Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thành phần loài và đặc điểm tăng trưởng các loài tảo phân lập từ ống tiêu hóa của nghêu vân (Meretrix lusoria)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.08 KB, 8 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

THÀNH PHẦN LỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG CÁC LOÀI TẢO
PHÂN LẬP TỪ ỐNG TIÊU HÓA CỦA NGHÊU VÂN (Meretrix lusoria)
Đặng Ngọc Thùy1*
TÓM TẮT
Nghêu vân, Meretrix lusoria, là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khá phổ biến trong khu vực Đông
và Đông Nam Á (Yoosukh & Matsukuma, 2001). Trong ống tiêu hóa của nghêu vân thu tại cảng
Gomso, Hàn Quốc đã ghi nhận được tổng cộng có 34 lồi vi tảo. Trong đó, 32 loài vi tảo được phân
loại dựa trên đặc điểm hình thái dưới kính hiển vi quang học. Tuy nhiên, chỉ có hai giống tảo thuần
là Neorhodella sp. và Minutocellus sp. được phân lập và nuôi thành công. Tốc độ tăng trưởng và tỉ
lệ phân chia tế bào của cả hai lồi tảo này đều đạt cao nhất khi ni ở nhiệt độ 18oC cụ thể là 1,62
± 0,39 và 2,24 ở Neorhodella sp. và 0,39 ± 0,01 và 0,56 ở Minutocellus sp.
Từ khóa: Meretrix lusoria, Minutocellus, Neorhodella, nghêu vân, vi tảo.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghêu vân, Meretrix lusoria, là loài nhuyễn
thể hai mảnh vỏ khá phổ biến trong khu vực
Đông và Đơng Nam Á (Yoosukh & Matsukuma,
2001). Nó thường được tìm thấy trong các cửa
sơng và vùng triều nơi có độ mặn từ 20 ‰ và 33
‰ và là sinh vật sống ở đáy ở độ sâu dưới 5 đến
10 cm trong điều kiện hiếu khí (Lee et al., 2007).
Nghêu vân được xem là lồi nhuyễn thể
quan trọng trong ni trồng và phát triển tại
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, (Chung,
2007). Theo Karnjanapratum và ctv., (2013),
Meretrix lusoria giàu axit béo đa khơng bảo
hịa (46,84-49,18% tổng số axit béo) với tỉ lệ
cao của DHA (13,33-16,47% tổng số axit béo)
và EPA (4,75-7,11% của tổng số axit béo) và


khoáng vi lượng như Na, K, Ca, Mg, Fe, Zn, Cu
và Cr. Vì vậy, nghêu vân chính là nguồn dinh
dưỡng tuyệt vời có lợi cho sức khỏe của người
tiêu dùng.
Vi tảo đóng một vai trò quan trọng
trong hệ sinh thái biển và là nguồn thức ăn
sơ cấp đối với các loài thủy sản đặc biệt là
ấu trùng hai mảnh vỏ và ấu trùng của một số

lồi giáp xác và các lồi cá trong ni trồng
thủy sản. Vi tảo được sử dụng cho việc nuôi
dưỡng ấu trùng thường nằm trong kích thước
(nanoplankton) khoảng từ 2-20μm (Brown
et al., 1997). Cho đến nay, việc nuôi thâm
canh nhuyễn thể chủ yếu dựa vào việc sản
xuất các loại tảo sống, thường chiếm khoảng
30% tổng chi phí sản xuất giống (Coutteau
và Sorgeloos, 1992). Một số nghiên cứu
trước đây về sự phát triển của các chủng tảo
đã được thực hiện trong sản xuất giống thủy
sản như vẹm xanh Mytilus galloprovincialis
(Pettersen et al., 2010), hàu Thái Bình Dương
Crassostrea gigas (Knuckey et al., 2002;
Barille’ et al, 2003), trai Greenshell ™ Perna
canaliculus (Ragg et al., 2010), hàu Châu Âu
Ostrea edulis (Ronquillo et al., 2012), bào
ngư Haliotis diversicolor (Chen, 2007).
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định
thành phần loài và phân lập một số lồi tảo trong
ống tiêu hóa của nghêu vân Meretix lusoria,

nhằm góp phần trong nghiên cứu đa dạng nguồn
thức ăn tươi trong nuôi trồng thủy sản.

1. Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường & Bệnh Thủy Sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 2
* Email:

58

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phân loại tảo thông qua đặc điểm
hình thái

tảo ni này vẫn cịn xen tạp các lồi tảo khác,
thì việc phân lập sẽ phải thực hiện tiếp cho đến
khi có được giống tảo thuần. Và trong trường
hợp vi tảo nuôi bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ được
xử lý bằng Spenicillin 100µg/ml sau đó kiểm tra
trên lại trên mơi trường thạch LB để đảm bảo
khơng cịn khuẩn lạc vi khuẩn.
2.3. Khảo sát tăng trưởng của tảo ni

Hình 1. Nghêu vân thu tại cảng Gomso
Nghêu vân được thu thập từ các cảng
Gomso, Buan-gun, Jeollabuk, Hàn Quốc vào
tháng 10 năm 2014.

Vi tảo thu từ đường tiêu hóa của nghêu
được xác định dựa trên các đặc điểm hình thái
thơng qua việc sử dụng kính hiển vi quang học
kết nối với máy ảnh kỹ thuật số. Khóa phân loại
tảo được thực hiện theo các phương pháp của
Tomas, 1997 và Presscott, 1951.
2.2. Phân lập tảo
Vi tảo được phân lập trong phịng thí
nghiệm bằng phương pháp Pasteur pipette dưới
kính hiển vi đảo ngược (Hoshaw và Rosowski,
1973). Vi tảo được nuôi trong môi trường f/2
(Guillard và Ryther, 1962; Fritz Industries, Inc
1997) ở 18oC dưới 12:12 giờ chu kỳ sáng/tối
dưới ánh sáng huỳnh quang màu trắng 90 mmol
photon.
Để có giống tảo thuần, lồi tảo được phân
lập được kiểm tra hàng ngày dưới kính hiển vi
đảo ngược và trên môi trường thạch LB nhằm
kiểm tra nhiễm khuẩn. Trong trường hợp lồi

Mỗi giống tảo sẻ được ni trong các giếng
ni cấy mơ, có chứa 5 ml mơi trường ni cấy
f/2 vô trùng với các điều kiện nuôi không thay
đổi, ngoại trừ tại yếu tố nhiệt độ như 18, 22, 26,
30 oC. Thí nghiệm cho mỗi giống tảo được lập
lại 3 lần. Số lượng tế bào được đếm mỗi 24 giờ
trên buồng đếm hồng cầu Neubauer, và tất cả thí
nghiệm sẽ được thu hoạch sau 1 tuần. Tốc độ
tăng trưởng của tảo được tính như sau: µ (ngày1) = ln (F1/F0)/(t1-t0), trong đó F = sinh khối
tại thời điểm thu hoạch t1 (tế bào/ml) và F0 =

sinh khối tại thời điểm bắt đầu, t0 (tế bào/ml)
(Guillard, 1973).

Từ tốc độ tăng trưởg (μ), tỉ lệ phân
chia tế bào mỗi ngày (n) được ước tính bằng
cách sử dụng phương trình sau: n = μ/[ln (2)],
trong đó n là tỉ lệ phân chia tế bào mỗi ngày
(Giovagnetti và ctv., 2012).
III. KẾT QUẢ
3.1. Phân loại tảo thơng qua đặc điểm
hình thái
Thơng qua đặc điểm hình thái của các vi
tảo đã ghi nhận được thu tổng số 34 lồi tảo
hiện diện trong ống tiêu hóa của nghêu vân
(Bảng 1), trong đó có 1 lồi vi khuẩn lam
(Cyanobacteria), 8 loài tảo lục (Chorophyceae),
2 loài tảo hai roi (Dianophyceae), 21 loài tảo
silic (Bacillariophyceae) và 2 loài chưa xác định
là U4 và U5.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

59


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 1. Thành phần lồi tảo hiện diện trong ống tiêu hóa của nghêu vân Meretrix lusoria
Bacillariophyceae
Actinoptychus undulatus


Cyanobacteria
Merimopedia sp.

Cyclotella striata
Cocconeis sp.
Coscinodiscus excentricus
Coscinodiscus oculus-iridis
Coscinodiscus radiatus
Coscinodiscus sp.
Coscinodiscus subtilis
Coscinodiscus wailesii
Cylindrotheca closterium
Diploneis crabro
Navicula rhynchocephala

Chlorophyceae
Botryococcus sp.
Chlorella sp.
Coelastrum sp.
Crucigenia tetrapedia
Pandorina sp.
Pediastrum duplex
Scenedesmus sp.
Tetrastrum sp.

Navicula sp1.

Dinophyceae
Diplosalis sp.


Navicula sp2.

Prorocentrum micans

Navicula sp3.

Chưa xác định
U4

Nitzschia sp1.
Nitzschia sp2.

