Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN ĐĂNG VINH

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN ĐĂNG VINH

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒNG ĐÌNH PHI

Hà Nội - 2018


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng,
biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn
này đã đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa
Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐĂNG VINH


LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy cô của Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB)-ĐHQGHN, đặc biệt là thầy
giáo, thƣợng tƣớng, TS. Nguyễn Văn Hƣởng và thầy PGS.TS. Hồng Đình

Phi, đã cho em những kiến thức nền tảng và khoa học về quản trị an ninh phi
truyền thống. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy các cơ trong khoa đã nhiệt
tình giúp đỡ hƣớng dẫn em hồn thành tốt luận văn này.
Đây là chƣơng trình đào tạo liên ngành mới ở nƣớc ta đòi hỏi học viên
phải cập nhật những kiến thức rất mới và tổng hợp vì vậy em đã gặp khơng ít
khó khăn trong quá trình làm luận văn. Do hạn chế về thời gian và kinh
nghiệm nghiên cứu cho nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để tiếp
tục hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐĂNG VINH


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. i
DANH MỤC BIỂU BẢNG .............................................................................. ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN ............................ 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống ................. 7
1.1.1. An ninh truyền thống ........................................................................... 7
1.1.2. An ninh phi truyền thống ..................................................................... 8
1.2. Quản trị an ninh phi truyền thống ............................................................ 11
1.2.1. Khái niệm Quản trị ............................................................................ 11

1.2.2. Khái niệm và nội hàm của quản trị an ninh truyền thống ................. 12
1.3. Phƣơng trình quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể ............ 12
1.4. Quản trị an ninh phi truyền thống trong xây dựng lực lƣợng công an .... 13
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
CÔNG AN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................ 19
2.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lƣợng công an thủ đô .................. 19
2.1.1 Công an Thủ đô ra đời, vừa chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng
cịn non trẻ, vừa xây dựng lực lượng và cùng toàn dân kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954). ......................................................................... 19
2.1.2. Lực lượng Công an Thủ đô bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền
Bắc, kiên cường chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, tích cực chi viên cho
chiến trường miền Nam, góp phần đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975). ........... 20
2.1.3. Lực lượng Cơng an Thủ đơ góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (1975 - 1985). .. 21


2.1.4. Cơng an Hà Nội tích cực đổi mới, vì Thủ đơ bình n, vì nhân dân
phục vụ (1986 - đến nay). ............................................................................ 21
2.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng lực lƣợng Công an thành
phố Hà Nội ...................................................................................................... 26
2.2.1. Những tác động của tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước 26
2.2.2. Những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội ................................ 27
2.2.3. Những tác động của môi trường công tác ......................................... 27
2.2.4. Chế độ, chính sách đối với lực lượng CAND còn một số bất cập; áp
lực và những khó khăn của cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ........................ 28
2.2.5. Các thế lực thù địch; các cơ quan tình báo nước ngồi ln có nhiều
hoạt động vừa trắng trợn, công khai, vừa tinh vi xảo quyệt nhằm hạ uy tín,
hạn chế sức mạnh của lực lượng vũ trang nói chung và của lực lượng cơng
an nhân dân nói riêng. ................................................................................. 28

2.2.6. Trình độ nhận thức của cán bộ, chiến sĩ khơng đồng đều ................. 29
2.2.7. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ...................................................... 29
2.2.8. Tình hình về rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật của
cán bộ, chiến sĩ ............................................................................................ 29
2.3. Thực trạng về các công tác xây dựng lực lƣợng công an tại Thành phố
Hà Nội ............................................................................................................. 32
2.3.1. Về công tác xây dựng Đảng ............................................................... 32
2.3.2. Trong cơng tác cơng tác chính trị tư tưởng ....................................... 37
2.3.3.Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ....................... 60
2.3.4. Công tác thanh tra, đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực ......................................................................................................... 66
2.3.5. Cơng tác xây dựng Phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc .... 68
2.3.6. Công tác hậu cần, khoa học công nghệ ............................................. 69
2.3.7. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế ............................... 72
2.4. Những ƣu khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân .................................... 73


2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................. 73
2.4.2. Những khuyết điểm, hạn chế .............................................................. 75
2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC XÂY
DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................... 80
3.1 Dự báo tình hình ........................................................................................ 80
3.2. Đề xuất một số nhóm giải pháp tăng cƣờng công tác xây dựng lực lƣợng
CATPHN theo hƣớng vận dụng sáng tạo một số lý luận và công cụ quản trị an
ninh phi truyền thống ...................................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 87
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 89



