Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thực trạng đời sống việt kiều trở về từ biển hồ (campuchia) tại huyện vĩnh hưng, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG :
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VIỆT KIỀU
TRỞ VỀ TỪ BIỂN HỒ (CAMPUCHIA)
TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN

Mã số đề tài:

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VIỆT KIỀU
TRỞ VỀ TỪ BIỂN HỒ (CAMPUCHIA)
TẠI HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên thực hiện:


1.

Vịng Và Kíu

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Hoa

2.

Nguyễn Văn Lùng

Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: DH12DN01, Khoa XHH – CTHX – ĐNA Năm thứ: 02 /Số năm đào tạo: 04
Ngành học: Đơng Nam Á học

Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 01
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................. 02
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................... 03
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................ 04
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...................................................................... 05
6. Bố cục đề tài ................................................................................................... 06

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................... 07
1.1.

1.2.

1.3.

Cơ sở lý luận ............................................................................................ 07
1.1.1.

Một số khái niệm ............................................................................ 07

1.1.2.

Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 09

Tổng quan về tỉnh Long An ..................................................................... 12
1.2.1.

Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ......................................................... 12

1.2.2.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ..................................... 13

1.2.3.

Tình hình phát triển kinh tế............................................................. 15

1.2.4.


Đặc điểm dân cư, xã hội ................................................................. 17

1.2.5.

Huyện Vĩnh Hưng ........................................................................... 18

Quá trình di cư của người Việt đến Biển Hồ ........................................... 19

1.3.1.

Hoàn cảnh lịch sử ............................................................................ 19

1.3.2.

Đời sống Việt kiều tại Biển Hồ....................................................... 21

1.3.3.

Quá trình Việt kiều trở về từ Biển Hồ ............................................ 23

Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA VIỆT KIỀU TẠI HUYỆN VĨNH
HƯNG, TỈNH LONG AN......................................................................................... 26
2.1.

Bất trắc đường trở về ............................................................................... 26

2.2.


Thực trạng việc xác lập quốc tịch............................................................. 30

2.3.

Điều kiện sinh hoạt .................................................................................. 31

2.3.1. Vấn đề nhà ở ....................................................................................... 32


2.3.2. Phương tiện đi lại ................................................................................ 34
2.3.3. Cách ăn, mặc ....................................................................................... 34
2.3.4. Vấn đề việc làm .................................................................................. 35
2.4.

Y tế ........................................................................................................... 38

2.5.

Những giải pháp góp phần ổn định đời sống vật chất của Việt kiều........ 39

Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA VIỆT KIỀU TẠI HUYỆN VĨNH
HƯNG, TỈNH LONG AN......................................................................................... 43
3.1.

Ngôn ngữ và giáo dục ............................................................................... 43

3.2.

Tôn giáo, tín ngưỡng ................................................................................ 45


3.2.1. Tơn giáo .............................................................................................. 45
3.2.2. Tín ngưỡng .......................................................................................... 47
3.3.

Hoạt động lễ, hội ...................................................................................... 48

3.3.1. Lễ Tết .................................................................................................. 48
3.3.2. Các lễ hội khác .................................................................................... 50
3.4.

Những khía cạnh khác trong đời sống tinh thần....................................... 50

3.5.

Những giải pháp góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Việt kiều .... 51

Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 55
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 59
Phụ lục 1: Các văn bản ........................................................................................ 59
Phụ lục 2: Hình ảnh ............................................................................................. 67
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ..................................................................................... 75


-1-

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Biển Hồ (Campuchia) là một vùng đất rộng lớn với nguồn thủy hải sản dồi

dào và đa dạng. Chính sự ưu đãi của thiên nhiên đối với vùng đất này đã thu hút cư
dân tập trung sinh sống khá đông. Đây cũng là một trong những nơi tại Campuchia
có số lượng người Việt sinh sống nhiều nhất. Người Việt tại đây chủ yếu sống bằng
nghề chài lưới. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt này chỉ diễn ra 6 tháng trong năm vào
mùa nước nổi, thời gian cịn lại chính quyền cấm đánh bắt vì là mùa cá sinh sản.
Nhưng gần đây, nguồn thủy hải sản tại Biển Hồ đang dần cạn kiệt vì đánh bắt q
mức. Thêm vào đó, nhà máy thủy điện trên sơng Mekong của Trung Quốc được đưa
vào sử dụng, mùa khô thì giữ nước để chạy điện, mùa mưa thì xả lũ, khiến cho cá
trên Biển Hồ không thể sống nổi. Đồng thời, chế độ thuế khốn của chính quyền
Campuchia đối với việc đánh bắt thủy hải sản đã gây khó khăn cho cuộc sống của
người dân nơi đây. Người Việt ở đây chủ yếu phải sống lênh đênh trên mặt hồ trong
những con thuyền - vừa là nơi ở, vừa là phương tiện đánh bắt. Ngoài ra, họ phải
kiếm thêm thu nhập từ việc ăn xin trên những chuyến tàu của khách du lịch, trẻ em
không được đến trường, phụ nữ phải thay người đàn ông gánh vác những công việc
nặng trong gia đình,… Khi cuộc sống nơi đây trở nên khốn cùng, họ khát khao tìm
một vùng đất có cơ hội cải thiện cuộc sống. Họ khát khao tìm về quê cha đất tổ và
họ đã thực hiện chuyến hành trình trở về Việt Nam.
Hiện nay, người Việt trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tập trung chủ yếu dọc
theo biên giới Việt Nam – Campuchia tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An
Giang,... Cuộc sống của họ hiện tại cũng đang gặp nhiều khó khăn. Khi trở về, họ trở
thành những người vơ danh vì khơng có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào chứng minh
mang quốc tịch Việt Nam. Đại đa số người Việt trở về từ Biển Hồ đều khơng có nơi
cư trú và cơng việc ổn định, trình độ học vấn thấp,... Họ chủ yếu tập trung cư trú tạm
bợ trên những mảnh đất chưa người ở, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng
cũng không ổn định. Do không đủ điều kiện nhập quốc tịch, bà con Việt kiều không
được công nhận là công dân Việt Nam. Vì vậy, cuộc sống của họ vẫn cịn nhiều khó



