Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 16 đội tuyển trẻ quốc gia tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.17 KB, 26 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân, yếu tố quyết định thành tích của
VĐV cử tạ là năng lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh,
việc lựa chọn bài tập, xác định cường độ, khối lượng vận động có vai trị
quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thành tích thi
đấu của VĐV trong tập luyện và thi đấu. Điều này đặt ra cho các nhà
chuyên môn, các HLV và các nhà khoa học một nhiệm vụ quan trọng là
phải nhanh chóng xác định được những phương pháp, phương tiện tập
luyện thích hợp và hiệu quả đối với VĐV cử tạ, các lứa tuổi và trình độ
khác nhau.
Hiện tại trong lĩnh vực hẹp của huấn luyện và tuyển chọn trong mơn
cử tạ đã có các cơng trình như: Đỗ Đình Du (2002, 2018), Vũ Đức Hồng
(2008), Ngơ Ích Qn (2009, 2010); Đặng Thị Hồng Nhung (2012), ... Tuy
nhiên, nghiên cứu về các tố chất thể lực cho VĐV môn cử tạ Việt Nam cịn
khá hạn chế.
Tuy nhiên, trong cơng tác huấn luyện VĐV cử tạ trẻ nói chung, lứa
tuổi 15 – 16 nói riêng cịn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo VĐV cử tạ như: việc xác định các
phương tiện (bài tập) cũng như lượng vận động huấn luyện còn căn cứ
nhiều vào kinh nghiệm huấn luyện; Việc đánh giá trình độ tập luyện chưa
thực sự triệt để, thiếu những tiêu chuẩn đánh giá về trình độ thể lực nói
chung về sức mạnh nói riêng của VĐV…
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho
vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia”
Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông qua việc lựa chọn các bài tập
phát triển sức mạnh cũng như sắp xếp lượng vận động theo các chu kỳ


trong các giai đoạn huấn luyện và kiểm nghiệm hiệu quả của hệ thống bài
tập này trong thực tiễn huấn luyện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả cơng tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại
trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành
lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam


2

lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, nhằm nâng cao thành tích của
VĐV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn
luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh
nói riêng, cơng tác đào tạo VĐV cử tạ Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định thực hiện 3 mục
tiêu sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.
Mục tiêu 3: Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức
mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.
Giả thuyết khoa học
Giả thuyết rằng, công tác đào tạo VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16
đội tuyển trẻ quốc gia còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của
VĐV do nhiều ngun nhân, trong đó ngun nhân chính là việc sử dụng
các bài tập sức mạnh cũng như xác định lượng vận động chưa thực sự hợp
lý, khoa học. Vì vậy, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phát triển sức

mạnh cũng như phân phối lượng vận động hợp lý trong quá trình đào tạo
sẽ nâng cao thành tích của VĐV, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả
quá trình đào tạo VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã lựa chọn được 16 test, chỉ số thuộc 3 nhóm: hình thái, sức
mạnh chung và sức mạnh chun mơn, từ đó xây dựng tiêu chuẩn phân
loại, bảng điểm và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Kết quả đánh giá thực trạng
năng lực sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia cho thấy những hạn chế về
năng lực sức mạnh cũng như trong việc sử dụng bài tập, từ đó luận án đã
lựa chọn được 53 bài tập thuộc 4 nhóm: nhóm bài tập cử giật (14 bài tập);
nhóm bài tập cử đẩy (16 bài tập); nhóm phối hợp cử giật và cử đẩy (18 bài
tập); nhóm bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (05 bài
tập) và xây dựng được kế hoạch thực nghiệm (tương ứng với kế hoạch
huấn luyện năm 2014).
Quá trình ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trên VĐV cử tạ nam lứa


3

tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia trong 1 năm tương ứng với kế hoạch
huấn luyện năm 2014 đã cho thấy hiệu quả của các bài tập tới sự phát triển
sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16, thể hiện ở sự khác biệt về
kết quả kiểm tra các test, chỉ số trong quá trình thực nghiệm; kết quả phân
loại sức mạnh của VĐV trước và sau thực nghiệm; sự biến đổi tích cực cấu
trúc thành phần cơ thể VĐV theo xu hướng chuyên mơn và thành tích cử
tạ của nam VĐV lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia tham gia thực
nghiệm đạt được.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án được trình bày trong 138 trang bao gồm: Phần mở đầu (05
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (46 trang); Chương 2:
Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết
quả nghiên cứu và Bàn luận kết quả nghiên cứu (71 trang); phần Kết luận
và Kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 39 biểu bảng, 8 biểu đồ. Ngoài
ra, luận án đã sử dụng 86 tài liệu tham khảo, trong đó có 07 tài liệu bằng
tiếng Nga, 04 tài liệu bằng tiếng Anh.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về sức mạnh trong TDTT
Trong nhiều môn môn thể thao, đặc biệt là trong môn cử tạ, sức
mạnh là yếu tố quyết định thành tích của VĐV. Sức mạnh là khả năng
khắc phục lực đối kháng bên ngồi, hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ
bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi
độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng
độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp
sản sinh ra các lực cơ học, các trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ
hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh.
Có nhiều cách phân loại sức mạnh, nếu căn cứ vào chế độ hoạt động
của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại: Sức mạnh động lực và sức mạnh
tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường). Sức mạnh động lực lại được chia
thành sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
Thời kì mẫn cảm phát triển yếu tố sức mạnh tuổi thiếu niên là: nữ từ
11-15 tuổi, nam từ 12-16 tuổi.
1.2. Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ
Đặc điểm, xu hướng phát triển của môn cử tạ.


4


Phương tiện huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao.
Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ.
1.3. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV
cử tạ
1.3.1. Sự phụ thuộc của thành tích vào trọng lượng của VĐV
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về môn cử tạ đã cho thấy
ý nghĩa quyết định của năng lực sức mạnh đối với thành tích của VĐV cử
tạ (đó là sức mạnh tốc độ, sức mạnh tối đa, sức mạnh bột phát). Các tốc
chất vận động khác cũng có vai trị nhất định tới thành tích của VĐV song
khơng lớn như năng lực sức mạnh.
1.3.2. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho
VĐV cử tạ
Theo A.N. Vôrôbiep, lượng vận động của các bài tập được ứng dụng
nhằm nâng cao thể lực chun mơn với từng đối tượng có trình độ khác
nhau ở các thời kỳ huấn luyện.
1.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh cho VĐV cử tạ
Căn cứ vào hình thức co cơ, luyện tập sức mạnh chủ yếu được chia
thành hai loại chính: luyện tập sức mạnh động lực và luyện tập sức mạnh
tĩnh lực. Phương pháp luyện tập sức mạnh động lực do các yếu tố: cường
độ (trọng lượng phải gánh vác), số tổ, số lần lặp lại mỗi tổ, thời gian nghỉ
giữa mỗi tổ tạo thành.
Cùng với sự phát triển không ngừng của lý thuyết luyện tập hiện đại,
luyện tập sức mạnh động lực đã trở thành hình thức chủ yếu nhất và cơ bản
nhất để phát triển sức mạnh VĐV trong thi đấu thể thao.
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 15 – 16 trong huấn luyện VĐV cử
tạ
1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15 - 16
1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15 - 16
1.5.3. Tác động của lượng vận động lên quá trình phát triển thể
chất của VĐV cử tạ