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN

1

ANCT

An ninh chính trị

2

ANND

An ninh nhân dân

3

ANQG

An ninh Quốc gia

4

ANTT


An ninh trật tự

5

BCA

Bộ Công an

6

CAHN

Công an thành phố Hà Nội

7

CAND

Công an nhân dân

8

CBCS

Cán bộ, chiến sỹ

9

CCHT


Công cụ hỗ trợ

10

CSCĐ

Cảnh sát cơ động

11

CSĐT

Cảnh sát điều tra

12

CSGT

Cảnh sát giao thơng

13

CSHS

Cảnh sát hình sự

14

CSND


Cảnh sát nhân dân

15

CSNV

Chiến sỹ nghĩa vụ

16

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

17

TTATXH

Trật tự an tồn xã hội

18

TTKS

Tuần tra kiểm soát

i



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1. Đánh giá về chất lƣợng sỹ quan Công an Hà Nội ............................... 6
Bảng 2. Đánh giá về số lƣợng sỹ quan Công an Hà Nội yếu kém.................... 6
Bảng 3. Đánh giá về tiêu chí phát triển lực lƣợng Công an Thành phố Hà Nội ..... 6

ii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vất đề
Công an nhân dân Việt Nam là một trong những lực lƣợng vũ trang
trọng yếu, có chức năng tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc về cơng tác đảm
bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội; đấu tranh phịng, chống
âm mƣu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và
các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; là lực lƣợng
nòng cốt trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần quyết
định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự
an tồn xã hội trong mọi tình huống. Muốn hồn thành trọng trách vinh quang
đó, lực lƣợng CAND phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ln kiên định
mục tiêu lý tƣởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
quán triệt đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nƣớc. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ, chiến sĩ (CBCS) CAND, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, thƣờng
xuyên và quan trọng nhất.
Lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng,
Bác Hồ kính yêu và sự chăm lo, nuôi dƣỡng của quần chúng nhân dân đã
khơng ngừng lớn mạnh, trƣởng thành; có những đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời làm tốt vai trò là lực lƣợng

nòng cốt trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần quyết
định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, tạo mơi trƣờng hồ bình để phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân
1


chủ, công bằng, văn minh. Một trong những yếu tố nền tảng, quyết định sự lớn
mạnh, trƣởng thành của Công an nhân dân là bản lĩnh chính trị vững vàng. Đó là
vũ khí sắc bén, nguồn sức mạnh đảm bảo cho Cơng an nhân dân vƣợt qua mọi
khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao, nhƣ V.I.Lê-nin
đã khẳng định “Trong mọi cuộc chiến tranh, thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần
của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường, lòng tin vào cuộc chiến tranh
chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hi sinh đời mình cho hạnh phúc của
những người anh em là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ, làm cho họ chịu
đựng được những khó khăn chưa từng thấy”.
Đảng ta đã khẳng định, nền tảng tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
là: Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đại hội đại biểu Đảng bộ
Công an Trung ƣơng lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 – 2015 cũng đã xác định:
“Đẩy mạnh công tác tƣ tƣởng, giáo dục chính trị, coi đây là nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu trong công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân. Chú
trọng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí tiến cơng tội phạm, nhận
thức đúng về đối tƣợng, đối tác, về tình hình và những khó khăn, thách thức
đối với nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an tồn xã hội trong điều kiện
mới. Tăng cƣờng rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống, tác phong ứng xử và
ý thức chấp hành kỷ luật trong cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách ngƣời CAND bản lĩnh, nhân
văn, vì nhân dân phục vụ” gắn với thực hiện phong trào “Học tập và thực hiện
6 điều Bác Hồ dạy CAND""; tổ chức tốt công tác thi đua khen thƣởng; nâng

cao đời sống văn hóa, tinh thần trong CAND. Kiên quyết đấu tranh với các
biểu hiện suy thối về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đƣợc giao để vụ lợi, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Hà Nội, với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc
phịng của cả nƣớc, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng lực
lƣợng Công an Thủ đô trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan
2


trọng, nhằm xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bƣớc hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia
và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; đảm bảo
huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã
hội của Thủ đơ.
Cho đến nay, có thể thấy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo
của Đảng trong hơn 30 năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử. Đó là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô phấn khởi, tin
tƣởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế, văn hố, xã hội của đất nƣớc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xác định công tác xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô có một vai trị,
vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác Công an; Đảng uỷ, Ban Giám đốc
CATP đã có nhiều chủ trƣơng lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, lãnh đạo Công an các
đơn vị cơ sở đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chính trị,
tƣ tƣởng, nhằm củng cố bản lĩnh chính trị, bồi đắp lý tƣởng cách mạng cho
đảng viên, cán bộ, chiến sĩ CAND, xây dựng, lựa chọn cán bộ "vừa hồng, vừa
chuyên". Vì vậy, trong bất kỳ hồn cảnh nào, dù chiến tranh hay hịa bình, dù
chủ nghĩa xã hội bị tan vỡ, hay trƣớc tác động phức tạp của tình hình thế giới,