-2-

khăn, điển hình là các chính sách việc làm, giáo dục, y tế,… Một số người Việt trở
về Việt Nam, rồi lại quay trở về Biển Hồ, hoặc di cư sang các vùng đất khác.
Đầu tháng 7 năm 2013, dấy lên như một vấn đề xã hội, thực trạng đời sống
Việt kiều trở về từ Biển Hồ được báo giới nhắc đến. Xã hội ngày càng quan tâm hơn
vấn đề này. Báo Tuổi trẻ Online đã đề cập vấn đề này như một câu chuyện buồn
nhiều tập. Các phương tiện truyền thơng cũng đã đưa tin liên quan. Trước tình hình
đó, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ Việt kiều trở về
từ Biển Hồ. Việc nhập quốc tịch cho những người này đang gặp rất nhiều khó khăn
khi họ khơng có giấy tờ chứng minh, không xác định được lý lịch. Bởi lẽ đa số đã
được sinh ra và lớn lên trên đất bạn Campuchia, chỉ biết về quê hương Việt Nam qua
lời kể của cha ơng. Từ đó, việc giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã
hội cũng bị chi phối rất lớn. Dù chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ
trợ nhưng vẫn khơng thể ổn định cuộc sống của họ.
Nhận thấy đây là đề tài mang tính mới mẻ, cấp thiết, nhóm tiến hành nghiên
cứu nhằm để tìm hiểu đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ và đưa ra giải pháp giải
quyết các khó khăn mà họ gặp phải. Qua đó sẽ thấy được một cách tổng quan đời
sống người Việt trở về từ Biển Hồ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự tham
khảo từ cơng trình nghiên cứu về người Việt tại Biển Hồ của tác giả Tô Minh – Phan
Ngọc Sâm; luận văn tốt nghiệp đại học ngành Đông Nam Á học của Nguyễn Thị
Tâm Anh và những cơng trình nghiên cứu có liên quan.
Chúng tơi mong rằng đề tài sẽ là một đóng góp trong q trình khái qt hóa
đời sống người Việt trở về từ Biển Hồ và quá trình hịa nhập của họ với cộng đồng
người Việt.
2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Thực trạng đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ đang gặp rất nhiều khó khăn

mà chính sách của chính quyền địa phương chỉ có thể giải quyết phần nào. Đề tài
nghiên cứu được đưa ra nhằm tìm hiểu cụ thể đời sống Việt kiều trở về từ Biển Hồ.
Đề tài tìm hiểu nguyên nhân nào để họ trở về và khi trở về Việt Nam, cuộc sống của
họ như thế nào. Thực trạng đời sống của họ hiện nay ra sao. Bên cạnh đó, các chính


-3-

sách của chính quyền địa phương liệu có đủ để níu chân họ ở lại Việt Nam hay họ
phải ngược dịng trở về Biển Hồ. Qua đó thấy được thực trạng cuộc sống hiện tại,
những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải trong việc giải quyết đời sống cho họ.
Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để giải quyết những vấn đề trên.
3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Việt kiều tại Campuchia hay cụ thể là tại Biển Hồ đã có khá

nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến. Một số cơng trình tiêu biểu như:
Lê Hương, Việt Kiều tại Kampuchéa (1971), một tác phẩm đề cập sâu sắc,
toàn diện về đời sống Việt Kiều ở Campuchia. Tuy đã xuất bản khá lâu nhưng vẫn là
nguồn tham khảo quan trọng đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Trong các luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành Đông Nam Á học trường Đại
học Mở Tp. Hồ Chí Minh, năm 2001, Nguyễn Thị Tâm Anh đã đề cập một cách cụ
thể đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở Campuchia. Tác giả Dinn Bopha
cũng đã nghiên cứu về người Việt tại Phnôm Pênh vào năm 2002. Đề tài đã nêu lên
khía cạnh lịch sử, số lượng và địa bàn cư trú của người Việt tại Phnôm Pênh.
Phan Ngọc Sâm - Tô Minh, Người Việt ở Biển Hồ Campuchia (2012), một
cơng trình nghiên cứu gần đây nhất mà nhóm nghiên cứu có dịp tiếp cận. Đây là đề

tài có giá trị tham khảo cao, giúp cho nhóm có cái nhìn tổng quan về đời sống người
Việt tại Biển Hồ trước khi trở về Việt Nam. Đề tài này cũng góp phần so sánh điều
kiện sống giữa Biển Hồ và Việt Nam.
Về vấn đề di dân có khá nhiều cơng trình đã nghiên cứu. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu thường đề cập về di dân trên khía cạnh di dân do q trình đơ thị
hóa, tồn cầu hóa. Cụ thể là di dân từ nông thôn sang thành thị, từ các nước đang
phát triển sang các nước phát triển,…
Vấn đề nghiên cứu “Việt Kiều trở về từ Biển Hồ” tính tới thời điểm nghiên
cứu chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào. Vấn đề này được đề cập chủ yếu
trong các bài báo, bài phóng sự về người Việt trở về từ Biển Hồ. Nổi bật nhất là loạt
bài đăng trên chuyên mục Chính trị - xã hội của báo Tuổi trẻ Online, cụ thể gồm
7 kỳ:


