Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiện trạng và kế hoạch quản lý nguồn lợi thuỷ sản hồ Phước Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.13 KB, 9 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

HIỆN TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
HỒ PHƯỚC HÒA
Vũ Vi An1, Nguyễn Minh Niên1, Nguyễn Nguyễn Du1
TÓM TẮT
Đập thuỷ lợi Phước Hồ mới được xây trên sơng Bé có cao trình là 51,5m, mực nước sơng khi chưa
có đập dao động trong khoảng 25 – 29m, mực nước hồ sau khi đập được xây dựng là 42,90m, tương
ứng với diện tích mặt hồ khoảng 1.269ha. Để đánh giá tác động của đập, nguồn lợi thuỷ sản trong
khu vực Dự án được nghiên cứu trong giai đoạn 2009 – 2012. Đồng thời các cuộc hội thảo cũng
được tổ chức với sự tham gia của chính quyền địa phương để thảo luận về kế hoạch quản lý thuỷ
sản ở hồ Phước Hoà. Kết quả cho thấy đã xác định được 106 lồi cá thuộc 30 họ và 12 bộ. Trong đó,
có một số lồi có kích thước rất lớn như cá sơn đài (Wallago leeri) nặng 55kg; cá chình (Anguilla
marmorata) 5,7kg; cá lăng đỏ (Hemibagrus wyckoides) 1,3kg. Đáng chú ý là có ít nhất 15 lồi thủy
sản có thể bị tác động nghiêm trọng khi dòng chảy bị thay đổi. Kết quả phỏng vấn ngư dân cho thấy
sản lượng trung bình đạt 5,68kg/ngày/ngư dân (1 – 25kg/ngày/ngư dân), có đến 87,50% ngư dân
cho rằng sản lượng khai thác giảm đáng kể so với những năm gần đây. Đường dẫn cá qua đập Phước
Hồ dài 1,9km đã được xây dựng, có mái dốc dọc thay đổi từ 0,7 đến 1,43%. Vận tốc nước sẽ được
giới hạn khoảng 0,6m/s. Đây là đường dẫn cá được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam và là cơng trình
điển hình cho các dự án thuỷ điện/lợi sau này. Hiện tại đường dẫn cá chưa đi vào hoạt động, nhưng
đã xác định được ít nhất 25 lồi có thể di cư qua đập. Ngồi ra, tổ “Khai Thác Thuỷ Sản Phước Hoà”
cần được thành lập và hoạt động theo hình thức đồng quản lý để chính quyền địa phương và người
dân cùng nhau quản lý nguồn lợi thuỷ sản theo hướng bền vững.
Từ khóa: Đập Phước Hồ, nguồn lợi thuỷ sản, Bình Dương, Bình Phước.

I. MỞ ĐẦU
Dự án Thủy lợi Phước Hòa được Ngân
hàng phát triển Châu Á tài trợ với khoản vay
thể hiện bằng quyền rút vốn đặc biệt trị giá
tương ứng 90 triệu đô la và 2 khoản vay từ Cơ
quan Hợp tác Phát triển Pháp với tổng số tiền


34 triệu đô la vào năm 2003 và 2004. Bờ phải
của đập thuộc xã Minh Thành, huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước, bờ trái thuộc xã An
Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Bên
cạnh đó, kênh dẫn nước từ hồ Phước Hoà qua
hồ Dầu Tiếng dài khoảng 40km cũng được xây
dựng (PMU9, 2007).
1

Đây là loại đập có tuổi thọ vĩnh cửu và
khơng có đập phụ. Cơng trình xả lũ gồm: đập
tràn chính kết hợp với cống xả cát và đập tràn
phụ. Cao trình đập đạt 51,5m; chiều cao đập lớn
nhất: 28,5m; chiều dài đập: 400m; chiều rộng
mặt đập: 7,0m. Mực nước sơng khi chưa có đập
dao động từ 25 – 29m, mực nước hồ sau khi đập
được xây dựng là 42,90m. Diện tích mặt hồ đạt
1.269 ha, tương ứng với khoảng 6 tỉ m3 (PMU9,
2007). Sông Bé đã có 3 đập thuỷ điện (Thác Mơ,
Cần Đơn và Srokphumieng), đập Phước Hoà là
bậc thang thứ 4 và cũng là bậc thang cuối cùng
của sông Bé để phát triển thuỷ điện/lợi.