khu vực, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch,
những khó khăn về kinh tế, phức tạp về xã hội…, nhất là trƣớc những gian
nan, vất vả, thậm chí hy sinh tính mạng, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ CAND
vẫn một lòng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, kiên
định lập trƣờng Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng
đi lên XHCN mà Đảng ta đó lựa chọn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ

3


ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng lực
lƣợng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng; Nghị quyết của Đảng ủy
CATW, Thành ủy Hà Nội, Công an Thành phố và các đơn vị luôn đặc biệt coi
trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lƣợng CAND, coi đây là nhiệm
vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định hàng đầu đối với việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện
đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp; xác định rõ các nhiệm vụ trọng
tâm, khâu đột phá trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lƣợng Công
an Thủ đô. Lực lƣợng Công an Hà Nội không ngừng chủ động, đổi mới tồn
diện các lĩnh vực cơng tác, xây dựng lực lƣợng Cơng an Thủ đơ ngày càng
trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại. Việc tổ chức
kiểm điểm nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực
hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khoá XI) và Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa
XII) để sửa chữa, khắc phục những tồn tại, hạn chế; việc chủ động đổi mới,
tạo bƣớc đột phá trong công tác xây dựng Đảng, cơng tác giáo dục chính trị tƣ
tƣởng, cơng tác tổ chức, cán bộ; công tác hậu cần; việc xây dựng hình ảnh
ngƣời cán bộ, chiến sĩ Cơng an Thủ đơ đẹp, thân thiện, tận tuỵ, vì nhân dân
phục vụ… đã cho thấy sự quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cơng
an Thủ đơ có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hồn thành xuất

sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
Hiện nay tại Việt Nam chƣa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu bài
bản về Quản trị an ninh trong công tác xây dựng lực lƣợng cơng an vì vậy đề
tài:” Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lƣợng
công an thành phố Hà Nội” sau khi hồn thành sẽ là cơng trình nghiên cứu
đầu tiên về vấn đề này ở Công an Thành phố Hà nội nói riêng, Bộ Cơng an
nói chung. Kết quả nghiên cứu thành công sẽ đem lại ứng dụng cho Công an
Thành phố, đồng thời là tài liệu chuyên khảo quan trọng về công tác xây dựng
lực lƣợng trong Công an nhân dân.
4


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản trị an ninh phi
truyền thống trong công tác xây dựng lực lƣợng Công an Thành phố Hà Nội.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và lựa chọn khung lý thuyết về quản trị an ninh phi truyền
thống trong công tác xây dựng lực lƣợng Công an Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá chung và thực tiễn công tác quản trị an ninh và các giải pháp
quản trị an ninh phi truyền thống.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các yếu tố quản trị đảm bảo an ninh phi truyền thống trong công tác
xây dựng lực lƣợng Công an Thành phố Hà Nội.
- Các yếu tố tác động tới quản trị an ninh phi truyền thống trong công
tác xây dựng lực lƣợng Công an Thành phố Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi công an
Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện thống kê tình hình trong 3

năm liên tục gần đây, từ năm 2014-2016.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để điều tra khảo sát tình hình thực tiễn đánh giá một cách tổng quan
học viên đã xây dựng phiếu phỏng vấn để phỏng vấn các đồng chí lãnh đạo
phịng, ban trong Công an Thành phố trực tiếp phụ trách cán bộ, chiến sỹ.
Sau khi tiến hành phỏng vấn 20 đồng chí lãnh đạo các phịng, ban trong
Cơng an Thành phố có đƣợc kết quả tổng hợp nhƣ sau:

5


Bảng 1. Đánh giá về chất lƣợng sỹ quan Công an Thành phố Hà Nội
Chất lƣợng

Tốt Khá Trung bình Yếu

Đạo đức

X

Chuyên môn

X

Bảng 2. Đánh giá về số lƣợng sỹ quan Cơng an Hà Nội yếu kém
Số lƣợng

Cao Khá Trung bình Thấp

Xin ra khỏi ngành


X

Bị kỷ luật

X

Bảng 3. Đánh giá về tiêu chí phát triển lực lượng Cơng an Thành phố Hà Nội
Có Khơng
Tỷ lệ tăng sỹ quan phù hợp u cầu thực tế

