Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tóm tắt luận an cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển sóc trăng- bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.66 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
MAI VIẾT VĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ THỦY SINH VẬT ĐỂ QUẢN LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN
SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 62 62 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Cần Thơ, tháng 12 năm 2013
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Quản lý và Kinh tế Nghề cá,
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. TS. Trần Đắc Định
3. GS.TS. Jacques Moreau
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại:
………………………………………………………………………
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm học liệu – Đại học Cần Thơ
Thư viện Quốc gia Việt Nam
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Hệ sinh thái cửa sông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu thuộc vùng
biển Đông Nam Bộ. Dọc theo vùng ven bờ có 4 cửa sông chính chảy ra


biển Đông với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên nguồn lợi thủy sinh
vật không những phong phú về thành phần loài mà cả về cấu trúc
nhóm loài cũng thể hiện được sự thích nghi của thủy sinh vật đối với
thủy vực nước chảy (Sở Thuỷ Sản Sóc Trăng, 2002).
Thời gian gần đây, diễn biến sản lượng khai thác ở vùng biển từ
Sóc Trăng đến Bạc Liêu biến động theo xu hướng tăng mạnh từ 2005
đến 2012 (tăng từ 91.269 tấn đến 144.811 tấn). Trong khi đó, năng suất
khai thác ở vùng nghiên cứu thì có xu hướng giảm từ năm 2008 (0,48
tấn/CV) đến năm 2012 (0,51 tấn/CV). Phương tiện tham gia khai thác
cũng tăng nhanh liên tục cả về số lượng lẫn tổng công suất máy tàu
(năm 2000 có 1568 tàu đến năm 2012 có 2260 tàu. Trong đó, số lượng
tàu khai thác xa bờ (>90 CV) chiếm tỷ lệ khoảng 26,04-35,05% so với
tổng số tàu khai thác của hai tỉnh). Sự suy giảm nghiêm trọng của
nguồn lợi thủy sản ven biển đã tác động mạnh mang tính tiêu cực đến
năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu quả của các mô hình
nuôi thủy sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu quả là gây ra
những tác động lớn về kinh tế -xã hội đối với các cộng đồng ven biển
(Lê Xuân Sinh, 2006). Để nâng cao được hiệu quả sử dụng các đặc
trưng sinh thái và kinh tế trong quá trình khai thác các nguồn lợi ở
vùng biển ven bờ, cần nghiên cứu một cách cơ bản và đồng bộ những
đặc trưng, cấu trúc và chức năng của mỗi thành phần (Nguyễn Tác An
và ctv., 2003).
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Cơ sở khoa học về môi
trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven
biển Sóc Trăng - Bạc Liêu” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài này nhằm cung cấp cơ sở khoa học về môi
trường nước và thủy sinh vật phục vụ cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý
nguồn lợi hải sản ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu.
1.3 Mục tiêu cụ thể

• Đánh giá sự biến động của một số chỉ tiêu môi trường và hiện
trạng nguồn lợi phiêu sinh vật, cá, tôm phân bố ở vùng ven
biển từ Sóc trăng đến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học để quản lý
1
môi trường, nguồn lợi và định hướng phát triển nuôi trồng
thủy sản.
• Xác định một số đặc điểm sinh học và mùa vụ sinh sản của
một số loài cá có sản lượng khai thác chiếm ưu thế tại vùng
ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học cho
việc quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản ở địa phương.
• Xây dựng các kịch bản quản lý nghề cá dựa trên cơ sở cân
bằng các mắc xích nguồn lợi thủy sinh vật bằng mô hình
Ecopath with Ecosim.
1.4 Nội dung nghiên cứu
• Xác định đặc tính môi trường nước và sinh vật phù du phân bố
ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu;
• Xác định thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển từ
Sóc Trăng đến Bạc Liêu;
• Phân tích đặc điểm sinh trưởng, phát triển tuyến sinh dục và
mùa vụ sinh sản của một số loài cá phân bố vùng ven biển từ
Sóc Trăng đến Bạc Liêu;
• Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật vùng ven
biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu.
1.5 Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án
• Luận án đã đúc kết tương quan biến động các yếu tố môi
trường nước, qua đó ghi nhận các thời điểm cần quan tâm
quản lý trong năm ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc
Liêu, làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng môi
trường phục vụ bảo vệ đời sống thủy sinh vùng ven biển.
• Luận án đã nghiên cứu và phân tích được chuỗi mắc xích thức

ăn tự nhiên từ sinh vật phù du đến nguồn lợi cá, tôm ở vùng
ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, cung cấp một số thông
tin mới về đời sống quần xã thủy sinh vật, làm cơ sở khoa học
để quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản
vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
• Luận án đã nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh
sản của một số loài cá biển, làm cơ sở để xác định mùa khai
thác và bảo vệ quần đàn các loài cá này ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Liêu nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
• Luận án đã tổng hợp, phân tích cơ sở phương pháp luận mô
hình cân bằng sinh khối (Ecopath) và mô hình mô phỏng biến
động sản lượng theo nỗ lực khai thác (Ecosim), từ đó thiết kế
2
mô hình Ecopath with Ecosim cho vùng biển từ Sóc Trăng
đến Bạc Liêu, làm cơ sở cho quản lý khai thác bền vững, mở
ra một hướng mới trong quản lý nghề cá theo hướng tiếp cận
hệ sinh thái.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong phần tổng quan tài liệu, luận án đã lược khảo và phân tích
những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường nước biển, nguồn
lợi thủy sinh vật và cơ sở phương pháp luận của mô hình cân bằng sinh
khối thủy sinh vật (Ecopath/Ecosim), cụ thể là:
- Tổng quan về đặc điểm môi trường vùng ven biển Việt Nam và
vùng nghiên cứu.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về nguồn lợi phiêu sinh vật và
nguồn lợi cá, tôm phân bố ở biển Việt Nam và vùng nghiên cứu.
- Phân tích tình khai thác nguồn lợi thủy sản và nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của một số loài cá biển ở trên Thế giới và Việt Nam.
- Tổng quan về phương pháp luận và khả năng ứng dụng của mô
hình Ecopath/Ecosim trong quản lý nghề cá theo hướng tiếp cận hệ

sinh thái.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 2007 đến 2012. Phạm vi nghiên cứu
thuộc vùng biển ven bờ từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu (được giới hạn theo
kinh tuyến từ 105
o
46’E đến 106
o
18’E và giới hạn theo vĩ tuyến từ
8
o
55’N đến 9
o
21’N) với tổng diện tích là 4.286,41 km
2
. Đây là vùng
biển tương đối bằng phẳng, đặc biệt là vùng gần bờ. Độ sâu trung bình
13,76 m. Có 6 địa điểm thu mẫu (mỗi điểm cách nhau khoảng 30 km)
thuộc 2 vùng nghiên cứu gồm: Vùng 1 (3 điểm cách bờ 2-5 km); Vùng
2 (3 điểm cách bờ 35-40 km).
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khảo sát đặc tính môi trường nước và biến động thành phần
phiêu sinh vật ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc liêu
3.2.1.1 Phương pháp thu, cố định và phân tích mẫu nước
Phương pháp thu và cố định mẫu
Các chỉ tiêu môi trường được thu vào kỳ nước cường (15-18 âm
lịch) hàng tháng. Chu kỳ thu mẫu 1 tháng/lần. Dùng bathomet có dung
3
tích 1 lít để lấy mẫu ở cột nước sâu 1-2 m cách mặt nước. Mẫu để phân