Phòng Nguồn lợi và Khai thác Thủy sản Nội địa, Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 2
Email:

160

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THÁNG 6/2014



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
Mục đích của Dự án/đập Phước Hoà là
cung cấp nước sinh hoạt và cơng nghiệp cho
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
(Bình Dương; Bình Phước; Tây Ninh). Ngồi
ra, Dự án cịn cung cấp nước để phát triển nơng
nghiệp, đa dạng hố cây trồng, ngăn xâm nhập
mặn của sơng Sài Gịn, Vàm Cỏ Đơng và xố
đói giảm nghèo.
Cuối năm 2011, đập Phước Hồ cơ bản đã
được xây dựng xong, tích nước và bắt đầu đi
vào hoạt động. Khi đó, mực nước bắt đầu dâng
lên và tạo ra diện tích mặt hồ khoảng 1.269 ha.
Hồ Phước Hoà sẽ tạo ra những cơ hội và thách
thức rất lớn trong việc quản lý và phát triển thuỷ
sản. Mục đích của bài báo này là đánh giá hiện
trạng nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất phương

hướng quản lý nguồn lợi thuỷ sản theo hướng
bền vững.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Khu vực nghiên cứu được xác định bao
gồm phía trên đập Phước Hồ khoảng 44km và
bên dưới đập khoảng 75 km (Hình 1).
Điều tra thành phần lồi cá thơng qua việc
khảo sát thực địa và thu mẫu từ các loại ngư cụ
tại địa phương như cào, chài, lưới bén, lưới ba
màng, đáy, đú, lờ, lợp, ... từ 2009 – 2012. Ngồi
ra, thành phần lồi cá cịn được khảo sát ở một

số chợ cá trong khu vực nghiên cứu. Định loại
cá theo phương pháp hình thái, một số tài liệu
về ngư loại trong khu vực được sử dụng như
Mai Đình Yên và ctv., (1992); Rainboth (1996);
Vidthayanon (2008); Kottelat (2001).

Hình 1. Vị trí nghiên cứu
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THÁNG 6/2014

161


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tổng cộng 03 cuộc hội thảo đã được tổ chức
với sự tham gia của chính quyền địa phương
tỉnh Bình Dương và Bình Phước như Sở Nơng
Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn, Phịng Nơng
Nghiệp huyện và Hội Nông Dân xã để thảo luận
về kế hoạch quản lý thuỷ sản ở hồ Phước Hoà.
Ngoài ra, các cuộc gặp với ban lãnh đạo các
xã có liên quan đến hồ cũng được thực hiện để
đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch quản lý
thích hợp.
III. KẾT QUẢ
3.1. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình
Dương và Bình Phước có xu hướng tăng khá rõ
rệt, nhưng lại có xu hướng giảm dần trong những

Hình 2. Sản lượng ni trồng thuỷ sản


năm gần đây. Sản lượng ni giữa 2 tỉnh khơng
có sự khác biệt nhiều (Hình 2). Chủ yếu là ni
lồng bè trên hồ chứa với một số đối tượng kinh
tế như cá điêu hồng, cá lăng, bống tượng, cá
lóc, cá trê v.v. Trong khi đó, sản lượng khai thác
thuỷ sản khá thấp và đang có xu hướng giảm
dần trong những năm gần đây (Hình 3). Khai
thác thủy sản tỉnh Bình Phước chủ yếu phát
triển ở các hồ chứa bằng các loại ngư cụ chính
như lưới, câu, đú và lờ/lợp, chủ yếu là khai thác
bán thời gian và để cải thiện bữa ăn trong gia
đình. Sản lượng khai thác thuỷ sản trên sơng Bé
ước tính đạt 50 tấn (BVI, 2007), chiếm 7,94%
tổng sản lượng khai thác của 2 tỉnh Bình Dương
và Bình Phước.

Hình 3. Sản lượng khai thác thuỷ sản

Kết quả điều tra đã xác định được 106 loài cá thuộc 30 họ và 12 bộ phân bố trong khu vực
nghiên cứu (Hình 4).