1.6. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và nước ở mơn cử tạ, tiêu
biểu là các tác giả A.N. Vôrôbiep, Dương Thế Dũng…


5

Ở Việt Nam, đó là các tác giả Đỗ Đình Du (2002, 2018), Vũ Đức
Hồng (2008), Ngơ Ích Qn (2009, 2010), Đặng Thị Hồng Nhung (2012),
Đinh Hùng Trường (2018)…
Các công trình nghiên cứu trong nước là cơ sở lý luận và thực tiễn
quan trọng để luận án xác định các phương pháp, phương tiện huấn luyện
và đánh giá trình độ VĐV cử tạ trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
1.7. Nhận xét chương 1.
Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân, yếu tố quyết định thành tích của
VĐV cử tạ là năng lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh
cho VĐV, việc lựa chọn bài tập, xác định lượng vận động có vai trị quan
trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thành tích thi đấu
của VĐV. Để có thể điều khiển tốt việc sử dụng một cách có trọng điểm
các bài tập phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn
luyện và phải chú ý tới thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập. Muốn
làm được điều đó trong q trình HLTL cho người tập cần phải nắm vững
các vấn đề sau: Nội dung bài tập thể lực; Hình thức của bài tập thể lực;
Chất lượng bài tập thể lực; Cường độ của lượng vận động; Khối lượng của
lượng vận động; Thời hạn của lượng vận động; Các phương pháp thực
hiện lượng vận động; Cấu trúc của lượng vận động.
Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ là các
bài tập thể lực có động tác gần giống với động tác, kỹ thuật thi đấu cử tạ là
cử giật và cử đẩy, các bài tập phối hợp giữa cử giật với cử đẩy và các bài
tập khống chế, nhượng bộ của cơ bắp.

Phương pháp huấn luyện sức mạnh cho VĐV cử tạ: Căn cứ vào hình
thức co cơ, luyện tập sức mạnh chủ yếu được chia thành hai loại chính:
luyện tập sức mạnh động lực và luyện tập sức mạnh tĩnh lực. Phương pháp
luyện tập sức mạnh động lực do các yếu tố: cường độ (trọng lượng phải
gánh vác), số tổ, số lần lặp lại mỗi tổ, thời gian nghỉ giữa mỗi tổ tạo thành.
Cùng với sự phát triển không ngừng của lý thuyết luyện tập hiện đại, luyện
tập sức mạnh động lực đã trở thành hình thức chủ yếu nhất và cơ bản nhất
để phát triển sức mạnh VĐV trong thi đấu thể thao.
Lượng vận động của các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho
VĐV cử tạ phải phù hợp với từng đối tượng có trình độ khác nhau ở các
thời kỳ huấn luyện, phải cụ thể hóa về số lần nâng tạ, tổng trọng lượng,
khối lượng và cường độ thực hiện … trong từng dạng kế hoạch huấn
luyện.


6

Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: là bài tập phát triển sức mạnh cho
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng thực nghiệm: 10 VĐV cử tạ trẻ lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển
trẻ quốc gia và được tuyển lên từ các đơn vị tỉnh thành ngành trong cả nước.
Thông qua đối tượng này đề tài xác định được hiệu quả của hệ thống bài tập
sức mạnh được lựa chọn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu; phỏng vấn - toạ

đàm; quan sát sư phạm; kiểm tra sư phạm; kiểm tra y – sinh; thực nghiệm sư
phạm và phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu về bài tập sức mạnh của VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 – 16 từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 5 năm 2017 tại
Viện Khoa học Thể dục thể thao và Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.1.1.1. Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Thơng qua phân tích, tổng hợp các tài liệu chung và chun mơn có
liên quan, luận án đã xác định được 25 test, chỉ số đánh giá sức mạnh của
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cụ thể như trình
bày tại bảng 3.1. Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các test, chỉ số, luận
án tiến hành phỏng vấn 31 giảng viên, HLV đang trực tiếp giảng dạy, huấn
luyện môn cử tạ tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trung tâm Huấn
luyện thể thao quốc gia Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước. Kết quả
phỏng vấn như trình bày tại bảng 3.1.


7

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho
VĐV
cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31)
Kết quả phỏng vấn (điểm)


T
T

Test, chỉ số

I
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
II
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Hình thái
Rộng vai (cm)
Chu vi lồng ngực (cm)
Chu vi vịng hơng (cm)
Chu vi vịng đùi (cm)
Chu vi vòng cánh tay (cm)
Độ rộng bàn tay (cm)

Chiều dài ngón tay cái (cm)
Sức mạnh chung
Lực đạp chân (kg)
Lực kéo cơ lưng (kg)
Lực bóp tay (kg)
Hất tạ qua đầu (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Bật với bảng (cm)
Chạy 60m XPC (s)
Bật xa 3 bước bằng hai chân
(cm)
Sức mạnh chuyên môn
Cử giật (kg)
Cử đẩy (kg)
Giật cao (kg)
Mượn lực đẩy (kg)
Gánh trước (kg)
Kéo rộng (kg)
Giật đứng (kg)
Đẩy cao (kg)
Lên ngực (kg)

16.
III
17.
18.
19.
20.
21.

22.
23.
24.
25.

Ưu
Ưu
Ưu
Ưu
Ưu
tiên 1 tiên 2 tiên 3 tiên 4 tiên 5

Trung
bình

125
120
135
140
150
90
75

20
24
12
8
4
16
8


3
3
3
3
0
9
12

0
0
0
0
0
8
12

0
0
0
0
0
2
4

4.77
4.74
4.84
4.87
4.97

4.03
3.58

140
145
85
80
140
145
140
90

4
4
16
20
8
4
4
8

6
3
15
12
3
3
6
6


0
0
4
4
0
0
0
8

0
0
3
4
0
0
0
5

4.84
4.90
3.97
3.87
4.87
4.90
4.84
3.77

85

8


9

10

4

3.74

155
155
150
150
150
150
85
80
75

0
0
4
4
4
4
8
12
20

0

0
0
0
0
0
9
9
12

0
0
0
0
0
0
8
12
8

0
0
0
0
0
0
5
3
3

5.00

5.00
4.97
4.97
4.97
4.97
3.71
3.74
3.81

Từ kết quả tại bảng 3.1 cho thấy:


8

Với 25 test, chỉ số đưa vào phỏng vấn các chuyên gia, HLV, kết quả
cho thấy có 16 test, chỉ số có đa số ý kiến lựa chọn (với điểm trung bình từ
4.74 đến 5.00), đó là các test, chỉ số:
Các chỉ số hình thái:
Rộng vai (cm); Chu vi lồng ngực (cm); Chu vi vịng hơng (cm); Chu
vi vịng đùi (cm); Chu vi vòng cánh tay (cm);
Sức mạnh chung:
Lực đạp chân (kg); Lực kéo cơ lưng (kg); Chạy 30m XPC (s); Bật xa
tại chỗ (cm); Bật với bảng (cm);
Sức mạnh chuyên môn:
Cử giật (kg); Cử đẩy (kg); Giật cao (kg); Mượn lực đẩy (kg); Gánh
trước (kg); Kéo rộng (kg).
Như vậy, 16 test, chỉ số này được luận án lựa chọn, sử dụng trong
bước nghiên cứu tiếp theo. Còn lại 09 test, chỉ số có số ý kiến lựa chọn
thấp, đạt điểm trung bình từ 3.58 đến 4.03 nên luận án loại bỏ, không sử
dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