TAN, P-PO
4
3-
và SiO
2
được trữ lạnh trong 1 lọ 125 ml, COD được cố
định bằng 2 ml H
2
SO
4
4M trong lọ 125 ml. Mẫu nước dùng để phân
tích oxy đầu được cố định bằng 1 ml MnSO
4
và 1 ml KI-NaOH. Mẫu
đề phân tích BOD5 (chỉ số BOD sau khi oxy hoá 5 ngày) được trữ lạnh
và ủ 5 ngày trong buồng ủ ở 20
o
C.
Phương pháp phân tích:
Các yếu tố môi trường đã được phân tích theo các TCVN hay
theo các phương pháp tiêu chuẩn phân tích nước và nước thải
(SMWWE ) của Mỹ (APHA, 1999).
3.2.1.2 Phương pháp thu, cố định và phân tích thực vật phù du
Phương pháp thu và cố định mẫu
Mẫu được thu định kỳ 2 tháng/lần vào kỳ nước cường (15-18 âm
lịch) hàng tháng. Thời gian nghiên cứu gồm 03 đợt vào mùa khô
(tháng 01, tháng 03 và tháng 11), 03 đợt vào mùa mưa (tháng 05, tháng
07 và tháng 09).
- Thu mẫu định tính: dùng lưới 27 µm thu định tính, không xác
định lượng nước mẫu đi qua lưới nhưng lượng nước thu được

càng nhiều càng tốt. Sau khi lọc nước, mẫu thu được cho vào lọ
100 ml rồi cố định bằng Formol 2-4%.
- Thu mẫu định lượng: thu 1 lít nước (được lấy ở nhiều điểm),
không cố định mẫu, bảo quản lạnh và mang về phòng thí
nghiệm phân tích.
Phương pháp phân tích
Mẫu định tính: trước khi phân tích, lắc nhẹ lọ mẫu nhiều lần cho sinh
vật trộn đều trong nước, dùng ống nhỏ giọt lấy mẫu, cho vào lame 1-2
giọt, dùng lamelle đậy lại, rồi đem quan sát dưới kính hiển vi.
Định danh các giống loài tảo dựa vào tài liệu định loại của
Shirota (1966); Trương Ngọc An (1993); Taylor et al., (1995); Tomas
(1995); Carmelo R. Tom (1997); Steidinger (1997); Nguyễn Văn
Tuyên (2003); Larsen and Nguyen (2004); Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn
Như Hải (2009).
Đối chiếu các tên đồng nghĩa (synonym) và cập nhật các tên
được định danh dựa theo Guiry và Guiry (2012); Appeltans et al.,
(2012); Palomares và Pauly (2012).
Mẫu định lượng: phân tích hàm lượng chlorophyll-a bởi phương pháp
ly trích bằng acetone (Parsons et al., 1984). Dựa vào khả năng hấp thụ
ánh sáng của các loại sắc tố ở những bước sóng nhất định để xác định
hàm lượng của chúng có trong mẫu. Mẫu được ly tâm 15000 vòng/phút
4
ở 40
o
C trong 5 phút để thu sinh khối mẫu. Phần sinh khối này được bổ
sung 1 ml acetone vào ống eppendorf. Sau đó đem ly tâm 13000
vòng/phút ở 40
o
C trong 5 phút. Lấy dịch nổi và đo ở bước sóng 630
nm, 647 nm, 664 nm và 750 nm. Áp dụng công thức xác định hàm

lượng chlorophyll-a như sau:
Chlorophyll-a (µg/L) = [(11.85*(E664-E750)-1.54*(E647-
E750)-0.08*(E630- E750)]/[(1/d)*(V1*1000/V2)
Trong đó: E664 là giá trị đo dịch nổi ở bước sóng 664 nm
E750 là giá trị đo dịch nổi ở bước sóng 750 nm
E647 là giá trị đo dịch nổi ở bước sóng 647 nm
E630 là giá trị đo dịch nổi ở bước sóng 630 nm
V1 là thể tích acetone (10 ml)
V2 là thể tích mẫu được lọc (1000 ml)
d là độ dài truyền quang (cuvet 1 cm)
3.2.1.3 Phương pháp thu, cố định và phân tích động vật phù du
Phương pháp thu và cố định mẫu
Thu mẫu định tính: tiến hành giống như thu mẫu định tính thực vật phù
du nhưng sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới 59 µm.
Thu mẫu định lượng: dùng xô lấy 400 lít nước (thu ở nhiều vị trí khác
nhau để đảm bảo tính đại diện của điểm nghiên cứu), lọc qua lưới thu
động vật phù du, phần nước lọc được cho vào lọ 60 mL và cố định bởi
formol 2- 4%.
Phương pháp phân tích
Mẫu định tính: dùng ống nhỏ giọt hút lấy phần lắng của mẫu đã thu
cho vào lame 1-2 giọt, dùng lamelle đậy lại và quan sát dưới kính hiển
vi. Định danh các giống loài động vật phù du dựa theo tài liệu của các
tác giả: Đặng Ngọc Thanh và ctv., (1980); Boltovskoy (1999);
Pechenik (2000) và Nguyễn Văn Khôi (2001). Đối chiếu các tên đồng
nghĩa (synonym) và cập nhật các tên được định danh dựa theo các tác
giả Appeltans et al., (2012); Palomares và Pauly (2012).
Mẫu định lượng: dùng Pipet lấy 1mL có chứa mẫu cho lên buồng đếm
Sedgwich-Rafter và quan sát ở độ phóng đại x10 và x40. Đếm số cá
thể được phân theo từng nhóm ngành bằng cách di chuyển lamen theo
tọa độ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Định lượng ĐVPD theo

công thức của Võ Văn Phú và Hoàng Đình Trung (2012):
No (cá thể /m
3
) = (C x V1 x 1000)/V2
Trong đó: No: số lượng ĐVPD (cá thể/m
3
)
C: số cá thể đếm được trên buồng đếm (theo nhóm ngành)
V1: thể tích nước mẫu còn lại sau khi lọc (mL)
5
V2: thể tích mẫu nước đã thu ban đầu (400L)
3.2.2 Khảo sát thành phần loài cá, tôm ở vùng nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp thu và cố định mẫu
Mẫu được thu thập trong suốt năm 2008 với nhịp thu mẫu định
kỳ hàng tháng. Mẫu cá, tôm được thu từ 72 mẻ lưới kéo và được cân,
đo trực tiếp, ghi rõ thời gian, địa điểm thu mẫu, cố định trong formol
4%. Mẫu được phân tích định danh và lưu trữ tại phòng thí nghiệm
Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ.
3.2.2.2 Hệ thống phân loại được sử dụng để định danh loài
Hệ thống phân loại được sử dụng từ cấp lớp, bộ và họ dựa theo
hệ thống phân loại của Lindberg (1974) “Cá Thế Giới”; Cấp giống loài
chủ yếu dựa vào Weber và Beaufort (1936); Holthuis (1980); Yu và
Tin (1986); Somnuk và Mala (1992); Nguyễn Khắc Hường (1991,
1992, 1993a, 1993b, 2001); Nguyễn Nhật Thi (1991, 2000). Nguyễn
Văn Chung và ctv., (2000); Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải
(2001); Nguyễn Văn Thường (2006).
Các tên gọi tiếng Việt được sử dụng dựa theo tài liệu “Tên các
loài cá có giá trị kinh tế ở Miền Tây Thái Bình Dương” (1964) và
“Danh mục cá biển Việt Nam” do Nguyễn Hữu Phụng (1994a, 1994b,
1995, 1997, 1999, 2001) chủ biên; Đối chiếu các tên đồng nghĩa

