Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chương 5 giaỉ quyết vụ án HC theo thủ tục sơ thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.63 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 5
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO THỦ TỤC SƠ THẨM
Câu 1: Trong trường hợp các bên đương sự thống nhất đề nghị khơng tiến hành đối
thoại, Tịa án sẽ không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và tổ chức đối thoại.
Nhận định sai.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại trừ những vụ án không
tiến hành đối thoại được. Mà theo Khoản 3 Điều 135 các bên đương sự thống nhất đề nghị
không tiến hành đối thoại là thuộc trường hợp vụ án hành chính khơng tiến hành đối thoại
được thì Thẩm phán không tiến hành việc đối thoại nhưng Thẩm phán vẫn tiến hành phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
CSPL: Khoản 1 Điều 134, Khoản 3 Điều 135 ,Khoản 2 Điều 136 Luật TTHC 2015.
Câu 3: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản về việc cam kết của đương sự
nếu các đương sự đều thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán ra quyết định
công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định đúng.
CSPL: Khoản 3 Điều 140 Luật TTHC 2015.
Khi các bên đương sự đối thoại thành công, đương sự cam kết thực hiện đúng quy định đã
cam kết. Trong thời hạn 7 ngày, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính
mới hoặc thơng báo về việc chấm dứt hành vi hành bị khởi kiện và người khởi kiện phải
gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Trong thời hạn đó, các đương sự khơng có ý
kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định cơng nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ
giải quyết vụ án. Nếu mà các đương sự khơng thực hiện cam kết thì Thẩm phán tiến hành
các thủ tục để mở phiên tòa xét xử lại.


Câu 4: Trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, nếu có một trong các căn cứ
được quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật Tố tụng hành chính, Tịa án phải ra
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định đúng.
Vì các căn cứ được quy định tại Khoản 1 Điều 141 của LTTHC là thuộc trường hợp tạm


đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy khi có các căn cứ đó thì tồ án phải ra quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án.
CSPL: Khoản 1 Điều 145.
Câu 5: Chỉ khi có một trong các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 141 của
Luật Tố tụng hành chính Tịa án mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 141 Luật TTHC
Các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 141 là cơ sở để Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 2 Điều 187 thì thời hạn tạm
ngưng phiên Tịa khơng được quá 30 ngày kể từ ngày HĐXX quyết định tạm ngừng phiên
tòa, hết thời hạn tạm ngưng phiên tòa nếu lý do tạm ngừng chưa được khắc phục, HĐXX
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 6: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chỉ có quyết định tạm đình chỉ và
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mới có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm.
Nhận định sai.
Vì trong giai đoạn CBXX ST, đưa ra các 03 quyết định:
+ Đưa vụ án ra xét xử: Điều 146
+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án: Điều 141


+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án: Điều 143
Theo Điều 204, 211 Luật TTHC 2015 thì Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của
đương sự có quyền kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp
có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc
thẩm.
=> Trong gđ CBXX ST kg có QĐ nào đc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục PT mà chỉ
có thể kháng cáo , kháng nghị quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình của bản án, QĐ

ST trong gđ XXST theo thủ tục phúc thẩm.
Câu 7: Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện người khởi kiện khơng có quyền, lợi ích bị
xâm phạm trực tiếp từ khiếu kiện quyết định hành chính, Thẩm phán được phân
cơng giải quyết vụ án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Nhận định sai.
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 143 Luật TTHC 2015 thì sau khi thụ lý vụ án nếu phát
hiện người khởi kiện không có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp từ khiếu kiện quyết
định hành chính tức là thuộc trường hợp khơng có quyền khởi kiện theo khoản 1 Điều 123
Luật TTHC thì Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Và theo khoản 2 Điều 143 Luật TTHC 2015 thì khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.
Như vậy, Tịa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện nếu đương sự có yêu
cầu.
Câu 8: Sau khi thụ lý vụ án, nếu phát hiện vụ án khơng thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tịa án mình, Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án phải đình chỉ giải
quyết vụ án.
Nhận định sai.


Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Luật TTHC 2015 thì sau khi đã có quyết định đưa vụ án
ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà có căn cứ xác định việc giải quyết vụ án hành chính
thuộc thẩm quyền của Tịa án khác thì Tịa án phải mở phiên tòa để Hội đồng xét xử ra
quyết định đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm quyền.
Như vậy, sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tịa án mình thì Tịa án phải mở phiên tòa để Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc
xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm quyền chứ khơng phải là Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 9: Trong trường hợp Kiểm sát viên VKS cùng cấp vắng mặt tại phiên tịa xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính, Hội đồng xét xử chỉ hỗn phiên tịa nếu khơng có Kiểm
sát viên dự khuyết tham.gia từ đầu.