Hình 4. Thành phần lồi cá
162

Hình 5. Ngu cụ khai thác

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
Trong 106 lồi cá nghi nhận được, có
một số lồi có kích thước rất lớn như cá sơn
đài (Wallago leeri) nặng 55kg; cá chình
(Anguilla marmorata) 5,7kg; cá lăng đỏ

(Hemibagrus wyckoides) 1,3 kg; tơm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) 150g trên sông
Bé (xã Minh Lập), cách đập Phước Hịa khoảng
25 km về phía thượng nguồn (Hình 6).

Hình 6. Một số lồi thủy sản khai thác có kích cỡ lớn tiêu biểu
Ngồi ra, 10 loại ngư cụ khai thác thuỷ sản
cũng được ghi nhận trong vùng nghiên cứu với
lưới bén là phổ biến nhất (47%), kích thước
mắt lưới (2a) dao động từ 1,2cm đến 16cm,
phổ biến từ 4 – 6cm. Đáng chú ý kích điện là
ngư cụ cấm sử dụng nhưng thực tế cũng khá
phổ biến (11%). Các hoạt động khai thác trên
sơng Bé nhìn chung tương đối khó khăn do đây
là địa hình đồi núi, lịng sơng rất sâu và dịng
chảy mạnh.
3.2. Đồng quản lý thuỷ sản
Đối với việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản, ba tổ “Khai Thác Thuỷ Sản Phước
Hoà” đã được thành lập và hoạt động theo hình
thức đồng quản lý. Cơ cấu tổ chức và quản lý
được thể hiện trong Hình 7. Theo đó, chính

quyền địa phương trực tiếp quản lý và hỗ trợ tổ

“Khai Thác Thuỷ Sản Phước Hoà” hoạt động,
đồng thời kết hợp với Công ty Khai thác Thủy
lợi Dầu Tiếng- Phước Hòa, Viện, Trường để tư
vấn và kết hợp quản lý.
Người dân có nhu cầu khai thác thuỷ sản
phải tiến hành đăng ký hành nghề với chính
quyền địa phương và Tổ Khai Thác Thuỷ Sản
Phước Hoà và cấp thẻ khai thác thuỷ sản. Đồng
thời phải tuân theo các quy định khai thác tại
địa phương và quy chế hoạt động của Tổ như
kích thước mắt lưới, loại ngư cụ được phép sử
dụng, mùa vụ khai thác, nơi khai thác, thả cá bổ
sung, lệ phí tham gia v.v. để duy trì nguồn lợi
thủy trong hồ.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THÁNG 6/2014

163


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 7. Cơ cấu tổ chức và quản lý khai thác thuỷ sản hồ Phước Hoà
IV. THẢO LUẬN
Trong khu vực nghiên cứu đã xác định
được 106 loài cá thuộc 30 họ và 12 bộ (Hình 4).
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lâm Ngọc
Châu et al., (2011) với 63 loài cá, nhưng lại thấp
hơn so với kết quả của Lê Huy Bá (2011) với 166
loài cá. Sự khác biệt này là do khu vực khảo sát

khác nhau: trong nghiên cứu này chỉ tập trung
khảo sát trên khu vực sông Bé và kinh rạch lân
cận, trong khi đó các nghiên cứu trước đây lại
khảo sát trên tất cả các thuỷ vực (166 loài) và
chỉ nghiên cứu trên hồ chứa nhỏ thì thành phần
lồi lại thấp hơn (63 loài). Dựa vào đặc điểm
sinh sản và di cư của 106 loài cá và 1 loài tơm
càng xanh, có thể chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm di cư lên thượng lưu: các đối tượng
thuộc nhóm này thường di cư lên thượng nguồn
164

để sinh sản, sau đó cá con trôi dạt xuống vùng
hạ lưu để sinh trưởng và phát triển. Đặc trưng
cho nhóm này là: cá sác (Pangasius siamensis/
macronema), cá linh (Henicorhynchus
siamensis), cá dảnh (Puntioplites proctozysron).
Nhóm di cư xuống hạ lưu: một số loài di
cư xuống vùng cửa sông để sinh sản như tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và cá
chình (Anguilla marmorata). Sau đó cá con di
cư ngược lên thượng nguồn để sinh trưởng.
Nhóm ít di cư: các đối tượng trong nhóm
này có khuynh hướng sống tại chỗ hay di cư đến
những vùng đầm lầy để sinh sản. Một số lồi đặc
trưng như cá lóc (Channa striata/microlepis), cá
rơ đồng (Anabas testudineus), thát lát (Notopterus
notopterus), cá sặc (Trichogaster trichopterus),
cá trê (Clarias macrocephalus/batratrus).