X

Chính sách đãi ngộ với sỹ quan có tốt không

X

Dựa vào bảng kết quả tổng hợp trên chúng ta thấy rằng nhìn chung về
chất lƣợng đội ngũ sỹ quan của Công an Thành phố Hà Nội đạt mức tốt về
đạo đức và đạt mức tốt về chuyên môn.
+ Trong khi đó tỷ lệ các sỹ quan yếu kém xin ra khỏi ngành và bị kỷ luật
ở mức thấp.
+ Số lƣợng sỹ quan tuyển dụng mới đáp ứng đƣợc thực tiễn về xây dựng
lực lƣợng công an thành phố.
+ Nhìn chung chế độ đãi ngộ các sỹ quan Cơng an Thành phố Hà Nội
đƣợc đánh giá là tốt.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi lời nói đầu và kết luận luận văn gồm 3 chƣơng có cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị an ninh phi truyền thống trong xây dựng
lực lƣợng công an.

Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng lực lƣợng công an tại Thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng lực lƣợng công an Thành
phố Hà Nội.
6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÔNG AN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống
1.1.1. An ninh truyền thống
Từ cổ xƣa đến nay, trong bối cảnh thế giới bất ổn, chiến tranh, xung
đột… thì mối quan tâm lớn nhất là tránh chiến tranh để có hịa bình và an
ninh: an ninh quốc tế, an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quân sự…
Đây là cách tiếp cận truyền thống đối với vấn đề an ninh quốc gia, lấy quốc
gia, lấy nhà nƣớc làm trung tâm.
An ninh là sự tự do tƣơng đối khơng lo có chiến tranh kết hợp với mong
đợi tƣơng đối cao là không bị đánh bại bởi bất kỳ cuộc chiến tranh nào có thể
xảy ra (Bellamy,1981).
Khái niệm ban đầu:
An ninh quốc gia = an ninh truyền thống = an ninh chính trị + an ninh
quân sự = sự tồn tại chế độ cai trị + chủ quyền quốc gia + lợi ích quốc gia…
Sau đó mở rộng khái niệm:
An ninh quốc gia = an ninh cứng = an ninh chính trị + an ninh quân sự +
an ninh kinh tế + an ninh văn hóa tƣ tƣởng.
Trƣớc khi hội nhập, đa số quan điểm cho rằng an ninh quốc gia là việc
bảo vệ sự ổn định chế độ chính trị- xã hội, tồn vẹn lãnh thổ, độc lập và các
lợi ích khác của quốc gia và cuộc sống hành phúc cho nhân dân trong phạm vi
một quốc gia. Bốn lĩnh vực: an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh kinh
tế, an ninh văn hóa tƣ tƣởng, trong đó an ninh chính trị là cốt lõi.
An ninh quốc gia cho đến nay thƣờng đƣợc gọi là an ninh truyền thống

hay an ninh cứng, chủ yếu sử dụng quyền lực chính trị và vũ trang để đảm
bảo an ninh.

7


Nhiều học giả quốc tế và khu vực nhận định rằng đa số các quốc gia và
chính phủ đang tiếp cận với tƣ duy mới về an ninh quốc gia bao gồm cả an
ninh truyền thống (chủ yếu là an ninh chính trị và an ninh quân sự) và an ninh
phi truyền thống (an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, con ngƣời, doanh nghiệp,
môi trƣờng, lƣơng thực, năng lƣợng…).
Một thế trận an ninh quốc gia vững chắc phải cần đến một hệ thống tƣ
duy và hành động thống nhất, kết hợp hài hòa cả an ninh truyền thống (an
ninh cứng) với an ninh phi truyền thống (an ninh mền).
Việt Nam đang đứng trƣớc cả hai mối uy hiếp an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống từ nhiều phía khác nhau.
1.1.2. An ninh phi truyền thống
Khái niệm về an ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện và
đang phát triển thêm nội hàm trong bối cảnh hội nhập toàn cầu mạnh mẽ,
khủng bố, dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng kinh tế tài chính…
tác động đến khu vực và toàn cầu…
An ninh phi truyền thống là an ninh của nhà nƣớc, con ngƣời và doanh
nghiệp với cách tiếp cận lấy con ngƣời làm trung tâm.
Về khái niệm, ANPTT xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh nhƣng cho đến
nay vẫn chƣa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ này. Những quan
điểm khác nhau về thuật ngữ này có thể đƣợc chia thành hai trƣờng phái.
Trƣờng phái thứ nhất, quan niệm ANPTT là an ninh tổng hợp bao gồm
an ninh quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội. Trƣờng phái này cho rằng
ANPTT là một khái niệm mở rộng nội hàm của khái niệm ANTT – quan niệm
lấy an ninh quân sự là trung tâm. Theo Liên Hiệp Quốc, ANPTT bao gồm an