(synonym) và cập nhật các tên được định danh dựa theo các tác giả
Fröese và Pauly (2012); Palomares và Pauly (2012); Đánh giá tình
trạng của các loài khảo sát được dựa vào các tiêu chí do tổ chức quốc
tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất (Bộ
Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường, 2000).
3.2.3 Phân tích đặc điểm sinh học một số loài cá kinh tế
3.2.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu
Mẫu cá các loài được thu định kỳ hàng tháng, kéo dài trong suốt
12 tháng. Thu thập mẫu từ các phương tiện khai thác thông thường như
tàu lưới kéo, tàu lưới vây, tàu lưới rê. Mẫu cá được thu ngẫu nhiên 30
cá thể/loài/đợt, bảo quản lạnh và phân tích ở phòng thí nghiệm Nguồn
lợi của Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân
Mẫu cá thu qua các tháng được cân khối lượng thân và đo chiều
dài tổng từng cá thể, sau đó xác lập phương trình hồi quy giữa chiều
dài tổng và khối lượng thân cá theo công thức của Huxley (1924)
(Được trích dẫn bởi Biswas, 1993):
W = a.L
b
6
Trong đó: W là khối lượng thân cá (gram); L là chiều dài tổng của cá
(cm); a, b là hệ số tăng trưởng.
Hệ số điều kiện (CF)
Mẫu cá thu qua các tháng được cân khối lượng và đo chiều dài
từng cá thể, sau đó xác định hệ số điều kiện (CF) từng tháng theo công
thức của King (1995):
CF =
b
L

W
Trong đó: W là khối lượng thân cá (gram); L là chiều dài tổng của cá
(cm); b là hệ số tăng trưởng được xác định thông qua phương trình hồi
quy: W = aL
b
(với a là hệ số tăng trưởng).
Các giai đoạn thành thục sinh dục và sức sinh sản của cá
i) Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của cá được quan
sát trực tiếp bằng mắt thường kết hợp với việc sử dụng kính lúp và dựa
theo thang 6 bậc của Nikolsky (1963). Những cá thể chưa thành thục
được xếp chung vào một giai đoạn I-II.
ii) Hệ số thành thục (GSI) được xác định theo công thức của
Holden và Raitt (1974).
GSI (%) = (W
g
/ W
n
) x 100
Trong đó: W
g
là khối lượng tuyến sinh dục (gram); W
n
là khối lượng
thân không nội quan (gram).
iii) Sức sinh sản tuyệt đối (F) được xác định theo công thức của
Bagenad (1967) (Được trích dẫn bởi Biswas, 1993):
F (trứng/cá thể) =
g
n.G
Trong đó: G là khối lượng buồng trứng (gram); n là số lượng trứng giai

đoạn IV có trong mẫu đại diện; g là khối lượng mẫu trứng được lấy ra
đếm (gram).
iv) Sức sinh sản tương đối (F
A
) được xác định theo công thức của
Hardisty (1964) (Được trích dẫn bởi Biswas, 1993):
F
A
(trứng/g cá cái) =
F
W
7
Trong đó: F là sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá thể); W là khối lượng
thân cá (gram).
v) Xác định phương trình hồi quy giữa sức sinh sản tương đối và
khối lượng thân cá bằng phương pháp phân tích hồi quy.
3.2.4 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật
(Ecopath) vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu
3.2.4.1 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật
Các nhóm loài chức năng để xây dựng mô hình Ecopath được
lựa chọn theo hướng dẫn của Yodzis và Winemiller (1999) trên nguyên
tắc là đảm bảo sự hiện diện của các mắt xích liên quan trong chuỗi
thức ăn tự nhiên của vùng nghiên cứu.
Thành phần các nhóm loài chức năng khai thác trong mô hình
Ecopath vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được thiết lập thông
qua kết quả khảo sát sản lượng từ 1182 chuyến khai thác của các tàu
lưới kéo đáy, lưới vây và lưới rê (chiếm 29,88% tổng số tàu khai thác)
với công suất khoảng 50-90 CV tại các ngư trường thuộc vùng nghiên
cứu từ năm 2000 đến 2005 (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Thành phần các nhóm loài chức năng khai thác ở vùng ven biển từ

Sóc Trăng đến Bạc Liêu
TT Nhóm loài chức
năng khai thác
TT Nhóm loài chức
năng khai thác
1 Cá ăn mồi sống (cá dữ) 6 Cá tạp
2 Cá thu (cá nổi lớn) 7 Tôm
3 Cá ăn đáy 8 Cua
4 Cá sống tầng đáy 9 Mực
5 Cá nổi nhỏ
Cấu trúc của chuỗi thức ăn vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc
Liêu được trình bày qua Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Cấu trúc chuỗi thức ăn vùng nghiên cứu
TT Nhóm loài chức năng TT Nhóm loài chức năng
1 Cá ăn mồi sống (cá dữ) 8 Cua
2 Cá thu (cá nổi lớn) 9 Mực
3 Cá ăn đáy 10 Sinh vật đáy khác
4 Cá sống tầng đáy 11 Động vật phù du
5 Cá nổi nhỏ 12 Thực vật phù du
6 Cá tạp 13 Tảo đáy
7 Tôm 14 Mãnh vụn hữu cơ
8
Định danh các nhóm loài chức năng dựa vào tài liệu của các tác
giả như Holthuis (1980); Ping và Chan (1986); Nguyễn Khắc Hường
(1991, 1992, 1993a, 1993b, 2001); Cahitiam và Suponpan (1992);
Nguyễn Nhật Thi (1991, 2000); Nguyễn Văn Chung và ctv., (2000);
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) và Nguyễn Văn Thường
(2006). Các tên gọi tiếng Việt được sử dụng trong báo cáo dựa theo tài
liệu của Nguyễn Hữu Phụng (1994a, 1994b, 1995, 1997, 1999, 2001).
Đối chiếu các đồng danh (Synonyms) và cập nhật các tên được định

danh dựa theo Fröese và Pauly (2012); Palomares và Pauly (2012).
Bảng 3.3: Thành phần nhóm loài chức năng khai thác của mô hình Ecopath
TT Nhóm chức năng Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Cá ăn mồi sống Eupleurogrammus muticus cá hố
Trichiurus lepturus cá hố đầu rộng
Lates calcarifer cá chẽm
Plotosus anguilaris cá ngát
Epinephelus areolatus cá mú
Epinephelus awoara cá song gió
Epinephelus fasciatus cá mú sọc ngang
2 Cá cá thu Scomberomorus guttatus cá thu chấm
Scomberomorus commerson cá thu vạch
3 Cá ăn đáy Soleidae họ cá bơn
Sillago sihama cá đụt
Cociella crocodilus cá chai chấm
Hoplichthys langsdorfii cá chai kim
Rogadius asper cá chai có gai
Himantura bleekeri cá đuối bồng
Parapercis barbata cá đối
Upeneus suphureus cá phèn hai sọc
4 Cá sống tầng đáy Trachynocephalus myops cá mối hoa
Saurida tumbil cá mối thường
Pristipomoides filamentosus cá đổng
Siniperca chuatsi cá mó
Pseudobagrus fulvidraco cá bò
Ophiocara porocephala cá bống sộp
Polydactylus plebejus cá chét
Clupanodon punctatus cá mòi cờ
Pennahia argentata cá đù bạc
Argyrosomus nibe cá đù