U5

Paralia sulcata
Pleurosigma sp.
Triceratium favus
Trachyneis aspera
3.2. Phân lập tảo
Trong 34 loài vi tảo được ghi nhận chỉ phân
lập thành công và nuôi thuần hai giống tảo U4
và U5 (Hình 2).
Sau khi có giống tảo thuần, hai tảo này đã
được phân loại bằng phương pháp sinh học phân

60

tử tại phịng thí nghiệm của khoa vi sinh của
trường Đại học Pukyong, Hàn Quốc với U4 là
Neorhodella sp. thuộc tảo đỏ Rhodellophyceae

và U5 là Minutocellus sp. thuộc tảo silic
Bacillariophyceae.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 2. Hai lồi vi tảo phân lập thành cơng (U4 và U5).
3.3. Khảo sát tăng trưởng của tảo

Hình 3. Tăng trưởng của Neorhodella sp. theo nhiệt độ
Hình 3 cho thấy mật độ Neorhodella sp. có
xu hướng tăng nhanh khi ni cấy ở nhiệt độ
cao như từ 0,17 x 104 tế bào/ml đến 2,96 ± 1,17
x 104 tế bào/ml ở 26oC và đạt tối đa mật độ tối đa
5,52 ± 0,23 x 104 tế bào/ml ở 30oC . Tuy nhiên,

sau 5 ngày nuôi cấy, mật độ tế bào giảm mạnh ở
nhiệt độ 30oC trong khi đó ở 18oC tiếp tục tăng
lên với số lượng tế bào 5,65 ± 0,55x104 tế bào/
ml và kế đến là 5,34 ± 1,01 x 104 tế bào/ml ở
22oC.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

61


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2


Hình 4. Tăng trưởng của Minutocellus sp. theo nhiệt độ
Tương tự như Neorhodella sp., Minutocellus
sp. cũng có xu hướng tăng mật độ tế bào trong
khoảng 4 ngày đầu (Hình 4), và sau đó sự giảm
mạnh từ 276,5 ± 0,54 x 104 tế bào/ml đến 210,5
± 0,79 x 104 tế bào/ml ở 26oC. Và đến ngày

cuối thí nghiệm, mật độ của Minutocellus ở các
nhiệt độ nuôi vẫn ổn định với số lượng tế bào
thấp nhất khoảng 150,5 ± 17,2 x 104 tế bào/ml
ở 30oC và cao nhất là 240,3 ± 12,2 x 104 tế bào/
ml ở 18oC.

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ phân chia tế bào của Neorhodella sp. và Minutocellus sp.
ở 4 nhiệt độ khác nhau (n = 3)
Loài tảo

Nhiệt độ (°C)
18
22

26

30

Tỉ lệ tăng trưởng μ (ngày 1)
Neorhodella sp.
Minutocellus sp.


1,55±0,10
0,39±0,01

1,49±0,20
0,37±0,05

0,44±0,08
0,36±0,08

0,47±0,02
0,32±0,02

Tỉ lệ phân chia tế bào (ngày–1)
Neorhodella sp.
Minutocellus sp.

2,24
0,56

2,15
0,53

0,63
0,52

0,68
0,46




Kết quả tính toán tốc độ tăng trưởng cho
thấy Neorhodella sp. và Minutocellus sp. ni
ở 18oC có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, lần lượt
là 1,62 ± 0,39 và 0,39 ± 0,01. Trong khi đó, tốc
độ tăng trưởng thấp nhất là cụ thể Neorhodella
sp. ở 26oC (0,45 ± 0,13) , và Minutocellus sp.
ở 30oC (0,32 ± 0,02) . Điều này đồng nghĩa
với tỉ lệ phân chia tế bào cũng đạt cao nhất ở
18oC, với dao động của mỗi loài là 0,63 - 2,24
ở Neorhodella sp. và 0,46 - 0,56 ở Minutocellus
sp. (Bảng 2) .
62

IV. THẢO LUẬN
Các kết quả của 22 loài tảo silic đã trình
bày trong đường tiêu hóa đã cho thấy tảo là
thức ăn chính của nghêu vân Meretrix lusoria.
Điều này phù hợp với mục đích phân lập và sử
dụng tảo làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng và
vị thành niên của hàu Thái Bình Dương , trai
Greenshell™, bào ngư (Ragg và ctv., 2010;
Barille’ và ctv., 2003, Knuckey và ctv., 2002,
Chen , 2007).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
Trung tâm Ni trồng vi tảo nước mặn Hàn
Quốc Marine (KMMCC) cũng sử dụng các kỹ