Nhận định sai.
Vì Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân cơng tham gia phiên
tịa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử chứ khơng hỗn phiên tòa.
CSPL: Khoản 1 Điều 156 Luật TTHC 2015.
Câu 10: Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người khởi kiện, người
đại diện theo ủy quyền, người phiên dịch của người bị kiện cùng vắng mặt, Hội đồng
xét xử sơ thẩm có thể khơng hỗn phiên tòa.
Nhận định sai.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, trường hợp có đương sự (gồm người khởi kiện:
Khoản 7 Điều 3) hoặc người đại diện của họ (gồm người đại diện theo ủy quyền: Khoản 1
Điều 60) vắng mặt thì Hội đồng xét xử hỗn phiên tịa, trừ trường hợp người đó có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 162 Luật TTHC 2015 thì trường hợp hỗn phiên tịa:
Trường hợp người khởi kiện hoặc người đại diện của họ vắng mặt và không có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt.


Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà khơng có người khác thay thế.
=> Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người khởi kiện, người đại diện theo
ủy quyền cùng vắng mà có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tịa án có thể khơng hỗn
phiên tịa nhưng chỉ cần người phiên dịch vắng mặt mà khơng có người khác thay thế thì
Tịa án phải ra quyết định hỗn phiên tịa.
CSPL: Khoản 1 Điều 157, Khoản 2 Điều 161, Điểm a Khoản 1 Điều 162 Luật TTHC
2015.
Câu 11: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu Hội đồng xét xử quyết
định phải tiến hành giám định lại thì sẽ ra quyết định hỗn phiên tịa.
Nhận định đúng.
Các trường hợp phải hỗn phiên tịa,trong đó có trường hợp phải tiến hành giám định lại
theo quy định tại Điều 170 của LTTHC.
Như vậy hội đồng xét xử quyết định phải tiến hành giám định lại thì sẽ ra quyết định hỗn

phiên tịa.
CSPL:Điểm c Khoản 1 Điều 162.
Câu 12: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nếu một trong những người tiến hành tố tụng
bị ốm mà khơmg có người thay thế, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể hỗn phiên tịa
hoặc tạm ngừng phiên tịa.
Nhận định sai.
Căb cứ hỗn phiên tịa khơng có trường hợp một trong những người tiến hành tố tụng bị
ốm mà khơng có người thay thế.
Trong đó căn cứ tạm ngừng phiên tịa có:
Do tình trạng sức khỏe mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa,
trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng.


=> Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nếu một trong những người tiến hành tố tụng bị ốm mà
khômg có người thay thế, Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ tạm ngừng phiên tòa.
CSPL: Điều 162, Điểm a Khoản 1 Điều 187 Luật TTHC 2015.
Câu 13: Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Kiểm sát viên có quyền phát
biểu quan điểm của Viện kiểm sát là chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện, hủy
quyết định hành chính bị khởi kiện.
Nhận định đúng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên gồm có:Tham gia phiên tịa, phiên họp và phát
biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
Như vậy, Kiểm sát viên có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát là chấp nhận yêu
cầu của người khởi kiện, hủy quyết định hành chính bị khởi kiện là hoàn toàn đúng với
thẩm quyền.
CSPL: Khoản 4 Điều 43 LTTHC 2015.
Câu 14: Khi xét thấy quyết định hành chính bị khởi kiện là trái pháp luật, trong một
số trường hợp Hội đồng xét xử có quyền sửa quyết định hành chính đó.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015.

Thẩm quyền của HĐXX là xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính. Khi xét
thấy quyết định hành chính bị khởi kiện là trái pháp luật thì HĐXX chỉ tun hủy một
phần hoặc tồn bộ quyết định hành chính trái pháp luật, buộc cơ quan hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định pháp luật đồng
thời kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái luật đã bị hủy chứ khơng
có thẩm quyền sửa QĐHC.