Spotted maigre cá đù
9
Arius thalassinus cá úc thường
5 Cá nổi nhỏ Harpodon nehereus cá khoai
Pampus argenteus cá chim trắng
Formio niger cá chim đen
Decapterus maruadsi cá nục sò
Atule mate cá ngân
6 Cá tạp Leiognathus splendens cá liệt xanh
Coilia grayii cá mào gà trắng
Rastrelliger brachysoma cá ba thú
Selaroides leptolepis cá chỉ vàng
Cynoglossa lingua cá lưỡi trâu
7 Tôm Parapenaeopsis cultrirostris tôm sắt rằn
Parapenaeopsis hardwickii tôm sắt cứng
Parapenaeopsis hungerfordi tôm sắt hoa
Metapenaeus tenuipes tôm bạc
Metapenaeus affinis tôm chì
Metapenaeopsis barbata tôm vỏ long
Fenneropenaeus merguiensis tôm thẻ
Penaeus monodon tôm sú
8 Cua Portunus pelagicus ghẹ xanh
Callappa pelagicus ghẹ đỏ
Portunus sangui ghẹ 3 chấm
9 Mực Sepioteuthis lessoniana mực lá
Sepia inermis mực nang
Loligo sp. mực ống
Octopus ocelatus bạch tuột
Thành phần thức ăn của các nhóm chức năng trong mô hình
Ecopath vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được ước tính dựa

theo kết quả nghiên cứu của Mohsin và Ambak (1996); Fröese và
Pauly (2009) như Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thành phần thức ăn của các nhóm loài chức năng
T
T
Vật mồi
Vật ăn mồi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 Cá ăn mồi sống 0,09
2 Cá thu 0,01 0,0
2
3 Cá ăn đáy 0,15
4 Cá sốn g tầng đáy 0,18 0,0
4
0,0
3
10
5 Cá nổi nhỏ 0,03 0,0
5
0,0
2
6 Cá tạp 0,20 0,1
5
0,0
1
0,0
1
7 Tôm 0,04 0,0
1
0,0

2
0,0
1
8 Cua 0,02 0,0
1
0,0
1
0,0
1
9 Mực 0,06 0,0
8
0,0
1
0,0
1
10 Sinh vật đáy khác 0,12 0,1
2
0,3
5
0,3
2
0,1
0
0,2
0
0,2
0
0,1
0
0,0

2
11 Động vật phù du 0,10 0,3
0
0,1
0
0,3
5
0,5
0
0,7
0
0,1
5
0,1
0
0,1
0
0,1
0
0,0
5
12 Thực vật phù du 0,2
0
0,0
1
0,4
7
0,2
0
0,1

8
0,7
5
0,0
5
0,9
0
13 Tảo đáy 0,2
5
0,1
7
0,1
0
0,3
0
0,6
3
14 Mãnh vụn hữu cơ 0,0
3
0,2
5
0,1
0
0,0
1
0,3
5
0,3
9
0,0

5
0,2
0
0,0
5
Tổng cộng 1,00 1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
1,0
0
Ghi chú: 1÷11 chỉ số thứ tự các nhóm vật mồi từ cá ăn mồi sống đến động vật phù du
Sinh khối (B) cho mỗi nhóm chức năng được ước tính theo công
thức của Christensen và Walters (2004): B = P/F (Trong đó, P là tổng
sản lượng khai thác hàng năm (được thu thập trong suốt khoảng thời
gian nghiên cứu từ năm 2000 đến 2012); F là hệ số tử vong do khai

thác). Theo Sparre và Venema (1992) hệ số tử vong tổng số Z=F+M
(với M là hệ số tử vong tự nhiên). Giả sử hệ số tử vong do khái thác
F=0,5 (tức M=0,5), khi đó mức tử vong tổng số (Z) được tính như sau:
Z=F+M=2F hay F=Z/2. Trong nghiên cứu này hệ số Z của các nhóm
cá, tôm và mực được ước tính theo kết quả nghiên cứu của Dinh et al.,
(2010), Dinh et al., (in press) và Nguyễn Lâm Anh và ctv., (1997).
Tóm tắt các kết quả ước tính sinh khối của các nhóm chức năng khai
thác được trình bày qua Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Sản lượng và sinh khối của các nhóm loài chức năng khai thác
Nhóm loài
chức năng
Sản lượng P
(tấn.km
-2
.năm
-1
)
Hệ số tử
vong tổng số
Z (năm
-1
)
Hệ số tử
vong do
khai thác
F= Z/2
(năm
-1
)
Sinh khối

B = P/F
(tấn.km
-2
)
Cá ăn mồi sống 0,064 0,750 0,375 0,171
Cá thu 0,017 2,000 1,000 0,017
Cá ăn ăn đáy 0,196 1,250 0,625 0,314
11
Cá sống tầng đáy 1,036 1,500 0,750 1,381
Cá nổi nhỏ 0,073 2,500 1,250 0,058
Cá tạp 0,585 3,400 1,700 0,344
Tôm 1,602 3,000 1,500 1,068
Cua 0,183 2,500 1,250 0,146
Mực 0,616 2,500 1,250 0,493
Sinh khối của thực vật phù du được ước tính dựa theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Tác An và Hoàng Trung Du (2009) (Bảng
3.6). Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv., (2003) thì khối lượng động vật
phù du trong các vùng biển Việt Nam có thể coi là tương tự như mức
độ khối lượng của nhiều vùng biển khác có cùng vĩ độ như Cuba,
Jamaica, Haiti, Guatemala, trung tâm vịnh Mexico, vùng biển Sri
Lanka, vùng biển Brunei Do đó, sinh khối của động vật phù du được
ước tính như kết quả nghiên cứu của Haputhantri et al., (2007) (Bảng
3.6). Các số liệu về sinh khối của nhóm sinh vật đáy khác (như vi sinh
vật sống đáy và nhóm sinh vật sản xuất sống đáy) tại vùng biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu chưa được nghiên cứu, vì thế mô hình đã tự động
hóa ước tính giá trị sinh khối cho các nhóm này sau khi giá trị hiệu
suất dinh dưỡng (EE) tương ứng của chúng được đặt bằng 0,95
(Christensen et al., 2005) (Bảng 3.6).
Giá trị hệ số P/B của nhóm thực vật phù, động vật phù du, các
nhóm cá và tôm được ước tính như kết quả nghiên cứu của Haputhantri

và ctv., (2007), Nguyễn Tác An và Hoàng Trung Du (2009) (Bảng
3.6).
Giá trị Q/B của các nhóm chức năng được ước tính như kết quả
nghiên cứu mô hình tương tự của Silvestre et al., (1993) và Sissenwine
et al., (1984) (Bảng 3.6).
Ảnh hưởng tổng hợp của các mắt xích trong chuỗi thức ăn của
mô hình Ecopath trong vùng nghiên cứu được phân tích dựa theo
phương pháp của Ulanowicz và Puccia (1990).
Bảng 3.6: Các thông số cơ bản của mô hình Ecopath
TT Nhóm loài
chức năng
Sinh
khối B
tấn.km
-2
P/B
năm
-1
Q/B
năm
-1
EE
không
đơn vị
P/Q
không
đơn vị
1 Cá ăn mồi sống 0,170 0,75 2,25 0,772 0,333
2 Cá thu 0,017 2,00 20 0,812 0,100
3 Cá ăn đáy 0,313 1,25 10,5 0,648 0,119