-4-

Kỳ 1: Bất trắc đường trở về, 12/07/2013.
Kỳ 2: Miền đất phúc đã xa, 13/07/2013.
Kỳ 3: Quà của Biển Hồ, 13/07/2013.
Kỳ 4: Tiến Thoái Lưỡng Nan, 14/07/2013.
Kỳ 5: Những “ốc đảo” Việt kiều, 15/07/2013.
Kỳ 6: Gian nan đường nhập quốc tịch, 16/07/2013.
Kỳ 7: “Hãy xem họ là cư dân biên giới!”, 17/07/2013.
Ngồi ra, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cịn có các
cuộc khảo sát, báo cáo về tình hình người Việt trở về từ Biển Hồ.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việt Kiều trở về từ Campuchia khá nhiều, nhưng đối tượng nghiên cứu nhóm


nghiên cứu hướng đến là Việt Kiều trở về từ Biển Hồ - Campuchia. Tuy nhiên, việc
phân biệt Việt Kiều trở về từ Biển Hồ hay Việt Kiều trở về từ các vùng khác của
Campuchia là rất khó. Do đó, nhóm nghiên cứu mong việc kết hợp với phạm vi
nghiên cứu sẽ nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc tiếp cận,
phân loại, sàng lọc đối tượng nghiên cứu. Nhờ đó mà đề tài nghiên cứu của nhóm
được mang tính khoa học hơn.
Hiện nay, Việt kiều trở về từ Biển Hồ (Campuchia) tập trung chủ yếu dọc theo
biên giới Việt Nam – Campuchia tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang...
Trong đó, Long An là một trong số các tỉnh tập trung khá nhiều Việt Kiều trở về.
Nhưng vì giới hạn về khả năng nghiên cứu, kinh phí và thời gian thực hiện,... nên
nhóm nghiên cứu chỉ xin nghiên cứu một phạm vi nhỏ. Cụ thể là nhóm thực hiện
nghiên cứu trường hợp tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Vì huyện Vĩnh Hưng là
vùng đất nằm ngay biên giới Việt Nam – Campuchia, có con sông Vàm Cỏ Tây
chảy qua, thuận lợi cho việc trở về và định cư của Việt kiều. Trong đó, nhóm đã tiến
hành khảo sát thực địa tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng. Vì Tun Bình là xã có
nhiều Việt kiều tập trung sinh sống nhất của huyện Vĩnh Hưng. Mặt khác, chính
quyền ở đây cũng rất quan tâm đến cộng đồng này và đã có nhiều chính sách hỗ trợ.
Do đó, việc liên hệ, thống kê số liệu cũng sẽ gặp một số mặt thuận lợi khi nhận được


-5-

sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Chúng tơi mong đây có thể là ví dụ để khái
qt hóa đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ. Đồng thời, đề tài có thể được xem
như một sự gợi mở cho các cơng trình nghiên cứu sâu rộng hơn sau này.
Việt kiều trở về từ Biển Hồ sinh sống tại huyện Vĩnh Hưng bước đầu có thể
chia thành ba nhóm:
-

Nhóm 1: Việt kiều trở về sinh sống trên 20 năm;


-

Nhóm 2: Việt kiều trở về sinh sống từ 5 năm đến dưới 20 năm;

-

Nhóm 3: Việt kiều trở về sinh sống dưới 5 năm.
(theo phân nhóm Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng).
Hầu hết nhóm 1 và nhóm 2 đều đã và đang được xem xét nhập quốc tịch theo

điều 22 và 19 luật quốc tịch nếu đủ điều kiện. Chỉ có bộ phận thuộc nhóm trở về
sống dưới 5 năm chưa đủ điều kiện xem xét việc nhập quốc tịch. Cuộc sống của họ
cũng gặp rất nhiều khó khăn so với các nhóm khác. Số lượng trở về dưới 5 năm tăng
mạnh trong thời gian gần đây. Nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng
Việt kiều dưới 5 năm và mở rộng thêm từ 5 năm đến dưới 20 năm để thấy rõ những
bất cập trong cuộc sống thường ngày của họ.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho đề tài trong việc mô tả cũng như đánh giá được thực trạng

đời sống Việt Kiều trở về từ Biển Hồ, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp
định tính, quan sát mơ tả, nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu,…
Chúng tơi ngồi tham khảo các tài liệu có liên quan trong các cơng trình
nghiên cứu trước đây và trên sách báo, băng hình, Internet,… đồng thời còn thực
hiện thu thập dữ liệu từ Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng, phỏng vấn đồng chí
Nguyễn Văn Thưởng – Phó phịng Tư pháp huyện Vĩnh Hưng.
Thơng qua quá trình quan sát, phỏng vấn và các mẫu hỏi là để mô tả lại đời
sống Việt Kiều một cách chân thật nhất. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp

này để khái quát đời sống tại Biển Hồ của bà con Việt kiều trước khi trở về nước.
Đồng thời, qua đó cịn thấy rõ được q trình trở về Việt Nam gặp khó khăn như thế
nào. Q trình sinh sống và lao động của người Việt tại Biển Hồ được tái hiện thông