thuật mao dẫn pipette và môi trường f/2 vừa để
phân lập và ni cấy các lồi tảo tại Hàn Quốc
(Hur, 2008). Tuy nhiên, họ nuôi cấy vi tảo ở các
mức nhiệt độ 15, 20 và 25°C trong khi các mẫu
của chúng tơi đã được duy trì trong 18°C. Ngồi
ra, một số lồi được trình bày trong nghiên cứu
này cũng đã được nuôi cấy tại KMMCC, như
Cyclotella striata (Kützing Grunow), Paralia
sulcata (Ehrenberg Cleve), Trachyneis aspera
(Ehrenberg Cleve) và Prorocentrum micans
Ehrenberg.
Hai loài Neorhodella sp. và Minutocellus
sp. tốc độ tăng trưởng tối đa đạt ở nhiệt độ 18oC,
và chúng có tốc độ tăng trưởng chậm hơn và
mật độ tế bào cũng giảm khi nuôi ở nhiệt độ trên
26oC. Điều này cho thấy khoảng nhiệt độ tối ưu
cho sự phát triển tốt nhất của hai chủng trên là
từ 18oC đến 22oC. Theo công bố của Giovagnetti
và ctv., (2012), Minutocellus RCC967 tăng
trưởng tối ưu trong điều kiện ánh sáng có cường
độ 100 mmol photon m-2 s-1 ở 20oC, với điều

kiện này nó đạt được tốc độ tăng trưởng cao
nhất (0,82 ± 0,02) nhưng sau đó sẽ giảm nếu
cường độ ánh sáng tăng cao hơn. Ngược lại, tỷ
lệ tăng trưởng của Minutocellus RCC703 dần
dần tăng lên trong phạm vi ánh sáng là 500
mmol photon m-2 s-1 đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất (1,97 ± 0,15). Dựa trên kết quả của tốc
độ tăng trưởng, Minutocellus sp. nuôi ở điều

kiện 90 m-2 s-1 ở 18oC tương ứng với giống
Minutocellus RCC967. Kết quả nghiên cứu cho
thấy Minutocellus sp. có xu hướng giảm phân
chia tế bào khi nhiệt độ tăng lên. Cịn với hai
chủng Minutocellus RCC967 và RCC703 thì có
xu hướng tăng phân chia tế bào khi tăng cường
độ ánh sáng.
V. KẾT LUẬN
Từ ống tiêu hóa của nghêu vân, Meretrix
lusoria, đã ghi nhận được 34 lồi vi tảo. Trong
đó đã ni cấy thành cơng hai lồi tảo thuần là
Neorhodella sp. và Minutocellus sp. Đồng thời
xác định được nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển
của hai loài tảo trên là từ 18ºC đến 22ºC.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

63


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

TÀI LIỆU THAM KHO
Barille, L., Haure, J., Pales-Espinosa, E., Moranỗais,
M., 2003. Finding new diatoms for intensive
rearing of the pacific oyster (Crassostrea gigas):
energy budget as a selective tool. Aquaculture,
217: 501–514.
Brown, M.R., Jeffrey, S.W., Volkman, J.K., Dunstan,
G.A., 1997. Nutritional properties of microalgae

for mariculture. Aquaculture, 151: 315-331.
Chen, Y. C., 2007. Immobilization of twelve benthic
diatom species for long-term storage and as feed
for post-larval abalone Haliotis diversicolor.
Aquaculture, 263: 97–106.
Chung, E. Y., 2007. Oogenesis and sexual maturation
in Meretrix lusoria (Röding 1798) (Bivalvia:
Veneridae) in Western Korea. Journal of Shellfish
Research, 26(1): 71–80.
Coutteau, P., Sorgeloos, P., 1992. The use of algal
substitutes and the requirement for live algae
in the hatchery and nursery rearing of bivalve
molluscs: an international survey. J. Shellfish
Res., 11: 467– 476.
Fritz Industries, Inc., 1997. Supplied Fritz f/2 Algae
Food. Dallas, TX U.S.A. 75217.
Giovagnetti, V., Cataldo, M. L., Conversano, F., Brunet, C., 2012. Growth and photophysiological
responses of two picoplanktonic Minutocellus
species, strains RCC967 and RCC703
(Bacillariophyceae). European Journal of
Phycology. 47(4): 408–420
Guillard, R.R.L., 1973. Methods for microflagellates
and nanoplankton. In: Stein, J. (Ed.), Handbook
of Phycological Methods. Cambridge Univ. Press,
Cambridge: 80–81.
Guillard, R.R.L., and Ryther, J. H., 1962. Studies on
marine planktonic diatoms. I. Cyclotella nana
Hustedt and Detonula confervacaea (Cleve) Gran.
Canadian Journal of Microbiology, 8: 229-239.
Hoshaw, R.W., Rosowski, J.R., 1973. Methods for