4 Cá sống tầng đáy 1,381 1,50 13 0,800 0,115
5 Cá nổi nhỏ 0,058 2,50 21 0,868 0,119
6 Cá tạp 0,344 3,40 30 0,791 0,113
7 Tôm 1,068 3,00 15,5 0,622 0,194
12
8 Cua 0,146 2,50 8,5 0,622 0,294
9 Mực 0,493 2,50 11,5 0,858 0,217
10 Sinh vật đáy khác 2,490 6,50 65 0,950 0,100
11 Động vật phù du 4,400 35,00 140 0,420 0,250
12 Thực vật phù du 7,700 330,00 - 0,225 -
13 Tảo đáy 0,631 180,00 - 0,950 -
14 Mãnh vụn hữu cơ 1 - - 0,034 -
Ghi chú: Số liệu máy tính tự động ước tính được in nghiên
3.2.4.2 Đánh giá tình hình khai thác nguồn lợi hải sản vùng ven
biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu

giai đoạn 2000-2012
Đánh giá hiện trạng nghề khai thác ở vùng nghiên cứu: phân tích
đánh giá về nỗ lực khai thác, biến động sản lượng, năng suất khai thác
của vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu dựa trên nguồn số liệu
thống kê và báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Sóc Trăng và Bạc Liêu, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy
sản tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từ năm 2000 đến 2012. Tỷ lệ các nhóm
loài khai thác bởi lưới kéo đáy và lưới rê/lưới vây ở vùng biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu từ năm 2000 đến 2015 được trình bày ở Bảng 3.7.
Trong đó, tỷ lệ sản lượng các nhóm loài từ năm 2000 đến 2005 được
thống kê từ 1182 mẻ lưới khai thác của các tàu lưới kéo đáy, lưới vây
và lưới rê (chiếm 29,88% tổng số tàu khai thác) có công suất khoảng
20-90CV tại các ngư trường thuộc vùng nghiên cứu. Từ năm 2006 đến
năm 2015 do thiếu kinh phí đầu tư cho công tác điều tra thống kê nghề

cá tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, nên tỷ lệ sản lượng các nhóm loài
khai thác tại vùng nghiên cứu đã được xem như không thay đổi và có
giá trị tương đương với giá trị của năm 2005.
Bảng 3.7: Tỷ lệ (%) các nhóm loài khai thác từ năm 2000 đến 2015
Nhóm loài\Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Cá ăn mồi sống 1,47 2,37 1,96 2,91 3,60 3,58 3,58 3,58
Cá thu 0,39 0,61 0,78 2,12 2,52 2,42 2,42 2,42
Cá ăn đáy 4,49 7,41 8,42 9,50 6,92 6,32 6,32 6,32
Cá sống tầng đáy 23,70 29,80 27,52 22,52 27,53 26,74 26,74 26,74
Cá nổi nhỏ 1,66 1,82 1,96 3,00 4,15 3,83 3,83 3,83
Cá tạp
13,3
7
11,4
3 5,21 5,73 7,62 7,85 7,85 7,85
Tôm
36,6
4 32,66 29,18 29,92 26,64 27,11 27,11 27,11
Cua 4,19 2,98 7,33 8,30 8,31 7,86 7,86 7,86
Mực
14,0
9
10,9
4 17,65 16,00 12,72 14,28 14,28 14,28
Nhóm loài\Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
13
Cá ăn mồi sống 3,58 3,58 3,58 3,58 3,58 3,58 3,58 3,58
Cá thu 2,42 2,42 2,42 2,42 2,42 2,42 2,42 2,42
Cá ăn đáy 6,32 6,32 6,32 6,32 6,32 6,32 6,32 6,32
Cá sống tầng đáy 26,74 26,74 26,74 26,74 26,74 26,74 26,74 26,74

Cá nổi nhỏ 3,83 3,83 3,83 3,83 3,83 3,83 3,83 3,83
Cá tạp 7,85 7,85 7,85 7,85 7,85 7,85 7,85 7,85
Tôm 27,11 27,11 27,11 27,11 27,11 27,11 27,11 27,11
Cua 7,86 7,86 7,86 7,86 7,86 7,86 7,86 7,86
Mực 14,28 14,28 14,28 14,28 14,28 14,28 14,28 14,28
Chuỗi số liệu về sinh khối và nỗ lực khai thác từ năm 2000 đến
2012 được sử dụng làm dữ liệu đầu vào để phân tích và mô phỏng xu
hướng biến động sinh khối tại vùng nghiên cứu (theo phương pháp của
Christensen et al., 2005; Walter et al., 1997). Trong đó, chuỗi số liệu
về nỗ lực khai thác và sinh khối của các nhóm loài khai thác được thiết
lập từ các số liệu sản lượng thu thập qua các đợt thu mẫu ở vùng
nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2005, từ năm 2006 đến năm 2012
các số liệu về nỗ lực khai thác và sản lượng của các nhóm loài khai
thác được ước tính thông qua số liệu đã được thực hiện hàng năm tại
tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Từ năm 2013 đến 2015, các số liệu được
ước tính dựa trên kế hoạch thực hiện đã được phê duyệt trong chương
trình phát triển thủy sản của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030 (Bảng 3.8).
Bảng 3.8: Nỗ lực khai thác và sinh khối (tấn.km
-2
) các nhóm loài ở vùng
nghiên cứu
Năm Nỗ
lực
khai
thác
Cá ăn
mồi
sống


thu

ăn
đáy

sống
tầng
đáy

nổi
nhỏ

tạp
Tôm Cua Mực
2000
1,00 0,06 0,02 0,20 1,04 0,07 0,59 0,62 1,60 0,18
2001
1,06 0,10 0,03 0,32 1,29 0,08 0,49 0,47 1,41 0,13
2002
0,97 0,11 0,04 0,47 1,53 0,11 0,29 0,98 1,62 0,41
2003
0,95 0,16 0,11 0,51 1,20 0,16 0,30 0,85 1,59 0,44
2004
1,22 0,19 0,13 0,37 1,46 0,22 0,40 0,67 1,41 0,44
2005
1,23 0,23 0,16 0,41 1,74 0,25 0,51 0,93 1,76 0,51
2006
1,24 0,23 0,16 0,41 1,75 0,25 0,51 0,93 1,77 0,51
2007
1,22 0,27 0,19 0,48 2,05 0,29 0,60 1,09 2,08 0,60

2008
1,40 0,27 0,18 0,47 1,98 0,28 0,58 1,06 2,01 0,58
2008
1,34 0,29 0,20 0,51 2,18 0,31 0,64 1,16 2,21 0,64
2009
1,35 0,33 0,22 0,58 2,45 0,35 0,72 1,31 2,48 0,72
14
2010
1,41 0,35 0,24 0,62 2,62 0,38 0,77 1,40 2,65 0,77
2011
1,44 0,37 0,25 0,65 2,76 0,40 0,81 1,47 2,80 0,81
2012
1,48 0,37 0,25 0,65 2,74 0,39 0,81 1,46 2,78 0,81
2013
1,34 0,38 0,26 0,67 2,84 0,41 0,83 1,51 2,88 0,83
2014
1,41 0,40 0,27 0,70 2,95 0,42 0,87 1,58 2,99 0,87
2015
1,00 0,06 0,02 0,20 1,04 0,07 0,59 0,62 1,60 0,18
Chú ý: Số liệu in nghiêng là của nhóm lưới rê/lưới vây, còn lại của lưới kéo; nỗ lực
khai thác được diễn tả như một biến tương đối được tính từ giá trị của năm 2000.
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các chỉ số thống kê mô tả đơn giản như giá trị trung bình, tần
suất, tỷ lệ phần trăm được dùng để mô tả sự phát triển của tuyến sinh
dục và mùa vụ sinh sản của cá, mùa vụ xuất hiện của sinh vật phù du.
Các số liệu được xử lý và phân tích thống kê bởi phần mềm Microsoft
Excel 2003.
Phân tích tương quan giữa các yếu tố môi trường và sinh vật phù
du bởi phần mềm Microsoft Excel 2003 và phần mềm Canoco for
Windows (4.52).