-6-

qua lời kể của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời việc sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn tài liệu tham khảo có liên quan đến đời sống người Việt tại Biển Hồ cũng góp
phần làm cho nội dung có tính khoa học hơn.
Đặc biệt, về q trình sinh hoạt thường ngày và các giá trị văn hóa đời sống
của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát có chuẩn bị
trước. Chính các phương pháp này là điều kiện để chúng tơi có cái nhìn cụ thể,
khách quan và chân thật hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt trở về
từ Biển Hồ.
6.

Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cơng trình nghiên cứu gồm 3 chương chính

theo bố cục:
Chương 1: Cơ sở lý luận và đối tượng nghiên cứu. Trong chương này, chúng
tôi làm rõ một số khái niệm và lý thuyết áp dụng cho cơng trình nghiên cứu; tổng
quan về kinh tế - xã hội tỉnh Long An, huyện Vĩnh Hưng – một trong những nơi mà
Việt kiều đã chọn định cư khi trở về. Ngoài ra, chúng tơi cũng làm rõ về q trình di
cư của Việt kiều đến Biển Hồ và quá trình trở về qua các giai đoạn lịch sử.
Chương 2: Đời sống vật chất của Việt Kiều trở về từ Biển Hồ tại huyện Vĩnh
Hưng, bao gồm bốn nội dung. Đó là những bất trắc trên đường trở về của các Việt
kiều; thực trạng xác lập quốc tịch của Việt kiều; các điều kiện sinh hoạt như vấn đề
nhà ở, cách ăn, mặc, phương tiện đi lại hay vấn đề việc làm và thực trạng tiếp cận

các dịch vụ y tế của Việt kiều.
Chương 3: Đời sống tinh thần của Việt Kiều trở về từ Biển Hồ tại huyện Vĩnh
Hưng. Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng được chúng tôi đề cập,
nhưng chỉ khảo sát một số mặt như ngơn ngữ và giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng và
một số khía cạnh khác trong đời sống của Việt kiều. Trong đó, giáo dục được chúng
tơi đề cập khá sâu để làm rõ thực trạng việc học tập của các em Việt kiều.
Ngồi ra, đề tài cịn có những phụ lục với mẫu hỏi, mẫu phỏng vấn và một số
hình

ảnh

liên

quan.


-7-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Việt kiều
Việt kiều hay người Việt hải ngoại là cộng đồng Việt định cư bên ngoài lãnh
thổ Việt Nam. Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ
làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân". Cụm từ "Việt kiều" được những
người sống tại Việt Nam dùng để gọi những người Việt sống ở nước ngồi chứ
khơng phải là thuật ngữ được chính họ sử dụng. Tại Việt Nam ngày nay, từ "kiều
bào" cũng được dùng với nghĩa tương tự. [39]
Trong điều 3, khoản 3, luật Quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở

nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngồi. Tiếp theo đó, khoản 4 cũng đã nêu rõ người gốc Việt Nam định cư ở
nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc
tịch của họ đã được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang
cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Cũng theo đó, trong khoản 2, người khơng
quốc tịch là người khơng có quốc tịch Việt Nam và cũng khơng có quốc tịch nước
ngồi. [27]
Người Việt sinh sống tại Campuchia được xác định là một bộ phận của khối
đại đoàn kết Việt Nam dù họ là những người khơng có quốc tịch. Họ chỉ được xem
là những cư dân chứ chưa phải là một công dân nước Việt Nam. Nhưng họ được
chính quyền xem là cộng đồng Việt kiều và cần được nhập quốc tịch Việt Nam. Do
đó, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng thuật ngữ trên để chỉ Việt kiều trở về từ Biển
Hồ. Mặt khác cũng nhằm nhấn mạnh họ là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.
Ngồi ra, nhóm cũng sử dụng một khái niệm khác là “cư dân” để chỉ họ chưa phải
công dân Việt Nam và nhấn mạnh những khó khăn của họ - một cộng đồng không
quốc tịch.


-8-

1.1.1.2. Cộng đồng tộc người
Thuật ngữ tộc người (Ethnie) xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu
nó được dùng để chỉ các nhóm tộc người (groupe ethnie), hay đơn vị tộc người
(unité Ethnie). Trong Dân tộc học, khi đó Ethnie tương ứng như ethnic, ethnos,
ethikum, ethnea,… Cho đến khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, thuật
ngữ Ethnie mới được sử dụng rộng rãi, kể cả ở Liên Xô (Hiến pháp Liên Xô 1977
dùng Ethnos thay cho bộ tộc, bộ lạc,…) [29]. Theo tác giả Trần Bình, thuộc tạp chí
Nghiên cứu văn hóa trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: “Tộc người
(Ethnic/Ethnie) là cộng đồng mang tính tộc người, khơng nhất thiết phải cư trú trên
một cùng lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự quản lý điều hành của một chính