3.1.1.2. Độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Luận án đã tiến hành xác định độ tin cậy của các test đã lựa chọn trên
đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy: 16 test, chỉ số đưa vào xác định độ
tin cậy trên khách thể là VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đều có hệ số tin
cậy (r) đạt từ 0.805 đến 0.997 > 0.8.
Như vậy, cả 16 test, chỉ số trên đều đảm bảo độ tin cậy thống kê cần
thiết, có thể sử dụng được để đánh giá năng lực sức mạnh cho VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 – 16.
3.1.1.3. Tính thơng báo của các test đánh giá sức mạnh của VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Luận án xác định hệ số tương quan cặp (r) của Brave – Pison [64]
giữa kết quả lập test với thành tích thi đấu nội dung sở trường của VĐV.
Kết quả cho thấy: 16 test, chỉ số đều có tính thơng báo (r) đạt từ 0.705 đến
0.968 (ở nội dung cử giật) và đạt từ 0.701 – 0.914 (ở nội dung cử đẩy) và
có rtính của các test đều > rbảng với p < 0.05.
Như vậy, cả 16 test, chỉ số đều đảm bảo tính thơng báo cần thiết, cho
phép sử dụng để đánh giá năng lực sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi
15 – 16.


9

3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam
lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Nhằm xác định các cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, luận
án đã tiến hành xác định độ phân tán của và tính đại diện của số trung
bình.
Kết quả cho thấy: Tất cả các test kiểm tra đều có Cv < 10% và  <

0.05 cho thấy số trung bình và độ lệch chuẩn có thể sử dụng được để xây
dựng thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá.
3.1.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá sức
mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Đề tài phân loại từng chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia thành 5 mức: Tốt, khá, trung
bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích – ma.
Đối với test Chạy 30m XPC, tiêu chuẩn phân loại được tính ngược
lại, kết quả được trình bày thành ở bảng 3.6.
3.1.2.2. Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Để dễ dàng đánh giá và theo dõi sự phát triển thành tích của VĐV
ở từng chỉ tiêu, đồng thời có thể so sánh giữa các VĐV, đề tài quy các
chỉ tiêu ra điểm theo thang độ C (thang điểm 10) trong đó số trung bình
ứng với điểm 5 của thang điểm.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.
3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV
cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Để đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển
trẻ quốc gia gồm 16 test. Như vậy điểm đạt được tối đa ở VĐV là 160
điểm, tối thiểu là 16 điểm.
Đề tài tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh
của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia theo 5 mức:
Tốt, khá, trung bình, yếu và kém và khoảng cách giữa các mức là: (Xmax
– Xmin)/5 = (160 – 16)/5 = 28.8 (đ).
Kết quả như trình bày ở bảng 3.8.


Bảng 3.6. Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam
lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia

TT

Test

Loại
Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

I

Hình thái

1

Rộng vai (cm)

<37.80

37.80-40.24

40.25-45.15

45.16-47.60


>47.60

2

Chu vi lồng ngực (cm)

<86.44

86.44-88.76

88.77-93.43

93.44-95.76

<95.76

3

Chu vi vịng hơng (cm)

<87.50

87.50-89.84

89.85-94.55

94.56-96.90

>96.90


4

Chu vi vòng đùi (cm)

<51.52

51.52-53.40

53.41-57.19

57.20-59.08

>59.08

5

Chu vi vòng cánh tay (cm)

<27.38

27.38-29.38

29.39-33.41

33.42-35.42

>35.42

II


Sức mạnh chung

6

Lực đạp chân (kg)

<146.96

146.96-158.62 158.63-181.97 181.98-193.64

>193.64

7

Lực kéo cơ lưng (kg)

<132.16

132.16-143.97 143.98-167.62 167.63-179.44

>179.44

8

Chạy 30m XPC (s)

>5.12

5.12-4.95


4.94-4.58

4.57-4.40

>4.40

9

Bật xa tại chỗ (m)

<2.36

2.36-2.41

2.42-2.54

2.55-2.60

>2.60

10

Bật với bảng (cm)

<38.6

38.6-43.30

43.4-53


53.10-57.8

>57.8

III

Sức mạnh chuyên môn

11

Cử giật (kg)

<71.7

71.7-78.40

78.5-92.1

92.20-98.9

>98.9

12

Cử đẩy (kg)

<106.2

106.2-114.90


115-132.6

132.70-141.4

>141.4

13

Giật cao (kg)

<61.24

61.24-68.51

68.52-83.08

83.09-90.36

>90.36

14

Mượn lực đẩy (kg)

<74.5

74.5-81.90

82.0-97.0


97.10-104.5

>104.5

15

Gánh trước (kg)

<134.76

134.76-144.12 144.13-162.87 162.88-172.24

>172.24

16

Kéo rộng (kg)

<121.38

121.38-131.58 131.59-152.01 152.02-162.22

>162.22


Bảng 3.7. Bảng điểm đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
TT

Test


Điểm
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Hình thái

1

Rộng vai (cm)


37.80

39.03

40.25

41.48

42.70

43.93

45.15

46.38

47.60

48.83

2

Chu vi lồng ngực (cm)

86.44

87.61

88.77


89.94

91.10

92.27

93.43

94.60

95.76

96.93

3

Chu vi vịng hơng (cm)

87.50

88.68

89.85

91.03

92.20

93.38


94.55

95.73

96.90

98.08

4

Chu vi vịng đùi (cm)

51.52

52.47

53.41

54.36

55.30

56.25

57.19

58.14

59.08


60.03

5

Chu vi vịng cánh tay (cm)

27.38

28.39

29.39

30.40

31.40

32.41

33.41

34.42

35.42

36.43

II

Sức mạnh chung


6

Lực đạp chân (kg)

146.96

152.80

158.63

164.47

170.30

176.14

181.97

187.81

193.64

199.48

7

Lực kéo cơ lưng (kg)

132.16


138.07

143.98

149.89

155.80

161.71

167.62

173.53

179.44

185.35

8

Chạy 30m XPC (s)

5.12

5.03

4.94

4.85


4.76

4.67

4.58

4.49

4.40

4.31

9

Bật xa tại chỗ (m)

2.36

2.39

2.42

2.45

2.48

2.51

2.54


2.57

2.60

2.63

10

Bật với bảng (cm)

38.60

41.00

43.40

45.80

48.20

50.60

53.00

55.40

57.80

60.20


III

Sức mạnh chuyên môn

11

Cử giật (kg)

71.70

75.10

78.50

81.90

85.30

88.70

92.10

95.50

98.90

102.30

12


Cử đẩy (kg)

106.20

110.60

115.00

119.40

123.80

128.20

132.60

137.00

141.40

145.80

13

Giật cao (kg)