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đối với nhóm di cư lên thượng lưu và nhóm di
cư xuống hạ lưu, việc xây dựng đập sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến đường di cư và tác động nghiêm
trọng đến các đối tượng này. Đáng chú ý là tôm
càng xanh và cá chình có đường di cư dài. Do đó,
nguồn lợi các đối tượng này sẽ giảm đáng kể nếu
khơng có các biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Baran (2006) đã nghiên cứu về tác động
của lưu lượng nước đến sự di cư một số loài
phổ biến ở thác Khone (Lào). Dựa vào kết quả
nghiên cứu này, thành phần lồi cá ở sơng Bé có
ít nhất 15 lồi thủy sản bị ảnh hưởng khi thay
đổi lưu lượng dòng chảy (Bảng 1).

Bảng 1. Thành phần lồi thủy sản bị ảnh hưởng ở sơng Bé
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15

Tên khoa học
Paralaubuca typus
Cyclocheilichthys enoplos
Bagarius spp.
Crossocheilus reticulatus
Barbodes altus
Thynnichthys thynnoides
Botia modesta
Macrobrachium rosenbergii
Bagriichthys spp.
Gyrinocheilus pennocki
Cirrhinus microlepis
Parambassis wolffii/spp.
Mystacoleucus spp.
Morulius chrysophekadion/spp.
Cosmochilus harmandi

Tên địa phương
Cá thiểu
Cá cóc
Cá lăng chiên
Cá linh nút

Cá he vàng
Cá linh cám
Cá heo cái
Tôm càng xanh
Cá chốt chuột
Cá bám đá
Cá duồng
Cá sơn bầu
Cá vảy sước
Cá ét mọi
Cá duồng bay

Mức độ ảnh hưởng

Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Cao
Vừa
Vừa
Vừa
Vừa
Vừa
Vừa
Vừa


Sản phẩm khai thác thủy sản đa số là để
làm thức ăn trong gia đình và một phần cải thiện
thu nhập: 71,93% vừa để cải thiện bữa ăn trong
gia đình và một phần để bán nhằm cải thiện thu
nhập; 15,79% chỉ để tiêu thụ trong gia đình;
và chỉ có 12,28% chủ yếu để bán làm thu nhập
chính của nơng hộ. Thực tế cho thấy người dân
tham gia khai thác thuỷ sản khá ít và đa số khai
thác theo mùa.

Sản lượng trung bình đạt 5,68kg/ngày/
ngư dân (1 – 25kg/ngày/ngư dân). Đối với ngư
dân khai thác chuyên nghiệp thì sản lượng khá
cao, trung bình đạt 6,11kg/ngày/ngư dân, trong
khi đó nhóm ngư dân khai thác không chuyên
nghiệp rất thấp (2,17kg/ngày/ngư dân). Ngư dân
chuyên nghiệp khai thác thường xuyên hơn (22
ngày/tháng) các ngư dân không chuyên nghiệp
(6 ngày/tháng).

Kết quả phỏng vấn ngư dân cho thấy có
87,50% ngư dân cho rằng sản lượng khai thác
giảm rất nhiều so với những năm gần đây, chỉ
có 10,71% ngư dân cho rằng sản lượng không
thay đổi. Một trong những nguyên nhân quan
trọng là việc sử dụng ngư cụ cấm như kích điện
và hóa chất trong khai thác thủy sản.