phủ với những đạo luật chung thống nhất”.
Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình
thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngơn ngữ, sinh hoạt văn
hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng một tộc danh chung. [10, tr.70]
Trong phân loại các cấp độ của cộng đồng tộc người, các nhà khoa học chia
ra ba cấp độ chủ yếu: cộng đồng tộc người thân thuộc (họ hàng) – cấp độ cao nhất,
đến tộc người – đơn vị cơ bản và nhóm địa phương – một bộ phận của tộc người có
những đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa riêng và có một ý thức về nhóm của mình bên
cạnh ý thức chung về tộc người. [10, tr.81]
1.1.1.3. Di dân
Di dân là sự di chuyển dân cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị) và từ
nước này sang nước khác. [13, tr.666] Di dân theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch bất
kì của một con người trong một không gian và thời gian xác định kèm theo sự thay
đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một
đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới
trong một khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này được Liên Hiệp Quốc sử


-9-

dụng nhằm khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất
định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú. [1, tr.137]
Hai yếu tố cấu thành của di dân là xuất cư và nhập cư. Xuất cư là khái niệm
chỉ việc di chuyển nơi cư trú ra khởi một đơn vị hành chính tạm thời hay vĩnh viễn,
thời gian ngắn hoặc dài. Nhập cư chỉ sự di chuyển đến một khu vực hoặc đơn vị
hành chính khác, thậm chí tại một quốc gia khác. [1, tr.139]
Việc sử dụng khái niệm di dân hay nhập cư, xuất cư nhằm xem xét việc trở
về của Việt kiều từ Biển Hồ là một hiện tượng di dân với những lực đẩy cũng như
lực hút, kèm theo đó là những yếu tố sẽ bị tác động của quá trình này. Đồng thời là
tìm hiểu lực trạng đời sống của Việt kiều tại Việt Nam như thế nào. Việc di dân của

họ có tiếp tục diễn ra nếu đời sống tại nơi nhập cư không được ổn định như mong
muốn.
1.1.1.4. Đời sống
Đời sống là hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung, hay
là lối sống, điều kiện sống, sinh hoạt của một con người, xã hội. Đời sống vật chất
là hiện thực khách quan bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức, hay
những gì thuộc về ăn, ở, mặc, đi lại, nói chung là nhu cầu thể xác của con người.
Còn đời sống tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm… những hoạt
động thuộc về đời sống nội tâm của con người. [16, tr.19]
Để thuận lợi cho quá trình tìm hiểu về thực trạng đời sống Việt kiều trở về từ
Biển Hồ, chúng tôi sử dụng cách phân chia đời sống như trên. Chúng tơi tập trung
tìm hiểu những phương cách thích ứng với môi trường, xã hội. Thông qua cách sinh
hoạt vật chất và tinh thần để có cái nhìn tổng quan về các giá trị văn hóa trong đời
sống của Việt kiều.
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.1.2.1. Lý thuyết di dân


- 10 -

Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1889) về qui luật di cư, ông
cho rằng kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù mơi trường xã hội, luật
lệ… có ảnh hưởng nhất định. Một lý thuyết khác của Hawley (1950) về áp lực đất
nông nghiệp đối với di cư: đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các
di cư không ngừng nghỉ trong lịch sử.
Một lý thuyết nghiên cứu nổi tiếng trong việc nghiên cứu về di cư đó là lý
thuyết của Lee về di cư: Lee (1966) lập luận rằng quyết định di cư được dựa trên 4
nhóm nhân tố: 1/ các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc, 2/ các yếu tố gắn với nơi sẽ đến,
3/ các trở ngại di cư và 4/ các nhân tố thuộc về người di cư. Mỗi một địa điểm, nơi
gốc và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thu nhập,

việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thậm chí là khí hậu…
sẽ được người định cư cân nhắc. Thông thường, các điều kiện kinh tế khó khăn ở
nơi gốc là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh
tế của nơi đến là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Việc đưa ra quyết
định định cư cịn được tính tốn dựa trên các chi phí vật chất và tinh thần, mà
khoảng cách địa lí là một vấn đề quan trọng nhất vì điều này khơng chỉ tăng chi phí
vận chuyển mà cịn tăng các chi phí vơ hình do phải đối mặt với mơi trường xa lạ,
khó hội nhập. Cuối cùng việc di cư phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của
từng người, điều này nhà nghiên cứu thường gọi là tính chọn lọc di cư (migration
selectivity). Lý thuyết của Lee là rất có ích cho việc nghiên cứu nhân tố vĩ mơ và cả
vi mơ của di cư.
Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến- cả nơi đi và
nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố
cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích
cực là lực hút. [29]
Áp dụng lý thuyết di dân vào cơng trình nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố đã
tác động đến quyết định trở về của Việt kiều tại Biển Hồ là những gì. Cụ thể nhóm