ninh con ngƣời (cá nhân) và an ninh cộng đồng. Trong báo cáo “Phát triển
con ngƣời” năm 1994 của Liên Hiệp Quốc, ANPTT bao gồm 7 lĩnh vực là:
kinh tế, lƣơng thực, sức khỏe, môi trƣờng, con ngƣời, cộng đồng và chính trị.
Theo một tài liệu khác, ANPTT bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản là: kinh tế, môi
trƣờng, xã hội, chính trị và văn hóa.
8


Trƣờng phái thứ hai, quan niệm ANPTT là một khái niệm đối lập với
ANTT. Phạm vi của ANPTT không bao gồm an ninh quân sự. Đó là những
nguy cơ an ninh mới nhƣ khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trƣờng, tội phạm
xuyên quốc gia, khủng bố, di cƣ bất hợp pháp,… Mặc dù trƣờng phái thứ hai
rõ ràng về mặt thuật ngữ hơn so với trƣờng phái thứ nhất nhƣng những ngƣời
theo trƣờng phái thứ hai cũng thừa nhận rằng những vấn đề ANPTT có thể
dẫn đến những xung đột chiến tranh. Sự thừa nhận này làm cho trƣờng phái
thứ hai rất dễ bị chỉ trích bởi những ngƣời theo trƣờng phái thứ nhất. Ở Việt
Nam, phần lớn các học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế theo quan điểm thứ
hai về ANPTT. Các học giả này quan niệm ANPTT là một vấn đề đối lập với
ANTT – tức là những vấn đề an ninh không liên quan đến quân sự.
Về thuật ngữ, ANPTT là một thuật ngữ mới và xuất hiện chính thức trong
“Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi
truyền thống” thông qua tại Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 6, giữa các nƣớc
thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm
Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002. Trong bản tuyên bố này các nhà lãnh đạo
của ASEAN và Trung quốc bày tỏ “sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi
truyền thống ngày càng gia tăng nhƣ buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em,
cƣớp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội
phạm công nghệ cao”.
Tuy nhiên, một xu hƣớng rõ ràng hiện nay đó là việc kéo dài thêm danh
sách những vấn đề ANPTT. Năm 2003, Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc Hiện

đại xuất bản một cuốn sách về ANPTT liệt kê 17 hiện tƣợng đƣợc coi là các vấn
đề ANPTT. Ngoài ra, từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2003, gần 30 các vấn đề
ANPTT đƣợc nêu lên trong các bài viết trong Hội thảo “An ninh Phi truyền thống
và Trung Quốc” đƣợc tổ chức bởi Tạp chí Kinh tế và Chính trị Thế giới. Thêm
vào đó ngày càng nhiều các vấn đề ANPTT đƣợc nêu lên trong các hội nghị an
ninh khác nhƣ sự thiếu hụt tài nguyên nƣớc, xung đột công nghiệp thủy sản, tắc
9


nghẽn giao thông, sự tuyệt chủng nhiều loại động vật, đói nghèo,… Có vẻ nhƣ
mọi vấn đề đều có liên quan đến ANPTT một khi các vấn đề đó đƣợc coi là đủ
nghiêm trọng.
Về cơ bản, sự khác biệt giữa ANPTT và ANTT nằm ở các điểm
sau. Thứ nhất, ANPTT xuất hiện sau ANTT; Thứ hai, ANPTT chịu ảnh
hƣởng của Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo (an ninh con ngƣời) còn
ANTT chịu ảnh hƣởng của Chủ nghĩa Hiện thực; Thứ ba, về các lĩnh vực liên
quan, ANPTT liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề (môi trƣờng, lƣơng
thực, năng lƣợng, nhân quyền…), trong khi đó ANTT liên quan đến chính trị,
quyền lực, quân sự, chiến tranh; Thứ tƣ, đối tƣợng tác động của ANPTT (thế
giới, quốc gia, con ngƣời) rộng hơn đối tƣợng tác động của ANTT (quốc
gia); Thứ năm, ANPTT ít liên quan đến chủ quyền quốc gia còn ANTT gắn
liền với chủ quyền quốc gia.
Có thể thấy rằng các xung đột quân sự là điểm then chốt dẫn đến sự
không rõ ràng giữa các định nghĩa về ANPTT. Khi đề cập đến các xung đột
chiến tranh, ngƣời ta thƣờng nói đến 2 khái niệm các mối đe dọa quân
sự và các xung đột quân sự. Các mối đe dọa quân sự là nguồn gốc của sự mất
an ninh và các xung đột quân sự là kết quả của sự mất an ninh. Việc làm rõ
các khái niệm trong nội dung của thuật ngữ sẽ giúp hiểu khái niệm một cách
chính xác hơn.
Hầu hết các quan niệm về ANPTT đều dựa vào nguốn gốc của sự mất

