tây Nguyên” (GS Nguyễn Thượng Hùng) thuộc chương
trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên (1976 - 1980), báo cáo tổng kết đề tài “Tài
nguyên nước dưới đất Tây Nguyên” (GS Nguyễn Thượng Hùng chủ biên) thuộc
chương trình 48 - C (1984 - 1988). Đặc biệt là chuyên khảo “Nước dưới đất khu
vực Tây nguyên” (Ngô Tuấn Tú, Võ Công Nghiệp, Đặng Hữu ơn, Quách Văn Đơn
chủ biên) do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 1999 là cơng
trình khơng những có giá trị thực tiễn mà nó cịn mở ra những vấn đề lớn trong công
tác điều tra nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất ở Tây Nguyên. Hiện nay, Liên
đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Trung đang thực hiện một số cơng trình nghiên cứu dài
hạn về động thái nước đất trên một mạng lưới quốc gia bao trùm trên toàn khu vực
Tây Nguyên [3].

11



Riêng với địa bàn tỉnh Kon Tum, ngồi những cơng trình nghiên cứu ĐCTV
trên khu vực Tây Ngun có liên quan đã trình bày ở trên, một số khu vực quan
trọng như các khu dân cư, khu kinh tế quan trọng trong Tỉnh cũng được tiến hành
các công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất (thị trấn Kon Plong –
huyện Kon Plong, thị trấn Pley Kần – huyện Ngọc Hồi, thị trấn Sa Thầy – huyện Sa
Thầy, thành phố Kon Tum...) [9, 13, 14, 18, 27]. Năm 2003, bản đồ ĐCTV tỉnh Kon
Tum - tỷ lệ 1 : 100 000 được thành lập (Hồ Minh Thọ, [18]). Tuy nhiên, bản đồ
ĐCTV này lại được thành lập theo phương pháp thành hệ, đây là phương pháp cũ
trong thành lập bản đồ ĐCTV của Liên Xơ và khơng cịn phù hợp với qui định
thành lập bản đồ ĐCTV hiện hành (qui định thành lập trên nguyên tắc “Dạng tồn
tại của nước dưới đất” thể hiện ở “Chú giải quốc tế bản đồ địa chất thủy văn” do
Hội địa chất thủy văn quốc tế - IAH và UNESCO xuất bản làm nguyên tắc chủ đạo
[1]). Năm 2013, dựa trên các tài liệu - bản đồ ĐCTV thu thập và bổ sung thêm các
tài liệu khảo sát thực địa mới, phòng Tài nguyên nước dưới đất – Viện Địa lý –
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành thành lập Bản đồ
ĐCTV tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1: 100 000 theo các qui định hiện hành, đây có thể coi là
tài liệu bản đồ ở tỷ lệ 1: 100 000 có giá trị và cập nhật nhất ở thời điểm hiện tại. Do
đó, bản đồ này sẽ được sử dụng để so sánh với Bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh
Kon Tum thành lập bằng GIS và MCE từ đó tính tốn độ chính xác của phương
pháp (sẽ được trình bày cụ thể trong mục 4.3 của chương 4).
Để thuận tiện cho quá trình so sánh và tính tốn sau này, trong luận văn này
trình bày Bản đồ phân vùng mức độ chứa nước dưới đất tỉnh Kon Tum (được thu từ
bản đồ ĐCTV tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1: 100 000) và thể hiện trên khổ giấy A4
(Hình 1.1). Do sự hạn chế về kích thước khổ giấy (A4) cũng như để nhấn mạnh
thơng tin về mức độ chứa nước nên trên này sẽ tập trung làm nổi bật lớp thơng tin
này cịn các thơng tin khác ít liên quan sẽ được lược bỏ.