Theo quan điểm của chính quyền địa
phương thì khơng nên tiến hành ni cá trong

lịng hồ. Tuy nhiên, diện tích mặt hồ khá lớn
(1.269 ha) và có tiềm năng rất lớn để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao thu nhập cho
người dân. Vì vậy, vấn đề này cần được xem xét
lại, khu vực và số lượng bè/ao thích hợp khơng

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THÁNG 6/2014

165


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
ảnh hưởng đến môi trường cần được nghiên cứu
một cách chi tiết trước khi tiến hành.
Ngoài ra, cần xác định và thành lập một khu
bảo vệ thuỷ sản: cấm tất cả các hình thức khai
thác. Khu vực bảo tồn này cần được phân định
rõ ràng bằng các cột trụ bao quanh, đồng thời
sử dụng một số vật cản như chất chà để tạo nơi
cư trú an toàn cho các loài thủy sản trong khu
vực bảo tồn. Khu vực bảo tồn này đóng một vai
trò quan trọng để bảo vệ nơi sinh sản và cá con
phát triển nhằm duy trì nguồn lợi thủy sản trong
lịng hồ.
Ngồi ra, thả cá định kỳ vào hồ sẽ đóng một
vai trị quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi
thủy sản và để bù đắp những loài thủy sản bị
ảnh hưởng bởi đập Phước Hịa. Một số lồi cá
sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên như cá chép, mè
hoa, mè trắng, trắm cỏ, mè vinh v.v. cần được

xem xét. Điều này sẽ góp phần đáng kể trong
việc nâng cao thu nhập và việc làm cho người
dân địa phương, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Phước đã thành lập
được 5 tổ “khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản” và đang hoạt động dưới hình thức đồng
quản lý trên các hồ chứa: Nông Trường 6, Nông
Trường 4, Ơng Thoại, Sa Cát, Đồng Xồi với
mục đích cùng với người dân địa phương bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản theo hướng bền vững. Tổ
tiến hành họp hàng tháng, hàng q có sự tham
gia của cán bộ Phịng Thuỷ Sản (Sở NN&PTNT) để phổ biến các quy định về khai thác và
nâng cao nhận thức, đóng phí để gây quỹ nhằm
phục vụ cho các hoạt động của Tổ. Ngoài ra, Sở
còn hỗ trợ thả cá giống và phối hợp với các cơ
quan ban ngành để giám sát. Mặc dù còn nhiều
khó khăn, nhưng việc thành lập các Tổ và hoạt
động dưới hình thức đồng quản lý đã đạt được
những kết quả mong đợi, góp phần tích cực vào
việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Ngoài ra, chi hội nghề cá ở hồ Easoup và
hồ Lắk cũng được thành lập và hoạt động dưới
hình thức đồng quản lý và đã đạt được những
166

kết quả to lớn trong việc khai thác hợp lý và
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Theo đó, mỗi chi
hội có ban chủ nhiệm gồm chủ nhiệm, phó chủ
nhiệm, kế tốn, thủ quỹ và tổ trưởng, tiến hành
họp định kỳ hàng tháng, đóng lệ phí đánh bắt,

thả cá, tín dụng/tiết kiệm. Ngồi ra, chi hội cịn
kết hợp với chính quyền địa phương để tuần tra
bảo vệ và xử lý các trường hợp vi phạm (Phan
Đình Phúc et al., 2010). Do đó, chính quyền địa
phương tỉnh Bình Dương và Bình Phước cần
hỗ trợ việc thành lập tổ “Khai Thác Thuỷ Sản
Phước Hoà” để đưa vào hoạt động nhằm quản
lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Sản lượng thuỷ sản giữa hai tỉnh Bình
Dương và Bình Phước khơng có sự khác biệt
nhiều, sản lượng khai thác khá thấp và lại có
xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nghề
khai thác thủy sản đa số tập trung trong các hồ
chứa và khai thác bán thời gian hay chủ yếu để
cải thiện bữa ăn trong gia đình.
Đã xác định được 106 loài cá thuộc 30 họ và
12 bộ. Trong đó, có một số lồi có kích thước rất
lớn như cá sơn đài (Wallago leeri) nặng 55kg;
cá chình (Anguilla marmorata) 5,7kg; cá lăng
đỏ (Hemibagrus wyckoides) 1,3kg. Đáng chú ý
là có ít nhất 15 lồi thủy sản có thể bị tác động
nghiêm trọng khi dòng chảy thay đổi.
Đã xác định được 10 loại ngư cụ khai thác
thủy sản trên Sơng Bé. Sản lượng trung bình đạt
5,68kg/ngày/ngư dân (1 – 25kg/ngày/ngư dân).
Kết quả phỏng vấn ngư dân cho thấy có 87,50%
ngư dân cho rằng sản lượng khai thác giảm rất
nhiều so với những năm gần đây.
Một số tổ “Khai Thác Thuỷ Sản Phước