61.24

64.88


68.52

72.16

75.80

79.44

83.08

86.72

90.36

94.00

14

Mượn lực đẩy (kg)

74.50

78.25

82.00

85.75

89.50


93.25

97.00

100.75

104.50

108.25

15

Gánh trước (kg)

134.8

139.4

144.1

148.8

153.5

158.2

162.9

167.6


172.2

176.9

16

Kéo rộng (kg)

121.4

126.5

131.6

136.7

141.8

146.9

152.0

157.1

162.2

167.3


10


Bảng 3.8. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV cử tạ nam
lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Điểm

TT

Tiêu chuẩn

1

Tốt

> 131.2

2

Khá

102.4 – 131.2

3

Trung bình

73.6 – 102.4

4

Yếu


44.8 – 73.6

5

Kém

< 44.8

(điểm tối đa 160)

3.1.3. Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.1.3.1. Về lựa chọn test đánh giá sức mạnh của nam vận động viên
cử tạ trẻ lứa tuổi 15 - 16
Qua tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực tế, đề tài thu thập được 25
test sức mạnh cho VĐV cử tạ trẻ lứa tuổi 15 – 16 thuộc 3 nhóm: hình thái,
sức mạnh chung và sức mạnh chun môn. Đây là các test phổ biến ở các
địa phương và được nhiều tài liệu đề cập đến và dễ dàng tổ chức kiểm tra
VĐV.
Luận án đã tiến hành lựa chọn các test, chỉ số đánh giá sức mạnh
chung cả 2 tuổi 15 và 16 và không tiến hành nghiên cứu theo hạng cân vì
một số lý do:
Đối tượng khách thể nghiên cứu của đề tài lựa là VĐV cử tạ nam lứa
tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia ở hạng cân nhẹ, hạng cân 56 và 62kg,
cụ thể:
Đội tuyển trẻ cử tạ trẻ được Tổng cục Thể dục thế thao giao nhiệm
vụ chỉ tập tuyển chọn, đào tạo các VĐV ở nhóm hạng cân nhẹ, hạng cân
56 - 62 kg, vì chỉ có VĐV ở hạng cân này khi thi đấu quốc tế mới có cơ
hội giành được huy chương. Nên khi tập trung đội tuyển ban huấn luyện

chỉ tuyển chọn những VĐV ở nhóm hạng cân này.
3.1.3.2 Độ tin cậy và tính thơng báo của các test đánh giá sức mạnh
của VĐV cử tạ nam trẻ lứa tuổi 15 - 16


11

Tuy 16 test đã được lựa chọn qua phỏng vấn nhưng để đảm bảo tính
khoa học khách quan, chúng tơi đã tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông
báo của chúng. Kết quả xác định độ tin cậy và tính thơng báo của các test,
chỉ số cho thấy, cả 16 test, chỉ số đều đảm bảo độ tin cậy và tính thơng báo
trên khách thể là VĐV cử tạ nam trẻ lứa tuổi 15 -16.
3.1.3.3. Về tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam trẻ lứa
tuổi 15 - 16
Bảng tiêu chuẩn phân loại, bảng điểm và tiêu chuẩn đánh giá tổng
hợp tố chất sức mạnh cho VĐV nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
được xây dựng đảm bảo các yêu cầu khoa học, dễ sử dụng trong thực tiễn
huấn luyện.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.2.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển
sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.2.1.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa
tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia: Để đánh giá thực trạng sức mạnh của
vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài tiến
hành kiểm tra các VĐV lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia đang tập
huấn tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Thời điểm kiểm tra là tháng 6 và
tháng 12 năm 2013. Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.9. Đồng
thời, tiến hành đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
để xếp loại trình độ sức mạnh cho các VĐV, sau đó xác định tỷ lệ % của

từng loại như trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.9. Thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16
đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14)
TT

Test, chỉ số

Kết quả kiểm tra
Tháng 6/2013 Tháng 12/2013
( x  )
( x  )

t

P

I

Hình thái

1

Rộng vai (cm)

47.1±2.43

47.4±2.37

1.04


>0.05

2

Chu vi lồng ngực (cm)

91.4±3.12

91.5±2.68

0.32

>0.05

3

Chu vi vịng hơng (cm)

91.7±2.56

92.4±2.82

2.31

<0.05

4

Chu vi vịng đùi (cm)


56.2±2.25

56.4±3.22

0.66

>0.05


12

Kết quả kiểm tra
Tháng 6/2013 Tháng 12/2013
TT
Test, chỉ số
( x  )
( x  )
Chu vi vòng cánh tay
31.3±1.27
31.8±1.45
5
(cm)

t

P

2.33

<0.05


II

Sức mạnh chung

6

Lực đạp chân (kg)

168.45±12.6

170.22±14.42

2.62

<0.05

7

Lực kéo cơ lưng (kg)

155.12±13.68 156.46±13.34

1.97

>0.05

8

Chạy 30m XPC (s)


4.72±0.16

4.68±0.21

0.51

>0.05

9

Bật xa tại chỗ (m)

2.43±0.07

2.49±0.06

1.26

>0.05

10

Bật với bảng (cm)

45.2±2.34

45.9±2.12

2.52


<0.05

III Sức mạnh chuyên môn
11

Cử giật (kg)*

84.6±5.78

85.2±6.34

1.32

>0.05

12

Cử đẩy (kg)**

122.4±6.88

123.2±7.12

1.64

>0.05

13


Giật cao (kg)

75.2±5.12

76.2±4.76

2.42

<0.05

14

Mượn lực đẩy (kg)

88.6±6.34

89.9±7.23

2.71

<0.05

15

Gánh trước (kg)

152.6±7.24

153.4±6.47


1.64

>0.05

16

Kéo rộng (kg)

138.9±8.21

140.2±7.45

2.50

<0.05

Ghi chú: *: có 7/14 VĐV khơng đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.
**: có 6/14 VĐV khơng đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.
Bảng 3.10. Thực trạng phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa
tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia
Số lượng (n = 14)
TT
Xếp loại
mi
Tỷ lệ %
1.
Tốt
1
7.14
2.