12



Hình 1.1. Bản đồ phân vùng mức độ chứa nước dưới đất tỉnh Kon Tum

13


1.2. Bản đồ ĐCTV truyền thống
Công tác thành lập bản đồ ĐCTV thuộc lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất với
nhiệm vụ chủ yếu là thu thập tài liệu và tiến hành các dạng công tác nghiên cứu để
thành lập: bản đồ ĐCTV, các bản đồ chuyên môn, báo cáo thuyết minh kết quả công
tác lập bản đồ ĐCTV và các tài liệu khác với nội dung và hình thức theo quy định.
Cụ thể, bản đồ ĐCTV hiện hành được qui định thành lập trên nguyên tắc “Dạng tồn
tại của nước dưới đất” thể hiện ở “Chú giải quốc tế bản đồ địa chất thủy văn” do
Hội địa chất thủy văn quốc tế - IAH và UNESCO xuất bản làm nguyên tắc chủ đạo
[1], căn cứ vào đặc điểm tồn tại và vận động của nước trong đất đá, có thể chia ra
các dạng tồn tại chủ yếu sau:
+ Các tầng chứa nước lỗ hổng: là các tầng chứa nước mà nước được chứa và
vận động trong lỗ hổng giữa các hạt đất đá.
+ Các tầng chứa nước khe nứt: là các tầng chứa nước mà nước được chứa và
vận động trong các khe nứt, kẽ hổng hoặc hang động karst.
+ Các tầng không chứa nước: là thành tạo địa chất có mức độ chứa nước rất nhỏ
hoặc khơng có khả năng hấp thụ hay dẫn truyền nước.
Ngồi ra, nội dung và phương pháp thể hiện của bản đồ ĐCTV thành lập trên
nguyên tắc này cũng được hướng dẫn, qui định cụ thể trong các qui chế thành lập
bản đồ ĐCTV ứng với các tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, trong luận văn này sẽ khơng
đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này.
Theo Qui chế thành lập bản đồ ĐCTV, bản đồ ĐCTV có thể được sử dụng vào
nhiều các mục đích khác nhau như:
 Làm cơ sở luận chứng để tìm kiếm, thăm dị đánh giá nguồn nước dưới đất
nhằm khai thác phục vụ các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp, công nghiệp.

 Làm tài liệu cơ sở để lập quy hoạch xây dựng và phát triển các đô thị, các
khu công nghiệp, các vùng kinh tế dân cư.

14


 Làm tài liệu cơ sở để lập các dự án tháo khơ trong khai thác mỏ và các
cơng trình ngầm, các dự án tưới tiêu, cải tạo đất trong nông nghiệp, các dự
án ngăn chặn xâm nhập mặn, phèn hóa, muối hóa thổ nhưỡng, làm tài liệu
cơ sở để lập các dự án đánh giá tác động môi trường, bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất và bảo vệ môi trường.
 Làm tài liệu cơ sở để thành lập bản đồ địa chất cơng trình cùng tỷ lệ.
Ngồi ra, bản đồ địa chất thủy văn còn được dùng vào các mục đích giáo
dục đào tạo nghiên cứu khoa học khác.
Như thế, bản đồ ĐCTV được ứng dụng đa dạng trong nhiều các dạng công tác
khác nhau và để đáp ứng được những mục đích đó, trên bản đồ ĐCTV cần thể hiển
hiện các nội dung chính sau [1]:
 Các quy luật tồn tại, phát sinh và phát triển của tài nguyên nước trong môi
trường địa chất và mối quan hệ của nước với các thành tạo địa chất cũng
như với các quá trình địa chất.
 Các thành tạo địa chất được chia ra các tầng chứa nước và các tầng không
chứa nước.
 Các tầng chứa nước được phân chia theo dạng tồn tại của nước dưới đất và
mức độ chứa nước khác nhau.
 Mỗi tầng chứa nước phải thể hiện được: đặc điểm phân bố, thế nằm, bề
dầy, thành phần đất đá, đặc điểm thủy hóa, chiều sâu mực nước và mức độ
chứa nước khác nhau.
 Các tầng không chứa nước phải thể hiện tuổi địa chất, đặc điểm phân bố,
bề dầy, thế nằm, thành phần đất đá.
Như vậy, để có thể đáp ứng được những nội dung của bản đồ ĐCTV và hàng

loại các sản phẩm kèm theo như đã trình bày ở trên, cơng tác thành lập bản đồ
ĐCTV phải trải qua 3 giai đoạn chính bao gồm: 1-Chuẩn bị và lập đề án; 2-Thi
công đề án; 3-Tổng kết, lập báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn. Trong