an ninh. Ví dụ, những quan niệm này liên quan đến khủng bố, vận chuyển ma
túy, tội phạm quốc tế, tình trạng thiếu nƣớc và lƣơng thực, khủng hoảng kinh
tế, phá hoại môi trƣờng, tội phạm công nghệ cao, nhập cƣ bất hợp pháp, xung
đột sắc tộc, khủng hoảng dân số, v.v tất cả đều có thể là các vấn đề ANPTT.
Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng tất cả những vấn đề trên đều tồn tại từ
rất lâu trƣớc đây. Ví dụ, cuộc khủng hoảng kinh tế vào những thập niên 30
của thế kỉ trƣớc gây thiệt hại đối với nhiều nền kinh tế hơn cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 1997. Tuy nhiên, nó chƣa bao giờ đƣợc coi là một vấn đề an ninh.
10


Nhƣ vậy, để có đƣợc một định nghĩa rõ ràng về ANPTT cần phân biệt nó
với ANTT bằng cách xem xét kết quả của sự mất an ninh hơn là nguồn gốc của
nó. Theo đó, có thể nói rằng ANPTT là những mối đe dọa đối với an ninh quốc
gia mà không xảy ra những xung đột quân sự giữa các lực lƣợng quân đội.
Theo quan điểm của Liên hợp quốc (UN) trong báo cáo “ Phát triển con
ngƣời 1994” thì an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực:
- An ninh kinh tế.
- An ninh lƣơng thực.
- An ninh sức khỏe.
- An ninh môi trƣờng.
- An ninh con ngƣời.
- An ninh cộng đồng.
- An ninh chính trị.
Theo nhiều học giả quốc tế:
An ninh truyền thống là an ninh cứng ( Hard Security).
An ninh phi truyền thống là an ninh mền ( Soft Security).
GS. Jorn Dosch: An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai
mặt của một đồng xu.
1.2. Quản trị an ninh phi truyền thống

1.2.1. Khái niệm Quản trị
Quản trị là một khoa học là một nghệ thuật. Quản trị là khoa học khi
nghiên cứu và mã hóa tri thức để phổ biến cho mọi ngƣời sử dụng vào thực
tiễn. Quản trị là nghệ thuật khi đƣợc các nhà quản trị sử dụng một cách linh
hoạt và sáng tạo.
Quản trị nói chung, có thể đƣợc hiểu là tất cả các công việc lãnh đạo và
quản trị của một ngƣời, hay một nhóm ngƣời, hay một nhóm tổ chức… trong
việc nghiên cứu và hoạch định các mục tiêu chiến lƣợc và ban hành các biện
pháp hay giải pháp để tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc đó.

11


1.2.2. Khái niệm và nội hàm của quản trị an ninh truyền thống
Quản trị an ninh cũng đƣợc coi là một khoa học và là một nghệ thuật.
Quản trị an ninh ở cấp độ nhà nƣớc là việc các nhà lãnh đạo và quản trị
đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, ban hành và tổ chức
thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với các mối nguy
để đảm bảo an ninh quốc gia.
Một chiến lƣợc thƣờng có khoảng thời gian là 5 năm.
Mỗi kế hoạch thƣờng có khoảng thời gian là 1 năm.
Quản trị an ninh truyền thống có chung nội hàm với quản trị an ninh ở
cấp độ nhà nƣớc. Mục tiêu là đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản trị an ninh truyền thống là việc các nhà lãnh đạo và quản trị đƣợc
nhà nƣớc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, ban hành và tổ chức
thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với các mối nguy
để đảm bảo an ninh quốc gia.
1.2.3. Khái niệm và nội hàm của quản trị an ninh phi truyền thống
Xuất phát từ khái niệm chung về quản trị, quản trị an ninh truyền thống
và khái niệm về an ninh phi truyền thống.