Khá
5
35.71
3.
Trung bình
5
35.71
4.
Yếu
3
21.43
5.
Kém
0
0.00
Từ kết quả tại bảng 3.9 cho thấy, sau 6 tháng huấn luyện, kết quả
kiểm tra các test, chỉ số đánh giá sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ
quốc gia đều có sự gia tăng, song chỉ ở 7/16 test, chỉ số là có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (với p < 0.05). Đặc biệt, qua đối chiếu với chỉ tiêu


13

thành tích huấn luyện năm 2013, ở nội dung cử giật có 7/14 VĐV và cử
đẩy có 6/14 VĐV khơng đạt chỉ tiêu thành tích năm 2013.
Kết quả phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam đội tuyển trẻ quốc
gia tại bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ loại khá và tốt không cao (loại tốt chiếm
7.14%, loại khá chiếm 35.71%); Trong khi đó loại yếu chiếm tỷ lệ tương
đối cao: 21.43%.
3.2.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV

cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia
Nhằm tìm hiểu việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia, luận án đã tiến hành quan
sát 60 giáo án huấn luyện của đối tượng này.
Kết quả cho thấy: Trong 60 giáo án huấn luyện, các HLV sử dụng tất
cả 26 bài tập để phát triển sức mạnh cho VĐV lứa tuổi 15 – 16. Trong đó,
nhóm bài tập cử giật: 8 bài tập; nhóm bài tập cử đẩy: 08 bài tập; nhóm bài
tập phối hợp: 07 bài và nhóm bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ
của cơ bắp: 03 bài.
Số lần sử dụng của các nhóm bài tập là khác nhau, trong đó nhóm bài
tập cử giật (từ 18.33 – 33.33%) và cử đẩy (từ 18.33 – 36.67%) được sử
dụng nhiều hơn nhóm bài tập phối hợp (từ 6.67 – 13.33%) và bài tập với
chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (từ 3.33 – 5.00%).
3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam
lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn, luận án đã xác
định được 68 bài tập (thuộc 04 nhóm) để phát triển sức mạnh cho VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cụ thể như trình bày tại bảng
3.12.
Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập, luận án đã tiến hành
phỏng vấn các giảng viên, HLV cử tạ. Kết quả có 53 bài tập (được in đậm
tại bảng 3.12 trong luận án) có điểm trung bình >=4.21 điểm theo thang
Likert được luận án lựa chọn, ứng dụng để phát triển sức mạnh cho đối
tượng nghiên cứu, đó là: nhóm bài tập cử giật (14 bài tập); nhóm bài tập cử
đẩy (16 bài tập); nhóm phối hợp cử giật và cử đẩy (18 bài tập); nhóm bài
tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (05 bài tập).
3.2.3. Xây dựng kế hoạch huấn luyện phát triển sức mạnh cho
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia



14

Để xây dựng kế hoạch huấn luyện (thực nghiệm), luận án đã căn cứ
vào kinh nghiệm huấn luyện nhiều năm các VĐV cử tạ trẻ hàng đầu Việt
Nam như Hoàng Anh Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn ... và
các tài liệu chuyên môn cũng như tham khảo, phỏng vấn trực tiếp chuyên
gia Trung Quốc đang tham gia huấn luyện VĐV cử tạ trẻ tại trường Đại
học TDTT Bắc Ninh là HLV cao cấp Tiêu Minh Lâm (cựu Vô địch thế
giới hạng cân 60, HLV cao cấp). Kế hoạch này đồng thời là kế hoạch huấn
luyện năm 2014 của đội tuyển cử tạ trẻ quốc gia đã được bộ môn Cử tạ
Tổng cục TDTT thông qua.
3.2.4. Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV
cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.2.4.1. Về thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16
đội tuyển trẻ quốc gia
So sánh kết quả kiểm tra thời điểm giữa và cuối năm 2013 cho thấy,
chỉ có 7/16 test, chỉ số thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 lần
kiểm tra, đặc biệt là 2 test cử giật và cử đẩy – là 2 nội dung thi đấu của
mơn cử tạ sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, sức
mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia phát triển
không tốt và không đúng định hướng chun mơn trong q trình huấn
luyện.
Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
(bảng 3.9) để xếp loại trình độ sức mạnh cho các VĐV và xác định tỷ lệ %
của từng loại. Kết quả kiểm tra, xếp loại cho thấy, tỷ lệ VĐV xếp loại sức
mạnh yếu và trung bình chiếm khá cao. Kết quả trên cho thấy, năng lực
sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia phát
triển chưa tốt, ảnh hưởng nhiều đến thành tích của VĐV.
3.2.4.2. Về thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV
cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia

Việc chỉ sử dụng một số bài tập chính làm cho VĐV chán nản, mệt
mỏi tư tưởng trong q trình tập luyện.
Việc ít sử dụng các bài tập bổ trợ chun mơn thì kỹ thuật khơng
được hồn thiện và khơng có sự ổn định về thành tích từ đó VĐV hoang
mang thiếu tự tin vào bản thân trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Các bài tập phát triển chung và các bài tập phát triển các nhóm cơ
riêng biệt khơng được chú trọng, thể hình của VĐV phát triển khơng đồng
đều, có chỗ rất mạnh nhưng có chỗ rất yếu. Từ dó dẫn đến VĐV rất dễ bị


15

chấn thương và thực tế là chấn thương rất nhiều trong quá trình tập luyện
mặc dù là VĐV trẻ nhưng có những chấn thương rất trầm trọng. Ban đầu
mới tập luyện thành tích tăng rất nhanh, nhưng sau vài năm thành tích
khơng tiến được nữa thậm chí chấn thương khơng thể tập luyện được.
3.2.4.3. Về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam
lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Để lựa chọn các bài tập đảm bảo tính thống nhất, khả thi và khoa
học, luận án đã tiến hành phỏng vấn các giảng viên, HLV, chuyên gia cử
tạ. Đối tượng phỏng vấn đều có trình độ từ Đại học trở lên vì vậy đảm bảo
độ tin cậy của kết quả phỏng vấn.
Có 53 bài tập được đa số ý kiến lựa chọn, đó là: Bài tập cho cử giật
(14 bài); Bài tập cho cử đẩy (16 bài); Bài tập phối hợp cử giật và cử đẩy
(18 bài); Bài tập với chế độ khống chế và nhượng bộ của cơ bắp (05 bài).
Các bài tập trên đều có lượng vận động rõ ràng, thực hiện đơn giản. Tỷ lệ
các bài tập giữa các nhóm là phù hợp.
3.2.4.3. Về kế hoạch huấn luyện phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ
nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng có sự tham giá góp ý của

chuyên gia, HLV cao cấp Tiêu Minh Lâm, là chuyên gia của đội tuyển.
Bản thân HLV Tiêu Minh Lâm đã từng là vô địch thế giới và đào tạo nhiều
VĐV của Trung Quốc đạt thành tích cao tại các giải vơ địch thể giới và
Olympic đồng thời được bộ môn Cử tạ Tổng cục TDTT thơng qua. Vì thế,
kế hoạch huấn luyện năm (kế hoạch thực nghiệm) được xây dựng đảm bảo
các yêu cầu về lý luận, khoa học và có tính thực tiễn cao.
3.3. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh
cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập phát triển
sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh cho
VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, đề tài đã tổ chức
thực nghiệm sư phạm các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng là cử tạ nam
lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, cụ thể như sau:
Hình thức thực nghiệm: Tự đối chiếu
Đối tượng thực nghiệm: 10 VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội
tuyển trẻ quốc gia đang tập huấn tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.