15


các giai đoạn này, công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất cần tiến hành một số
công việc chủ yếu sau :
 Thu thập tổng hợp tài liệu;
 Lộ trình khảo sát địa chất - địa chất thuỷ văn;
 Đo địa vật lý;
 Địa nhiệt, bức xạ (đối với nước khống, nước nóng);
 Khoan các lỗ khoan ĐCTV, khai đào;
 Hút nước (thổi rửa, thí nghiệm);
 Lấy và phân tích các loại mẫu nước, mẫu khí (đối với nước khống, nước
nóng);
 Lấy và phân tích mẫu đất đá;
 Quan trắc động thái nước dưới đất, nước mặt;
 Công tác trắc địa;
 Chỉnh lý tổng hợp văn phòng, lập báo cáo tổng kết.
Ngoài ra, nếu khu vực nghiên cứu chưa có bản đồ địa chất với tỷ lệ phù hợp
thì theo qui định, trước khi thành lập bản đồ ĐCTV cần tiến hành các cơng tác cần
thiết để hồn thành bản đồ này.
Qua những trình bày khái quát về các nội dung liên quan đến việc thành lập
bản đồ ĐCTV ở trên thấy rằng bản đồ ĐCTV chứa đựng một lượng lớn các thơng
tin có giá trị và có thể phục vụ đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên,
khi thành lập bản đồ ĐCTV truyền thống theo các qui định hiện hành có một số khó
khăn cơ bản sau:
+ Khối lượng công việc cần thực hiện lớn và có tính đa dạng.

+ Cần huy động nhiều nhân lực với các chuyên môn sâu khác nhau.
+ Thời gian để thực hiện đề án kéo dài.
+ Cần nguồn kinh phí lớn đặc biệt khi vùng nghiên cứu có diện tích rộng hoặc
tỷ lệ nghiên cứu lớn.

16


Như vậy, không thể áp dụng một cách tùy tiện các cơng tác nghiên cứu, tìm
kiếm nước dưới đất theo phương pháp truyền thống mà cần phải cân nhắc, đánh giá
để xác định được vị trí và thời điểm sử dụng thích hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này, xét bài toán đánh giá tiềm năng nước dưới đất của một khu vực nghiên cứu
nhằm phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển một số đối tượng (khu công nghiệp,
khu dân cư, khu kinh tế…) với giả thiết:
 Diện tích khu vực nghiên cứu rộng lớn và có địa hình hiểm trở;
 Thiếu các tài liệu địa chất thủy văn nhưng lại có các tài liệu như: ảnh vệ
tinh, địa chất, thủy văn, lượng mưa, rừng...;
 Nguồn kinh phí thực hiện có hạn.
Với bài tốn này nếu ngay từ đầu ta áp dụng giải pháp xây dựng bản đồ ĐCTV
cho tồn bộ khu vực thì sẽ rất tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức và sẽ không
thể thỏa mãn được bài tốn đặt ra. Khi đó, cần lựa chọn phương pháp khác khả thi
hơn, phương pháp có khả năng khoanh vùng nhanh một số khu vực có tiềm năng
cao, sau đó mới thực hiện các cơng tác nghiên cứu ĐCTV mức độ chi tiết ở những
khu vực này. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí và
thỏa mãn được bài tốn đặt ra. Cụ thể trong luận văn này, tác giả đề xuất sử dụng
phương pháp GIS kết hợp với phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn MCE để nghiên
cứu về tiềm năng nước dưới đất. Về khả năng, cơ sở, nội dung, của phương pháp sẽ
được trình bày rõ hơn trong các mục sau.
1.3. Khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của từng lĩnh vực khoa học và xu thế liên

ngành, từ năm 1992, các nhà khoa học Mỹ đã xác lập một ngành khoa học mới đó là
Khoa học thông tin địa lý [15, 16]. Công cụ hay khoa học thông tin địa lý đã và đang
được phát triển nhanh chóng, phục vụ rất hiệu quả cho nhiều lĩnh vực khác nhau như:
khoa học trái đất, tài ngun - mơi trường, tai biến thiên nhiên, xói mịn đất, quản lý
rừng, giao thông, mạng lưới điện, quản lý hệ thống bán hàng…. Khoa học thông tin