Quản trị an ninh phi truyền thống là việc các nhà lãnh đạo và quản trị
đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, ban hành và tổ chức
thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với các mối nguy
để đảm bảo an ninh phi truyền thống của Nhà nƣớc, con ngƣời (cộng đồng) và
doanh nghiệp.
Quản trị an ninh phi truyền thống có nhiều cấp độ, từ cấp độ nhà nƣớc,
từ cấp độ chính quyền trung ƣơng tới chính quyền địa phƣơng, từ cấp độ cộng
đồng, đến cấp độ doanh nghiệp…
1.3. Phƣơng trình quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể
Ta có Phƣơng trình an ninh phi truyền thống của PGS.TS Hồng Đình Phi:

12


An ninh = ( an toàn+ ổn định + phát triển bền vững) – ( rủi ro+ khủng hoảng
+ chi phí khắc phục + n). (S= 3S-3C)
Từ phƣơng trình này, chúng ta có đƣợc khung định hƣớng tƣ duy cách
quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lƣợng của
công an Thành phố Hà Nội.
1.4. Quản trị an ninh phi truyền thống trong xây dựng lực lƣợng cơng an
1.4.1. Nội dung các cơng tác chính trong xây dựng lực lƣợng công an
1. Công tác xây dựng Đảng
Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của cấp uỷ trong Đảng bộ. Cơ chế Đảng
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đƣợc đảm bảo và tăng cƣờng. Các
vấn đề lớn, quan trọng đều đƣợc Đảng uỷ CATP bàn thảo, quyết định tập thể.
Hằng năm, Đảng uỷ CATP đều có nghị quyết xác định những vấn đề cần tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác đảm bảo ANTT và xây dựng lực
lƣợng, hậu cần, kỹ thuật. Các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo
của Đảng uỷ Công an Trung ƣơng, Thành uỷ Hà Nội về đảm bảo ANTT đều
đƣợc thể chế thành các chƣơng trình, kế hoạch chỉ đạo tới các đơn vị. Công

tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đƣợc lãnh đạo, tổ chức
thực hiện nghiêm túc. Định kỳ hoặc đột xuất, Thƣờng vụ Đảng uỷ đều chủ
động nghe Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ báo cáo kết quả hoạt động và định hƣớng
nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Bộ máy tổ chức UBKT các cấp từng bƣớc
đƣợc tăng cƣờng, kiện toàn đảm bảo đủ số lƣợng, nâng cao chất lƣợng. Bên
cạnh đó, cấp uỷ các cấp trong đảng bộ đã tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, khắc
phục tình trạng khốn trắng cơng tác kiểm tra cho UBKT. UBKT Đảng uỷ cơ
sở đã tiến hành giám sát chi bộ trực thuộc và đảng viên về thực hiện nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của đảng, việc thực hiện quy chế làm việc; về công
tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của cấp uỷ cấp trên trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị. Đã tiến hành kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên có dấu
hiệu vi phạm. Nhìn chung, các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi
13


phạm hoặc có đơn thƣ tố cáo đều đƣợc uỷ ban kiểm tra các cấp kiểm tra, giải
quyết theo đúng quy trình, qua đó tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật, góp phần
hạn chế sai phạm và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
2.Cơng tác cơng tác chính trị tƣ tƣởng
Xác định cơng tác chính trị tƣ tƣởng là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác
xây dựng lực lƣợng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cơng an Thủ đơ
có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với mục đích, lý tƣởng
cách mạng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; mƣu trí, dũng cảm, tận tụy
trong cơng việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong 03 năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đã có nhiều đổi mới trong
lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng với nhiều nội dung,
hình thức thiết thực, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị nhằm nâng cao nhận
thức chính trị, lập trƣờng quan điểm và năng lực, trình độ nghiệp vụ, tinh thần
trách nhiệm công tác, đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ.
3. Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

Công tác quy hoạch cán bộ đƣợc thực hiện công khai, dân chủ, theo đúng
quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn. Đảng ủy CATP thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo
công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp
liên tục theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về cơng tác quy hoạch, ln
chuyển cán bộ. Đã chỉ đạo xây dựng “Bản đồ quy hoạch cán bộ lãnh đạo, chỉ huy
các cấp trong CATP” dựa trên 06 tiêu chí cơ bản: trình độ học vấn; trình độ lý
luận chính trị; hình thức, chun ngành đào tạo; q trình cơng tác cống hiến, thời
gian giữ chức vụ, mức độ tín nhiệm, năng lực, sở trƣờng cơng tác, quá trình quy
hoạch; thi đua khen thƣởng, kỷ luật; kết quả thi đua đơn vị đang công tác quản lý.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm “động” và “mở” đã chỉ đạo xây dựng chiến lƣợc
về công tác cán bộ mang tính chất lâu dài, đáp ứng yêu cầu bổ sung đội ngũ lãnh
đạo, chỉ huy từ 5 đến 10 năm và những năm tiếp theo, phục vụ đảm bảo cơ cấu