16

Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Thời lượng thực nghiệm: 12 tháng, tương ứng với kế hoạch huấn
luyện năm 2014.
Nội dung thực nghiệm: các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử
tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia (các bài tập này được gắn
với kế hoạch huấn luyện năm 2014) như trình bày cụ thể tại mục 3.2.2 và
3.2.3 của luận án.
Kiểm tra, đánh giá: luận án tiến hành kiểm tra sư phạm ở các thời
điểm trước thực nghiệm, sau 3 tháng, sau 6 tháng thực nghiệm, sau 9

tháng, sau 12 tháng (kết thúc thực nghiệm sư phạm) thông qua các test và
tiêu chuẩn đánh giá xây dựng được; Phân tích về sự thay đổi cấu trúc thành
phần cơ thể của VĐV và thành tích của các VĐV tham gia thực nghiệm.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV
cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm: Sau 3 tháng thực
nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra đối tượng nghiên cứu bằng các test đã
lựa chọn, kết quả được trình bày tại bảng 3.22.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.22 cho thấy: Ở các chỉ số hình thái:
Các chỉ số kiểm tra đều có sự tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm, nhịp
độ tăng trưởng đạt từ 1.40 – 5.34%, trong đó nhịp tăng trưởng mạnh nhất
là các chỉ số Chu vi vòng cánh tay (cm) và Chu vi vòng đùi (cm) và thấp
nhất là các chỉ số: Chu vi vòng hông (1.40%), Chu vi lồng ngực (1.74%).
Qua so sánh kết quả kiểm tra trước và sau 3 tháng thực nghiệm cho
thấy, chỉ có 02/5 chỉ số hình thái là Chu vi vòng đùi và Chu vi vòng cánh
tay thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng
và ban đầu (với p < 0.05). 03 chỉ số cịn lại, mặc dù có sự tăng trưởng về
chỉ số trung bình song vẫn sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.22. So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 3 tháng thực
nghiệm (nA = nB = 10)
TT

Test

Ban đầu

Sau 3 tháng

W
(%)


t

P

I

Hình thái

1.

Rộng vai (cm)

41.9±2.23

42.7±2.31

1.89

0.787

>0.05

2.

Chu vi lồng ngực (cm)

90.9±2.13

92.5±2.32


1.74

1.605

>0.05

3.

Chu vi vịng hơng (cm)

92.1±2.08

93.4±2.07

1.40

1.403

>0.05


17

4.

Chu vi vòng đùi (cm)

54.30±0.92


56.30±1.49

3.62

3.605

<0.05

5.

Chu vi vòng cánh tay
(cm)

30.05±1.26

31.7±1.34

5.34

2.843

<0.05

II

Sức mạnh chung

6.

Lực đạp chân (kg)


170.3±13.79

177.8±13.55

4.31

1.227

>0.05

7.

Lực kéo cơ lưng (kg)

154.4±15.47

163.4±15.36

5.66

1.306

>0.05

8.

Chạy 30m XPC (s)

4.75±0.17


4.68±0.08

1.48

1.172

>0.05

9.

Bật xa tại chỗ (m)

2.451±0.06

2.499±0.05

1.94

1.809

>0.05

10.

Bật với bảng (cm)

45.8±4.32

50.8±3.94


10.35

2.706

<0.05

III

Sức mạnh chuyên môn

11.

Cử giật (kg)

85.1±6.47

86.9±7.72

2.09

0.565

>0.05

12.

Cử đẩy (kg)

113.1±9.1


115.2±8.19

1.84

0.543

>0.05

13.

Giật cao (kg)

71.3±5.89

78.4±6.38

9.49

2.586

<0.05

14.

Mượn lực đẩy (kg)

81.3±6.67

87.8±6.01


7.69

2.289

<0.05

15.

Gánh trước (kg)

151±9.37

153.8±9.07

1.84

0.679

>0.05

16.

Kéo rộng (kg)

145.2±9.57

151.5±8.83

4.25


1.530

>0.05

Ở các test sức mạnh chung: Các test sức mạnh chung có sự tăng
trưởng mạnh hơn so với các chỉ số hình thái sau 3 tháng thực nghiệm, cụ
thể, nhịp độ tăng trưởng cao nhất là test Bật với bảng đạt 10.35% và thấp
nhất là test Chạy 30m XPC, đạt 1.48%. Qua so sánh kết quả kiểm tra trước
thực nghiệm và sau 3 tháng thực nghiệm cho thấy, các ở test Bật với bảng
mới thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0.05); 04 test còn
lại là Lực đạp chân, Lực kéo cơ lưng; Chạy 30m XPC và Bật xa tại chỗ
chưa dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng
và ban đầu (với p > 0.05).
Ở các test sức mạnh chuyên môn: Các test sức mạnh chun mơn có
nhịp độ tăng trưởng khơng đồng đều, các test Giật cao, Mượn lực đẩy có
sự tăng trưởng mạnh (nhịp độ tăng trưởng tương ứng là 9.49% và 7.69%),
song các test Cử giật, Cử đầy lại có nhịp tăng trưởng thấp (tương ứng là
2.09% và 1.84%). Qua so sánh kết quả kiểm tra trước và sau 3 tháng thực
nghiệm cho thấy, cũng chỉ ở 2/6 test là Giật cao và Mượn lực đẩy thể hiện
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng và ban đầu
(với p < 0.05). 04 test còn lại là Cử giật, Cử đẩy, Gánh trước và Kéo rộng
mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ số trung bình song sự khác biệt vẫn chưa
có ý nghĩa thống kê.


18

Kết quả trên cho thấy, sau 3 tháng huấn luyện các bài tập mà đề tài
lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển sức mạnh của VĐV,

song do thời gian thực nghiệm còn ngắn nên chưa thể hiện rõ tính hiệu
quả.
Kết quả kiểm tra sau 6 tháng thực nghiệm
Sau 6 tháng thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra đối tượng
nghiên cứu bằng các test đã lựa chọn, kết quả được trình bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24. So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 6 tháng thực
nghiệm (nA = nB = 10)
TT

Test

I
1.
2.
3.
4.

Hình thái
Rộng vai (cm)
Chu vi lồng ngực (cm)
Chu vi vịng hơng (cm)
Chu vi vòng đùi (cm)
Chu vi vòng cánh tay
(cm)
Sức mạnh chung
Lực đạp chân (kg)
Lực kéo cơ lưng (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Bật với bảng (cm)

Sức mạnh chuyên môn
Cử giật (kg)
Cử đẩy (kg)
Giật cao (kg)
Mượn lực đẩy (kg)
Gánh trước (kg)
Kéo rộng (kg)

5.
II
6.
7.
8.
9.
10.
III
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Ban đầu

Sau 6 tháng

W
(%)


t

P

41.9±2.23
90.9±2.13
92.1±2.08
54.30±0.92

43.8±2.2
93.7±2.21
94.7±2.06
58±1.65

4.43
3.03
2.78
6.59

1.916
2.881
2.811
6.195

>0.05
<0.05
<0.05
<0.05

30.05±1.26


32.5±1.11

7.83

4.628 <0.05

170.3±13.79
154.4±15.47
4.75±0.17
2.451±0.06
45.8±4.32

186.3±13.42
171.4±16.63
4.52±0.12
2.541±0.06
53.2±4.78

8.97
10.44
4.96
3.61
14.95

2.630
2.366
3.446
3.218
3.634


<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05

85.1±6.47
113.1±9.1
71.3±5.89
81.3±6.67
151±9.37
145.2±9.57

91.9±6.87
121.2±8
81.5±6.45
91.4±6.9
159.8±10
155.6±8.17

7.68
6.91
13.35
11.70
5.66
6.91

2.078
2.115

3.693
3.329
2.031
2.615

>0.05
>0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05

Từ bảng 3.24 cho thấy: Nhịp tăng trưởng của các test, chỉ số giữa 2
thời điểm sau 6 tháng và ban đầu thể hiện rất tích cực, sau 6 tháng thực
nghiệm, nhịp tăng trưởng của các test, chỉ số đạt từ 2.78% (ở chỉ số Chu vi
vịng hơng) đến 14.95% (ở test Bật với bảng).
Qua so sánh kết quả kiểm tra giữa 2 thời điểm cho thấy:
Về hình thái: có 04/5 chỉ số là Chu vi lồng ngực (cm), Chu vi vịng
hơng (cm), Chu vi vòng đùi (cm) và Chu vi vòng cánh tay (cm) thể hiện sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 6 tháng và ban đầu (với