Câu 15: Thẩm quyền kiến nghị cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà
nước xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước chỉ được Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định khi đương sự có u cầu
Nhận định sai.
Vì theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 193 Luật TTHC quy định về thẩm quyền của
Hội đồng xét xử có quyền tự kiến nghị với cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan
nhà nước xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
mà khơng cần đương sự phải có u cầu.
CSPL: Điểm h khoản 2 Điều 193 Luật TTHC.
II. BÀI TẬP
Bài 1: Công ty TNHH SL được Ủy ban nhân dân tỉnh HG ban hành Quyết định 2309/QĐUB phê duyệt dự án khai thác, tuyển luyện quặng sắt. Trong quá trình khai thác quặng sắt,
cơng ty SL có một số vi phạm nên Uỷ ban nhân dân tỉnh HG đã ban hành Quyết định số
1058/QĐ-UB hủy bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB. Không đồng ý, công ty TNHH SL
khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh HG ra Quyết định số 2267/QĐ-UB bác yêu
cầu khiếu nại, giữ nguyên Quyết định 1058/QĐ-UB. Cơng ty HG khởi kiện ra Tịa án có
thẩm quyền yêu cầu hủy Quyết định 2267/QĐ-UB và Quyết định 1058/QĐ-UB.
a/ Sau khi Tòa án thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện văn
bản quy phạm pháp luật là căn cứ ban hành Quyết định 1058/QĐ-UB có dấu hiệu
trái với Luật Ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thẩm phán sẽ xử lý
như thế nào trong trường hợp trên?
Trong trường hợp trên, theo quy định tại Điều 111 Luật TTHC ta chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp Tòa án đã thụ lý nhưng chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm

phán phải báo cáo cho Chánh án Tòa án thực hiện việc kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề
nghị người có thẩm quyền tại Điều 112 Luật TTHC thực hiện việc kiến nghị.


- Trường hợp Tòa án đã thụ lý và đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán báo
cáo với Hội đồng xét xử đề nghị chánh án Tịa án đang giải quyết vụ án đó kiến nghị hoặc
đề nghị người có thẩm quyền tại Điều 112 Luật TTHC thực hiện việc kiến nghị.
b/ Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai, tiếp cận chứng cứ và tổ chức đối
thoại, đại diện Ủy ban nhân tỉnh HG và công ty TNHH SL đã thống nhất cam kết
với nội dung: “Uỷ ban nhân dân tỉnh HG sẽ ban hành quyết định khác thay thế
Quyết định số 1058/QĐ-UB, công ty SL sẽ rút đơn khởi kiện”. 3 ngày sau khi lập
biên bản đối thoại, Ủy ban nhân dân tỉnh HG ban hành Quyết định 2585/QĐ-UB
hủy quyết định 1058/QĐ-UB, Tòa án nhân dân tỉnh HG đã ban hành quyết định
công nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
* Anh (chị) có nhận xét gì về cách thức xử lý của Tòa án.
Cách xử lý của Tòa án là chưa hợp lý vì:
Theo quy định Khoản 3 Điều 140 Luật TTHC 2015 thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày
lập biên bản đối thoại thì UBND tỉnh HG đã phải ban hành QĐ mới hủy QĐ cũ và công
ty SL phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.
Trường hợp này đã nhận được quyết định hành chính mới của UBND tỉnh HG thì Tịa án
phải thơng báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được
thơng báo của Tịa án, nếu các đương sự khơng có ý kiến phản đối thì Thẩm phán mới ra
quyết định cơng nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay
cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
=> Tịa án chỉ được ra quyết định cơng nhận kết quả đối thoại thành nhưng phải hết thời
hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thơng báo của Tịa án để xem các đương sự có phản đối
hay khơng thì mới được phép ra quyết định cơng nhận kết quả đối thoại thành.
- Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC thì trong trường hợp này Tịa án
sẽ có quyền đình chỉ giải quyết vụ án.
* Nếu không đồng ý với quyết định trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

HG có thể thực hiện thủ tục gì? Vì sao?


Trong trường hợp trên khi đã ra quyết định trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh khơng thể thực hiện được thủ tục gì để phản đối vì:
- Theo quy định tai Khoản 3 Điều 140 Luật TTHC thì quyết định cơng nhận kết quả đối
thoại thành có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm. Dù trong trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên thống nhất và cam kết là
do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì chỉ được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Ngoài ra theo quy định tại Điều 260 Luật TTHC thì người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ có thể là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thôi chứ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kg có
thẩm quyền.
Bài 2: Ơng A là nhân viên lái xe của Công ty TNHH vận tải Bình Minh. Trên đường vận
chuyển vải cho cơng ty từ An Giang đi TP Hồ Chí Minh ơng A đã bị lực lượng chức năng
lập biên bản và sau đó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang ra
Quyết định 150/QĐ-CCT xử phạt Công ty Bình Minh 37 triệu đồng, tịch thu tồn bộ số
vải và chiếc xe tải chở vải vì cho rằng số vải trên là hàng lậu. Không đồng ý, ông B là
Tổng giám đốc cơng ty TNHH Bình Minh khởi kiện yêu cầu hủy toàn bộ Quyết định
150/QĐ-CCT. Chiếc xe bị tịch thu được cơng ty TNHH Bình Minh th của DNTN vận
tải Hịa Bình do ơng Đ làm chủ và sau khi vụ án được thụ lý ông Đ đã đưa ra yêu cầu đòi
lại xe đồng thời bồi thường cho ơng 10 triệu đồng.
a/ Tại phiên tịa xét xử sơ thẩm, sau khi các đương sự tranh luận, Hội đồng xét xử sơ
thẩm nhận định cần phải thu thập bổ sung chứng cứ quan trọng mà không thể thực
hiện ngay tại phiên tòa nên đã ra quyết định hỗn phiên tịa. Anh (chị) có nhận xét gì
về quyết định trên của Hội đồng xét xử sơ thẩm?
Quyết định trên của Hội đồng xét xử sơ thẩm là chưa phù hợp.