Hoà” đã được thành lập và hoạt động theo hình
thức đồng quản lý, chính quyền địa phương
cùng với người dân quản lý nguồn lợi thuỷ sản
theo hướng bền vững. Ngoài ra, cần thành lập
một khu bảo vệ thuỷ sản để bảo vệ nơi sinh sản
và cá con phát triển trong lịng hồ.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
BVI, 2007. Kế hoạch quản lý môi trường. Black &
Veatch International. Phuoc Hoa Project.
Lâm Ngọc Châu, Nguyễn Phú Hoà, Lê Thanh Hùng,
Vũ Cẩm Lương, 2011. Thành phần loài cá ở một
số hồ chứa nhỏ ở tỉnh Đồng Nai và Bình Phước.
Kỷ yếu hội nghị khoa học thuỷ sản tồn quốc. Đại
học Nơng Lâm Tp.HCM. Trang 345 – 353.
Lê Huy Bá, 2011. Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học
tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng giải pháp quản
lý và dử dụng hợp lý. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển cơng nghệ tỉnh Bình Dương
giai đoạn 2006 – 2010. Sở Khoa Học và Cơng
Nghệ Bình Dương. Trang 102-108.

Mai Đình n, 1992. Định loại các lồi cá nước ngọt nam
Bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh

Kollelat, M., 2001. Fishes of Laos. WHT Publications,
199pp.
PMU9, 2007. Report on detail environmental impact
assessment. Water resources investment and
construction project Phuoc Hoa management unit 9.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian
Mekong. FAO species identification field guide
for fishery purpose. Rome, 265pp.
Vidthayanon, Chavalit, 2008. Field guide to Fishes of
the Mekong Delta. Mekong River Commission,
Vientiane, 288pp.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THÁNG 6/2014

167


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

STATUS AND TOWARDS FISHERIES RESOURCES MANAGEMENT IN
PHUOC HOA RESERVOIR
Vu Vi An1, Nguyen Minh Nien1, Nguyen Nguyen Du1
ABSTRACT
Phuoc Hoa barrage was constructed in Bé River with 51.5m of elevation, water level without dam
varying 25 – 29m, 42.90m of normal water height level of the dam, 1,254ha of respective reservoir water surface area. Fisheries resources in the project area were surveyed in the period of 2009
– 2012 to assess impacts on aquatic natural resources. In the mean time, several workshops also
were organized with the attendance of local authorities to discuss and plan for fisheries resources
management in Phuoc Hoa reservoir. Results showed that 106 fish species, belonging to 30 families
and 12 orders were identified. Of which, there was some large species recorded such as Wallago
leeri (55kg), Wallago leeri (5.7kg) and Hemibagrus wyckoides (1.3kg). It is noted that at least 15

species may be impacted when natural flow is changed. In addition, average catch was 5.68kg/day/
fisher (1 – 25kg/day/fisher). Interviewed results showed that 87.50% of fishers stated that fisheries
resources decreased remarkably in recent years. The fish passage of 1.9km long was designed with a
longitudinal slope varying between 0.7 and 1.43%. Water velocities would be limited to 0.6m/s. The
fish passage is the first special construction work in Vietnam and will be typical for any hydropower
or irrigation project in the future. The fish passage is not under operating, however at least 25 fish
species were identified and may migrate through the dam. “Phuoc Hoa Fishing” group should be
established and operated under co-management scheme in order for local authorities together with
local people manage the fisheries resources at sustainable levels.
Keywords: Phuoc Hoa dam, fisheries resources, Binh Duong, Binh Phuoc.

Người phản biện: ThS. Nguyễn Đình Hùng
Ngày nhận bài: 10/02/2014
Ngày thơng qua phản biện: 28/02/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014

1

Inland Fisheries Resources and Capture Division, Research Institure for Aquaculture No2
Email:

168

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014



×