19

p < 0.05). 01 chỉ số còn lại, mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ số trung bình
song vẫn sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.
Ở các test sức mạnh chung: cả 05/5 test là Lực đạp chân (kg); Lực
kéo cơ lưng (kg); Chạy 30m XPC, Bật xa tại chỗ (cm) và Bật với bảng
(cm) đều thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 6
tháng và ban đầu (với p < 0.05).

Ở các test sức mạnh chun mơn: có 4/6 test là Giật cao (kg), Mượn
lực đẩy (kg), Gánh trước (kg) và Kéo rộng (kg) thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 6 tháng và ban đầu (với p < 0.05). 02
test còn lại là Cử giật (kg) và cử đẩy (kg) mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ
số trung bình song vẫn sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, sau 6 tháng huấn luyện các bài tập mà đề tài lựa chọn đã
thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển sức mạnh của VĐV, song do thời
gian thực nghiệm còn ngắn nên chưa thể hiện rõ tính hiệu quả.
Kết quả kiểm tra sau 12 tháng thực nghiệm
Sau 12 tháng thực nghiệm, đề tài đã tiến hành kiểm tra đối tượng
nghiên cứu bằng các test đã lựa chọn, kết quả như trình bày tại bảng 3.27.
Bảng 3.27. So sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và sau 12 tháng
thực nghiệm (nA = nB = 10)
TT

Test

I
1.
2.
3.
4.
5.
II
6.
7.
8.
9.
10.
IV

11.
12.
13.
14.
15.
16.

Hình thái
Rộng vai (cm)
Chu vi lồng ngực (cm)
Chu vi vịng hơng (cm)
Chu vi vòng đùi (cm)
Chu vi vòng cánh tay (cm)
Sức mạnh chung
Lực đạp chân (kg)
Lực kéo cơ lưng (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (m)
Bật với bảng (cm)
Sức mạnh chuyên môn
Cử giật (kg)
Cử đẩy (kg)
Giật cao (kg)
Mượn lực đẩy (kg)
Gánh trước (kg)
Kéo rộng (kg)

Sau 6 tháng

Sau 12 tháng


W
(%)

t

P

43.8±2.2
93.7±2.21
94.7±2.06
58±1.65
32.5±1.11

45.3±2.06
95.3±2.06
96.5±2.22
58.95±1.77
33.45±1.3

3.37
1.69
1.88
1.62
2.88

1.574
1.674
1.879
1.241

1.760

>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05

186.3±13.42
171.4±16.63
4.52±0.12
2.541±0.06
53.2±4.78

210.5±11.72
190.8±15.3
4.19±0.16
2.616±0.09
59.3±5.21

12.20
10.71
7.58
2.91
10.84

4.295
2.714
5.182
2.192

2.729

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05

91.9±6.87
121.2±8
81.5±6.45
91.4±6.9
159.8±10
155.6±8.17

100.8±10.37
131.7±8.41
89.6±9.29
102.2±11.17
169.3±10.7
164.8±6.44

9.24
8.30
9.47
11.16
5.77
5.74

2.263

2.862
2.265
2.601
2.044
2.797

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


20

Từ bảng 3.27 cho thấy:
Ở các chỉ số hình thái: cả 05/5 chỉ số mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ
số trung bình song sự khác biệt là khơng có ý thống kê.
Ở các test sức mạnh chung: cả 05/5 test là Lực đạp chân (kg); Lực
kéo cơ lưng (kg) Chạy 30m XPC, Bật xa tại chỗ và Bật với bảng đều thể
hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 6 tháng và sau
12 tháng (với p < 0.05).
Ở các test sức mạnh chuyên môn: cả 6/6 test là Cử giật, Cử đẩy, Giật
cao, Mượn lực đẩy, Gánh trước và Kéo rộng thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 6 tháng và sau 12 tháng (với p <
0.05).
Kết quả trên cho thấy, sau 12 tháng huấn luyện các bài tập mà đề tài
lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển sức mạnh của VĐV.
So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực nghiệm:

Luận án đã tiến hành so sánh xếp loại sức mạnh của đối tượng tham
gia thực nghiệm giữa 2 thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.28.
Bảng 3.28. So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực
nghiệm
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
(n = 10)
(n = 10)
TT
Xếp loại
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Tốt
1
10.00
6
60.00
2
Khá
2
20.00
3
30.00
3
Trung bình
3

30.00
1
10.00
4
Yếu
4
40.00
0
0
5
Kém
0
0
0
0
2
χ
8.27
Từ bảng 3.28 cho thấy, tỷ lệ VĐV xếp loại sức mạnh tốt và khá đã
tăng lên nhiều so với thời điểm trước thực nghiệm; ngược lại, tỷ lệ VĐV
xếp loại Yếu đã giảm mạnh. Qua so sánh bằng chỉ số χ2 cho thấy, có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả xếp loại sức mạnh của đối tượng
tham gia thực nghiệm giữa 2 thời điểm kết thúc thực nghiệm và ban đầu.
3.3.2.2. Diễn biến đặc điểm cấu trúc thành phần cơ thể của VĐV
trong các giai đoạn kiểm tra.


21

Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập tới sự phát triển cơ thể của