- 11 -

muốn tìm hiểu đời sống tại Biển Hồ (lực đẩy) và điều kiện kinh tế tại Việt Nam (lực
hút) đã tác động đến việc di dân ồ ạt trở về Việt Nam gần đây của Việt kiều từ
Biển Hồ như thế nào, cũng như những kì vọng và cuộc sống hiện tại của họ tương
quan ra sao.
1.1.2.2. Thuyết hành vi lựa chọn hợp lý
Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý (lý thuyết hành vi xã hội) là sự biến thái từ
lý huyết hành vi phản ứng do Coleman khởi xướng. Theo đó, khi một cá nhân nhận
được một loạt các kích thích từ bên ngồi, thì khơng phải ngay lập tức họ phản ứng
lại, mà họ có sự đối chiếu, căn nhắc, lựa chọn và loại bỏ những kích thích nào tỏ ra

khơng phù hợp hoặc khơng mang lại lợi ích.
Theo G. Mead, một đại biểu của lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý thì người
ta có thể giải thích về hành vi của con người bằng hành vi có tổ chức của nhóm xã
hội. Hành vi xã hội của con người không thể hiểu nếu như chỉ xây dựng từ các tác
nhân và phản ứng. Nó cần phải được phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, mà
không một bộ phận nào của chỉnh thể ấy được phép phân tích hoặc có thể phân tích
một cách độc lập. [2, tr.58-59]
Một hành vi lựa chọn hợp lý là một chỉnh thể thống nhất gồm có yếu tố bên
trong và bên ngồi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất cứ một sự quyết định lựa
chọn nào cũng phải có một sự cân nhắc kỹ càng về các yếu tố tác động bên ngồi
mơi trường, cũng như bên trong chủ thể hành động.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng lý thuyết hành vi lựa chọn hợp
lý nhằm để tìm hiểu những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến quyết
định trở về của Việt kiều từ Biển Hồ Campuchia. Những tác động bên ngoài tác
động đến sự lựa chọn trở về Việt Nam là khó khăn về các yếu tố kinh tế, xã hội,
chính trị,… những cơ hội thuận lợi có thể có ở nơi ở họ di cư đến (lực hút nơi đến)
hay trong chính chủ thể có những kỳ vọng trong tương lai về cuộc sống tốt hơn mà
Việt kiều đã cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi quyết định trở về Việt Nam. Đồng thời


- 12 -

cũng tìm hiểu thực trạng đời sống của họ tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu cuộc sống hiện
tại khơng như kỳ vọng, họ sẽ có những cách ứng xử, những lựa chọn ra sao.

1.2. Tổng quan về tỉnh Long An
1.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long; nằm ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu
Long. Tọa độ địa lý: trải dài từ 105o30’30 đến 106o47’02 kinh độ Đông và 10o23’40

đến 11o 02' vĩ độ Bắc. Long An có vị trí tiếp giáp với Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh ở
phía Đơng; tỉnh Đồng Tháp ở phía Tây; Svay Riêng (Vương quốc Campuchia) ở
phía Bắc và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. [38]
Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Tân An, thị xã
Kiến Tường, và các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa,
Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh
Hưng.
Long An nằm cạnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là thị trường tiêu thụ
hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long nên có vị trí địa lý khá
quan trọng. Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.

Bản đồ
hành chính
Long An
(Nguồn:


- 13 -

[38])

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
Dù được xếp vào Đồng bằng Sơng Cửu Long nhưng Long An là vùng đất
chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần
từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Địa hình tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đơng Bắc
(Đức Huệ, Đức Hịa); đồng bằng trung tâm và phía Tây Nam là vùng trũng Tháp
Mười thấp, trũng; có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, thường xun
bị ngập lụt hàng năm, trong đó có vùng rừng chàm ngập phèn rộng.

Khí hậu:
Long An có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do tiếp giáp giữa hai vùng Đơng
Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên khí hậu vừa mang đặc trưng của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long vừa mang những đặc tính của vùng miền Đơng. Nền nhiệt ẩm
phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ơn cao,
biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ơn hịa.
Nhiệt độ trung bình 27,2 – 27.7oC. Lượng mưa dao động 966 – 1325mm.
Mùa mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 có gió Đơng Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. [26]
Sơng ngịi:
Địa hình Long An bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông, kênh rạch với tổng
chiều dài 8.912km. Trong đó nổi bật là sơng Vàm Cỏ (Sông Vàm Cỏ Đông và sông
Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra
cửa sơng Sồi Rạp và thốt ra biển Đông), kênh Dương Văn Dương, Sông Rạch


- 14 -

Cát. Trong mùa mưa có thể tận dụng nguồn nước tưới tiêu từ các sông trên, giúp
giảm chi phí sản xuất. [33]


- 15 -

Tài nguyên rừng:
Năm 1976 diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng
tràm. Đến năm 1999 diện tích rừng cịn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự
nhiên tồn tỉnh. Năm 2000 diện tích rừng là 44.481 ha. Cây trồng chủ yếu là cây
tràm, cây bạch đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập

trung 64.462 ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 71.715 m3 gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu
cây cừ tràm. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do quá trình tổ
chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng chuyển sang đất
trồng lúa. [34]
Đất đai - Khống sản:
Khống sản tại Long An khơng phong phú: chủ yếu có than bùn, những mỏ
đất sét (trữ lượng khơng lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác
làm vật liệu xây dựng.
Ở Long An có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn
nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua
phèn và tích tụ độc tố. Các nhóm đất: đất phù sa cổ, phù sa ngọt, phù sa nhiễm mặn,
đất phèn, đất phèn nhiễm mặn, đất than bùn.
Sinh vật:
Hệ động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã
bị khai thác và tàn phá nặng nề. Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục
dần hệ sinh thái rừng tràm. Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ
sinh thái rừng tự nhiên.