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo về mô hình cân bằng
sinh khối thủy sinh vật vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu bởi
phần mềm Ecopath with Ecosim (6.3).
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc tính môi trường nước và sinh vật phù du vùng ven biển từ
Sóc Trăng đến Bạc Liêu
4.1.1 Đặc tính môi trường nước
4.1.1.1 Biến động nhiệt độ nước mặt qua các tháng thu mẫu
Kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ trung bình của nước mặt toàn
vùng nghiên cứu là 30,78±1,18
o
C (28,10-32,90
o
C). Nhiệt độ cao vào
thời điểm tháng 3 và tháng 4, giảm vào đầu mùa mưa (tháng 5) và ổn
định cho tới tháng 8 (các tháng mùa mưa). Thời điểm nhiệt độ thấp
trong năm là tháng 01 và tháng 12, nhiệt độ ở mức thấp hơn mức trung
bình kéo dài từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau. Biến động nhiệt độ
trung bình của Vùng 1 là 30,93
o
C và Vùng 2 là 30,64
o
C. Kết quả phân
tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về nhiệt độ trung bình
giữa Vùng 1 và Vùng 2 (p>0,05).
4.1.1.2 Biến động độ mặn nước mặt
Độ mặn nước mặt trung bình ở toàn vùng nghiên cứu là 24,24 ±
7,75 ppt (6,00-33,00 ppt). Kết quả khảo sát cho thấy độ mặn ở vùng
15

cửa sông ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu biến thiên theo quy luật rất rõ:
độ mặn cao nhất vào tháng 3, tháng 4 và thấp nhất vào tháng 10. Biến
động độ mặn trung bình của Vùng 1 là 23,11 ppt và Vùng 2 là 25,36
ppt. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về độ
mặn trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2 (p>0,05). Tuy nhiên, nồng độ
muối trung bình ở vùng nghiên cứu vào mùa mưa (21,81±7,86 ppt) thì
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mùa khô (26,67±6,92
ppt).
4.1.1.3 Biến động pH qua các tháng thu mẫu
pH trung bình ở vùng nghiên cứu là 8,03 ± 0,31 (7,63 - 8,51). pH
thấp nhất vào khoảng tháng 11 và tháng 01 năm sau, cao nhất vào
tháng 7, tháng 8. Biến động giá trị pH trung bình ở Vùng 1 là 8,01 và
Vùng 2 là 8,04. Phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về
pH trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2 (p>0,05). pH trung bình ở vùng
nghiên cứu vào mùa mưa là 8,23±0,25 và mùa khô là 7,82±0,22. Có sự
khác biệt về pH trung bình giữa mùa mưa và mùa khô (p<0,05).
4.1.1.4 Biến động hàm lượng COD
Hàm lượng COD trung bình ở toàn vùng nghiên cứu hiện diện ở
mức 6,67±2,31 mg/L (2,8-10,8 mg/L). Hàm lượng COD vùng ven biển
Sóc Trăng-Bạc Liêu biến động cao nhất từ tháng 01 đến tháng 02 và
tháng 06 đến tháng 07 trong năm. COD hiện diện ở mức thấp nhất vào
tháng 03 đến tháng 05 và tháng 09 đến tháng 10. Biến động hàm lượng
COD trung bình ở Vùng 1 là 6,89±2,52 mg/L và Vùng 2 là và
6,45±2,09 mg/L. Không có sự khác biệt về COD trung bình giữa Vùng
1 và Vùng 2 (p>0,05). Tuy nhiên, hàm lượng COD ở vùng nghiên cứu
vào mùa mưa (6,19±2,41 mg/L) thì khác biệt có ý nghĩa thông kê
(p<0,05) so với mùa khô (7,15±2,14 mg/L).
4.1.1.5 Biến động hàm lượng BOD5
Hàm lượng BOD5 trung bình tại vùng khảo sát là 4,30±1,55
mg/L (1,24-7,20 mg/L). Biến động hàm lượng BOD5 trung bình ở

Vùng 1 và Vùng 2 là 4,58±1,61 mg/L và 4,01±1,45 mg/L. Không có sự
khác biệt về hàm lượng BOD5 trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2
(p>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt (p<0,05) về hàm lượng BOD giữa
mùa mưa (3,98±1,96 mg/L) và mùa khô (4,61±0,88 mg/L).
4.1.1.6 Biến động tổng vật chất lơ lửng (TSS)
Hàm lượng TSS trung bình ở vùng nghiên cứu là 75,19±38,43
mg/L (9,08-169,80 mg/L). Tổng chất rắn lơ lửng ở mức thấp từ tháng
16
01 đến tháng 05, ở mức cao từ tháng 06 đến tháng 12 đặc biệt là những
tháng mùa mưa. Tổng vật chất lơ lửng thấp trong mùa khô từ tháng 1-
5. Biến động hàm lượng TSS trung bình ở Vùng 1 và Vùng 2 là
81,51±36,96 mg/L và 68,87±39,33 mg/L. Không có sự khác biệt về
hàm lượng TSS trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2 (p>0,05). Tuy
nhiên, có sự khác biệt thống kê (p<0,05) giữa hàm lượng TSS vào mùa
mưa (61,32±36,50 mg/L) và mùa khô (89,06±35,61 mg/L).
4.1.1.7 Biến động vật chất hữu cơ lơ lửng (OSS)
Hàm lượng OSS trung bình ở vùng nghiên cứu là 15,04±9,23
mg/L (2,30-47,13 mg/L). Vật chất hữu cơ lơ lửng ở vùng nghiên cứu
biến động ở mức cao nhất vào tháng 04, thấp nhất từ tháng 05 đến
tháng 08, từ tháng 09 hàm lượng OSS bắt đầu tăng dần đến tháng 01
năm sau. Biến động hàm lượng OSS trung bình ở Vùng 1 và Vùng 2 là
15,27±8,93 mg/L và 14,81±9,64 mg/L. Không có sự khác biệt về hàm
lượng OSS trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2 (p>0,05). Tuy nhiên, có
sự khác biệt thống kê (p<0.05) giữa hàm lượng OSS ở mùa mưa
(9,35±4,23 mg/L) và mùa khô (20,73±9,39 mg/L).
4.1.1.8. Biến động hàm lượng P-PO
4
3-

Hàm lượng P-PO

4
3-
trung bình ở vùng nghiên cứu là 0,03±0,01
mg/L (0,01-0,09 mg/L). Hàm lượng P-PO
4
3-
ở vùng nghiên cứu biến
động ở mức thấp từ tháng 08 và tháng 10, trung bình ở các tháng 03,
tháng 06, tháng 07 và tháng 09, hàm lượng P-PO
4
3-
đạt ở mức cao vào
tháng 05 và tháng 07. Biến động hàm lượng P-PO
4
3-
trung bình ở Vùng
1 và Vùng 2 là 0,027±0,02 mg/L và 0,022±0,01 mg/L. Không có sự
khác biệt về hàm lượng P-PO
4
3-
trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2
(p>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt thống kê (p<0,05) giữa hàm
lượng P-PO
4
3-
ở mùa mưa (0,03±0,02 mg/L) và mùa khô (0,02±0,01
mg/L).
4.1.1.9 Biến động hàm lượng tổng đạm amôn (TAN) và NH
3
Hàm lượng TAN trung bình khảo sát được tại vùng nghiên cứu

là 0,05±0,02 mg/L (0,01-0,15 mg/L). Biến động hàm lượng TAN ở
mức thấp diễn ra trong suốt mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm
sau, ngược lại vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thì hàm lượng
TAN trong thủy vực cao hơn. Biến động hàm lượng TAN trung bình ở
Vùng 1 và Vùng 2 là 0,05±0,03 mg/L và 0,05±0,03 mg/L. Hàm lượng
TAN trung bình vào mùa mưa là 0,05±0,02 mg/L và mùa khô là
0,06±0,03 mg/L. Không có sự khác biệt (p>0,05) về hàm lượng TAN
trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2 và giữa mùa mưa và mùa khô.
17
Hàm lượng NH
3
trung bình ở toàn vùng nghiên cứu là
0,005±0,003 mg/L (0,001-0,016 mg/L). Hàm lượng NH
3
trung bình
vào mùa mưa và mùa khô lần lượt là 0,007±0,003 mg/L và
0,003±0,001 mg/L. Biến động hàm lượng NH
3
trung bình cao nhất vào
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2 trong năm. Hàm lượng NH
3
trung
bình ở Vùng 1 và Vùng 2 có giá trị không khác nhau (0,005±0,003
mg/L). Hàm lượng NH
3
trung bình vào mùa mưa khác biệt có ý nghĩa
so với mùa khô (p<0,05).
4.1.1.10 Biến động hàm lượng SiO
2
qua các tháng thu mẫu