17


địa lý đã từng bước hồn thiện các mơ hình biểu diễn đối tựợng, hoạt động, sự kiện
và các quan hệ của chúng trong thế giới thực, đồng thời nghiên cứu phát triển các
thuật toán lưu trữ, xử lý số liệu theo không gian và thời gian [15].
Phương pháp GIS có thế mạnh về khả năng phân tích - nội suy các dữ không
gian, xây dựng - quản lý cơ sở dữ liệu, lập các đồ thị - bản đồ, có khả năng đồng
thời tích hợp nhiều lớp thơng tin, xử lý đa dạng các loại dữ liệu, tốc độ tính tốn
nhanh và kết quả thu được có độ chính xác cao. Ngồi ra, với GIS cịn dễ dàng tạo
ra các ra các mơ hình kịch bản khác nhau, từ đó đối sánh với thực tế để tìm ra
những mơ hình lý thuyết phù hợp. Với những ưu điểm như vậy nên phương pháp
GIS cũng thường được kết hợp với các phương pháp khác thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Hơn nữa, hiện nay các phần mềm GIS thông dụng như: ArcGIS,
Mapinfo, Micostation… ngày càng hồn thiện hơn, nhiều tính năng mới được phát
triển và cập nhật, nâng cao khối lượng, tốc độ và độ chính xác của q trình xử lý phân tích - hiển thị dữ liệu nên rất thuận lợi khi sử dụng cho đối tượng cá nhân cũng
như trong các dự án lớn.
Riêng đối với lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất, phương pháp GIS được sử
dụng tương đối phổ biến và thường được kết hợp với các phương pháp khác như:
viễn thám, địa vật lý, khoan, GPS…nhằm tận dụng tối đa ưu điểm của từng phương
pháp để đạt hiệu quả nghiên cứu quả cao nhất. Trên thế giới, ở các quốc gia như Mỹ,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc,…phương pháp GIS kết hợp với viễn thám đã được triển
khai tại các vùng núi nói chung và vùng núi đá vơi nói riêng. Về độ tin cậy của
phương pháp, ở Ấn Độ, khi ứng dụng GIS kết hợp với viễn thám (sử dụng ảnh vệ tinh

có độ phân giải thấp, trung bình) thì có trên 80% lỗ khoan tìm kiếm nước dưới đất
thành cơng. Cịn khi cùng lúc kết hợp GIS kết hợp với phương pháp viễn thám (sử
dụng các ảnh có độ phân giải cao, siêu cao), phương pháp địa vật lý và Hệ thống
Định vị Toàn cầu GPS (Global Positioning System), thì độ chính xác của cơng tác
xác định vị trí lỗ khoan có nước được nâng lên đến 95-98% [16]. Ở Việt Nam, GIS
kết hợp với viễn thám đã được ứng dụng để tìm kiếm nước karst ở vùng núi tỉnh Hà

18


Giang [29], hay sử dụng GIS để thành lập bản đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất
lưu vực sông Ba [21]...
Phương pháp GIS kết hợp với phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn MCE đã
được ứng dụng trong nghiên cứu về mức độ nhạy cảm trượt lở dựa trên việc đánh giá
mối quan hệ của trượt lở với các yếu tố ảnh hưởng (thành phần thạch học, lượng
mưa, mật độ đứt gãy, bề dày phong hóa....) và đã thu được những kết quả khả quan
[4, 8, 17, 28]. Mặt khác, xét thấy những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến tiềm năng
nước dưới đất nhưng theo cách thức mà mức độ khác so với mức độ nhạy cảm trượt
lở. Do đó, trong luận văn này, tác giả muốn ứng dụng hệ phương pháp này cho đối
tượng là tiềm năng trữ lượng nước dưới đất và đánh giá khả năng áp dụng của nó
trong thực tế của cơng tác nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dị nước dưới đất. Nếu thành
cơng, phương pháp GIS kết hợp với phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn MCE sẽ cho
phép nhanh chóng khoanh vùng được những vùng có tiềm năng nước chứa nước
cao bằng cách xử lý các tài liệu ở trong phòng mà khơng cần thực hiện các cơng tác
hiện trường từ đó giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Như vậy, với những ưu điểm nhất định của phương pháp GIS, nó thường được
kết hợp với các phương khác trong nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất. Tuy nhiên,
việc sử dụng GIS trong nghiên cứu tiềm năng nước dưới đất cịn có hạn chế cơ bản là
phạm vi nghiên cứu không sâu - áp dụng cho các tầng chứa nước lộ hoặc gần mặt
đất và chỉ thích hợp sử dụng cho những giai đoạn đầu của cơng tác tìm kiếm-thăm dò