- 16 -

1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm (GDP) năm 2012 đạt 15.851 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế 10,5% (kế hoạch là 12-12,5%), thấp hơn mức tăng trưởng năm trước
(12,2%). GDP bình quân đầu người 36,6 triệu đồng (năm 2011 là 29,56 triệu đồng).
Tuy tốc độ tăng trưởng của cả 3 khu vực: khu vực I (nông – lâm – ngư
nghiệp), khu vực II (công nghiệp – xây dựng), khu vực III (dịch vụ) đều không đạt
so với kế hoạch nhưng do tốc độ tăng trưởng của khu vực II và III cao hơn khu vực
I nên cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực.

Khu vực

Tỉ lệ

Tỉ trọng (%)

Mức tăng tỉ trọng so

tăng trưởng (%)

năm 2012

với năm 2011 (%)

Nông - lâm - ngư nghiệp

3,3

32,5

-2,9

Công nghiệp

14,6

37,5

2,1


Dịch vụ

11,5

30,0

0,8
(Nguồn: [21])

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2012
đạt 27.895,6 tỷ đồng, đạt 97,9% kế hoạch, tăng 24,2% so với năm 2011. Kim ngạch
xuất khẩu đạt 2.346,7 triệu USD, đạt 96,6% kế hoạch, tăng 18,5% so với năm 2011,
trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 1.694 triệu USD, đạt 88,7% kế hoạch, giảm
2,8% so với năm 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng đến hết năm 2012 tăng từ 5,36% so với tháng 12/2011.
Đây là mức tăng khá thấp so với những năm trước đây, do nhu cầu tiêu dùng đã bị
ảnh hưởng trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế.


- 17 -

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: gạo, hạt điều nhân, may mặc, giày
dép, thủy sản chế biến, cơ khí và bình ắc quy. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc
thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, giao thông vận tải…, tuy tăng trưởng chậm so với năm trước nhưng hoạt động ổn định, đóng
góp vào tăng trưởng chung.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 đạt 17.500 tỷ đồng, chiếm 33%
GDP (năm 2011 chiếm 34,8% GDP), chủ yếu là do điều kiện sản xuất kinh doanh
khó khăn nên các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới và mở rộng quy mô.
Thu hút đầu tư:

+ Đầu tư trong nước: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 727doanh
nghiệp với tổng vốn đăng ký 3.825 tỷ đồng (bằng 93,6% về doanh nghiệp, 48,4% về
vốn đăng ký so với năm 2011); giải thể 89 doanh nghiệp với tổng số vốn 300 tỷ đồng;
đến cuối năm 2012 có 4.826 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 82.163 tỷ đồng.
+ Đầu tư nước ngoài: đến hết năm 2012 cấp mới 58 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 129,5 triệu USD (bằng 85,2% về số dự án, 115%
về vốn đăng ký so với năm 2011. Tình hình đầu tư phát triển các khu, cụm cơng
nghiệp: tồn tỉnh hiện có 30 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 10.904,6 ha.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An năm 2012
được 4.888,265 tỷ đồng, đạt 105,24% so dự toán Trung ương, đạt 103,67% so dự
toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, bằng 106,83% so cùng kỳ năm 2011. Tổng chi
ngân sách địa phương năm 2012 được 6.647,411 tỷ đồng (đã bao gồm chi
từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung và chưa kể chi đầu tư từ nguồn thu xổ số
kiến thiết theo kế hoạch 550 tỷ đồng), đạt 127,7% so dự toán Trung
ương, đạt 126% so dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, bằng 138% so cùng kỳ
năm 2011.


- 18 -

1.2.4. Đặc điểm dân cư xã hội
Với diện tích 4492,4 km2, dân số năm 2012 đạt 1458,2 nghìn người, mật độ
dân số của Long An đạt 325người/km2. Năm 2012, số trẻ sinh tăng 9,7 % so với
năm 2011.
Các dân tộc chủ yếu: Kinh, Khmer, Hoa, Tày… [3, tr.751]
Tôn giáo: đạo Phật, Kitô, Cao Đài và Tin Lành.
Về giáo dục:
Long An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đổi mới phương
pháp dạy và học, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng tin học, xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực, khắc phục bệnh thành tích... Đội ngũ giáo viên

được tăng cường, phần lớn đảm bảo chuẩn, nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu giáo
viên tiểu học, mầm non. Tỉnh Long An còn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường,
lớp theo hướng kiên cố hóa. Cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
được quan tâm củng cố và giữ vững, huy động trẻ vượt chỉ tiêu và tăng so cùng kỳ;
phổ cập giáo dục trung học đạt chỉ tiêu (công nhận mới 27 xã, lũy kế 46 xã, tỷ lệ
24,2%).
Về lĩnh vực Y tế:
Công tác y tế dự phịng có sự tham gia phối hợp của các ngành, các hoạt
động truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng,
chống các loại dịch bệnh được tăng cường.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được tập trung thực hiện, thường
xun tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến tận vùng sâu, vùng xa.
Về văn hóa, thể thao và du lịch:


- 19 -

Long An đã công nhận mới 12 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa năm
2012; thực hiện trùng tu, tơn tạo di tích, phát huy giá trị di tích, gắn với giáo dục
truyền thống. Đồng thời cịn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch, giới thiệu các tour
du lịch gắn với phương án khai thác bước đầu Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập
- Mộc Hóa và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh liên
doanh, hợp tác nên doanh thu du lịch tăng 30%; số lượng du khách tăng 24% so cùng
kì 2011. [21]
1.2.5. Huyện Vĩnh Hưng
Vị trí địa lý – phân chia hành chính:
Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, có 38.472,9 ha
diện tích tự nhiên và 51,827 nhân khẩu (số liệu đến tháng 5/2013). Phía Bắc giáp
tỉnh Svay Rieng của Campuchia với đường biên giới dài 45,62 km, phía Tây Nam

giáp huyện Tân Hưng và phía Đơng giáp huyện Mộc Hóa.
Huyện Vĩnh Hưng có 10 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vĩnh Hưng và 9 xã:
Hưng Điền A, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Thái Trị, Tuyên Bình, Tuyên Bình
Tây, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị.