Hàm lượng SiO
2
trung bình ở vùng nghiên cứu là 1,32±0,32
mg/L (0,70-1,90 mg/L). Biến động hàm lượng SiO
2
ở mức cao từ
tháng 02 đến tháng 05 (cao nhất vào tháng 02), từ tháng 06 đến tháng
12 hàm lượng SiO
2
giảm thấp (thấp nhất vào tháng 10). Biến động hàm
lượng SiO
2
trung bình ở Vùng 1 và Vùng 2 là 1,34±0,32 mg/L và
1,29±0,31 mg/L. Hàm lượng SiO
2
trung bình ở mùa mưa là 1,30±0,27
mg/L và mùa khô là 1,33±0,36 mg/L. Không có sự khác biệt (p>0,05)
về hàm lượng SiO
2
trung bình giữa Vùng 1 và Vùng 2; giữa mùa mưa
và mùa khô.
4.1.2. Đặc tính sinh vật phù du phân bố vùng ven biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu
4.1.2.1 Thực vật phù du (TVPD)
Đã ghi nhận được 232 loài TVPD thuộc 72 giống của 05 ngành
tảo phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành tảo khuê
(Ochrophyta) có số loài nhiều nhất với 176 loài (chiếm 75,86% tổng số
loài), kế đến là ngành tảo giáp (Dinophyta) có 49 loài (21,12%), ngành
vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 03 loài (1,29%), ngành tảo vòng
(Charophyta) có 03 loài (1,29%) và ngành tảo lục (Chlorophyta) có 01

loài (0,43%). Biến động thành phần loài TVPD theo mùa không lớn.
Vào mùa mưa có 198 loài (chiếm 85,34% tổng số loài cả năm), cao
hơn mùa khô là 174 loài chiếm 75%. Ngành tảo khuê chiếm ưu thế ở
cả hai mùa với số lượng loài là 149 loài (mùa mưa) và 133 loài (mùa
khô). Trong 232 loài TVPD đã ghi nhận được tại vùng nghiên cứu năm
2008 có 06 loài tiết độc tố (Dinophysis miles, Dinophysis tripos,
Pseudo-nitzschia delicatissima, Pseudo-nitzschia pungens,
Chaetoceros curvisetus, Chaetoceros debilis) và 09 loài có khả năng
gây hại đối với động vật thủy sản (Chaetoceros convolutus,
Neoceratium furca, Neoceratium fusus, Neoceratium macroceros,
Ceratium hirundinella, Neoceratium tripos, Diatoma tenuis,
Pediastrum biradiatum, Prorocentrum micans). Biến động hàm lượng
18
Chlorophyll-a: Hàm lượng Chlorophyll-a trung bình ở vùng nghiên
cứu là 11,75±0,76 µg/L (dao động từ 0,18 đến 3,72 µg/L). Hàm lượng
chlorophyll-a biến động ở mức cao hơn giá trị trung bình từ tháng 1
đến tháng 4, thời gian còn lại trong năm (từ tháng 5 đến tháng 12) hàm
lượng chlorophyll-a dao động ở mức thấp hơn giá trị trung bình, thấp
nhất vào tháng 10 đạt 0,18 µg/L. Phân tích thống kê cho thấy không có
sự khác biệt (p>0,05) về hàm lượng chlorophyll-a trung bình giữa
Vùng 1 (1,84±0,08 µg/L) và Vùng 2 (1,66±0,72 µg/L). Điều đó cho
thấy sự chênh lệch về phân bố mật độ thực vật phù du không khác biệt
trong toàn vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll-a lại
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa mùa mưa (1,24±0,49
mg/L) và mùa khô (2,26±0,63 mg/L).
4.1.2.2 Động vật phù du (ĐVPD)
Đã tìm thấy 246 loài ĐVPD phân bố ở vùng ven biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu. Trong đó, nhóm giáp xác chân mái chèo
(Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%), kế
đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) có 58 loài, chiếm 23,58%; luân

trùng (Rotifera) có 33 loài, chiếm 13,41%; giáp xác râu ngành
(Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các nhóm động vật phù du còn
lại có từ 2-6 loài, chiếm 0,81-2,44%. Thành phần loài ĐVPD vào mùa
mưa phong phú hơn mùa khô (207 loài so với 176 loài). Trong đó,
nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) thuộc ngành Arthropoda luôn
chiếm tỷ lệ cao và khá ổn định ở cả hai mùa, như vậy nhóm này quyết
định mức biến động số lượng ĐVPD trong vùng nghiên cứu.
Mật độ trung bình ĐVPD vùng nghiên cứu đạt 547 cá thể/m
3
.
Mùa khô mật độ ĐVPD đạt gấp 2,13 lần so với mùa mưa. Vào mùa
khô, hàm lượng Chlorophyll-a, Protozoa, Rotatoria, Cladocera tương
quan với BOD5. Copepoda và Nauplius tương quan với Nhiệt độ, nồng
độ muối, COD và SiO
2
. Mysidace tương quan với pH, TSS.
Amphipoda và Ostracoda thì tương quan với NH
3
, TAN và OSS.
Trong khi vào mùa mưa thì hàm lượng Chlorophyll-a, Copepoda và
Decapoda tương quan với pH, NH
3
, TAN và SiO
2
. Cladocera và
Amphipoda tương quan với OSS. Protozoa, Rotatoria và Ostracoda thì
tương quan với nồng độ muối, P-PO
4
3-
, COD, BOD5 và TSS.

Mysidace và Nauplius tương quan với Nhiệt độ.
4.2 Đặc điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố
vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu
19
4.2.1 Cấu trúc thành phần loài cá, tôm
Đã xác định được 239 loài cá thuộc 68 họ, 146 giống trong 18 bộ
khác nhau, trong đó bộ cá vược (Perciformes) có số lượng loài nhiều
nhất, với 126 loài (chiếm 52,72%), trong đó họ cá khế (Carangidae) là
họ có số lượng thành phần loài phong phú nhất. Xếp thứ hai là bộ cá
trích (Clupeiformes) với 27 loài (chiếm 11,29%). Bộ cá bơn
(Pleuronectiformes) có 18 loài (7,53%). Bộ cá mù làn
(Scorpaeniformes) có 12 loài (5,02%). Bộ cá nóc (Tetraodontiformes)
có 12 loài (5,02%). Bộ cá đối (Mugiliformes) có 9 loài (3,76%). Bộ cá
chình (Anguilliformes) có 8 loài (3,35%). Bộ cá nheo (Siluriformes) có
8 loài (3,35%). Các bộ cá còn lại có từ 1 đến 6 loài (<2,51%). Khu hệ
tôm phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu gồm có 26 loài,
thuộc 13 giống, 6 họ, 2 bộ. Trong đó họ tôm he (Penaeidae) có 19 loài
(chiếm 76% so với tổng các loài trong bộ mười chân), hầu hết các loài
tôm này đều là loài có giá trị kinh tế. Mức độ đa dạng giống tôm phân
bố ở vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu theo thứ tự như sau: Metapenaeus
> Parapenaeopsis > Metapenaeopsis, Fenneropenaeus, Penaeus, Acetes
> Melicertus, Marsupenaeus, Alpheus, Scyllarus, Thenus,
Exopalaemon, Anchisquilla.
4.2.2 So sánh thành phần loài của khu hệ cá, tôm phân bố vùng
ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu và các vùng nghiên cứu khác
Sự đa dạng thành phần loài cá, tôm theo các vùng địa lý khác
nhau của vùng ven biển Việt Nam được thể hiện rõ qua kết quả được
trình bày ở Bảng 4.10 và Bảng 4.11:
Bảng 4.10: Đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông ven biển
TT Vùng nghiên cứu Số loài đã