14


nhân sự tham gia Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 cũng nhƣ kết hợp
với bố trí Trƣởng cơng an cấp huyện không là ngƣời địa phƣơng.
Thƣờng xuyên tiến hành rà sốt, bổ sung quy hoạch theo đúng trình tự,
thủ tục quy định của Bộ Công an về cơ cấu, độ tuổi, trình độ, thời gian cơng
tác thực tế, thời gian giữ chức vụ, đảm bảo quy hoạch 3 cấp; phát hiện bổ
sung đƣa vào quy hoạch những cán bộ trƣởng thành về thực tiễn công tác ở cơ
sở và các địa bàn trọng điểm về ANTT, các lĩnh vực cơng tác khó khăn, phức
tạp đáp ứng u cầu cả về trƣớc mắt và lâu dài. Trên cơ sở nguồn cán bộ đã
đƣợc duyệt quy hoạch có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chính trị,
chun mơn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... phù hợp với tiêu chuẩn chức
danh mà cán bộ đƣợc quy hoạch, đáp ứng u cầu bổ nhiệm khi có nhu cầu.
4. Cơng tác thanh tra, đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Cơng tác phịng, chống tham nhũng trong nội bộ: Chỉ đạo củng cố, kiện
tồn Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

từ CATP đến các đơn vị cơ sở. Công tác tự thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên và
đột xuất đƣợc chú trọng, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực,
tham nhũng. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai những cán bộ có hành vi
tham nhũng, sử dụng lãng phí tài sản, kinh phí nhà nƣớc. Kiên quyết điều
chuyển những cán bộ kém về phẩm chất, yếu về năng lực đang công tác ở lĩnh
vực dễ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí sang làm các cơng tác khác. Điểm mới
trong nhiệm kỳ là năm 2014 đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ
thanh tra đặc biệt thuộc Giám đốc CATP, kết quả bƣớc đầu đã có tác dụng tích
cực, quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức, tinh thần trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với nhân dân của cán bộ, chiến sỹ.
5. Cơng tác xây dựng phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Đẩy mạnh phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác
xây dựng phong trào và công tác dân vận đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả. Thƣờng
xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của lực lƣợng
15


nịng cốt phong trào tồn dân bảo vệ ANTQ tại cơ sở, nhất là lực lƣợng Công an xã,
Bảo vệ dân phố1.
6. Công tác hậu cần kỹ thuật
Công tác hậu cần, tài chính đã đƣợc tập trung chỉ đạo triển khai đồng
bộ, khoa học, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ các mặt công tác của Công an
Thành phố và các đơn vị.
Đảng ủy CATP đã triển khai các biện pháp quản lý sử dụng đúng quy
định, kiểm soát chặt chẽ kinh phí và tài sản khơng để sơ hở, thất thốt. Tổ
chức quản lý, điều hành có hiệu quả ngân sách hàng năm. Quán triệt, chỉ đạo
thực hiện quy chế dân chủ, cơng khai tài chính, theo đúng Luật Ngân sách
Nhà nƣớc. Công tác quản lý sử dụng tài chính, tài sản đƣợc thực hiện đúng
nguyên tắc, chế độ, chính sách tài chính hiện hành, góp phần thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.

7. Cơng tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Công tác huy động tiềm lực KHCN phục vụ công tác Công an đƣợc tổ
chức triển khai thực hiện mạnh mẽ; đã đề xuất, huy động hỗ trợ đƣợc hàng
trăm tỷ đồng để đầu tƣ các dự án, đề tài có liên quan đến khoa học nghiệp vụ;
khoa học kỹ thuật phục vụ công tác và xây dựng lực lƣợng Cơng an Thủ đơ
ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
1.4.2. Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực
lƣợng công an
Tác giả sử dụng lý luận quản trị an ninh PTT và thực tế quản trị hiện tại
để đề xuất và lựa chọn khung lý thuyết đánh giá chung về công tác xây dựng lực

1

Kiểm tra Chuyên đề “Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, lề lối làm việc

của Bảo vệ dân phố”; Sơ kết 03 năm thực hiện Kế hoạch số 32 của CATP về nâng cao hiệu quả hoạt
động của lực lƣợng Bảo vệ dân phố và nhân điển hình tiên tiến trong lực lƣợng Bảo vệ dân phố; đề xuất
UBND TP trang cấp trang phục thống nhất cho lực lƣợng Bảo vệ dân phố...

16


×