Huyện Vĩnh Hưng trong tỉnh Long An, (nguồn [20])
Địa hình:


- 20 -

Nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề
của lũ lụt. Vĩnh Hưng có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 45,62 Km (chiếm
31,1% tổng chiều dài biên giới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phịng.
Khí hậu:
Huyện Vĩnh Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt
cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa.
Tài nguyên:
Tại Long An có 2 loại đất chủ yếu là đất xám và đất phèn. Đất xám được
hình thành trên vật liệu phù sa cổ nên có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp. Đất
phèn có trị số pH rất thấp và hàm lượng SO4-cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các Ion
Fe2+ và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng. [35]
Xã Tuyên Bình:
Tuyên Bình là một trong 9 xã thuộc huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, phía
Nam tiếp giáp với các xã Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng); phía Đơng giáp xã Tun
Thạnh (thị xã Kiến Tường) và giáp xã Tun Bình Tây ở phía Tây. Tun Bình có
diện tích tự nhiên khoảng 4.819 ha, với dân số là 2.416 nhân khẩu.
Tuyên Bình là một trong các xã của huyện Vĩnh Hưng có con sơng Vàm Cỏ
Tây chảy qua (Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu

do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự), nó cung cấp nước cho các hoạt động
sản xuất của cư dân nơi đây. Với Việt kiều, sông Vàm Cỏ Tây không những là nơi
đánh bắt cá mà cịn là nơi sản sinh cây lục bình. Nghề câu lục bình bán cho thương
lái cũng là một nguồn ni sống họ. Do đó, Việt kiều trở về từ Biển Hồ tụ tập khá
nhiều tại các xã có dịng sơng, nhiều nhất là cạnh sơng Vàm Cỏ.

1.3. Q trình di cư của người Việt đến Biển Hồ
1.3.1. Hồn cảnh lịch sử


- 21 -

Người Việt đã đến và sinh sống tại Campuchia từ rất lâu. Theo các nguồn tài
liệu nghiên cứu từ trước, người Việt cư trú tại Campuchia vào khoảng cuối thế kỷ
XVII, sau cuộc bang giao giữa hai quốc gia dưới triều chúa Nguyễn Sải Vương
(1613 – 1635). Cũng như phương thức giữ độc lập và liên kết chống thế lực bên
ngoài của hầu hết các quốc gia phong kiến, năm 1620, Quốc vương Campuchia là
Chey Chetta II (1618 – 1628) đã cưới công chúa Ngọc Vạn nhằm dựa vào thế lực
triều đình Huế để tránh sự dịm ngó của qn Xiêm.
Khơng thể xác định chính xác được khoảng thời gian mà người Việt đầu tiên
di cư đến Campuchia, nhưng qua nhiều nguồn và các chứng cứ lịch sử, có thể tạm
thời chấp nhận cuộc di cư đầu tiên là vào khoảng năm 1658. Vào thời gian này, vua
Ponchéa Chan (1642 – 1659) trị vì đất nước Campuchia, chúa Nguyễn Hiền Vương
(1648 – 1687) nhận lời cầu cứu của hai vị Hoàng thân Campuchia, cử binh sang giúp
đỡ. Batom Réachéa (1660 – 1672) lên làm vua và đã cho nhà Nguyễn được quyền
thu thuế ở một số vùng đất của Campuchia. Niên giám Hoàng gia Campuchia ghi
rằng: “Nhờ người Việt Nam mới được làm vua, Quốc vương Batom Réachéa ký
hòa ước nhận triều cống chúa Nguyễn hằng năm và cho người Việt định cư trong
lãnh thổ được làm chủ phần đất khai hoang và hưởng quyền lợi ngang hàng với
người Miên”. [6, tr.11]

Như vậy, có thể cho rằng nhóm người Việt đầu tiên được công khai di cư
sang Campuchia là vào thời điểm này. Nhóm người Việt đầu tiên lập thành làng
xóm ở xã Banam thuộc tỉnh Prey Veng nằm trên tả ngạn sơng Tiền. Sau q trình
sinh sống, truyền tay nhau, nhóm người này đã mở rộng vùng hoang nội địa họp
thành nhiều xóm ấp Việt kiều đáng kể.
Từ thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đô hộ Campuchia để tạo sự thù hận của
người Khmer đối với người Việt, chúng đưa ra thủ đoạn sử dụng người Việt (chủ
yếu là công chức) vào việc cai trị người Khmer. Đồng thời đây cũng là giai đoạn
Pháp đô hộ Việt Nam, người Việt ồ ạt sang Campuchia vì đời sống khó khăn và bất
bình. Khi thực dân Pháp khai thác Đông Dương, chúng đưa công nhân rẻ mạt từ Việt


×