VĐV, luận án đã tiến hành phân tích cấu trúc thành phần cơ thể ở các thời
kỳ huấn luyện trong quá trình thực nghiệm. Kết quả cho thấy: diễn biến
đặc điểm cấu trúc thành phần cơ thể của các VĐV diễn ra theo xu hướng
tích cực, phù hợp với đặc điểm và sự phát triển trình độ của VĐV.
Thành tích của các VĐV tham gia thực nghiệm:
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã lựa
chọn, ứng dụng, chúng tơi đã tiến hành thống kê thành tích của các VĐV
tham gia thực nghiệm ở năm 2015 và các năm tiếp theo, kết quả như sau:
Sau một năm thực nghiệm thành tích của các VĐV đạt được:
Giải thanh thiếu niên: 3 HCV
Giải trẻ quốc gia: 6 HCV, 6 HCB, 6 HCĐ
Giải vô đich quốc gia: 3 HCV, 6 HCB, 3 HCĐ
Từ năm 2015 đến nay: trong 10 VĐV thực nghiện này còn lại 3 VĐV
vẫn đang tập luyện và thi đấu, vì những lý khác nhau năm 2016 có 5 VĐV
nghỉ tập, năm 2018 có thêm 2 VĐV nghỉ tập do chấn thương. Trong 3
VĐV còn lại đều là VĐV do ban huấn luyện trực tiếp tuyển chọn và đào
tạo ban đầu từ khi 10 tuổi. Thành tích đến nay của các VĐV này đạt được
là: Vô địch và kỷ lục quốc gia ở 2 hạng cân thi đấu từ năm 2015 đến nay.
Một VĐV trong tốp 3 vô địch quốc gia; Seagame: Năm 2017: 1
HCV, kỷ lục Seagame, 1HCĐ. Năm 2019: 1 HCB; Vô địch châu Á: Năm
2016: 1 HCV, 1 HCB. Năm 2017: 2 HCB, 1 HCĐ; Indorgame năm 2017:
1 HCB; Vô địch thế giới năm 2017: 1 HCV; Asiad năm 2018: 1 HCB.
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức
mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia
3.3.3.1. Về tổ chức thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn
Có rất nhiều loại thực nghiệm sư phạm nhưng ở đề tài này sử dụng
phương pháp thực nghiệm tự đối chiếu, có nghĩa là được thực hiện cùng lúc
trên 1 nhóm đối tượng có lứa tuổi, thâm niên tập luyện, trình độ tương
đương được áp dụng 53 bài tập mà đề tài lựa chọn.
Quá trình thực nghiệm sư phạm được tổ chức khoa học, đảm bảo thời

gian, đúng với kế hoạch huấn luyện năm và đối tượng tham gia thực
nghiệm có trình độ, thâm niên đồng nhất, cho phép nhận định sẽ thu được
các kết quả kiểm tra đảm bảo độ tin cậy cần thiết.


22

3.3.3.2. Vể hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn
Qua kết quả nghiên cứu bảng 3.22 cho thấy: Ở các chỉ số hình thái:
Các chỉ số kiểm tra đều có sự tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm, nhịp
độ tăng trưởng đạt từ 1.40 – 5.34%, trong đó nhịp tăng trưởng mạnh nhất
là các chỉ số Chu vi vòng cánh tay (cm) và Chu vi vòng đùi (cm) và thấp
nhất là các chỉ số: Chu vi vịng hơng (1.40%), Chu vi lồng ngực (1.74%).
Qua so sánh kết quả kiểm tra trước và sau 3 tháng thực nghiệm cho
thấy, chỉ có 02/5 chỉ số hình thái là Chu vi vịng đùi và Chu vi vòng cánh
tay thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng
và ban đầu (với p < 0.05). 03 chỉ số cịn lại, mặc dù có sự tăng trưởng về
chỉ số trung bình song vẫn sự khác biệt vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.
Ở các test sức mạnh chung: Các test sức mạnh chung có sự tăng
trưởng mạnh hơn so với các chỉ số hình thái sau 3 tháng thực nghiệm, cụ
thể, nhịp độ tăng trưởng cao nhất là test Bật với bảng đạt 10.35% và thấp
nhất là test Chạy 30m XPC, đạt 1.48%.
Qua so sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau 3 tháng thực
nghiệm cho thấy, các ở test Bật với bảng mới thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (với p < 0.05); 04 test còn lại là Lực đạp chân, Lực kéo cơ
lưng; Chạy 30m XPC và Bật xa tại chỗ chưa dẫn tới sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng và ban đầu (với p > 0.05).
Ở các test sức mạnh chuyên mơn: Các test sức mạnh chun mơn có
nhịp độ tăng trưởng không đồng đều, các test Giật cao, Mượn lực đẩy có
sự tăng trưởng mạnh (nhịp độ tăng trưởng tương ứng là 9.49% và 7.69%),

song các test Cử giật, Cử đầy lại có nhịp tăng trưởng thấp (tương ứng là
2.09% và 1.84%).
Qua so sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau 3 tháng thực
nghiệm cho thấy, cũng chỉ ở 2/6 test là Giật cao và Mượn lực đẩy thể hiện
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm sau 3 tháng và ban đầu
(với p < 0.05). 04 test còn lại là Cử giật, Cử đẩy, Gánh trước và Kéo rộng
mặc dù có sự tăng trưởng về chỉ số trung bình song sự khác biệt vẫn chưa
có ý nghĩa thống kê.
Kết quả trên cho thấy, sau 3 tháng huấn luyện các bài tập mà đề tài lựa
chọn đã thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển sức mạnh của VĐV, song
do thời gian thực nghiệm cịn ngắn nên chưa thể hiện rõ tính hiệu quả.
Quá trình thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn
diễn ra trong thời gian 12 tháng, kết quả cho thấy:


23

Sự phát triển các chỉ số hình thái và thể lực của đối tượng tham gia
thực nghiệm đều diễn ra mạnh trong suốt q trình thực nghiệm, trong đó,
nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số này ở 6 tháng đầu cao hơn so với 6
tháng cuối.
So sánh kết quả kiểm tra hình thái và sức mạnh của đối tượng thực
nghiệm ở thời điểm sau 12 tháng với sau 6 tháng đã cho thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Để làm rõ hơn hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn, luận án đã so
sánh tỷ lệ xếp loại sức mạnh của đối tượng tham gia thực nghiệm thông qua
kết quả kiểm tra và tiêu chuẩn đã xây dựng. Kết quả cho thấy, sau 12 tháng
thực nghiệm, ứng dụng các bài tập đã lựa chọn, xếp loại sức mạnh của đối
tượng thực nghiệm đã tăng mạnh ở loại tốt và khá, đồng thời, tỷ lệ VĐV
xếp loại sức mạnh yếu đã giảm mạnh. Sự khác biệt của kết quả xếp loại sức

mạnh sau và trước thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê, với p < 0.05.
Bên cạnh đó, qua các giải đấu trong các năm 2014 và 2015, nhiều
VĐV lứa tuổi 15 – 16 trong nhóm thực nghiệm đã giành được huy chương
các loại tại giải thanh thiếu niên và giải trẻ toàn quốc.
Các kết quả trên cho thấy hiệu quả của các bài tập mà luận án lựa
chọn tới sự phát triển sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội
tuyển trẻ quốc gia.
3.3.3.3. Về cấu trúc thành phần cơ thể VĐV ở các thời kỳ huấn luyện
Số lượng VĐV cử tạ nam có sự thay đổi sức mạnh cơ bắp từ mức
bình thường sang mức phát triển cơ bắp theo hướng tăng lên từ chu kỳ
chuẩn bị chung sang chu kỳ chuẩn bị chuyên môn và đạt số lượng lớn nhất
ở thời kỳ thi đấu. Kết quả này cho thấy càng tiến về thời kỳ thi đấu thì các
VĐV cử tạ nam có xu hướng tăng lên về sức mạnh cơ bắp để sẵn sàng thi
đấu đạt thành tích cao nhất kết thúc một chu kỳ huấn luyện trong năm.
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép đi đến những kết
luận sau:
1. Qua nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 16 test thuộc 3 nhóm:
hình thái (5 test), sức mạnh chung (5 test) và sức mạnh chuyên môn (6
test) sử dụng để đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16
đội tuyển trẻ quốc gia đồng thời xây dựng được tiêu chuẩn phân loại, bảng


×