Vì căn cứ theo Điều 162 Luật TTHC 2015 có quy định các trường hợp hỗn phiên tịa,
theo đó khơng có quy định trường hợp cần phải thu thập bổ sung chứng cứ quan trọng mà
không thể thực hiện ngay tại phiên tịa thì HĐXX sẽ ra quyết định hỗn phiên tòa.
Mà theo điểm c khoản 1 Điều 187 Luật TTHC 2015: trong trường hợp cần phải thu thập
bổ sung chứng cứ quan trọng mà không thể thực hiện ngay tại phiên tịa thì trong q
trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tịa.
Như vậy, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, sau khi các đương sự tranh luận, Hội đồng xét xử
sơ thẩm nhận định cần phải thu thập bổ sung chứng cứ quan trọng mà khơng thể thực hiện
ngay tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tịa chứ khơng phải là
hỗn phiên tịa.
b/ Giả sử tại phiên tịa xét xử sơ thẩm ông B đã rút đơn khởi kiện nên Hội đồng xét
xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm
có đúng với quy định hay khơng? Vì sao?
Tư cách đương sự:
Ông B là người khởi kiện do ông đã khởi kiện yêu cầu hủy toàn bộ Quyết định 150/QĐCCT của Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Ơng Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do chiếc xe bị tịch thu có ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của ơng Đ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 165 Luật TTHC 2015 thì tại phiên tịa, nếu có một trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định
đình chỉ việc giải quyết vụ án. Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 143 Luật TTHC có quy
định người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn
u cầu độc lập thì Tịa án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Như vậy, tuy ông B đã rút đơn khởi kiện nhưng ông Đ khơng có rút đơn u cầu độc lập
nên việc Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là chưa đúng với quy
định của pháp luật.


Và theo Điểm b Khoản 1 Điều 143 Luật TTHC thì người khởi kiện là ơng B rút đơn khởi
kiện mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đ vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập
của mình thì Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của ông B là

hủy tồn bộ quyết định 150, cịn u cầu của ơng Đ là địi lại xe đồng thời bồi thường
cho ơng 10 triệu đồng vẫn được giải quyết.
c/ Giả sử tại phiên tịa xét xử sơ thẩm, ơng B bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại 50
triệu đồng và ông Đ tăng số tiền bồi thường là 20 triệu đồng, Hội đồng xét xử sơ
thẩm xử lý như thế nào trong trường hợp trên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 173 Luật TTHC thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi,
bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá
phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
Có thể hiểu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là
trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải
quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập ban đầu.
Theo đó, ơng B bổ sung u cầu bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng đã làm phát sinh quan
hệ pháp luật mới so với yêu cầu hủy tồn bộ QĐ 150 trước đó của ơng B. Đây được xem
là “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu”. Với yêu cầu mới này, sẽ phải tiến hành
thu thập, xác minh chứng cứ mới khác để chứng minh cho quan hệ mới. Vì vậy, Hội đồng
xét xử không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới u cầu nhưng ơng B có quyền
khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật mới đó.
Cịn đối với ơng Đ u cầu tăng số tiền bồi thường là 20 triệu đồng đã có sự thay đổi về
số tiền yêu cầu bồi thường (tăng lên 10 triệu đồng) nhưng yêu cầu thay đổi đó xét ra vẫn
cùng một quan hệ pháp luật đang giải quyết đó là “u cầu địi lại xe đồng thời bồi thương
10 triệu đồng”. Do đó, đây vẫn thuộc phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu, cho nên trong
trường hợp này HĐXX có thể chấp nhận việc bổ sung yêu cầu này.


d/ Hội đồng xét xử ra bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc
lập, giữ nguyên Quyết định 150/QĐ-CCT. Anh (chị) có nhận xét gì về quyết định của
Hội đồng xét xử sơ thẩm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015 thì Hội đồng xét xử có quyền bác yêu
cầu khởi kiện, nếu u cầu đó khơng có căn cứ pháp luật.
Như vậy, nếu HĐXX cho rằng yêu cầu của ông B và ơng Đ khơng có căn cứ pháp luật thì

Hội đồng xét xử ra bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập là phù
hợp với quy định của pháp luật pháp luật.



×