microscopic algae. In: Stein, J.R. (Ed.), Handbook
of Phycological Methods. Culture Method and
Growth Measurement. Cambridge Univ. Press,
Cambridge, 53– 68.
Hur, S.B., 2008. Korea Marine Microalgae Culture
Center - List of Strains. Algae. Volume 23(3): 1-68
Kirsten M.M.,  Michael D. J. L.,  Robert G. S., 2010.
Bangiophytes: From one Class to Six; Where Do
We Go from Here?. Red Algae in the Genomic
Age. Cellular Origin, Life in Extreme Habitats
and Astrobiology Volume 13, 2010, pp 241-259
Karnjanapratum, S., Benjakul, S., Kishimura, H.,

64

Tsai, Y. H., 2013. Chemical compositions and
nutritional value of Asian hard clam (Meretrix
lusoria) from the coast of Andaman Sea. Food
Chemistry, 141: 4138–4145.
Knuckey, R. M., Brown, M. R., Barrett, S. M.,
Hallegraeff, G. M., 2002. Isolation of new
nanoplanktonic diatom strains and their evaluation
as diets for juvenile Pacific oysters (Crassostrea
gigas). Aquaculture, 211: 253–274.
Lake Michigan Mass Balance (LMMB) Methods
Compendium,1997.
ESS
Method
150.1:
Chlorophyll – Spectrophotometric. Volume 3,

Chapter 4.
Lee, A.C., Lin, Y. H., Lin, C. R., Lee, M.C., Chen,
Y.P., 2007. Effects of components in seawater on
the digging behavior of the hard clam (Meretrix
lusoria). Aquaculture, 272: 636–643.
Pettersen, A. K., Turchini, G. M., Jahangard, S.,
Ingram, B. A., Sherman, A. D. H., 2010. Effects
of different dietary microalgae on survival,
growth, settlement and fatty acid composition of
blue mussel (Mytilus galloprovincialis) larvae.
Aquaculture, 309: 115–124.
Presscott, G. W., 1951. Algae of the Western Great
Lakes Area. Cranbrook Institute of Science,
Bloomfield Hills, MI . Bulletin No. 31.
Ragg, N. L. C., King, N., Watts, E., Morrish, J., 2010.
Optimising the delivery of the key dietary diatom
Chaetoceros calcitrans to intensively cultured
Greenshell™ mussel larvae, Perna canaliculus.
Aquaculture, 306: 270–280.
Ronquillo, J. D., Fraser, J., McConkey, A. J., 2012.
Effect of mixed microalgal diets on growth and
polyunsaturated fatty acid profile of European
oyster (Ostrea edulis) juveniles. Aquaculture,
360-361: 64–68.
Sarno, D., Kooistra, W. H. C. F., Medlin L. K., Percopo, I., Zingone, A., 2005. Diversity in the genus
Skeletonema (Bacillariophyceae): Skeletonema
costatum (Bacillariophyceae) consists of several
genetically and morphologically distinct species
with the description of four new species. J Phycol,
41: 151–176.

Tomas, C. R., 1997. Identifying Marine Phytoplankton.
Florida Marine Research Institute, St. Petersburg,
U.S.A. Academic Press.
Yoosukh, W., & Matsukuma, A., 2001. Taxonomic
study on Meretrix (Mollusca: Bivalvia) from
Thailand. Phuket Marine Biological Center,
25(2): 451–460.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

THE SPECIES COMPOSITION AND GROWTHS OF MICROALGAE
ISOLATED FROM THE DIGESTIVE SYSTEM OF HARD CLAM
(Meretrix lusoria)
Dang Ngoc Thuy1*
ABSTRACT
Hard clam, Meretrix lusoria, is an abundant bivalve species in East and Southeast Asia (Yoosukh
& Matsukuma, 2001). A total of 34 microalgae species were isolated from the digestive tract of
hard clam in Gomso, Korea. Among them, 32 species were identified based on morphological
characteristics by microscopic observation. Besides, Neorhodella sp. and Minutocellus sp. were
successfully isolated to monospecies. Both Neorhodella sp. and Minutocellus sp. showed the
highest growth at 18 oC with the specific growth rate and number of divisions per day of 1.62±0.39
and 2.24, and 0.39±0.01 and 0.56, respectively.
Keywords: Meretrix lusoria, Neorhodella, Minutocellus, microalgae, hard clam.

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015

Ngày duyệt đăng: 25/12/2015

1. Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2
* Email:

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

65



×