nước dưới đất. Trong trường hợp nghiên cứu ở mức độ chi tiết hơn hoặc với các
tầng chứa nước sâu thì việc áp dụng GIS gặp nhiều hạn chế và độ chính xác giảm,
khi đó sử dụng các phương pháp thực địa (khoan, thí nghiệm hiện trường, địa vật
lý…) sẽ phù hợp và chính xác hơn. Ngồi ra, phương pháp GIS cũng địi hỏi người
sử dụng phải có kiến thức và những kỹ năng nhất định về GIS cũng như các chuyên
ngành khác.

19


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên,
được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ: 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc; 107020'15"
đến 108032'30" kinh độ Đơng.
Về ranh giới, phía Đơng giáp Quảng Ngãi, với đường ranh giới kéo dài 74 km;
phía Bắc tỉnh Kon Tum giáp tỉnh Quảng Nam (142 km); phía Tây giáp hai nước
Lào (142,4 km) và Campuchia (138,3 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km)
(Hình 2.1). Như vậy, Kon Tum có vị trí địa lý ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào –
Campuchia đồng thời nằm ở cửa ngõ của Vùng Tây Nguyên và trên tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây nên Tỉnh khơng những có vai trị quan trọng trong an ninh quốc
phòng của vùng biên giới Tây Nguyên mà còn là một trong những nhân tố chủ đạo
trong phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung [26].
Về hành chính, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố, 8 huyện, 6 thị trấn, 10 phường
và 81 xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 9690,46 km2, chiếm 3,1% diện
tích tồn quốc (Cụ thể diện tích các huyện, thành phố xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum
Diện tích (km2)


Huyện, thành phố
Thành phố Kon Tum

432,98

Huyện Đắk Glêi

1495,26

Huyện Đắk Tô

506,41

Huyện Tu Mơ Rông

857,69

Huyện Đắk Hà

845,72

Huyện Kon Rẫy

911,35

Huyện Kon Plơng

1381,16


Huyện Ngọc Hồi

844,54

Huyện Sa Thầy

2415,35

Tồn tỉnh

9690,46

Nguồn [25]

20


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

21


2.1.2. Đặc điểm địa hình
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn nên có địa hình
thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây, điều này có thể thấy rõ qua mơ
hình số độ cao DEM (Digital Elevation Model) của Tỉnh (Hình 2.2 và Hình 2.3). Độ
cao trung bình so với mực nước biển của Tỉnh là khoảng 550 - 700 m, trong đó khu
vực phía Bắc có độ cao từ 800 - 1.200 m cịn khu vực phía Nam là 500 - 530 m.
Phía Bắc của Tỉnh cịn có đỉnh núi Ngọc Linh cao 2596 m - cao nhất khu vực miền
Trung và phía Nam của nước ta [25].

Khu vực phía Đơng Bắc của tỉnh có nhiều núi cao, địa hình phân cắt mạnh và
cũng là khu vực có độ dốc lớn nhất. Khu vực Tây Nam có độ dốc cũng tương đối
lớn, còn các khu vực dọc theo các thung lũng sơng Pơ Cơ và sơng Sa Thầy có địa
hình dạng lòng chảo, thoải dần về trung tâm trũng và độ dốc nhỏ (Hình 2.4). Từ mơ
hình số độ cao DEM, sử dụng phần mềm ArcGIS tính tốn được diện tích các
khoảng độ dốc địa hình (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Thống kê diện tích các khoảng độ dốc địa hình
Độ dốc (độ)

Diện tích (km2)

[5 – 15]

2582,5

(15 – 25]

3603,0

(25 – 35]

2026,6

(35 – 60]

516,2

(60 – 90]

6,4


Giải thích ý nghĩa của các kí kiệu trong Bảng 2.2 (và các bảng sau này):
 “[” : lớn hơn hoặc bằng;
 “]” : nhỏ hơn hoặc bằng;
 “(” : lớn hơn.
Trong các khoảng độ dốc thống kê ở bảng trên thì khu vực có độ dốc 00- 150
chủ yếu là đất khu dân cư, đất đã sản xuất nơng nghiệp, đất trống, cây bụi, trảm cỏ,
đất có khả năng nông nghiệp.

22


×