phát hiện
Tác giả Số loài trùng lặp
nghiên cứu này
1 Vùng ven biển Sóc
Trăng-Bạc Liêu
239 Nghiên cứu này -
2 Vùng ven bờ-cửa
sông Hồng và sông
Thái Bình
233 Vũ Trung Tạng
(1994)
59
3 Vùng ven bờ-cửa
sông và đầm phá
phía Nam Trung Bộ
184 Bùi Văn Dương
(1978); Nguyễn
Đình Mão
(1996)
59
4 Vùng ven bờ-cửa
sông tỉnh Bến Tre
149 Lê Thị Thu
Thảo và Nguyễn
Văn Lục (2001)
144
5 Vùng bãi Bồi Tây 71 Hà Phước Hùng 60
20
Ngọc Hiển-Cà Mau và ctv., (2009)
Kết quả phân tích cấu trúc thành phần loài tôm phân bố ở các

khu vực địa lý tự nhiên khác nhau của vùng biển Việt Nam cho thấy
hầu hết các loài là loài nhiệt đới Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương có diện
phân bố rộng, nên sự khác biệt về thành phần giống loài nhất là khu
vực gần bờ không lớn. Kết quả khảo sát nguồn lợi tôm phân bố ở vùng
biển Sóc Trăng-Bạc Liêu không bắt gặp các loài có nguồn gốc phương
bắc (nhóm loài Trung Hoa-Nhật Bản) xâm nhập xuống phía Nam như:
Penaeus orientalis, Metapenaeus joyneri, Metapenaeopsis dalei,
Solenocera koelbeli.
21
Bảng 4.11: Đa dạng thành phần loài tôm ở các vùng ven biển
TT Vùng nghiên cứu Số loài
phát hiện
Tác giả Số loài trùng
lặp với nghiên
cứu này
1 Ven biển Sóc Trăng-
Bạc Liêu
26 Nghiên cứu này -
2 Ven biển miền Trung
Việt Nam
29 Tôn Thất Chất
và ctv., (2008)
14
3 Ven biển tỉnh Quảng
Ngãi
33 Nguyễn Văn
Thuận (2008)
15
4 Ven biển Đồng bằng
sông Cửu Long

26 Nguyên Văn
Thường (2006)
16
5 Vùng bãi Bồi Tây
Ngọc Hiển-Cà Mau
17 Hà Phước Hùng
và ctv., (2009)
17
4.2.3 Thành phần loài cá, tôm có giá trị kinh tế
Đã thống kê được 60 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 49 giống,
trong 29 họ, nằm trong 10 bộ khác nhau phân bố ở vùng nghiên cứu.
Trong tổng số 26 loài tôm phát hiện được có 18 loài là đối tượng có giá
trị kinh tế.
4.2.4 Thành phần các loài quý hiếm
Đã phát hiện 3 loài cá quý hiếm phân bố vùng ven biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu. Trong đó, cá mòi không răng (Anodontostoma
chacunda) ở bậc E (Endangered); cá mang rỗ (Toxotes chatareus)
thuộc bậc T (Threatened) và cá bò râu (Anacanthus barbatus) bậc R
(Rare).
4.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển tuyến sinh dục
của một số loài cá thường gặp ở vùng nghiên cứu
Kết quả phân tích đặc điểm phát triển về hình thái cho thấy sinh
trưởng của cá chỉ vàng, cá đù bạc, cá nục sò, cá ngân và cá tráo mắt to
phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu thuộc dạng sinh trưởng
dị biệt (grow allometrically).
Mùa vụ sinh sản của cá chỉ vàng phân bố vùng ven biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu tập trung chủ yếu từ tháng 01 đến tháng 05
và tháng 09 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chỉ vàng dao
động từ 43.944 đến 138.155 trứng và sức sinh sản tương đối của cá từ
1.403 đến 2.033 trứng/g cá cái. Cá đù bạc sinh sản tập trung chủ yếu

vào tháng 2 và tháng 8 trong năm. Sức sức sinh sản tuyệt đối của cá đù
bạc dao động từ 7.055 đến 82.855 trứng và sức sinh sản tương đối của
cá từ 108 đến 417 trứng/g cá cái. Cá Nục sò sinh sản vào tháng 05 và
22
tháng 09 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối dao động khoảng 16.680-
102.980 trứng, sức sinh sản tương đối dao động khoảng 147-844
trứng/g cá cái. Cá Ngân sinh sản chủ yếu từ tháng 06 đến tháng 10
trong năm. Sức sức sinh sản tuyệt đối của cá ngân dao động từ 16.397
trứng đến 236.747 trứng, sức sinh sản tương đối dao động khoảng 165-
842 trứng/g cá cái. Cá tráo mắt to sinh sản tập trung chủ yếu vào 02
đợt là tháng 05 và tháng 11 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối dao động
khoảng 14.571-128.278 trứng. Sức sinh sản tương đối từ 211 đến 432
trứng/g cá cái.
4.4. Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật và đánh
giá tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển từ Sóc
Trăng đến Bạc Liêu
4.4.1 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật
Kết quả phân tích mô hình Ecopath ở vùng nghiên cứu cho thấy
tổng sinh khối của các nhóm chức năng khai thác (cá ăn mồi sống, cá
nổi nhỏ, cá thu, cá tạp, tôm, cua, mực, cá sống tầng đáy và cá ăn đáy)
là 3,99 tấn.km
-
², giá trị này thấp hơn sinh khối của các nhóm chức năng
được khai thác ở vùng duyên hải của Sri Lanka: 5,1 tấn.km
-2
(Haputhantri et al., 2007); của vịnh Thái Lan: 4,5 tấn.km
-2
(Christensen, 1999); của vùng cửa sông Châu Giang Trung Quốc: 7,16
tấn.km
-2

(Duan et al., 2009); và vùng biển Bohai của Trung Quốc: 4,4
tấn.km
-2
(Ling et al., 2000).
Giá trị hiệu suất dinh dưỡng (EE) tương đối cao (>0,5) cho tất cả
các nhóm loài được khai thác. Các giá trị máy tính tự động ước tính
của thực vật phù du, động vật phù du và các nhóm khác rất thấp, có
nghĩa là khả năng sử dụng thức ăn nghèo nàn của các bậc dinh dưỡng
thấp hơn trong toàn hệ sinh thái. Nhóm loài chức năng được khai thác
triệt để bởi các hoạt động nghề cá cũng bị ăn thịt. Theo Christensen và
Pauly (1993), giá trị EE gần bằng 1 chứng tỏ rằng nhóm chức năng này
bị vật ăn mồi sử dụng làm thức ăn càng triệt để hoặc bị khai thác.
Hiệu suất chuyển hóa dinh dưỡng (EE) là tỷ lệ sản lượng của
nhóm i được sử dụng trong hệ sinh thái (sử dụng cho việc tích lũy sinh
khối, di cư, ), giá trị hệ số EE được dùng để ước tính tổng lượng chết
do khai thác hoặc lượng bị sử dụng làm vật mồi. Hiệu số 1-EE được
xem như tổng lượng chết do các nguyên nhân khác.
Tổng hiệu suất chuyển đổi thức ăn- GE (ước lượng như P/Q) của
các nhóm loài chức năng khai thác (cá ăn mồi sống, cá nổi nhỏ, cá thu,
cá tạp, tôm, cua, mực, cá sống tầng đáy và cá ăn đáy) ở vùng ven biển
Sóc Trăng-Bạc Liêu là 0,0016. So sánh với kết quả nghiên cứu về tổng
23

×